Tải bản đầy đủ (.docx) (42 trang)

TÌNH HÌNH HUY ĐỘNG vốn và các HOẠT ĐỘNG DỊCH vụ tại NGÂN HÀNG TMCP sài gòn hà NỘICHI NHÁNH lê CHÂN hải PHÒNG

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (374.71 KB, 42 trang )

MỤC LỤC


DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
SHB
NHTMCP
NHNN
VHĐ
HĐQT
ĐVT
CKH
KKH
DN
TNHH
ĐHĐCĐ

Ngân hàng TMCP Sài Gòn- Hà Nội
Ngân hàng thương mại cổ phần
Ngân hàng nhà nước
Vốn huy động
Hội đồng quản trị
Đơn vị tính
Có kì hạn
Không kì hạn
Doanh nghiệp
Trách nhiệm hữu hạn
Đại hội đồng cổ đông


DANH MỤC BẢNG BIỂU
Sơ đồ 1


Bảng 1

Cơ cấu tổ chức bộ máy Chi nhánh Lê Chân- Hải Phòng
Huy động vốn giai đoạn 2012-2014

Bảng 2
Bảng 3
Biểu đồ 1

Kết quả thu phí dịch vụ trong giai đoạn 2012 – 2014
Kết quả hoạt động kinh doanh năm 2012 – 2014
Cơ cấu huy động theo kỳ hạn

Biểu đồ 2

Cơ cấu huy động theo loại tiền

Biểu đồ 3
Biểu đồ 4

Tổng dư nợ và tăng trưởng dư nợ tín dụng giai đoạn 2012-2014
Hoạt động cho vay năm 2014


LỜI MỞ ĐẦU
Mục tiêu mà Đảng và Nhà nước ta đặt ra hiện nay là tích cực đẩy mạnh quá
trình công nghiệp hóa- hiện đại hóa đất nước. Để thực hiện được mục tiêu này thì
vốn là một trong những yếu tố rất quan trọng, vốn là tiền đề cho sự tăng trưởng
kinh tế hay nói cách khác mức tăng trưởng kinh tế phụ thuộc vào quy mô và hiệu
quả vốn đầu tư. Thực tế, trong nền kinh tế cạnh tranh hiện nay, có rất nhiều chủ

thể, thông qua các con đường khác nhau có khả năng cung cấp vốn, đáp ứng nhu
cầu về vốn. Tuy nhiên, một điều không thể phủ nhận được là huy động vốn qua các
trung gian tài chính- Ngân hàng thương mại làkênh quan trọng nhất, có hiệu quả
nhất.
Sau thời gian được học tập và nghiên cứu tại trường đại học, mỗi sinh viên
đều được trang bị những kiến thức khá đầy đủ và cần thiết về lĩnh vực nghiên cứu.
Được sự cho phép của Nhà trường, Ban lãnh đạo Ngân hàng TMCP Sài Gòn- Hà
Nội chi nhánh Lê Chân- Hải Phòng, qua một thời gian thực tập, nghiên cứu, tìm
hiểu và quan sát nhiều hoạt động của các phòng ban, cùng sự giúp đỡ, chỉ bảo của
cô Nguyễn Thị Ngọc Anh cũng như các cán bộ nhân viên thuộc Ngân hàng TMCP
Sài Gòn- Hà Nội , em đã hoàn thành bài báo cáonày.
Bài báo cáo gồm 3 phần chính như sau:
Phần I: Khái quát về Ngân hàng TMCP Sài Gòn-Hà Nội-Chi nhánh Lê ChânHải Phòng.
Phần II: Tình hình hoạt động của Ngân hàng TMCP Sài Gòn- Hà Nội-Chi
nhánh Lê Chân- Hải Phòng.
Phần III: Tình hình huy động vốn và các hoạt động dịch vụ tại Ngân hàng
TMCP Sài Gòn- Hà Nội - Chi nhánh Lê Chân- Hải Phòng.
Vì còn rất hạn chế về kiến thức cũng như những kinh nghiệm thực tế nên bài
báo cáo này không thể tránh khỏi còn nhiều thiếu sót. Rất mong nhận được sự góp
ý, nhận xét của các thầy cô để em có thể hoàn thiện về kiến thức, làm tiền đề để
viết Luận văn đạt kết quả cao.
Em xin chân thành cảm ơn!


PHẦN I
KHÁI QUÁT VỀ NGÂN HÀNG TMCP SÀI GÒN- HÀ NỘI
CHI NHÁNH LÊ CHÂN- HẢI PHÒNG
1.1 Quá trình hình thành và phát triển của Ngân hàng
Ngân hàng TMCP Sài Gòn – (SHB) được thành lập theo các Quyết định số
214/QÐ-NH5 ngày 13/11/1993; Quyết định số 93/QÐ-NHNN ngày 20/1/2006 và

số 1764/QÐ-NHNN ngày 11/9/2006. Trải qua gần 21 năm xây dựng và phát triển,
SHB tự hào là một trong những ngân hàng thương mại có tốc độ phát triển mạnh
mẽ qua từng năm, gặt hái nhiều thành công rực rỡ nhờ chiến lược phát triển toàn
diện song hành với mục tiêu phát triển vì lợi ích của cộng đồng. Với tôn chỉ hoạt
động “Đối tác tin cậy, Giải pháp phù hợp” và chiến lược kinh doanh luôn đổi mới
nhằm mang lại giá trị lợi ích cho khách hàng và sự thịnh vượng cho các cổ đôngnhà đầu tư, SHB luôn làm hài lòng khách hàng và đối tác với những sản phẩm,
dịch vụ ngân hàng đồng bộ, tiện ích, chất lượng và cạnh tranh với phong cách phục
vụ chuyên nghiệp.
Sau khi nhận sáp nhập thành công Ngân hàng TMCP Nhà(Habubank), tính
đến 31/12/2014, SHB trở thành một định chế tài chính có quy mô lớn của Việt
Nam với tổng tài sản đạt gần 170.000 tỷ đồng, vốn điều lệ gần 9.000 tỷ đồng, hơn
2 triệu khách hàng tổ chức và cá nhân, trên 5.000 cán bộ nhân viên toàn hệ thống,
mạng lưới kinh doanh rộng lớn với gần 400 chi nhánh và phòng giao dịch trải dài
trên cả nước và 03 chi nhánh tại Lào,Campuchia. Với những nỗ lực không ngừng
suốt chặng đường 21 năm qua, SHB đã được Đảng, Nhà nước và các tổ chức quốc
tế trao tặng nhiều bằng khen, giải thưởng cao quý trong và ngoài nước cho những
thành tích xuất sắc của tập thể và cá nhân. Tiêu biểu trong số đó, nhân kỉ niệm 20
năm thành lập ngân hàng, SHB đã vinh dự đón nhận Huân chương lao động hạng
Nhì của Chủ tịch nước CHXHCN Việt Nam trao tặng.
Với những thành tích đã đạt được, SHB vinh dự nằm trong Top 5 Ngân hàng
thương mại lớn nhất Việt Nam, phấn đấu trở thành Ngân hàng bán lẻ hiện đại, đa
năng hàng đầu Việt Nam, đến năm 2020 trở thành Tập đoàn tài chính mạnh theo


