Tải bản đầy đủ (.doc) (14 trang)

Tài liệu âm vị học

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (188.21 KB, 14 trang )

Khái niệm âm vị học
(phần đầu)
Ngành nghiên cứu âm thanh cho một ngôn ngữ được gọi là âm vị học. Ngữ âm học là một
ngành khoa học nghiên cứu các đặc điểm âm thanh của tiếng nói con người. Ngữ âm học
nghiên cứu các phổ quát âm thanh. Ví dụ: Nhờ vào bộ máy cấu âm, con người có thể phát ra
các chuỗi âm thanh khác nhau. Ngữ âm học chia các loại âm thanh này thành các phạm trù
ngữ âm khác nhau: nguyên âm, phụ âm, tắc, xát… Còn âm vị học thì không nghiên cứu rộng
như vậy. Âm vị học nghiên cứu xem trong một ngôn ngữ có bao nhiêu đơn vị âm thanh là có
chức năng khu biệt nghĩa. Hoặc, trong ngôn ngữ, những nét ngữ âm nào trở thành những nét
khu biệt và có ý nghĩa. Chính vì vậy, ngữ âm học có số đơn vị là vô hạn, quen gọi là các âm tố
(sounds). Còn âm vị học, có số đơn vị hữu hạn, đếm được. Đơn vị của âm vị học là âm vị
(phonemes).
Ví dụ:

[p] =

+ PAT
+ Môi
+ Tắc
+ Vô thanh
[b] =
- Mũi
+ Mạnh (cường độ)

+ PAT
+ Môi
+ Tắc
- Vô thanh
[m] =
- Mũi
- Mạnh (cường độ)



+ PAT
+ Môi
+ Tắc
- Vô thanh
+ Mũi
- Mạnh (cường độ)
+ Dài

nét ngữ âm
nét ngữ âm
nét ngữ âm
PAT:
Phụ
âm
tính
(Consonantal)
(+):
Present
(-): Absent
Về mặt ngữ âm học, 3 nguyên âm này đều có nội dung ngữ âm là như nhau ở tất cả các
ngôn ngữ trên thế giới. Ví dụ như [m] phân biệt với [p] và [b] ở đặc tính [mũi/không mũi]. [p]
phân biệt với [m] và [b] ở đặc tính [+ vô thanh]: +vô thanh/ +hữu thanh. Những đối lập kiểu
như vậy thì ở bất cứ ngôn ngữ nào cũng giống nhau. Vì vậy, đó chỉ là các thuộc tính ngữ âm
học thuần tuý. Tuy nhiên, dưới con mắt âm vị học, tài nguyên ngữ âm của các âm vị phải được
lựa chọn dưới con mắt của người bản ngữ (native), được tận dụng và chọn lựa, được khai thác
sao cho có lợi và hợp với hệ thống (cái tạng của ngôn ngữ) của mình nhất. Nói tóm lại, các nét
ngữ âm đã biến thành các nét âm vị học; từ cái chung, cái phổ quát trở thành cái riêng, cái
đặc thù. Cả một tiến trình lịch sử phát triển của một hệ thống ngữ âm, từ lúc xa xưa cho đến
ngày nay, suy cho cùng, là sự chọn lựa và khai thác tài nguyên nhân loại ấy cho tộc người

mình, cho cộng đồng nói năng cụ thể. Quá trình chọn lựa đó cũng chật vật, và có thể nói là
“đầy máu và nước mắt”. Chính vì vậy, các nhà âm vị học hiện đại không quay lưng lại với lịch
sử của một ngôn ngữ mà tìm ở đó ra những hệ thống cứ liệu chắc chắn cho việc chứng minh
những chức năng của hệ âm thanh một ngôn ngữ. Phương pháp luận này khác hoàn toàn với
âm vị học cấu trúc luận xưa kia. Vì vậy, có thể nói, âm vị học hiện đại là hình ảnh thu nhỏ một
cách logic và có tính hình thức hoá cao con đường phát triển của một hệ thống âm thanh một
ngôn ngữ.
Đọc thêm: Phân biệt ngữ âm học và âm vị học
Trở lại: ví dụ trên đây, đối với âm vị học tiếng Việt, 3 âm môi đó được xử lí như sau:
+ Âm [p] là âm bị thiếu bởi vì âm vị này không xuất hiện trong các từ thông thường của người
Việt. Nó chỉ có trong các từ vay mượn chủ yếu Ấn-Âu hoặc từ các ngôn ngữ khác. Ví dụ: pin,
patê, pía (tên một loại bánh)… Chính vì vậy, rất nhiều người không nói là “đèn pin” mà là “đèn
bin”,
hay
“pa
tê”

“ba
tê”…
+ Sự đối lập giữa vô thanh và hữu thanh trong tiếng Việt không hoàn toàn rõ nét như trong
các
ngôn
ngữ
Ấn-Âu.
+ Các đặc điểm ngữ âm như: [mạnh/yếu], [dài/ngắn]… trong tiếng Việt không được bộc lộ rõ
ràng.
Nói tóm lại, hàng loạt các đặc điểm ngữ âm đã được đặt sẵn cho 3 âm này trở nên dư thừa
và không có tác dụng gì đối với hệ thống âm thanh của tiếng Việt.




dụ
như:
Sự đối lập giữa [p] và [b] ở trong tiếng Anh đã tạo nên các biến thể khác nhau, hay các biến
thể của cùng một âm vị. Chẳng hạn như, khi /p/ đứng trước (phụ âm đầu): pie [ p'ai] => /p/

