Tải bản đầy đủ (.doc) (28 trang)

Cải cách hành chính theo cơ chế một cửa tại An Châu, Châu Thành, An Giang

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (195.7 KB, 28 trang )

MỞ ĐẦU
Trong quá trình cải cách nền hành chính Nhà nước, đặc biệt là sau khi
Chính phủ ban hành Nghị quyết số 38-CP ngày 04/5/1994 về cải cách một
bước thủ tục hành chính trong việc giải quyết công việc của công dân và tổ
chức, đã tạo nên sự chuyển biến mạnh mẽ trong lề lối làm việc của hệ thống
cơ quan hành chính nhà nước trong việc giải quyết hồ sơ thủ tục hành chính
cho công dân và tổ chức.
Hiện nay, thủ tục tiếp nhận và giải quyết công việc của tổ chức, công dân
vẫn còn rườm rà, phức tạp, trật tự, kỹ cương chưa nghiêm; việc thu phí, lệ phí
không đúng quy định. Mặt khác, một bộ phận cán bộ, công chức nhà nước khi
tiếp và giải quyết công việc của nhân dân còn có thái độ thiếu tôn trọng, cửa
quyền, sách nhiễu...Tình hình giải quyết công việc như vậy không những đã
làm mất nhiều thời gian, công sức, tiền bạc của nhân dân, của nhà nước, mà
nó còn là nguyên nhân chính làm tệ quan liêu, tham nhũng phát triển, gây mất
lòng tin của nhân dân đối với Nhà nước. Vì vậy, cải cách thủ tục hành chính
là đòi hỏi bức xúc, đáp ứng yêu cầu chính đáng của nhân dân, đáp ứng nhu
cầu hội nhập phát triển đất nước trong tình hình mới.
Cải cách thủ tục hành chính là một trong những nội dung quan trọng
trong cải cách nền hành chính quốc gia. Yêu cầu được đặt ra là phải đạt được
bước chuyển căn bản trong quan hệ và thủ tục giải quyết công việc giữa cơ
quan Nhà nước với nhau và giữa cơ quan Nhà nước với tổ chức, công dân.
Xuất phát từ tầm quan trọng của cải cách thủ tục hành chính trong
chương trình tổng thể cải cách hành chính Nhà nước, Chính phủ ban hành
Quy chế thực hiện cơ chế “một cửa” tại cơ quan hành chính nhà nước ở địa
phương ( kèm theo Quyết định 181/2003/QĐ-TTg ngày 04/9/2003 của Thủ
tướng Chính phủ ). Đây là một bước tiến quan trọng trong cải cách thủ tục
hành chính, góp phần thực hiện thắng lợi mục tiêu cải cách nền hành chính
Nhà nước giai đoạn 2001-2010.
Việc tìm hiểu nắm vững các vấn đề về lý luận và thực tiễn của thủ tục
hành chính đã trở thành một nhu cầu không thể thiếu của cán bộ, công chức
trong cơ quan nhà nước, mà còn cần thiết cho nhiều đối tượng khác để phục


