Tải bản đầy đủ (.doc) (42 trang)

kết quả thực hiện cải cách hành chính theo cơ chế một cửa ở phường khương đình.

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (229.22 KB, 42 trang )

MỤC LỤC
PHẦN I : MỘT SỐ NÉT VỀ PHƯỜNG KHƯƠNG ĐÌNH-QUẬN THANH
XUÂN-HÀ NỘI 1
I.Vị trí Địa lý 1
II.Thực trạng Kinh tế-xã hội của phường 1
III.Thực trạng cán bộ của Uỷ ban nhân dân phường 3
1/.Tình hình chung về công tác cán bộ trước khi có QĐ số 171/2004/QĐ-UB của
UBND Thành phố Hà Nội 3
2/.Công tác kiện toàn tổ chức theo QĐ số 171/2004/QĐ-UB của UBND Thành
phố Hà Nội 4
PHẦN 2: TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG TRONG VIỆC GIẢI QUYẾT THỦ
TỤC HÀNH CHÍNH CỦA PHƯỜNG THỜI GIAN QUA 8
I.Tình hình thực hiện giải quyết thủ tục hành chính trước khi có QĐ số
156/2003/QĐ-UB của UBND Thành phố Hà Nội về cơ chế “một cửa” tại các
cơ quan hành chính nhà nước ở địa phương 8
1/.Những kết quả đạt được trước khi có QĐ số 156/2003/QĐ-UB của UBND
Thành phố Hà Nội 8
2/.Những yếu kém tồn đọng của công tác giải quyết thủ tục hành chính 8
3/.Nguyên nhân yếu kém 9
II.Tình hình thực hiện cải cách thủ tục hành chính sau khi có QĐ số
156/2003/QĐ-UB của UBND Thành phố Hà Nội về cơ chế “một cửa” tại các
cơ quan hành chính nhà nước ở địa phương 10
1/. Các văn bản quy phạm Pháp luật quy định 10
2/.Vị trí, chức năng, nhiệm vụ của bộ phận tiếp nhận và trả kết quả cho công dân
tổ chức ( Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả ) 10
3/.Phương thức hoạt động 11
4/.Trách nhiệm của công chức làm việc tại bộ phận tiếp nhận và trả kết quả và
các cán bộ công chức khác thuộc Uỷ ban nhân dân phường 12
5/.Quy trình thủ tục giải quyết hành chính thuộc thẩm quyền phường Khương
Đình 14
1


PHẦN III: KẾT QUẢ THỰC HIỆN CẢI CÁCH HÀNH CHÍNH THEO CƠ
CHẾ MỘT CỬA Ở PHƯỜNG KHƯƠNG ĐÌNH 23
I.Kết quả thực hiện 23
1/.Về thể chế và thủ tục hành chính 23
2/.Xây dựng và nâng cao chất lượng cán bộ công chức 24
3/.Cải cách tài chính công 24
4/. Cơ sở vật chất phục vụ cho bộ phận tiếp nhận và trả kết quả 24
II. Kiểm điểm sự lãnh đạo điều hành của Uỷ ban nhân dân phường đối với
BPTN và TKQ 25
III.Những khó khăn vướng mắc trong quá trình thực hiện 25
IV.Một số nhiệm vụ trọng tâm cần thực hiện năm 2006 26
PHẦN IV: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 28
I.Kết luận
II.Kiến nghị
2
LỜI NÓI ĐẦU
Trong thời kỳ đổi mới, nền kinh tế nước ta vận hành theo cơ chế hoá tập
trung mà đặc trưng cơ bản của nó là cơ chế “ xin – cho”. Song, từ khi nền kinh tế
nước ta chuyển sang vận hành theo cơ chế thị trường có sự quản lý của nhà nước
theo định hướng XHCN thì cơ chế “ xin – cho” cùng những khuyết tật vốn có
của nền kinh tế chỉ huy đã tạo nên một nền hành chính quan liêu, trì trệ, kìm
hãm sự phát triển của nền kinh tế.
Một trong những hạn chế đó là thủ tục tiếp nhận và giải quyết công việc
của công dân và tổ chức, trước hết là thủ tục hành chính chồng chéo, do nhiều
ngành, nhiều cấp quy định, vừa thiếu tính đồng bộ, vừa rườm rà phức tạp,
thường xuất phát từ yêu cầu thuận lợi của cơ quan có trách nhiệm giải quyết
công việc mà chưa quan tâm đầy đủ đến nguyện vọng và sự thuận tiện của nhân
dân.Nhiều cơ quan nhà nước chưa chấp hành đúng các quy định về việc tiếp
nhận và giải quyết công việc của dân hoặc đùn đẩy trách nhiệm giải quyết công
việc giữa các cơ quan, cuối cùng công việc không ai giải quyết, thậm chí cán bộ

công chức có biểu hiện tuỳ tiện, cửa quyền, sách nhiễu…không niêm yết công
khai cho nhân dân biết các quy định về thủ tục hành chính của Nhà nước; không
bố trí cán bộ đủ trình độ và phẩm chất làm công việc tiếp nhận và giải quyết
công việc ; không những làm mất nhiều thời gian, công sức, tiền bạc của cơ
quan, đơn vị, của nhân dân, mà còn là một trong những nguyên nhân làm tệ
tham nhũng phát triển, gây bất bình và làm giảm lòng tin của nhân dân đối với
Nhà nước.
Chính vì vậy, cải cách thủ tục hành chính trở thành đòi hỏi bức xúc, đáp
ứng yêu cầu chính đáng của nhân dân. Đây cũng là một nội dung quan trọng của
cải cách một bước nền hành chính quốc gia.
- Cải cách hành chính là quá trình làm cho bộ máy hành chính Nhà nước
phù hợp với yêu cầu phát triển kinh tế – xã hội, đổi mới hệ thống Chính trị, cải
cách bộ máy Nhà nước cải cách hành chính là nỗ lực có chủ định nhằm tạo mới
cho hệ thống hành chính Nhà nước nhằm nâng cao hiệu lực quản lý Nhà nước.
3
- Cải cách hành chính là quá trình cải tiến quyền lực quản lý nhằm xác
định lại mối quan hệ, quyền lực giữa bộ máy hành chính đối với xã hội, doanh
nghiệp với công dân, điều chỉnh mối quan hệ giữa bộ máy hành chính với các
thiết chế còn lại của hệ thống Chính trị, phân bổ lại quyền lực trong bộ máy hành
chính Nhà nước thay đổi phương thức thực hiện quyền lực quản lý hành chính
Nhà nước từ Trung ương đến cơ sở (cấp xã )
- Cải cách hành chính theo cơ chế “một cửa” là phương thức giải quyết thủ
tục hành chính thuộc thẩm quyền của cơ quan hành chính nhà nước từ tiếp nhận
yêu cầu, hồ sơ đến trả lại kết quả thông qua một đầu mối là “ Bộ phận tiếp nhận
và trả kết quả” tại cơ quan hành chính nhà nước.
Uỷ ban nhân dân xã (phường/thị trấn) là cấp hành chính ở cơ sở thực hiện
giải quyết hành chính cho tổ chức công dân theo quy định của Pháp luật, góp
phần nâng cao hiệu quả cải cách hành chính của tỉnh.
Qua thời gian học tập tại trường, quá trình thực tập tại Uỷ ban nhân dân xã
Lai Uyên, được sự giúp đỡ của thầy cô và sự giúp đỡ tận tình của lãnh đạo cán

bộ Uỷ ban nhân dân xã tạo điều kiện cho tôi hoàn thành tốt đợt thực tập và đó
cũng là tiền đề cho tôi vận dụng những kiến thức đã học ở trường để đưa vào
thực tiễn địa phương.
Sau cùng, tôi xin gửi đến Ban giám hiệu trường Trung cấp Kinh tế - Công
nghệ Đông Nam, các thầy cô giáo, thầy Phan Thanh Bằng – giáo viên hướng
dẫn, lãnh đạo cán bộ Uỷ ban nhân dân xã Lai Uyên lời cảm ơn chúc sức khoẻ.

