Tải bản đầy đủ (.pdf) (237 trang)

Nghiên cứu ảnh hưởng của điều kiện sinh thái và một số biện pháp kỹ thuật đến sinh trưởng, ra hoa của giống hoa đào GL22 ở miền Bắc Việt Nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (9.38 MB, 237 trang )

HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM
¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯

NGUYỄN THỊ THANH HIỀN

NGHIÊN CỨU ẢNH HƯỞNG CỦA ĐIỀU KIỆN
SINH THÁI VÀ MỘT SỐ BIỆN PHÁP KỸ THUẬT ĐẾN
SINH TRƯỞNG VÀ RA HOA CỦA GIỐNG HOA ĐÀO GL2-2
TẠI MIỀN BẮC VIỆT NAM

LUẬN ÁN TIẾN SĨ

NHÀ XUẤT BẢN ĐẠI HỌC NÔNG NGHIỆP - 2015


HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM
¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯

NGUYỄN THỊ THANH HIỀN

NGHIÊN CỨU ẢNH HƯỞNG CỦA ĐIỀU KIỆN
SINH THÁI VÀ MỘT SỐ BIỆN PHÁP KỸ THUẬT ĐẾN
SINH TRƯỞNG VÀ RA HOA CỦA GIỐNG HOA ĐÀO GL2-2
TẠI MIỀN BẮC VIỆT NAM

Chuyên ngành: Khoa học cây trồng
Mã số:

62.62.01.10

Hướng dẫn khoa học:


1. PGS.TS. Đoàn Văn Điếm
2. PGS.TS. Đặng Văn Đông

HÀ NỘI, 2015


LỜI CAM ĐOAN
Tôi cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, các kết quả
nghiên cứu được trình bày trong luận án là trung thực, khách quan và chưa từng
dùng để bảo vệ lấy bất kỳ học vị nào.
Tôi xin cam đoan rằng mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận án đã được
cảm ơn, các thông tin trích dẫn đều được chỉ rõ nguồn gốc.
Hà Nội, ngày 5 tháng 11 năm 2015
Tác giả luận án

Nguyễn Thị Thanh Hiền

i


LỜI CẢM ƠN
Trong quá trình thực hiện luận án, ngoài nỗ lực và cố gắng của bản thân,
tôi nhận được nhiều sự hướng dẫn, chỉ bảo tận tình quí báu của các thầy, cô giáo
và các nhà khoa học.
Tôi xin trân trọng cảm ơn sự góp ý chân thành và hỗ trợ khoa học của các
thầy, cô giáo Khoa Môi trường, Khoa Nông học, Bộ môn Sinh thái nông nghiệp,
Học viện Nông nghiệp Việt Nam.
Xin trân trọng cảm ơn lãnh đạo Viện Nghiên cứu Rau quả, Viện khoa học
Nông nghiệp Việt Nam và các đồng nghiệp, cơ quan công tác đã ủng hộ, giúp tôi
trong quá trình làm luận án.

Xin chân thành cảm ơn PGS.TS. Đoàn Văn Điếm, PGS.TS. Đặng Văn
Đông là những người hướng dẫn khoa học đã tận tình chỉ bảo tôi trong quá trình
thực hiện đề tài.
Xin cảm ơn Trung tâm Nghiên cứu và Bảo tồn sinh vật cảnh Việt Nam,
Công ty Tư vấn và Dịch vụ khoa học Nông nghiệp I, Học viện Nông nghiệp Việt
Nam, Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn các huyện Gia Lâm (Hà Nội),
Định Hóa (Thái Nguyên), Mộc Châu (Sơn La) và các xã trên địa bàn huyện đã
cung cấp số liệu, hỗ trợ thực hiện các thí nghiệm phục vụ đề tài.
Xin cảm ơn bố mẹ, chồng, bạn bè và các con luôn luôn ủng hộ, động
viên và giúp đỡ tôi trong quá trình học tập, nghiên cứu tại Học viện Nông
nghiệp Việt Nam.
Hà Nội, ngày 5 tháng 11 năm 2015
Tác giả luận án

Nguyễn Thị Thanh Hiền

ii


MỤC LỤC
Trang
Lời cam đoan ..................................................................................................................... i
Lời cảm ơn ........................................................................................................................ ii
Mục lục ............................................................................................................................ iii
Danh mục thuật ngữ viết tắt ............................................................................................. vi
Danh mục các bảng ........................................................................................................ viii
Danh mục các hình .......................................................................................................... xi
Trích yếu luận án ............................................................................................................ xii
Thesis abstact ................................................................................................................. xiv
Phần 1. Mở đầu ............................................................................................................... 1

1.1.

Tính cấp thiết của đề tài ........................................................................................ 1

1.2.

Mục tiêu nghiên cứu ............................................................................................. 2

1.2.1. Mục tiêu tổng quát ................................................................................................ 2
1.2.2. Mục tiêu cụ thể ..................................................................................................... 2
1.3.

Những đóng góp mới của luận án ......................................................................... 3

1.4.

Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài .............................................................. 3

1.4.1. Ý nghĩa khoa học của đề tài .................................................................................. 3
1.4.2. Ý nghĩa thực tiễn của đề tài .................................................................................. 3
Phần 2. Tổng quan các vấn đề nghiên cứu ................................................................... 4
2.1.

Phân loại thực vật, nguồn gốc và đặc điểm thực vật học cây hoa đào.................. 4

2.1.1. Phân loại thực vật ................................................................................................. 4
2.1.2. Nguồn gốc ............................................................................................................. 4
2.1.3. Đặc điểm thực vật học .......................................................................................... 5
2.2.


Yêu cầu về điều kiện sinh thái của cây hoa đào ................................................... 9

2.2.1. Yêu cầu điều kiện nhiệt độ ................................................................................... 9
2.2.2. Yêu cầu điều kiện ánh sáng ................................................................................ 10
2.2.3. Yêu cầu lượng mưa và độ ẩm ............................................................................. 11
2.2.4. Yêu cầu điều kiện đất đai .................................................................................... 12
2.3.

Yêu cầu dinh dưỡng của cây hoa đào ................................................................. 14

2.3.1. Nhu cầu các chất dinh dưỡng chính .................................................................... 14

iii


2.3.2. Vai trò của phân bón đối với cây đào ................................................................. 15
2.4.

Cơ sở khoa học việc điều khiển ra hoa cho cây đào ........................................... 16

2.4.1. Các mối tương quan sinh trưởng, phát triển của cây .......................................... 16
2.4.2. Các phương pháp điều khiển sinh trưởng, phát triển cây ................................... 19
2.5.