vụ cho hoạt động của các cơ quan và tổ chức.
Để tìm hiểu sâu hơn về cơ chế “một cửa”, sau thời gian học tập tại
trường, bản thân muốn mở mang thêm kiến thức thực tiễn về vấn đề này, do
đó đã xin thực tập tại UBND thị trấn An Châu, huyện Châu Thành, tỉnh An
Giang – là một trong những đơn vị đi tiên phong trong việc xây dựng và triển
khai thực hiện Đề án “một cửa” tại cấp xã.
Khái quát về đơn vị thực tập:
Thị trấn An Châu được thành lập năm 1979, diện tích tự nhiên 1.285 ha.
Dân số 23.404 người /4.937 hộ, trong đó: Hộ nghèo chiếm 5,39% dân số, lao
động trong độ tuổi chiếm 61,84% dân số, lao động phi nông nghiệp chiếm
63,62% lực lượng lao động. Tỷ lệ tăng dân số tự nhiên 1,23% và tăng cơ học
hằng năm 1,31%.
Dân tộc - Tôn giáo: Dân tộc kinh có 4.889 hộ, chiếm 99,03%; Khơmer
có 42 hộ, chiếm 0,85%; dân tộc khác có 06 hộ, chiếm 0,12%. Đạo phật giáo
Hoà hảo chiếm 73,88%, Thiên chúa chiếm 11,60%, các tôn giáo khác chiếm
14,52%
Mật độ dân số 1.821 người/Km
2
, dân cư tập trung dọc theo Quốc lộ 91,
ven sông Hậu và các trục giao thông liên xã.
Cơ sở hạ tầng nông thôn: có 23 km lộ giao thông, trong đó có 7 km
Quốc lộ 91; 8,9 km lộ liên xã được nhựa hóa, 3 km đường cấp phối Tà Pạ; các
tuyến giao thông nội ô thị trấn đảm bảo thông suốt trong mùa lũ. Có 4.882 hộ
sử dụng điện chiếm 98,5%; 4.342 hộ sử dụng nước sạch chiếm 89,8%. Mạng
lưới thông tin liên lạc phủ khắp, bình quân 40 máy điện thoại/100 hộ dân.
Lĩnh vực kinh tế: cơ cấu kinh tế phát triển theo hướng Thương mại -
Dịch vụ ( chiếm 43,1% ), Công nghiệp - Tiểu thủ công nghiệp ( chiếm 31% ),
Nông nghiệp ( chiếm 25,9 % ). Mức tăng trưởng kinh tế trung bình hàng năm
10% - 12%. Tổng thu ngân sách hàng năm trên địa bàn 5,5 tỷ, thu theo phân
cấp 2,855 tỷ. Thu nhập bình quân đầu người 8,2 triệu đồng/năm.

Lĩnh vực văn hoá - xã hội: hệ thống trường lớp khang trang với 01
trường trung học cơ sở, 04 trường tiểu học, 01 trường mẫu giáo và 01nhà trẻ,
hàng năm huy động 4.709 học sinh các bậc học. Địa bàn có 01 Trạm y tế với
đội ngũ y bác sĩ, cộng tác viên có trình độ chuyên môn cao, thực hiện tốt các
chương trình mục tiêu y tế quốc gia. Hệ thống thông tin tuyên truyền đảm
bảo, các hoạt động văn hoá văn nghệ, thể dục thể thao và phong trào xã hội từ
thiện được quan tâm thực hiện tốt.
Lĩnh vực an ninh - quốc phòng: Lực lượng công an, quân sự đủ biên
chế, thực hiện tốt công tác giữ gìn an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội và
công tác quân sự địa phương hàng năm.
Lĩnh vực quản lý Nhà nước: Tổ chức bộ máy biên chế đầy đủ theo
Nghị định 114/2003/NĐ-CP ngày 10/10/2003 của Chính phủ về cán bộ, công
chức xã, phường, thị trấn. Với 124 cán bộ, công chức ( kể cả xã, ấp ); hầu hết
cán bộ chuyên trách và công chức đều có trình độ chuyên môn, chính trị đúng
theo tiêu chuẩn quy định ( 24 cán bộ chuyên trách và công chức ). Địa
phương bắt đầu áp dụng mô hình giải quyết thủ tục hành chính theo cơ chế
một cửa từ cuối năm 2003...
2
Chương I
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ THỦ TỤC HÀNH CHÍNH
I- QUAN NIỆM CHUNG VỀ THỦ TỤC HÀNH CHÍNH
1. Khái niệm thủ tục hành chính
Với nghĩa chung nhất, thủ tục là phương thức, cách thức giải quyết
công việc theo một trình tự nhất định, một thể lệ thống nhất, gồm một loạt
nhiệm vụ liên quan chặt chẽ với nhau nhằm đạt được kết quả mong muốn.
Trong nghiên cứu thủ tục hành chính, có nhiều quan niệm khác nhau:
- Quan niệm thứ nhất: Thủ tục hành chính là trình tự mà các cơ quan
quản lý nhà nước giải quyết trong lĩnh vực trách nhiệm hành chính và xử lý vi
phạm pháp luật.
- Quan niệm thứ hai: Thủ tục hành chính là trình tự giải quyết bất kỳ