4
PHẦN I
MỘT SỐ NÉT VỀ UỶ BAN NHÂN DÂN XÃ LAI UYÊN
I/ Vị trí địa lý:
- Xã Lai Uyên cách trung tâm hành chính huyện Bến Cát 07 km về phía
Bắc, có nhiều xã giáp ranh như sau :
+ Đông Nam giáp xã Tân Hưng.
+ Đông Bắc giáp xã Tân Long huyện Phú Giáo.
+ Tây giáp xã Cây Trường.
+ Tây Nam giáp xã Long Nguyên.
+ Nam giáp xã Lai Hưng.
+ Bắc giáp xã Trừ Văn Thố.
Xã Lai Uyên có diện tích đất tự nhiên là 8.865,73 ha được chia làm 8 ấp,
dân số hiện nay là 2.720 hộ với 17.592 nhân khẩu. Xã Lai Uyên có diện tích
đất rộng và dân cư đông, đồng thời là một trong những địa bàn trọng điểm
của huyện Bến Cát, tiếp giáp nhiều xã và huyện khác, có 17km đường Quốc
lộ 13 và nhiều giao lộ lớn thông thương với các huyện, tỉnh khác. Xã Lai
Uyên hiện nay là nơi có sức thu hút nhân dân và lao động ở các tỉnh thành
trong cả nước đến làm ăn và lập nghiệp lâu dài.
II/ Thực trạng Kinh tế – Xã hội của UBND xã Lai Uyên
1. Về kinh tế
Thu nhập bình quân đầu người năm 2006 là 10.800.000 đồng/người/năm,
trong năm nay tăng lên khoảng 26.700.000 đồng/người/năm.

1.1- Sản xuất nông nghiệp:
- Trồng trọt : Nhìn chung tình hình sản xuất của nhân dân vẫn ổn định, giá
cả hoa màu và cây ăn trái ổn định ở mức trung bình riêng cây cao su năm 2010
giá cả tăng cao, đây là nguồn thu nhập lớn của đại bộ phận nhân dân xã hiện nay.
Diện tích trồng cây hoa màu là 131 ha.
- Về chăn nuôi ,Thú y:
5
+ Tình hình chăn nuôi gia súc 3 tháng đầu năm gặp nhiều khó khăn do
dịch bệnh tai xanh. Tuy nhiên sau dịch bệnh giá thịt heo tăng cao nên tình hình
chăn nuôi phát triển mạnh trở lại.
+ Số lượng heo bị mắc bệnh tai xanh trong toàn xã là 116 con heo với
4.386,4kg.
+ Kiểm tra và lập biên bản xử lý những trường hợp bán thịt không qua
kiểm dịch của thú y số lượng 930kg.
+ Tiêm phòng dịch cúm gia cầm năm 2010 với 1.378 hộ (hộ tư nhân
nuôi trên 3.000 con là 12 hộ), với tổng số gia cầm là 82.014 con
+ Tiêm phòng lở mồm long móng (FMD) cho heo; tiêm phòng trụ huyết
trùng và dịch tả số lượng 4.700 con.
+ Phun xịt tiêu độc 3 lần với 3.312 hộ; phun xịt gia súc 3 lần với 232 hộ.
+ Kiểm tra và lập biên bản xử lý những trường hợp bán thịt không qua
kiểm dịch của thú y số lượng 930kg.
- Hiện nay tình hình chăn nuôi gia súc, gia cầm ở địa phương nhìn chung
phát triển trở lại vì không còn dịch bệnh.
- Khuyến nông : Trong năm 2010 đã tổ chức được 08 lớp tập huấn
cho nhân dân về kỹ thuật sản xuất, chăn nuôi cho 392 lượt nông dân trong
chăn nuôi gà, chăn nuôi heo, kỹ thuật chọn giống, ghép cây kiểng và sử dụng
phân bón, thuốc bảo vệ thực vật an toàn, hiệu quả. Giúp nông dân an tâm và
mạnh dạn đầu tư sản xuất, chủ động hơn trong việc chuyển đổi cơ cấu cây
trồng, vật nuôi có hiệu quả, đề phòng và xử lý các trường hợp sâu bệnh cây
trồng và dịch bệnh trên gia súc.

1.2- Môi trường:
+ Đã thực hiện thu gom rác từ ngày 01/01/2010 và có 2.200 hộ tham gia
đăng ký.
+ Xe chở rác vào các ngày thứ 3,5,7 hàng tuần, cho đến nay đã chở được
156 chuyến với số lượng là 963 tấn.
6
1.3- Thương mại - Dịch vụ - Thuế:
- Tình hình hoạt động thương mại dịch vụ trên địa bàn trong năm 2010
nhìn chung khá ổn định tạo tiền đề phát triển kinh tế xã hội nâng cao đời sống
nhân dân.
- Thuế: Tổng thu thuế trên địa bàn trong năm 2010 đạt: 6.494.000.000/
5.880.000.000đồng, đạt 110,44% so dự toán năm 2010. Trong đó:
+ Thuế ngoài quốc doanh 650.000.000 đồng
+ Thuế trước bạ nhà đất 850.000.000 đồng
+ Thuế chuyển quyền sử dụng đất 32.000.000 đồng
+ Thu tiền sử dụng đất 2.400.000.000 đồng
+ Thu phí và lệ phí 185.000.000 đồng
+ Thuế thu nhập cá nhân 2.300.000.000 đồng
1.4- Tình hình công khai quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất; quản lý sử
dụng đất:
- Về công khai quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất: xã đã công bố công
khai bản đồ quy hoạch chi tiết sử dụng đất đến năm 2010 cho nhân dân biết
thông qua niêm yết quyết tại trụ sở Uỷ ban nhân dân xã và tại văn phòng các ấp.
Hoàn thành công tác lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất năm 2010 và bản đồ quy
hoạch chi tiết sử dụng đất năm 2010 - 2015.
- Tình hình quản lý,sử dụng đất :
+ Về nguồn đất công đang đuợc quản lý và sử dụng tốt, đúng quy định
của pháp luật.
+ Về tình hình sử dụng đất của nhân dân: nhân dân tận dụng tối đa diện
tích được cấp để đầu tư sản xuất và đạt hiệu quả cao.