chuẩn quốc tế.
Theo các quy định mới của Ngân hàng Nhà nước(NHNN) Việt Nam và Luật
các tổ chức tín dụng, thực hiện theo nghị quyết của Hội đồng quản trị, Sở giao dịch
thuộc Ngân hàng TMCP Sài Gòn- Hà Nội chi nhánh Lê Chân- Hải Phòng chính
thức được thành lập.
1.2 Chức năng, nhiệm vụ của Chi nhánh Lê Chân- Hải Phòng

1.2.1 Chức năng
Với vai trò là một chi nhánh đầu mối của khu vực, SHBLê Chân- Hải Phòng
vừa thực hiện chức năng kinh doanh, theo chỉ tiêu được HĐQT đề ra vừa thực hiện
chức năng giám sát đối với các chi nhánh và phòng giao dịch khác trên địa bàn các
tỉnh phía Bắc. SHB chi nhánh Lê Chân- Hải Phòng cung cấp các dịch vụ.
1.2.1.1 Huy động vốn
Huy động vốn ngắn hạn, trung hạn, dài hạn dưới các hình thức:
-Nhận tiền gửi không kỳ hạn và có kỳ hạn, chứng chỉ tiền gửi của cá nhân tổ chức
kinh tế trong và ngoài nước, tổ chức nước ngoài đặt tại Việt Nam các tổ chức chính
trị xã hội khác bằng đồng nội tệ và ngoại tệ theo quy định của SHB.
- Nhận tiền gửi tiết kiệm với nhiều hình thức phong phú và hấp dẫn. Tiết kiệm
không kỳ hạn và có kỳ hạn bằng VNĐ và ngoại tệ, Tiết kiệm dự thưởng, tích
lũy…..
-Tiếp nhận vốn đầu tư và phát triển, nhận vốn ủy thác của các tổ chức trong nước.
-Vay vốn của các tổ chức tín dụng khác theo ủy quyền của giám đốc.
1.2.1.2 Cho vay, đầu tư
Thực hiện các nhiệm vụ kinh doanh tiền tệ như:
- Cấp tín dụng cho các thể nhân , tổ chức dưới các hình thức cho vay.
- Chiết khấu bộ chứng từ hàng xuất, thương phiếu và các giấy tờ có giá.
- Bảo lãnh và cấp hình thức tín dụng khác theo quy định của SHB và NHNN.
1.2.1.3 Ngân quỹ
- Kinh doanh ngoại tệ và vàng bạc bao gồm: thu đổi ngoại tệ, mua bán ngoại tệ với
khách hàng và các tổ chức tín dụng khác, kinh doanh vàng bạc theo quy định của


SHB và ngân hàng nhà nước.
- Mua bán ngoại tệ với khách hàng và các tổ chức tín dụng khác.
1.2.1.4 Bảo lãnh
- Bảo lãnh, tái bảo lãnh (trong nước và quốc tế); bảo lãnh dự thầu, bảo lãnh thực
hiện hợp đồng, bảo lãnh thanh toán.

1.2.1.5 Thanh toán
- Thực hiện các nghiệp vụ thanh toán và ngân quỹ cho khách hàng.
- Thực hiện các dịch vụ thanh toán quốc tế (riêng việc chuyển tiền ra nước ngoài sẽ
được thực hiện ở trụ sở chính).
1.2.1.6 Thẻ và ngân hàng điện tử
- Phát hành và thanh toán thẻ tín dụng nội địa, thẻ tín dụng quốc tế.
- Dịch vụ thẻ ATM, thẻ tiền mặt.
1.2.2 Nhiệm vụ
-Tiếp thị, xúc tiến thương mại. Để mở rộng phạm vi hoạt động trên địa bàn và các
tỉnh phía Bắc, SHB Lê Chân- Hải Phòngliên tục tìm kiếm các cơ hội để mở rộng
khách hàng, thường xuyên thu thập thông tin về thị trường vốn tại khu vực kể cả
việc đầu tư vào các giấy tờ có giá nhằm tư vấn cho giám đốc kế hoạch hoạt động
và đầu tư vốn.
- Xem xét, đánh giá và đề xuất chiến lược phát triển thị trường thành phố trong
từng giai đoạn cụ thể và đánh giá nhu cầu thiết thực của khách hàng để đề xuất cho
giám đốc kế hoạch thành lập, mở rộng, thay đổi hay chấm dứt hoạt động của các
đơn vị trên địa bàn .
- Tham mưu cho giám đốc trong việc phát triển mạng lưới chi nhánh ra các tỉnh
thành lân cận.
- Chịu trách nhiệm quản lý, điều hành các đơn vị trực thuộc đảm bảo thực hiện
đúng yêu cầu nhiệm vụ được giao.
Giám đốc chi nhánh
Phòng giao dịch trực thuộc
Phòng Kinh doanh (KHCN-KHDN)


1.3 Cơ cấu tổ chức của Ngân hàng SHB-Chi nhánh Lê Chân- Hải Phòng
1.3.1 Cơ cấu bộ máy tổ chức
SHB
Dịch

vụChi
kháchnhánh
hàng

Lê Chân- Hải Phòng hoạt động theo sơ đồ tổ chức như sau:

