Tải bản đầy đủ (.pdf) (142 trang)

XÂY DỰNG CHƯƠNG TRÌNH cải CÁCH HÀNH CHÍNH THEO cơ CHẾ “một cửa” TRONG LĨNH vực QUẢN lý hộ TỊCH

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.42 MB, 142 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜøNG ĐẠI HỌC MỞ TPHCM
KHOA CÔNG NGHỆ THÔNG TIN
-----o0o-----

KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP
ĐỀ TÀI:

XÂY DỰNG CHƯƠNG TRÌNH CẢI CÁCH
HÀNH CHÍNH THEO CƠ CHẾ “MỘT CỬA”
TRONG LĨNH VỰC QUẢN LÝ HỘ TỊCH

GVHD : NGUYỄN LÂM KIM THY
SVTH : TRẦN THỊ THU HÀ
MSSV : 10366029

TPHCM ,THÁNG 12/2007


Luận Văn :Quản Lý Hộ Tịch

GVHD :Nguyễn Lâm Kim Thy

Lời cám ơn
***

Con xin kính gởi lòng biết ơn sâu sắc đến ba mẹ và gia đình đã nuôi dưỡng
,giáo dục và tạo điều kiện tốt nhất cho con thực hiện tốt đề tài này
Em xin chân thành cảm ơn quý Thầy Cô trong khoa Công nghệ thông tin
trường Đại Học Mở TPHCM đã tạo điều kiện cho chúng em học tập và thực hiện tốt
luận văn tốt nghiệp này.


Đặc biệt là, em chân thành cảm ơn cô Nguyễn Lâm Kim Thy đã tận tình
hướng dẫn, chỉ bảo chúng em trong suốt thời gian thực hiện đề tài.
Em cũng xin cám ơn các anh chị ,bạn bè đã động viên ,giúp đỡ em vượt qua
những khó khăn trong quá trình thực hiện đề tài này cũng như trong suốt những năm
học vừa qua.
Mặc dù đã cố gắng hoàn thành luận văn với tất cả sự nổ lực của bản thân,
nhưng luận văn chắc chắn không tránh khỏi những thiếu sót nhất định, kính mong
sự cảm thông và tận tình chỉ bảo của quý thầy cô.

12 / 2007
Sinh viên thực hiện
Trần Thị Thu Hà

SVTH:Trần Thị Thu Hà

1


Luận Văn :Quản Lý Hộ Tịch

GVHD :Nguyễn Lâm Kim Thy

MỤC LỤC
***
LỜI CÁM ƠN ..............................................................................................................1
MỤC LỤC ...................................................................................................................2
CHƯƠNG I :GIỚI THIỆU ĐỀ TÀI ...............................................................................5
1.Tên đề tài : ............................................................................................................................. 5
2.Nhận định chung : ................................................................................................................ 5
CHƯƠNG II :GIỚI THIỆU TỔNG QUÁT HOÁ CHƯƠNG TRÌNH CẢI CÁCH HÀNH

CHÍNH THEO CƠ CHẾ MỘT CỬA .........................................................................6
1 .Khái niệm: ........................................................................................................................... 6
2 .Kết quả,lợi ích:.................................................................................................................... 6
3 .Nguyên tắc thực hiện:......................................................................................................... 6
4 . Quy trình giải quyết công việc theo cơ chế “MỘT CỬA” .............................................. 7
CHƯƠNG III: PHÂN TÍCH HIỆN TRẠNG...................................................................9
1.Tìm hiểu hiện trạng .............................................................................................................. 9
2.Các yêu cầu đặt ra .............................................................................................................. 10
3.Mục tiêu xây dựng hệ thống............................................................................................... 10
CHƯƠNG IV. CÁC CÔNG CỤ SỬ DỤNG ĐỂ PHÂN TÍCH VÀ XÂY DỰNG HỆ
THỐNG .................................................................................................................12
I.UML (Unified Modeling Language ) ................................................................................. 12
1.Actor......................................................................................................................... 12
2.Use Case ................................................................................................................... 13
3.Lớp : ......................................................................................................................... 13
4.Gói (Package) : ........................................................................................................ 13
5. Góc nhìn Use Case có chứa :................................................................................. 13
II.VISUAL STUDIO.NET 2005: .......................................................................................... 15
1.Nền tảng của .NET: .............................................................................................. 15
2.Net Framework ....................................................................................................... 16
3.Viết các chương trình .NET:.................................................................................. 18
III.SQL SERVER 2000: ........................................................................................................ 18
1.Giới thiệu SQL Server:........................................................................................... 18

SVTH:Trần Thị Thu Hà

2


Luận Văn :Quản Lý Hộ Tịch


GVHD :Nguyễn Lâm Kim Thy

2.Những đặc điểm mới của SQL Server 2000:........................................................ 18
3.Cấu trúc CSDL SQL Server 2000:........................................................................ 19
CHƯƠNG V :PHÂN TÍCH VÀ THIẾT KẾ HỆ THỐNG .............................................20
I.Các thủ tục hành chính diễn giải nghiệp vụ: .................................................................... 21
1.Đăng ký khai sinh: .................................................................................................. 21
2.Đăng ký kết hôn ...................................................................................................... 23
3.Đăng ký khai tử....................................................................................................... 24
4.Đăng ký việc nuôi con nuôi .................................................................................... 26
5.Đăng ký việc giám hộ.............................................................................................. 28
6.Đăng ký việc nhận cha mẹ con............................................................................... 30
7.Thay đổi ,cải chính hộ tịch,xác định lại giới tính,xác định lại dân tộc,bổ sung hộ
tịch ,điều chỉnh hộ tịch. ............................................................................................. 31
8.Ghi vào sổ các việc hộ tịch các việc thay đổi hộ tịch khác................................... 34
9.Đăng ký quá hạn,đăng ký lại. ................................................................................ 35
II. Mô tả quy trình nghiệp vụ đăng ký khai sinh ................................................................ 36
III.Biễu mẫu liên quan đến khai sinh................................................................................... 37
IV. Phân tích hệ thống: ......................................................................................................... 41
1.Xây dựng mô hình use case................................................................................... 41
a.Đăng nhập............................................................................................................ 41
b.Thống kê hồ sơ .................................................................................................... 41
c.Đăng ký khai sinh................................................................................................ 42
d.Người quản trị..................................................................................................... 43
2.Đặc tả use case......................................................................................................... 46
A. Actor : ................................................................................................................ 46
B.Use case ............................................................................................................... 46
B.1 Các Use Case chính ..................................................................................... 46
B.2 Các Use case cập nhập thông tin chung .................................................... 72

