Tải bản đầy đủ (.doc) (61 trang)

rủi ro lãi suất và giải pháp phòng ngừa rủi ro lãi suất tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn huyện tân hiệp – kiên giang

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (519.14 KB, 61 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA KINH TẾ - QUẢN TRỊ KINH DOANH
^03^

LUÂN VĂN TỐT NGHIÊP
••

ĐẺ TẢI

RỦI RO LÃI SUẤT VÀ GIẢI PHÁP PHÒNG
NGỪA RỦI RO LÃI SUẤT TẠI NGÂN HÀNG
NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG
THÔN HUYÊN TÂN HIỆP - KIÊN GIANG

Sinh viên thưc hiên:

Giáo viên hướng dẫn:

TH.S NGUYỄN THỊ HỒNG LIỄU

Cần Thơ 11 - 2010

LÂM NGỌC TRÚC
MSSV: 4073542
Lớp Kinh tế Học 01- K33


LỜI CAM ĐOAN
Tôi cam đoan rằng đề tài này là do chính tôi thực hiện, các số liệu thu
thập và kết quả phân tích ừong đề tài là trung thực, đề tài không sao chép bất
kỳ đề tài nghiên cứu khoa học nào.



Ngày.......tháng........năm........2010
Sinh viên thực hiện

11


LỜI CẢM TA
Qua gần 4 năm học tập ngành Kinh Tế Học với vốn kiến thức có được
ngày hôm nay, em xin chân thành cảm ơn:
Quý thầy cô khoa Kinh tế - QTKD trường Đại học cần Thơ đã tạo điều
kiện giúp đỡ, đã cung cấp nhiều kiến thức cho em trong suốt những năm học
qua để em có thể hoàn thành luận văn tốt nghiệp này. Ngoài ra, còn giúp cho
em tiếp cận với các vấn đề kinh tế đang đặt ra, vận dụng những lý thuyết đã
học áp dụng vào thực tế.
Em xin cảm ơn cô Nguyễn Thị Hồng Liễu đã tận tình giúp đỡ, hướng
dẫn em hoàn thành bài luận văn này.
Em xin cảm ơn sự chỉ bảo giúp đỡ nhiệt tình của các cô chú anh chị làm
việc tại NHNNo&PTNT huyện Tân Hiệp, đã cung cấp những số liệu thực tế tại
ngân hàng cũng như tình hình hoạt động của ngân hàng ừong những năm qua
để em có thể hoàn thành đề tài này.
Đây sẽ là những kiến thức kinh nghiệm để bản thân em vận dụng vào
thực tiễn cuộc sống và công tác sau này.
Một lần nữa, em xin chân thành cảm ơn.

Ngày.......tháng........năm........2010
Sinh viên

iii



NHẬN XÉT CỦA Cơ QUAN THựC TẬP

Ngày.......tháng........năm 2010
Giám Đốc

IV


NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN PHẢN BIỆN

Ngày.......tháng.........năm 2010
Giáo viên phản biện


MUC LUC
Trang

CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU.....................................................................................................1

1.1................................................................................................................. L
Ý DO CHỌN ĐỀ TÀI..........................................................................1

1.2................................................................................................................. M
ỤC TIÊU NGHIÊN cứu.....................................................................2

1.2.1. Mục tiêu chung...................................................................................2

1.2.1. Muc tiêu cu thể...................................................................................2
VI



Trang

3.1.2. Ctf cấu tỗ chức................................................................................. 15

3.2.

GIỚI THIỆU VỀ NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT
TRIỂN

CHƯƠNG 4: PHÂN TÍCH RỦI RO LÃI SUẤT VÀ GIẢI PHÁP
PHÒNG NGỪA RỦI RO LÃI SUẤT TẠI NGÂN HÀNG NÔNG


NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN HUYỆN TÂN HIỆP. 32
4.1.

PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH BIẾN ĐỘNG CỦA TÀI SẢN VÀ
NGUỒN

VỐN NHẠY CẢM VỚI LÃI SUẤT.....................................................................................32

4.1.1. Phân tích tình hình biến động của tài sản nhạy cảm với lãi suất 32

vii


Trang
CHƯƠNG 5: MỘT SỐ GIẢI PHÁP PHÒNG NGỪA RỦI RO LÃI

SUẤT TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN

NÔNG THÔN HUYÊN TÂN HIÊP......................................................................................64
• •

5.1............................................................................................................... Duy
trì sự phù họp về nguồn và tài sản....................................................64

viii


DANH MỤC BIEU BANG
Trang

BẢNG 1: KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH TỪ NĂM 2007

ĐẾN NĂM 2009 CỦA AGRIBANK TÂN HIỆP.................................................................22

BẢNG 2: KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH 6 THÁNG ĐẦU

HAI NĂM 2009 VÀ 2010 CỦA AGRIBANK TÂN HIỆP.................................................22

BẢNG 3: TÌNH HÌNH QUẢN LÝ NỢ CỦA AGRIBANK TÂN HIỆP

TỪ 2007 ĐẾN 2009................................................................................................................25

IX


BẢNG 13: CÁC CHỈ TIÊU ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG CỦA LÃI

SUẤT ĐẾN HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA AGRIBANK TÂN HIỆP

TỪ NĂM 2007 ĐẾN 2009......................................................................................................42