Vận hành

Sơ đồ 1: Cơ cấu tổ chức bộ máy Chi nhánh Lê Chân- Hải Phòng
Nguồn phòng kế hoạch tổng hợp
Theo đó giám đốc chi nhánh là người đứng đầu chịu toàn bộ trách nhiệm về
hoạt động của chi nhánh trước ban giám đốc và hội đồng quản trị của SHB, chịu
trách nhiệm chỉ đạo các phòng ban và đơn vị trực thuộc hoàn thành các kế hoạch
kinh doanh theo đúng chiếm lược đã đề ra. Giám đốc chi nhánh do chủ tịch HĐQT
SHB bổ nhiệm, miễn nhiệm hay bãi nhiệm.
Các phòng ban trực thuộc chịu trách nhiệm thực hiện các công việc hàng ngày theo
đúng chuyên môn, nghiệp vụ theo các quy tắc làm việc của SHB và theo sự chỉ đạo
của giám đốc. Trong số đó, phòng kinh doanh đóng vai trò quan trọng, là nơi thực
hiện mọi kế hoạch kinh doanh của chi nhánh, từ các hoạt động tín dụng cho tới các
hoạt động thanh toán quốc tế( nghiệp vụ L/C) và kinh doanh ngoại tệ. Các phòng
ban khác có trách nhiệm hỗ trợ cho công việc kinh doanh chung của cả chi nhánh
và đảm bảo mọi hoạt động được thông suốt.


1.3.2 Chức năng và nhiệm vụ các phòng ban tại chi nhánh
1.3.2.1 Ban lãnh đạo
- Giám đốc chi nhánh điều hành mọi hoạt động của Ban giám đốc, Giám đốc chi
nhánh thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của mình theo quy định của pháp luật và
ngân hàng cấp trên và chịu trách nhiệm về mọi hoạt động kinh doanh của chi
nhánh.

- Ngoài ra trong Ban lãnh đạo Chi nhánh có các trưởng phòng,ban, phó phòng, ban
do Tổng giám đốc quyết định bổ nhiệm, với quyền hạn do Giám đốc chi nhánh Lê
Chân- Hải Phòng quyết định dựa trên qui định của SHB.
1.3.2.2 Các Phòng ban
a/ Phòng kinh doanh
-Trực tiếp thực hiện nghiệp vụ tín dụng theo phạm vi phân công đúng pháp quy và
các quy trình tín dụng: tiếp thị, tìm kiếm khách hàng, dự án, giới thiệu sản phẩm,
phân tích thông tin, nhận hồ sơ, xem xét quyết định cho vay, bảo lãnh, hoàn thiện
hồ sơ giải ngân và quản lý giải ngân, quản lý kiểm tra sử dụng các khoản vay, theo
dõi thu đủ nợ, thu đủ lãi, đến khi tất toán hợp đồng tín dụng với mỗi khách hàng.
-Thực hiện chiết khấu cho vay cầm cố chứng từ có giá.
-Chịu trách nhiệm marketing tín dụng, tư vấn cho khách hàng sử dụng sản phẩm
tín dụng, danh mục về các vấn đề liên quan.
-Quản lý hồ sơ tín dụng theo quy định tổng hợp phân tích, quản lý thông tin và lập
các báo cáo về công tác tín dụng. Thực hiện yêu cầu quản lý tín dụng, rủi ro tín
dụng của Chi nhánh theo quy định.
b/ Phòng giao dich trực thuộc
-Tổ chức và điều hành tài sản nợ, tài sản có bằng tiền của chi nhánh để đảm bảo
kinh doanh có hiệu quả, an toàn đúng pháp luật.
-Đảm bảo cân đối nguồn vốn và sử dụng vốn an toàn, tích cực, bảo đảm khả năng
thanh toán, tránh rủi ro kỳ hạn, rủi ro lãi suất, các loại rủi ro nguồn vốn khác.
-Chủ trì xây dựng các quy trình nghiệp vụ trong công tác điều hành nguồn vốn,
tham gia xây dựng quy trình các hoạt động nghiệp vụ khác.
-Thực hiện cân đối nguồn vốn và sử dụng vốn, thực hiện trích quỹ bảo lãnh, quỹ


dự phòng rủi ro tín dụng theo quy định của NHNN và SHB.
c/ Phòng dịch vụ khách hàng
-Thực hiện các dịch vụ như dịch vụ chuyển tiền, thanh toán thẻ, thu đổi ngoại tệ,
thu đổi tiền mặt, ngân quỹ.

-Thực hiện các dịch vụ thanh toán quốc tế tại chi nhánh, riêng việc chuyển tiền ra
nước ngoài sẽ được thực hiện tại trụ sở chính của SHB.
-Dịch thuật các chứng từ, tài liệu có liên quan đến lĩnh vực thanh toán quốc tế cho
ngân hàng và khách hàng.
d/ Phòng vận hành
-Thực hiện công tác hành chính quản trị.
-Thực hiện các mặt tổ chức cán bộ,quản lý lao động,chính sách tiền lương, thưởng,
bảo hiểm.
-Tham gia đào tạo cán bộ, huấn luyện, nâng cao tay nghề cho cán bộ công nhân
viên, thực hiện công tác thi đua, khen thưởng, kỉ luật…
-Tham gia thực hiện phát triển cơ sở vật chất kỹ thuật, thực hiện công tác
hành chính,quản trị, bảo vệ, hậu cần, phục vụ các mặt hoạt động của chi
nhánh.
-Thực hiện quản lý hồ sơ nhân sự.
-Theo dõi công tác thanh tra, kiểm tra, giải quyết các khiếu tố, khiếu nại.
-Thực hiện công tác an ninh, bảo vệ chính trị nội bộ.
Các bộ phận trong Chi nhánh Lê Chân- Hải Phòng Ngân hàng TMCP Sài Gòn- Hà
Nội hoạt động trong mối quan hệ chặt chẽ, gắn bó. Ban giám đốc bao gồm những
người có kinh nghiệm, trình độ chuyên môn cao, thực hiện đúng chức trách, nhiệm
vụ của mình, có thể điều hành cũng như quản lý các hoạt động của ngân hàng thích
ứng tốt với những biến động của thị trường.
Khối tín dụng, dịch vụ khách hàng, khối các đơn vị trực thuộc là các bộ phận trực
tiếp tạo ra thu nhập, thông qua việc tiến hành các nghiệp vụ huy động và cho vay,


trao đổi mua bán ngoại tệ, cung cấp những sản phẩm dịch vụ ngân hàng tới
các khách hàng.
Như vậy, mỗi phòng ban đều làm đúng chức năng, nhiệm vụ của mình và phối hợp
với nhau từ việc quản lý nhân sự, thông tin, quản lý việc huy động vốn, tài sản,
giao dịch với khách hàng… để đảm bảo hoạt động kinh doanh của chi nhánh.