Tình hình sản xuất cây hoa đào .......................................................................... 24

2.5.1. Tình hình sản xuất cây hoa đào trên thế giới ...................................................... 24
2.5.2. Tình hình sản xuất hoa đào ở Việt Nam ............................................................. 24
2.6.


Các vấn đề đặt ra cần nghiên cứu ....................................................................... 27

Phần 3. Vật liệu, nội dung và phương pháp nghiên cứu ........................................... 29
3.1.

Vật liệu nghiên cứu ............................................................................................. 29

3.1.1. Giống cây trồng .................................................................................................. 29
3.1.2. Phân bón ............................................................................................................. 29
3.1.3. Số liệu khí tượng ................................................................................................. 30
3.2.

Phạm vi nghiên cứu ............................................................................................ 31

3.2.1. Địa điểm nghiên cứu ........................................................................................... 31
3.2.2. Thời gian nghiên cứu .......................................................................................... 31
3.2.3. Giới hạn của đề tài .............................................................................................. 31
3.3.

Nội dung nghiên cứu ........................................................................................... 31

3.3.1. Đánh giá điều kiện tự nhiên ở các vùng trồng đào miền Bắc ............................. 31
3.3.2. Ảnh hưởng của các yếu tố khí tượng tới sinh trưởng, ra hoa và chất lượng
hoa của giống đào GL2-2.................................................................................... 31
3.3.3. Một số biện pháp kỹ thuật điều chỉnh sinh trưởng, ra hoa và chất lượng
hoa của đào GL2-2 .............................................................................................. 32
3.4.

Phương pháp nghiên cứu .................................................................................... 32


3.4.1. Phương pháp thí nghiệm đồng ruộng.................................................................. 32
3.4.2. Phương phápphân tích số liệu thí nghiệm ........................................................... 37
3.4.3. Phương pháp đánh giá hiệu quả kinh tế .............................................................. 39
Phần 4. Kết quả nghiên cứu và thảo luận ................................................................... 40
4.1.

Đánh giá điều kiện tự nhiên các vùng trồng đào ................................................ 40

4.1.1. Vùng trồng đào đồng bằng sông Hồng ............................................................... 40
4.1.2. Vùng trồng đào Định Hóa tỉnh Thái Nguyên vùng trung du Đông Bắc ............. 44
4.1.3. Vùng trồng đào Mộc Châu, tỉnh Sơn La thuộc vùng núi Tây Bắc ..................... 49

iv


4.1.4. Đánh giá chung ................................................................................................... 54
4.2.

Ảnh hưởng của các yếu tố khí tượng đối với sinh trưởng, ra hoa và chất
lượng hoa đào GL2-2 .......................................................................................... 58

4.2.1. Ảnh hưởng của các yếu tố khí tượng tới sinh trưởng đường kính thân và
đường kính tán của đào phai GL2-2 ................................................................... 58
4.2.2. Ảnh hưởng của các yếu tố khí tượng tới sự xuất hiện nụ đào GL2-2 ................. 70
4.2.3. Ảnh hưởng của các yếu tố khí tượng tới chất lượng hoa đào GL2-2 ................. 77
4.2.4. Tình hình sâu bệnh hại tại 3 vùng trồng hoa đào ................................................ 87
4.2.5. Hiệu quả kinh tế trồng đào ở các vùng sinh thái................................................. 88
4.2.6. Đánh giá chung về ảnh hưởng của các yếu tố khí tượng tới sinh trưởng, ra
hoa và chất lượng hoa đào GL2-2 ....................................................................... 89
4.3.


Ảnh hưởng của một số biện pháp kỹ thuật tới sinh trưởng, phát triển ra
hoa và chất lượng hoa đào GL2-2 ....................................................................... 91

4.3.1. Ảnh hưởng của kỹ thuật bón bổ sung phân lót cho đào phai GL2-2 .................. 91
4.3.2. Biện pháp cắt tỉa điều chỉnh sinh trưởng, ra hoa và chất lượng hoa ................... 97
4.3.3. Ảnh hưởng của thời điểm khoanh vỏ đến sinh trưởng, ra hoa và chất
lượng hoa .......................................................................................................... 101
4.3.4. Ảnh hưởng của thời điểm tuốt lá đến chất lượng hoa đào ................................ 107
Phần 5. Kết luận và đề nghị ....................................................................................... 111
5.1.

Kết luận ............................................................................................................. 111

5.2.

ĐỀ nghị ............................................................................................................. 112

Danh mục các công trình đã công bố có liên quan đến luận án .................................... 113
Tài liệu tham khảo ........................................................................................................ 114
Phụ lục .......................................................................................................................... 121

v


DANH MỤC THUẬT NGỮ VIẾT TẮT
Từ viết tắt

Nghĩa tiếng Việt


BVTV

Bảo vệ thực vật

CT

Công thức

CV%

Hệ số biến động (Coefficient of variation) hay còn gọi là sai số thí
nghiệm

Đ/C

Đối chứng

ĐBSH

Đồng bằng sông Hồng

DT

Diện tích

DTTN

Diện tích tự nhiên

DVNN


Dịch vụ nông nghiệp

FAO

Tổ chức nông lương thế giới (Food and Agriculture Organization)

GR

Tổng thu (Gross Return)

GTNC

Giá trị ngày công

GTSX:

Giá trị sản xuất

HQKT

Hiệu quả kinh tế

HSXĐ

Hệ số xác định

KTTV&MT

Khí tượng Thủy văn và Môi trường


HTN

Hoa tự nhiên

HVNNVN

Học viên nông nghiệp Việt Nam

KV

Khoanh vỏ

LSD0.05

Sai khác nhỏ nhất có ý nghĩa với mức ý nghĩa 0,05
(Least Significant Difference)

MBCR

Tỷ suất lợi nhận biên (Marginal Benefit Cost Ratio)

MI

Thu nhập hỗn hợp (Mix Income)

NN&PTNT

Nông nghiệp và Phát triển nông thôn


NS

Năng suất

NXB

Nhà xuất bản

P/C

Phân chuồng

RAVC

Lãi thuần (Return Above Variable Cost)

vi


Từ viết tắt

Nghĩa tiếng Việt

RCB

Kiểu khối ngẫu nhiên đầy đủ (Randomized Complete Block)

ST, PT

Sinh trưởng, phát triển


TN&MT

Tài nguyên và Môi trường

TVC

Tổng chi phí biến động (Total Variable Cost)

UBND

Ủy ban Nhân dân

Σ(t0C)

Tổng nhiệt độ (0C)

R mm

Tổng lượng mưa (mm)

Sgiờ

Tổng số giờ nắng (giờ)

vii


DANH MỤC CÁC BẢNG
STT


Tên bảng

Trang

2.1.