1.5- Giao thông - xây dựng:
- Về giao thông nông thôn: Dự toán đầu năm 6 tuyến, bổ sung 06 tháng
cuối năm 8 tuyến. Cuối năm 2010 đã thực hiện hoàn thành 14 tuyến đạt 233,3%,
7
với tổng chiều dài là 17.206m, kinh phí được phê duyệt là 9.405.404.075 đồng,
bao gồm các tuyến như sau:
+ Nâng cấp đường chợ Than, ấp Cây sắn chiều dài 728m.
+ Nâng cấp đường ông Thụ, ấp Cây sắn chiều dài 3.300m.
+ Nâng cấp đường tổ 3, 5, ấp cây sắn chiều dài 1.337m.
+ Nâng cấp đường bà Chiêm – ông Ngọc, ấp Xà Mách chiều dài 2.484m.
+ Xây dựng mới đường ông Hòa, ấp Đồng Chèo chiều dài 392,30m.
+ Nâng cấp đường Nông trường cao su Lai Uyên, ấp Đồng chèo chiều
dài 1.681,88m.
+ Nâng cấp sỏi đỏ đường liên ấp Bàu Lòng – Xà Mách chiều dài
1.106m.
+ Xây dựng mới đường tổ 6 ấp Bàu Lòng chiều dài 565m.
+ Nâng cấp đường bê tông xi măng, ấp Bàu Hốt chiều dài 1.020,50m.
+ Nâng cấp đường bê tông xi măng, ấp Xà Mách chiều dài 1.058m.
+ Nâng cấp sỏi đỏ đường Bàu Cà Thung, ấp Bến Lớn – Đồng Chèo
chiều dài 2.353,70m.
+ Xây dựng mới đường ông Tám Cường – ông Hòa ấp Xà Mách chiều
dài 541,20m.
+ Nâng cấp đường bê tông xi măng kho H, ấp Đồng sổ chiều dài
388,50m.
+ Nâng cấp bê tông xi măng đường ông Thứ ấp Bàu Lòng chiều dài
250m.
- Xây dựng cơ bản : Chỉ tiêu năm 2010 xây dựng 02 công trình.
Công trình nâng cấp, sửa chữa Chợ Lai Uyên đang tiến hành thiết kế;
công trình xây dựng Văn phòng ấp Bàu Hốt không thực hiện được do không có
nguồn đất.

- Thủy lợi: Đã thực hiện nạo vét, khai thông mương thoát nước chống
úng tuyến chợ Lai Uyên - ấp Bàu Hốt, và các tuyến mươn thoát nước nhằm đảm
bảo khả năng thóat nước nhanh tránh ngập úng trên toàn địa bàn trong mùa mưa
năm 2010.
8
- Tỉ lệ hộ sử dụng điện thoại cố định : 8,3 máy /100dân (1.500 máy) phần
lớn người dân có sử dụng điện thoại di động.
1.6- Thu – chi ngân sách:
- Tổng thu ngân sách nhà nước năm 2010 ước
18.909.000.000/11.396.000.000 đồng, đạt 165,9% chỉ tiêu năm 2010. Trong đó
thu ngân sách xã 13.218.000.000/6.986.000.000 đồng, đạt 189,2% kế hoạch năm
2010.
- Tổng chi ngân sách xã trong năm 2010 ước :
12.431.000.000/6.480.000.000 đồng, chiếm 191,8% chỉ tiêu kế hoạch chi năm
2010.
- Thu các loại quỹ:
+ Quỹ an ninh quốc phòng : 69.255.000/55.000.000đ, đạt 125,92%
+ Quỹ phòng chống lụt bão : 22.602.5000/22.206.000đồng, đạt 101,78%.
1.7- Tình hình quản lý đầu tư xây dựng nhà ở nhỏ lẻ nông thôn:
Trong năm UBND xã phối hợp với Đội thanh tra xây dựng huyện kiểm
tra, lập biên bản vi phạm 08 trường hợp xây dựng không xin phép, vi phạm hành
lang bảo vệ đường bộ, xây dựng nhà trên đất nông nghiệp, UBND xã đã ra quyết
định xử phạt hành chính về hoạt động xây dựng 08 trường hợp trên.
Các trường hợp vi phạm đã thực hiện việc đóng tiền phạt, tuy nhiên chưa
có trường hợp nào thực hiện hình thức phạt bổ sung và việc khắc phục hậu quả
như tháo dỡ phần công trình xây dựng vi phạm.
1.8. Công tác Địa chính:
- Công tác cấp đổi giấy chứng nhận quyền sử dụng đất:
+ Tổng số hồ sơ đăng ký : 2.691 hồ sơ.
+ Tổng số hồ sơ đã được cấp giấy chứng nhận là 2.691 giấy. Trong đó :

• Đã cấp cho người sử dụng : 2.687 giấy, đạt 99,85%.
• Hiện còn tồn 04 giấy, chiếm 0,014%, gồm :
* Tồn tại phòng Tài nguyên- Môi trường : 0 giấy.
* Tồn tại xã : 04 giấy.
- Về biến động đất đai: Tổng số hồ sơ biến động là 2.327 hồ sơ,
9
Trong đó:
+ Chuyển nhượng : 1.459
+ Cho, tặng : 679
+ Thừa kế : 19
+ Chuyển mục đích : 73
+ Chia theo QĐ của toà án : 03
+ Cấp đổi : 94
2. Về Văn hoá – xã hội
2.1- Giáo dục:
Tình hình dạy và học ở các trường trên địa bàn xã ổn định, cơ sở vật chất và đội
ngũ giáo viên đáp ứng tương đối đầy đủ. Riêng Trường Mầm non số phòng học còn
thiếu và xuống cấp.
2.1.1.Công tác tổ chức sinh hoạt hè:
- Giáo dục về truyền thống:
+ Ngày 1/6 tổ chức tuyên truyền cho các em về truyền thống ngày Quốc tế
thiếu nhi và khai mạc hè được 1 cuộc có 580 em tham dự.
+ Tổ chức tuyên truyền cho các em về tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh
nhân ngày Bác ra đi tìm đường cứu nước ngày (5/6/1911) và tuyên truyền về
ngày môi trường Thế giới được 2 cuộc có 569 em học sinh tham dự.
+ Tổ chức giáo dục về truyền thống cách mạng cho các thanh thiếu niên
sinh hoạt hè nhân ngày Thương Binh Liệt Sỹ 27/7, ngày cách mạng tháng Tám
thành công được 2 cuộc có 640 em tham dự.
- Giáo dục pháp luật và nếp sống văn hoá:
+ Tổ tuyên truyền về luật Giao thông đường bộ và cho các em đăng ký