PHẦN II
TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA NGÂN HÀNG
TMCP SÀI GÒN- HÀ NỘI CHI NHÁNH LÊ CHÂN- HẢI
PHÒNG
2.1 Hoạt động huy động vốn
2.1.1 Số dư huy động vốn
Hoạt động theo mô hình một ngân hàng truyền thống, do vậy hoạt động quan
trọng nhất của SHBChi nhánh Lê Chân- Hải Phòng vẫn là huy động vốn. Ngoài ra,
các hoạt động dịch vụ ngân hàng hiện đại cũng đang đóng góp không nhỏ vào hiệu
quả kinh doanh chung của chi nhánh.
Huy động vốn là hoạt động quan trọng đảm bảo nguồn kinh doanh và các nhu
cầu đầu tư khác, nhất là trong tình hình cạnh tranh nguồn vốn gay gắt giữa các tổ
chức tín dụng với nhau hay với các kênh khác như bất động sản và chứng khoán,
hoạt động này càng được sự quan tâm chú trọng của các ngân hàng thương mại.
Nhận thức được tầm quan trọng đó, SHBChi nhánh Lê Chân- Hải Phòng đã tích
cực triển khai các sản phẩm huy động vốn rất đa dạng và hấp dẫn mà SHB đã tung
ra như “Tiết kiệm siêu lãi suất”, “ Tiết kiệm đa lợi”…và nhiều đợt phát hành các
kỳ phiếu, tín phiếu khác. Có thể thấy rõ tình hình huy động vốn của SHB- Chi
nhánh Lê Chân- Hải Phòng qua bảng sau:
ĐVT: Tỷ đồng
Nguồn huy động
Tiền gửi tiết kiệm
Không kỳ hạn
Có kỳ hạn
Huy động vàng
Vay NHNN
Ký quỹ


Năm 2012

Năm 2013

Năm 2014

245
318

1.370
7.913

2.205
12.127

3496
630

6860
1084

7800
905

125
692
Bảng 1: Huy động vốn giai đoạn 2012-2014

989


Nguồn phòng kế hoạch tổng hợp
Qua bảng số liệu trên, có thể thấy sau 3 năm đi vào hoạt động, hình huy


động vốn của SHB Lê Chân- Hải Phòng đã tăng trưởng khá tốt, mức tăng trưởng
trung bình xấp xỉ 45%, mặc dù năm 2012 và nửa đầu năm 2013 là thời kì khó khăn
đối với hoạt động ngân hàng. Cụ thể, tốc độ tăng trưởng của tiền gửi không kỳ hạn
của năm 2013 so với năm 2012 đạt 62% và năm 2014 so với 2013 đạt 45%. Đối
với tiền gửi có kỳ hạn con số này là 43% và 37,8%. Tuy tốc độ tăng trưởng nhanh
song quy mô còn hạn chế, thêm vào đó chi phí để có được những khoản vốn này
khá cao do cuộc đua lãi suất vào đầu năm 2013. Do đó đây cũng là một sức ép
không nhỏ đối với ban lãnh đạo chi nhánh khi buộc phải tìm được những dự án có
hiệu quả để bù đắp chi phí mà vẫn an toàn thanh khoản. Trong cơ cấu nguồn huy
động, tiền gửi chiếm hơn 90%, vẫn chưa xuất hiện các công cụ nợ khác như kỳ
phiếu, tín phiếu…điều này làm giảm sự chủ động đối với các nguồn vốn, gây thêm
nguy cơ rủi ro thanh khoản. Nguyên nhân của điều này xuất phát từ việc SHB chưa
mở nhiều đợt phát hành kỳ phiếu, trái phiếu nên nhìn chung tỷ trọng của những
khoản vốn này còn khá thấp so với khoản mục tiền gửi, tỷ trọng này sẽ sớm tăng
trong thời gian tới bởi SHB đang có chính sách tăng vốn huy động để phục vụ cho
những dự án sắp đi vào hoạt động. Tuy vậy sự cạnh tanh về vốn vẫn diễn ra khá
gay gắt giữa các ngân hàng, trong khi SHB có thị phần rất nhỏ bé ở khu vực phía
Bắc. Để đảm bảo tốt nguồn huy động ngoài sức hấp dẫn về lãi suất cần quan tâm
đến những chiến lược marketing phù hợp để đảm bảo sự tăng trưởng trong huy
động vốn.


2.1.2 Phân loại huy động vốn
a/ Phân loại VHĐ theo kì hạn
ĐVT: Tỷ đồng


Biểu đồ 1: Cơ cấu huy động theo kỳ hạn
Nguồn phòng kế hoạch tổng hợp
Năm 2014 huy động KKH đạt 2.205 tỷ đồng tăng gần 59.3% so với năm 2013.
Năm 2014 huy động CKH đạt 12.127 tỷ đồng tăng gần 65.3% so với năm 2013.
b/ Phân loại VHĐ theo loại tiền
ĐVT: Tỷ đồng

Biểu đồ 2: Cơ cấu huy động theo loại tiền
Nguồn phòng kế hoạch tổng hợp
Huy động từ khách hàng của SHB đạt 14.332 tỷ đồng,tăng 55% so với năm


2013, cao hơn nhiều so với mứctăng huy động chung của toàn ngành, mức
15,61%. Trongđó tiền gửi không kỳ hạn của khách hàng đạt hơn 2.200tỷ đồng,
chiếm 15% tổng huy động từ khách hàng và tăng69% so với năm 2013. Đây là một
trong những nguồn huy động quan trọng giúp giảm chi phí vốn và gia tăng lợi
nhuậncho Ngân hàng. Huy động bằng ngoại tệ năm 2014 tăng hơn4,7 lần so với
năm 2013, chiếm 14% trong tổng nguồn huyđộng, đây cũng là hoạt động giúp
Ngân hàng tăng giao dịchngoại tệ với các tổ chức tín dụng và khách hàng, tăng thu
phívà đa dạng hóa hoạt động kinh doanh của mình.
2.1.3 Mức đạt kế hoạch qua các năm
Tổng tài sản của SHB cuối năm 2014 đạt 32.088 tỷ đồng, đạt 107% so với kế
hoạch và tăng gấp đôi so với cuối năm 2012. Tổng huy động hơn 28.000 tỷ đồng
đạt 112% kế hoạch, trong đó huy động từ khách hàng là 14.332 tỷ đồng, tăng 55%
so với năm 2013. Tổng dư nợ (bao gồm cả Trái phiếu DN) là 16.365 tỉ đồng, tăng
90% so với năm 2013. Trong đó dư nợ cho vay khách hàng là 11.926 tỉ đồng, tăng
96% so với năm 2013. Chất lượng nợ được cải thiện rõ rệt, tỷ lệ nợ xấu giảm từ
3,66% năm 2014 xuống còn 1,97% tính tới cuối năm 2014. Lợi nhuận trước thuế
đạt 381 tỉ đồng, cao hơn kế hoạch 65 tỉ đồng và tăng gấp 3 lần lợi nhuận năm
2013.