3.Biểu đồ trình tự ....................................................................................................... 74
3.1.Đăng nhập (DangNhap) : ................................................................................ 74
3.2.Lưu trữ hồ sơ khai sinh(LuuTruHSKhaiSinh) ............................................. 74
a.Thêm ................................................................................................................ 74
b.Sửa.................................................................................................................... 76
c.Xoá.................................................................................................................... 77
3.3.lập phiếu nhận khai sinh (LapPhieuNhanKS) .............................................. 78
3.4.Lập phiếu chuyển khai sinh (ChuyenHoSoKS ) ........................................... 79
3.5.Phân công thụ lý khai sinh ............................................................................. 80
3.6.In giấy chứng nhận(InGiayChungNhanKS) ................................................. 81
3.7.Lập phiếu trình (LapToTrinhLenChuTich) ................................................. 82
3.8.Chủ tịch ký duyệt KyDuyetHSKS) ................................................................ 83
3.9.Nhận hồ sơ đã ký duyệt (NhanHSKSDaKyDuyet) ....................................... 84
3.10.Đóng dấu hồ sơ(DongDauHSKS) ................................................................. 85
3.11.Lưu vào sổ hộ tịch (LuuTruVaoSoKhaiSinh) ............................................. 86
3.12.Nhận hồ sơ đã xử lý(NhanHSKSDaXuLy) .................................................. 87
3.13.Trả hồ sơ (TraHoSoKSChoDan) .................................................................. 88
SVTH:Trần Thị Thu Hà

3


Luận Văn :Quản Lý Hộ Tịch

GVHD :Nguyễn Lâm Kim Thy

3.14.Xem tình trạng hồ sơ(XemTinhTrangHSKS) ............................................. 89
3.15.Thống kê hồ sơ tồn (ThongKeHSConTon).................................................. 90
3.16.Thống kê Hồ sơ nhận(ThongKeHSNhan) ................................................... 91
3.17.Thống kê hồ sơ đã giải quyết (ThongKeHSDaGiaiQuyet)......................... 92

3.18.Thống kê hồ sơ đã trả kết quả (ThongKeHSDaTraKQ)............................ 93
3.19.Cập nhập các thông tin chung ...................................................................... 94
4.Biểu đồ cộng tác ...................................................................................................... 95
4.1.Đăng Nhập :...................................................................................................... 95
4.2.Lưu trữ hồ sơ khai sinh ................................................................................... 96
a.Thêm ................................................................................................................ 96
b.Sửa.................................................................................................................... 97
c.Xoá.................................................................................................................... 98
4.3.Lập phiếu nhận ................................................................................................ 99
4.4.Lập phiếu chuyển........................................................................................... 100
4.5.Phân công nhân viên thụ lý........................................................................... 101
4.6.In giấy chứng nhận ........................................................................................ 102
4.7.Lập Phiếu Trình............................................................................................. 103
4.8.Chủ tịch ký duyệt........................................................................................... 104
4.9.Nhận hồ sơ đã ký duyệt ................................................................................. 105
4.10.Đóng dậu hồ sơ............................................................................................. 106
4.11.Lưu vào sổ hộ tịch........................................................................................ 107
4.12.Nhận hồ sơ khai sinh đã xử lý..................................................................... 108
4.13.Trả hồ sơ ....................................................................................................... 109
4.14.Xem tình trạng hồ sơ ................................................................................... 110
4.15.Thồng kê hồ sơ tồn....................................................................................... 111
4.16.Thồng kê hồ sơ nhận.................................................................................... 112
4.17.Thồng kê hồ sơ đã giải quyết ...................................................................... 113
4.18.Thống kê hồ sơ đã trả kết quả:................................................................... 114
4.19.Câp nhập các thông tin chung :.................................................................. 115
5.Biểu đồ hoạt động ................................................................................................. 116
6.Lược đồ lớp: .......................................................................................................... 122
V.Thiết kế hệ thống.............................................................................................................. 123
A.Thiết kế cơ sở dữ liệu........................................................................................... 123
A.1.Lược đồ Diagram .......................................................................................... 123

A.2.Mô tả chi tiết các lớp đối tượng ................................................................... 124
B.Thiết kế giao diện ................................................................................................. 134
CHƯƠNG VI: TỔNG KẾT ......................................................................................140
I.Kết luận .............................................................................................................................. 140
II.Hướng phát triển : ........................................................................................................... 140
TÀI LIỆU THAM KHẢO ..........................................................................................141

SVTH:Trần Thị Thu Hà

4


Luận Văn :Quản Lý Hộ Tịch

GVHD :Nguyễn Lâm Kim Thy

CHƯƠNG I :GIỚI THIỆU ĐỀ TÀI

1.Tên đề tài :
Xây dựng chương trình cải cách hành chính theo cơ chế “một cửa”
trong lĩnh vực quản lý hộ tịch

2.Nhận định chung :
Quản lý hộ tịch là một trong những lĩnh vực quan trọng trong các cơ quan
hành chính nhà nước.Hiện nay cơ chế “một cửa” chưa được áp dụng rộng rãi trong
các cơ quan hành chính nhà nước , người dân chưa nắm rõ các quy trình và thủ tục
hành chính,Vì vậy việc triển khai thực hiện cơ chế một cửa còn rất hạn chế trong
việc tìm kiếm hồ sơ hay đăng ký trong lĩnh vực quản lý hộ tịch.
Ngày nay việt nam đã gia nhập WTO trong cơ chế thị trường mở , các nhu
cầu hành chính ngày càng nhiều , với số lượng dân số việt nam ngày càng tăng thì

thì vấn đề quản lý hộ tịch ngày càng trở nên cần thiết hơn và khó quản lý hơn.Với
thực trạng hiện nay ,tin học chưa được áp dụng rộng rãi vào cơ quan hành chính nhà
nước , mọi hồ sơ , sổ sách , báo cáo đều làm bằng tay mất nhiều thời gian và rất khó
quản lý.
Do đó việc xây dựng một chương trình cải cách hành chính trong lĩnh vực hộ
tịch theo cơ chế “một cửa ” là rất cần thiết , nhằm mục đích đạt được bước chuyển
căn bản trong quan hệ và thủ tục giải quyết công việc giữa cơ quan hành chính nhà
nước với tổ chức công dân ,giúp cho cán bộ hộ tịch giải quyết công việc một cách
nhanh chóng ,chính xác ,dễ quản lý và gọn nhẹ hơn .

SVTH:Trần Thị Thu Hà

5


Luận Văn :Quản Lý Hộ Tịch

GVHD :Nguyễn Lâm Kim Thy

CHƯƠNG II :GIỚI THIỆU TỔNG QUÁT HOÁ
CHƯƠNG TRÌNH CẢI CÁCH HÀNH CHÍNH THEO
CƠ CHẾ MỘT CỬA

Theo nghị định 158/2005/ND-CP ngày 27/12 của chính phủ nhằm quán triệt tinh
thần cải cách hành chính theo cơ chế “một cửa.”