không vi phạm trật tự an toàn giao thông theo Nghị định 146/CP của chính phủ
được 2 cuộc có 455 em tham gia .
+ Tổ chức cho các em học tập Luật bảo vệ và chăm sóc trẻ em được 2
cuộc có 600 em tham dự.
+ Tổ chức cho các em thanh thiếu niên thăm và tặng 04 phần quà với tổng
gí trị 400.000 đồng, cho gia đình liệt sĩ, gia đình chính sách, gia đình có công
10
cách mạng nhân ngày thương binh liệt sĩ. (ngoài ra chi đoàn Xí nghiệp – Đô thị
Bàu Bàng trao tặng 20 phần quà cho gia đình chính sách với tổng số tiền
3.000.000 đồng).
- Hoạt động học tập và hướng nghiệp:
+ Tổ chức dạy phụ đạo cho các em học sinh yếu kém ở các khối lớp 2, 3, 4, 5
có 37 em học sinh tham gia học.
+ Tổ chức ra quân chiến dịch “Mùa hè tình nguyện” năm 2010 như tổ chức
các hoạt động hè, làm đường giao thông nông thôn, thu gom rác thải, làm vệ sinh
bia chiến thắng Bàu Bàng… có hơn 260 lượt thanh niên địa phương cùng tham
gia.
- Hoạt động vui chơi giải trí:
+ Tổ chức chiếu phim hè cho các em được 2 cuộc có 390 lượt học sinh
đến xem.
+ Tổ chức hội thi “Kể chuyện sách hè” và hội thi “Tiếng hát hoa phượng
đỏ” và “Hội thao hè” vòng cơ sở được 3 cuộc có 360 em tham gia. kết quả trao
18 giải tổng số tiền 2.600.000đ
-Tham gia “Kể chuyện sách hè”, “Tiếng hát hoa phượng đỏ”, vòng
huyện.
2.1.2. Công tác tuyên truyền, vận động toàn dân đưa trẻ đến trường năm
học: 2009-2010. Đã tổ chức 03 cuộc tuyên truyền vận động toàn dân đưa trẻ đến
trường năm học mới có 500 lượt học sinh tham dự. Kết quả có 179/179 trẻ 6 tuổi
đến trường vào lớp 1, đạt 100%.
2.1.3. Năm học 2009-2010

- Trường Mầm non Lai Uyên có 31 Cán bộ giáo viên, 267 cháu
+ Trường Tiểu học Lai Uyên A có 37 cán bộ giáo viên, 570 học sinh chia làm 22
lớp. Cuối năm có 96% học sinh lên lớp, học sinh đạt loại giỏi chiếm 24,6%, khá chiếm
42,4%
+ Trường Tiểu học Lai Uyên B có 25 cán bộ giáo viên, 169 học sinh chia làm 10
lớp. Cuối năm có 98% học sinh lên lớp, học sinh đạt loại giỏi chiếm 20,58%, khá
chiếm 41,76%
11
- Trường cấp 2-3 Lai Uyên có 97 cán bộ giáo viên, 1.295 học sinh chia làm 38
lớp. Trong đó cấp 2 có 600 học sinh chia làm 18 lớp, cấp 3 có 695 học sinh, chia làm
20 lớp
2.1.4. Công tác chống mù chữ, phổ cập giáo dục :
- Chống mù chữ, phổ cập giáo dục tiểu học : được công nhận lai.
+ Trẻ 11 đến 14 tuổi tốt nghiệp tiểu học : 538/565 đạt 95,2%
+ Phổ cập tiểu học đúng độ tuổi :
* Trẻ 6 tuổi : 155/155, đạt tỉ lệ 100%
* Trẻ 11 tuổi : 122/140, đạt tỉ lệ 87,1%.
- Phổ cập giáo dục trung học cơ sở : được công nhận lai.
+ Trẻ hoàn thành bậc tiểu học cơ sở : 143/143, đạt tỉ lệ 100%.
+ Trẻ tốt nghiệp tiểu học vào lớp 6 : 143/143, đạt tỉ lệ 100%.
+ Trẻ 11-14 tuổi hoàn thành bậc tiểu học : 538/5565, đạt tỉ lệ 95,2%.
+ Tốt nghiệp trung học cơ sở : 162/166, đạt tỉ lệ 97,6%.
+ Nhóm tuổi 15-18 tuổi có bằng trung học cơ sở : 575/708, đạt tỉ lệ 81,5%.
- Phổ cập giáo dục trung học : được phổ cập lai.
+ Tốt nghiệp trung học cơ sở : 140/162, đạt tỉ lệ 86,4%.
+ Học sinh tốt nghiệp THPT 100/134, đạt tỉ lệ 74,6%.
+ Thanh thiếu niên có bằng trung học phổ thông, trung học chuyên nghiệp - dạy
nghề và hoàn thành lớp 12 : 523/838, đạt tỉ lệ 62,4%.
2.2- Công tác Truyền thanh:
Trong năm 2010, song song với việc phát thanh những chương trình theo quy

định của ngành cấp trên đã thông báo nhiều nội dung về thời sự của địa phương và nội
dung chỉ đạo của Uỷ ban nhân dân xã, tuyên truyền pháp Luật về Đất đai, hôn nhân gia
đình, Luật Giao thông đường bộ, Luật Khiếu nại Tố cáo, luật Nghĩa vụ quân sự, Luật
Thuế thu nhập cá nhân, Luật Bảo hiểm y tế, Luật Dân sự…
Phát thanh tuyên truyền nội dung, ý nghĩa các ngày lễ lớn, tuyên truyền
Đại hội Đảng bộ xã Lai Uyên lần thứ V, Đại Hội Huyện Đảng bộ Bến cát lần thứ
X, Đại hội Đảng bộ tỉnh Bình Dương lần thứ IX, tuyên truyền lễ hội ngàn năm
Thăng Long và học tập tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh… được 1.344 giờ
12
2.1.3. Về Y tế:
Đã thực hiện khám chữa bệnh cho 40.670/27.986 lượt người đạt 145%.
- Tổng số lần khám và điều trị 28.017 lượt người.
- Khám đông y : 8.573/8.369 lượt người đạt 102%.
Trong đó điều trị nội trú 49 ca.
- Trẻ miễn dịch cơ bản : 377/387 trẻ, đạt 97,4%.
- Số trẻ mắc các bệnh đường hô hấp : 629 cháu, số trẻ dưới 5 tuổi được
bảo vệ 1.109/1.529 đạt 72,5%.
- Phòng chống bứu cổ: khám trẻ em 8->10 tuổi 744/459 đạt 162%.
- Chương trình uống Vitamin A tổng số trẻ uống 663/667 đạt 99,4%.
- Tập huấn an toàn vệ sinh thực phẩm cho 135 chủ cơ sở
- Kiểm tra an toàn vệ sinh thực phẩm cho 87 chủ cơ sở
- Cấp 49 giấy chứng nhận đủ tiêu chuẩn vệ sinh an toàn thực phẩm.
2.1.4- Gia đình & Trẻ em:
- Ban chăm sóc và bảo vệ trẻ em xã đang quản lý 2.578 em, số trẻ em có
hoàn cảnh đặc biệt được chăm sóc là 86/86 em đạt 100%. (trong đó có 25 trẻ em
bị khuyết tật và 61 trẻ em mồ côi).
- Trong năm 2010 đã lập thủ tục và đưa 01 em đi phẫu thuật tim bẩm sinh
tại viện tim TP.HCM.
- Trong năm 2010 đã cấp mới thẻ BHYT cho trẻ em dưới 6 tuổi là 215 thẻ
đạt 100%