2.1.4 Nhận xét về hoạt động huy động vốn
Năm 2014, SHB đã phát triển các sản phẩm, dịch vụ riêng cho từng phân khúc
khách hàng song song với việc cải tiến nhiều dịch vụ tiện ích, dịch vụ gia tăng;
nâng cao chất lượng dịch vụ cung cấp cho khách hàng; cùng với chính sách linh
hoạt, các chương trình thúc đẩy bán hiệu quả giúp đẩy mạnh huy động từ khách
hàng, đảm bảo tính thanh khoản của Ngân hàng. Tổng huy động hơn 28.000 tỷ
đồng đạt 112% kế hoạch, trong đó huy động từ khách hàng là 14.332 tỷ đồng, tăng
55% so với năm 2013. Tổng dư nợ (bao gồm cả Trái phiếu DN) là 16.365 tỉ đồng,
tăng 90% so với năm 2013.
Từ những kết quả và phân tích trên cho thấy hoạt động huy động vốn của
Ngân hàng TMCP Sài Gòn- Hà Nội Hà Nội tăng trưởng rất tốt. Đây là nền tảng
quan trọng để SHB tiếp tục phát triển trong những năm tới.


2.2 Hoạt động cho vay, đầu tư
2.2.1 Số dư nợ cuối các năm
Cho vay là hoạt động giữ vai trò chủ đạo, đáp ứng nhu cầu vốn cho sản xuất
kinh doanh, dịch vụ, đời sống, các dự án đầu tư và phát triển kinh tế xã hội, các
nhu cầu hợp pháp khác đối với các tổ chức, cá nhân và hộ gia đình dưới các hình
thức dài hạn, trung hạn, ngắn hạn bằng VND và bằng ngoại tệ, phù hợp với quy
định của pháp luật, của NHNN và ủy quyền của Ngân hàng TMCP Sài Gòn- Hà Nội .
Trên quan điểm tín dụng là khâu then chốt, có vai trò quyết định đến mục tiêu
mở rộng thị phần, nâng cao chất lượng hiệu quả kinh doanh và vị thế, uy tín của
Chi nhánh trên địa bàn, Chi nhánh đã đặc biệt nỗ lực trong việc phát triển khách
hàng và tăng trưởng dư nợ tín dụng.
Biểu đồ 3: Tổng dư nợ và tăng trưởng dư nợ tín dụng giai đoạn
2012-2014
Đơn vị: tỷ đồng (cột trái), % (cột phải)

Nguồn: Phòng Kế hoạch tổng hợp

Nhìn biểu đồ, ta có thể thấy được sự tăng trưởng tín dụng qua các năm. Cụ thể
năm 2013 tăng 26,34% so với năm 2012 và năm 2014 tăng 21,73% so với năm
2013. Thực trạng cho vay của SHB Chi nhánh Lê Chân- Hải Phòng được thể hiện
chi tiết trong phụ lục 2.
2.2.2 Phân loại dư nợ


a/ Xét theo đối tượng cho vay
Dư nợ cho vay doanh nghiệp vẫn luôn chiếm tỷ trọng chủ yếu. Cùng với đó thì dư
nợ cho vay cá nhân và hộ gia đình cũng tăng lên đáng kể (từ 782,49 tỷ đồng lên
1.279,11 tỷ đồng năm 2014).
b/ Xét theo thời hạn khoản vay
Cả cho vay ngắn hạn và cho vay trung dài hạn đều có xu hướng tăng và tỷ trọng
của chúng trên tổng dư nợ khá ổn định trong giai đoạn 2012- 2014. Các khoản cho
vay ngắn hạn chiếm tỷ trọng cao (59,35% năm 2014), do với các khoản vay ngắn
hạn, chu kỳ sản xuất ngắn, thời gian thu hồi vốn nhanh vẫn là giải pháp an toàn và
hiệu quả mà các ngân hàng hướng đến.
c/ Xét theo hình thức đảm bảo tiền vay
Dư nợ cho vay bằng VND vẫn chiếm tỷ trọng chủ yếu trọng tổng dư nợ. Dư nợ cho
vay bằng cả VND và ngoại tệ đều có xu hướng tăng lên trong giai đoạn 20122014, đặc biệt trong năm 2013 dư nợ cho vay bằng ngoại tệ tăng mạnh. Nguyên
nhân của sự tăng trưởng này là do trong năm 2013, Chi nhánh đã mở rộng hoạt
động với một số doanh nghiệp trong lĩnh vực xuất nhập khẩu.
2.2.3 Nhận xét về hoạt động cho vay
ĐVT: Tỷ đồng

Biểu đồ 4: Hoạt động cho vay năm 2014
Nguồn phòng kế hoạch tổng hợp
Cùng xu hướng với hoạt động huy động, hoạt động tín dụng cũng đạt được



