Tải bản đầy đủ (.doc) (2 trang)

Nguyễn Khoa Điềm

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (149.7 KB, 2 trang )

NguyÔn khoa ®iÒm
Nguyễn Khoa Điềm là một nhà thơ Việt
Nam, Trưởng ban Tư tưởng Văn hóa Trung
ương, uỷ viên Bộ Chính trị Ban Chấp hành
Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam khoá 9,
nguyên Bộ trưởng Bộ Văn hoá - Thông tin Việt
Nam.

Tiểu sử













Nguyễn Khoa Điềm sinh ngày 15 tháng 4
năm 1943, tại thôn Ưu Điềm, xã Phong
Hoà, huyện Phong Điền, tỉnh Thừa
Thiên - Huế, con của nhà cách mạng Hải
Triều Nguyễn Khoa Văn (Nguyễn Khoa
Hải Triều), dòng dõi quan Nội tán
Nguyễn Khoa Đăng, gốc An Dương (Hải
Dương cũ).
Quê gốc: làng An Cựu, xã Thuỷ An, thành


phố Huế.
Hiện ông đã nghỉ hưu và sống tại Huế.
Tốt nghiệp Đại học Sư phạm Hà Nội năm 1964, Đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam.
Hội viên Hội Nhà văn Việt Nam (1975).
Lúc nhỏ đi học ở quê, năm 1955 ra miền Bắc học tại trường học sinh miền Nam. Sau
khi tốt nghiệp Đại học Sư phạm năm 1964, vào miền Nam hoạt động trong phong
trào học sinh, sinh viên Huế; tham gia quân đội, xây dựng cơ sở cách mạng, viết báo,
làm thơ... cho đến năm 1975.
Sau giải phóng tham gia công tác Đoàn Thanh niên Cộng sản; Chủ tịch Hội Văn nghệ
Bình Trị Thiên, Phó bí thư thường trực tỉnh uỷ Thửa Thiên - Huế. Đã tham gia Ban
chấp hành Hội Nhà văn khoá 3. Năm 1994 ra Hà Nội, làm thứ trưởng Bô Văn hoá Thông tin. Năm 1995, được bầu làm Tổng Thư ký Hội Nhà văn Việt Nam khóa.
Năm 1996, được Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ 8 bầu vào Ban chấp hành Trung
ương Đảng. Đại biểu Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam (khoá X),
Bộ trưởng Bộ Văn hóa Thông tin.
Ông đã được giải thưởng Hội Nhà văn Việt Nam với tập thơ Ngôi nhà có ngọn lửa
ấm..

Tác phẩm

1.
2.
3.
4.

Báo động
Bếp lửa rừng
Bước chân - Ngọn đèn
Cái nền căm hờn



5. Cát trắng Phú Vang
6. Chiều Hương Giang
7. Con chim thời gian
8. Con gà đất, cây kèn và khẩu súng
9. Đất ngoại ô
10. Đất nước
11. Giặc Mỹ
12. Gửi anh Tường
13. Hình dung về Chê Ghêvara
14. Hồi kết cuộc
15. Khoảng trời yêu dấu
16. Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ
17. Lau
18. Lời chào
19. Màu xanh lên đường
20. Mùa Xuân ở A Đời
21. Ngày vui
22. Nghĩ về một nhãn hiệu
23. Người con gái chằm nón bài thơ
24. Nơi Bác từng qua
25. Nỗi nhớ
26. Tháng chạp ở Hồng Trường
27. Thưa mẹ con đi
28. Tiễn bạn cuối mùa đông
29. Tình Ca
30. Tôi lại đi đường này
31. Trên núi sông
32. Từ những gì các anh trao?
33. Tuổi trẻ không yên
34. Vỗ Hờn

35. Xanh xanh bóng núi
36. Xuống đường
Trích bài thơ "Đất nước":
Khi ta lớn Đất Nước đã có rồi
Đất Nước có trong những cái "ngày xửa ngày xưa..." mẹ thường hay kể
Đất Nước bắt đầu với miếng trầu bây giờ bà ăn
Đất Nước lớn lên khi dân mình biết trồng tre mà đánh giặc...



Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×