Tải bản đầy đủ (.doc) (10 trang)

TIỂU LUẬN lý THUYẾT tài CHÍNH TIỀN tệ phân tích nguyên nhân lạm phát tại việt nam năm 2008

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (174.58 KB, 10 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC DÂN LẬP HẢI PHÒNG
KHOA QUẢN TRỊ KINH DOANH
-------------------------------

ISO 9001:2008

BÀI TIỂU LUẬN
MÔN LÝ THUYẾT TÀI CHÍNH TIỀN TỆ
Tên chủ đề:
Phân tích nguyên nhân lạm phát tại Việt Nam năm 2008

Sinh viên thực hiện: Trần Huy Thành
Mã SV

: 1412407030

Lớp

: QT1801M

HẢI PHÒNG - 2015


MỤC LỤC

2


I. Bối cảnh kinh tế.
Kinh thế thế giới năm 2013 vẫn còn nhiều bất ổn và biến động phức tạp.
Tăng trưởng kinh tế của các nước thuộc khu vực đồng tiền chung châu Âu,


đặc biệt là một số nước thành viên đang chịu ảnh hưởng của nợ công vẫn còn
rất mờ nhạt. Khủng hoảng tài chính và khủng hoảng nợ công ở châu Âu chưa
hoàn toàn chấm dứt. Mặc dù có một vài dấu hiệu tích cực cho thấy các hoạt
động kinh tế đang phục hồi trở lại sau suy thoái nhưng triển vọng kinh tế toàn
cầu nhìn chung chưa vững chắc, nhất là đối với các nền kinh tế phát triển.
Việc tạo công ăn việc làm được xem là một thách thức lớn của các nước phát
triển. Những yếu tố không thuận lợi đó từ thị trường thế giới tiếp tục ảnh
hưởng đến kinh tế - xã hội nước ta.

Đồ thị tăng trưởng kinh tế thế giới giai đoạn 2010-2013
và dự báo đến 2015.
Những diễn biến bất lợi của kinh tế toàn cầu đã có những tác động bất
lợi đến tình hình kinh tế, tài chính, tiền tệ trong nước. Tăng trưởng kinh tế có
xu hướng suy giảm, thị trường tiêu thụ hàng hóa bị thu hẹp, hàng hóa tồn kho
ở mức cao, sức mua của dân chúng giảm, thị trường bất động sản đóng băng,
lạm phát ở mức cao 18,13% năm 2011, các cân đối vĩ mô chưa đảm bảo, sản
xuất kinh doanh gặp nhiều khó khăn, thanh khoản thị trường trên thị trường
tiền tệ mặc dù đã có những cải thiện nhất định nhưng còn căng thẳng, lãi suất
tăng cao, tỷ giá tính ổn định còn thấp, thị trường vốn ảm đảm và hoạt động
của hệ thống ngân hàng – trung gian tài chính trọng yếu trong nền kinh tế

3


phải đối mặt với nhiều rủi ro lớn, nhiều doanh nghiệp nhất là doanh nghiệp
nhỏ và vừa phải thu hẹp sản xuất, dừng hoạt động hoạt giải thể.
Trước thực tế đó, từ năm 2012 đến nay, Chính phủ đã chỉ đạo sát sao
các Bộ ngành quản lý trong công tác điều hành kinh tế vĩ mô kiên định với
các mục tiêu lớn là tập trung ổn định kinh tế vĩ mô, tái cơ cấu nền kinh tế, đổi
mới mô hình tăng trưởng, tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh. Trên cơ

