Tải bản đầy đủ (.doc) (39 trang)

Tìm hiểu về đa dạng sinh học ở các vườn quốc gia của Việt Nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.81 MB, 39 trang )

Tiểu luận: Đa dạng sinh học

Học viên: Nguyễn Tuấn

PHẦN MỞ ĐẦU
1. Đặt vấn đề
Nước ta được coi là một trong những nước giàu về đa dạng sinh học ở
vùng Đông Nam Á, một dải rộng các thảm thực vật bao gồm nhiều loại rừng
phong phú được hình thành ở các độ cao khác nhau như: rừng thông, rừng
hỗn hợp loại lá kim và lá rộng, rừng khô cây họ dầu ở các tỉnh vùng cao, rừng
họ dầu địa hình thấp, rừng ngập mặn chiếm ưu thế ở ven biển đồng bằng sông
Cửu Long và sông Hồng; rừng tràm ở đồng bằng Nam Bộ và rừng hỗn loại tre
nứa ở nhiều nơi… Dù bị tổn thất nhiều về diện tích rừng kéo dài qua nhiều
thế kỷ, thì hệ thực vật- động vật rừng Việt Nam vẫn còn phong phú về chủng
loại.
Tuy nhiên, sự gia tăng dân số nhanh đến chóng mặt thúc đẩy nhu cầu
mở rộng đất canh tác tạo nguồn lương thực, chiến tranh kéo dài, cùng với
những cuộc di dân tự do... là những nguyên nhân dẫn tới tài nguyên đa dạng
sinh học ở nước ta đang ngày càng cạn kiệt. Trong những năm qua, sự suy
thoái đa dạng sinh học diễn ra với tốc độ báo động. Sự suy thoái của các hệ
sinh thái tự nhiên - nơi cư trú của nhiều loài động vật, thực vật nhất là rừng
nhiệt đới các vùng hệ đất ngập nước - là nguyên nhân chính về suy thoái đa
dạng sinh học ở Việt Nam . Hiện nay, rừng nhiệt đới ở địa hình thấp không
còn nguyên vẹn nữa, vì phần lớn các khu rừng này đã biến đổi do các hoạt
động nông nghiệp và định cư.
Nguồn tài nguyên thiên nhiên này không những là cơ sở vững chắc của
sự tồn tại của nhân dân Việt Nam thuộc nhiều thế hệ đã qua mà còn là cơ sở
cho sự phát triển của dân tộc Việt Nam trong những năm sắp tới. Tuy nhiên
thay vì bảo tồn nguồn tài nguyên này, người dân Việt Nam dưới danh nghĩa
phát triển kinh tế đang khai thác quá mức và phí phạm nguồn tài nguyên quý
giá này. Nhiều loài hiện đã trở nên hiếm, một số loài đang có nguy cơ bị diệt


vong. Nếu biết sử dụng đúng mức và quản lý tốt nguồn tài nguyên sinh học
của Việt nam có thể trở thành nguồn tài nguyên tái tạo rất có giá trị.
1


Tiểu luận: Đa dạng sinh học

Học viên: Nguyễn Tuấn

Để bảo vệ các hệ sinh thái tự nhiên và nguồn tài nguyên thiên nhiên
quý giá nói trên. Trong những năm qua, Đảng và Nhà nước ta đã có nhiều cố
gắng trong việc xây dựng các khu bảo tồn thiên nhiên và vườn quốc gia nhằm
mục đích bảo vệ nghiêm ngặt khỏi sự khai thác, can thiệp quá mức bởi con
người.
Chính vì những lí do trên tôi đã chọn đề tài “ Tìm hiểu về đa dạng
sinh học ở các vườn quốc gia của Việt Nam” là tiểu luận chuyên đề Đa
dạng sinh học của mình. Qua đó tôi mong hiểu rõ hơn hiện trạng của các
vườn quốc gia của Việt Nam để có thể đưa ra một số giải pháp thích hợp bảo
vệ nguồn tài nguyên thiên nhiên quý giá này.

2


Tiểu luận: Đa dạng sinh học

Học viên: Nguyễn Tuấn

2. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng: Một số vườn quốc gia và khu bảo tồn ở Việt Nam
Phạm vi: Đa dạng về thành phần loài sinh vật

3. Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp nghiên cứu đề tài là phương pháp tổng hợp các tài liệu được
lấy từ các nguồn thông tin như thư viện, báo đài, internet. Dựa vào sự phân
tích, tổng hợp, so sánh, đối chiếu các tài liệu để thực hiện đề tài.
Mặc dù có sự nổ lực của bản thân, nhưng chắc chắn vẫn còn nhiều sơ suất,
rất mong được sự góp ý của quí thầy cô giáo và các bạn đồng nghiệp. Tôi xin
chân thành cảm ơn!

3


Tiểu luận: Đa dạng sinh học

Học viên: Nguyễn Tuấn

PHẦN NỘI DUNG
I. MỘT SỐ KHÁI NIỆM
1. Khái niệm về Đa dạng sinh học
Theo chương trình chiến lược toàn cầu thì, ĐDSH là tổng hợp toàn bộ
gen, các loài và các HST. Đó là sự biến đổi liên tục theo sự tiến hoá để tạo
ra các loài mới trong điều kiện sinh thái mới khi những loài khác biến đi.
2. Khái niệm về vườn quốc gia
Vườn quốc gia là một khu vực đất hay biển được bảo tồn bằng các quy
định pháp luật của chính quyền sở tại. Vườn quốc gia được bảo vệ nghiêm
ngặt khỏi sự khai thác, can thiệp bởi con người. Vườn quốc gia thường được
thành lập ở những khu vực có địa mạo độc đáo có giá trị khoa học hoặc
những khu vực có hệ sinh thái phong phú, có nhiều loài động – thực vật có
nguy cơ tuyệt chủng cao cần được bảo vệ nghiêm ngặt trước sự khai thác của
con người. Các vườn quốc gia là một khu vực được bảo vệ theo quy định của
IUCN loại II.

