Tải bản đầy đủ (.pdf) (3 trang)

Nghiên cứu bào chế liposome nifedipin bằng phương pháp hydrat hóa màng film

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (4.15 MB, 3 trang )

BÀI NGHIÊN CỨU

Nghiên cứu bào chế liposome nifedipin
bằng phương pháp hydrat hóa
màng film
Trần Thị Hải Yến, Nguyễn Thu Hà, Phạm Thị Minh Huệ
Trường Đại học Dược Hà Nội

SUMMARY
Nifedipin is a calcium blocker, used in hypertension and angina. But it has lipophylic property, therefore oral formulations of
nifedipin has very low bioavailobility. Liposomes ore small artificial vesicles of sphericoI shape thot can be created from cholesterol
and natural non-toxic phospholipids. Due to its hydrophobic character, liposomes are promising systems fornifedipin delivery. In this
study liposomal nifedipin was prepared by hydration of lipid film with these parameters: evaporation temperature: 40PC, evaporation
time: 18 hours, hydration process: phosphate buffer solution pH 6.5 at 50PC for 3 hours, reducing liposomal size: probe sonicotion
with frequency 10000 Hz, interrupted for 15 minutes in control temperature. The contents of phospholipid and evaporation time had
influence on the characteristic ofnifedipin liposome.
Từ khóa: liposome, nifedipin, hydrơthóa màng film

Đặt vấn đề
Ngày nay, với sự phát triển mạnh mẽ của khoa học
kĩ thuật nhiều dạng thuốc mới ra đời. Liposome là
một dạng thuốc tác dụng hướng đích, có triển vọng
tăng sinh khả dụng và giảm độc tính của nhiều dược
chất. Đây là dạng thuốc đang được đầu tư nghiên cứu
phát triển ở trong nước và trên thế giới.
Liposome được cấu thành từ phospholipid và
cholesterol. Cấu tạo của liposome bao gồm một nhân
nước ở giữa và một hoặc nhiều lớp vỏ phospholipid
kép bao quanh, nhờ vậy mà nó phù hợp làm chất
mang cho cả dược chất thân nước hay thân dầu [1 ].
Nifedipin là một dược chất thân dầu, có tác dụng chẹn


kênh calci, được chỉ định trong điểu trị cao huyết áp
và cơn đau thắt ngực. Do nifedipin thực tế không tan
trong nước nên sinh khả dụng của các dạng thuốc
qui ước không cao. Nhiều hướng nghiên cứu được
đặt ra để táng sinh khả dụng của thuốQ trong đó sử
dụng liposome làm chất mang thuốc để tăng hấp
thu qua da hoặc niêm mạc là một hướng đi có triển
vọng, đang được nghiên cứu [2,4]. Trong nghiên cứu
này chúng tôi bước đầu nghiên cứu xây dựng quy
trình bào chế liposome nifedipin bằng phương pháp
hỵdrat hóa màng film.

42 Nghỉên cứu duợcĩhông tỉn th uõ c Số 2/2014

Nguyên liệu và phưomg pháp nghiên cứu
Nguyên liệu
Nifedipin - Đức, phosphatidylcholin đậu nành
(SPC) - Lipoid, Đức; cholesterol (choi), methanol Trung Quốc; cloroform - Labscan, Thái Lan; nước tinh
khiết - Việt Nam.
Máy cất quay Rovapor R-210, bình cẩu đáy tròn
1000 ml - Buchi, Đức; máy đo kích thước tiểu phân
(KTTP) và phân bố KTTP Zetasizer ZS 90 - Malvern,
Anh; máy siêu âm Labsonic - Nhật, máy đo quang phổ
hấp thụ UV-Vis u 1800 - Hitachi, Nhật.
Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp bào chế liposome nifedipin
Liposome nifedipin được bào chế bằng phương
pháp hydrat hóa màng film. SPC, choi và nifedipin
được hòa tan vào cloroform được dung dịch thật,
chuyển vào bình cẩu đáy tròn dung tích 1000 ml, cất

quay nhiệt độ 40°c thu được lớp màng film. Lớp film
lipid được hydrat hóa bằng dung dịch đệm phosphat
pH 6,5 ở nhiệt độ 50°c thu được hỗn dịch liposome
nifedipin thô. Hỗn dịch thu được mang siêu âm ngắt
quãng với tắn số 10000Hz, kết hợp làm lạnh để làm
nhỏ kích thước liposome.


