Tải bản đầy đủ (.doc) (72 trang)

tăng trưởng kinh tế tỉnh hậu giang giai đoạn 2000 2008 từ góc độ phân tích đóng góp của các yếu tố sản xuất

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.26 MB, 72 trang )

TRƯỜNGLỜI
ĐẠICẢM
HỌCTẠ
CẦN THƠ
KHOA KINH TẾ - QUẢN TRỊ KINH DOANH
_________________
Để hoàn thành luận văn tốt nghiệp này, em đã nhận được rất nhiều sự giúp đỡ, động
viên, chỉ dẫn tận tình của quý Thầy Cô. Trước hết, em xin gửi lời cảm ơn chân thành đến
Thầy Võ Thành Danh - giảng viên Khoa Kinh Tế & Quản Trị Kinh Doanh - Thầy đã
hướng dẫn, giúp đỡ em rất nhiều và rất tận tình, tạo điều kiện thuận lợi để em có thể hoàn
thành tốt nhất bài luận văn.
Em xin chân thành cảm ơn quý Thầy, Cô đã giảng dạy em trong suốt 4 năm Đại học.
Nhờ những kiến thức đó cộng với nỗ lực bản thân đã trang bị cho em những kỹ năng
chuyên môn để hoàn thành tốt bài luận văn.
LUÂN VĂN TÓT NGHIÊP
Xin chân thành cảm ơn Cục thống kê• •Hậu Giang đã nhiệt tình giúp đỡ trong việc
cung cấp số liệu cho bài luận văn này.

TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ HẬU GIANG
GIAI ĐOẠN 2000-2008: TỪ GÓC Độ PHÂN
Cần Thơ, ngày 26 tháng 04 năm 2010
TÍCH ĐÓNG GÓP CỦA CÁC

Giảng viên hướng dẫn:

YẾU TỐ SẢN XUẤT
Sinh viên thực hiện:

Cần Thơ, năm 2010

-1-




LỜI CAM ĐOAN

Em cam đoan rằng đề tài này là do chính em thực hiện, các số liệu thu thập và kết
quả phân tích trong đề tài là trung thực, đề tài không trùng với bất kỳ đề tài nghiên cứu
khoa học nào.

Cần Thơ, ngày 26 tháng 04 năm 2010


NHẬN XÉT CỦA GIẢO VIÊN HƯỚNG DẪN

Cần thơ, ngày .... tháng .... năm ...
Giáo viên hướng dẫn
(ký và ghi họ tên)

PGS.TS. VÕ THÀNH DANH
-4-


NHẬN XÉT CỦA GIẢO VIÊN PHẢN BIỆN

Ngày .... tháng .... năm ...
Giáo viên phản biện
(ký và ghi họ tên)

-5-



MỤC LỤC
Trang
Chương 1: CHƯƠNG GIỚI THIỆU.......................................................................................1
1.1................................................................................................................................. ĐẶT
VẤN ĐỀ NGHIÊN cứu...................................................................................................1
1.1.1 .Lý do chọn đề tài...........................................................................................................1
1.1.2. Sự cần thiết của đề tài.................................................................................................1
1.2................................................................................................................................. MỤ
C TIÊU NGHIÊN cứu.....................................................................................................2
1.3................................................................................................................................. PHẠ
M VI NGHIÊN cứu.........................................................................................................2
1.4................................................................................................................................. LƯỢ
C KHẢO TÀI LIỆU........................................................................................................3
Chương 2: PHƯƠNG PHÁP LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN cứu . 5
2.1.....................................................PHƯƠNG PHÁP LUẬN........................................!
.................................................................5
2.1.1............................................................................................ Các khái niệm về tăng
trưởng kinh tế.........................................................................................................................5
2.1.2................................................................................................................................ Quá
trình phát triển của các lý thuyết tăng trưởng kinh tế..............................................................5
2.1.2.1....................................................................................................................... Lý
thuyết tăng trưởng trước Keynes.......................................................................................5
2.1.2.1....................................................................................................................... Lý
thuyết tăng trưởng sau Keynes..........................................................................................6
2.1.3................................................................................................................................ Các
chỉ tiêu đo lường tăng trưởng kinh tế......................................................................................8
2.1.4................................................................................................................................ Các
nhân tố của tăng trưởng kinh tế...............................................................................................9
2.1.5. Ý nghĩa của phân tích tăng trưởng..............................................................................9
2.1.6. Sự khác nhau của TFP và SFP....................................................................................10