một nhiệm vụ cá biệt, cụ thể nào trong lĩnh vực quản lý hành chính Nhà nước.
Như vậy, ngoài thủ tục xử lý các vi phạm hành chính thì thủ tục hành chính,
thì các thủ tục như cấp phép, đăng ký, giải quyết khiếu nại, tố cáo ... cũng
được xem là thủ tục hành chính. Quan niệm này có phạm vi rộng hơn nhưng
vẫn chưa đầy đủ.
- Quan niệm theo nghĩa rộng nhất khẳng định: Thủ tục hành chính là
trình tự về thời gian và không gian các giai đoạn cần phải có để thực hiện mọi
hình thức hoạt động của các cơ quan quản lý hành chính Nhà nước, bao gồm:
trình tự thành lập các công sở, trình tự bổ nhiệm, điều động cán bộ, công
chức, viên chức; trình tự lập quy, áp dụng quy phạm để đảm bảo các quyền
chủ thể và xử lý vi phạm; trình tự tổ chức - tác nghiệp hành chính.
Thủ tục hành chính là một bộ phận tạo thành chế định tất yếu của luật
hành chính, do vậy xây dựng một quan niệm chung, thống nhất về thủ tục
hành chính là rất quan trọng. Điều đó có ý nghĩa to lớn trong hoạt động lập
pháp và để nhận thức hành động đúng đắn trong hoạt động quản lý hành
chính nhà nước, đặc biệt là trong tiến trình cải cách nền hành chính Nhà nước.
Như vậy, Thủ tục hành chính là trình tự, cách thức giải quyết công
việc của cơ quan hành chính Nhà nước có thẩm quyền trong mối quan hệ
nội bộ của hành chính và giữa các cơ quan hành chính Nhà nước với các tổ
chức và cá nhân công dân. Nó giữ vai trò đảm bảo cho công việc đạt được
mục đích đã định, phù hợp với thẩm quyền của các cơ quan Nhà nước hoặc
của các cá nhân, tổ chức được ủy quyền trong việc thực hiện chức năng quản
lý Nhà nước.
3
2. Đặc điểm thủ tục hành chính
2.1. Thủ tục hành chính được điều chỉnh bằng các quy phạm thủ tục
hành chính. Mọi hoạt động quản lý hành chính Nhà nước đều phải được trật
tự hoá, tức là phải được tiến hành theo trình tự, thủ tục nhất định.
2.2. Thủ tục hành chính là trình tự thực hiện thẩm quyền trong quản lý
hành chính Nhà nước. Nghĩa là, thủ tục hành chính được phân biệt với thủ tục