1 .Khái niệm:
• Cơ chế “một cửa” là cơ chế giải quyết công việc của tổ chức,công dân
thuộc thẩm quyền của cơ quan hành chính Nhà nước từ tiếp nhận yêu
cầu,hồ sơ đến trả lại kết quả chỉ thông qua một đầu mối là “bộ phận

tiếp nhận và hoàn trả hồ sơ hành chánh tại cơ quan hành chính Nhà
nước(UBND xã)
• Trước đây khi chưa triển khai cơ chế “một cửa”,tổ chức,công dân phải
đi lại nhiều lần, đến một hoặc nhiều đơn vị,bộ phận để liên hệ giải
quyết công việc của mình
• Nay với cơ chế “một cửa”,công dân,tổ chức chỉ phải đến liên hệ tại
một bộ phận,việc phối hợp giải quyết công việc của tổ chức,công dân
thuộc trách nhiêm của cơ quan hành chính Nhà nước

2 .Kết quả,lợi ích:
• Giảm tối đa sự phiền hà cho tổ chức ,công dân khi có yêu cầu giải
quyết công việc tại cơ quan hành chính Nhà nước văn phòng UBND
xã,phường
• Góp phần sắp xếp lại tổ chức bộ máy cơ quan hành chính Nhà nước
theo hướng gọn nhẹ,hoạt động có hiệu lực,hiệu quả
3 .Nguyên tắc thực hiện:
Việc áp dụng thực hiện cơ chế “một cửa” phải đảm bảo các nguyên
tắc sau:
• Thủ tục hành chính đơn giản,rõ ràng, đúng pháp luật
• Công khai các thủ tục hành chính,phí,lệ phí và thời gian giải quyết
công việc của tổ chức,công dân
• Nhận yêu cầu và trả kết quả tại bộ phận tiếp nhận và hoàn trả hồ sơ
hành chánh
SVTH:Trần Thị Thu Hà

6


Luận Văn :Quản Lý Hộ Tịch


GVHD :Nguyễn Lâm Kim Thy

• Việc phối hợp giữa các bộ phận có liên quan trong bộ máy công quyền
nhằm giải quyết công việc của tổ chức,công dân là trách nhiêm của cơ
quan hành chính nhà nước
• Bảo đảm giải quyết công việc nhanh chóng,thuận tiện, đúng thời gian
cho tổ chức công dân

4 . Quy trình giải quyết công việc theo cơ chế “MỘT CỬA”
• Tổ chức, công dân có yêu cầu giải quyết công việc trực tiếp liên hệ
với bộ phận tiếp nhận và trả kết quả.
• Cán bộ, công chức làm việc tại bộ phận tiếp nhận và trả kết quả có
trách nhiệm xem xét yêu cầu, hồ sơ của tổ chức, công dân :
• Tiếp nhận và viết giấy biên nhận hồ sơ, hẹn ngày trả kết quả theo quy
định. Nếu hồ sơ chưa đầy đủ theo quy định thì hướng dẫn cụ thể để tổ
chức, công dân bổ sung, hoàn chỉnh.
• Trường hợp yêu cầu của tổ chức, công dân không thuộc phạm vi giải
quyết thì hướng dẫn để tổ chức, công dân đến cơ quan nhà nước có
thẩm quyền giải quyết.
• Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả có trách nhiệm chuyển hồ sơ của tổ
chức, công dân đến các bộ phận chức năng có liên quan để giải quyết.
• Các bộ phận liên quan có trách nhiệm giải quyết hồ sơ của tổ chức,
công dân do bộ phận tiếp nhận và trả kết quả chuyển đến, trình lãnh
đạo có thẩm quyền ký và chuyển về bộ phận tiếp nhận và trả kết quả
theo đúng thời gian quy định.
• Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả nhận lại kết quả giải quyết công việc
và trả lại tổ chức, công dân theo đúng thời gian đã hẹn, thu phí, lệ phí
đối với những công việc được thu phí, lệ phí theo quy định của pháp
luật.
• Trường hợp giải quyết hồ sơ không đúng thời gian như đã hẹn thì bộ

phận tiếp nhận và trả kết quả có trách nhiệm thông báo cho tổ chức,
công dân biết lý do và hẹn lại thời gian trả kết quả.

SVTH:Trần Thị Thu Hà

7


Luận Văn :Quản Lý Hộ Tịch

GVHD :Nguyễn Lâm Kim Thy

Mô hình tồ chức và quy trình hoạt động của cơ quan hành chính
theo cơ chế một cửa
Uỷ ban nhân
dân

Công dân

(1)

(6)

Phòng tiếp (2)
nhận và
trả kết quả
(5)

Phòng thụ
lý,phân công và

giải quyết hồ sơ

(3)

Phòng chủ
tịch

(4)

(1) Hướng dẫn ,tiếp nhận hồ sơ
(2) Chuyển hồ sơ cho bộ phận thụ lý và giải quyết hồ sơ.
(3) In giấy chứng nhận,Lập phiếu trình lãnh đạo
(4) Nhận hồ sơ đã ký duyệt của phòng chủ tịch.
(5) Nhận hồ sơ đã xử lý xong từ phòng hộ tịch.
(6) Trả kết quả cho dân

SVTH:Trần Thị Thu Hà

8


Luận Văn :Quản Lý Hộ Tịch

GVHD :Nguyễn Lâm Kim Thy

CHƯƠNG III: PHÂN TÍCH HIỆN TRẠNG
1.Tìm hiểu hiện trạng
Tồ chức ,công dân có nhu cầu Đăng ký cấp giấy chứng nhận hành
chính về lĩnh vực quản lý hộ tich như :
• Đăng ký khai sinh

• Đăng ký kết hôn
• Đăng ký khai tử
• Đăng ký việc nuôi con nuôi.
• Đăng ký việc giám hộ
• Đăng ký việc nhận cha mẹ con
• Thay đổi ,cải chính hộ tịch,xác định lại giới tính,xác định lại dân
tộc,bổ sung hộ tịch ,điều chỉnh hộ tịch.
• Ghi vào sổ các việc hộ tịch các việc thay đổi hộ tịch khác