2.2................................................................................................................................. PHƯ
ƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU...........................................................................................13
2.2.1................................................................................................................................ Phươ
ng pháp thu thập số liệu...........................................................................................................13
2.2.2................................................................................................................................ Phươ
ng pháp phân tích số liệu.........................................................................................................13
2.2.2.1. Phương pháp thống kê mô tả.............................................................................13
2.2.2.2. Phương pháp so sánh......................................................................................13
2.2.2.2....................................................................................................................... Phươ
ng pháp ước lượng tổng năng suất nhân tố TFP................................................................14
2.2.2.4. Phương pháp hồi qui và tương quan.....................................................................16
2.2.3................................................................................................................................ Số
liệu và các giả định..................................................................................................................18
-6-


4.2.1. Kết quả ước lượng TFP........................... .................................................................46

t quả ước lượng năng suất các yếu tố riêng lẻ.........................................................................55
4.2.3. Mối liên hệ giữa tốc độ tăng TFP, tốc độ tăng năng suất Yốn và năng suất lao động.
..........._..................7.........„....7......7.............................:......................................7.................57
4.3. MỘT SỐ VẤN ĐỀ ĐỐI VỚI TĂNG TRƯỞNG DÀI HẠN CỦA HẬU GIANG...59
4.3.1.vấn đề đầu tư cho hình thành tài sản vốn vật chất của các thành phần kinh tế ...59

4.3.2................................................................................................................................ Vấn
đề về phân bổ nguồn lao động.................................................................................................62
4.3.3. Vấn đề về đầu tư cho giáo dục................................. ..................................................64
4.3.4................................................................................................................................ Vấn
đề hiệu quả trong sử dụng công nghệ và tiến bộ công nghệ....................................................66
4.4........................................................................................................................... NHŨ

NG GIẢI PHÁP NHẰM HƯỚNG ĐẾN MỤC TIEU THÚC ĐẨY TĂNG
TRƯỞNG KINH TẾ CỦA HẬU GIANG TRONG DÀI HẠN................................66
4.4.1................................................................................................................................
về
thu hút và sử dụng vốn đầu tư.................................................................................................66
4.4.2................................................................................................................................ Giải
pháp nâng cao trình độ của lực lượng lao động và thu hút nhân tài........................................67
4.4.3................................................................................................................................ Giải
pháp phát triển tiềm lực khoa học, công nghệ.........................................................................68
CHƯƠNG 5:KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ. ..7.............;..................................................70
5.1................................KẾT LUẬN..................................................................................!
..................................70
5.2.................................................................................................................................KIẾN
NGHỊ...............................................................................................................................71
TÀI LIỆU THAM KHẢO....................................................................................................72
PHÀN PHỤ LỤC................................................................................................................74
PHỤ LỤC 1: Mổ HÌNH TĂNG TRƯỞNG SOLOW........................................................74
PHỤ LỤC 2: CÁCH ĐO LƯỜNG TRỮ LƯỢNG VỐN ................................................78
PHỤ LỤC 3:TỶ PHẦN THU NHẬP CỦA VỐN VÀ LAO ĐỘNG CỦA VỆT NAM
GIÃI ĐÒẠN 1986 - 2008...........7,......................................................................,...'.......80
PHỤ LỤC 4: TÍNH TOÁN TỶ PHẦN THU NHẬP CỦA VỐN VÀ LAO ĐỘNG CỦA

-7-


DANH MỤC BIÊU BẢNG
Trang
Bảng 1: Đóng góp của các nhân tố sản xuất vào tốc độ tăng trưởng của Việt Nam giai
đoạn 1987-2006..........................................................................................................22
Bảng 2: Đóng góp của vốn và lao động và tổng năng suất nhân tố (TFP) vào tốc độ tăng