Cơ cấu số lượng một số loại hoa ở Việt Nam qua một số năm ........................ 25

4.1.

Một số tính chất vật lý và hóa học đất phù sa cổ sông Hồng tại huyện Gia Lâm .....42

4.2.

Tần số một số loại thời tiết đặc biệt thường gặp ở Hà Nội ............................... 44

4.3.

Các loại đất chính tại huyện Định Hóa, Thái Nguyên ...................................... 46

4.4.

Một số tính chất vật lý và hóa học đất tại huyện Định Hóa, Thái Nguyên ...... 47

4.5.

Tần số một số loại thời tiết đặc biệt thường gặp ở Định Hóa ........................... 49

4.6.


Các nhóm đất chính ở huyện Mộc Châu .......................................................... 50

4.7.

Một số tính chất vật lý và hóa học đất đỏ vàng tại huyện Mộc Châu, tỉnh
Sơn La ............................................................................................................... 51

4.8.

Tần số một số loại thời tiết đặc biệt thường gặp ở Mộc Châu .......................... 53

4.9.

Ảnh hưởng của thời vụ trồng đến sự tăng trưởng đường kính thân, đường
kính tán cây hoa đào tại các vùng sinh thái khác nhau ..................................... 59

4.10.

Ảnh hưởng của các yếu tố khí tượng đối với tăng trưởng đường kính thân
và đường kính tán cây đào GL2-2 ở các giai đoạn sinh trưởng........................ 60

4.11.

Ảnh hưởng của nhiệt độ trung bình đối với tăng trưởng đường kínhthân
và đường kính tán cây ở các giai đoạn sinh trưởng .......................................... 61

4.12.

Ảnh hưởng của số ngày có nhiệt độ dưới 150C trong các giai đoạn sinh

trưởng tới đường kính thân và đường kính tán cây đào GL2-2 ........................ 63

4.13.

Ảnh hưởng của số ngày có nhiệt độ dưới 200C đối với sinh trưởng đường
kính thân và đường kính tán cây đào GL2-2 .................................................... 65

4.14.

Ảnh hưởng của tổng nhiệt độ đối với sinh trưởng đường kính thân và
đường kính tán câyđào GL2-2 .......................................................................... 66

4.15.

Ảnh hưởng của số giờ nắng trong các giai đoạn sinh trưởng đối với tăng
trưởng đường kính thânvà đường kính tán cây đào GL2-2 .............................. 68

4.16.

Ảnh hưởng của lượng mưa ở các giai đoạn sinh trưởng đối với đường
kính thân và đường kính tán cây đào GL2-2 .................................................... 69

4.17.

Ảnh hưởng của thời vụ trồng đến thời gian ra nụ hoa của cây đào GL2-2
ở các vùng sinh thái khác nhau ......................................................................... 71

viii



4.18.

Ảnh hưởng tổng hợp của các yếu tố khí tượng đối với thời gian từ tuốt lá
đến ra nụ ........................................................................................................... 72

4.19.

Ảnh hưởng của các yếu tố khí tượng trước khoanh vỏ đối với số ngày từ
tuốt lá đến ra nụ đào GL2-2 .............................................................................. 73

4.20.

Ảnh hưởng của tổng nhiệt độ giai đoạn từ tuốt lá đến ra nụ đối với thời
gian xuất hiện nụđào GL2-2 ............................................................................. 75

4.21.

Ảnh hưởng của tích ôn và số ngày có nhiệt độ thấp hơn 150C tới thời
gian sinh trưởng từ trồng đến ra nụ giống đào GL2-2 ...................................... 77

4.22.

Ảnh hưởng của thời vụ trồng đến chất lượng hoa đào GL2-2 ở các ở các
vùng sinh thái khác nhau .................................................................................. 78

4.23.

Ảnh hưởng tổng hợp của các yếu tố khí tượng đối với chất lượng hoa đào
GL2-2................................................................................................................ 80


4.24.

Ảnh hưởng của các yếu tố khí tượng ở các giai đoạn sinh trưởng đối với
số hoa trên cành của cây đào GL2-2 ................................................................. 81

4.25.

Ảnh hưởng của các yếu tố khí tượng ở các giai đoạn sinh trưởng đối với
đường kính hoa đào GL2-2 ............................................................................... 84

4.26.

Ảnh hưởng của các yếu tố khí tượng tới thời gian từ nụ đến nở hoa của
cây đào GL2-2 .................................................................................................. 85

4.27.

Ảnh hưởng của các yếu tố khí tượng ở các giai đoạn sinh trưởng tới độ
bền cành hoa tự nhiên ....................................................................................... 86

4.28.

Tình hình sâu bệnh hại của giống hoa đào GL2-2 tại 3 vùng nghiên cứu ........ 87

4.29.

Hiệu quả kinh tế trồng đào ở các địều kiện sinh thái........................................ 89

4.30.


Động thái tăng trưởng đường kính thân, đường kính tán ở các công thức
bổ sung phân bón lót cho đào Phai GL2-2 ....................................................... 92

4.31.

Số lượng và chất lượng hoa đào GL2-2 ở các công thức bón lót ..................... 94

4.32.

Tình hình sâu bệnh hại của đào Phai GL2-2 ở các công thức cắt tỉa................ 95

4.33.

Hiệu quả kinh tế các các chế độ bón phân lót bổ sung ..................................... 96

4.34.

Ảnh hưởng của biện pháp kỹ thuật cắt tỉa đến sinh trưởng của giống hoa
đào Phai GL2-2 ................................................................................................. 98

4.35.

Ảnh hưởng của chế độ cắt tỉa đến sự ra hoa và chất lượng hoa ....................... 99

4.36.

Tình hình sâu bệnh hại của đào Phai GL2-2 ở các công thức cắt tỉa................ 99

4.37.


Hiệu quả kinh tế các biện pháp cắt tỉa cho đàoGL2-2 .................................... 101

ix


4.38.

Động thái tăng trưởng chiều dài và đường kính cành lộc của đào GL2-2 ở
các công thức khoanh vỏ ................................................................................ 102

4.39.

Ảnh hưởng của thời điểm khoanh vỏ đến ra hoa, chất lượng hoa .................. 104

4.40.

Hiệu quả kinh tế của biện pháp kỹ thuật thời điểm khoanh vỏ ...................... 106

4.41.

Ảnh hưởng của thời điểm tuốt lá đến sự ra hoa và chất lượng hoa ................ 108

4.42.

Hiệu quả kinh tế của thời điểm tuốt lá ............................................................ 110

x


DANH MỤC CÁC HÌNH

STT

Tên hình

Trang

3.1.

Giống đào phai GL2-2 ...................................................................................... 29

4.1.