__________________________________A

Phương pháp đánh giá liposome nifedipin
Hình thức
Hỗn dịch liposome nifedipin màu trắng đục mờ,
không lắng cặn
KTTPvàphân bốKTTP: mẫu được pha loãng 100 lần
bằng nước tinh khiết đo KTTP trung bình Z-average
(nm) và phân bố KTTP (PDI-chỉ số đa phân tán) trên
máy zetasizer ZS 90.
Hiệu suất liposome hóa
Để đánh giá hiệu suất liposome hóa, cần thiết
phải loại nifedipin tự do ra khỏi hỗn dịch liposome.
Nifedipin tự do thực tế không tan trong nước do vậy
sẽ tổn tại ở dạng kết tủa trong hỗn dịch, lí tâm hỗn

dịch ở tốc độ 3500 v/ph trong vòng 30 phút, nifedipin
tự do kết tủa xuống đáy ống ly tâm. Lấy phẩn hỗn
dịch liposome phía trên, định lượng nifedipin được
nifedipin liposome hóa.
Hiệu suất liposome hóa nifedipin được tính bằng
công thức sau:

,,
Nifedipin liposome hóa ,
,
H=
'' "T ,
"
X 100 (%
Nifedipin toàn phần
Nifedipin toàn phẩn: lượng nifedipin trong hỗn
dịch liposome trước khi lí tâm.
Nifedipin liposome hóa: lượng nifedipin trong hỗn
dịch liposome sau khi li tâm.

Kết quả nghiên cứu
Ảnh hưởng của tỉ lệ tá dược, dược chất tới một số đặc tính của liposome nifedipin
Các công thức bào chế liposome với tỉ lệ tá dược khác nhau và đặc tính của các mẫu được trình bày ở bảng 1 .
Bảng 1. Ảnh hưởng của tỉ lệ tó dược, dược chất đến các đặc tính của liposome nlfedipin
Công thức

SPC:Chol:Nif(Tỉlệmol)

KTTP trung bình (d.nm)

PDI

Hiệu suất (%)

A611

6


:1 : 1

131,3

0,278

35,7

A621

6

:2 : 1

116,1

0,274

35,1

A631

6:3:1

108,9

0,269

42,3


A801

8

:0 : 1

103,9

0,277

67,6

A811

8

:1 : 1

106,3

0,289

64,1

A821

8

:2 : 1


111,9

0,273

6 6 ,1

A831

8:3:1

109,3

0,269

49,6

Kết quả ở bảng 1 cho thấy KTTP của các mẫu không có sự khác biệt đáng kể nhưng hiệu suất liposome
hóa khác nhau nhiều giữa các mẫu. Cùng một lượng dược chất, tỉ lệ SPC càng tăng thì hiệu suất liposome hóa
càng cao.
Công thức A621 và A821 có KTTP nhỏ, phân bố trong khoảng hẹp, hiệu suất liposome hóa tương đối cao
được lựa chọn để tiếp tục nghiên cứu cải thiện hiệu suất liposome hóa.
Ảnh hưởng của thời gian cất quay
Hai công thức được lựa chọn A621 và A821 được bào chê theo quy trình thay đổi điểu kiện cất quay từ 3 giờ
lên thành 18 giờ, 2 mẫu mới được ký hiệu B621 và B821. Kết quả đánh giá KTTP và hiệu suất liposome hóa sau
bào chế và sau 2 tuần bảo quản trong điểu kiện 2-8°C thể hiện ở bảng 2.
Bổng 2. So sánh ĩhời gian cất quay đén độc tính củoliposomeniíedipin
Mẫu

Thờỉ gian

cất quay (giờ)

KTTP trung bình (d.nm)

PDI

Hiệu suất sau bào
chế(%)

B621

18

61,99

0,254

88,7

8 8 ,2

A621

3

116,1

0,274

35,1


293

B821

18

110,4

0,291

75,4

74,1

A821

3

111,9

0,273

6 6 ,1

58,3

Hiệu suất sau 2 tuấn
(%)