- Vận động nhân dân thực hiện công tác kế hoạch hoá gia đình 686 trường
hợp, đạt 102,84% so chỉ tiêu.
- Tổ chức truyển thông dân số, kế họach hóa gia đình đợt I/2010 đạt 112%
so chỉ tiêu.
+ Tỉ suất sinh thô : 13,12
o
/
oo
; Giảm tỉ suất sinh thô : 0,67
o
/
oo
- Ngoài ra còn cấp học bổng cho 10 em học sinh nghèo hiếu học mỗi em là
300.000 đồng từ quỹ bảo trợ trẻ em xã Lai uyên.
- Tổ chức tết Trung thu cho trẻ em trên địa bàn xã với số tiền là
32.000.000 đồng, trong đó:
13
+ Quỹ bảo trợ trẻ em tỉnh Bình Dương hỗ trợ 60 phần qùa mỗi phần trị giá
150 ngàn đồng với tổng số tiền qùa là 9.00.000đ cho trẻ em nghèo, khuyết tật.
+ Xã vận động 23.000.000 đồng.
2.1.5. Về VHTT- TDTT:
- Thông tin tuyên truyền :
+ Phối hợp cùng Hội đồng tuyên truyền phổ biến giáo dục pháp luật tuyên
truyền phổ biến Luật khiếu nại tố cáo, luật phòng chống tham nhũng, Luật thực
hành tiết kiệm chống lãng phí, luật đất đai , luật dân sự, Luật NVQS sửa đổi, luật
an toàn giao thông, tuyên truyền ngày TBLS 27/7, tuyên truyền Đại hội Đảng bộ
xã lai Uyên, Đại hội Huyện Đảng bộ Bến Cát lần thứ X, Đại hội Đảng bộ tỉnh
Bình Dương lần thứ IX, tuyên truyền ngày quốc khánh 2/9, đặc biệc nhất là
tuyên truyền dịch bệnh heo tai xanh … được 115 cuộc, có 12.282 lượt người dự.
- Văn hóa văn nghệ-TDTT:

+ Phối hợp với Công đoàn và Đoàn thanh niên tổ chức văn nghệ karaoke
giao lưu giữa các chi đoàn thanh niên các ấp; tổ chức văn nghệ chào mừng 30/4,
01/5 và sinh nhật bác 19/5.
+ Tổ chức cho đòan ca múa nhạc dân tội tỉnh Bình Dương biểu diễn văn
nghệ phục vụ bà con nhân dân được 02 đợt.
+ Tham gia giải văn nghệ quần chúng do huyện Bến Cát tổ chức đạt 01
giải nhì múa và 01 giải ba đơn ca.
+ Phối hợp với Hội CCB xã, đội văn nghệ ấp cây Sắn tổ chức văn nghệ
chào mừng Đại hội Huyện Đảng bộ Bến Cát và Quốc khánh 02/9 tại khu tượng
đài chiến thắng Bàu Bàng phục vụ cho bà con nhân dân có hơn 100 người xem.
+ Phối hợp cùng Công đoàn tổ chức 02 giải bóng đá và 01 giải bóng
chuyền mừng Đảng, mừng xuân có 9 đội bóng đá và 6 đội bóng chuyền của các
ấp, công đoàn các đơn vị trú đóng trên địa bàn xã và công đoàn xã tham gia.
+ Tham gia giải bóng chuyền do huyện tổ chức đạt giải nhì.
+ Tham gia giải cờ tướng do huyện tổ chức đạt giải nhì.
- Xây dựng đời sống văn hoá ở cơ sở :
14
+ Có 5 ấp đăng ký xây dựng khu ấp văn hoá và 5 ấp được công nhận đạt
100%
+ 3 ấp đăng ký ấp tiên tiến, nhưng có 2/3 ấp công nhận ấp tiên tiến.
Có 7/8 ấp đăng ký và được công nhận đạt 87,5%.
+ Toàn xã có 2.607/2.607, đạt 100% hộ đăng ký gia đình văn hóa; kết quả
cuối năm xét đạt 2.474/2.607, đạt 94,89%.
- Quản lý nhà nước về Văn hoá văn nghệ, thể dục thể thao :
+ Tổ chức 01 đợt tuyên truyền Nghị định số 103/2009/NĐ-CP ngày
06/11/2009 của Chính phủ ban hành quy chế hoạt động văn hóa và kinh doanh
dịch vụ văn hóa công cộng, Thông tư số 04/2009/TT-BVHTTDL ngày
16/12/2009 của Bộ Văn hóa Thông tin Du lịch quy định chi tiết thi hành một số
quy định tại Quy chế hoạt động văn hóa và kinh doanh dịch vụ văn hóa công
cộng ban hành kèm theo Nghị định số 103/2009/NĐ-CP ngày 06/11/2009 của

Chính phủ.
+ Phối hợp đoàn kiểm tra huyện kiểm tra 13 điểm kinh doanh Karaoke, lập
biên bản đình chỉ vô thời hạn 09 điểm kinh doanh không có giấy phép .
2.1.6- Chính sách xã hội:
- Chính sách:
+ Tổng số đối tượng chính sách hưởng trợ cấp hàng tháng của xã là 81 đối
tượng, trợ cấp xã hội 104 đối tượng.
+ Trong năm 2010 đã tổ chức cấp phát tiền chế độ và tiền tết, tiền quà lễ
27/7 đầy đủ, kịp thời và đúng qui định với tổng số tiền là 2.317.069.000 đồng.
Trong đó tiền quà tết là 215.580.000 đồng.
+ Phối hợp cùng Công đoàn xã thể thăm và tặng quà cho 04 gia đình chính
sách nhân dịp Tết nguyên đán với tổng giá trị 800.000 đồng.
+ Lập danh sách đề nghị xét điều dưỡng cho 09 đối tượng được đi điều
dưỡng tập trung và 11 đối tượng điều dưỡng tại gia đình.
+ Đề nghị cấp trên sửa chữa 02 căn nhà tình nghĩa ( đã thực hiện 01 căn,
còn 01 căn chờ huyện hỗ trợ kinh phí ).
15
+ Phối hợp cấp trên thăm và tặng 09 phần quà cho gia đình bà mẹ Việt
Nam Anh hùng và thương binh ¼ nhân ngày lễ 30/4,1/5 với tổng giá trị
9.000.000 đồng.
+ Cấp 263 thẻ BHYT cho các đối tượng chính sách, đối tượng bảo trợ xã
hội.
- Xoá đói giảm nghèo :
+ Tổng số hộ nghèo của xã đầu năm 2010 là 82 hộ, chiếm tỉ lệ 3,1%.
+ Xây tặng 02 căn nhà tình thương với tổng kinh phí 45.632.000 đồng, do
Chùa Quan Âm (huyện Tân Uyên ), quỹ vì người nghèo của xã tài trợ.
+ Xây dựng 01 căn nhà Đại đoàn kết với tổng kinh phí 24.000.000 đồng,
trong đó quỹ vì người nghèo xã 20.000.000 đồng số tiền còn lại nhân dân hỗ trợ.
+ Giới thiệu cho 06 lao động thuộc hộ nghèo của xã vào làm việc tại các
doanh nghiệp trên địa bàn xã.