• Đăng ký quá hạn,đăng ký lại.
¾ Công dân phải tốn rất nhiều thời gian đi từ cơ quan hành chính đến cơ
quan hành chính khác để xin được cấp giấy chứng nhận vì vậy rất
phiền hà và mất nhiều thời gian.
¾ Công dân phải đi lại nhiều lần để bổ sung giấy tờ các giấy tờ cần thiết
khác,tốn nhiều thời gian.
¾ Công dân phải chờ đợi cán bộ giải quyết hồ sơ tại cơ quan hành
chính,phiền hà cho người dân và mật trật tự nơi cơ quan hành chính.
¾ Việc cập nhập hồ sơ,sổ sách,giấy tờ quy định,giấy tờ thay thế đều
được thực hiện bằng tay,không chính xác và tốn thời gian.
¾ Việc thống kê ,báo cáo hồ sơ còn rất nhiều khó khăn phức tạp,dễ xảy
ra sai xót và tốn thời gian.
¾ Cán bộ không thể tìm kiếm hồ sơ đáp ứng nhu cầu công việc của mình
mà phải thông qua bộ phận khác mặt dù thuộc phạm vi,quyền hạn của
mình,gây cản trở trong quá trình giải quyết công việc.
¾ Việc ghi giấy chứng nhận được thực hiện bằng tay,dễ sai xót và nhầm
lẫn.
SVTH:Trần Thị Thu Hà

9



Luận Văn :Quản Lý Hộ Tịch

GVHD :Nguyễn Lâm Kim Thy

¾ Cán bộ không thể hướng dẫn đầy đủ các thông tin và thủ tục đăng ký
hộ tịch kịp thời cho tổ chức,công dân trong khi có quá nhiều người
được hướng dẫn do không rõ thủ tục hành chính.
¾ Không thể kiểm tra số lượng hồ sơ theo từng loại nhu cầu và từng
ngày một cách nhanh chóng và chính xác do phải thực hiện bằng tay.

2.Các yêu cầu đặt ra
• Hiện tại nhu cầu về một phần mềm có khả năng xử lý và bảo mật cao
hơn tại uỷ ban cấp phường xã là cấp thiết và một số vấn đề phát sinh
trong quá trình hoạt động cần giải quyết để đáp ứng cho người dân
một cách nhanh chóng và kịp thời nhằm thực hiện tốt cơ chế một cửa.
• Hệ thống cho phép người dân có thể vào xem các thông tin hướng
dẫn,xem các biểu mẫu.
• Hê thống cho phép cập nhập phòng ban,nhân viên,sổ lưu,ngăn xếp…
và các thông tin chung một cách nhanh chóng.
• Hê thống cho phép tra cứu và quản lý hồ sơ một cách nhanh chóng và
chính xác
• Hê thống cho phép thống kê hồ sơ,lập báo cáo,lập phiếu nhận ,lập
phiếu chuyển ,phiếu trình một cách nhanh chóng và dễ dàng
• Hệ thống cho phép tìm kiếm có hiệu quả và nhanh chóng.

3.Mục tiêu xây dựng hệ thống
Hệ thống có thể thực hiện các mục tiêu sau:
a.Xử lý :


Cập nhập thông tin chung (phòng ban,nhân viên,giấy tơ quy
đinh,giấy tờ thay thế..…)


Cập nhập hồ sơ.



Lập phiếu nhận hồ sơ



Lập phiếu chuyển hồ sơ đến bộ phân thụ lý hồ sơ.



In giấy chứng nhận.



Lập tờ trình trình lãnh đạo .



Chủ tịch Ký duyệt giấy chứng nhận

SVTH:Trần Thị Thu Hà

10



Luận Văn :Quản Lý Hộ Tịch

GVHD :Nguyễn Lâm Kim Thy



Cán bộ hộ tịch đóng dấu hồ sơ và ký tên.



Nhận hồ sơ đã ký duyệt từ phòng chủ tịch



Nhận hồ sơ đã xử lý xong từ phòng hộ tịch



Vào sổ lưu



Trả hồ sơ



Thông kê hồ sơ còn tồn.




Thông kê hồ sơ đã trả.



Thông kế hồ sơ đã giải quyết.



Thống kê hồ sơ nhận



Xem tình trạng của hồ sơ hiện hành

b.Giao diện : Hệ thống sẽ hoạt đông trên môi trường giao diện đồ hoạ.
c.Về mạng : Hệ thống hoạt động trong phạm vi nội bộ

SVTH:Trần Thị Thu Hà

11


Luận Văn :Quản Lý Hộ Tịch

GVHD :Nguyễn Lâm Kim Thy

CHƯƠNG IV. CÁC CÔNG CỤ SỬ DỤNG ĐỂ PHÂN
TÍCH VÀ XÂY DỰNG HỆ THỐNG
I.UML (Unified Modeling Language )

Em sử dụng Unified Modeling Language (UML) để phân tích
thiết kế hệ thống (PTTKHT) quản lý hộ tịch các bước từ khâu khảo sát
thực tế, xây dựng mô hình dòng dữ liệu, xác định các tác nhân, các đối
tượng, các lớp để xây dựng các biểu đồ như biểu đồ trình tự, biểu đồ
lớp,biểu đồ cộng tác.
Ứng xử của hệ thống, tức là những chức năng mà hệ thống
cung cấp sẽ được mô tả trong mô hình Use case. Trong đó mô tả
những chức năng (Use case), những thành phần ở bên ngoài( Actor)
tương tác với hệ thống và mối quan hệ giữa Use case và Actor (biểu
đồ Use case).
Mục đích quan trọng nhất của mô hình Use case là phục vụ cho
việc trao đổi thông tin. Nó cung cấp phương tiện để khách hàng,
những người dùng tương lai của hệ thống và những người phát triển
hệ thống có thể trao đổi với nhau và biến những yêu cầu về mặt
nghiệp vụ của người dùng thành những yêu cầu cụ thể mà lập trình
viên có thể hiểu một cách rõ ràng.

1.Actor
a.Khái niệm
Actor không phải là một phần của hệ thống. Nó thể hiện một người
hay một hệ thống khác tương tác với hệ thống. Một Actor có thể:




Chỉ cung cấp thông tin cho hệ thống.
Chỉ lấy thông tin từ hệ thống.
Nhận thông tin từ hệ thống và cung cấp thông tin cho hệ thống

b.Ký hiệu

Trong UML, tác nhân được biểu diễn với hình dạng cái gậy.

SVTH:Trần Thị Thu Hà

12


Luận Văn :Quản Lý Hộ Tịch

GVHD :Nguyễn Lâm Kim Thy

: CBTN&TraHS

2.Use Case
a.Khái niệm
Một Use Case là một đơn vị công việc riêng lẻ. Nó cung cấp một cái
nhìn cấp cao của người ngoài hệ thống về một hành vi có thể nhận
thấy được của hệ thống.
b. Ký hiệu :
Trong UML,Use Case có ký hiệu là một hình ellipse.