BẢNG 14: CÁC CHỈ TIÊU ĐÁNH GIÁ TÁC ĐÔNG CỦA LÃI

SUẤT ĐÉN HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA AGRIBANK TÂN HIỆP

6 THÁNG ĐẦU HAI NĂM 2009 VÀ 2010..........................................................................43

BẢNG 15: PHÂN TÍCH TÀI SẢN - NGUỒN VÓN PHÂN NHÓM

X


Trang
BẢNG 24: THU NHẬP THUẦN THAY ĐỔI THEO LÃI SUẤT

QUA BA NĂM TỪ 2007 - 2009............................................................................................56

BẢNG 25: PHÂN TÍCH TÀI SẢN - NGUỒN VỐN PHÂN NHÓM

THEO KHOẢN MỤC NHẠY CẢM LÃI SUẤT (%/NĂM) 6 THÁNG

ĐẦU HAI NĂM 2009 VÀ 2010............................................................................................57

BẢNG 26: PHÂN TÍCH TÀI SẢN - NGUỒN VỐN PHÂN NHÓM

XI



DANH MUC HÌNH
Trang

Sơ đồ mô hình tổ chức của NHNNo&PTNT Việt Nam......................................................16

xii


DANH SÁCH CÁC TỪ VIẾT TẮT
NHNNo&PTNT : Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
NHTM: Ngân hàng Thương mại
TSC: tài sản có
TSN: tài sản nợ
NHNN: Ngân hàng Nhà nước
NHCT: Ngân hàng cấp trên
CBCNV: cán bộ công nhân viên
CBTD: cán bộ tín dụng
NH: ngân hàng
DN: doanh nghiệp
Hộ GĐCT: hộ gia đình cá thể

xiii


Rủi ro lãi suất và giải pháp phòng ngừa rủi ro về lãi suất tại Agribank Tân Hiệp

CHƯƠNG 1
GIỚI THIỆU
1.1.

LÝ DO CHỌN ĐÈ TÀI
Bất cứ một quốc gia nào dù là quốc gia đó đã phát triển thinh vuợng hay
là quốc gia chưa phát triển thì cũng không thể thiếu đi những Ngân hàng hoạt
động trong nền kinh tế. Sự ổn định và đi lên của đất nước tác động mạnh mẽ đến
hoạt động Ngân hàng, ngược lại sự phát triển và ổn định của toàn bộ hệ thống
Ngân hàng lại ảnh hưởng lớn đến nền kinh tế của một đất nước.
Thêm vào đó, chính sách tiền tệ của chính phủ sử dụng lãi suất như một
công cụ quan trọng để tác động vào nền kinh tế, kiểm soát lượng tiền cung ứng.
Còn đối với các Ngân hàng thương mại (NHTM), lãi suất là công cụ đắc lực nhất
để ngân hàng tiến hành các hoạt động kinh doanh như: cho vay, đầu tư, huy động
vốn... Khi kinh doanh nhiều hoạt động như vậy, ngân hàng sẽ khó tránh khỏi
những rủi ro như: rủi ro nguồn vốn, rủi ro lãi suất, rủi ro hối đoái, rủi ro tín
dụng... Với chức năng là trung gian tài chính, ngân hàng đi vay và nhận tiền gửi
để cho vay thì việc lãi suất thị trường có sự biến động lớn có thể sẽ gây ra rủi ro
lãi suất, thậm chí trong nhiều trường hợp đã gây ra thua lỗ cho không ít ngân
hàng thương mại.
Ngân hàng Thương mại nói chung và Ngân hàng Nông nghiệp và Phát
triển nông thôn (NHNN&PTNT) Agribank nói riêng đã thâm nhập vào mọi lĩnh
vực kinh tế - xã hội như là người mở đường người tham gia, người quyết định
đối với mọi quá trình sản xuất kinh doanh bằng cách điều chỉnh mức lãi suất sao
cho phù hợp với tình hình kinh tế. Nắm được chức năng quan trọng này của lãi
suất, các NHTM tăng giảm mức lãi suất nhằm giành giật thị phần, những cuộc
chạy đua lãi suất diễn ra liên tục sẽ làm cho thị trường không ổn định có khi lại
dẫn đến sự bất ổn của cả nền kinh tế. Chính vì vai trò rất quan trọng của hệ thống
Ngân hàng nên những yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động Ngân hàng cần phải được
quan tâm nghiên cứu hàng đầu. Trong phạm vi của đề tài nghiên cứu, tôi xin
trình bày một số vấn đề nghiên cứu về rủi ro lãi suất trong quá trình thực tập tìm
hiểu thực tế tại ngân hàng.