tư pháp, khác với thủ tục tố tụng tại toà án, kể cả tố tụng hành chính cũng
không thuộc về khái niệm thủ tục hành chính.
2.3.Thủ tục hành chính rất đa dạng, phức tạp. Tính đa dạng, phức tạp
của nó được quy định bởi hoạt động quản lý hành chính Nhà nước, là hoạt
động diễn ra trên tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội và bộ máy hành
chính bao gồm rất nhiều các cơ quan từ Trung ương đến địa phương, mỗi cơ
quan đó trong quá trình thực hiện nhiệm vụ của mình đều tuân thủ theo những
thủ tục nhất định. Hơn nữa nền hành chính Nhà nước ta hiện đang chuyển từ
nền hành chính kế hoạch hoá tập trung sang nền hành chính phục vụ; đồng
thời với xu thế hợp tác quốc tế hiện nay đối tượng quản lý không chỉ là công
dân, tổ chức trong nước mà còn có yếu tố nước ngoài. Do vậy, thủ tục hành
chính hiện nay rất đa dạng, phong phú và phức tạp.
2.4. So với các quy phạm nội dung của luật hành chính, thủ tục hành
chính có tính năng động hơn và đòi hỏi phải thay đổi nhanh hơn khi thực tế
cuộc sống đã có những yêu cầu mới.
3. Ý nghĩa của thủ tục hành chính
Thủ tục hành chính có ý nghĩa quan trọng trong quản lý Nhà nước và
xã hội.
Trước hết, nếu không thực hiện các thủ tục hành chính cần thiết thì một
quyết định hành chính sẽ không được đưa vào thực hiện hoặc bị hạn chế tác
dụng. Nói cách khác, thủ tục hành chính đảm bảo cho các quyết định hành
chính được thi hành.
Thủ tục hành chính đảm bảo cho việc thi hành quyết định được thống
nhất và có thể kiểm tra được tính hợp pháp, hợp lý cũng như các hệ quả do
việc thực hiện các quyết định hành chính tạo ra.
Thủ tục hành chính khi được xây dựng và vận dụng một cách hợp lý, sẽ
tạo ra khả năng sáng tạo trong việc thực hiện các quyết định quản lý, đem lại
hiệu quả thiết thực cho quản lý Nhà nước. Bởi thủ tục hành chính liên quan
đến quyền lợi công dân, do vậy khi được xây dựng hợp lý và vận dụng tốt vào
đời sống nó sẽ có ý nghĩa rất thiết thực, làm giảm sự phiền hà, chống được tệ

quan liêu, tham nhũng, củng cố được mối quan hệ giữa Nhà nước và nhân
dân.
4
Xét trong tổng thể, vì thủ tục hành chính là một bộ phận pháp luật hành
chính nên nắm vững và thực hiện các quy định về thủ tục hành chính sẽ có ý
nghĩa rất lớn đối với quá trình cải cách nền hành chính Nhà nước và xây dựng
Nhà nước pháp quyền. Cũng cần nhấn mạnh rằng, thủ tục hành chính có ý
nghĩa như một công cụ điều hành cần thiết của tổ chức hành chính, không thể
tách rời khỏi hoạt động của các tổ chức hành chính.
Từ sự phân tích trên, có thể khẳng định rằng: Thủ tục hành chính là
chiếc cầu nối quan trọng giữa cơ quan Nhà nước với nhân dân và các tổ chức,
có khả năng làm bền chặt mối quan hệ đó, làm cho Nhà nước ta thực sự là
Nhà nước của dân, do dân và vì dân. Trên một phương diện nhất định, thủ tục
hành chính biểu hiện trình độ văn hoá, văn hoá giao tiếp, văn hoá điều hành,
mức độ văn minh của nền hành chính. Vì vậy, cải cách thủ tục hành chính
không đơn thuần liên quan đến pháp luật, mà còn là yếu tố ảnh hưởng đến sự
phát triển chung của đất nước về chính trị, văn hoá, giáo dục và mở rộng giao
lưu hợp tác quốc tế.
II- NỘI DUNG CẢI CÁCH THỦ TỤC HÀNH CHÍNH
1. Chương trình tổng thể cải cách hành chính Nhà nước
Chương trình tổng thể cải cách hành chính Nhà nước giai đoạn 2001 –
2010 của Chính phủ ban hành kèm theo Quyết định 136/2001/QĐ-TTg ngày
17/9/2001 của Thủ tướng Chính phủ đã xác định:
1.1. Mục tiêu chung của Chương trình tổng thể cải cách hành chính nhà
nước giai đoạn 2001 - 2010 là : “xây dựng một nền hành chính dân chủ, trong
sạch, vững mạnh, chuyên nghiệp, hiện đại hóa, hoạt động có hiệu lực, hiệu
quả theo nguyên tắc của Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa dưới sự lãnh
đạo của Đảng; xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức có phẩm chất và năng lực
đáp ứng yêu cầu của công cuộc xây dựng, phát triển đất nước”. Đến năm
2010, hệ thống hành chính về cơ bản được cải cách phù hợp với yêu cầu quản