trưởng GDP của Việt Nam trong 4 giai đoạn............................................................24
Bảng 3: Đóng góp của vốn và lao động và tổng năng suất nhân tố (TFP) vào tốc độ tăng
trưởng GDP của Việt Nam giai đoạn 1986-2004.......................................................25
Bảng 4: Nguồn lực tăng trưởng của Châu Phi và Châu Mỹ Latinh giai đoạn 1960-1996
....................................................................................................................................27
Bảng 5: Tốc độ tăng trưởng TFP của Các nước Đông Á giai đoạn 1966-1996...28
Bảng 6 : Giá trị và tốc độ tăng trưởng của tổng sản phẩm trên địa bàn tỉnh Hậu Giang giai
đoạn 2001 - 2008........................................................................................................30
Bảng 7: vốn đầu tư phát triển toàn xã hội (giá hiện hành) giai đoạn 2001 - 2008 32
Bảng 8: Giá trị sản xuất và tỷ trọng của công nghiệp chế biến so với ngành công nghiệp
của Hậu Giang giai đoạn 2004 - 2008...................................................................37
Bảng 9: Tốc độ tăng trưởng tổng mức bán lẻ hàng hóa và dịch vụ; thương mại và một số
ngành dịch vụ khác giai đoạn 2002 - 2008...............................................................39
Bảng 10: Giá trị gia tăng của thành phần kinh tế ngoài quốc doanh trong nước và thành
phần có vốn đầu tư nước ngoài của Hậu Giang giai đoạn 2001 - 2008....................43
Bảng 11: Đóng góp của vốn và lao động và tổng năng suất nhân tố (TFP) vào tốc độ tăng
trưởng giá trị gia tăng của Hậu Giang giai đoạn 2000 - 2008..................................47
Bảng 12: Đóng góp của vốn và lao động và tổng năng suất nhân tố (TFP) vào tốc độ tăng
trưởng giá trị gia tăng của tỉnh cần Thơ (cũ) và thành phố cần Thơ giai đoạn 2000 - 2007
..................................................................................................................................52
Bảng 13: Năng suất lao động của Hậu Giang giai đoạn 2000-2008.........................55
Bảng 14: Cơ cấu GDP phân theo thành phần kinh tế quốc doanh và thành phần
ngoài quốc doanh trong nước của Hậu Giang giai đoạn 2001 - 2008......................61
Bảng 15: Cơ cấu lao động đang làm việc phân theo ngành kinh tế của Hậu Giang giai
đoạn 2004 - 2008.....................................................................................................62
-8-


Bảng 16: Năng suất lao động xã hội phân theo ngành kinh tế của Hậu Giang giai đoạn
2004-2008.................................................................................................................................63

Bảng 17: Các chỉ tiêu về số học sinh, sinh viên và giáo viên ở các cấp học của Hậu Giang
giai đoạn 2004 - 2008.........................................................................................................65

-9-


DANH MỤC HÌNH
Trang

Hình 1: Tốc độ tăng trưởng tổng sản phẩm của tỉnh Hậu Giang giai đoạn 2001 -2008
31
Hình 2: Tốc độ tăng trưởng giá trị gia tăng của khu vực 1 giai đoạn 2002 - 2008.. 33
Hình 3: Tốc độ tăng trưởng giá trị gia tăng của các ngành nông, lâm nghiệp và ngư
nghiệp của Hậu Giang giai đoạn 2002 - 2008........................................................34
Hình 4: Tỷ trọng của các ngành nông, lâm nghiệp và thủy sản trong tổng giá trị gia tăng
của khu vực 1 giai đoạn 2001 - 2008..........................................................................35
Hình 5: Tốc độ tăng trưởng giá trị gia tăng của khu vực 2 giai đoạn 2002 - 2008.. 36
Hình 6: Tốc độ tăng trưởng giá trị gia tăng của khu vực 3 giai đoạn 2002 - 2008.. 38
Hình 7: Cơ cấu giá trị gia tăng phân theo khu vực kinh tế của tỉnh Hậu Giang giai đoạn
2001-2008...................................................................................................................40
Hình 8: Cơ cấu giá trị gia tăng phân theo khu vực lạc hậu và hiện đại của tỉnh Hậu
Giang giai đoạn 2001 - 2008.......................................................................................41
Hình 9: Tốc độ tăng giá trị gia tăng của thành phần kinh tế quốc doanh và thành phần
ngoài quốc doanh của Hậu..........................................................................................Giang
giai đoạn 2002 - 2008

42

Hình 10: Chuyển dịch cơ cấu kinh tế chia theo thành phần kinh tế của Hậu Giang giai
đoạn 2000 - 2008.........................................................................................................44

Hình 11: Tốc độ tăng trưởng của GDP, vốn, lao động và TFP của Hậu Giang giai đoạn
2001-2008...................................................................................................................48
Hình 12: Đóng góp của K, L, TFP vào tốc độ tăng GDP của Hậu Giang giai đoạn 2001
-2008...........................................................................................................................49
Hình 13: Tốc độ tăng năng suất lao động của Hậu Giang giai đoạn 2001-2008....56
Hình 14: Tốc độ tăng năng suất vốn của Hậu Giang giai đoạn 2001-2008...........57
Hình 15: Biểu diễn tốc độ tăng/giảm của TFP, năng suất lao động và năng suất vốn.. 58
Hình 16: Cơ cấu vốn đầu tư phát triển phân theo thành phần kinh tế của Hậu Giang giai
- 10-