Theo quyết định số 186/2006/QĐ-TTg ngày 14 tháng 8 năm 2006 của
thủ tướng chính phủ Việt Nam về Quy chế quản lý rừng thì vườn quốc gia là
một dạng rừng đặc dụng được xác định trên các tiêu chí sau:
- Vườn quốc gia là khu vực tự nhiên trên đất liền hoặc ở vùng đất ngập
nước, hải đảo, có diện tích đủ lớn được xác lập để bảo tồn một hay nhiều hệ
sinh thái đặc trưng hoặc đại diện không bị tác động hay chỉ bị tác động rất ít
từ bên ngoài; bảo tồn các loài sinh vật đặc hữu hoặc đang nguy cấp.
- Vườn quốc gia được quản lý, sử dụng chủ yếu phục vụ cho việc bảo
tồn rừng và hệ sinh thái rừng, nghiên cứu khoa học, giáo dục môi trường và
du lịch sinh thái.

4


Tiểu luận: Đa dạng sinh học

Học viên: Nguyễn Tuấn

- Vườn quốc gia được xác lập dựa trên các tiêu chí và chỉ số: về hệ sinh
thái đặc trưng; các loài động vật, thực vật đặc hữu; về diện tích tự nhiên của
vườn và tỷ lệ diện tích đất nông nghiệp, đất thổ cư so với diện tích tự nhiên
của vườn.
II. MỘT SỐ NHẬN THỨC VỀ ĐA DẠNG SINH HỌC
1. Đa dạng về chủng loại
Những ý kiến trước đây cho rằng sự sống trên hành tinh chúng ta xuất
hiện cách đây khoảng 3 tỉ năm ( nhóm sinh vật tiền nhân – Prokaryota),
nhưng một số nhà khoa học Mỹ lại cho rằng sự sống xuất hiện cách đây
khoảng 160 triệu năm. Gần đây, các nhà địa chất và khí tượng Jama Casting,
Trường đại học Pensivina Mỹ cho rằng trái đất có sự sống 4,5 tỉ năm và còn
1tỉ năm nữa đã trở thành hoang mạc vì thiếu nước, không còn thực vật để sản

xuất oxi và như vậy không còn động vật và sự sống.
Thế giới sinh học ngày nay là kết quả quá trình tiến hoá của thế giới sống, bắt
đầu từ nhóm sinh vật nguyên thuỷ nêu trên.Nó bao gồm thế giới :virus, vi
khuẩn, nấm, thực vật, động vật. Hiện nay trên trái đất có khoảng 5 đến 30
triệu loài sinh vật, nhưng loài người chỉ mới ghi nhận khoảng gần 2 triệu loài.
Mỗi loài sinh vật đều có tên gọi hoàn chỉnh bằng tiến Latinh và nhờ tên
khoa học này mà mọi người trên hành tinh hiểu nhau khi nói về một loài nào
đó.
Dựa theo hệ thống phân loại người ta sắp xếp một cách khoa học toàn
bộ sự đa dạng chủng loại của thê giới sinh vật và tập hợp thành các sách phân
loại học dùng cho tra cứu định danh các loài sinh vật.
2. Đa dạng di truyền
Mỗi loài đặc trưng bằng hệ gen và nó mang đặc trưng di truyền riêng,
đảm bảo cho sự tồn tại của loài. Nếu loài nào không có cơ chế đảm bảo cho
tinh biệt lập di truyền thì loài đó sẽ bị diệt vong.

5


Tiểu luận: Đa dạng sinh học

Học viên: Nguyễn Tuấn

Do vậy, sự đa dạng về loài cũng chính là sự di truyền. Nói đến đa dạng
sinh học là bao gồm đa dạng di truyền. Nhưng đa dạng di truyên lại mang đặc
trưng riêng.
Mỗi sinh vật đều có bản năng di truyên là bảo thủ. Nghĩa là khả năng di
truyền lại cho đời sau các tính chất bảo thủ. Nhưng quan trọng hơn, sinh vật
còn có khả năng biến dị, nghĩa là ở đời sau xuất hiện một số tính chất mới so
với thế hệ trước. Nếu các biến dị là tốt cho việc duy trì sự tồn tại của loài thì