GVHD: Nguyễn Thị Hồng Liễu


Trang 1

SVTH: Lâm Ngọc Trúc


Rủi ro lãi suất và giải pháp phòng ngừa rủi ro về lãi suất tại Agribank Tân Hiệp

Đó là lý do tôi chọn đề tài “Rủi ro lãi suất và giải pháp phòng ngừa rủi
ro lãi suất tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn huyện Tân
Hiệp - Kiên Giang”.
1.2.
MUC TIÊU NGHIÊN cứu
1.2.1. Mục tiêu chung
Phân tích rủi ro lãi suất tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông
thôn Tân Hiệp - Kiên Giang. Từ đó sử dụng mô hình định giá lại và một số giải
pháp khác nhằm hạn chế ảnh hưởng xấu của nó đến hoạt động kinh doanh của
ngân hàng.
1.2.2. Mục tiêu cụ thể
- Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng từ năm 2007 đến
6 tháng đầu năm 2010.
- Phân tích rủi ro lãi suất tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông
thôn Tân Hiệp - Kiên Giang.
- Sử dụng mô hình định giá lại để hạn chế rủi ro lãi suất tại ngân hàng.
- Đề xuất giải pháp nhằm hạn chế đến mức thấp nhất rủi ro về lãi suất, nâng
cao hiệu quả hoạt động của ngân hàng.
1.3.
PHẠM VI NGHIÊN cứu
- Phạm vi thời gian: từ năm 2007 đến 6 tháng đầu năm 2010.
- Phạm vi không gian: đề tài được thực hiện tại Ngân hàng Nông nghiệp và

Phát triển nông thôn Tân Hiệp - Kiên Giang.
- Đối tượng nghiên cứu: rủi ro lãi suất và giải pháp phòng ngừa rủi ro lãi suất.
1.4.
LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU
Luận văn ”Một số biện pháp phòng ngừa và hạn chề rủi ro trong cho vay
của ngân hàng NN&PTNT Kiên Giang”. Tác giả Trần Thị Diễm Nga (2010) đã
khái quát về các loại rủi ro trong hoạt động kinh doanh của NHTM, trong đó có
rủi ro về lãi suất. Song song đó, tác giả đã phân tích về tình hình cho vay tại ngân
hàng và sơ lược về lịch sử hình thành Agribank Kiên Giang. Tuy đề tài còn một
số hạn chế ừong cách phân tích, nhưng cũng phần nào giúp tôi phát triển những ý
tưởng và tránh được những sai sót trong cách phân tích.

GVHD: Nguyễn Thị Hồng Liễu

Trang 2

SVTH: Lâm Ngọc Trúc


Rủi ro lãi suất và giải pháp phòng ngừa rủi ro về lãi suất tại Agrỉbank Tân Hiệp

Luận văn ”Phân tích sự thay đổi của lãi suất ảnh huởng đến hoạt động
kinh doanh tại Ngân hàng Xuất Nhập Khẩu chi nhánh Tây Đô”. Tác giả Đặng
Thị Lệ Nương (2010) đã phân tích tình hình biến động của tài sản có và tài sản
nợ của ngân hàng dưới sự tác động của lãi suất. Sự thay đổi của thu nhập từ lãi
và chi phí trả lãi tại ngân hàng trong thời gian phân tích. Những chỉ tiêu phản ảnh
rủi ro lãi suất trong hoạt động kinh doanh của ngân hàng. Trong đề tài này tác giả
đã sử dụng mô hình định giá lại như là phương pháp để phòng ngừa rủi ro lãi suất
tại ngân hàng.
Luận văn “Kiểm soát rủi ro lãi suất trong hoạt động kinh doanh tại các

Ngân Hàng Thương Mại cổ Phần Việt Nam - thực trạng và giải pháp”. Tác giả
Mã Thị Nam Chi (2008), trường Đại học Kinh Te TP.HCM. Đe tài nêu rõ những
cơ sở lý luận về quản trị tài sản nợ (TSN) - tài sản có (TSC) tại các ngân hàng và
mối quan hệ giữa quản trị TSN - TSC để kiểm soát rủi ro lãi suất, đưa ra thực
trạng, nguyên nhân và một số biện pháp đã được thực hiện trong công tác kiểm
soát rủi ro lãi suất thông qua việc quản trị TSN - TSC tại các NHTM cổ phần
nhằm bảo vệ lợi nhuận ngân hàng tránh rủi ro lãi suất, từ đó đưa ra một số giải
pháp, đề xuất đối với NHNN và NHTM cổ phần, đồng thời đề xuất một mô hình
quản trị TSN - TSC nhằm giúp các ngân hàng hạn chế những rủi ro lãi suất.

GVHD: Nguyễn Thị Hồng Liễu

Trang 3

SVTH: Lâm Ngọc Trúc


Rủi ro lãi suất và giải pháp phòng ngừa rủi ro về lãi suất tại Agrỉbank Tân Hiệp

CHƯƠNG 2
PHƯƠNG PHÁP LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN cứu
2.1.

PHƯƠNG PHÁP LUẬN

2.1.1. Các khái niệm
2.1.1.1. Lãi suất là gì?
Khi sử dụng bất kì một khoản tín dụng nào, người vay cũng phải trả một
phần giá trị ngoài phần gốc vay ban đầu. Tỉ lệ phần trăm của phần tăng thêm này
so với phần gốc vay ban đầu chính là lãi suất. Đối với một ngân hàng thì lãi suất