Sơ đồ vị trí các vùng nghiên cứu cây đào miền Bắc Việt Nam ........................ 41

4.2.

Diễn biến một số chỉ tiêu khí hậu ở Hà Nội TB 6 năm (2008-2014) ............... 43

4.3.

Diễn biến một số chỉ tiêu khí hậu ở Định Hóa, Thái Nguyên .......................... 48

4.4.

Diễn biến một số chỉ tiêu khí hậu ở Mộc Châu, Sơn La................................... 52

4.5.

Diễn biến nhiệt độ qua các tháng ở 3 vùng sinh thái ........................................ 55


4.6.

Diễn biến số giờ nắng qua các tháng ở 3 tiểu vùng sinh thái ........................... 56

4.7.

Diễn biến lượng mưa qua các tháng ở 3 tiểu vùng sinh thái ............................ 57

4.8.

Đồ thị hồi quy giữa tăng trưởng đường kính .................................................... 62

4.9.

Đồ thị hồi quy giữa tăng trưởng đường kính với số ngày có t<150C ở các
giai đoạn sinh trưởng ........................................................................................ 64

4.10.

Đồ thị hồi quygiữa tăng trưởng đường kính với tích ôn củacác giai đoạn
sinh trưởng ........................................................................................................ 67

4.11.

Đồ thị hồi quy giữa tăng trưởng đường kính thân và đường kính tánvới
lượng mưa ......................................................................................................... 69

4.12.

Đồ thị hồi quy giữa số ngày từ tuốt lá đến ra nụ với nhiệt độ trung bình

và thời gian có t<150C từ trồng đến khoanh vỏ ................................................ 74

4.13.

Đồ thị hồi quy giữa thời gian từ tuốt lá đến ra nụ với tích ôn hữu hiệu và
lượng mưa ......................................................................................................... 76

4.14.

Đồ thị hồi quy giữa thời gian sinh trưởng với tích ôn hữu hiệu và số ngày
có t<150C từ trồng đến ra nụ ............................................................................ 76

4.15.

Đồ thị hồi quy giữa số hoa trên cành với các yếu tố khí tượng giai đoạn
từ trồng đến khoanh vỏ ..................................................................................... 82

4.16.

Đồ thị hồi quy biểu diễn tương quan giữađường kính hoa với các yếu tố
khí tượng ........................................................................................................... 83

4.17.

Đồ thị hồi quy giữa độ bền cành hoa tự nhiên với các yếu tố khí tượng ở
giai đoạn từ trồng đến khoanh vỏ ..................................................................... 86

xi



TRÍCH YẾU LUẬN ÁN
1. TÓM TẮT
Tác giả luận án: Nguyễn Thị Thanh Hiền
Tên luận án:

Nghiên cứu ảnh hưởng của điều kiện sinh thái và một số biện
pháp kỹ thuật đến sinh trưởng và ra hoa của giồng đào GL2-2
tại miền Bắc Việt Nam.

Chuyên ngành:

Khoa học cây trồng

Mã số:

62 62 01 10

Cơ sở đào tạo:

Học viện Nông nghiệp Việt Nam

2. NỘI DUNG
2.1. Mục tiêu nghiên cứu
Đánh giá được ảnh hưởng của điều kiện sinh thái và một số biện pháp kỹ thuật đối
với sinh trưởng, phát triển nhằm nâng cao chất lượng hoa của đào GL2-2, góp phần bảo
tồn và phát triển nghề trồng hoa đào ở Việt Nam.
2.2. Phương pháp nghiên cứu
1. Phương pháp thí nghiệm đồng ruộng
2. Phương pháp phân tích số liệu thí nghiệm
 Phương pháp phân tích hồi quy tuyến tính

 Phân tích sai số thí nghiệm bằng phần mềm IRRISTAT 5.0
3. Phương pháp đánh giá hiệu quả kinh tế
2.3. Kết quả nghiên cứu đạt được
Luận án đã đánh giá được ảnh hưởng của một số yếu tố sinh thái tới sinh trưởng,
ra hoa, chất lượng hoa của cây đào GL2-2 và xác định được các yếu tố chi phối chính là
nhiệt độ trung bình ( t ngay ); số ngày có nhiệt độ dưới 150C, n(t<150C); số ngày có nhiệt độ
dưới 200C, n(t<200C); tích ôn (∑(t0C); tổng số giờ nắng (S giờ) và tổng lượng mưa (R
mm). Trên cơ sở các yếu tố sinh thái, luận án đã nghiên cứu một số biện kỹ thuật điều
chỉnh sinh trưởng, ra hoa và chất lượng hoa cho đào GL2-2 nhằm nâng cao hiệu quả sản
xuất hoa đào phục vụ nhu cầu thưởng thức hoa ngày Tết Nguyên đán. Các biện pháp đề
xuất là bón lót bổ sung thêm N trực tiếp bằng phân Urea hoặc dùng dung dịch vi sinh

xii


EM (cải tiến 1 và 2); cắt tỉa 1 tháng 1 lần và 1½ tháng 1 lần liên tục sau trồng 2 tháng;
khoanh vỏ trước Tết Nguyên đán 140-150 ngày và tuốt lá trước Tết Nguyên đán 50-60
ngày giúp cây sinh trưởng, phát triển tốt, kéo dài thời gian nở hoa, tăng số lượng hoa,
đường kính hoa, độ bền cành hoa tự nhiên và hoa nở trước Tết Nguyên đán. Các chỉ tiêu
sinh trưởng và chất lượng hoa đều sai khác có ý nghĩa thống kê ở mức xác suất P=95%
so với đối chứng. Các biện pháp kỹ thuật này cũng cho thu nhập, lãi thuần, hiệu quả đồng
vốn và tỷ suất lợi nhuận biên (MBCR) đều tăng so với các biện pháp kỹ thuật khác. Các
biện pháp kỹ thuật điều chỉnh sinh trưởng, phát triển, ra hoa và chất lượng hoa đào GL22 chỉ yêu cầu đầu tư ít, hàm lượng sử dụng thuốc bảo vệ thực vật và hóa chất kích thích
sinh trưởng không đáng kể ở mức cho phép, không gây ô nhiễm môi trường, nâng cao
chất lượng hoa phục vụ nhu cầu hoa đào vào dịp Tết Nguyên đán.

xiii


THESIS ABSTACT

1. SUMARY
Name of Ph.D. Student: Nguyen Thi Thanh Hien
Thesis Title:

Study of effects of ecological conditions and technical
measures on growth and flowering of peach variety GL2-2 in
Northern Vietnam.