+ Cấp thể BHYT cho 100% người nghèo.
+ Phối hợp tổ chức cho bệnh viện đa khoa tỉnh Bình Dương khám và cấp
thuốc miễn phí cho 52 đối tượng với tổng kinh phí 5.200.000 đồng.
+ Tổ chức tặng quà cho hộ nghèo nhân dịp Tết Nguyên đán được 437
phần với tổng giá trị 98.900.000 đồng.
+ Hộ thoát nghèo năm 2010 cuối năm còn lại 39 hộ tỷ lệ 1,39%. Tổ chức
điều tra hộ nghèo theo tiêu chí mới của trên, kết quả toàn xã có 79 hộ nghèo
chiếm tỷ lệ 2,87%.
III/. Thực trạng cán bộ của Uỷ ban nhân dân phường.
1/. Tình hình chung về công tác cán bộ trước khi có QĐ số
171/2004/QĐ-UB của UBND Thành phố Hà Nội ( về việc Ban hành quy định
về bố trí các chức danh và chế độ chính sách đối với cán bộ xã, phường, thị
trấn ).
Về bộ máy chức danh hành chính, bộ phận văn phòng Uỷ ban nhân dân
phường như sau :
16
- Thường trực Uỷ ban nhân dân phường : 3 đồng chí.
- 1 Đ/c Chủ tịch Uỷ ban nhân dân phường.
- 1 Đ/c phó Chủ tịch Uỷ ban nhân dân phường phụ trách văn hoá - xã hội.
 Văn phòng Uỷ ban nhân dân phường có 9 đ/c.
-1 Đ/c cán bộ văn phòng Uỷ ban nhân dân phường.
- 1 Đ/c Cán bộ tư pháp.
- 1 Đ/c Cán bộ văn hoá - tập thể.
-1 Đ/c Cán bộ lao động thương binh- xã hội.
-1 Đ/c Cán bộ văn thư kiêm thủ quỹ.
-1 Đ/c Cán bộ địa chính.
-1 Đ/c Cán bộ thanh tra xây dựng.
-1 Đ/c Cán bộ dân số và trẻ em.
-1 Đ/c Cán bộ đô thị.
* Ban tài chính

-1 Đ/c Trưởng ban Tài chính.
Với thực trạng đội ngũ cán bộ hành chính của xã như trên về số lượng và
chất lượng nhìn chung chưa đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ chính trị đặt ra.Đa số cán
bộ trưởng thành tại địa phương trải qua thực tiễn ở cơ sở, nên về trình độ chuyên
môn còn nhiều hạn chế. Một số ít trẻ tuổi có trình độ chuyên môn, nhưng chưa
qua kinh nghiệm, do biên chế ít nên việc hỗ trợ đào tạo còn gặp nhiều khó khăn,
công tác quy hoạch tạo nguồn thực hiện chưa được thường xuyên liên tục, chế độ
phụ cấp chưa đáp ứng được nhu cầu tối thiểu trong sinh hoạt đời sống của cán
bộ.Chính vì vậy trong thời gian qua chưa phát huy hết tính năng động sáng tạo,
vai trò tham mưu của lực lượng cán bộ trẻ.
2/. Công tác kiện toàn tổ chức theo QĐ số 171/2004/QĐ-UB của UBND
Thành phố Hà Nội ( về việc quy định về bố trí các chức danh và chế độ chính
sách đối với cán bộ xã, phường, thị trấn )
Thực hiện QĐ số 171/2004/QĐ-UB của Uỷ ban nhân dân Thành phố Hà
Nội, Uỷ ban nhân dân phường đã tiến hành sắp xếp lại bộ máy hành chính văn
phòng Uỷ ban nhân dân phường theo quy định với chức danh cụ thể như sau :
17
- Thường trực Uỷ ban nhân dân phường : 3 Đ/c
- 1 Đ/c Chủ tịch Uỷ ban nhân dân phường
- 2 Đ/c phó Chủ tịch Uỷ ban nhân dân phường
 Văn phòng Uỷ ban nhân dân phường.
+ Cán bộ công chức.
- 1 Đ/c văn phòng thống kê – tổng hợp.
- 1 Đ/c Cán bộ tư pháp – hộ tịch .
- 2 Đ/c Cán bộ Địa chính – xây dựng.
- 2 Đ/c Kế toán Ngân sách.
- 1 Đ/c Cán bộ văn hoá thương binh – xã hội.
 Cán bộ không chuyên trách.
- 1 Đ/c Cán bộ Lao động thương binh – xã hội.
- 1 Đ/c Cán bộ văn thư kiêm thủ quỹ.

- 1 Đ/c Cán bộ Dân số gia đình và trẻ em.
- 1 Đ/c Cán bộ phụ trách truyền thanh văn hoá.
- 1 Đ/c Cán bộ Uỷ nhiệm thu thuế.
 Tóm tắt : Chức năng nhiệm vụ của cán bộ công chức và cán bộ
không chuyên trách thuộc văn phòng Uỷ ban nhân dân phường :
+ Cán bộ văn phòng thống kê tổng hợp : Trực tiếp tham mưu cho Thường
trực Uỷ ban nhân dân phường về công tác thống kê tổng hợp tình hình phát triển
kinh tế – xã hội, an ninh quốc phòng ở địa bàn, trực tiếp làm tổ trưởng điều hành
bộ phận tiếp nhận và trả kết quả ( bộ phận tiép nhận và trả kết quả ) hồ sơ theo
cơ chế một cửa.
+ Cán bộ Tư pháp hộ tịch.
Tham mưu giúp thường trực Uỷ ban nhân dân phường quản lý Nhà nước
về công tác xây dựng văn bản quy phạm Pháp luật, kiểm tra văn bản, phổ biến
giáo dục Pháp luật, chứng thực hộ tịch, hoà giải mâu thuẫn trong nhân dân và các
công tác Tư pháp khác.
+ Cán bộ địa chính xây dựng .
18
Tham mưu giúp Uỷ ban nhân dân phường thực hiện chức năng quản lý
Nhà nước về đất đai – xây dựng, việc chuyển quyền – chuyển nhượng quyền sử
dụng đất, các vấn đề khác có liên quan đến đất đai .
+ Cán bộ lao động thương binh xã hội .
Tham mưu với Uỷ ban nhân dân phường về quản lý nhà nước đối với toàn
bộ các hoạt động thuộc lĩnh vực lao động việc làm, chính sách thương binh và xã
hội, chăm lo gia đình có công với cách mạng trên địa bàn phường theo đúng chủ
trương chính sách của Đảng, pháp luật của nhà nước.
+ Cán bộ dân số gia đình và trẻ em .
Thực hiện chức năng tham mưu giúp Uỷ ban nhân dân phường quản lý
Nhà nước các công việc thuộc lĩnh vực dân số, gia đình và trẻ em trên địa bàn
phường theo đúng chủ trương chính sách của Đảng, Pháp luật của Nhà nước.
+ Cán bộ phụ trách truyền thanh văn hoá.