[p']
(Aspirated);
Nhưng khi đứng ở sau âm tiết (phụ âm cuối) như: type [ taip] => /p/ → [p] (Plain).
Để có được sự biến đổi như vậy của âm /p/, bên cạnh đặc tính vô thanh của còn một thuộc
tính thứ hai là đặc tính về cường độ và đặc tính về trường độ của âm /p/. Những đặc tính này,
khi gặp điều kiện thuận lợi sẽ cấu tạo nên các thuộc tính âm thanh làm nội dung âm vị học của
âm /p/. Chúng ta có:
Nội dung âm vị học của 3 âm môi trong tiếng Anh
+ PAT
+ PAT
+ PAT
+ Môi
+ Môi
+ Môi
+ Tắc
+ Tắc
+ Tắc
[p] =
[b] =
[m] =
+ Vô thanh
- Vô thanh
± Vô thanh
+ Mạnh (cường độ)

- Mạnh (cường độ)
- Mạnh (cường độ)
+ Ngắn
± Ngắn
- Ngắn
Chính vì tổ hợp của 4 thuộc tính [tắc, vô thanh, mạnh, ngắn] mà âm /p/ có thể trở thành
bật hơi hoặc không, theo những điều kiện xuất hiện của nó trong những trường hợp cụ thể của
tiếng Anh. Khi âm này xuất hiện ở đầu từ thì nguồn năng lượng vẫn còn sung túc nên thuộc
tính [mạnh] và [ngắn] đã kết hợp với nhau tạo nên một âm bật hơi bao gồm một yếu tố tắc
(/p/) và một đoạn bật hơi sau khi đã hoàn thành cấu âm tắc.
Khi âm này xuất hiện ở cuối từ, vì năng lượng đã yếu đi do phải dải khắp từ đầu đến cuối
từ, nên âm /p/ chỉ còn giữ lại được giai đoạn tắc nhằm khu biệt các từ mà thôi.

Chính vì vậy, trong tiếng Anh, ngoài âm /p/, các âm tắc khác cũng có sự biến đổi tương tự như
vậy.
Chúng
ta
có:
tea

[t'i:]
key

[k'i:]
Ta
có,
trong
tiếng
Anh,
các

âm:
a.
[+tắc]

[+bật
hơi]
//đầu
âm
tiết
b. [+tắc] → [-bật hơi] //cuối âm tiết
+ PAT
+ PAT
+ PAT
+ Môi
+ Răng-lợi
+ Ngạc
/t/
/p/ =
+ Tắc
+ Tắc
/k/ =
+ Tắc
=
+ Vô thanh
+ Vô thanh
+ Vô thanh
- Mũi
- Mũi
- Mũi
• Định nghĩa 1 • Định nghĩa 2 • Định nghĩa 3

Hiện nay có 3 cách định nghĩa âm vị:

1. Âm vị là đơn vị ngữ âm nhỏ nhất có giá trị khu biệt nghĩa.
Ví dụ: {dan} và {tan} là hai từ tiếng Việt.
Bước 1.
Tìm
sự
đồng
nhất
âm
vị
học:
{ dan}

{tan}
1.
Rdan

Rtan
([an])
2.
Tdan

Ttan
([Ø
(1)])
(Bằng các thủ pháp âm vị học, chúng ta tìm ra được các âm vị theo định nghĩa 1)


Bước 2.

Tìm
sự
[d-] ≠ [t-]
Bước 3.

khác

biệt

âm

vị

học:

{ dan}



{tan}

{dan}

{tan}
Khẳng định nghĩa của hai vế trong cặp độc lập là khác nhau: S dan ≠ Stan
Kết luận:
[d]

[t]
=>

Sdan

Stan
/d/ và /t/ là hai âm vị của tiếng Việt.
Dưới âm vị không còn gì khác nữa. Nếu chia nhỏ nữa, ta không thu được gì cả. Chính vì
vậy, sự khác nhau của vỏ từ (cái biểu hiện) là nguyên nhân duy nhất của sự khác biệt về
nghĩa giữa hai từ. Vì không thể phân tách tiếp, lại góp vào sự khu biệt nghĩa của từ nên hai
âm /d/ và /t/ trong trường hợp này là hai âm vị của tiếng Việt. Bởi vì, mỗi âm vị không mang
nghĩa tự thân, nên người ta gọi âm vị là đơn vị duy nhất trong ngôn ngữ chỉ có một mặt. Và
được gọi là đơn vị một mặt để phân biệt với các đơn vị khác của ngôn ngữ là đơn vị hai mặt.
Các đơn vị hai mặt là các đơn vị thoả mãn định nghĩa tín hiệu của Saussure. Ví dụ như, từ có
cái biểu hiện là vỏ âm thanh của từ và cái được biểu hiện là nghĩa của từ; hình vị có cái biểu
hiện là vỏ hình vị và cái được biểu hiện là nghĩa của hình vị; câu có cái biểu hiện là chuỗi các
từ được sắp xếp một cách có trật tự, còn cái biểu hiện là nghĩa thông báo mà câu đó hàm
chứa. Từ, hình vị, câu,… là những đơn vị ngôn ngữ hai mặt gồm cái biểu hiện và cái được biểu
hiện. Trong khi đó, âm vị không có đặc điểm hai mặt này vì mỗi âm vị đều không có cái được
biểu hiện.
Xem thêm: Bản chất tín hiệu của ngôn ngữ
Âm vị là một đơn vị một mặt, không mang nghĩa tự thân, nhưng vì nó khu biệt nghĩa giữa
các từ, nên người ta gọi âm vị là đơn vị ngôn ngữ học hướng tới nghĩa chứ không mang nghĩa.
Hay nói một cách khác, gọi là đơn vị tiền tín hiệu.
Định nghĩa 1 về âm vị là định nghĩa cổ điển trong âm vị học. Định nghĩa này có nguồn gốc
từ trường phái âm vị học Praha của N. Trubetskoy, R.Jakobson.