sẽ được giữ lại và củng cố dần, tiến tới có thể di truyền cho đời sau.
Với bản năng di truyền và biến dị được sự điều khiển của quy luật
CLTN mà thế giới sinh vật phát triển không ngừng. Loài không là bất biến,
thế giới sinh vật luôn phát triển theo hướng ngày càng đa dạng và hoàn thiện
hơn.
3. Đa tổ hợp
Loài là đơn vị cơ sở của hệ thống sinh vật, chúng không tồn tại đơn lẻ,
các cá thể của một loài tập hợp thành quần thể và chiếm những vùng « lãnh
thổ » riêng gọi là khu vực phân bố của loài.
Nhiều quần thể của các loài tập hợp thành quần xã, như vậy theo cơ chế tổ
hợp của một lượng hàng triệu cá thể của các quần thể ta sẽ có rất nhiều các
quần xã sinh vật. Mỗi quần xã thích nghi với điều kiện sống ở một số nơi nào
đó trên hành tinh.
Khi đề cập đến tập hợp của sinh vật, dù mức độ nào từ gen → tế bào → quần
thể → quần xã là nói đến các mối quan hệ giữa các loài và nhóm loài với
nhau.
4. Đa dạng sống và đa thích nghi
Sinh vật sống theo môi trường hoá lý rất phức tạp của trái đất. Nhiệt độ
có thể từ 80 – 900 C trong các suối nước nóng và âm 80 – 90 0 C ở các cực,
môi trường axit pH = 2-3 đến môi trường kiềm pH< 10, ẩm độ nơi cao, nơi
thấp, bức xạ mặt trời gay gắt…

6


Tiểu luận: Đa dạng sinh học

Học viên: Nguyễn Tuấn

Sự thích nghi thể hiện ở cấu trúc, hình thái cá thể, ở phương thức sinh

sản đơn giản hoặc phức tạp với vòng đời và chu trình phát triển từ trứng đến
trưởng thành khác nhau. Chúng có thể sống tiềm sinh để vượt qua thời kì khó
khăn do ngoại cảnh gây nên. Có khả năng điều tiết áp suất thẩm thấu để thích
nghi với các chế độ muối khác nhau. Tăng số lượng sinh sản để khắc phục
khả năng sống sót thấp và hàng trăm dạng thích nghi khác đảm bảo sự sống
có mặt ở khắp nơi trên hành tinh.
5. Đa dạng hệ sinh thái
Trong sự tồn tại và phát triển, thế giới sống có quan hệ mật thiết với
điều kiện tự nhiên. Mối quan hệ này là hai chiều, sự đa dạng sinh vật được
nhân lên khi gắn kết với sự đa dạng sinh cảnh.
Các nhà khoa học đã chia hành tinh chúng ta làm 8 « vùng » địa lý –
sinh vật với 193 « tỉnh » địa lý sinh vật khác nhau. Các tỉnh địa lý sinh vật
này được gom vào 14 quần thể sinh vật tương ứng với các hệ sinh thái lớn
trên thế giới. Các hệ sinh thái lớn lại phân hệ thành các hệ sinh thái nhỏ, chi
tiết hơn thích hợp với từng vùng cảnh quan như hệ sinh thái vùng đồi, hệ sinh
thái vùng cửa sông ven biển, hệ sinh thái các đảo san hô và hệ sinh thái sản
xuất khác…
Thiên nhiên không đồng nhất, vì vậy, sự đa dạng phong phú của sinh
vật ở các hệ sinh thái khác nhau thì khác nhau. Trong hệ sinh thái rừng ẩm
nhiệt đới có thể có hàng ngàn loài thực vật và động vật trên một km 2. Còn ở
vùng hoang mạc thì số lượng loài có thể đếm trên đầu ngón tay. Con người có
khả năng to lớn trong việc điều khiển tính đa dạng sinh vật của quần xã sinh
vật trong một hệ sinh thái nào đó.
III. Tầm quan trọng và giá trị của đa dạng sinh học
1.Tầm quan trọng
Trong quá trình quy hoạch những năm gần đây cho thấy tầm quan trọng
của đa dạng sinh học như sau :

7



Tiểu luận: Đa dạng sinh học

Học viên: Nguyễn Tuấn

- Đa dạng di truyền hay còn gọi đa dạng gen thể hiện về đa dạng
genotip nằm trong mỗi loài. Biết được thành phần AND do biết được locut
gen, sẽ nghiên cứu được tế bào nhanh chóng, điều đó thể hiện việc nghiên cứu
NST cấu tạo của NST là rất quan trọng.
- Đa dạng về loài thể hiện bằng các loài khác nhau sinh sống trong một
vùng nhất định . Cho đến nay,có chừng 1,7 triệu loài được mô tả. Mặc dù
phần lớn các loài trên trái đất là vi sinh vật và côn trùng nhưng chúng vẫn
chưa được mô tả mà chỉ mới quan tâm đến các loài lớn hoặc hấp dẫn, những
loài gần giũ với con người, đặc biệt là động vật có vú và những sinh vật có
ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động của con người. Những sinh vật có thể
nghiên cứu được dễ dàng không cần có những thiết bị đắt tiền và những vật
tương đối dễ xác định cũng được quan tâm trước. Cho đến nay mới chỉ có 35% vi sinh vật được mô tả.
- Đa dạng sinh thái thể hiện bằng sự khác nhau giữa các kiểu quần xã
tạo nên do các cơ thể sống và mối liên hệ giữa chúng với nhau và với các điều
kiện sống, đó là các hệ sinh thái và nơi ở. Sự phong phú về môi trường cạn và
nước của trái đất đã tạo nên một số lượng lớn hệ sinh thái. Những sinh cảnh
rộng lớn bao gồm rừng mưa nhiệt đới, đồng cỏ, đất ngập nước, san hô và rừng
ngập mặn. Rất khó xác định phạm vi của hệ sinh thái bởi vì chưa có sự nhất
trí trên toàn cầu về phân loại HST và ranh giới của chúng thường thay đổi và
khó phân biệt. Đa dạng nguyên sinh do điều kiện địa hình, thổ nhưỡng và vi
khí hậu khác nhau, từ đó tạo nên quần thể sinh vật khác nhau, tạo nên môi
trường sống đa dạng.
Khi xét về đa dạng sinh học phải xét tất cả « vi rut, vi khuẩn, nấm, tảo,
thực vật và động vật » nhưng thực vật vẫn là nền tảng vì nó là sinh vật sơ cấp
đầu tiên. Hiện nay đã có 1,7 triệu loài sinh vật đã được biết. Với tốc độ hiện