DangNhap

3.Lớp :
Một lớp chứa các thuộc tính và các phương thức của chúng.
4.Gói (Package) :
Một gói được dùng để nhóm các lớp có một vài các chung lại
với nhau. Trong UML gói được biểu diễn bằng ký hiệu
Package1


5. Góc nhìn Use Case có chứa :
• Các Use Case
SVTH:Trần Thị Thu Hà

13


Luận Văn :Quản Lý Hộ Tịch

GVHD :Nguyễn Lâm Kim Thy

• Các tác nhân
• Các mối kết hợp truyền thông giữa Use Case và tác nhân (mô
tả sự liên hệ giữa Use Case và tác nhân. Trong UML mối kết
hợp truyền thông được biểu thị bằng một mũi tên. Đầu mũi tên
chỉ người bắt đầu sự truyền tin.
• Mối kết hợp <<include>> (include relationship) mối kết hợp
này cho phép một Use Case sử dụng chức năng cung cấp bởi
Use Case khác.
• Mối kết hợp << extend>> (extend relationship) mối kết hợp
này cho phép Use mở rộng tùy ý chức năng được cung cấp bởi
Use Case khác.
• Mối kết hợp tổng quát hóa giữa các tác nhân, mối kết hợp này
dùng để chỉ các tác nhân có một vài điểm chung.
• Sơ đồ Use Case : chỉ ra một vài Use Case, một vài tác nhân
trong hệ thống và những mối kết hợp giữa chúng. Một trong
những lợi ích của những sơ đồ Use Case là sự truyền thông tin.
Nhìn vào sơ đồ Use Case, chúng ta sẽ biết chức năng nào được
bao hàm trong hệ thống. Nhìn vào các tác nhân, chúng ta sẽ
biết chính xác ai tương tác với hệ thống. Nhìn vào các tập Use

Case và tác nhân chúng ta biết được đề án thuộc phạm vi nào.
Điều này có thể giúp chúng ta nhận ra trước bất kỳ chức năng
thiếu.
• Sơ đồ tương tác : có hai loại sơ đồ tương tác là sơ đồ tuần tự và
sơ đồ cộng tác. Cả hai sơ đồ tuần tự và sơ đồ cộng tác sẽ cho
chúng ta thông tin giống hệt nhau, tuy nhiên, có một sự khác
nhau giữa sơ đồ tuần tự và sơ đồ cộng tác là sơ đồ tuần tự cho
thấy tiêu điểm điều khiển còn sơ đồng cộng tác cho thấy dòng
dữ liệu.
SVTH:Trần Thị Thu Hà

14


Luận Văn :Quản Lý Hộ Tịch

GVHD :Nguyễn Lâm Kim Thy

9 Sơ đồ trình tự chỉ ra sự tương tác giữa các đối
tượng sắp xếp theo trình tự thời gian. Nó mô tả
ứng xử của các đối tượng trong thủ tục, giúp ta
hình dung được khía cạnh động của hệ thống.
ƒ

Lớp biên (boundary ) là lớp
nằm trên hệ thống và trong còn lại ,chúng
là những form,biểu mẫu,report...cho tác
nhân tướng tác hệ thống

ƒ


Lớp điều khiển (controler) lớp
có trách nhiệm điều phối hoạt động của
các lớp khác,thông thường mỗi use case có
một lớp điểu khiển đễ điều khiễn trình tự
hoạt động,lớp khác không gửi thông điệp
đến chúng nhưng chúng lại gửi thông điệp
đến các lớp khác

ƒ

Lớp thực thể (Entity) :Là lớp
lưu trữ thông tin mà nó được ghi vào bộ
nhớ ngoài ,các yêu cầu hệ thống xác định
luồng sự kiện ,luồng sự kiện xác định
luồng và lớp

• Gói : trong góc nhìn của Use case, gói là nhóm của các Use
case hoặc tác nhân.

II.VISUAL STUDIO.NET 2005:
1.Nền tảng của .NET:
Nền tảng .NET bao gồm bốn nhóm sau:
• Một tập các ngôn ngữ, bao gồm C# và Visual Basic .Net; một tập các
công cụ phát triển bao gồm Visual Studio .Net; một tập đầy đủ các thư
viện phục vụ cho việc xây dựng các ứng dụng web, các dịch vụ web và
các ứng dụng Windows; còn có CLR - Common Language Runtime:

SVTH:Trần Thị Thu Hà


15


Luận Văn :Quản Lý Hộ Tịch

GVHD :Nguyễn Lâm Kim Thy

(ngôn ngữ thực thi dùng chung) để thực thi các đối tượng được xây dựng
trên bô khung này.
• Một tập các Server Xí nghiệp .Net như SQL Server 2000. Exchange 2000,
BizTalk 2000, … chúng cung cấp các chức năng cho việc lưu trữ dữ liệu
quan hệ, thưđiện tử, thương mại điện tử B2B,…
• Các dịch vụ web thương mại miễn phí, vừa được công bố gần đậy như là
dự án Hailstorm; nhà phát triển có thể dùng các dịch vụ này để xây dựng
các ứng dụng đòi hỏi tri thức về định danh người dùng…
• NET cho các thiết bị không phải PC như điện thoại (cell phone), thiết bị
game.

2.Net Framework
.Net hỗ trợ tích hợp ngôn ngữ, tức là ta có thể kế thừa các lớp, bắt các biệt lệ,
đa hình thông qua nhiều ngôn ngữ. .NET Framework thực hiện được việc này
nhờ vào đặc tả Common Type System - CTS (hệ thống kiểu chung) mà tất cả các
thành phần
.Net đều tuân theo. Ví dụ, mọi thứ trong .Net đều là đối tượng, thừa kế từ lớp
gốc System.Object.Ngoài ra .Net còn bao gồm Common Language Specification
- CLS (đặc tả ngôn ngữ chung). Nó cung cấp các qui tắc cơ bản mà ngôn ngữ
muốn tích hợp phải thỏa mãn. CLS chỉ ra các yêu cầu tối thiểu của ngôn ngữ hỗ
trợ .Net. Trình biên dịch tuân theo CLS sẽ tạo các đối tượng có thể tương hợp
với các đối tượng khác. Bộ thư viện lớp của khung ứng dụng (Framework Class
Library - FCL) có thểđược dùng bởi bất kỳ ngôn ngữ nào tuân theo CLS.

