Tải bản đầy đủ (.doc) (16 trang)

giao an my thuat tieu hoc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (136.2 KB, 16 trang )

PHẦN I
NHỮNG NỘI DUNG CƠ BẢN TRONG CHƯƠNG TRÌNH
MĨ THUẬT LỚP 5
A. MỤC TIÊU :

• Tiếp tục cung cấp cho HS những hiểu biết ban đầu về Mĩ
thuật, hình thành và củng cố các kĩ năng đơn giản cần thiết
để HS hoàn thành các bài tập thực hành Mĩ thuật ở lớp 5.
• Nâng cao các yêu cầu về kiến thức và kĩ năng của các phân
môn đã học ở các lớp 1,2,3,4.
• Giáo dục cho HS tính thẩm mỹ , hình thành từng bước khả
năng cảm thụ cái đẹp, biết vận dụng và có thể vận dụng được
những hiểu biết về cái đẹp vào học tập, sinh hoạt hàng ngày.
• Động viên khích lệ HS tích cực tham gia vào các hoạt động mĩ
thuật trong và ngoài nhà trường.

B. CHƯƠNG TRÌNH VÀ SGK,SGV MÔN MĨ THUẬT LỚP 5.

1/ Cấu trúc của chương trình
Số
Số
T PHÂN MÔN
tiết tiết
T
CTC CT
M
1 Vẽ theo mẫu
8
8
2


Vẽ trang trí

3

Vẽ
tài

tranh

10
đề 8

9

Ghi chú
CTC : Chương trình

CTM : Chương trình
mới

9

*

4

+ 1 : Tổng kết năm
học

:


Tên mới

* Vẽ tranh
4

Xem tranh

*Thường
5

thức

mĩ thuật
Tập nặn

*Tập
dáng

4

nặn tạo

2

4


32
CỘNG


34
+1

2/ Thay đổi về thời lượng

a) Thay đổi thời lượng chung

Từ 32 tiết /năm ( chương trình cũ ) tăng lên 35 tiết/năm
( chương trình mới ) theo cấu trúc chung của chương trình
tiểu học dành cho các môn có 1 tiết/tuần .Trong đó thực học
là 34 tiết và 1 tiết dùng để tổng kết năm học ( tổ chức trưng
bày ,triển lãm kết quả học tập của HS ).

b) Thay đổi thời lượng một số phân môn

• Vẽ trang trí : giảm 1 tiết ( CTC:10 tiết

-

CTM : 9 tiết )

• Vẽ tranh :
Tăng 1 tiết ( CTC :8 tiết - CTM : 9 tiết )

Tập nặn tạo dáng : Tăng từ 2 tiết lên 4 tiết ( CTC : 2
tiết –
CTM :4 tiết )
Việc tăng hay giảm số tiết các phân môn để phù hợp với
cấu trúc chung của chương trình Mĩ thuật ở tiểu học ( tất cả

các lớp có cấu trúc như nhau )
C. NỘI DUNG SGK, SGV MÔN MĨ THUẬT LỚP 5

Theo cấu trúc của chương trình,Mĩ thuật lớp 5 là kết thúc giai
đoạn 2, nội dung SGK,SGV mang tính kế thừa và nâng cao hơn
các yêu cầu về kiến thức và kĩ năng so với lớp 4. Nội dung
SGK,SGV Mĩ thuật lớp 5 có các đặc điểm sau :

Đảm bảo tính hệ thống của chương trình bậc học và liên
thông.

Nâng cao nội dung các kiến thức đã học ở lớp 1,2,3,4.

Nội dung các chủ đề có tính liên kết và phát triển đồng
tâm.

Chú trọng nhiều hơn các họat động thực hành.

1/ Vẽ theo mẫu ( 8 bài )

a)Nội dung :
Vẽ theo mẫu là phân môn cơ bản giúp HS cách quan sát,
ước lượng, vẽ hình, tạo điều kiện cho các em vẽ trang trí, vẽ
tranh thuận lợi hơn. Đồng thời còn giúp các em cách làm việc
khoa học : suy nghĩ làm gì trước, làm gì sau để công việc có
hiệu quả.


b)Yêu cầu cần đạt :
- HS hiểu được cách quan sát, cách vẽ hình từ bao quát

đến chi tiết.
- Biết so sánh, ước lượng để tìm ra tỉ lệ, từ đó nắm được
đặc điểm của mẫu.
- Hiểu được cấu trúc của mẫu là do hình cơ bản tạo
thành ( ví dụ : cái lọ : cổ, vai, thân, đáy đều từ hình cơ
bản là khối trụ. )
- Bố cục bài vẽ vừa với khổ giấy ( không to, nhỏ hay xô
lệch ) cân đối theo khổ giấy để dọc hay ngang.
- Vẽ được hình gần giống mẫu, rõ đặc điểm.
- Vẽ hình là chủ yếu.
- Bước đầu tìm hiểu và tập diễn tả đậm nhạt bằng chì.