nay có khoảng 5- 10% số loài trên thế giới sẽ bị tiêu diệt vào những năm 1990
– 2020, và đến năm 2050 số loài bị tiêu diệt sẽ lên đến 25%. Nguyên nhân

8


Tiểu luận: Đa dạng sinh học

Học viên: Nguyễn Tuấn

chính là do nơi sinh sống thích hợp của các loài sinh vật bị thu hẹpvà một
phần là do hoạt động của con người gây nên.
Quá trình gia tăng sự mất mát về đa dạng sinh học được xem là một
vấn đề cấp bách nhất của môi trường trên thế giới hiện nay vì vậy đây là một
quá trình không thể đảo ngược được.
2. Giá trị của đa dạng sinh học
Sự mất mát về đa dạng sinh học sẽ ảnh hưởng đến chúng ta bởi 5 lý do
sau :
1. Các HST của quả đất là cơ sở sinh tồn của sự sống trên trái đất, trong
đó có loài người, chúng đảm bảo sự chu chuyển oxi và các nguyên tố cơ bản
khác trên hành tinh. Chúng duy trì độ ổn định và tính màu mỡ của đất ở hầu
khắp các vùng trên thế giới. Nếu có sự suy thoái và đa dạng sinh học diễn ra
mãnh liệt trên trái đất sẽ làm tổn thương tính ổn định và tính mềm dẻo của
môi trường.
2. Các hệ tự nhiên làm hạn chế sự xói mòn đất và bờ biển. Rừng ở trên
các sườn dốc điều tiết dòng chảy và thanh lọc các cặn bã để dòng nước trở
nên trong lành khi đến người dùng. Các rừng ngập mặn và các rạn san hô là
những băng cản hữu hiệu chống lại những cơn cuồng nộ của biển cả đối với
đất liền đồng thời là nơi sinh đẻ của các loài sinh vật biển.
3. Các cây lương thực được bổ sung những tính trạng di truyền mới lấy

từ các cây sống hoang dại bằng cách lai giống. Đó là những đặc tính di truyền
mà ta cần có để cải tạo các giống cây trồng của chúng ta.
4. Nhiều loài cây cho chúng tá chất làm thuốc quý giá. Khoảng 40%
các loại thuốc có nguồn gốc từ cây hoang dại. Khoảng 5000 loài cây có hoa
làm thuốc chữa bệnh trong đó có những bệnh rất nguy hiểm. Hiện nay có
nhiều loài cây có tiềm năng làm cây thuốc chữa bệnh đang mất đi hàng ngày
vì rừng bị phá huỷ.
5. Về mặt đạo lí, nếu làm giảm sự phong phú sinh học trên thế giới, tức
là chúng ta đã vô tình loại trừ nhiều dạng sống mà chúng có quyền được tồn
9


Tiểu luận: Đa dạng sinh học

Học viên: Nguyễn Tuấn

tại đồng thời chúng ta cũng huỷ hoại nền tảng của nguồn cảm hứng văn học
nghệ thuật.

IV. ĐA DẠNG SINH HỌC Ở CÁC VƯỜN QUỐC GIA
Trong những năm qua, sự suy thoái đa dạng sinh học diễn ra với tốc độ
báo động. Vì thế mà các khu rừng nguyên sinh phần lớn chỉ còn sót lại ở các
vùng núi cao, những nơi hiểm trở. Đó là những nơi còn giữ được sự phong
phú của các loài, và là những nơi cư trú cuối cùng của các loài đặc hữu và các
loài có nguy cơ bị tiêu diệt. Trên thực tế, rừng toàn quốc đã giảm từ chỗ
chiếm 43% (năm 1946) thì đến năm 1991 chỉ còn 28% tổng diện tích đất
nước. Trong đó, chỉ còn 10% là rừng nguyên thuỷ. Các tỉnh phía Bắc chứng
kiến sự sa sút lớn nhất về độ che phủ của rừng, giảm từ 95% xuống còn 17%
trong vòng 48 năm. ở nhiều tỉnh, độ che phủ còn lại rất thấp như: Lai Châu
còn 7,88%, Sơn La 11,95%, và Lào Cai 5,38%.Do sự suy thoái về môi trường

sống đặc biệt là sự mất rừng và sự khai thác quá mức, nhiều loài sinh vật ngày
càng trở nên hiếm và nhiều loài như tê giác, bò rừng, bò tót, trâu rừng, bò
xám và các loài cây gỗ đỏ, gụ mật, hoàng liên chân gà... có nguy cơ bị tuyệt
diệt. Nhiều giống cây trồng và vật nuôi có giá trị kinh tế cao cũng đã bị mất
và thay vào là các giống cây, con mới có năng suất cao.
Trong những năm qua, Đảng và Nhà nước ta đã có nhiều cố gắng trong
việc xây dựng các khu bảo tồn thiên nhiên và vườn quốc gia. Ngay từ năm
1962, Vườn quốc gia Cúc Phương (Ninh Bình) đã được thành lập. Năm 1985,
Chiến lược bảo tồn quốc gia của Việt Nam (NCS) được ban hành. Đây chính
là tiền thân của kế hoạch quốc gia về môi trường và phát triển bền vững 1999
- 2000 (NPESD) do Uỷ ban khoa học và kỹ thuật nhà nước nay là Bộ Khoa
học, Công nghệ và Môi trường xây dựng. Đồng thời chúng ta cũng đã xây
dựng kế hoạch hành động về đa dạng sinh học. Năm 1986, Nhà nước đã có
10