những bước tăng trưởng đáng kể. Dư nợ cho vay khách hàng đạt 11.926 tỷ đồng,
tăng hơn 5.800 tỉ đồng tương đương với tăng 96% so với năm 2013. Trong đó cho
vay ngắn hạn đạt hơn 8.200 tỷ đồng chiếm 69% tổng dư nợ cho vay khách hàng và
cho vay trung, dài hạn đạt hơn 3.600 tỷ đồng chiếm 31% tổng dư nợ cho vay khách
hàng. Ngân hàng không phải sử dụng vốn ngắn hạn để cho vay trung dài hạn, đây
là yếu tố tích cực giúp Ngân hàng chủ động trong thanh khoản và điều chỉnh được
lãi suất cho vay khách hàng thời theo thị trường. Kết quả hoạt động tín dụng phản
ánh nỗ lực của Ngân hàng trong việc bám sát mục tiêu phát triển bền vững, an
toàn, lành mạnh. Các sản phẩm tín dụng của Ngân hàng rất phong phú và đầy đủ,
tập trung vào khách hàng mục tiêu là các doanh nghiệp vừa và nhỏ, khách hàng cá
nhân có thu nhập trung bình khá trở lên.
Cùng với việc hình thành Khối Pháp chế, Giám sát và Xử lý nợ, công tác giám sát,
đôn đốc và xử lý nợ đã được tăng cường. Tính đến cuối năm 2014, Phòng Xử lý nợ
đã thu hồi được 123 tỷ đồng nợ quá hạn và nợ xấu; bán được hơn 135 tỷ đồng nợ
xấu khó có khả năng thu hồi cho Công ty Quản lý Tài sản của các Tổ chức Tín
dụng Việt Nam (VAMC), giúp Ngân hàng cải thiện được chất lượng tín dụng và
chủ động hơn trong hoạt động xử lý nợ của Ngân hàng. Với những nỗ lực trong
việc xử lý nợ xấu tồn đọng và tăng trưởng tín dụng mới có chất lượng tốt, chất
lượng tín dụng đã được cải thiện rõ rệt, tỷ lệ nợ xấu đã giảm từ 3,66% cuối năm
2013 xuống còn 1,97% vào cuối năm 2014.
2.3 Một số hoạt động khác
2.3.1 Hoạt động thanh toán
Với tư duy đổi mới, sáng tạo, Chi nhánh xác định dịch vụ ngân hàng và các sản
phẩm tiện ích là một lĩnh vực sẽ đem lại nguồn thu nhập lớn cho ngân hàng. Trong
3 năm gần đây công tác dịch vụ và phát triển sản phẩm được Chi nhánh chú trọng
phát triển và đã có sự tăng trưởng mạnh mẽ cả về quy mô và chất lượng.

 Bảng 2: Kết quả thu phí dịch vụ trong giai đoạn 2012– 2014



Đơn vị: Tỷ đồng
Chỉ tiêu
Thu phí từ hoạt động dịch vụ
Hoạt động thanh toán
Hoạt động bảo lãnh
Hoạt động ngân quỹ
Hoạt động đại lý ủy thác
Hoạt động bảo hiểm
Dịch vụ khác

Năm 2012
Năm 2013
Năm 2014
15.56
20.42
31.17
4.87
6.97
9.48
3.12
4.15
6.33
1.78
2.82
4.15
1.25
1.19
2.26
3.39
3.18

5.47
1.15
2.11
3.48
Nguồn: Phòng Kế hoạch tổng hợp

• Về kết quả thu phí dịch vụ: Tổng doanh thu thu phí dịch vụ năm sau luôn cao
hơn năm trước với mức tăng tương ứng là 31,23% và 52,64% năm 2012 và 2013.
Nguyên nhân của sự tăng trưởng này là do nhu cầu thanh toán và sử dụng dịch vụ
bảo hiểm(BIC) của người dân ngày càng tăng đem lại khoản phí từ các dịch vụ này
tương đối lớn.
• Về công tác phát triển khách hàng, sản phẩm mới và chất lượng dịch vụ:
Lượng khách hàng đến giao dịch tại Chi nhánh, sử dụng các tiện ích của ngân
hàng ngày càng nhiều. Ngân hàng đã thực hiện tiếp thị, giới thiệu các sản phẩm,
dịch vụ mới trên địa bàn. Hiện nay ngân hàng đã thực hiện chi trả lương tự động
qua thẻ ATM cho toàn bộ các đơn vị hưởng lương ngân sách trên địa bàn (Huyện
ủy, UBND huyện, Tòa án nhân dân, Viện kiểm sát, Đài phát thanh, Bệnh viện đa
khoa…), các trường THPT, THCS và nhiều doanh nghiệp trên địa bàn. Bên cạnh
đó, Chi nhánh đã triển khai thành công và bước đầu đem lại kết quả các dịch vụ
như: dịch vụ thanh toán hóa đơn, dịch vụ ngân hàng tại nhà Homebanking, dịch vụ
vấn tin tài khoản trên Internet: Direct-banking, BSMS,…
2.3.2 Kinh doanh ngoại hối
Tháng 06/2008 SHB chính thức hoạt động theo mô hình NH TMCP, Hội đồng
quản trị SHB đã chỉ đạo triển khai thực hiện cơ bản hoàn thành Nghị quyết của
ĐHĐCĐ lần thứ nhất một cách nghiêm túc, có chất lượng, hiệu quả.
Chỉ đạo thực hiện đề án tái cơ cấu gắn với đổi mới căn bản về nhận thức, tư
duy, cách làm trên tất cả các mặt hoạt động, từ HĐQT, ban điều hành đến từng cán
bộ nhân viên trên toàn hệ thống phù hợp với mô hình tổ chức và môi trường kinh



doanh. Đổi mới cơ chế tiền lương phù hợp với chuyển đổi mô hình hoạt động sang
NHTMCP đảm bảo tiệm cận với thông lệ thị trường với lộ trình chuyển đổi phù
hợp nhằm ổn định tâm lý- tạo động lực cho người lao động, thu hút nhân tài cho hệ
thống. Chỉ đạo tiếp tục đẩy mạnh công tác cải cách hành chính gắn với rà soát
phân cấp ủy quyền tạo tính chủ động trong quản trị, điều hành trên tất cả các mặt
hoạt động. Tiếp tục chú trọng và nâng cao chất lượng hoạt động đầu tư nước ngoài,
đặc biệt là các địa bàn trọng yếu như Lào, Campuchia, Myanma, Séc, Hồng
Kong.Công tác an sinh xã hội vì cộng đồng tiếp xúc được triển khai đa dạng, có
hiệu quả cả trong và ngoài nước gây tiếng vang trong quảng đại quần chúng và góp
phần tích cực vào việc xây dựng quảng bá hình ảnh thương hiệu vì cộng đồng của
SHB.
2.4 Đánh giá kết quả hoạt động kinh doanh
Sự ra đời của SHB-Chi nhánh Lê Chân- Hải Phòng nhằm hỗ trợ hiệu quả cao
nhất cho các hoạt động sản xuất, kinh doanh của khách hàng. Mặt khác, SHB Chi
nhánh Lê Chân- Hải Phòng có quy mô hoạt động lớn, kinh doanh đa năng, phát
triển mạnh trên địa bàn.
Trong những năm trở lại đây, hoạt động kinh doanh của Chi nhánh đã có
nhiều chuyển biến mạnh mẽ, tích cực. Một số hoạt động kinh doanh như thế chấp,
cầm cố, bảo lãnh, thanh toán quốc tế, dịch vụ khách hàng đang từng bước phát
triển, mở rộng và bước đầu có hiệu quả, khách hàng vay vốn đa dạng phong phú.
Nhờ vậy hoạt động của Chi nhánh đã và đang được củng cố ngày một phát triển,
đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ kinh doanh và góp phần thúc đẩy sự phát triển kinh tế
địa phương.