Major:

Crop Science

Code:

62 62 01 10

Place of training: Vietnam National University of Agriculture
2. CONTENT
2.1. Objectives of thesis
Evaluate effects of ecological conditions and technical measures on growth,
development and flowering of peach variety GL2-2 contributing to conservation and
development of flower peach growing in Vietnam.
2.2. Methods
1.Field experiment
2. Analysis of experimental data
 Linear regression analysis
 ANOVA analysis by IRRISTAT 5.0
3. Evaluation of economic efficiency
2.3. Results
Thesis evaluated effects of ecological conditions and technical measures on

growth, flowering and flower quality of peach variety GL2-2. Thesis pointed out that
main ecological factors affecting peach GL2-2 consist of mean day temperature, number
of days that have lower 150C-200C temperature, total effective temperature, total
sunshine hours and total rainfall. Study results also showed that technical measures
such as basal dressing with supplement of urea nitrogen or EM solution; pruning every
month after growing two months; cutting stem bark before Tet holiday 140-150 days

xiv


and plucking off leaves before Tet holiday 50-60 daysincreased production efficiency of
flower peach GL2-2.

Application of above technical measures makes peach flower

bloom on the occasion of Tet holidays, increases flower number, flower diameter and
living time of flower contributing to increase of socio- economic and environmental
efficiency of GL2-2 flower peach production in Northern Vietnam. Value of indicators
of growth and flower quality of experimental treatments are significant different from
control treatment with probability 95%. Application of above technical measures
increased considerably net income and marginal benefit- cost ratio (MBCR) as well as
decreased use of plant protection chemicals and growth stimulators contributing to
environmental conservation, increasing peach flower quality to met requirement of
people in Tet holidays.

xv


PHẦN 1. MỞ ĐẦU
1.1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI

Hoa, cây cảnh chiếm một vị trí quan trọng trong đời sống con người, là
một loại sản phẩm đặc biệt vừa mang giá trị kinh tế lại vừa có giá trị văn hóa.
Những năm gần đây, nghề trồng hoa cây cảnh ở Việt Nam phát triển nhanh
chóng cả về số lượng và chất lượng. Hiệu quả trồng hoa, cây cảnh cũng tăng lên
rõ rệt từ mức thu nhập trung bình đạt 58 triệu đồng/ha/năm vào năm 2005 đến
nay (năm 2014) đã đạt mức thu nhập trung bình 500 triệu đồng/ha/năm (Hữu
Khánh, 2014).
Cây hoa đào tên khoa học là Prunus persia (L.) Batsch xuất hiện ở Việt
Nam đã từ rất lâu. Hoa đào là loại hoa đẹp, tượng trưng cho mùa xuân. Thú chơi
đào ngày tết đã trở thành một phong tục, một nét văn hóa đặc sắc không thể thiếu
được của người dân miền Bắc Việt Nam mỗi độ xuân về. Ngày nay, dù cuộc
sống đã thay đổi, con người luôn hướng tới cái mới lạ, hiện đại nhưng dường như
người ta vẫn không quên thú chơi hoa đào ngày tết. Trên các bức tranh tứ bình
thường vẽ bốn thứ hoa tượng trưng cho bốn mùa trong năm thì hoa đào được coi
là loài hoa tượng trưng cho mùa xuân, đứng đầu trong các loại hoa. Cành hoa đào
ngày tết có màu hoa thắm hồng, được uốn tạo theo nhiều dáng thế tượng trưng
cho nét mềm mại thanh lịch duyên dáng của con người. Ngày tết, đào được bày ở
phòng khách hoặc cắm bên bàn thờ tổ tiên, với dáng thế đẹp, màu hoa hồng đỏ sẽ
đem lại nhiều sự may mắn trong năm cho gia chủ. Ngoài ra, cành đào ngày tết
còn mang ý nghĩa sâu xa là xua đuổi điềm xấu, cản luồng gió độc, tà khí ra ngoài
(Vũ Công Hậu, 1999).
Cây hoa đào phân bố rải rác ở khá nhiều vùng sinh thái khác nhau, từ
Nghệ An trở ra, nhưng để trở thành hàng hóa, thì chủ yếu tập trung ở Hà Nội, Hải
Dương, Thái Bình, Bắc Ninh, Bắc Giang… Hiện nay cây đào là một trong những
loại cây hoa chiếm diện tích lớn nhất ở miền Bắc. Hoa đào dễ trồng, dễ chăm
sóc, thích nghi với nhiều vùng sinh thái và có nhu cầu tiêu dùng khá cao. Trước
kia cây hoa đào chỉ được trồng ở miền Bắc nhưng ngày nay đã được di thực vào
một số vùng ở miền Nam như Đà Lạt, Lâm Đồng… và tỏ ra khá thích ứng, có
khả năng phát triển (Đặng Văn Đông và Nguyễn Thị Thu Hằng, 2010).


1


Hiện nay, trong quá trình đô thị hoá, diện tích trồng đào truyền thống ở
một số vùng đang dần bị thu hẹp. Do đó, các vùng lân cận tiếp thu phát triển
nghề trồng hoa đào như Hưng Yên, Quảng Ninh, Thái Nguyên… nhưng năng
suất, chất lượng hoa chưa cao vì chưa tiếp cận được kỹ thuật trồng và chăm
sóc. Cây đào yêu cầu điều kiện khí hậu ôn hòa và phải có mùa đông đủ lạnh
mới có thể ra hoa được. Những vùng khí hậu nóng, không có mùa đông trồng
đào không đem lại hiệu quả kinh tế. Ngoài ra cây đào còn nhu cầu về điều
kiện ánh sáng, chế độ mưa ẩm... thích hợp thì chất lượng hoa mới cao.
Tuy nhiên, những nghiên cứu về sự chi phối của điều kiện sinh thái tới
sinh trưởng, phát triển, ra hoa và chất lượng hoa đào còn chưa nhiều. Một số
nghiên cứu cho rằng, cây đào yêu cầu một “độ lạnh” thích hợp thì mới ra hoa
nhưng “độ lạnh” được thể hiện bằng chỉ tiêu nào? Ở miền Bắc nước ta chế độ
nhiệt mùa đông đã đáp ứng được yêu cầu về “độ lạnh” của cây đào chưa? Độ
dài thời gian có nhiệt độ thấp khi thời tiết rét đậm, rét hại ảnh hưởng tới sinh
trưởng, ra hoa và chất lượng hoa đào như thế nào? Ngoài chế độ nhiệt, chế độ
mưa ẩm và thời gian có nắng có ảnh hưởng như thế nào đối với đời sống cây
đào? Nếu biết được các chỉ tiêu sinh thái và mức độ chi phối của chúng đối
với cây đào sẽ giúp việc chọn địa điểm trồng, thời vụ, mật độ, bón phân, chăm
sóc phù hợp. Trong sản xuất, để đáp ứng được nhu cầu chơi hoa của thị
trường, nâng cao hiệu quả kinh tế, người trồng đào cần phải điều khiển cho
hoa đào nở vào dịp Tết Nguyên đán. Mặc dù cây hoa đào đã được trồng từ lâu
với nhiều kinh nghiệm dân gian điều khiển nở hoa, nhưng những kinh nghiệm
đó thường bị thất truyền, không thể áp dụng ở các vùng sinh thái khác nhau.
Chính vì vậy việc nghiên cứu điều kiện sinh thái cũng như các biện pháp kỹ
thuật đối với sinh trưởng và sự ra hoa của đào là việc làm rất cần thiết.
1.2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
1.2.1. Mục tiêu tổng quát