2. Âm vị là một cấu trúc ngôn ngữ học bao gồm các nét khu biệt. Ngôn
ngữ học gọi âm vị là chùm nét khu biệt.
Trường hợp /d/ và /t/ ở trong ví dụ đầu, theo định nghĩa này được trình bày như sau:
Bước 1. Biểu diễn âm vị học
/d/ =


+
+
+
+

PAT
Răng-lợi
Tắc
Hữu thanh

/t/
=

+
+
+
+

PAT
Răng-lợi
Tắc
Vô thanh

Bước 2. So sánh đồng nhất
+ PAT
+ Răng-lợi
+ Tắc

(/d/ & /t/)


Bước 3. So sánh
khác
biệt:
[+hữu
thanh]

khu
biệt:
[+hữu
thanh]
=
→ [-vô thanh]/d/ ≠ [+vô thanh]/t/
Kết luận: [-vô thanh] & [+vô thanh] → {dan} ≠ {tan}.

[+vô
[-vô

thanh]
thanh]

Vậy, [-vô thanh] và [+vô thanh] là hai nét khu biệt âm vị học của tiếng Việt
Như vậy, ở trong các cặp đối lập tối thiểu như "đan" và "tan", hai từ thực chất chỉ khác
nhau ở một nét khu biệt là nét tính thanh của phụ âm đầu. Kích thước âm vị học của định
nghĩa này đối với đơn vị là nhỏ hơn rất nhiều so với kích thước của định nghĩa a. Ở định nghĩa
a, chỉnh thể âm vị có giá trị khu biệt nghĩa, còn ở định nghĩa này, tất cả các nét trong một âm


vị là không có ý nghĩa khu biệt. Chỉ có một nét ở trong cả chùm là đóng vai trò chức năng của
một âm vị mà thôi. Nhưng ngay khi gán nhãn cho chúng là [hữu thanh] và [vô thanh] thì khả
năng lí thuyết của sự khu biệt vẫn chưa được vắt kiệt triệt để. Ví dụ như, giữa cái cây và hòn

đá tạo nên sự khác nhau và chúng không có gì chung ngoài thuộc tính là vật chất của thế giới.
Nhưng giữa hòn đá vôi và hòn đá cuội lại bắt đầu có sự khu biệt vì các thuộc tính bên trong
chúng đa phần là đồng nhất (để tạo nên khái niệm đá). Khi cấu trúc nét (cấu trúc thuộc tính)
trùng nhau gần như toàn bộ, chỉ để riêng một nét khu biệt giữa có và không, giữa hiện diện và
khiếm diện thì giữa hai vật đó đã đạt tới sự khu biệt theo kiểu khu biệt được nêu trong định
nghĩa b.
Trở lại: trường hợp sự phân biệt giữa hữu thanh và vô thanh của /d/ và /t/ trong ví dụ b.
Nếu như ở tiếng Ấn Độ, khi tính thanh được chia thành 5 mức khác nhau:
[+bật
hơi]
[bình
thường
+

thanh]
[BT
+
tắc
họng]
[BT
+
Hữu
thanh]
[HT Mềm]
thì sự phân biệt giữ [vô thanh] và [hữu thanh] vẫn chưa phải là khu biệt âm vị học theo
định nghĩa b và không thể sử dụng dấu + và – (có/không) đối với một nét âm vị học. Rất may
là trong tiếng Việt thì [+ Hữu thanh] = [- Vô thanh], có nghĩa là nét thanh tính của tiếng Việt
chỉ có 2 giá trị là: hoặc có, hoặc không. Chính vì vậy, từ "đan" và "tan", trải qua những thủ
pháp âm vị học khác nhau, các bước phân tích và tổng hợp khác nhau, rốt cục chỉ phân biệt ở
mỗi một nét theo hai giá trị về thanh tính mà thôi. Đó chính là nét [+ Vô thanh] và nét [- Vô

thanh]. Ta có:

Định nghĩa b

Định nghĩa a


Theo định nghĩa b, mỗi âm vị không bao giờ chỉ có một nét âm vị học mà chúng là một tổ
hợp các nét xuất hiện đồng thời. Vì xuất hiện đồng thời nên được gọi là chùm nét khu biệt âm
vị học.