sở đó, Chính phủ đã ban hành nghị quyết (số 01/NQ-CP ngày 03/1/2012;
Nghị quyết số 01/NQ-CP của năm 2013; Nghị quyết số 02/NQ-CP) về những
giải pháp chủ yếu điều hành thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội .
Thông qua các Nghị quyết chỉ đạo điều hành hàng năm, Chính phủ ngày càng
xác định rõ hơn vai trò của NHNN trong việc thực hiện mục tiêu hàng đầu, đó
là kiềm chế lạm phát và chủ động linh hoạt trong điều hành chính sách tiền tệ.
Đồng thời NHNN cũng là một trong các cơ quan quản lý trực thuộc Chính
phủ giữ trọng trách quan trọng trong công tác tháo gỡ khó khăn cho khu vực
sản xuất, hỗ trợ thị trường, giải quyết nợ xấu.
II. Chính sách tiền tệ áp dụng.
Để đạt được mục tiêu trên, ngay từ đầu năm NHNN đã thực thi đồng bộ,
linh hoạt các giải pháp CSTT, như: tái cấp vốn, lãi suất, tỷ giá hối đoái, dự
trữ bắt buộc, nghiệp vụ thị trường mở và các công cụ, biện pháp khác theo
quy định của Chính phủ.
III. Công cụ áp dụng.
1. Điều chỉnh lãi suất điều hành theo hướng giảm dần
NHNN công bố lãi suất tái cấp vốn, lãi suất cơ bản và các loại lãi suất
khác để điều hành CSTT, chống cho vay nặng lãi. Trong trường hợp thị
trường tiền tệ có diễn biến bất thường, NHNN quy định cơ chế điều hành lãi
suất áp dụng trong quan hệ giữa các TCTD với nhau và với khách hàng, các
quan hệ tín dụng khác.

4


Cụ thể: NHNN giảm 2 lần các mức lãi suất điều hành (lãi suất tái cấp
vốn giảm từ 9%/năm xuống 7%/năm, lãi suất tái chiết khấu từ 7%/năm xuống
5%/năm, lãi suất cho vay qua đêm trong thanh toán điện tử liên ngân hàng
giảm từ 10%/năm xuống 8%/năm); giảm 2 lần trần lãi suất huy động bằng
VND (từ ngày 26/3/2013, trần lãi suất tiền gửi có kỳ hạn dưới 12 tháng giảm

từ 8%/năm xuống 7,5%/năm; từ ngày 28/6/2013, NHNN dỡ bỏ trần lãi suất
đối với kỳ hạn từ 6 tháng trở lên, đồng thời điều chỉnh giảm 0,5%/năm trần lãi
suất huy động VND từ 7,5%/năm xuống 7%/năm đối với kỳ hạn từ 1 đến
dưới 6 tháng, giảm trần lãi suất tiền gửi không kỳ hạn và có kỳ hạn dưới 1
tháng từ 2%/năm xuống 1,2%/năm); giảm 3 lần trần lãi suất cho vay đối với
các lĩnh vực chiến lược trong phát triển kinh tế từ 12%/năm xuống mức
9%/năm. Bên cạnh đó, NHNN cũng chỉ đạo các TCTD thực hiện nghiêm túc
các quy định về lãi suất, tiết kiệm chi phí để áp dụng lãi suất cho vay mới ở
mức hợp lý, xem xét tiếp tục điều chỉnh giảm lãi suất cho vay cũ về mức dưới
13%/năm trên cơ sở khả năng tài chính để chia sẻ khó khăn với doanh nghiệp
và hộ dân.
2. Điều hành linh hoạt nghiệp vụ thị trường mở để hỗ trợ thanh
khoản cho các TCTD, góp phần kiểm soát lạm phát và hỗ trợ ổn định tỷ
giá
NHNN thực hiện nghiệp vụ thị trường mở thông qua việc mua, bán giấy
tờ có giá đối với TCTD; quy định loại giấy tờ có giá được phép giao dịch
thông qua nghiệp vụ thị trường mở.
2.1. Chào mua giấy tờ có giá
NHNN thực hiện chào mua GTCG hàng ngày, chủ yếu là kỳ hạn ngắn 7
ngày (riêng dịp Tết Nguyên đán điều chỉnh lên kỳ hạn 14 ngày) nhằm phát tín
hiệu ổn định tâm lý thị trường và hỗ trợ một số TCTD gặp khó khăn vay vốn
trên thị trường liên ngân hàng. Lãi suất chào mua được điều chỉnh giảm từ
7,0-6,5-6,0-5,5%/năm phù hợp với mặt bằng các lãi suất điều hành của
NHNN và diễn biến lãi suất thị trường. Phương thức đấu thầu chủ yếu là đấu