tiền gửi dùng để tính lãi phải trả cho người gửi tiền. Lãi suất cho vay dùng để
tính lãi mà khách hàng phải trả cho ngân hàng. Để ngân hàng kinh doanh có lãi
thì về mặt nguyên tắc lãi suất cho vay bình quân phải lớn hom lãi suất huy động
bình quân.
2.I.I.2. Rủi ro lãi suất
Trong hoạt động kinh doanh, các ngân hàng (NH) luôn phải đối mặt với
rất nhiều rủi ro như: Rủi ro tín dụng, rủi ro thanh khoản, rủi ro tỷ giá hối đoái và
rủi ro lãi suất. Trong phạm vi đề tài, tôi chỉ nghiên cứu về rủi ro lãi suất.
Để huy động vốn của doanh nghiệp và dân cư, NH phải trả lãi. Khi cho
vay, ngân hàng thu lãi. Nhưng trên thị trường có nhiều hàng hóa nhiều giá cả
khác nhau, lãi suất của các khoản cho vay, tiền gửi và chứng khoán thường
xuyên biến động, có thể làm gia tăng lợi nhuận cho NH và ngược lại gây tổn thất
cho NH. Rủi ro lãi suất là khả năng xảy ra những tổn thất ngoài dự kiến gắn với
thay đổi của lãi suất và nhiều nhân tố khác như cấu trúc và kỳ hạn của tài sản và
nguồn, quy mô và kỳ hạn các họp đồng kỳ hạn...
Rủi ro lãi suất xuất hiện khi có sự không cân xứng về kỳ hạn giữa tài sản
có và tài sản nợ. Do các ngân hàng áp dụng các loại lãi suất khác nhau ừong quá
trình huy động vốn và cho vay. Trường họp NH huy động vốn với lãi suất cố
định nhưng cho vay, đầu tư với lãi suất biến đổi. Khi lãi suất giảm, rủi ro lãi suất
sẽ xuất hiện vì chi phí lãi phải trả lớn hom lãi thu được, làm giảm lợi nhuận.
Ngược lại, khi NH huy động vốn với lãi suất biến đổi nhưng cho vay, đầu tư với
lãi suất cố định. Khi lãi suất tăng, rủi ro lãi suất sẽ xuất hiện vì chi phí lãi phải trả
lớn hom lãi thu được. Do có sự không phù hợp về khối lượng, thời hạn giữa
GVHD: Nguyễn Thị Hồng Liễu

Trang 4

SVTH: Lâm Ngọc Trúc



Rủi ro lãi suất và giải pháp phòng ngừa rủi ro về lãi suất tại Agrỉbank Tân Hiệp

nguồn Yốn huy động với việc sử dụng nguồn vốn đó để cho vay, và do tỷ lệ lạm
phát dự kiến không phù họp với tỷ lệ lạm phát thực tế làm cho vốn của NH
không được bảo toàn sau khi cho vay.
2.1.2. Các vấn đề liên quan đến rủi ro lãi suất
2.I.2.I. Tính chất rủi ro lãi suất
Thời hạn mà ngân hàng huy động được nguồn vốn sẽ quyết định tính chất
rủi ro mà nó đương đầu.
Giả sử một ngân hàng đang có nhu cầu cho vay 2 khoản:
- 100 triệu, thời hạn 1 năm, lãi suất thoả thuận 12%/năm (1 năm thay đổi
lãi suất 1 lần).
- 100 triệu, thời hạn 2 năm, lãi suất thoả thuận 14%/năm (2 năm thay đổi
lãi suất 1 lần).
Ngân hàng này tìm kiếm nguồn cho vay bằng cách vay ừên thị trường liên
ngân hàng 200 triệu với lãi suất cố định 8%/năm nếu vay 1 năm và 9%/năm nếu
vay 2 năm.
Nếu thời hạn cho vay > thời hạn nguồn vốn tài trợ nó, thì ngân hàng
chấp nhận vị thế tài trợ.
Neu thời hạn cho vay < thời hạn nguồn von tài trợ nó, thì ngân hàng
chấp nhận vị thế đầu tư.

Ngân hàng ở vị thế tài trợ
- Giả sử ngân hàng vay trên thị trường liên ngân hàng 200 triệu, kỳ hạn 1
năm với lãi suất 8%/ năm.
- Sau 1 năm: 100 triệu cho vay thời hạn 1 năm được ừả, 200 triệu vay
trên thị trường liên ngân hàng đến hạn trả.
Khoản gốc thu được không đáp ứng được nhu cầu chi trả, để có tiền trả
100 triệu còn lại, ngân hàng tiếp tục vay thêm khoản tiền này ừên thị trường liên
ngân hàng. Như vậy, ngân hàng phải tài trợ khoản cho vay 2 năm bằng một

khoản vay vào năm thứ 2.
Đối với khoản cho vay 1 năm, chênh lệch lãi suất mà ngân hàng thu được
= 12% - 8% = 4%.

GVHD: Nguyễn Thị Hồng Liễu

Trang 5

SVTH: Lâm Ngọc Trúc


Rủi ro lãi suất và giải pháp phòng ngừa rủi ro về lãi suất tại Agrỉbank Tân Hiệp

Vào năm thứ 2, nếu lãi suất trên thị trường liên ngân hàng không đổi là
8%/năm khi vay với thời hạn 1 năm thì chênh lệch lãi suất ngân hàng thu được
của khoản cho vay 2 năm là: 14% - 8% = 6%.
Nhưng nếu lãi suất hên thị trường liên ngân hàng tăng lên lớn hơn
8%/năm thì chênh lệch lãi suất ngân hàng thu được sẽ giảm xuống nhỏ hơn 6%
hay thu nhập của ngân hàng giảm xuống, có thể ngân hàng còn bị lỗ.
Ngân hàng ở vị thế đầu tư
Cũng với ví dụ như ưên, giả sử NH vay trên thị trường liên ngân hàng
200 triệu, kỳ hạn 2 năm với lãi suất 9%/năm.
- Sau 1 năm: 100 triệu cho vay thời hạn 1 năm được trả, 200 triệu vay trên
thị trường liên ngân hàng chưa đến hạn trả.
Khoản gốc 100 triệu thu được có thể cho vay một khoản mới: tái đầu tư
cho khoản vay vừa được trả.
Đối với khoản cho vay 1 năm, chênh lệch lãi suất mà NH thu được = 12%
- 9% = 3%.
Vào năm thứ 2, nếu lãi suất cho vay trên thị trường không đổi là 12%/năm
với thời hạn 1 năm thì chênh lệch lãi suất NH thu được của khoản tái đầu tư này