2/ Vẽ trang trí ( 9 bài )
a)Nội dung :
Vẽ trang trí là phân môn gây được hứng thú cho HS, bởi
sự hấp dẫn của màu sắc và sự phong phú cũng như vẻ đẹp
của họa tiết,…do đó hiệu quả bài vẽ của HS thường cao hơn.
Đồng thời vẽ trang trí còn giúp HS hiểu và thêm yêu thích,
trân trọng nền mĩ thuật dân tộc.
b)Yêu cầu cần đạt :
- HS nhận biết thêm được về màu sắc và cách sử dụng
màu trong trang trí.
- Hiểu biết thêm về họa tiết đối xứng.
- Biết cách đơn giản hoa, lá và vận dụng vào trang trí.
- Trang trí được đường diềm, hình chữ nhật theo cảm
nhận riêng.
- Tìm hiểu chữ in hoa nét thanh, nét đậm, kẻ được dòng
chữ nét thanh, nét đậm theo khả năng của mình.
- Biết cách trang trí lều trại thiếu nhi, trang trí được
lều trại, cổng lều trại theo yêu cầu của bài.

- Cảm nhận được vẻ đẹp về bố cục ( có chính, có phụ )
về họa tiết và màu sắc ( có đậm, có nhạt ).
- Phát triển khả năng suy nghĩ, tìm tòi sáng tạo của
HS, tạo ra cái đẹp riêng, không gò ép, rập khuôn.

3/ Vẽ tranh ( 9 bài )
a)Nội dung :
Nội dung vẽ tranh về các đề tài, thể loại ở lớp 5 gần gũi
với sinh hoạt, học tập của HS – những nội dung mà các em
hiểu và yêu thích, khi thể hiện các bài vẽ này giúp HS vận


dụng được những hiểu biết về vẽ theo mẫu, vẽ trang trí, xem
tranh vào nội dung bài vẽ, bước đầu thể hiện được những
cảm xúc cá nhân khi thể hiện nội dung đề tài.
b) Yêu cầu cần đạt :
- HS hiểu biết thêm về đề tài và có ý thức quan sát,
nhận xét sự vật hiện tượng xung quanh.
- HS biết tìm chọn nội dung đề tài : tìm ra ý và các
hình ảnh điển hình, rõ nội dung hoạt động của đề tài.
- Biết cách sắp xếp hình vẽ cân đối với khổ giấy.
Vẽ được tranh có nội dung : có hình ảnh chính, phụ
và vẽ màu theo ý thích ( có đậm , có nhạt ).
Phát triển ở HS khả năng tư duy hình tượng và cảm
nhận vẻ đẹp của đề tài, đồng thời bước đầu hiểu được
phương pháp làm việc khoa học, có suy nghĩ để tìm ra
cách giải quyết công việc : cái gì làm trước, cái gì làm
sau.

4/ Tập nặn tạo dáng ( 4 bài )


a)Nội dung :
Tập nặn là loại bài được HS rất thích thú, tập nặn giúp
HS
làm quen với thế giới xung quanh, giúp HS tập quan sát, nhận
xét và rèn luyện khả năng tạo hình bằng hình khối .Tập nặn tạo
dáng tạo điều kiện cho HS tiếp xúc, tìm hiểu và bước đầu có
cảm nhận vẻ đẹp về
hình khối của thế giới xung quanh, từ đó có ý thức giữ gìn, bảo
vệ vẻ đẹp của thiên nhiên, có ý thức tạo ra cái đẹp.
b)Yêu cầu cần đạt :
- HS biết quan sát, nhận xét tìm ra đặc điểm của đối
tượng : các con vật, dáng người,…
- Nắm được các bộ phận chính và các dạng hoạt động
của đối tượng.
- Nặn và tạo dáng sinh động các con vật quen thuộc và
dáng người, đồng thời có thể sắp xếp thành đề tài theo ý
thích.
- Tập nặn tạo dáng tạo điều kiện cho HS tiếp xúc, tìm
hiểu và cảm nhận vẻ đẹp muôn hình muôn vẻ của thế
giới xung quanh, từ đó giáo dục tình yêu, ý thức giữ gìn,
bảo vệ vẻ đẹp của thiên nhiên.
Lưu ý :Nếu chưa có điều kiện nặn, có thể thay bằng bài
tập vẽ hoặc xé dán giấy màu cùng nội dung.