Mỗi một hệ thống âm vị chỉ có một hữu hạn các nét (ví dụ: R. Jakobson (1952) cho là có
12 nét). Trong âm vị học, người ta tận dụng những nét này để thiết lập nên tính hệ thống của
một danh sách âm vị học của một ngôn ngữ. Các nét âm vị học không tồn tại một cách riêng
lẻ mà chúng phải có chức năng để nối kết các âm vị thành một khối để tạo nên các loạt âm vị
học. Khi một hệ thống âm vị học tận dụng được nhiều nét âm vị học (một nét âm vị được lặp
lại nhiều lần) thì hệ thống đó có tính cân đối cao. Chúng ta biết rằng, khi một hệ thống đạt
đến tính cân đối thì tất cả các yếu tố âm vị học đó sẽ nằm ở phần tâm của hệ thống, tạo nên
tính ổn định về cấu trúc và chức năng. Ngược lại, khi một hệ thống âm vị học bị mất cân đối,
do chỗ mỗi nét âm vị học chỉ được sử dụng một lần trong khi cấu tạo hệ thống của mình thì hệ
thống đó có nguy cơ tan rã (các yếu tố tâm chuyển dần sang phần biên). Đấy là khi ngôn ngữ
bị sức ép của các tiếp xúc và văn hoá ngoại lai. Trong thử thách ấy, hoặc là ngôn ngữ sẽ tồn
tại trong một thế ổn định và cân đối cao hơn hoặc là sẽ bị tan biến đi, trở thành một hệ thống
pidgin. Ngôn ngữ đó sẽ không còn bản sắc cũ của mình mà bị lai tạp, trở thành một ngôn ngữ
lai (hybrid language). Việc xuất hiện đều đặn và lặp lại của các nét âm vị học trong một hệ
thống âm vị học chính là một khuynh hướng thể hiện sự "lười biếng" của nhân loại đối với việc
phát âm ngôn ngữ của mình. Đó là một khuynh hướng tiến bộ. Vì nó giúp tiết kiệm được năng
lượng: một hệ thống cái biểu hiện ổn định về mặt vỏ âm thanh, nghèo nàn về âm vị, trong khi
sức biểu chứa cao, đặc quánh (compact). Đó chính là con đường "ý tại ngôn ngoại", khuynh
hướng đồng âm hoá trong ngôn ngữ. Andre Martinet, nhà ngôn ngữ học Pháp những năm

1960, đã chứng minh được khuynh hướng lười là khuynh hướng tiết kiệm năng lượng, khuynh
hướng chậm dần đều trong tiến trình phát triển ngữ âm của những ngôn ngữ bị cô lập không
được tiếp xúc với những nền văn hoá ngoài nó.
Vì vậy, bên cạnh khuynh hướng lười, tiết kiệm năng lượng, luôn luôn đi kèm với một xu
hướng muốn phá vỡ cái hệ thống quá chặt chẽ và ổn định về mặt ngữ âm. Đồng lực dẫn đến
những sự phá vỡ này không ngoài việc ngôn ngữ phải có những tiếp xúc với những nền văn
hoá khác nhau. Sự phát triển của một hệ thống âm thanh suy cho cùng chính là những bước
nhảy từ sự ổn định hoá đi đến sự biến động, từ tính cân đối của hệ thống đi tới tính mất cân
đối của chính hệ thống đó. Trường pháp Praha gọi đó là khuynh hướng cân bằng động
(dynamic balance) của một hệ thống âm thanh ngôn ngữ.
Vì tính chất quan trọng của các nét khu biệt như vậy, ngôn ngữ học hiện đại gọi các âm vị
là mạng của các nét khu biệt (network of distinc features).
Ta có một sơ đồ đơn giản như sau về một vài đơn vị trong tiếng Việt:



Khi một nét khu biệt được lặp lại theo đối lập có/không trong hệ thống tồn tại giữa các vế
đối lập nhau, chúng tạo nên thế đối lập âm bị học nối tiếng có/không của một hệ thống âm
vị học.
Ví dụ về thế đối lập thanh tính của tiếng Việt:
p
b

=

t
d

=


k

=

-

f

=

v

s

=

z

χ

ɣ

=

[+vô thanh]

đối lập tính thanh
[-vô thanh]
Xem thêm: Bảng phụ âm đầu tiếng Việt


Đó chính là xương sống, của hệ thống âm vị học tiếng Việt tạo nên tính cân đối của hệ
thống âm vị học tiếng Việt.
Tương tự, thế đối lập về tính mũi trong tiếng Việt cũng tạo nên một đối lập có/không và
tạo nên một đặc điểm cân đối của hệ thống tiếng Việt, tính từ một phương diện khác:
b
m

=

d
n

=

-

ɲ

=

ŋ

= =

[-mũi]
[-mũi]

đối lập tính
mũi


* Kết luận:
Đối với định nghĩa b, hình thức âm vị học đã lùi xuống một bậc. Ưu thế của định nghĩa này
là ở chỗ nó đã phân tích âm vị như người ta đã phân tích nguyên tử thành các hạt nhỏ hơn
trong nghiên cứu vật lí lượng tử hiện đại. Dưới âm vị không phải là không có gì hết mà là các
thành tố nhỏ hơn nữa, được gọi là các nét khu biệt. Chính vì vậy, phát biểu của định nghĩa b là
tinh tế hơn so với định nghĩa a và giảm bớt công cụ và thủ pháp trong nghiên cứu âm vị học.
Âm vị không còn là một danh sách bất khả tri nữa mà chúng được sắp xếp một cách có trật tự
do sự kiểm soát của các luật âm vị học đối với các nét khu biệt: Nét nào có thể kết hợp với nét
nào để tạo thành chùm; và nét nào kị với nét nào…
Thành công này chỉ có thể quy cho bắt đầu từ trường phái Praha cổ điển. Nhưng thực sự
đây là lí thuyết của R. Jakobson, M. Halle và G. Fant trong tác phẩm nổi tiếng: "Preliminaries
to Speak Analysis" (MIT, 1952). Lí thuyết này còn có tên là "Lí thuyết âm vị học và các nét
khu biệt". Tiếp thu những kết quả lí thuyết này, các nhà âm vị học sau đó như: Âm vị học sản
sinh của Chomsky; âm vị học các nét của Morris Halle; âm vị học tự chiết đoạn của J.
Goldsmith và hàng loạt các nhánh khác của âm vị học hiện đại. Chính vì vậy, với lí thuyết âm
vị học các nét khu biệt, âm vị học cổ điển đã chuyển qua một cách tự nhiên sang âm vị học
hiện đại mà không có những quãng đứt, độ ngột như chúng ta quan sát thấy ở từ vựng học
ngữ nghĩa hoặc trong ngữ pháp học. Sự chuyển biến một cách tự nhiên như vậy chính là nhờ
uy tín của trường pháp Praha cổ điển trong âm vị học và số phận bất trắc của R. Jakobson…