là: 3%.
Nhưng nếu lãi suất cho vay thoả thuận của khoản 100 triệu này giảm
xuống nhỏ hơn 12%/năm thì chênh lệch lãi suất NH thu được sẽ giảm xuống nhỏ
hơn 3% hay thu nhập của NH giảm xuống, có thể NH còn bị lỗ.
2.I.2.2. Nguyền nhân dẫn đến rủi ro lãi
suất
Có ba nguyên nhân dẫn đến rủi ro lãi suất:
- Sự không phù hợp về kỳ hạn của nguồn và tài sản.
- Sự thay đổi lãi suất của thị trường khác với sự kiến của NH.
- NH sử dụng lãi suất cố định ừong các họp đồng.
a. Sự không phù hợp về nguồn và tài sản
- Các tài sản của NH có kỳ hạn khác nhau nên khi gắn chúng với lãi suất
NH quan tâm tới kỳ hạn đặt lại lãi suất - là kỳ hạn mà khi kết thúc họp đồng lãi
suất sẽ bị thay đổi theo lãi suất thị trường.
- Căn cứ vào kỳ hạn đặt lại lãi suất mà NH chia tài sản và nguồn thành hai
loại: nhạy cảm với lãi suất và không nhạy cảm với lãi suất.

GVHD: Nguyễn Thị Hồng Liễu

Trang 6

SVTH: Lâm Ngọc Trúc


Rủi ro lãi suất và giải pháp phòng ngừa rủi ro về lãi suất tại Agrỉbank Tân Hiệp

b. Sự thay đổi của lãi suất thị trường ngoài dự kiến
NH luôn nghiên cứu và dự báo lãi suất. Tuy nhiên trong nhiều trường hợp
NH không thể dự báo chính xác những thay đổi của lãi suất. Và chính những thay
đổi ngoài dự kiến của lãi suất đó gây nên rủi ro lãi suất cho NH.

c. Ngân hàng sử dụng lãi suất cố định trong các họp đồng
Khi lãi suất cố định thì thời hạn nguồn và tài sản là yếu tố tạo ra rủi ro lãi
suất.
2.I.2.3. Độ nhạy cảm với lãi suất trên bảng tổng kết tài sản và nguồn vốn
Các tài sản và nguồn vốn của NH có kỳ hạn khác nhau, NH quan tâm tới
kỳ hạn đặt lại lãi suất đó là kỳ hạn mà khi kết thúc, lãi suất sẽ bị thay đổi theo lãi
suất thị trường.
- Các tài sản và nguồn vốn nhạy cảm là loại mà số dư chuyển sang lãi suất
mới khi lãi suất thị trường thay đổi bao gồm các loại có kỳ hạn đặt lại giá < (hoặc
bằng) 12 tháng.
- Các tài sản và nguồn ít nhạy cảm thuộc về tài sản và nguồn trung và dài
hạn với lãi suất cố định có kỳ hạn đặt lại giá >12 tháng.
Khi lãi suất thay đổi thì ảnh hưởng đến NH đó là làm giảm lợi nhuận của
NH, để xác định NH có rủi ro lãi suất không người ta sử dụng hệ số sau:
,
Tài sản nhay cảm với lãi suất
Rủi ro lãi suât
= ---------T-- -7--------------------------7------Nguôn vôn nhạy cảm với lãi suât
Hệ số trên chỉ ra khả năng rủi ro khi có biến động về lãi suất, nếu:
R>1 nếu lãi suất tăng thì thu lãi > trả lãi thì ngân hàng không bị rủi ro lãi suất,
nếu lãi suất giảm thì thu nhập NH < chi phí trả lãi tức là rủi ro lãi suất xảy ra
R<1 thì khi lãi suất tăng thì thu nhập < chi phí, rủi ro lãi suất xảy ra
R=1 không có thay đổi khi có biến động về lãi suất
2.I.2.4. Các trường họp gây rủi ro lãi suất trong hoạt động tín dụng của
ngân hàng thương mại
Rủi ro lãi suất trong huy động vốn: đây là trường họp rủi ro khi ngân
hàng huy động quá nhiều tiền gửi có kì hạn dài, lãi suất cao nhưng sau đó lãi suất
thị trường lại giảm xuống do điều hành của chính phủ hay do quan hệ cung cầu.
Rủi ro lãi suất trong cho vay: Đây là loại rủi ro có ảnh hưởng khá lớn và
thường xuyên vì hoạt động kinh doanh chủ yếu cuả các NHTM Vịêt Nam vẫn