5/ Thường thức mĩ thuật ( 4 bài )
Nội dung :
Mục đích của các bài xem tranh nhằm cho HS làm
quen tiếp xúc với các bức tranh đẹp, thông qua ngôn ngữ của

mĩ thuật là hình, nét, màu sắc , bố cục,…giúp cho các em có
những hiểu biết ban đầu và các kiến thức sơ đẳng về thưởng
thức cái đẹp trong mĩ thuật, bước đầu hình thành cho các em
tình cảm, thị hiếu thẩm mĩ tốt, lành mạnh.
b)Yêu cầu cần đạt :
- HS tập quan sát, nhận xét tranh để tìm hiểu được :
+ Cách lựa chọn nội dung;
+ Cách chọn hình ảnh chính, phụ và màu sắc của tác
phẩm
+ Cách sắp xếp hình ảnh, màu sắc để làm rõ nội
dung.
+ Có cảm nhận riêng về tác phẩm.
+ Thêm yêu mến quê hương đất nước con người và di sản
văn hóa dân tộc.
a)



PHẦN II
NHỮNG VẤN ĐỀ VỀ PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC
MỘT SỐ ĐIỂM CẦN LƯU Ý KHI GIẢNG DẠY MĨ THUẬT
LỚP 5
a) Đối với phân môn Vẽ theo mẫu :
• Cần chuẩn bị đầy đủ mẫu thật để HS vẽ theo, tránh để
HS vẽ bịa hay vẽ chép lại hình gợi ý trên bảng hoặc hình
tham khảo trong SGK, vở tập vẽ.
• Có thể chọn mẫu thay thế cho phù hợp với địa phương
nhưng các mẫu thay thế phải có hình dáng tương đương
với mẫu đưa ra trong chương trình.
• Khi HS thực hành các bài vẽ theo mẫu, GV nhắc nhở HS

quan sát kĩ vật mẫu trước khi vẽ, không được dùng
thước kẽ, compa để vẽ các nét thẳng, nét cong.


b)

c)

d)

e)

• Lưu ý cho từng HS cách sắp xếp hình vẽ vào tờ giấy cho
cân đối. ( nếu có điều kiện cho HS thực hành trên giấy
A4 )
Đối với phân môn Vẽ trang trí :
• Cần chú ý các yêu cầu nâng cao về kiến thức, kĩ năng
của các bài vẽ ở lớp 5 ( họa tiết, cách sắp xếp, đậm nhạt
của màu, hiệu quả của màu)
• Khi hướng dẫn HS chọn họa tiết nên gợi ý HS chọn họa
tiết đẹp , phù hợp với nội dung bài.
• Lưu ý HS khi sắp xếp họa tiết phải tuân theo các thể
thức của trang trí ( nhắc lại, xen kẽ,có mảng chính,
mảng phụ )
• Khi vẽ màu phải có màu đậm, màu nhạt, phân biệt màu
giữa họa tiết và màu nền ; không dùng màu lòe loẹt
hoặc dùng quá nhiều
màu.
Đối với phân môn Vẽ tranh
• GV cần chuẩn bị hệ thống câu hỏi thích hợp để tạo tình