lý nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa.
Những mục tiêu cụ thể của Chương trình là :
- Hoàn thiện hệ thống thể chế hành chính, cơ chế, chính sách phù hợp
với thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, trước hết là các thể chế về
kinh tế, về tổ chức và hoạt động của hệ thống hành chính. Tiếp tục đổi mới
quy trình xây dựng và ban hành văn bản quy phạm pháp luật, khắc phục tính
cục bộ trong việc chuẩn bị, soạn thảo các văn bản; đề cao trách nhiệm của
từng cơ quan trong quá trình xây dựng thể chế; phát huy dân chủ, huy động trí
tuệ của nhân dân để nâng cao chất lượng văn bản quy phạm pháp luật.
- Xóa bỏ về cơ bản các thủ tục hành chính mang tính quan liêu, rườm
rà, gây phiền hà cho doanh nghiệp và nhân dân; hoàn thiện các thủ tục hành
chính mới theo hướng công khai, đơn giản và thuận tiện cho dân.
5
- Các cơ quan trong hệ thống hành chính được xác định chức năng,
nhiệm vụ, thẩm quyền và trách nhiệm rõ ràng; chuyển được một số công việc
và dịch vụ không cần thiết phải do cơ quan nhà nước thực hiện cho doanh
nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức phi chính phủ đảm nhận.
- Cơ cấu tổ chức của Chính phủ gọn nhẹ, hợp lý theo nguyên tắc Bộ
quản lý đa ngành, đa lĩnh vực, thực hiện chức năng chủ yếu là quản lý vĩ mô
toàn xã hội bằng pháp luật, chính sách, hướng dẫn và kiểm tra thực hiện.
Bộ máy của các Bộ được điều chỉnh về cơ cấu trên cơ sở phân biệt rõ
chức năng, phương thức hoạt động của các bộ phận tham mưu, thực thi chính
sách, cung cấp dịch vụ công.
- Đến năm 2005, về cơ bản xác định xong và thực hiện được các quy
định mới về phân cấp quản lý hành chính nhà nước giữa trung ương và địa
phương, giữa các cấp chính quyền địa phương; định rõ chức năng, nhiệm vụ,
thẩm quyền và tổ chức bộ máy chính quyền ở đô thị và nông thôn.
Các cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, cấp huyện
được tổ chức lại gọn nhẹ, thực hiện đúng chức năng quản lý nhà nước theo
nhiệm vụ và thẩm quyền được xác định trong Luật Tổ chức Hội đồng nhân