Tiểu luận: Đa dạng sinh học

Học viên: Nguyễn Tuấn

quyết định thành lập một hệ thống 87 khu bảo tồn được gọi là khu rừng đặc
dụng, trong đó có 56 vườn quốc gia và khu bảo tồn thiên nhiên, và 31 khu
rừng văn hoá, lịch sử phong cảnh đẹp với diện tích khoảng 1.169.000 nghìn
ha. Trong số 87 khu bảo tồn nói trên, có 28 khu có diện tích khá rộng, chiếm
698.000 ha. Từ 1986 đến nay, hệ thống các khu bảo tồn được mở rộng thêm
và từ năm 1991 đã có 11 rừng quốc gia: Cúc Phương, Cát Bà, Bạch Mã, Ba
Bể, Cát Tiên, Ba Vì, Côn Đảo, Phú Quốc, Bến En, Tam Đảo và Tràm Chim.
Có thêm 35 khu bảo tồn đã phê duyệt dự án đầu tư và thành lập ban quản lý.
Nhiều vườn quốc gia và khu bảo tồn đã được các dự án quốc tế hỗ trợ, nhiều
cán bộ quản lý và kỹ thuật được đào tạo trong và ngoài nước.

Chúng ta cũng đã xây dựng một số khu bảo tồn đặc biệt như khu bảo
tồn Tràm Chim ở tỉnh Đồng Tháp được thành lập để bảo vệ loài Sếu đầu đỏ
hay còn gọi là Sếu cổ trụi, nhưng đồng thời bảo vệ hệ sinh thái đất ngập nước
điển hình ở đồng bằng sông Cửu Long và khu bảo tồn Xuân Thuỷ ở cửa sông
Hồng là để bảo vệ đất ngập nước và các loài chim di cư. Đây cũng là khu bảo
vệ đa dạng sinh học đầu tiên ở Việt Nam và đồng thời cũng là khu bảo vệ đa
dạng sinh học đầu tiên ở Đông Nam Á. Việt Nam cũng đã thành lập khu Di
sản thế giới Vịnh Hạ Long (Quảng Ninh) và khu bảo tồn sinh quyển Cần Giờ
(TP Hồ Chí Minh). Ngoài việc thành lập các khu bảo tồn, chúng ta cũng đang
thực hiện một số dự án đặc biệt, bằng cách khuyến khích nhân dân tham gia
bảo vệ một số loài động vật quý hiếm đang có nguy cơ bị tiêu diệt.
Với giới hạn cho phép, trong tiểu luận này tôi chỉ đi sâu tìm hiểu về
hiện trạng của vườn quốc gia Cát Tiên và vườn quốc gia Bạch Mã, trên cơ sở
đó để có thể đưa ra một số giải pháp thích hợp cho việc bảo vệ nguồn tài
nguyên thiên nhiên quý giá này.

11


Tiểu luận: Đa dạng sinh học

Học viên: Nguyễn Tuấn

Hình1: Hệ thống các khu bảo tồn ở Việt Nam

12


Tiểu luận: Đa dạng sinh học


Học viên: Nguyễn Tuấn

1.Đa dạng sinh học ở vườn quốc gia Cát Tiên
1.1 Vị trí địa lí
Vườn quốc gia Cát Tiên là một khu bảo tồn thiên nhiên nằm trên địa
bàn ba tỉnh: Đồng Nai, Lâm Đồng và Bình Phước, cách TP Hồ Chí Minh 160
km về phía Đông Bắc.

Hình2: Vị trí của vườn quốc gia Cát Tiên

13


Tiểu luận: Đa dạng sinh học

Học viên: Nguyễn Tuấn

Hình3. Buổi sáng ở Cát Tiên
Đặc trưng của vườn quốc gia này là rừng đất thấp ẩm ướt nhiệt đới.
Được thành lập theo quyết định số 01/CT ngày 13 tháng 1 năm 1992 của Thủ
tướng chính phủ trên cơ sở kết nối khu rừng cấm Nam Cát Tiên (được thành
lập theo quyết định số 360/TTg, ngày 7 tháng 7 năm 1978 của Thủ tướng
chính phủ) và khu bảo tồn thiên nhiên Tây Cát Tiên (được thành lập theo
quyết định số 194/CT, ngày 9 tháng 8 năm 1986 của Chủ tịch Hội đồng Bộ
trưởng). Vườn quốc gia Cát Tiên nằm ở khu vực có toạ độ từ 11°20′50" tới
11°50′20" vĩ bắc, và từ 107°09′05" tới 107°35′20" kinh đông, trên địa bàn của
ba tỉnh Lâm Đồng, Đồng Nai và Bình Phước với tổng diện tích là 71.920 ha.
Hiện nay, VQG Cát Tiên là một trong những khu dự trữ sinh quyển thế giới ở
Việt Nam.