.NET Framework nằm ở tầng trên của hệđiều hành (bất kỳ hệđiều hành nào
không chỉ là Windows). .NET Framework bao bao gồm:
• Bốn ngôn ngữ chính thức: C#, VB.Net, C++, và Jscript.NET
• Common Language Runtime - CLR, nền tảng hướng đối tượng cho phát
triển ứng dụng Windows và web mà các ngôn ngữ có thể chia sẻ sử dụng.
• Bộ thư viện Framework Class Library - FCL.
SVTH:Trần Thị Thu Hà

16


Luận Văn :Quản Lý Hộ Tịch

GVHD :Nguyễn Lâm Kim Thy

Hình 1: Kiến trúc khung ứng dụng .Net
Thành phần quan trọng nhất của .NET Framework là CLR, nó cung cấp môi
trường cho ứng dụng thực thi, CLR là một máy ảo, tương tự máy ảo Java. CLR kích
hoạt đối tượng, thực hiện kiểm tra bảo mật, cấp phát bộ nhớ, thực thi và thu dọn
chúng.
Trong Hình 1, tầng trên của CLR bao gồm:
• Các lớp cơ sở
• Các lớp dữ liệu và XML
• Các lớp cho dịch vụ web, web form, và Windows form.
Các lớp này được gọi chung là FCL, Framework Class Library, cung cấp API
hướng đối tượng cho tất cả các chức năng của .NET Framework (hơn 5000 lớp).
Các lớp cơ sở tương tự với các lớp trong Java. Các lớp này hỗ trợ các thao tác
nhập xuất, thao tác chuổi, văn bản, quản lý bảo mật, truyền thông mạng, quản lý tiểu
trình và các chức năng tổng hợp khác …
Trên mức này là lớp dữ liệu và XML. Lớp dữ liệu hỗ trợ việc thao tác các dữ

liệu trên cơ sở dữ liệu. Các lớp này bao gồm các lớp SQL (Structure Query
Language: ngôn ngữ truy vấn có cấu trúc) cho phép ta thao tác dữ liệu thông qua
một giao tiếp SQL chuẩn. Ngoài ra còn một tập các lớp gọi là ADO.Net cũng cho

SVTH:Trần Thị Thu Hà

17


Luận Văn :Quản Lý Hộ Tịch

GVHD :Nguyễn Lâm Kim Thy

phép thao tác dữ liệu. Lớp XML hỗ trợ thao tác dữ liệu XML, tìm kiếm và diễn dịch
XML.
Trên lớp dữ liệu và XML là lớp hỗ trợ xây dựng các ứng dụng Windows
(Windows forms), ứng dụng Web (Web forms) và dịch vụ Web (Web services).
3.Viết các chương trình .NET:
Quan điểm về kiến trúc .NET là tạo sự dễ dàng, thuận tiện khi phát triển các
phần mềm theo tính hướng đối tượng. Với mục đích này, tầng trên cùng của kiến
trúc .NET được thiết kế để bao gồm hai phần: ASP.NET và Windows Form.
ASP.NET được dùng cho hai mục đích chính: hoặc để tạo các ứng dụng Web với
Web Forms hoặc tạo các đối tượng Web (Web Objects) không có giao diện người
dùng (User Interface: UI) với Web Services.
III.SQL SERVER 2000:
1.Giới thiệu SQL Server:
SQL Server 2000 là mô hình cơ sở dữ liệu (CSDL) quan hệ dạng client/server
của Microsoft, đang được sử dụng rộng rãi hiện nay. Với tính ưu việt SQL Server
2000 cho phép bạn xây dựng, phát triển và quản trị ứng dụng thương mại điện tử và
quản lý.

SQL Server 2000 tổ chức và lưu trữ dữ liệu trong đối tượng bảng (table), SQL
Server 2000 cho phép bạn định nghĩa mối quan hệ giữa các bảng với nhau và truy
cập dữ liệu trên server thông qua ứng dụng. Người quản trị CSDL (Administrators)
truy cập trực tiếp đến server để thực hiện các tác vụ như cấu hình, quản trị, bảo trì
và bảo mật CSDL.
SQL Server 2000 là một hệ quản trị CSDL cho phép bạn lưu trữ một lượng lớn
dữ liệu, hỗ trợ hệ thống ra quyết định, hỗ trợ data warehouse (kho dữ liệu), hỗ trợ
các công cụ khác giúp cho bạn xây dựng và triển khai ứng một một cách hiệu quả và
có tính bảo mật cao trong môi trường đa người dùng.
2.Những đặc điểm mới của SQL Server 2000:
Những đặc điểm mới của SQL Server 2000 bao gồm :
SVTH:Trần Thị Thu Hà

18


Luận Văn :Quản Lý Hộ Tịch

GVHD :Nguyễn Lâm Kim Thy

- Tích hợp Internet:
CSDL SQL Server 2000 cho phép lưu trữ số lượng lớn dữ liệu phục vụ cho các
ứng dụng web. Ngoài ra SQL Server là một thành phần thuộc cấu trúc windows
DNA (Distributed interNet Architecture) để phát triển ứng dụng web. Ngoài ra SQL
Server 2000 hỗ trợ những tính năng khác như : English Query, Microsoft Search
Service để tương tác với các ứng dụng web.
- Khả chuyển:
SQL Server 2000 cho phép nhiều người sử dụng cùng truy cập dữ liệu trong
cùng một thời gian, điều này có nghĩa là nhiều ứng dụng chạy trên nhiều máy khác
nhau có thể truy cập CSDL tại một thời điểm.

Ngoài ra, người sử dụng có thể sử dụng các công cụ cho phép gởi câu truy vấn
thông qua mạng đến CSDL SQL Server và nhận kết quả trả về từ đối tượng CSDL.
CSDL có thể triển khai trên nhiều Server khác nhau và sẽ được đồng bộ hóa khi cần.
Đối với các ứng dụng có quy mô lớn, khối lượng lớn dữ liệu cần xử lý trong một
thời gian ngắn có thể ảnh hưởng đến tắc nghẽn mạng. Do đó, SQL Server có thể
chạy trên Server và bộ đa xử lý.
- Dễ cài đặt và quản trị:
SQL Server 2000 cung cấp nhiều công cụ phát triển và quản trị, cho phép bạn dễ
dàng cài đặt, triển khai, quản trị và tương tác nhiều CSDL SQL Server với nhau qua
mạng, ngay cả khi người sử dụng không kết nối với hệ thống CSDL trung tâm.
3.Cấu trúc CSDL SQL Server 2000:
Mặc dù có nhiều cách lưu trữ dữ liệu, nhưng mô hình CSDL quan hệ là một cấu
trúc cho phép bạn lưu trữ, xử lý dữ liệu một cách hiệu quả bằng việc cung cấp một
đối tượng table, column.
Mỗi SQL Server có thể chứa nhiều CSDL. Một CSDL bao gồm tập hợp các table
và các đối tượng khác như diagrams, views, stored procedure, trigger,…

SVTH:Trần Thị Thu Hà

19


Luận Văn :Quản Lý Hộ Tịch

GVHD :Nguyễn Lâm Kim Thy

CHƯƠNG V :PHÂN TÍCH VÀ THIẾT KẾ HỆ THỐNG
Sơ đồ phân cấp quản lý và tác nghiệp tại uỷ ban nhân dân
cấp phường xã
CHỦ TỊCH