Tham mưu giúp Uỷ ban nhân dân các hoạt động thông tin, tuyên truyền
các chủ trương chính sách của Đảng, Pháp luật của Nhà nước và của địa
phương.
+ Cán bộ văn hoá - xã hội .
Tham mưu giúp Uỷ ban nhân dân xã quản lý các điểm chiếu Video,
Karaoke, các hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể dục thể thao trên địa bàn
phường.
+ Cán bộ Uỷ nhiệm thu thuế.
Giúp Uỷ ban nhân dân phường thực hiện công tác lập bộ các nguồn thu
thuế do trên quy định và các nguồn thu ngân sách ở địa bàn .
+ Cán bộ Kế toán tài chính.
Thực hiện nhiệm vụ tham mưu cho Uỷ ban nhân dân phường trong việc
theo dõi thanh quyết toán thu, chi ngân sách Nhà nước trên địa bàn phường .
+ Cán bộ Văn thư – thủ quỹ – lưu trữ .
Thực hiện nhiệm vụ thu, chi ngân sách, lưu trữ công văn đến và đi, đánh
văn bản .
19
SƠ ĐỒ TỔ CHỨC VÀ NHÂN SỰ CỦA UỶ BAN NHÂN DÂN PHƯỜNG
KHƯƠNG ĐÌNH
20
Thường trực UBND
Chủ tịch
2 phó Chủ tịch
BCH Quân Sự phường
Văn phòng UBND Tài chính
BCH Công an phường
Nhân viên Uỷ nhiệm thu
2 Công chức kế toán Tài chính
Nhân viên Thủ quỹ - Văn thư
NV Dân số GĐ & TE

NV truyền thanh - Văn hoá
NV Lao động TB - XH
C chức Tư pháp - Hộ tịch
C chức Văn phòng - Thống kê
C chức VH - XH
2 C chức Địa chính - XD
PHẦN II
TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG TRONG VIỆC GIẢI QUYẾT THỦ TỤC
HÀNH CHÍNH CỦA PHƯỜNG KHƯƠNG ĐÌNH THỜI GIAN QUA
I/. Tình hình thực hiện cải cách thủ tục hành chính trước khi có quyết
định số 156/2003/QĐ-UB của UBND Thành phố Hà Nội về áp dụng cơ chế “
một cửa” đối với các lĩnh vực hành chính cấp xã, phường.
1/. Những kết quả đã đạt được trong thời gian trước khi có QĐ số
156/2003/QĐ-UB của Uỷ ban nhân dân Thành phố Hà Nội.
Trong quá trình lãnh đạo điều hành, mặc dù còn nhiều khó khăn nhưng Uỷ
ban nhân dân phường đã có nhiều nỗ lực phấn đấu về các chỉ tiêu phát triển Kinh
tế – xã hội được giao và đã nhận thức rõ, việc cải cách thủ tục hành chính Nhà
nước là một khâu quan trọng trong hoạt động của hệ thống cơ quan hành chính
Nhà nước. Từ đó Uỷ ban nhân dân phường đã nỗ lực tiến hành sắp xếp lại đội
ngũ cán bộ có liên quan trực tiếp đến công việc hành chính của cấp phường. Xây
dựng quy chế tiếp công dân, quy định chức năng nhiệm vụ của từng cán bộ trực
tiếp liên quan đến việc giải quyết thủ tục hành chính cho nhân dân, quy định thời
gian giải quyết thủ tục hành chính của tổ chức và công dân nhanh hơn, hạn chế
việc gây phiền hà cho công dân và tổ chức, từng bước cán bộ và nhân viên nâng
lên về nhận thức, hoạt động ngày càng có chiều sâu hơn, các vấn đề xã hội được
giảI quyết kịp thời và có hiệu quả. Hàng năm đã giải quyết một khối lượng lớn
giấy tờ hành chính của công dân và tổ chức, thường xuyên kiểm tra kịp thời uốn
nắn những hiện tượng tiêu cực, sách nhiễu công dân và tổ chức trong việc giải
quyết thủ tục hành chính. Ngăn chặn các trường hợp gây khó khăn phiền hà cho
công dân, hạn chế được tình trạng đi lại nhiều lần của người dân.

2/. Những yếu kém tồn tại của công tác giải quyết thủ tục hành chính.
Thời gian qua tuy có nhiều cố gắng nhưng việc giải quyết các thủ tục hành
chính của công dân và tổ chức ở phường còn nhiều yếu kém tồn tại dẫn đến công
việc giải quyết hành chính chưa mang lại hiệu quả cao. Chức năng thẩm quyền
từng loại hồ sơ chưa được cán bộ nhân viên nhận thức rõ ràng, từ đó dẫn đến tình
21
trạng một số loại giấy tờ phải có xác nhận của Quận. Bên cạnh đó đối với loại
văn bản của phường không phải là cấp giải quyết cuối cùng, có nhiều trường hợp
lời chứng thật chung chung khó rõ ý hoặc chữ ký tên thôi, cũng chưa thể hiện hết
trách nhiệm trong việc chứng thực của loại giấy tờ hành chính ở cán bộ có thẩm
quyền . Có nhiều trường hợp chỉ vì những thủ tục hành chính rất đơn giản ( thậm
chí không cần thiết ) đã làm cản trở ách tắc công việc, hiện tại còn quá nhiều các
loại thủ tục hành chính . Người trực tiếp tham mưu để giải quyết thì có thái độ
cửa quyền hách dịch làm cho nhiều người ngại đến ( cửa quan) nên nhờ ( thông
qua ) người khác và đây là cơ hội để tiêu cực phát sinh những vấn đề phức tạp.
Đồng thời các cơ quan có trách nhiệm cấp trên ban hành các quy định, các
thể chế còn nhiều chồng chéo lẫn nhau, thiếu sự hướng dẫn cho cấp phường một
cách cụ thể hoặc ban hành xong sửa đổi liên tục làm cho cán bộ chuyên môn
thuộc lĩnh vực phụ trách lúng túng.
Mức thu lệ phí thiếu công khai, rõ ràng, nạn hách dịch gây khó khăn trở
ngại nhất là trên lĩnh vực đất đai còn xảy ra. Việc giải quyết khiếu nại tố cáo của
công dân còn một số trường hợp quá hạn luật quy định dây dưa kéo dài làm ảnh
hưởng đến uy tín, sự lãnh đạo của Đảng bộ và chính quyền ở địa phương.
3/. Nguyên nhân yếu kém.
Đội ngũ cán bộ đa số yếu về chuyên môn, chưa qua đào tạo nghiệp vụ,
chưa nắm vững khoa học quản lý, thái độ vô tư khi thực hiện công vụ, thiếu kiến
thức pháp luật dẫn đến tình trạng lúng túng vận dụng không chính xác trong giải
quyết hoặc giải quyết theo cảm tính.
Bố trí sắp xếp cán bộ chưa đúng theo tiêu chuẩn hoá, còn chắp vá dẫn đến
tình trạng có nhiều cán bộ thì làm quá tải công việc nhưng cũng có cán bộ thì