3. Âm vị là đơn vị nhỏ nhất trong hệ thống các đơn vị của ngôn ngữ


Đây là một định nghĩa mang tính ngôn ngữ học đại cương dựa trên sự phân định một hệ
thống ngôn ngữ thành 3 cấp độ quan trọng là: âm vị học, từ pháp học và cú pháp học. Định
nghĩa này có từ những năm 1970 khi các nhà ngôn ngữ học lí thuyết thống nhất với nhau về 3
loại cấu trúc và quan hệ trong ngôn ngữ. Đó là 2 quan hệ do Saussure đề xuất: quan hệ
ngang và quan hệ dọc. Và quan hệ thứ 3 do Benvenist đưa ra là quan hệ tôn ti và lớp lang.
Quan hệ tôn ti và lớp lang tạo nên quan hệ cấp độ trong ngôn ngữ. Chính nhờ cấp độ mà ngôn
ngữ có thể xác định một cách tường minh các đơn vị quan trọng nhất của mình được gọi là các

đơn vị cơ sở của ngôn ngữ học. Theo đó, ngôn ngữ học gồm 3 loại đơn vị cơ sở sau:
1.
Âm
2.
Hình
3. Câu
Tính chất của các đơn vị này được xác định như sau:

vị
vị

- Về mặt hình thức (cấu trúc) các đơn vị ở cấp độ dưới là thành tố để cấu tạo nên các đơn vị ở
trên nó. Ví dụ: Các âm vị cấu tạo nên các hình vị (các hình vị về hình thức bao gồm các âm
vị); các hình vị cấu tạo nên các từ; các từ, ngữ cấu tạo nên các câu.
- Để xác định tư cách đơn vị chức năng của một cấp độ, người ta dựa trên sự đối lập của các
đơn vị lớn hơn nó. Qua sự đối lập đó làm bật lên các chức năng của đơn vị cấp dưới – cái để
làm đơn vị đó tồn tại. Ví dụ: để xác định âm vị, người ta phải căn cứ vào các hình vị. Qua so
sánh và đối lập các hình vị, nhờ vào các thủ pháp đồng nhất và khác biệt, người ta xác định
được tư cách của các âm vị. Tương tự như vậy, để xác định hình vị, người ta phải căn cứ vào
các từ; để xác định từ và ngữ, người ta phải căn cứ vào các phát ngôn.
Nói tóm lại, trong cả một cấu trúc tôn ti như vậy, âm vị là đơn vị ở cấp độ thấp nhất, vì
thế, nên về mặt cấu trúc và chức năng, nó có kích thước bé nhất so với các đơn vị khác của
ngôn ngữ. Cũng chính vì nó ở cấp độ thấp nhất – cấp độ hình thức ngôn ngữ – nên nó không
có đầy đủ hai mặt của một tín hiệu. Nó là đơn vị tiền tín hiệu.
Chỉ có L. Hjelmslev (1943) là tận dụng được định nghĩa này trong phát biểu về ngôn ngữ
học đại cương của mình. Theo ông, ngôn ngữ dựa trên một đối xứng mà đối xứng này được
chia sẻ theo từng cấp độ, theo hai mặt cái biểu hiện và cái được biểu hiện của ngôn ngữ. Ở
mặt hình thức, tức là ở mặt cái biểu hiện, thì đơn vị nhỏ nhất là các âm vị (phonemes); ở mặt
nội dung, ý nghĩa (cái biểu hiện), thì đơn vị nhỏ nhất là các nghĩa vị (semantemes).
Những yếu tố cơ sở này, về bản chất, đều là những tín hiệu một mặt. Ở mặt cái biểu hiện,

âm vị là đơn vị thiếu mặt cái được biểu hiện, còn ở mặt cái được biểu hiện thì nghĩa vị lại thiếu
đi cái biểu hiện. Vậy, âm vị là đơn vị một mặt.
Ở trên cấp độ thống nhất là các cấp độ của hình thái học, từ học, cú pháp học.
Ở mỗi cấp độ như vậy, đều có đơn vị riêng của mình. Ví dụ: ở từ pháp học là hình vị
(morphemes), ở từ học là từ vị (lexemes) và ở cú pháp học là cú vị (syntaxemes). Những đơn
vị này khác với những đơn vị cơ sở ở cấp độ thấp nhất ở chỗ chúng đều là những tín hiệu chính
danh bao gồm cả hai mặt cái biểu hiện và cái được biểu hiện. Chúng ta có lược đồ của
Hjelmslev như sau:

Âm vị và các hệ thống âm vị tiếng Việt
• Âm đầu • Âm chính • Âm cuối • Thanh điệu


1. Âm vị
Âm vị là đơn vị tối thiểu của hệ thống ngữ âm của một ngôn ngữ dùng để cấu tạo và phân
biệt vỏ âm thanh của các đơn vị có nghĩa của ngôn ngữ.
Âm vị còn có thể được coi là một chùm hoặc một tổng thể đặc trưng các nét khu biệt được
thể hiện đồng thời.
Chi tiết...