5


thầu khối lượng. Khối lượng chào mua GTCG được điều chỉnh phù hợp với
diễn biến vốn khả dụng, diễn biến thị trường tiền tệ. Khối lượng trúng thầu

bình quân khoảng 698 tỷ đổng/phiên.
2.2. Bán tín phiếu NHNN
Để điều tiết vốn khả dụng của TCTD, góp phần kiểm soát lạm phát và
trung hòa lượng tiền mua ngoại tệ tăng dự trữ ngoại hối, trong năm 2013,
NHNN phát hành tín phiếu NHNN tại một số thời điểm với kỳ hạn và lãi suất
thay đổi phù hợp với diễn biến thanh khoản và mục tiêu của chính sách tiền tệ
trong từng thời kỳ. Các kỳ hạn tín phiếu phát hành trong năm 2013 gồm: 28,
56, 91, 154 và 182 ngày. Khối lượng trúng thầu bình quân khoảng 1.583 tỷ
đồng/phiên; lãi suất trúng thầu các kỳ hạn có xu hướng giảm, phù hợp với
diễn biến lãi suất thị trường và tình hình thanh khoản của hệ thống.
3. Linh hoạt sử dụng công cụ tái cấp vốn
Tái cấp vốn là hình thức cấp tín dụng của NHNN nhằm cung ứng vốn
ngắn hạn và phương tiện thanh toán cho TCTD. NHNN quy định và thực hiện
việc tái cấp vốn cho TCTD theo các hình thức như cho vay có bảo đảm bằng
cầm cố giấy tờ có giá; chiết khấu giấy tờ có giá; các hình thức tái cấp vốn
khác.
Năm 2013, NHNN đã điều hành công cụ tái cấp vốn chủ động, phối hợp
đồng bộ với các công cụ chính sách tiền tệ khác, phù hợp với diễn biến thị
trường để đạt được mục tiêu kiểm soát lạm phát. Hầu hết các TCTD không có
nhu cầu vay tái cấp vốn hỗ trợ thanh khoản do vốn khả dụng của toàn hệ
thống tương đối dồi dào.
Triển khai Nghị định số 53/2013/NĐ-CP ngày 18/5/2013 của Chính phủ
về thành lập, tổ chức và hoạt động của Công ty Quản lý tài sản của các tổ
chức tín dụng Việt Nam (VAMC), NHNN đã ban hành Thông tư số
20/2013/TT-NHNN ngày 09/9/2013 quy định về cho vay tái cấp vốn trên cơ