dân và Ủy ban nhân dân (sửa đổi). Xác định rõ tính chất, cơ cấu tổ chức, chế
độ làm việc của chính quyền cấp xã.
- Đến năm 2010, đội ngũ cán bộ, công chức có số lượng, cơ cấu hợp lý,
chuyên nghiệp, hiện đại. Tuyệt đại bộ phận cán bộ, công chức có phẩm chất
tốt và đủ năng lực thi hành công vụ, tận tụy phục vụ sự nghiệp phát triển đất
nước và phục vụ nhân dân.
- Đến năm 2005, tiền lương của cán bộ, công chức được cải cách cơ
bản, trở thành động lực của nền công vụ, bảo đảm cuộc sống của cán bộ, công
chức và gia đình.
- Đến năm 2005, cơ chế tài chính được đổi mới thích hợp với tính chất
của cơ quan hành chính và tổ chức sự nghiệp, dịch vụ công.
- Nền hành chính nhà nước được hiện đại hóa một bước rõ rệt. Các cơ
quan hành chính có trang thiết bị tương đối hiện đại phục vụ yêu cầu quản lý
nhà nước kịp thời và thông suốt. Hệ thống thông tin điện tử của Chính phủ
được đưa vào hoạt động.
1.2. Nội dung chủ yếu của chương trình
- Cải cách thể chế;
- Cải cách tổ chức bộ máy;
- Đổi mới, nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức;
- Cải cách tài chính công.
6
Về cải cách thể chế, một trong những nội dung quan trọng được nhấn
mạnh là tiếp tục cải cách thủ tục hành chính, theo đó:
- Tiếp tục cải cách thủ tục hành chính nhằm bảo đảm tính pháp lý, hiệu
quả, minh bạch và công bằng trong khi giải quyết công việc hành chính. Loại
bỏ những thủ tục rườm rà, chồng chéo dễ bị lợi dụng để tham nhũng, gây khó
khăn cho dân. Mở rộng cải cách thủ tục hành chính trong tất cả các lĩnh vực,
xóa bỏ kịp thời những quy định không cần thiết về cấp phép và thanh tra,
kiểm tra, kiểm soát, kiểm dịch, giám định. Mẫu hóa thống nhất trong cả nước
các loại giấy tờ mà công dân hoặc doanh nghiệp cần phải làm khi có yêu cầu

giải quyết các công việc về sản xuất, kinh doanh và đời sống.
- Ban hành cơ chế kiểm tra cán bộ, công chức tiếp nhận và giải quyết công
việc của dân; xử lý nghiêm người có hành vi sách nhiễu, hách dịch, vô trách
nhiệm; khen thưởng những người hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao.
- Mở rộng thực hiện cơ chế “một cửa” trong việc giải quyết công việc
của cá nhân và tổ chức ở các cơ quan hành chính nhà nước các cấp. Cơ quan
hành chính các cấp có trách nhiệm giải quyết công việc của cá nhân và tổ
chức phải niêm yết công khai, đầy đủ mọi thủ tục, trình tự, lệ phí, lịch công
tác tại trụ sở làm việc.
- Quy định cụ thể và rõ ràng trách nhiệm cá nhân trong khi thi hành công
vụ. Việc xác định quyền hạn và trách nhiệm của cán bộ, công chức trong khi
thi hành công vụ phải đi liền với việc đánh giá, khen thưởng, kỷ luật cán bộ,
công chức.
2. Cải cách thủ tục hành chính theo cơ chế “một cửa”
Quy chế thực hiện cơ chế “một cửa” tại cơ quan hành chính Nhà nước ở
địa phương ban hành kèm theo Quyết định 181/2003/QĐ-TTg ngày
04/9/2003 của Thủ tướng Chính phủ. Quy chế này quy định việc áp dụng,
triển khai thực hiện cơ chế “một cửa” và quy trình giải quyết công việc theo
cơ chế “một cửa” tại cơ quan hành chính nhà nước ở địa phương.
2.1. Khái niệm “Một cửa”
“Một cửa” là cơ chế giải quyết công việc của tổ chức, công dân thuộc
thẩm quyền của cơ quan hành chính nhà nước từ tiếp nhận yêu cầu, hồ sơ
đến trả lại kết quả thông qua một đầu mối là “Bộ phận tiếp nhận và trả kết
quả” tại cơ quan hành chính nhà nước.
2.2. Lợi ích của cơ chế “một cửa”
Việc thực hiện cơ chế “một cửa” nhằm đạt được bước chuyển căn bản
trong quan hệ và thủ tục giải quyết công việc giữa cơ quan hành chính nhà
nước với tổ chức, công dân, giảm phiền hà cho tổ chức, công dân, chống tệ
quan liêu, tham nhũng, cửa quyền của cán bộ, công chức, nâng cao hiệu lực,
hiệu quả quản lý nhà nước.