PHÓ CHỦ TỊCH

BAN
NHÀ
ĐẤT

BAN
TIỂU
THỦ
CÔNG
NGHIỆP
BAN
SẢN
XUẤT
KINH
DOANH

BAN
CHỮ
THẬP
ĐỎ

BAN
THƯƠNG
BINH XÃ
HỘI

BAN
VĂN

HÓA
THÔNG
TIN

BAN

PHÁP

HỘI
PHỤ
NỮ

MẶT
TRẬN
TỔ
QUỐC

ĐOÀN
THANH
NIÊN

XOÁ
ĐÓI
GIẢM
NGHÈO

TRƯỞNG BAN TƯ PHÁP

TỔ
HOÀ GIẢI


TỔ
HỘ TỊCH

TỔ
TUYÊN
TRUYỀN

CÁC
TỔ KHÁC
.V.V…

CÁN BỘ TƯ PHÁP HỘ TỊCH

SVTH:Trần Thị Thu Hà

20


Luận Văn :Quản Lý Hộ Tịch

GVHD :Nguyễn Lâm Kim Thy

I.Các thủ tục hành chính diễn giải nghiệp vụ:
1.Đăng ký khai sinh:
a. Thẩm quyền đăng ký khai sinh
• Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn (sau đây gọi là Ủy ban nhân dân cấp
xã), nơi cư trú của người mẹ thực hiện việc đăng ký khai sinh cho trẻ em;
nếu không xác định được nơi cư trú của người mẹ, thì Ủy ban nhân dân
cấp xã, nơi cư trú của người cha thực hiện việc đăng ký khai sinh.

• Trong trường hợp không xác định được nơi cư trú của người mẹ và người
cha, thì Ủy ban nhân dân cấp xã, nơi trẻ em đang sinh sống trên thực tế
thực hiện việc đăng ký khai sinh.
• Việc đăng ký khai sinh cho trẻ em bị bỏ rơi được thực hiện tại Ủy ban
nhân dân cấp xã, nơi cư trú của người đang tạm thời nuôi dưỡng hoặc nơi
có trụ sở của tổ chức đang tạm thời nuôi dưỡng trẻ em đó.
b. Thời hạn đi khai sinh và trách nhiệm khai sinh
Trong thời hạn 60 ngày, kể từ ngày sinh con, cha, mẹ có trách nhiệm đi khai
sinh cho con; nếu cha, mẹ không thể đi khai sinh, thì ông, bà hoặc những
người thân thích khác đi khai sinh cho trẻ em.
c. Thủ tục đăng ký khai sinh
• Người đi đăng ký khai sinh phải nộp giấv chứng sinh (theo mẫu quy định)
và xuất trình Giấy chứng nhận kết hôn của cha, mẹ trẻ em (nếu cha, mẹ
của trẻ em có đăng ký kết hôn).
• Giấy chứng sinh do cơ sở y tế, nơi trẻ em sinh ra cấp; nếu trẻ em sinh ra
ngoài cơ sở y tế, thì Giấy chứng sinh được thay bằng văn bản xác nhận
của người làm chứng. Trong trường hợp không có người làm chứng, thì
người đi khai sinh phải làm giấy cam đoan về việc sinh là có thực.
• Trong trường hợp cán bộ Tư pháp hộ tịch biết rõ về quan hệ hôn nhân của
cha mẹ trẻ em, thì không bắt buộc phải xuất trình Giấy chứng nhận kết
hôn.
• Sau khi kiểm tra các giấy tờ hợp lệ, cán bộ Tư pháp hộ tịch ghi vào sổ
đăng ký khai sinh và bản chính Giấy khai sinh, Chủ tịch Ủy ban nhân dân
cấp xã ký và cấp cho người đi khai sinh một bản chính Giấy khai sinh.
Bản sao Giấy khai sinh được cấp theo yêu cầu của người đi khai sinh.

SVTH:Trần Thị Thu Hà

21



Luận Văn :Quản Lý Hộ Tịch

GVHD :Nguyễn Lâm Kim Thy

• Trong trường hợp khai sinh cho con ngoài giá thú, nếu không xác định
được người cha, thì phần ghi về người cha trong sổ đăng ký khai sinh và
Giấy khai sinh để trống. Nếu vào thời điểm đăng ký khai sinh có người
nhận con, thì Ủy ban nhân dân cấp xã kết hợp giải quyết việc nhận con và
đăng ký khai sinh.
d. Khai sinh cho trẻ em bị bỏ rơi
• Người phát hiện trẻ sơ sinh bị bỏ rơi có trách nhiệm bảo vệ trẻ và báo
ngay cho Ủy ban nhân dân cấp xã hoặc Công an xã, phường, thị trấn, nơi
trẻ bị bỏ rơi để lập biên bản và tìm người hoặc tổ chức tạm thời nuôi
dưỡng trẻ em đó.
• Biên bản phải ghi rõ ngày, tháng, năm, địa điểm phát hiện trẻ bị bỏ rơi;
giới tính; đặc điểm nhận dạng; tài sản và các đồ vật khác của trẻ (nếu có);
họ, tên, địa chỉ của người phát hiện. Biên bản được lập thành hai bản, một
bản lưu tại Ủy ban nhân dân cấp xã, nơi lập biên bản, một bảo giao cho
người hoặc tổ chức tạm thời nuôi dưỡng trẻ.
• Ủy ban nhân dân cấp xã, nơi lập biên bản có trách nhiệm thông báo trên
Đài phát thanh hoặc Đài truyền hình địa phương để tìm cha, mẹ đẻ của
trẻ. Đài phát thanh hoặc Đài truyền hình có trách nhiệm thông báo miễn
phí 3 lần trong 3 ngày liên tiếp các thông tin về trẻ sơ sinh bị bỏ rơi. Hết
thời hạn 30 ngày, kể từ ngày thông báo cuối cùng, nếu không tìm thấy
cha, mẹ đẻ, thì người hoặc tổ chức đang tạm thời nuôi dưỡng trẻ có trách
nhiệm đi đăng ký khai sinh.
• Khi đăng ký khai sinh cho trẻ sơ sinh bị bỏ rơi, họ, tên của trẻ được ghi
theo đề nghị của người đi khai sinh; nếu không có cơ sở để xác định ngày
sinh và nơi sinh, thì ngày phát hiện trẻ bị bỏ rơi là ngày sinh; nơi sinh là