2. Phân biệt âm tố với âm vị. Biến thể của âm vị
Âm vị là một đơn vị trừu tượng còn âm tố là một đơn vị cụ thể. Âm vị được thể hiện ra
bằng các âm tố và âm tố là sự thể hiện của âm vị.
Những âm tố cùng thể hiện một âm vị được gọi là các biến thể của âm vị.

3. Các hệ thống âm vị của tiếng Việt
3.1. Hệ thống âm đầu
Tiếng Việt có 22 phụ âm đầu, bao gồm:
/b, m, f, v, t, t’, d, n, z, ʐ, s, ş, c, ʈ, ɲ, l, k, χ, ŋ, ɣ, h, ʔ /


Bảng hệ thống âm đầu tiếng Việt

3.2. Hệ thống âm đệm
Âm đệm /w/ có chức năng làm trầm hoá âm sắc của âm tiết.

3.3. Hệ thống âm chính
Tiếng Việt có 13 nguyên âm đơn và 3 nguyên âm đôi làm âm chính:
/i, e, ε, ɤ, ɤˇ, a, ɯ, ă, u, o, ɔ, ɔˇ, εˇ, ie, ɯɤ, uo/


Bảng hệ thống nguyên âm tiếng Việt

3.4. Hệ thống âm cuối
Ngoài âm cuối /rezo/, tiếng Việt còn có 8 âm cuối có nội dung tích cực, trong đó có 6 phụ
âm /m, n, ŋ, p, t, k/ và hai bán nguyên âm /-w, -j/.

Bảng hệ thống âm cuối tiếng Việt

3.5. Hệ thống thanh điệu
Tiếng Việt có 6 thanh điệu.


Quy luật hình thành thanh điệu tiếng Việt
Trong quá trình lịch sử phát triển của mình, nhóm ngôn ngữ Việt Mường đã có một chuyển
đổi quan trọng mang tính quy luật: ban đầu chúng là những ngôn ngữ/ phương ngữ không
thanh điệu, về sau hệ thống thanh điệu xuất hiện và có diện mạo như ngày nay . Chuyển đổi
mang tính quy luật này thường được các nhà nghiên cứu gọi là quy luật hình thành thanh điệu
và do A.G. Haudricourt giải thích từ năm 1954. Sơ đồ dưới đây cho chúng ta biết rằng sự xuất
hiện các thanh xảy ra là do các biến đổi của âm cuối (rụng đi) và phụ âm đầu (lẫn lộn vô
thanh với hữu thanh).

Bản chất của quá trình này là vấn đề đường nét các thanh điệu có liên quan đến cách kết
thúc âm tiết. Bản chất của quá trình này cũng là sự xuất hiện âm vực của từ và sau đó là độ
cao của thanh điệu nhằm giải quyết mối tương ứng hữu thanh và vô thanh lẫn lộn.
Đầu công nguyên
(không thanh)

Thế kỉ thứ VI
(ba thanh)

Thế kỉ XII
(sáu thanh)

Ngày nay

pa

pa

pa

ba

sla, hla

hla

la

la


ba

ba






Đầu công nguyên
(không thanh)

Thế kỉ thứ VI
(ba thanh)

Thế kỉ XII
(sáu thanh)

Ngày nay

pa

pa

pa

ba

la


la





pas, pah



pả

bả

slas, hlah

hlà

lả

lả

bas, bah








las, lah







pax, pa?







slax, ba?

hlá





bax, ba?



pạ


bạ

lax, la?