Đánh giá được ảnh hưởng của điều kiện sinh thái và một số biện pháp kỹ
thuật đối với sinh trưởng, phát triển nhằm nâng cao chất lượng hoa, hiệu quả của
giống đào GL2-2, góp phần bảo tồn và phát triển nghề trồng hoa đào ở Việt Nam.
1.2.2. Mục tiêu cụ thể
- Xác định được các yếu tố sinh thái ảnh hưởng đến sinh trưởng, ra hoa và
chất lượng hoa đào GL2-2.

2


- Nghiên cứu được một số biện pháp kỹ thuật tác động đến sinh trưởng,
phát triển, ra hoa, chất lượng và hiệu quả sản xuất hoa đào ở miền Bắc Việt Nam.
1.3. NHỮNG ĐÓNG GÓP MỚI CỦA LUẬN ÁN
- Đã xác định các yếu tố khí tượng chính chi phối sự sinh trưởng và ra hoa
của giống đào GL2-2 tại miền Bắc Việt Nam là nhiệt độ trung bình, số ngày có
nhiệt độ nhỏ hơn 150C và 200C, tích ôn hữu hiệu, tổng số giờ nắng và tổng lượng
mưa. Tùy theo giai đoạn sinh trưởng, phát triển của cây hoa đào mà mức độ ảnh
hưởng của các yếu tố đó thay đổi.
- Đánh giá được ảnh hưởng của một số biện pháp kỹ thuật chính như bón
phân lót bổ sung, cắt tỉa, khoanh vỏ, tuốt lá đến sinh trưởng, ra hoa và chất lượng
hoa của giống đào GL2-2 trồng tại Gia Lâm, Hà Nội. Để giống đào GL2-2 ra hoa
đúng dịp Tết Nguyên đán cần khoanh vỏ trước tết 140-150 ngày và tuốt lá trước
tết 50-60 ngày.
1.4. Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI
1.4.1. Ý nghĩa khoa học của đề tài
- Cung cấp dẫn liệu khoa học có giá trị về ảnh hưởng của điều kiện khí
hậu và những yếu tố sinh thái chi phối chính đối với sinh trưởng, phát triển, ra
hoa và chất lượng hoa đào ở miền Bắc Việt Nam.
- Kết quả nghiên cứu là tài liệu tham khảo có giá trị trong giảng dạy và
nghiên cứu cho ngành trồng trọt nói chung và cây hoa đào nói riêng.

1.4.2. Ý nghĩa thực tiễn của đề tài
- Từ việc xác định được những yếu tố sinh thái chi phối chính đối với sinh
trưởng, phát triển, ra hoa và chất lượng hoa đào ở một số điều kiện sinh thái miền
Bắc, đã đề xuất được vùng trồng phù hợp.
- Từ việc đánh giá được ảnh hưởng của một số biện pháp kỹ thuật chính
như bón phân lót bổ sung, cắt tỉa, khoanh vỏ, tuốt lá đến sinh trưởng, ra hoa và
chất lượng hoa của giống đào GL2-2 trồng tại Gia Lâm, Hà Nội đã hoàn thiện
được quy trình trồng giống hoa đào GL2-2 phổ biến cho sản xuất.

3


PHẦN 2. TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
2.1. PHÂN LOẠI THỰC VẬT, NGUỒN GỐC VÀ ĐẶC ĐIỂM THỰC VẬT
HỌC CÂY HOA ĐÀO
2.1.1. Phân loại thực vật
Theo Võ Văn Chi (2004), Võ Văn Chi và Dương Đức Tiến (1978) cây đào

Prunus persica (L.) Batsch thuộc :
Giới (regnum) :

Thực vật (Plantae)

Ngành (divisio) :

Thực vật có hoa (Magnoliophyta)

Lớp (class) :

Thực vật 2 lá mầm (Magnoliopsida)


Bộ (ordo) :

Hoa hồng (Rosales)

Họ (familia) :

Hoa hồng (Rosaceae)

Họ phụ :

Mận (Prunoideae)

Chi (genus) :

Mận mơ (Prunus)

Phân chi (subgenus) :

Amygdalus

Loài (species) :

P. persica

Tên khoa học :

Prunus persica (L.) Batsch

2.1.2. Nguồn gốc

Cây đào (Prunus persica (L.) có nguồn gốc từ Trung Quốc. Theo các nhà
khảo cổ học về thực vật thì người Trung Hoa biết trồng đào ít nhất từ bốn ngàn
năm nay. Đào từ Trung Quốc được di chuyển vào Trung Á rồi đến Ba Tư (Iran
ngày nay) theo con đường tơ lụa. Đến thế kỷ thứ III, Alexandre Le Grand mang
giống đào từ xứ Ba Tư về Rome (Italia) và đến thế kỷ thứ XVII, cây đào được du
nhập vào Châu Mỹ. Các nhà thực vật học đầu tiên lầm tưởng Ba Tư (phiên âm từ
“perse”) là quê hương của đào, nên đặt cho nó cái tên khoa học là Prunus
persica. Nhưng cây hoa đào thuộc họ hoa hồng (Rosaceae), phân họ mận nên sau
này dù biết là nhầm lẫn vẫn để nguyên tên đó theo thói quen, thay vì phải đổi là
Prunus sinensis, họ Rosaceae. Có nhiều bằng chứng chứng minh rằng Trung
Quốc có lịch sử trồng đào lâu nhất thế giới. Năm 1973, tại Chiết Giang, người ta
đã phát hiện được những viên đá có vẽ hoa đào niên đại từ 6000-7000 năm trước
công nguyên. Từ 1973-1976, Viện Hàn lâm Khoa học Trung Quốc đã phát hiện