GVHD: Nguyễn Thị Hồng Liễu

Trang 7

SVTH: Lâm Ngọc Trúc


Rủi ro lãi suất và giải pháp phòng ngừa rủi ro về lãi suất tại Agrỉbank Tân Hiệp

hoạt động cho vay và tì lệ thu nhập từ lãi chiếm tỉ trọng lớn trong thu nhập của
NH. Rủi ro lãi suất trong cho vay xảy ra khi lãi suất thị trường giảm, các NH phải
cho vay với lãi suất thị trường trong khi đã huy động vốn mới mức lãi suất cao
hơn. Thêm vào đó là sự cạnh tranh giữa các NH cũng làm cho mức lãi suất luôn
biến đổi. Khi lãi suất cơ bản tăng, lãi suất huy động cũng sẽ tăng, tuy nhiên chỉ
áp dụng đối với các khoản cho vay mới phát sinh, còn các khoản dư nợ hiện hành
của ngân hàng thương mại đặc biệt là các khoản cho vay trung và dài hạn có lãi
suấtt danh nghĩa ghi trên hợp đồng ở mức thấp thì rất dễ gặp rủi ro tín dụng.
Trong thực tế, có rất ít NH có đủ cơ cấu cân đối giữa nguồn vốn trung, dài hạn
với dư nợ trung, dài hạn, nhiều trường hợp trong khi chi phí huy động tăng
nhưng thu nhập của các khoản cho vay trung và dài hạn vẫn thực hiện theo như
họp đồng tín dụng sẽ làm giảm thu nhập của ngân hàng.
Rủi ro lãi suất do sự thay đổi cung cầu vốn trên thị trường liên ngân
hàng: Các khoản vay và cho vay trên thị trường này thường rất ngắn, lãi suất
cũng thường xuyên biến đổi. Các NHTM vay vốn chủ yếu để đảm bảo khả năng
thanh khoản và chênh lệch lãi suất song cũng phải có sự phân tích lãi suất một
cách cận thận vì rất dễ gặp rủi ro.
Khi rủi ro lãi suất xuất hiện sẽ làm tăng chi phí nguồn vốn của NH, giảm
thu nhập từ tài sản của NH, làm giảm giá trị thị trường của tài sản có và vốn chủ
sở hữu của NH.

Một trong những biện pháp để kiểm soát rủi ro lãi suất: mua bảo hiểm rủi
ro lãi suất để chuyển giao toàn bộ rủi ro lãi suất cho cơ quan bảo hiểm chuyên
nghiệp, áp dụng các biện pháp cho vay thương mại (cho vay ngắn hạn) để NH có
thể linh động thay đổi lãi suất cho vay khi lãi suất thị trường thay đổi theo chiều
hướng tăng, áp dụng chiến lược chủ động trong quản trị rủi ro lãi suất. Nếu NH
có thể dự báo được chiều hướng thay đổi lãi suất, NH có thể chủ động điều chinh
khe hở nhạy cảm lãi suất và khe hở kỳ hạn một cách họp lý, vận dụng các kỹ
thuật bảo hiểm lãi suất như họp đồng kỳ hạn, họp đồng tương lai, quyền chọn...

GVHD: Nguyễn Thị Hồng Liễu

Trang 8

SVTH: Lâm Ngọc Trúc


Rủi ro lãi suất và giải pháp phòng ngừa rủi ro về lãi suất tại Agrỉbank Tân Hiệp

2.1.3. Một số rủi ro lãi suất trong hoạt đông konh doanh của Ngân Hàng
Thưong Mại
2.1.3.1. Mất khách hàng do lãi suất cho vay cao.
Không có Ngân Hàng Thương Mại (NHTM) hay Tổ Chức Tín Dụng
(TCTD) nào cho vay với lãi suất dưới 0,63%/tháng, cho dù đó là Ngân hàng
thương mại nhà nước (NHTM NN) cho vay các khách hàng tốt nhất, mức lãi suất
cho vay phổ biến trên 0,75% /tháng. Lãi suất điều hoà vốn trong hệ thống của
Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam tới 0,72%/tháng, cho
vay bình quân 0,95%/tháng. Mà theo quy định của NHNN, lãi suất cơ bản là lãi
suất cho vay các khách hàng tốt nhất của nhiều NHTM được lựa chọn, trong đó
có tất cả các NHTM NN. Việc “tụt hậu” của mức lãi suất cơ bản do NHNN công
bố hiện nay trong điều kiên các NHTM thực hiện cơ chế lãi suất thoả thuận , đó