huống và dẫn dắt HS tìm hiểu nội dung đề tài.
• Lưu ý HS suy nghĩ chọn đề tài trước khi vẽ ( nên chọn đề
tài gần gũi, đơn giản,phù hợp với khả năng, tránh chọn
đề tài khó ).
• Gợi ý, hướng dẫn để HS biết cách chọn hình ảnh chính
phụ và sắp xếp sao cho hợp lí, cân đối, hài hòa ( không
toquá, không nhỏ quá ), rõ nội dung đề tài.
• Khuyến khích HS vẽ màu theo ý thích,không áp đặt.
Đối với phân môn Tập nặn tạo dáng
• Nêu câu hỏi gợi mở để HS nhận biết hình dạng, đặc điểm
hình khối của các đối tượng sẽ nặn.
• Chú ý hướng dẫn HS các kĩ thuật nhào đất, kĩ thuật nặn
tạo dáng.
• Gợi ý về đặc điểm hình và khối ở từng nội dung cụ thể.
• Động viên, khích lệ để HS phát huy trí tưởng tượng, sáng
tạo trong khi nặn.
• Chú ý các yêu cầu về vệ sinh môi trường và cá nhân sau
khi thực hiện các bài nặn.
Đối với phân môn Thường thức mĩ thuật


• GV cần chuẩn bị đầy đủ các bức tranh mẫu theo chương
trình và các tranh tham khảo khác ( khuôn khổ tranh
phải đủ lớn để HS có thể quan sát được ).
• Khi hướng dẫn HS xem tranh, GV cần chú ý khai thác các
yếu tố: chọn đề tài,chọn hình ảnh chính, phụ, cách sắp
xếp hình ảnh cân đối, hợp lí, cách phối hợp màu sắc.
• Cần chuẩn bị hệ thống câu hỏi gợi ý để HS tiếp cận với
nội dung, hình thức của các bức tranh được xem.
• Tăng cường tổ chức cho HS hoạt động theo nhóm,tổ - để

trao đổi, thảo luận khi xem tranh.
• Tạo mọi điều kiện để tất cả HS chủ động, tích cực tham
gia và tham gia có hiệu quả các hoạt động, quan tâm
nhiều đến HS nhút nhát, chưa tích cực hoạt động.
• Nhắc nhở HS thường xuyên sưu tầm tranh đẹp và xem
tranh ở nhà.


PHẦN III

LẬP KẾ HOẠCH BÀI DẠY ( SOẠN
BÀI )
A / MỤC TIÊU
* GV dược củng cố và hiểu sâu hơn yêu cầu, nội dung, quy
trình của
lập kế hoạch bài dạy.
* Lập được kế hoạch bài dạy ở các chủ đề của các phân
môn.
B / NHỮNG YÊU CẦU CƠ BẢN CỦA VIỆC LẬP KẾ HOẠCH
BÀI DẠY


* Cần suy nghĩ về đặc trưng môn học, về mục tiêu dạy học
và đặc điểm HS, về phương pháp dạy học và phương pháp đánh
giá.
* Cần xác định rõ ràng về việc dạy cái gì và lúc nào, dạy như
thế nào và HS cần học những gì, học ra sao.
* Cần tập trung suy nghĩ về những vấn đề chủ yếu trước khi
lên lớp, ứng phó kịp thời và đúng đắn các tình huống giáo dục có
thể xảy ra trên lớp.

* Cần tự tin hơn khi lên lớp vì biết rằng mình đã chuẩn bị
đầy đủ và đúng hướng.
LƯU Ý :
- Việc lập kế hoạch bài dạy không nên phụ thuộc hoàn toàn
vào SGV, mà cần xuất phát từ tình hình thực tiễn của lớp để có
nhưngc điều chỉnh, thay đổi cho phù hợp và sát với đối tượng HS.
- Không nên sao chép nguyên văn theo SGV hoặc dùng lại các
kế hoạch bài dạy cũ của các năm trước
- Việc dạy học có hiệu quả phải xuất phát từ đối tượng cụ thể
tức là phải xuất phát từ HS đang dạy.
C / QUÁ TRÌNH LẬP KẾ HOẠCH BÀI DẠY VÀ CẤU TRÚC
CỦA KẾ
HOẠCH BÀI DẠY
Qúa trình lập kế hoạch bài dạy GV cần tuân thủ các nội
dung sau:
1)Xác định những thông tin cần thiết để làm căn cứ
khi bắt đầu lập kế hoạch bài dạy, đó là các thông tin
về :
- Vị trí và mục tiêu môn học.
- Những đặc điểm cơ bản của đối tượng HS.
- Các điều kiện dành cho việc dạy và học từng bài : số
tiết, phương tiện,đồ dùng dạy học có thể sử dụng, đồ
dùng học tập của HS.
2)Nghiên cứu kĩ mục tiêu của bài học
- Mục tiêu bài học chính là những kiến thức, kĩ năng,
thái độ mà HS cần nắm được sau khi học.
- Mục tiêu bài học trong SGV chỉ là gợi ý chung.
- Xác định mục tiêu cần chú ý các mặt : kiến thức, kĩ
năng, thái độ ( đối với môn MĨ thuật – thái độ chính là
tình cảm, cảm xúc được với cái đẹp )