6


sở trái phiếu đặc biệt của VAMC nhằm hỗ trợ VAMC và các TCTD xử lý nợ

xấu, tạo điều kiện đẩy mạnh tín dụng ra nền kinh tế.
4. Giử ổn định tỷ lệ dự trữ bắt buộc bằng VND và ngoại tệ để tạo
điều kiện TCTD mở rộng tín dụng an toàn, hiệu quả; thực hiện chủ
trương chống đô-la hóa
Dự trữ bắt buộc là số tiền mà TCTD phải gửi tại NHNN để thực hiện
CSTT quốc gia. NHNN quy định tỷ lệ dự trữ bắt buộc đối với từng loại hình
TCTD và từng loại tiền gửi tại TCTD nhằm thực hiện CSTT quốc gia. NHNN
quy định việc trả lãi đối với tiền gửi dự trữ bắt buộc, tiền gửi vượt dự trữ bắt
buộc của từng loại hình TCTD đối với từng loại tiền gửi.
Năm 2013, tỷ lệ dự trữ bắt buộc đối với tiền gửi bằng VND là 3% áp
dụng với tiền gửi không kỳ hạn và có kỳ hạn dưới 12 tháng và 1% áp dụng
với tiền gửi kỳ hạn từ 12 tháng trở lên. Đối với tiền gửi bằng ngoại tệ, tỷ lệ dự
trữ bắt buộc được duy trì cao hơn so với tiền gửi bằng VND, ở mức 8% áp
dụng với tiền gửi không kỳ hạn và có kỳ hạn dưới 12 tháng, 6% áp dụng với
tiền gửi kỳ hạn từ 12 tháng trở lên và 1% áp dụng với tiền gửi của các TCTD
ở nước ngoài.
5. Điều hành tỷ giá và thị trường ngoại hối theo hướng ổn định
Tỷ giá hối đoái của đồng Việt Nam được hình thành trên cơ sở cung cầu
ngoại tệ trên thị trường có sự điều tiết của Nhà nước. NHNN công bố tỷ giá
hối đoái, quyết định chế độ tỷ giá, cơ chế điều hành tỷ giá.
Để đảm bảo ổn định tỷ giá VND/USD, năm 2013 NHNN đã phối hợp
đồng bộ nhiều giải pháp. Thứ nhất, chính sách truyền thông về tỷ giá đã được
NHNN sử dụng một cách chủ động, tích cực nhằm ổn định kỳ vọng thị
trường. Thứ hai, song song với việc mua/bán ngoại tệ để cung cầu trên thị
trường ngoại hối,ngày 28/6/2013, NHNN điều chỉnh tăng 1% tỷ giá bình quân
liên ngân hàng và giử nguyên biên độ tỷ giá +/-1% để tỷ giá phản ánh sát hơn
diễn biến cung cầu trên thị trường. Thứ ba, NHNN đã phối hợp với các cơ

7



quan chức năng thực hiện quản lý hoạt động kinh doanh và mua bán ngoại tệ
và xử lý nghiêm các hành vi vi phạm, qua đó đảm bảo thực hiện nghiêm các
quy định về quản lý ngoại hối, giảm tình trạng đô-la hóa. Thứ tư, điều hành tỷ
giá được phối hợp chặt chẽ với điều hành các công cụ và biện pháp kháccủa
chính sách tiền tệ như lãi suất, quy định về tín dụng ngoại tệ, nghiệp vụ thị
trường mở, dự trữ bắt buộc và các biện pháp quản lý thị trường vàng theo
hướng nâng cao vị thế, củng cố lòng tin vào VND.
IV. Hiệu quả tác động tới nền kinh tế
Một là, mục tiêu ưu tiên hàng đầu trong công tác điều hành của NHNN là
lạm phát đã được kiềm chế, diễn biến theo xu hướng giảm và khá ổn định. Nếu
lạm phát của năm 2012 là 6,81% thì lạm phát của năm 2013 chỉ ở mức 6,04%
- mức thấp nhất trong vòng 10 năm trở lại đây.

Diễn biến lạm phát giai đoạn 2011-2013
Hai là, chính sách lãi suất được điều hành phù hợp với diễn biến kinh tế
vĩ mô, đặc biệt là diễn biến của lạm phát. Tính chủ động của công cụ lãi suất
trong việc truyền dẫn tín hiệu tới thị trường đã được cải thiện rõ nét. Trong
năm 2013, các mức lãi suất điều hành của NHNN được điều chỉnh giảm hai
lần. Đồng thời từ tháng 6/2013, NHNN đã cho phép các TCTD tự ấn định lãi
suất tiền gửi có kỳ hạn từ 6 tháng trở lên. Đây là bước đi cần thiết để NHNN
hướng tới thực hiện tự do hóa lãi suất. Diễn biến lãi suất trên thị trường liên
ngân hàng theo sát với lãi suất chỉ đạo của NHNN và giảm mạnh. Điều này