14


Tiểu luận: Đa dạng sinh học

Học viên: Nguyễn Tuấn

Hình 4. Khu dự trữ sinh quyển-Cát Tiên
Phần nằm trên địa bàn Cát Tiên và Bảo Lộc thường được gọi là khu
vực Cát Lộc. Khu vực này dành để bảo tồn loài tê giác một sừng. Phần trên
địa bàn Tân Phú và Vĩnh Cửu thường được gọi là khu vực Nam Cát Tiên.
Khu vực này có khoảng chục vùng đất ngập nước như Bàu Sấu (rộng 5-7
hecta thuộc huyện Tân Phú), Bàu Chim (50-100 hecta), Bàu Cá, Bàu Đắc Lớ,
Trảng Cò,... Bàu Sấu còn là tên gọi chung cho toàn bộ các vùng đất ngập
nước rộng khoảng 137,60 km² (trong đó 1,5 km² ngập nước thường xuyên,
53,6 km² ngập nước theo mùa, và phần còn lại có độ cao tuyệt đối không quá
125 m) ở Nam Cát Tiên. Phần trên địa bàn Bù Đăng thường được gọi là Tây
Cát Tiên.
Địa hình của VQG Cát Tiên thay đổi lớn ở các phần nêu trên. Cát Lộc
nằm ở phần mở rộng về phía tây của Tây Nguyên và có địa hình đồi núi. Mặc
dù độ cao chỉ đạt tới 659 m, các đồi có dộ dốc lớn. Nam Cát Tiên và Tây Cát
Tiên nằm trong vùng đất thấp phía Nam Việt Nam ở chân của Tây Nguyên.
Địa hình của hai vùng này đặc trưng bởi các đồi thấp, thoai thoải, độ cao nhất
chỉ đạt tới 372 m.

15


Tiểu luận: Đa dạng sinh học


Học viên: Nguyễn Tuấn

Sông Đồng Nai là sông lớn thứ hai ở Nam Việt Nam chảy qua VQG, là
ranh giới phía tây của khu Cát Lộc và là ranh giới phía đông của khu Nam Cát
Tiên. Có rất nhiều suối bắt nguồn từ VQG chảy vào sông này. Vùng đất thấp
phía bắc của khu Nam Cát tiên có ít hệ thuỷ và có diện tích đầm lầy và các hồ,
khu vực này được cung cấp nước bởi quá trình ngập lũ theo mùa của sông
Đồng Nai

Hình 5. Khung cảnh Bàu Sấu-Cát Tiên
1.2 Đa dạng sinh học ở vườn quốc gia Cát Tiên
Tính đa dạng sinh học ở vườn quốc gia Cát Tiên là nơi có thể xem là
đại diện tiêu biểu của rừng mưa nhiệt đới ở nước ta. Vườn quốc gia Cát Tiên
trong dự án mở rộng với tổng diện tích la 80.000ha, nơi đây được coi như là
một nơi rất đa dạng và phong phú của đời sống các loài động vật và thực vật.
Vườn quốc gia Cát Tiên có giá trị bảo tồn không chỉ vào bậc nhất nước
ta mà còn có giá trị mang tính chất toàn cầu và được coi như là một trong
những điểm nóng về đa dạng sinh học. Hệ động vật và thực vật đa dạng
phong phú và mang tính đặc hữu cao.
Về thực vật :Ðây là khu rừng nguyên sinh tiêu biểu cho hệ sinh thái
rừng ẩm nhiệt đới vùng thấp. Rừng có nhiều cây cổ thụ như bằng lăng, gỗ đỏ.
Hệ thực vật có hơn 1.362 loài thực vật bậc cao, hơn 440 loài cây gỗ quý, hàng
trăm loại cây dược liệu, 133 loài hoa phong lan... Trong thực tế số lượng loài
có thể còn tăng thêm nhiều khi chúng ta có điều kiện nghiên cứu bổ sung. Các
16


Tiểu luận: Đa dạng sinh học

Học viên: Nguyễn Tuấn


loài này phân bố không đều, tập trung chủ yếu trong họ lan, họ thầu dầu
(Euphorbiacae), họ hoà thảo(Poaceae), họ dâu tằm( Moraceae), họ
đậu( Euabaceae), họ sao dầu( Dipterocarpaceae)…

Hình 6: Phong lan

Hình 7. Cây bằng lăng 6 ngọn - Rừng già nguyên sinh Cát Tiên
17


Tiểu luận: Đa dạng sinh học

Học viên: Nguyễn Tuấn

Những loài thực vật quý hiếm của vườn quốc gia thuộc cây họ đậu :
Cát Tiên có 34 loài có tên trong Sách Đỏ Việt Nam và nhiều loài cây gỗ có
giá trị như Cẩm Lai : Dalbergia, D. Momosa, D. cochinchinensis ; Gõ
đỏ( Afzelia xylocarpa) ; Aquilaria crassna ; Calamus poilanei, Nervilia…