là các khách hàng làm ăn có hiệu quả, doanh nghiêp nhà nước có quy mô lớn, dự
án khả thi., thường đòi NHTM phải cho vay với lãi suất thấp như mức lãi suất cơ
bản của NHNN công bố. Tình hình này gây nhiều khó khăn cho NHTM thoả
thuận lãi suất cho vay với khách hàng trong điều kiện chi phí huy động vốn cao,
cạnh tranh thu hút khách hàng truyền thống rất sôi động.
2.1.3.2. Chênh lệch lãi suất cho vay và lãi suất đầu vào thấp :
Các NHTM nhất là Ngân hàng ngoại thương Việt Nam và Ngân hàng
công thương Việt Nam, trước đây luôn có lãi suất huy động vốn thấp nhất do
mạng lưới rộng ở đô thị và có uy tín, thường xuyên thừa vốn, bán buôn vốn ừên
thị trường tiền tệ, luôn chiếm ưu thế trúng thầu khối lượng trái phiếu kho bạc rất
lớn. Song hiện nay, Ngân hàng ngoại thương đã phải tăng lãi suất huy động vốn
lên ngang bằng và thậm chí cao hơn lãi suất cùng loại của một số NHTM khác.
Ngân hàng công thương Việt Nam tung ra một chiến dịch huy động vốn bằng
phát hành trái phiếu với lãi suất trên 8,0%/năm, kèm với khuyến mại bằng vật
chất. Mức lãi suất huy động vốn của NHNNo&PTNT cũng tăng cao tương tự
hoặc tăng cao hơn. Lãi suất huy động vốn của NHTM này tương đương hoặc
ngang bằng lãi suất cho vay của NHTM khác. Tình hình đó làm cho các NHTM
cổ phần quy mô nhỏ đành chịu bó tay, không dám tăng lãi suất vượt ừội các
NHTM này vì hoặc là sẽ bị thua lỗ, hoặc là không cho vay ra được với lãi suất
cao.

GVHD: Nguyễn Thị Hồng Liễu

Trang 9

SVTH: Lâm Ngọc Trúc


Rủi ro lãi suất và giải pháp phòng ngừa rủi ro về lãi suất tại Agrỉbank Tân Hiệp


Lãi suất huy động vốn cao như vậy, nhưng lãi suất cho vay không tăng
cao được. Như đã nói lãi suất cho vay bình quân của các NHTM khoảng
0.75%/tháng , phổ biến ở mức 0,85%/tháng, trong khi vốn huy động được còn
phải trừ đi tiền gửi dự trữ bắt buộc, dự phòng thanh toán, nên lãi suất đầu vào khá
cao, đành rằng có một tỷ lệ nhất định vốn huy động được có lãi suất thấp hơn
bình quân hoá được lãi suất đầu vào. Mâu thuẫn này làm cho khoảng cách chênh
lệch giữa lãi suất cho vay và lãi suất đầu vào rất thấp.
Thực tế cho vay ra có thu được đủ lãi thu kịp thời hay không mới là vấn
đề quan trọng. Một số NHTM có một số khoản cho vay rất lớn đang phải giãn nợ,
điều chinh kỳ hạn nợ, tiền gốc và lãi chưa thu được, cá biệt có khoản vay đe doạ
rủi ro lớn.
2.1.3.3. Rủi ro mua cao bán thấp :
Giả sử một NH huy động vốn kỳ hạn từ 9 tháng ừở lên đều với lãi suất
từ 7.0% /năm đến 8,4% /năm, nhưng NH vẫn đấu thầu và trúng thầu lãi suất tín
phiếu kho bạc với lãi suất 4,9% -5,1% /năm. Tại sao họ chấp nhận lỗ nhìn thấy
trước như vậy. Điều này hầu như chỉ có cách giải thích từ nghiệp vụ quản trị điều
hành, rằng đang tiềm ẩn rủi ro nguồn vốn . Nên trước mắt cần phải phân tán rủi
ro tài sản có, tạo công cụ để sẵn sàng tham gia nghiệp vụ thị trường mở khi thiếu
vốn khả dụng. Thực tế, một số NHTM đã phải đem tín phiếu kho bạc còn thời
hạn giao dịch trên thị trường mở, bán cho NHNN lấy tiền đồng, với lãi suất
5,8%/năm. Lại một rủi ro khác về lãi suất: mua cao bán thấp.
2.1.3.4. Huy động vốn vói lãi suất cố định, nhưng cho vay theo lãi suất
thả nổi
Nay do diễn biến của thị trường năm ngoài dự đoán cũng gây thua lỗ. Có
NHTM huy động vốn trái phiếu ngoại tệ (USD), với lãi suất trên 5,0%/năm, cam
kết trã lãi suất năm thứ hai bằng lãi suất tiền gửi tiết kiệm cao nhất, cộng với một
tỷ lệ nào đó, nhưng không thấp hơn lãi suất năm thứ nhất. Điều đó có nghĩa là
hiện nay vẫn phải trả lãi trên 5,0%/năm,trong khi đó lãi suất cho vay chỉ đạt
khoảng 4,05/năm, còn lãi suất huy động USD cao nhất hiện nay chỉ khoản 2,2%/
năm. Đứng trước tình hình trên, mới đây, NHNN đã có cảnh báo các NHTM về

cạnh tranh lãi suất không lành mạnh và cảnh báo về việc tuân thủ cơ chế cho vay,
đồng thời thàn lập một số đoàn thanh tra để chấn chỉnh về vấn đề này.