8


không những phản ánh tính thanh khoản của các TCTD ngày càng ổn định, mà
còn biểu hiện tính dẫn dắt thị trường của NHNN ngày càng tăng.
Ba là, hoạt động trên thị trường tiền tệ nhìn chung diễn biến khá tích cực,

phản ánh sự chủ động của NHNN trong công tác kiểm soát khối lượng tiền
cung ứng.
Bốn là, chính sách điều hành của NHNN đã hướng dòng vốn tín dụng tập
trung vào hỗ trợ cho các lĩnh vực ưu tiên như nông nghiệp, nông thôn, xuất
khẩu, công nghiệp hỗ trợ, doanh nghiệp nhỏ và vừa, doanh nghiệp ứng dụng
công nghệ cao, doanh nghiệp sử dụng nhiều lao động và các dự án hiệu quả.
Tăng trưởng tín dụng tuy thấp hơn các năm trước đây nhưng hiệu quả và chất
lượng tín dụng ngày càng được cải thiện. Nhờ đó, kinh tế vĩ mô đã có những
chuyển biến khá tích cực, tăng trưởng quý sau cao hơn quý trước, năm sau cao
hơn năm trước, lạm phát tiếp tục xu hướng giảm và sản xuất kinh doanh cũng
có những tín hiệu khả quan hơn.
Năm là, thị trường ngoại tệ và thị trường vàng diễn biến ổn định, phù hợp
với diễn biến cung cầu ngoại tệ trên thị trường, niềm tin vào VNĐ ngày càng
được củng cố, hỗ trợ kiềm chế lạm phát, góp phần giảm thiểu tình trạng đô la
hóa, vàng hóa tại Việt Nam; tạo môi trường ổn định để thu hút vốn đầu tư
nước ngoài, tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp trong việc lập và
thực hiện kế hoạch kinh doanh.

9


Sáu là, hoạt động của hệ thống các TCTD dần đi vào ổn định, tình hình
thanh khoản của hệ thống được cải thiện rõ nét qua từng năm, rủi ro đổ vỡ hệ
thống đã bị đẩy lùi; các ngân hàng thương mại đáp ứng ngày càng tốt hơn các
quy định đảm bảo an toàn trong hoạt động; tốc độ tăng nợ xấu đã chậm lại...
Đến ngày 16/12/2013, Công ty quản lý tài sản của các TCTD Việt
Nam (VAMC) đã mua được gần 28.170 tỷ đồng dư nợ gốc, 22.863 tỷ đồng
giá mua của 26 tổ chức tín dụng; dự kiến đến cuối năm 2013 mua được
khoảng 30-35 nghìn tỷ đồng nợ xấu.
Nền kinh tế nước ta tiếp tục phải đối mặt với nhiều áp lực lớn trong ngắn

hạn, nên đà tăng trưởng nhanh sẽ không thể trở lại trong 1-2 năm tới, nếu
nóng vội muốn tăng trưởng nhanh, nguy cơ lạm phát cao có thể quay lại. Bởi
vậy, NHNN tiếp tục điều hành chính sách tiền tệ thận trọng và linh hoạt nhằm
duy trì ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát ở mức thấp (mức 7%/năm),
tạo điều kiện duy trì lãi suất thấp, hỗ trợ tăng trưởng kinh tế. NHNN cũng sẽ
kiến nghị Chính phủ về phát triển đồng bộ các thị trường, trong đó có thị
trường chứng khoán, bất động sản, mua bán nợ… nhằm giảm áp lực lên kênh
tín dụng ngân hàng.
Tài liệu tham khảo:
www.sbv.gov.vn
www.gso.gov.vn
www.ssc.gov.vn

10



×