4


ra nguồn tài nguyên đa dạng di truyền của cây đào hoang dại đang được lưu giữ
rộng rãi ở các khu vườn sản xuất của Trung Quốc, bao gồm Tây Tạng, Cam Túc,
Thiểm Tây. Còn trong lịch sử trồng trọt của Trung Quốc, cây hoa đào được trồng
và thuần hoá cách đây 4.000 năm (Hu and Zhang, 2005; Hu et al., 2006).
Ngày nay, cây đào được trồng ở nhiều nước hầu khắp trên thế giới như
Trung Quốc, Iran, Pháp, Nhật Bản, Mông Cổ, Lào, Việt Nam... với 2 mục đích là
lấy quả và chơi hoa. Ở Việt Nam, chưa ai biết cây đào được trồng từ bao giờ,
nhưng hoa đào ở Nhật Tân đã được nhắc đến từ mùa xuân năm Kỷ Dậu (1789).
Lúc đó, vua Quang Trung sau khi đại thắng quân Thanh tiến vào đất Thăng
Long, đã sai người đến Nhật Chiêu (Nhật Tân ngày nay) lấy một cành đào, hỏa
tốc đưa về Phú Xuân tặng công chúa Ngọc Hân gọi là báo tin thắng trận. Công
chúa Ngọc Hân vốn là người sành hoa đào đất Thăng Long nên nhìn sắc hoa đã
có thể biết được xuất xứ. Đến đầu thế kỷ XX Nhật Tân bắt đầu trồng một loại

hoa đào mới rất đẹp đó là giống đào Bích. Đến nay, kỹ thuật trồng đào Bích ở
Nhật Tân đã đạt đến một trình độ cao ít nơi nào theo kịp (Vũ Công Hậu, 1999),
(Đặng Văn Đông và cs., 2010).
Theo Hu and Zhang (2005), trên thế giới (Trung Quốc, Pháp, Nhật
Bản, Mỹ...) có 51 giống đào cảnh, các giống này phân biệt với nhau chủ yếu
bởi các đặc điểm về hoa, lá và dáng thân như màu sắc hoa (trắng, hồng nhạt,
hồng, đỏ, đỏ thẫm), kiểu hoa (hoa đơn, hoa mai, hoa cúc, hoa hồng, hoa mẫu
đơn), màu sắc lá (màu xanh nhạt, màu xanh đậm, màu đỏ), kích cỡ lá (nhỏ,
trung bình, to), dáng cây (có 18-20 giống đào thân thẳng đứng, 10 giống đào
lùn (Thất Thốn), 10 giống cành rủ, 9 giống cành mọc hình chóp, ngoài ra còn
một số dáng cây lai từ các dáng này).
2.1.3. Đặc điểm thực vật học
Đặc tính sinh vật học quan trọng nhất của cây hoa đào là tốc độ sinh
trưởng phát dục nhanh. Thời tiết thuận lợi vào tháng 3-4 đào mọc mầm rất nhanh,
sau một thời gian ngắn trên thân chính mọc ra cành cấp 1, từ cành cấp 1 ra cành
cấp 2, 3… một mùa sinh trưởng có thể ra đến 4, 5 cấp cành (Nguyễn Hữu Tề và
Đoàn Văn Điếm, 2004).
Theo Đặng Văn Đông và Nguyễn Thị Thu Hằng (2010) cây hoa đào có
một số dặc điểm thực vật học như sau:

5


- Rễ: Là bộ phận nằm dưới mặt đất, cung cấp nước và dinh dưỡng cho cây.
Đào có bộ rễ khá phát triển, rễ cọc ăn sâu và phân nhánh khoẻ, do vậy đào có khả
năng chịu hạn tốt nhưng khả năng chịu úng kém. Trồng đào ở những nơi có mực
nước ngầm cao, rễ bị thối đen, nụ hoa bị thui.
- Thân, cành: Thuộc loại thân gỗ nhỏ, cành dài, mềm, dễ uốn có khả năng
phân cành khoẻ, thân có màu xanh hoặc màu đỏ tía. Thân, cành bao gồm thân
chính và cành. Thân chính của cây đào ghép từ chỗ giới hạn giữa gốc ghép và

thân ghép đến chỗ phân cành đầu tiên, còn với cây con mọc từ hạt thì thân chính
từ cổ rễ tới chỗ phân cành đầu tiên. Trên thân chính sẽ mọc các cành chính,
chúng hợp lại tạo thành tán cho cây, tạo cho cây một thế vững chắc. Thân chính
càng cao, khoảng cách giữa các bộ phận trên không và rễ dưới đất càng xa, cây
chậm ra hoa. Do đó người ta muốn cây có thân chính thấp, thì phải tạo cành trong
tán không nên quá dày, cành mang hoa không nên vượt quá xa thân chính và
cành chính.
Mối quan hệ giữa sinh trưởng thân cành và ra hoa có một sự gắn bó hết sức
mật thiết. Trong chu kỳ sinh trưởng của đào, sự hình thành, sinh trưởng của cành
lộc mới, với việc phân hoá mầm hoa có mối quan hệ mật thiết với nhau. Nếu cành
lá sinh trưởng quá yếu, khả năng đồng hoá sẽ kém dẫn tới việc phân hoá mầm hoa,
nở hoa sẽ không thuận lợi. Ngược lại cành lá sinh trưởng quá mạnh, thời gian sinh
trưởng kéo dài thì tiêu hao nhiều dinh dưỡng cho các phần non trên cành, cho nên
tuy lá có nhiều, sản phẩm đồng hoá tích luỹ được ít, do đó việc phân hoá mầm hoa
cũng gặp khó khăn, bởi vậy cành lá chỉ phát triển với một độ vừa phải là tốt nhất
(Đặng Văn Đông và Nguyễn Thị Thu Hằng, 2009a).
- Lá: Là cơ quan quang hợp chính của cây. Hiệu suất quang hợp của lá
có ý nghĩa rất lớn đến màu sắc, chất lượng hoa, mỗi lá nằm ở cành hoa sẽ ảnh
hưởng trực tiếp đến hoa đó. Phiến lá hoa đào có hình mũi mác, hình ô van hay
elip, dài 7-15 cm và rộng 2-3 cm. Mặt dưới của phiến lá có gân nổi rõ. Đào là
loại cây có nguồn gốc ôn đới nên bộ lá phát triển theo mùa rõ rệt, mùa xuân ra
lộc, mùa hè phát triển lá, mùa thu lá vàng, mùa đông lá rụng. Lá mọc khá sít
vào nhau, tuỳ từng giống mà lá có màu xanh đậm, xanh nhạt hay màu đỏ, lá có
mùi hắc (Đặng Văn Đông và Nguyễn Thị Thu Hằng, 2013).