3)Nội dung bài học


• Nội dung bài học được xác định trong SGV . Tuy nhiên
đối với một số bài, GV cần phải tìm hiểu thêm để có thể
bổ sung, mở rộng kiến thức cần thiết ( mang tính địa
phương, tính cập nhật,…) và ngược lại một số bài GV có
thể điều chỉnh nội dung cho phù hợp với tình hình địa
phương.
• GV cần chú ý 3 điều sau đây khi sắp xếp nội dung bài
học :
- Bắt đầu từ những kiến thức HS đã biết để đi đến
những kiến thức chưa biết.
- Đi từ cụ thể đến trừu tượng.
- Phân chia nội dung thành các phần nhỏ để HS lần lượt
nắm được các phần theo hướng từ đơn giản đến phức
tạp, từ thấp đến cao.
4)Xác định phương pháp dạy- học
- Xem xét đối tượng HS ( lứa tuổi, kiến thức đã có, đặc
điểm vùng, miền ). Xem xét mục tiêu bài học, nội dung, tài
liệu, thiết bị dạy học để xác định phương pháp dạy cho thích
hợp.
- Có thể áp dụng các phương pháp khác nhau như : Vẽ
bảng, thảo luận nhóm, vẽ tập thể, vẽ cá nhân, trò chơi học
tập,…để phối hợp trong một bài, một tiết nhằm đạt hiệu quả
cao nhất.
5)Xây dựng nội dung và phương pháp đánh giá kết
quả học tập của HS
• GV cần chú ý các điểm sau :
- Đánh giá là khâu cần thiết để biết được kết quả học

tập của HS, nhận biết nguyên nhân những thiếu sót
khi dạy học và tìm cách bổ khuyết, thúc đẩy tinh thần
học tập của HS .
- Cần tổ chức cho HS tự đánh giá kết quả học tập của
bản thân và của các bạn.
6)Cấu trúc của kế hoạch bài dạy
- Phần mở đầu : Tuần…,tên bài dạy, lớp, thời gian.
- Mục tiêu : ( gồm kiến thức, kĩ năng, thái độ- gắn với
việc giáo dục thẩm mĩ, giáo dục cái đẹp )
- Chuẩn bị thiết bị dạy-học của GV và đồ dùng học tập
của HS
- Tiến trình bài dạy ( các hoạt động dạy – học chủ yếu )


+ Mở đầu ( giới thiệu bài ) dẫn dắt HS vào nội dung bài
học mới.
+Phần chủ yếu của bài gồm các hoạt động dạy- học.
. Hoạt động của GV : gồm hệ thống câu hỏi chủ yếu;
những nội dung chủ yếu cần giải thích, minh họa ; phân
bổ thời gian cho từng hoạt động…
. Hoạt động của HS.
+ Kết thúc bài : hệ thống hóa, nhắc lại và nhấn mạnh
những ý chính của nội dung bài. Nhận xét hoạt động và
tinh thần học tập của HS.
- Đánh giá
+ Nhận xét ưu, nhược điểm, bài học rút ra từ hoạt động.
+ Xếp loại, khen ( động viên )
- Dặn dò : chuẩn bị cho bài học sau.
- Rút kinh nghiệm



PHẦN IV

NHỮNG VẤN ĐỀ CHỈ ĐẠO MÔN HỌC
I/ VỀ THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH VÀ SGK, SGV
Thực hiện theo hướng dẫn phân phối chương trình của Bộ
+ Môn Mĩ thuật lớp 5 có 35 tuần/năm. Mỗi tuần 1 tiết, mỗi
tiết 35 phút, riêng tuần thứ 35 dành để trưng bày sản phẩm của
HS .
+ Trong quá trình học môn Mĩ thuật không có kiểm tra định
kì, không có thi học kì. Tất cả các bài tập thực hành của HS cần
phải đánh giá thường xuyên để lấy chứng cứ cho đánh giá bằng
nhận xét.
+ Môn Mĩ thuật lớp 5 có SGK và GSV.
+ Học sinh làm bài trên giấy A4 hoặc trên vở thực hành Mĩ
thuật.
II/ VỀ PHƯƠNG PHÁP DẠY - HỌC
+ Môn Mĩ thuật là môn dành thời gian chủ yếu để HS thực
hành, do vậy-GV cần lập kế hoạch bài dạy như một kế hoạch tổ