Bảng 3: Kết quả hoạt động kinh doanh năm 2012 – 2014
Đơn vị: Tỷ đồng

Chỉ tiêu


2012

Tổng thu nhập 486,17
Tổng chi phí
440,43
Chênh lệch thu45,74
chi

2013

2014

541,32
488,65

617,95
545,14

52,67

72,81

So sánh 2013/2012 So sánh 2014/2013
Số tuyệt
Số tuyệt
± (%)
± (%)
đối ±
đối ±
+55,15

+11,34
+76,63 +14,16
+48,22 +10,95 +56,49 +11,56
+6,93

+15,15

+20,14

+38,24

Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh năm 2012 – 2014
• Thu nhập: Qua bảng số liệu trên ta thấy tổng thu nhập tăng đều qua mỗi năm.
Năm 2013, tổng thu nhập đạt 541,32 tỷ đồng, tăng 55,15 tỷ đồng so với năm 2014,
tương ứng mức tăng trưởng 11,34%. Đến năm 2014, con số này đạt 617,95 tỷ
đồng, tăng 14,16% so với năm 2013.
• Chi phí: tổng chi phí có sự dao động là do quy mô hoạt động của Chi nhánh
được mở rộng và nguồn vốn huy động ngày càng tăng. Năm 2013 đạt mức 488,65
tỷ đồng, tăng 48,22 tỷ đồng so với năm 2012, tương ứng mức tăng trưởng 10,95%.
Sang năm 2014, tổng chi phí tăng 11,56% so với năm 2013, đưa chi phí của năm
lên 545,14 tỷ đồng.
• Chênh lệch thu– chi: Trong các năm qua, hiệu quả kinh doanh của Chi nhánh
luôn có xu hướng tăng và đóng góp đáng kể cho kết quả kinh doanh chung của
Ngân hàng TMCP Sài Gòn- Hà Nội. Mặc dù trải qua những khó khăn trong vài
năm suy thoái kinh tế nhưng Chi nhánh vẫn luôn đạt được mức lợi nhuận đáng kể.
Năm 2013, lợi nhuận đạt 52,67 tỷ đồng, tăng 6,93 tỷ đồng so với năm 2012, tương
ứng với mức tăng 15,15%. Đến năm 2014, lợi nhuận tăng 38,24% và đạt 72,81 tỷ
đồng.
Những con số trên đã nói lên phần nào sự nỗ lực của ngân hàng trong quá trình
phát triển hoàn thiện nghiệp vụ kinh doanh, quy mô hoạt động của Chi nhánh đang

được mở rộng, sự tín nhiệm của khách hàng ngày càng tăng lên, hứa hẹn tiềm năng
phát triển lớn của SHB Chi nhánh Lê Chân- Hải Phòng trong tương lai.


PHẦN III
TÌNH HÌNH HUY ĐỘNG VỐN VÀ CÁC HOẠT ĐỘNG DỊCH VỤ
TẠI NGÂN HÀNG TMCP SÀI GÒN- HÀ NỘI
CHI NHÁNH LÊ CHÂN- HẢI PHÒNG
3.1 Thực trạng về hoạt động huy động vốn tại Ngân hàng TMCP Sài Gòn- Hà
Nội Chi nhánh Lê Chân- Hải Phòng”
3.1.1 Các hình thức huy động vốn tại SHB Chi nhánh Lê Chân- Hải Phòng
a/ Sản phẩm tiền gửi tiết kiệm
- Tiết kiệm rút gốc linh hoạt:
Đây là một loại hình của tiết kiệm nhưng khách hàng được quyền rút tiền gốc bất
kì lúc nào nhiều lần theo nhu cầu. Lãi suất của loại tiết kiệm này thấp hơn tiết kiệm
thông thông kì hạn. Và loại hình này chỉ áp dụng cho phương thức trả lãi cuối kì.
- Tiền gửi tiết kiệm thông thường:
Đây là khoản tiền mà khách hàng gửi vào ngân hàng, khách hàng có thể gửi tiền
bằng VNĐ hoặc bằng tiền ngoại tệ. Khách hàng gửi tiền vào loại hình nào thì khi
thanh toán sẽ nhận cả gốc và lãi theo loại tiền đó.
b/ Tiền gửi thanh toán
Hiện tại Ngân hàng TMCP Sài Gòn- Hà Nội Chi nhánh Lê Chân- Hải Phòng có các
loại tài khoản thanh toán như sau:
+ Tài khoản tiền gửi không kì hạn
+ Tài khoản tiền gửi có kì hạn rút gốc linh hoạt
+ Tài khoản tiền gửi siêu lãi suất
+ Trả lương qua tài khoản
3.1.2 Quy mô huy động vốn tại SHB Chi nhánh Lê Chân- Hải Phòng
Dù chỉ vừa đi vào hoạt động nhưng SHB Chi nhánh Lê Chân- Hải Phòng đã thể
hiện vai trò quan trọng của mình đối với hoạt động của toàn hệ thống. Đặc biệt,

hoạt động huy động vốn đã đạt được những thành tựu đáng kể và liên tục tăng
trưởng.
3.1.3 Cơ cấu huy động vốn tại SHB Chi nhánh Lê Chân- Hải Phòng