SỐ2/2014 Nghiên Cứu duợclhống tin thuõc 43


BÀI NGHIÊN CỨU *

^

Kết quả ở bảng 2 cho thấy có sự cải thiện hiệu
suất liposome hóa đáng kể khi kéo dài thời gian cất
quay. Ngoài ra, hiệu suất liposome hóa ở những mẫu
cất quay 3 giờ giảm rất nhiểu sau thời gian 2 tuẩn bảo
quản ở 2-8°C, còn những mẫu cất quay 18 giờ không
thay đổi đáng kể.
Bàn luận
vể các công thức bào chế, nifedipin và choi đểu
thân dẩu sẽ nằm trong lớp phospholipid kép của
liposome, do đó sẽ thay đổi nhiệt độ chuyển pha
của phospholipid. Khi tỉ lệ nifedipin và choi lớn
hơn 50 mol% sẽ làm mất nhiệt độ chuyển pha của
phospholipid, khi đó lớp màng film sẽ không thể
bong tróc hết trong quá trình hydrat hóa trở lại [3]. Do
vậy chỉ khảo sát các mẫu có tỉ lệ nifedipin và choi nhỏ
hơn 50 mol%.
Về thời gian cất quay, thông thường sau khi cất
quay khoảng 15 phút ở điều kiện nhiệt độ 40°c, có hút
chân không thì phẩn lớn cloroform đã bay hơi hết để
lại một lớp film mỏng lipid mang dược chất bám lại ở
đáy bình cầu.Tuy nhiên, một lượng nhỏ dung môi vẫn
còn lưu lại bên trong lớp lipid. Lượng dung môi còn sót
lại này không chỉ ảnh hưởng đến hiệu suất liposome

hóa, mà còn ảnh hưởng đến tính ổn định của liposome
cũng nhưgây ra độc tính cho chế phẩm. Để loại hết vết

dung môi cẩn tiếp tục cất quay sau khi lớp film lipid.
Với quy trình cất quay 3 giờ, hiệu suất liposome
hóa cao ở những mẫu có tỉ lệ phospholipid cao (bảng
1). Tuy nhiên khi tăng thời gian cất quay lên 18 giờ để
loại bỏ vết dung môi hữu cơ thì hiệu suất liposome
hóa tăng rất nhiểu ở mẫu có tỉ lệ phospholipid thấp
hơn (bảng 2). Điểu này chứng tỏ vết dung môi hữu
cơ còn lại trong mẫu làm giảm hiệu suất liposome
hóa nhiểu ở mẫu A621 do hòa tan một phần
phospholipid. Khi loại triệt để dung môi hữu cơ thì
lượng phospholipid cẩn thiết để mang dược chất như
ở mẫu B621. Nói cách khác, không cần thiêt phải sử
dụng tỉ lệ phospholipid cao như mẫu B821 để mang
cùng một lượng dược chất. Do vậy, thời gian cất quay
tốt nhất là 18 giờ.
Kết luận
Đã bào chế được liposome nifedipin bằng phương
pháp hydrat hóa film với các thông số được lựa chọn
sau: bốc hơi dung môi trong áp suất giảm ở nhiệt độ
40°c trong 18 giờ, hydrat hóa trở lại màng film bằng
dung dịch đệm phosphat pH 6,5 ở 50°c trong 3 giờ,
siêu âm bằng đầu dò với tẩn số 10000 Hz để làm giảm
KTTP liposome trong 15 phút, ngắt quãng, có làm
lạnh. Tỉ lệ tá dược và thời gian bốc hơi dung môi đểu
ảnh hưởng đến đặc tính của liposome nifedipin.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1.

Bộ Y tế, Trường Đại học Dược Hà Nội - Bộ môn Bào chế (2005), Một số chuyên để về bào chế hiện đại, NXB Y học, Hà Nội.

2.

Kamiya s. et al. (2008), "Preparation and stabilization of nifedipine lipid nanoparticles" Int. J. Pharm.(354), pp. 242-247.

3.

Torchilin V. et al. (2003), Liposomes: A practical approach, OUP Oxford, pp. 27-34.

4.

Vyas s.p. et al.(1995), "Liposome based nasal delivery system of nifedipine: development and characterization", IntJ. Pharm.,pp. 23-30.

5.

Yamaguchi T. et al. (2009), "Effects of frequency and power of ultrasound on the size reduction of liposome” Chem. Phys.Lipids (160),
pp. 58-62.

44 Nghiên cứuduợcĩhõng tin th uõ c i SÕ2/2014



×