GVHD: Nguyễn Thị Hồng Liễu

Trang 10

SVTH: Lâm Ngọc Trúc


Rủi ro lãi suất và giải pháp phòng ngừa rủi ro về lãi suất tại Agrỉbank Tân Hiệp

Thực tế cũng rút ra bài học với phương thức cạnh tranh “cổ điển“ nâng giá,
tăng lãi suất huy động vốn để thu hút tiền gửi, và giảm giá hạ lãi suất cho vay để
thu hút khách hàng, đem lại hiệu quả thấp và làm ảnh hưởng lợi ích chung cả
cộng đồng NHTM. Nâng lãi suất huy động vốn chỉ có tác dụng nhất định làm
dịch chuyển vốn tiền gửi từ NHTM này, từ tổ chức trung gian tài chính này sang
tổ chức khác mà thôi, bởi vì thu nhập của người dân chưa được cải thiện nhiều,
nguồn tiền nhàn rỗi trong xã hội có hạn. Giảm lãi suất cho vay không có tác dụng
nhiều trong việc điều chỉnh nhu cầu vay vốn của khách hàng.
Ở nước ta, để nâng cao năng lực cạnh tranh, thời gian qua các NHTM đã
chú trọng mở rộng mạng lưới, thiết lập thêm chi nhánh ở các khu vực tiềm năng.
Đồng thời các NHTM đẩy mạnh trang bị cơ sở giao dịch khang trang và hiện đại,
đa dạng hóa dịch vụ, nhất là mở tài khoản cá nhân, làm dịch vụ chi trả lương qua
NH, dịch vụ thẻ thanh toán, dịch vụ ngân quỹ, tăng thêm giờ giao dịch buổi trưa,
cuối ngày, làm thêm ngày lễ và ngày thứ bảy, tăng cường tuyên truyền và quảng
cáo theo thông lệ quốc tế làm cải thiện bộ mặt và tăng danh tiếng của NH ,
khuyến mại khách hàng ....
Đây là xu hướng hợp quy luật và hợp với tình hình chung, tuy rằng hiệu
quả chưa nhiều, cần kiên trì và điều chỉnh kỹ năng cho sâu sắc để đạt hiệu quả

hơn. Bên cạnh đó bài học được giới ngân hàng quốc tế rút ra là phải thiết lập
hàng rào kiếm soát, che chắn rủi ro, thực hiện nghiêm các quy chế và quy trình
nghiệp vụ, triệt để tiết kiệm chi phí hành chính, giảm thiểu những cuộc họp hành
kém hiệu quả, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực. về lâu dài, các NHTM cần
có chiến lược thực hiện bài bản và khoa học hơn nghiệp vụ quản trị điều hành
vốn khả dụng và lãi suất.
2.2.
PHƯƠNG PHÁP NGIÊN cứu
2.2.1. Phương pháp thu thập số liệu
Để hoàn thành chuyên đề này, tôi đã thu thập số liệu thứ cấp chủ yếu được
thu thập từ phòng nghiệp vụ của NHNNo&PTNT huyện Tân Hiệp, tài liệu từ các
sách, báo chí, tạp chí, phương tiện thông tin đại chúng, trên Internet...có liên
quan đến chuyên đề, sau đó tổng họp lại những vấn đề cần nghiên cứu và phát
triển thành chuyên đề cần nghiên cứu.

GVHD: Nguyễn Thị Hồng Liễu

Trang 11

SVTH: Lâm Ngọc Trúc


Rủi ro lãi suất và giải pháp phòng ngừa rủi ro về lãi suất tại Agrỉbank Tân Hiệp

2.2.2. Phương pháp phân tích số liệu
Thu thập số liệu, tài liệu về tình hình kinh doanh trong những năm gần đây
tại Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn huyện Tân Hiệp, qua đó sử
dụng phương pháp phân tích để có nhận xét, đánh giá về thực trạng rủi ro lãi suất
tại NH. Thêm vào đó, phương pháp cũng được sử dụng trong chuyên đề này là
phương pháp so sánh giữa lý luận và thực tiễn, phân tích các vấn đề, khái quát

hóa,..., từ đó rút ra kết luận.
Lý thuyết về các phưoug pháp được áp dụng trong đề tài:
❖ Phương pháp so sánh: là phương pháp chủ yếu dùng trong phân tích
hoạt động kinh tế, phương pháp so sánh đòi hỏi các chỉ tiêu phải có cùng điều
kiện so sánh để xem xét đánh giá rút ra kết luận về hiện tượng, quá trình kinh tế.
• So sánh số tương đối: là một chỉ tiêu tổng họp biểu hiện bằng số
lần, %... phản ánh tình hình của sự kiện khi số tuyệt đối không thể nói lên được.
yi-yo
Ay = ---------------------- X 100%
Trong đó:


y0: chỉ tiêu năm trước
yi : chỉ tiêu năm sau
Ay : biểu hiện tốc độ tăng trưởng của các chỉ tiêu kinh tế

• So sánh số tuyệt đối: là kết quả của phép trừ giữa trị số của kỳ phân
tích với kỳ gốc của chỉ tiêu kinh tế.
Ày = yi-yo
Trong đó:
yi : chỉ tiêu năm sau
Ay : là phần chênh lệch tăng, giảm của các chỉ tiêu kinh tế.
♦> Sử dụng mô hình định giá lại:
Nôi dung : Đó là việc phân tích các luồng tiền dựa trên nguyên tắc giá
trị ghi sổ nhằm xác định chênh lệch giữa lãi suất thu được từ các khoản mục
thuộc bên tài sản trong bảng cân đối kế toán và lãi suất thanh toán cho vốn huy
động sau một thời gian nhất định.
Một trong những cách phòng chống rủi ro lãi suất là thông qua việc
xác định - kiểm soát khe hở nhạy cảm lãi suất. Khi giá trị tài sản nhạy cảm lãi


GVHD: Nguyễn Thị Hồng Liễu

Trang 12

SVTH: Lâm Ngọc Trúc


×