chức các hoạt động để HS chủ động tích cực tham gia và phát huy
hết khả năng, năng lực của mình.
+ Trong mỗi tiết học, GV cần tạo không khí học tập vui vẻ,
nhẹ nhàng, hấp dẫn để lôi cuốn HS, tránh tẻ nhạt, khô cứng.
+ Đối với một số bài, có thể cho HS vẽ theo tổ, nhóm, vẽ
ngoài trời để các thành viên trong nhóm có dịp thể hiện năng lực cá
nhân trước bạn bè, thầy cô giáo.
+ Tạo mọi điều kiện để tất cả mọi HS chủ động , tích cực
tham gia và tham gia có hiệu quả các hoạt động học tập. Q uan

tâm nhiều đến HS nhút nhát, chưa tích cực hoạt động.
+ Về phân bố thời gian của tiết học, GV cần lưu ý bố trí thời
gian hướng dẫn bài và thời gian thực hành của HS sao cho hợp lí
( phần hướng dẫn của GV chỉ nên từ 10 đến 12 phút, phần thực
hành của HS từ 18 đến 20 phút, phần đánh giá từ 4 đến 5 phút ).
+ Tùy theo từng bài học GV điều chỉnh thời gian hướng dẫn
bài và thời gian thực hành của HS cho thích hợp, không thực hiện
một cách máy móc cho tất cả các bài học.
+ Trong quá trình thực hiện các tiết dạy, GV cần chú ý giáo
dục HS hiểu biết cái đẹp, cảm nhận cái đẹp làm trọng tâm, không
nên quá đi sâu vào rèn luyện kĩ năng vẽ.
III/ VỀ NHẬN XÉT, ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ HỌC TẬP CỦA HS
+ Tất cả các bài tập thực hành của HS lớp 5 đều phải được
đánh giá thường xuyên theo qui định hướng dẫn đánh giá của Bộ.
+ Cả năm học có 10 nhận xét theo các chủ đề. Học kì I có 5
nhận xét, học kì II có 5 nhận xét ; để dạt được một nhận xét ghi
trong sổ, mỗi HS cần phải hoàn thành được 2/3 số bài ở mỗi chủ đề
của môn học và thể hiện được 2/3 số chứng cứ đã nêu ở hướng dẫn
đánh giá.
+ Khi tìm các chứng cứ để đánh giá kết quả học tập của
HS , ngoài những gợi ý đã nêu trong sổ theo dõi, GV cần thu thập
thêm các chứng cứ khác dựa trên mục tiêu các bài học và quá trình
tham gia học tập của HS.
+ Lấy động viên, khích lệ là chính, cố gắng tìm các ưu điểm
–dù là nhỏ nhất- ở từng HS để kịp thời khen ngợi động viên.
+ Quan tâm, bồi dưỡng HS có năng khiếu mĩ thuật.


----------------


-------------------
-

GỢI Ý XÂY DỰNG BÀI SOẠN
BÀI 5 : TẬP NẶN TẠO DÁNG

Nặn con vật quen thuộc
I/ MỤC TIÊU
• HS tìm hiểu đặc điểm hình dáng của các con vật trong
các hoạt động.
• HS biết cách nặn và nặn được con vật theo cảm nhận
riêng.
• Có ý thức bảo vệ và chăm sóc các con vật nuôi.
II/ CHUẨN BỊ
Giáo viên :
• SGK, SGV.
• Sưu tầm tranh, ảnh về các con vật quen thuộc.
• Các bài nặn con vật của HS lớp trước.
• Đất nặn và đồ dùng cần thiết để nặn.
Học sinh :
• SGK.
• Sưu tầm tranh, ảnh về các con vật.
• Đất nặn và đồ dùng cần thiết để nặn ( hoạt đồ dùng để
vẽ, xé dán – nếu không có điều kiện nặn )
III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC CHỦ YẾU
1) Ổn định lớp (1 phút)
GV cho HS hát tập thể một bài hoặc kiểm tra đồ dùng học
tập
2) Giới thiệu bài (1 phút)
GV dùng tranh, ảnh các con vật và sản phẩm nặn ( đã

chuẩn bị ), tìm cách giới thiệu bài cho hấp dẫn, phù hợp với
nội dung.
3) Các hoạt động chính