địa phương nơi lập biên bản; quốc tịch của trẻ là quốc tịch Việt Nam.
Phần khai về cha, mẹ và dân tộc của trẻ trong Giấy khai sinh và Sổ đăng
ký khai sinh được để trống. Trong cột ghi chú của Sổ đăng ký khai sinh
phải ghi rõ "trẻ bị bỏ rơi". Trong trường hợp có người nhận trẻ làm con
nuôi, thì cán bộ Tư pháp hộ tịch căn cứ vào quyết định công nhận việc
nuôi con nuôi để ghi tên cha, mẹ nuôi vào phần ghi về cha, mẹ trong Sổ
đăng ký khai sinh và Giấy khai sinh của con nuôi; trong cột ghi chú của
Sổ đăng ký khai sinh phải ghi rõ "cha, mẹ nuôi"; nội dung ghi chú này
phải được giữ bí mật, chỉ những người có thẩm quyền mới được tìm hiểu.
• 4. Trường hợp trẻ em bị bỏ rơi không phải là trẻ sơ sinh, thì việc lập biên
bản và thông báo tìm cha, mẹ đẻ của trẻ em cũng được thực hiện theo quy
định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này. Khi đăng ký khai sinh, những nội

SVTH:Trần Thị Thu Hà

22


Luận Văn :Quản Lý Hộ Tịch

GVHD :Nguyễn Lâm Kim Thy

dung liên quan đến khai sinh được ghi theo lời khai của trẻ; nếu trẻ không
nhớ được thì căn cứ vào thể trạng của trẻ để xác định năm sinh, ngày sinh
là ngày 01 tháng 01 của năm đó; họ, tên của trẻ được ghi theo đề nghị của
người đi khai sinh; quốc tịch của trẻ là quốc tịch Việt Nam; những nội
dung không xác định được thì để trống. Trong cột ghi chú của Sổ đăng ký
khai sinh phải ghi rõ "trẻ bị bỏ rơi”.
2.Đăng ký kết hôn
a. Thẩm quyền đăng ký kết hôn

• Ủy ban nhân dân cấp xã, nơi cư trú của bên nam hoặc bên nữ thực hiên
việc đãng ký kết hôn.
• Trong trường hợp cả hai bên nam, nữ là công dân Việt Nam đang trong
thời hạn công tác, học tập lao động ở nước ngoài về nước đăng ký kết
hôn, đã cắt hộ khẩu thường trú ở trong nước, thì việc đăng ký kết hôn
được thực hiện tại Ủy ban nhân dân cấp xã, nơi cư trú trước khi xuất cảnh
của một trong hai bên nam, nữ.
b. Thủ tục đăng ký kết hôn
• Khi đăng ký kết hôn, hai bên nam, nữ phải nộp Tờ khai (theo mẫu quy
định) và xuất trình Giấy chứng minh nhân dân.
• Trong trường hợp một người cư trú tại xã, phường, thị trấn này, nhưng
đăng ký kết hôn tại xã, phường, thị trấn khác, thì phải có xác nhận của Ủy
ban nhân dân cấp xã, nơi cư trú về tình trạng hôn nhân của người đó.
• Đối với người đang trong thời hạn công tác, học tập, lao động ở nước
ngoài về nước đăng ký kết hôn, thì phải có xác nhận của Cơ quan Ngoại
giao, Lãnh sự Việt Nam tại nước sở tại về tình trạng hôn nhân của người
đó.
• Đối với cán bộ, chiến sĩ đang công tác trong lực lượng vũ trang, thì thủ
trưởng đơn vị của người đó xác nhận tình trạng hôn nhân.
• Việc xác nhận tình trạng hôn nhân nói trên có thể xác nhận trực tiếp vào
Tờ khai đăng ký kết hôn hoặc bằng Giấy xác nhận tình trạng hôn nhân
theo quy định tại Chương V của Nghị định này.
• Việc xác nhận tình trạng hôn nhân có giá trị 6 tháng, kể từ ngày xác nhận.
• Trong thời hạn 5 ngày, kể từ ngày nhận đủ giấy tờ hợp lệ, nếu xét thấy hai
bên nam, nữ có đủ điều kiện kết hôn theo quy định của Luật Hôn nhân và
gia đình, thì Ủy ban nhân dân cấp xã đăng ký kết hôn cho hai bên nam,
nữ.
SVTH:Trần Thị Thu Hà

23



Luận Văn :Quản Lý Hộ Tịch

GVHD :Nguyễn Lâm Kim Thy

• Trong trường hợp cần phải xác minh, thì thời hạn nói trên được kéo dài
thêm không quá 5 ngày.
• Khi đăng ký kết hôn, hai bên nam, nữ phải có mặt. Đại diện Ủy ban nhân
dân cấp xã yêu cầu hai bên cho biết ý muốn tự nguyện kết hôn, nếu hai
bên đồng ý kết hôn, thì cán bộ Tư pháp hộ tịch ghi vào sổ đăng ký kết hôn
và Giấy chứng nhận kết hôn. Hai bên nam, nữ ký vào Giấy chứng nhận
kết hôn và sổ đăng ký kết hôn, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã ký và
cấp cho mỗi bên vợ, chồng một bản chính Giấy chứng nhận kết hôn, giải
thích cho hai bên về quyền và nghĩa vụ của vợ, chồng theo quy định của
Luật Hôn nhân và gia đình. Bản sao Giấy chứng nhận kết hôn được cấp
theo yêu cầu của vợ, chồng.
3.Đăng ký khai tử
a. Thẩm quyền đăng ký khai tử.
• Ủy ban nhân dân cấp xã, nơi cư trú cuối cùng của người chết thực hiện việc
đăng ký khai tử.
• Trong trường hợp không xác định được nơi cư trú cuối cùng của người
chết, thì Ủy ban nhân dân cấp xã, nơi người đó chết thực hiện việc đăng ký
khai tử.
b. Thời hạn đi khai tử và trách nhiệm khai tử
• Thời hạn đi khai tử là 15 ngày, kể từ ngày chết:
• Thân nhân của người chết có trách nhiệm đi khai tử; nếu người chết không có
thân nhân, thì chủ nhà hoặc người có trách nhiệm của cơ quan, đơn vị tổ
chức, nơi người đó cư trú hoặc công tác trước khi chết đi khai tử.
c. Thủ tục đăng ký khai tử

• Người đi khai tử phải nộp giấy báo tử hoặc giấy tờ thay cho Giấy báo tử theo
quy định tại Điều 22 của Nghị định này.
• Sau khi kiểm tra các giấy tờ hợp lệ, cán bộ Tư pháp hộ tịch ghi vào sổ đăng
ký khai tử và Giấy chứng tử, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã ký và cấp cho
người đi khai tử một bản chính Giấy chứng tử. Bản sao Giấy chứng tử được
cấp theo yêu cầu của người đi khai tử.

SVTH:Trần Thị Thu Hà

24


×