lạ

lạ

Sơ đồ về nguồn gốc các thanh trong tiếng Việt

Khái niệm âm vị học
Âm tố và sự phân loại âm tố

Âm
tố.
Phụ
âm

Các
tiêu
chí
miêu
tả

• Các tiêu chí miêu tả và phân loại phụ âm


phân


nguyên
âm
loại
nguyên
âm

1. Âm tố. Phụ âm và nguyên âm
Âm tố (sound) là đơn vị ngữ âm nhỏ nhất, không thể phân chia được nữa.
Âm tố là đơn vị âm thanh nhỏ nhất của lời nói, có thể tách ra về mặt cấu âm–thính giác,
đồng chất trong một khoảng thời gian nhất định và thường ứng với một âm vị” [1].
“Âm tố là đơn vị nhỏ nhất không thể phân nhỏ hơn ra được nữa của ngữ âm” [2].
Có thể nói, âm tố là đoạn âm thanh nhỏ nhất, có thể tách ra được từ chuỗi lời nói liên tục,
không gắn liền với giá trị khu biệt âm vị học của nó. Âm tố là sự thể hiện cụ thể của âm vị, nó
chứa đựng cả một loạt những đặc trưng cần yếu và không cần yếu của âm vị.
Dựa theo cách thoát ra của luồng âm không khí khi phát âm, các âm tố thường được phân
ra làm hai loại chính: nguyên âm (vowel) và phụ âm (consonant).
- Nguyên âm:
Nếu âm thoát ra một cách tự do, có một âm hưởng “êm ái”, “dễ nghe”, mà đặc trưng âm
học của nó có tần số xác định, có đường cong biểu diễn tuần hoàn thì được gọi là tiếng
thanh. Về bản chất âm học, nguyên âm là tiếng thanh.
Nói một cách khác, nguyên âm là âm chỉ bao gồm tiếng thanh, không có tiếng
động, được tạo ra bằng luồn không khí phát ra tự do, không có chướng ngại.
- Phụ âm:
Ngược lại với nguyên âm, phụ âm là tiếng động. Những tiếng này không “dễ nghe”, có
tần số không ổn định, được biểu diễn bằng những đường cong không tuần hoàn.
- Ngoài hai loại âm tố chủ yếu trên còn có loại âm tố thứ ba mang tính chất trung gian, đó
là các bán nguyên âm hay bán phụ âm.Những âm tố này vừa mang tính chất nguyên âm
vừa mang tính chất phụ âm.


2. Các tiêu chí miêu tả và phân loại nguyên âm


- Theo vị trí của lưỡi. Có thể chia nguyên âm thành ba dòng: trước – giữa – sau.
- Theo độ mở của miệng. Các nguyên âm được phân thành các nguyên âm có độ mở rộng
– hẹp.
- Theo hình dáng của đôi môi. Các nguyên âm được chia thành nguyên âm tròn môi –
không tròn môi.
Ngoài ra còn có các tiêu chuẩn về trường độ, tính mũi hoá.
Chúng ta có thể nhận diện các nguyên âm qua hình thang nguyên âm.

3. Các tiêu chí miêu tả và phân loại phụ âm
- Về phương thức cấu âm. Có thể chia các phụ âm thành: âm tắc – âm xát – âm rung –
âm vang – âm ồn.
- Về vị trí cấu âm. Có thể chia các phụ âm thành: âm môi – âm đầu lưỡi – âm mặt lưỡi –
âm cuối/gốc lưỡi – âm thanh hầu.

Biểu diễn âm vị học
(phần đầu)
Âm thanh lời nói là một hiện tượng tự nhiên bao gồm những dao động của thực thể vật lí
mà âm học hiện đại biểu thị ra bằng cao độ (nội dung của dây thanh), cường độ, trường độ…
Nhưng từ khi xuất hiện văn tự, âm thanh không còn là một dạng thể hoàn toàn tự nhiên
nữa. Nó được biểu diễn ra trên kênh viết dưới hình thức văn tự ghi âm ghi âm. Đó chính là một
phép chuyển kênh hay là một sự cải biến về âm thanh tự nhiên sang các kí hiệu được thụ cảm
bằng thị giác (từ thính giác tới thị giác).
"Lời nói gió bay" là nhược điểm lớn nhất của âm thanh bằng lời. Lời nói muốn được lưu giữ
lại cần đến sự tác động nhân tạo vào đối tượng. Vì sự lưu lại lời nói âm thanh cho con người là
có ích về nhiều mặt. Vì vậy, từ khi có ngôn ngữ học, người ta luôn luôn tìm ra những giải pháp
tối ưu hơn cho việc lưu lại âm thanh tự nhiên của con người. Chúng ta có những dạng sau đây:
Tự nhiên (sóng âm)


Lưu giữ (nhân tạo tính)
Thẩm nhận qua tai: Băng/đĩa từ, đĩa quang…
Thẩm nhận qua thị giác

Âm thanh tự nhiên

1a. Chữ viết ghi âm (abc)
1b. Chữ viết ghi âm tiết (văn tự Sumer)
2. Phiên âm 2a. Ngữ âm học (IPA)
2b. Âm vị học:
- Cấu trúc luận
- Tạo sinh luận
- Âm vị học tự chiết đoạn

Dạng ghi lời nói qua văn tự, tuỳ theo tiến bộ của khoa học kĩ thuật mà âm thanh có thể
được chuyển tải, được ghi lại với mức độ chính xác khác nhau. Tuy nhiên, các điều kiện kĩ
thuật của con người không thể phản ánh trung thực và khách quan những điều tế vi nhất của
âm thanh con người.
Còn những sự lưu giữ thông qua kênh thị giác là hình ảnh chủ quan của con người về thế
giới âm thanh. Bằng chứng là dòng âm thanh liên tục đã được cắt ra theo truyền thống chữ


viết của từng dân tộc. Tuỳ theo nét thô hay nét tinh mà các chữ cái được sắp lại thành chuỗi
nhằm thể hiện được tính liên tục của âm thanh trong tự nhiên:
Ví dụ: /ʈ/: "tr"
Trong hình dung của A. de Rhodes (1651), âm này được "tãi" ra thành hai yếu tố tuyến
tính đi cạnh nhau và /t/ và /r/. So sánh: trời, blời, tlời… Có lẽ vào thời ấy, ở phụ âm đầu tiếng
Việt còn tổ hợp phụ âm đầu như bl, tl, tr… Nhưng ở người Việt hiện đại, bất kì trong một thổ
ngữ nào, phụ âm đầu này luôn là phụ âm quặt lưỡi đơn nhất, đồng chất và không mang tính

hình tuyến. Tiếng Việt đã trải qua quá trình đơn tiết hoá đến triệt để, đến nỗi một âm tiết xét
về mặt chiết đoạn chỉ là một tổ hợp của 3 thành phần âm thanh, mô phỏng một cách tự nhiên
chu kì cấu âm của con người.