TG

HOẠT ĐỘNG CỦA GV

HOẠT ĐỘNG CỦA HS

4-5p * Hoạt dộng 1 : Hướng dẫn
quan sát, nhận xét.
HS quan sát tranh, ảnh
+ GV cho HS xem tranh, ảnh và và nêu nhận xét.
các sản phẩm nặn, đặt câu hỏi để
HS tìm hiểu nội dung bài học, các
câu hỏi nên ngắn gọn, tập trung
vào đặc trưng của con vật.
- Những bộ phận chính của con
vật là gì ?
- Đặc điểm về hình dáng chung
của con vật như thế nào ?
- Mỗi con vật có đặc điểm gì nổi
bật ?
- Màu sắc của con vật có đẹp
không ?
- Hình dáng của con vật khi hoạt
động (đi, đứng, chạy, nhảy…) như
thế nào ?

+ GV có thể mở rộng thêm nội
dung bằng cách yêu cầu một số
HS kể thêm con vật mà em biết
và miêu tả đặc điểm, hình dáng,
màu sắc của mỗi con vật.
+ GV nhấn mạnh, nếu em thích
nặn con vật nào thì chú ý quan
sát, nhớ lại đặc điểm về hình
dáng, màu sắc và đặc điểm của
2-3p con vật đó.
Ví dụ : Con trâu có thân hình to
lớn, bụng căng tròn, chân to, sừng
dài, đuôi dài,…
* Hoạt động 2 : hướng dẫn
cách nặn con vật.
+ GV nặn mẫu một con vật ( vừa
nặn vừa giảng cho HS các thao
tác)
-Nhào đất nặn cho dẻo.

- HS quan sát và trả
lời câu hỏi theo cảm
nhận của mình

- HS nhớ và tả lại theo
trí nhớ

- HS chú ý ghi nhớ

- HS quan sát các thao

tác của GV.


-Nặn các bộ phận chính của
con vật
-Nặn các bộ phận khác.
- nặn thêm chi tiết .
-Ghép dính các bộ phận, tạo
18- dáng và hoàn thiện con vật.
20p
+ Chú ý hướng dẫn thao tác tạo
hình cho con vật đẹp và sinh động
.
+ Trước khi HS nặn GV cho các
em xem lại một số sản phẩm đẹp
để các em học tập cách tạo dáng.
* Hoạt động 3 : Hướng dẫn
thực hành
GV nhắc HS
+ Cần chọn con vật mình yêu
thích để nặn
+ Chọn màu đất thích hợp với
3-4p con vật định nặn.
+ Nhào đất cho dẻo trước khi
nặn.
- Trong khi HS nặn, GV đến từng
bàn để hướng dẫn thêm.
Đối với HS yếu-GV gợi ý cho các
em chọn con vật có hình dáng
đơn giản, dễ nặn.

* Hoạt động 4: Nhận xét,
đánh giá.
- GV cho HS bày sản phẩm theo
tổ, nhóm ( hoặc cá nhân)
- GV cùng HS chọn một số sản
phẩm tiêu biểu để nhận xét.
- Gợi ý cho HS nhận xét về hình
dáng, đặc điểm con vật, màu sắc,
…và xếp loại bài theo cảm nhận
riêng.
- GV nhận xét tổng kết và nhận
xét tiết học.Khen ngợi những HS
có sản phẩm nặn đẹp, động viên
những HS còn yếu.

- HS quan sát lại các
bài nặn của lớp trước.

-HS suy nghĩ chọn con
vật để thực hành

- HS bày sản phẩm

- Nêu nhận xét bài nặn
của mình- bạn và xếp
loại.


4) Dặn dò :
+ Nhắc HS vệ sinh lớp học, rửa tay sạch sẽ.

+ Chuẩn bị cho bài học sau



PHÒNG GIÁO DỤC THÀNH PHỐ QUY
NHƠN




TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG

GIAO VIEN

DẠY MÔN MĨ THUẬT



Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×