6


Theo Nguyễn Thị Kim Lý (2009) khi tác động các biện pháp kỹ thuật cần
chú ý đối với lá cây, phải luôn luôn giữ cho lá xanh tốt, lá rụng đúng kỳ hạn,

trong thời kỳ sinh trưởng mạnh không để rụng lá đột ngột hoặc rụng lá bất
thường, tạo điều kiện để lá chuyển lục tốt. Cần tìm mọi biện pháp để tăng cường
khả năng đồng hoá của lá đạt đến tối đa. Do đó khi trồng ta phải đảm bảo mật độ,
cung cấp nước, phân bón đầy đủ, cắt tỉa hợp lí, phòng trừ sâu bệnh kịp thời.
- Hoa: Mục tiêu cuối cùng của người trồng cũng như những nhà khoa học
nghiên cứu cây đào cảnh là làm cho hoa đẹp. Hoa đào do mầm hoa phân hoá
thành, vị trí của hoa nằm ở các nách lá. Hoa đào là loại hoa lưỡng tính có đầy đủ
nhị đực, nhị cái. Đào thường ra hoa vào cuối đông, đầu xuân, xung quanh dịp tết
âm lịch, đào là cây thụ phấn chéo (một số giống có khả năng tự thụ phấn). Cánh
hoa đào thường có nhiều màu sắc: trắng, hồng nhạt, hồng đậm, đỏ... Số lượng cánh
hoa tuỳ vào từng giống có thể thay đổi từ 5-25 cánh hoặc hơn 25 cánh. Hoa thường
có nhiều hình dạng như cánh đơn, cánh mai, cánh hoa hồng, cánh hoa cúc, cánh
hoa mẫu đơn. Nụ hoa có các hình dạng như hình trứng, hình elip, hình cầu, hình
trám (Đặng Văn Đông và cs., 2010).
- Quả: Quả đào thuộc loại quả hạch, đầu nhọn có một rạch nhỏ lõm chạy
dọc theo quả.Quả đào chứa một hạt to được bao bọc trong một lớp vỏ gỗ cứng
gọi là vỏ hạt. Cùi thịt quả màu vàng hay ánh trắng, có vị thơm ngon và lớp vỏ có
lông tơ mềm như nhung (Vũ Công Hậu, 1999).
- Hạt: Hạt đào có dạng hạch được bao bọc một lớp gỗ cứng, chắc chắn vì
vậy muốn hạt nhanh nảy mầm phải xử lý hạt trước khi gieo (Hoàng Kiến Nam và
Nguyễn Viết Chi, 2003; Jiang, 2000).
Ở Việt Nam, dựa vào đặc điểm màu sắc hoa và hình thái thân, cành, lá phân
biệt các giống hoa đào khác nhau: đào Bích, đào Phai, đào Bạch và đào Thất Thốn,
đào GL2-1, GL2-2, Gl2-3 (Đặng Văn Đông và Nguyễn Thị Thu Hằng, 2010)
Đào Bích: giống này được trồng phổ biến ở nước ta, nó xuất hiện ở tất cả
các vùng trồng đào cảnh trên cả nước và được nhiều người ưa thích. Đào Bích có
hoa kép, cánh dầy với trên 16 cánh, màu đỏ thắm, nhụy vàng. Hiện đào Bích
đang được trồng nhiều ở Nhật Tân, Đông Anh (Hà Nội), Hải Dương, Thái Bình,
Thái Nguyên, Bắc Giang.


7


Đào Phai: giống như tên gọi, đào Phai có màu đỏ đặc trưng tập trung ở
phần giữa hoa, xen lẫn các nhị và nhụy màu vàng, màu sắc "phai" dần từ giữa ra
phía đầu cánh, khiến cho cánh hoa có màu hồng. Nhóm giống này lại có các loại
giống khác nhau như: phai đơn cánh, phai cánh bán kép và phai cánh kép, đào
Phai được trồng phổ biến ở một số nơi như Hải Phòng, Hải Dương và các tỉnh
miền núi phía Bắc. Hiện nay do thị hiếu của người chơi, đào Phai đang phát triển
rộng thị trường tại Hà Nội.
Đào Bạch: hoa có màu trắng, nhụy vàng, cánh mỏng, cành hoa thường
thưa, hiện được trồng nhiều ở vùng núi tỉnh Lạng Sơn.
Đào Thất Thốn: xuất hiện ở Việt Nam hơn chục năm nay song giống này
không phát triển rộng lắm, hiện chỉ còn thấy ở một vài tư gia. Đào Thất Thốn có hoa
mọc đôi rất đặc biệt, tán cây thường rậm vì lá to chen nhau, có màu xanh thẫm. Đào
Thất Thốn có đốt cây (khoảng cách 2 lá) rất ngắn, cứ 1cm có 5-7 lá. Đó chính là lý
do khiến chiều cao của hoa phát triển chậm. Cành và thân đào Thất Thốn cứng và
giòn nên khó uốn, nhất là khi đã hoá mộc. Thân cây có nhiều vảy sẹo, vỏ thân đã
hoá mộc thường có màu xám hoặc màu nâu đậm, hoa thưa phân bố không đều trên
cành. Kiểu hoa kép, hoa to, nhuỵ vàng, cánh dầy. Nhóm đào Thất Thốn cũng có các
giống khác nhau như: các giống có hoa màu đỏ, màu trắng, màu hồng; các giống có
lá màu đỏ hay lá màu xanh (Đặng Văn Đông và Nguyễn Thị Thu Hằng, 2009b).
Đào Mãn Thiên Hồng: là giống đào mới được viện Nghiên cứu Rau quả
phối hợp với công ty TYC Quảng Châu nhập về một số lượng nhỏ để trồng thử
nghiệm từ năm 2006. Đào Mãn Thiên Hồng (Prunus persica Lin.) được các
nhà tạo giống Trung Quốc lai tạo từ đào hoang dại và đào Bích. Đặc điểm của
đào Mãn Thiên Hồng là cành nhiều hoa, cánh dày, màu hồng đậm hoặc phớt
hồng, độ bền cao (Hu et al., 2003). Hiện nay diện tích đào Mãn Thiên Hồng
đang được mở rộng tại một số tỉnh như Thái Bình, Quảng Ninh.... (Đặng Văn
Đông và cs., 2010).

Đào GL2-1, GL2-2, GL2-3 là các giống đào mới viện Nghiên cứu Rau quả
tuyển chọn từ các dòng đào địa phương đã được Bộ Nông nghiệp và phát triển
nông thôn công nhận là giống mới. Đặc điểm của các giống đào này số lượng hoa
trên cây cao, cánh hoa dày, nhiều cánh, đường kính hoa to, độ bền hoa cao...
(Đặng Văn Đông và cs., 2013; Đặng Văn Đông và cs., 2015).

8


×