Các âm khác như /f/, /t'/, /χ/ ở trong tiếng Việt được ghi bằng "ph, th, kh" là cũng có lí do
tương tự như vậy. Vào thời kì A. de Rhodes, người Việt cận đại có lẽ lúc đó phát âm các phụ
âm đầu này như là những tắc bật hơi để phân biệt với các âm tắc bình thường:
*/p'/

(/f/)
*/t'/

(t'/)
*/k'/ → (/χ/)
Vì vậy, ông đã sử dụng chữ "h" để ghi các yếu tố bật hơi có trong tiếng Việt. Do vậy mà ở
vị trí đầu này đã có tới 2 chữ cái cho một âm vị.
Văn tự là văn hoá, là thói quen ghi chữ của một cộng đồng. Gần 4 thế kỉ tồn tại của hệ chữ
viết Việt Nam đã tạo thành một nét văn hoá trong chữ viết, đến mức một cá nhân dẫu có uy
tín lớn như Hồ Chí Minh rất mong muốn "âm vị hoá" hoá lại hệ chữ viết này ngay từ khi Người
đi tìm đường cứu nước đến khi Người viết di chúc mà ý nguyện đó vẫn chưa thực hiện được.
Đó chính là tính độc lập tương đối của văn tự, là hình ảnh âm thanh quá khứ dội về. Đó là
tiếng vang văn hoá và không thể ngày một, ngày ngày hai mà có thể cải tiến và sửa chữa
được.
Như vậy, người ta có thể lưu giữ lời nói âm thanh tự nhiên của con người thông qua hệ chữ
viết của mình, nhưng đây là một thứ biểu diễn âm vị học sơ cấp, tính khoa học nhường chỗ
cho tính văn hoá và tình phổ cập. Từ khi xuất hiện cấu trúc luận, nhất là từ khi xuất hiện
những tuyên ngôn của trường phái Praha về ngôn ngữ học, người ta lưu ý hơn đến việc lưu giữ
hệ âm thanh tiếng nói con người thông qua kênh thị giác. Bởi vì, qua kênh thị giác, con người
có thời gian suy nghĩ nhiều hơn về bản chất âm thanh tiếng nói con người, tận dụng được
năng lực cảm nhận một cách tối ưu cái mà tự nhiên cấp cho con người: 90% thông tin con

người nhận được là thông qua thị giác.
Nhưng từ cấu trúc luận trở đi, việc biểu diễn âm vị học không còn là một hành động tự
phát của con người trong việc đòi lấy một sự bình đẳng giữa kênh nghe và kênh nhìn. Từ cấu
trúc luận trở đi, người ta chia thành hai dạng biểu diễn âm vị học: một dạng mang tính ngữ
âm học; một dạng mang tính âm vị học. Cả hai dạng này đều là những cố gắng tự giác của
con người trước âm thanh của mình. Biểu diễn âm thanh theo lối ngữ âm học là sử dụng một
bảng phiên âm thống nhất trên toàn thế giới cho việc ghi lại một dòng âm thanh thanh mà con
người ta nghe được. Từ 1890, khi Hội Ngữ âm học quốc tế (International Phonetic Association
– IPA) được hình thành, việc đầu tiên trong các việc họ phải làm là thiết lập một bảng chữ cái
chung cho các âm có trên toàn thế giới. Bảng phiên âm này có tên: International Phonetic
Alphabet (IPA). Cứ 5 năm một lần kể từ khi thành lập, những nhà ngữ âm học quốc tế lại
nhóm họp để cải biên, bổ sung, sửa đổi cho bảng chữ cái này tương thích hơn với hệ âm thanh
tiếng nói con người. Bảng IPA bao gồm các kí tự Latinh, kí tự Hi Lạp và một hệ các dấu phụ để
phản ánh được trung thành hơn các dạng thể âm thanh của con người. Vào năm 1993, sau
gần 100 năm xuất hiện IPA, các nhà ngữ âm học đã chỉnh sửa và đưa ra bảng chữ cái quốc tế
cho phiên âm mà chúng ta đang dùng.


Việc sử dụng bảng IPA để phiên âm được gọi là phép phiên âm hẹp theo trường phái Mĩ, vì
người phiên âm phải phiên âm một cách trung thành và chính xác dòng âm thanh mà mình
tiếp nhận.

dụ:
"toan"
=
bao
gồm:
[t]
[a]
[n]

là 3 âm tố chính quan trọng. Ngoài ra, khi phát âm thì [t] và [a] đều tròn môi ([t o], [ao]).
Khi phát âm "toan" thì [-n] đứng ở vị trí cuối cùng của âm tiết, một vị trí không thuận lợi
cho việc phân biệt giữa nét hữu thanh và vô thanh, giữa nét tắc và xát, trường độ của âm cuối
vô cùng ngắn (âm cuối thường có trường độ từ 3–5ms trong tương quan với âm đầu có trường
độ là từ 17–25ms), nên [-n] trong "toan" là một âm mũi nhưng không đầy đủ về tính hữu
thanh và vang. Vì vậy, khi phiên âm hẹp âm cuối này thì dưới kí hiệu này còn phải ghi chú
thêm tình trạng ít tính thanh (to).



Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×