Phân tích về giá sử dụng của thực vật cho thấy : 150 loài cây có giá trị
làm gỗ, 120 loài cây thuốc trong đó có nhiều loài có giá trị cao như : Smilax
sp, Drynaria quereifolia…18 loài cây cho dầu và nhựa thực vật chủ yếu thuộc
về cây họ sao dầu ( Dipterocarpaceae), 33 loài cây có trái ăn được, trong đó
có loài Drocontomelum duperreanum, Allospondias lakonensis…và 40 loài
tre nứa và mây song.
Về động vật: tại vườn quốc gia Cát Tiên đã tổng kết được 120 loài
động vật quý hiếm trên tổng số 56 loài động vật quý hiếm của toàn Đông
dương. Vườn quốc gia Cát Tiên đồng thời cũng là nơi cư trú của 62 loài động
vật ; nhiều nhất và có ý nghĩa đa dạng sinh học cao là các loài chim của Cát

Tiên với 247 loài chim trong đó phải kể đến 3 loài là đặc hữu, 10% trong đó
là các loài chim quý hiếm và đang bị đe doạ ở nhiều mức độ khác nhau. 8 loài
có tính phổ biến toàn cầu, 40 loài bò sát, 14 loài lưỡng cư.Một số loài đang có
nguy cơ biến khỏi trái đất nay vẫn còn hiện diện ở vườn Quốc gia như : loài

18


Tiểu luận: Đa dạng sinh học

Học viên: Nguyễn Tuấn

cò quăm cánh xanh ( là một tron những loài chim quý hiếm đang bị đe doạ
tuyệt chủng trên thế giới) và một số loài chim khác đang được sự thu hút quan
tâm của thế giới : gà tiền mắt đỏ ( Polypeplectron germaini), gà so cổ hung
( Arborophila davidi), ngan cánh trắng ( Cairina scutulata), Công (Pavo
muticus imperator)…
Vùng rừng phía Cát Tiên, Cát Lộc, tỉnh Lâm Đồng cũng là nơi cư trú nổi
tiếng của loài tê giác một sừng ( Javan rhinocerus). Những dấu vết đáng tin
cậy nhất cho thấy và hiện nay đã chụp được ảnh tồn tại dấu vết của một quần
thể nhỏ loài tê giác một sừng ( Rhinoceros sondaicus)Loài tê giác một sừng
nổi tiếng này, hiện nay trên thế giới chỉ còn có thể trông thấy ở Vườn quốc
gia Ujung Kulon ở miền tây Javan. Người ta đã ước đoán tổng cộng lại còn
không dưới 100 con tê giác một sừng (Javan rhinos) còn sót lại trên thế giới.
Chúng là một trong những loài quý hiếm bậc nhất đang có nguy cơ bị tiêu diệt
nhiều nhất. Chính nhờ loài tê giác này đã làm khu bảo tồn này được cộng
đồng thế giới quan tâm. Một cuốn hút khác của rừng Cát Tiên là sự tồn tại của
đàn bò tót khổng lồ nặng trên hàng tạ, với số lượng khoảng 70-80 con, hiện
cũng đang có nguy cơ tuyệt chủng cao do bị săn bắn trộm và mất chỗ ở vì
rừng bị chặt phá.


(b)

(a)
Hình 8. Bò rừng banteng (a) và Tê giác Java (b)

Điều đáng chú ý ở vườn quốc gia Cát Tiên là có những khu vực đất
feralit có tầng kết von cứng nằm cạn, có lớp đá ong chật nằm sát mặt đất
hoặc đất nâu Basalt còn lởm chởm trên mặt đất. Rừng bao phủ ở khu vực này
19


Tiểu luận: Đa dạng sinh học

Học viên: Nguyễn Tuấn

khá dày đặc bao gồm các kiểu rừng bán thay lá và rừng hỗn giao thường xanh
bán thay lá với các loài cây bạnh lớn thuộc họ Lythraceae ; các loài cây họ
đậu ( Fabaceae) rụng lá ; cây tùng ( Tetrameles mudifora) thuộc họ
Datiseaceae và các cây rụng lá thuộc họ phụ (Caesalpinioidae). Ở nơi tầng đất
cạn, rừng thay lá chiếm ưu thế. Ở một số cây to bị trọc gốc, bộ rễ ăn sâu
không quá 1m. Ở đây, các loài dây leo thân gỗ, nhất là những loài phụ sinh
bóp cổ thuộc các họ Moraceae (ficus), họ Araliaceae ( Scheflera), họ
Loganiaceae ( Fragraea) phát triển mạnh trên cây chủ lý tưởng của nó là cây
bằng lăng. Do khu vực này tương đối bằng phẳng, lại có nhiều suối chảy qua,
đó chính là nơi lí tưởng cho các loài thú lớn sinh sống cùng với nhiều loài
sống trên cây như khỉ, sóc… Chính sự đa dạng về các khu hệ thực vật và
động vật và các hệ sinh thái như vậy đã tạo nên tính đa dạng sinh học độc đáo
của vườn quốc gia.(307-310)


Hinhf9:Rễ của cây Tùng( Tetrameles nudiflora)

20


Tiểu luận: Đa dạng sinh học

Học viên: Nguyễn Tuấn

Hình 10:Tử vi (Họ Trân châu: 6 spp -.)