7
Trước đây, tổ chức, công dân phải đi lại nhiều lần, đến một hoặc nhiều
cơ quan để liên hệ giải quyết công việc của mình. Nay với cơ chế “một cửa”,
tổ chức, công dân chỉ phải đến liên hệ tại một nơi, việc phối hợp giải quyết
công việc của tổ chức, công dân thuộc trách nhiệm của cơ quan hành chính
nhà nước.
Qua tổng kết thực tiễn thực hiện cơ chế “một cửa”, cho thấy các kết quả
cụ thể như sau:
- Giảm phiền hà cho tổ chức, công dân khi có yêu cầu giải quyết công
việc tại cơ quan hành chính nhà nước.
- Góp phần chống tệ quan liêu, cửa quyền, tham nhũng của một bộ phận
cán bộ, công chức. Nâng cao ý thức trách nhiệm và, tinh thần, thái độ phục vụ
tổ chức, công dân của đội ngũ cán bộ, công chức.
- Nâng cao chất lượng công vụ, hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước.
- Làm rõ thẩm quyền, trách nhiệm của cơ quan hành chính nhà nước các
cấp trong giải quyết công việc liên quan đến tổ chức, công dân.
- Đổi mới cơ bản phương thức hoạt động của bộ máy các cơ quan hành
chính nhà nước, trên cơ sở đó sắp xếp lại tổ chức theo hướng gọn nhẹ, hoạt
động có hiệu lực, hiệu quả.
2.3. Phạm vi áp dụng
Cơ chế “một cửa” được áp dụng trong các cơ quan hành chính nhà
nước ở địa phương, cụ thể là : Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc
Trung ương (các Sở, Ban, Văn phòng Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân
dân); Ủy ban nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh; Ủy ban
nhân dân xã, phường, thị trấn.
2.4. Nguyên tắc thực hiện cơ chế “một cửa”
- Thủ tục hành chính đơn giản, rõ ràng, đúng pháp luật.
- Công khai các thủ tục hành chính, phí, lệ phí và thời gian giải quyết
công việc của tổ chức, công dân.
- Nhận yêu cầu và trả kết quả tại bộ phận tiếp nhận và trả kết quả.

- Việc phối hợp giữa các bộ phận có liên quan để giải quyết công việc
của tổ chức, công dân là trách nhiệm của cơ quan hành chính nhà nước.
- Bảo đảm giải quyết công việc nhanh chóng, thuận tiện cho tổ chức,
công dân.
2.5. Các lĩnh lực thực hiện cơ chế “một cửa”
- Tại tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương : phê duyệt các dự án đầu
tư trong nước và nước ngoài, xét duyệt cấp vốn xây dựng cơ bản, cấp giấy
chứng nhận đăng ký kinh doanh cho doanh nghiệp, cấp giấy phép xây dựng,
8
cấp giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất, cho thuê đất,
giải quyết chính sách xã hội.
- Tại quận, huyện, thị xã, thành phố thuộc cấp tỉnh : cấp giấy chứng
nhận đăng ký kinh doanh cho các hộ kinh doanh cá thể, cấp giấy phép xây
dựng, cấp giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất, đăng
ký hộ khẩu, công chứng và chính sách xã hội.
- Tại xã, phường, thị trấn : xây dựng nhà ở, đất đai, hộ tịch, chứng thực.
9
Chương II
TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG GIẢI QUYẾT HỒ SƠ THỦ TỤC HÀNH
CHÍNH THEO MÔ HÌNH “MỘT CỬA” TẠI ỦY BAN NHÂN DÂN
THỊ TRẤN AN CHÂU, HUYỆN CHÂU THÀNH, TỈNH AN GIANG
I. CƠ SỞ PHÁP LÝ HÌNH THÀNH
1. Chương trình tổng thể cải cách hành chính Nhà nước giai đoạn 2001 –
2010 của Chính phủ ban hành kèm theo Quyết định 136/2001/QĐ-TTg ngày
17/9/2001 của Thủ tướng Chính phủ.
2. Quy chế thực hiện cơ chế “một cửa” tại cơ quan hành chính nhà nước
ở địa phương ban hành kèm theo Quyết định 181/2003/QĐ-TTg ngày
04/9/2003 của Thủ tướng Chính phủ.
3. Kế hoạch số 44/KH.UB.TC ngày 20/11/2003 của UBND tỉnh An
Giang về việc Tổ chức thực hiện cải cách thủ tục hành chính theo cơ chế “một