thiếu công việc.
Mối quan hệ phối hợp Uỷ ban nhân dân với các ngành và các tổ đôi lúc
chưa chặt chẽ, một số sai sót về kỹ thuật nghiệp vụ chưa được uốn nắn khắc phục
kịp thời.
Vai trò lãnh đạo của Thường trực Uỷ ban nhân dân đôi lúc có buông lơi,
công tác phân công bố trí công việc chưa rõ ràng, công tác kiểm tra chưa được
22
thường xuyên. Chế độ chính sách đối với nhân viên cấp phường chưa đáp ứng
được nhu cầu tối thiểu trong cuộc sống.
Những khiếm khuyết tồn tại trong quá trình giải quyết thủ tục hành chính
của công dân và tổ chức trên địa bàn phường là một tình trạng cần khắc phục để
củng cố niềm tin của nhân dân vào sự lãnh đạo của Đảng và Nhà nước, việc cải
cách thủ tục hành chính trên địa bàn phường Khương Đình là bước đi hết sức
quan trọng nhằm thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội của phường theo hướng công
nghiệp hoá hiện đại hoá đất nước, phù hợp với nền kinh tế thị trường có sự quản
lý của Nhà nước theo định hướng Xã hội chủ nghĩa.
II/. Tình hình thực hiện cải cách thủ tục hành chính sau khi có quyết
định số 156/2003/QĐ-UB của UBND Thành phố Hà Nội về áp dụng cơ chế “
một cửa” đối với các lĩnh vực hành chính cấp xã, phường.
1/. Các văn bản quy phạm pháp luật quy định.
Quyết định 181-QĐ/TTg ngày 04/09/2003 của Thủ tướng Chính phủ ban
hành quy chế thực hiện cơ chế “ một cửa” .
Quyết định số 156/2003/QĐ-UB của Uỷ ban nhân dân Thành phố Hà Nội.
Quyết định số 171/2004/QĐ-UB ngày 22/11/2004 của UBND Thành phố.
Quyết định số 183/2003 QĐ-UB ngày 29/12/2003 của UBND Thành phố
quy định việc quản lý, phát hành hệ thống báo biểu sử dụng tại “Bộ phận tiếp
nhận hồ sơ hành chính”.
2/. Vị trí chức năng.
Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả cho công dân trực thuộc Uỷ ban nhân dân
phường, chịu sự lãnh đạo trực tiếp và toàn diện của thường trực Uỷ ban nhân dân

phường.
Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả cho công dân có trách nhiệm tiếp, hướng
dẫn tổ chức công dân đến liên hệ về những công việc thuộc trách nhiệm thẩm
quyền giải quyết của Uỷ ban nhân dân phường.Nhận hồ sơ đã đủ thủ tục theo
quy định, viết giấy hồ sơ và trả kết quả cho tổ chức công dân.
2.2/. Nhiệm vụ của bộ phận tiếp nhận và trả kết quả.
23
Tiếp tổ chức công dân tại phòng làm việc của bộ phận tiếp nhận và trả kết
quả khi họ có yêu cầu giải quyết công việc trong phạm vi thẩm quyền của
UBND cấp phường.
Hướng dẫn tổ chức công dân trong viẹc làm tốt các thủ tục hành chính,
giấy tờ, biểu mẫu theo quy định.Việc hướng dẫn này được thực hiện theo
nguyên tắc một lần, đầy đủ theo đúng quy định đã niêm yết công khai.
Trường hợp hồ sơ đầy đủ theo quy định thì tiếp nhận, viết phiếu nhận hồ
sơ vào sổ theo dõi.
Trường hợp hồ sơ chưa hoàn chỉnh thì hướng dẫn để tổ chức công dân, bổ
sung, hoàn chỉnh.
Trường hợp hồ sơ của tổ chức, công dân không thuộc thẩm quyền giảI
quyết của Uỷ ban nhân dân cấp phường thì hướng dẫn cụ thể để tổ chức công
dân đến cơ quan nhà nước có thẩm quyền giải quyết.
Xử lý hồ sơ của tổ chức, công dân theo phạm vi trách nhiệm, quyền hạn
của mình.
Trường hợp hồ sơ của tổ chức, công dân có liên quan đến trách nhiệm
quyền hạn của các cán bộ công chức khác, công chức phụ trách hồ sơ chủ động
phối hợp với các cán bộ, công chức khác cùng xử lý hồ sơ.
Sau khi xử lý hồ sơ tổ chức, công dân xong trình lãnh đạo UBND cấp
phường giải quyết.
Nhận lại kết quả đã giải quyết, trả lại cho tổ chức công dân, thu lệ phí theo
quy định ( nếu có ).
3/. Phương thức hoạt động.

Phương thức hoạt động này, bộ phận tiếp nhận và trả kết quả được hiểu là
một nơi nhận và trả lại hồ sơ cho tổ chức và công dân.

24
BPTN và TKQ
với các công
chức chuyên
môn
Tổ chức

công dân
Chủ tịch
hoặc phó
chủ tịch
UBND xã
Tại bộ phận tiếp nhận và trả kết quả các công chức chuyên môn theo
từng lĩnh vực mình phụ trách sẽ tiếp nhận hồ sơ và hướng dẫn tổ chức công dân
làm các thủ tục rồi trình lãnh đạo Uỷ ban nhân dân phê duyệt và trả kết quả cho
tổ chức công dân.
4/. Trách nhiệm của công dân làm việc tại bộ phận tiếp nhận và trả kết
quả, cán bộ công chức khác thuộc Uỷ ban nhân dân phường.
4.1/. Công chức văn phòng – Thống kê có trách nhiệm :
Thực hiện các nhiệm vụ theo quy định tại quyết định số 04/2004/QĐ-BNV
ngày 16/01/2004 của Bộ trưởng Bộ Nội vụ về ban hành quy định tiêu chuẩn cụ
thể đối với cán bộ, công chức phường với các nhiệm vụ sau :
- Căn cứ quy định của pháp luật công chức Văn phòng – Thống kê chỉ tiếp
nhận những hồ sơ không thuộc các lĩnh vực như : Xây dựng nhà ở, đất đai, hộ
tịch, chứng thư. Chỉ tiếp nhận những lĩnh vực công việc khác thuộc thẩm quyền
giải quyết của Uỷ ban nhân dân phường. Viết phiếu nhận và chuyển hồ sơ liên
quan đến các cán bộ công chức khác để xử lý sau đó nhận lại kết quả đã giải

quyết trả lại cho tổ chức.
- Giúp Chủ tịch Uỷ ban nhân dân phường theo dõi tổng hợp tình hình, tiếp
nhận, giải quyết, trả hồ sơ của công chức thuộc bộ phận tiếp nhận và trả kết quả
là đầu mối phối hợp với các cán bộ công chức khác thuộc Uỷ ban nhân dân cấp
phường kịp thời giải quyết những vấn đề vướng mắc xảy ra, đặc biệt đối với
những hồ sơ liên quan đến nội dung công việc của nhiều công chức.
4.2/. Công chức địa chính – xây dựng có trách nhiệm:
Thực hiện các nhiệm vụ thuộc các lĩnh vực đất đai xây dựng nhà ở theo
quy định tại quyết định số 02/2004/QĐ - BNV ngày 16/01/2004 của Bộ trưởng
Bộ Nội vụ về việc ban hành quy định tiêu chuẩn cụ thể đối với cán bộ công chức
phường và các nhiệm vụ sau :
- Hướng dẫn tiếp tổ chức công dân đến liên hệ về những công việc thuộc
lĩnh vực đất đai, xây dựng nhà ở .
- Xử lý, trình lãnh đạo Uỷ ban nhân dân xã giải quyết các hồ sơ thuộc lĩnh
vực đất đai, xây dựng nhà ở, sau đó trả kết quả cho tổ chức, công dân.
25

×