Hình 11:Dây leo - đặc trưng của rừng nhiệt đới

21


Tiểu luận: Đa dạng sinh học

Học viên: Nguyễn Tuấn

Hình 12:Cây tre

1.3 Thực trạng báo động đối với Đa dạng sinh học ở vườn quốc gia
Cát Tiên
Như chúng ta đã biết nhiệm vụ của vườn quốc gia Cát Tiên là:
+ Bảo tồn các hệ sinh thái rừng, các vùng đất ngập nước quan trọng
trong Vườn quốc gia.
+ Bảo tồn nguồn gen động, thực vật rừng quý hiếm, bảo tồn quần thể tê
giác một sừng, quần thể voi và các loài động thực vật quy hiếm khác
+ Bảo vệ cảnh quan nhiên nhiên, thực hiện nghiên cứu khoa học, tuyên

truyền giáo dục phục vụ công tác bảo tồn Vườn quốc gia.
+ Phát triển du lịch sinh thái, ổn định dân cư, góp phần tạo công ăn việc
làm nâng cao đời sống cộng đồng dân địa phương.
Do trong thời kỳ kháng chiến chống Mỹ, VQG Cát Tiên phải gánh chịu
các đợt rải thảm chất diệt cỏ tàn khốc cũng như chặt phá rừng ngay sau khi
chiến tranh kết thúc. Tại các khu vực rừng tre nứa dầy đặc và các thảm cỏ,
hiện tượng tái sinh tự nhiên của các loài cây rất khó khăn. Chỉ có khoảng 50%
tổng diện tích VQG là rừng thường xanh, bán thường xanh và rừng hỗn giao.
Rừng tre nứa chiếm khoảng 40% tổng diện tích khu vực. Phần diện tích còn
22


Tiểu luận: Đa dạng sinh học

Học viên: Nguyễn Tuấn

lại là các sinh cảnh đất ngập nước, trảng cỏ và đất nông nghiệp (Polet & Ling
in press).
Cát Tiên là một trong các khu quan trọng nhất để bảo tồn các loài thú
lớn ở Việt Nam. Trong đó có các loài hiện đang có tại đây là Voi châu á
Elephas maximus, Tê giác Java Rhinoceros sondaicus, Lợn rừng Sus scrofa,
Nai Cervus unicolor và Bò tót Bos gaurus, trong đó trừ Voi và Tê giác, các
loài nêu trên có mật độ cao hơn bất kỳ nơi nào ở Việt Nam (Ling 2000). Quần
thể loài thú lớn quan trọng nhất của VQG Cát Tiên là quần thể Tê giác Java.
Đây là nơi duy nhất ở Việt Nam và Thế giới được biết có quần thể của phân
loài Tê giác R. s. annamiticus. Tuy nhiên, số lượng quần thể và vùng phân bố
của loài này ở VQG đã suy giảm trong vòng hai thập kỷ qua, và hiện tại ước
tính số lượng quần thể từ 7-8 con, phân bố trong phạm vi 6.500 ha (Polet et
al. 1999).
VQG Cát Tiên cũng có tầm quan trọng quốc gia để bảo tồn các loài linh

trưởng, ở đây có nhiều loài linh trưởng liên quan đến bảo tồn bao gồm Voọc
vá chân đen Pygathrix nigripes, Khỉ đuôi lợn Macaca leonina và Vượn đen
má hung Hylobates gabriellae (Ling et al. 2000).
VQG Cát Tiên nằm trong Vùng Chim đặc hữu (EBA) vùng đất thấp
Nam Việt Nam và có quần thể của 3 loài trong vùng chim đặc hữu này này là:
Gà so cổ hung Arborophila davidi, Gà tiền mặt vàng Polyplectron germaini và
Chích chạch má xám Macronous kelleyi (Stattersfield et al. 1998, Polet và
Phạm Hữu Khánh 1999a). Cát Tiên cũng là điểm quan trọng đối với việc bảo
tồn các loài chim nước. Trong số các loài chim nước bị đe dọa toàn cầu đã ghi
nhận ở khu vực là Quắm cánh xanh Pseudibis davisoni, Ngan cánh trắng
Cairina scutulata và Già đẫy nhỏ Leptoptilos javanicus (Polet & Pham Huu
Khanh 1999a). VQG Cát Tiên bao gồm hai vùng chim quan trọng là Nam Cát
Tiên và Cát Lộc (Tordoff 2002).
Một loài bò sát bị đe dọa toàn cầu đã từng được ghi nhận tại VQG Cát
Tiên là Cá sấu nước ngọt Crocodylus siamensis. Đợt khảo sát thực năm 1999
23


Tiểu luận: Đa dạng sinh học

Học viên: Nguyễn Tuấn

địa để tìm kiếm loài này đã không phát hiện bất cứ bằng chứng nào về sự tồn
tại của Cá sấu nước ngọt ở VQG (Bembrick và Cannon 1999). Tuy nhiên, với
sự trợ giúp của dự án Bảo tồn VQG Cát Tiên (WWF), 30 cá thể Cá sấu nước
ngọt sinh sản nhân tạo đã được thả tại khu vực Bàu Sấu trong VQG sau khi đã
có kết quả chính thức xét nghiệm DNA cho thấy các cá thể này là các cá thể
thuần chủng (Polet et al., 2003b).
Các hồ cá sấu, ở phần phía bắc của Cát Tiên đoạn Nam, là vùng sinh
sản cho một số cá sấu Xiêm (Crocodylus siamensis) đã được giới thiệu

lại vào năm 2000.

Hình 13

24


Tiểu luận: Đa dạng sinh học

Học viên: Nguyễn Tuấn

Hình 14: Cá sáu

Hình 15 rùa châu Á - Cyclemys dentata

25


×