cửa” trên địa bàn tỉnh An Giang.
Trên cơ sở thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật của Chính phủ,
UBND tỉnh và chỉ đạo, hướng dẫn của UBND huyện Châu Thành, UBND thị
trấn An Châu tiến hành xây dựng Đề án thành lập “Bộ phận tiếp nhận và trả
kết quả” thực hiện theo cơ chế “một cửa” tại UBND thị trấn An Châu và được
phê duyệt bằng các văn bản sau:
- Quyết định số 1381/QĐ.UB.TC ngày 22/12/2003 của UBND huyện
Châu Thành phê duyệt Đề án cải cách thủ tục hành chính tại UBND thị trấn
An Châu theo cơ chế “một cửa”.
- Quyết định số 1430/QĐ.UB.TC ngày 24/12/2003 của UBND huyện
Châu Thành về việc thành lập “Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả” thực hiện
theo cơ chế “một cửa” thuộc Văn phòng UBND thị trấn An Châu.
- Quyết định số 1431/QĐ.UB.TC ngày 24/12/2003 của UBND huyện
Châu Thành về việc phê duyệt Quy chế tổ chức và hoạt động của “Bộ phận
tiếp nhận và trả kết quả” thực hiện theo cơ chế “một cửa” thuộc Văn phòng
UBND thị trấn An Châu.
- Quyết định số 1432/QĐ.UB.TC ngày 24/12/2003 của UBND huyện
Châu Thành về việc phê duyệt bản Quy định các thủ tục hành chính và trình
tự giải quyết theo cơ chế “một cửa” tại UBND thị trấn An Châu.
- Quyết định số 115/QĐ.UB ngày 25/12/2003 của Chủ tịch UBND thị
trấn An Châu về việc điều động công chức đến làm việc tại Bộ phận tiếp nhận
và trả kết quả thuộc Văn phòng UBND thị trấn An Châu.
Ngày 31/12/2003, “Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả” thuộc Văn phòng
UBND thị trấn An Châu chính thức đi vào hoạt động.
10
11
* Chú thích:
1. Tổ chức, công dân nộp hồ sơ trực tiếp cho công chức phụ trách lĩnh vực tương ứng tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả, nhận giấy
hẹn, sau đó nhận lại hồ sơ đã giải quyết từ chính công chức này.
2. Công chức nhận hồ sơ trực tiếp viết giấy hẹn với tổ chức, công dân (đối với những việc cần có thời gian xử lý), xử lý hồ sơ hoặc

phối hợp hoặc chuyển các bộ phận chuyên môn có liên quan ( nếu có )
3. Công chức xử lý hồ sơ xong, trình Chủ tịch hoặc Phó Chủ tịch UBND thị trấn ký, sau đó trả lại cho tổ chức, công dân theo giấy hẹn,
thu phí, lệ phí theo quy định.
Sơ đồ khái quát cơ chế “một cửa” tại UBND thị trấn An Châu:
2
Tổ chức,
công dân
Bộ phận tiếp nhận và
trả kết quả
- Công chức Văn phòng
- Thống kê
- Công chức Địa chính
- Xây dựng
- Công chức Tư pháp -
Hộ tịch
1
Chủ tịch
hoặc Phó
Chủ tịch
UBND thị
trấn

×