Cơ cấu huy động vốn tại chi nhánh bao gồm:
+ Huy động vốn theo kì hạn
+ Huy động vốn theo loại tiền
Theo những số liệu phân tích ở các phần trên cho ta thấy các khoản tiền gửi đều có
xu hướng tăng nhưng cơ cấu nguồn tiền thì chưa thực sự hợp lí. Chính điều này sẽ
hạn chế việc cấp tín dụng trung và dài hạn của chi nhánh. Trong thời gian tới ngân
hàng cần đưa ra biện pháp thu hút thêm nguồn tiền trên 12 tháng.
Tổng nguồn vốn huy động đến 31/12/2014 là 64.311,3 tỷ đồng, tăng 18.376,7 tỷ
đồng tương ứng tăng 40% so với cuối năm 2013. Trong đó:
Nguồn vốn huy động từ tổ chức và cá nhân: Đến 31/12/2014 đạt 46.217,2 tỷ tăng
14.457,8 tỷ đồng tương ứng tăng 45,52% so với cuối năm 2013 và đạt 108,7% kế
hoạch năm 2014.
- Cơ cấu huy động phân theo đối tượng huy động như sau:
+ Huy động vốn dân cư, cá nhân: 20.339,1 tỷ đồng, chiếm 44,20% trong tổng huy
động.
+ Huy động vốn tổ chức kinh tế: 25.680,8 tỷ đồng, chiếm 55,80% trong tổng huy
động.
- Cơ cấu huy động phân theo loại tiền như sau:


Huy động USD: 202,2 triệu USD, chiếm 9,15% trong tổng huy động



Huy động EUR: 6,5 triệu EUR, chiếm 0,39% trong tổng huy động




Huy động VND: 41.617,7 tỷ đồng, chiếm 90,43% trong tổng huy động



Huy động ngoại tệ khác (quy đổi USD): 10.371,7 triệu USD, chiếm 0,02%
trong tổng huy động.

* Huy động vốn từ các tổ chức tín dụng: Đến 31/12/2014 đạt 15.909,1 tỷ đồng,
tăng 2.637,5 tỷ đồng tương ứng tăng 19,9% so với cuối năm 2013, đạt 83,7% kế
hoạch năm 2014.
* Nguồn vốn nhận tài trợ, ủy thác (nguồn vốn lãi suất thấp) từ các định chế tài
chính trong nước và quốc tế
Đến hết năm 2014, Tổng nguồn vốn vay từ các định chế tài chính quốc tế với lãi
suất thấp và 226,4 tỷ đồng. Cụ thể:


- Vốn tài trợ từ Dự án TCNT của Worldbank là 199,8 tỷ đồng.
- Vốn từ nguồn vốn ODA dự án SMEFP III (cho vay Doanh nghiệp vừa và nhỏ Nguồn từ tổ chức JICA Nhật Bản): 26,6 tỷ đồng với lãi suất 7,5%/năm.
- Nguồn vốn nhận ủy thác trong nước: 100 tỷ đồng.
* Nguồn vốn vay từ NHNN.
Đến hết năm 2014, Tổng nguồn vốn vay từ NHNN là 2.185 tỷ đồng. Cụ thể:
- Vay NHNN bằng chiết khấu, tái chiết khấu trái phiếu chính phủ: 1.109,5 tỷ (qua
thị trường OMO).
- Vay NHNN bằng cầm cố trái phiếu chính phủ (vay thấu chi ): 348,9 tỷ đồng.
-Vốn vay từ NHNN để cho vay phát triển nông nghiệp, nông thôn của NHNN: 700
tỷ đồng.
3.1.4. Sử dụng vốn

3.1.4.1. Hoạt động tín dụng
Dư nợ cho vay đến 31.12.2014 là 29.161,9 tỷ đồng, tăng 4.786,3 tỷ đồng tương
ứng tăng 19,6% so với cuối năm 2013 và đạt 99,9% so với kế hoạch thời điểm
31/12/2014 (Tăng trưởng tín dụng đảm bảo đúng quy định của NHNN <20%).
Trong đó cơ cấu dư nợ như sau:
- Dư nợ phân theo theo kỳ hạn cho vay:


Dư nợ cho vay ngắn hạn: 18.514,3 tỷ đồng, chiếm 63,3% trong tổng dư nợ
cho vay



Dư nợ cho vay trung dài hạn: 10.647,6 tỷ đồng, chiếm 36,7% trong tổng dư
nợ cho vay

- Dư nợ cho vay theo đối tượng khách hàng:


Dư nợ cho vay cá nhân: 9.079,2 tỷ đồng, chiếm 31,1% trong tổng dư nợ cho
vay



Dư nợ cho vay TCKT: 22.082,7 tỷ đồng, chiếm 68,9% trong tổng dư nợ cho
vay

_ Cơ cấu dư nợ tín dụng theo kì hạn và đối tượng khách hàng:



Nguồn phòng kế hoạch tổng hợp
*Chất lượng tín dụng năm 2014.:
SHB thực hiện phân loại dư nợ theo đúng quy định số 493/2005/QĐ-NHNN ngày
22 tháng 4 năm 2005 và Quyết định số 18/2007/QĐ-NHNN ngày 25 tháng 4 năm
2007 của Ngân hàng Nhà nước. Kết quả phân nhóm nợ như sau :
Nhóm 1: 27.416,8 tỷ đồng, chiếm tỷ lệ 94,01% /tổng dư nợ
Nhóm 2: 1.093,6 tỷ đồng, chiếm tỷ lệ 3,75% /tổng dư nợ
Nhóm 3: 218,9 tỷ đồng, chiếm tỷ lệ 0,75% /tổng dư nợ
Nhóm 4: 154,1 tỷ đồng, chiếm tỷ lệ 0,52% /tổng dư nợ
Nhóm 5: 278,3 tỷ đồng, chiếm tỷ lệ 0,97% /tổng dư nợ
- Nợ quá hạn (từ nhóm 2 đến nhóm 5) là 1.745,1 tỷ đồng, chiếm 5,98% /tổng dư nợ
- Nợ xấu (từ nhóm 3 đến nhóm 5) là 651,4 tỷ đồng chiếm 2,23% /tổng dư nợ
(Nguồn: BCTC đã được kiểm toán)
3.1.4.2. Tiền gửi của SHB tại các TCTD khác.
Số dư tiền gửi tại các TCTD khác đến 31/12/2014 là 18.845,2 tỷ đồng, tăng
7.208,4 tỷ đồng tương ứng tăng 61,95% so với cuối năm trước và đạt 99,2% so với
kế hoạch năm 2014.
3.1.4.3. Tài sản cố định.
Giá trị tài sản cố định lũy kế đến 31/12/2014 là 2.255 tỷ đồng tăng 728,8 tỷ đồng
tương ứng tăng 47,76% so với cuối năm 2013 và đạt 90,2% so với kế hoạch năm
2014.


×