DANH SÁCH CÁC TỪ VIẾT TẮT

Tiếng Việt
XHCN
GD-ĐT

Xã hội chủ nghĩa
Giáo dục - đào tạo
Nhà xuất bản

NXB
ĐBSCL

Đồng bằng Sông Cửu Long
Thành phố

TP
Gross domestic product
Tiếng Anh


(Tổng sản phẩm quốc nội)

GDP

Production-possibility ữontier
(Đường giới hạn khả năng sản xuất)

PPF

Gross national product
(Tổng sản phẩm quốc dân)

GNP
Forigen dũect investment
(Vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài)
FDI

Total íactor productivity
(Tổng năng suất các nhân tố)
Reasearch and development

- 11 -


TÓM TẮT
Tăng trưởng kinh tế là một trong những thước đo quan trọng về thu nhập và là điều
kiện cần thiết để có thể đạt được sự phồn thịnh trong tương lai. Vì vậy, bên cạnh mục tiêu
tăng trưởng hằng năm thì việc duy trì tốc độ tăng trưởng cao và bền vững luôn là mục tiêu
hàng đầu trong việc thực hiện các chính sách kinh tế. Nghiên cứu này đưa ra một số phân

tích về tăng trưởng kinh tế của Hậu Giang từ góc độ đóng góp của các yếu tố sản xuất
thông qua phương trình kế toán tăng trưởng để có cái nhìn chính xác hơn về những nguồn
lực chính (nguồn vốn vật chất, nguồn lao động hay yếu tố tổng năng suất nhân tố_TFP)
giúp cho Hậu Giang đạt tốc độ tăng trưởng tương đối cao trong thời gian qua. Nghiên cứu
cho thấy yếu tố tổng năng suất nhân tố_TFP (yếu tố chính đảm bảo tăng trưởng dài hạn
của nền kinh tế) chỉ thật sự đóng góp đáng kể vào tăng trưởng kinh tế của Hậu Giang ở
giai đoạn 2007-2008. Điều này hàm ý những chính sách họp lý trong thu hút, giải phóng
nguồn lực xã hội đóng góp cho tăng trưởng kinh tế của vùng đã được cải thiện trong vài
năm trở lại đây. Tuy nhiên tăng trưởng kinh tế của Hậu Giang nhìn chung vẫn dựa chủ
yếu vào tăng yếu tố đầu vào, đặc biệt là vốn đầu tư. Thông qua nghiên cứu này, tác giả
cũng đưa ra những kiến nghị nhằm đảm bảo mục tiêu tăng trưởng dài hạn của Hậu Giang.

- 12-


CHƯƠNG 1
GIỚI THIỆU

1.1.

ĐẶT VẤN ĐÈ NGHIÊN cứu.

1.1.1. Lý do chọn đề tài.
Sau năm 1986, công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa của nước ta đã đạt được
những thắng lợi đáng kể, biểu hiện rõ nhất thành công đó là tốc độ tăng trưởng kinh tế
(GDP) đạt bình quân trên 7% giai đoạn 1990-2008. Tuy chưa phải là vùng kinh tế trọng
điểm của cả nước nhưng Đồng Bằng Sông Cửu Long được xem là cái noi trong sản xuất
nông nghiệp của nước ta, đóng góp khá lớn vào tăng trưởng kinh tế Việt Nam.
Hậu Giang với vị trí ở trung tâm của Đồng bằng Sông Cửu Long, từ xa xưa vùng
đất này đã là một trong những trung tâm lúa gạo của miền Tây Nam Bộ. Từ sau khi tách

khỏi tỉnh Cần Thơ cũ (hiện nay là thành phố cần Thơ và tỉnh Hậu Giang), Hậu Giang đã
có những bước phát triển rất đáng ghi nhận, tốc độ tăng trưởng đạt bình quân trên 11%
giai đoạn 2003-2008, năm sau cao hơn năm trước và đạt cao nhất năm 2008 với 13,07%.
Tăng trưởng kinh tế cao có ý nghĩa to lớn trong việc nâng cao thu nhập, cải thiện
đời sống người dân, và đặc biệt đối với một tỉnh nghèo như Hậu Giang thì tăng trưởng
kinh tế càng có ý nghĩa hơn trong việc xóa đói giảm nghèo, tạo tiền đề cho sự phát triển
trong tương lai. Tuy nhiên hiện có rất ít nghiên cứu về những đóng góp của các nguồn lực
sản xuất đến sự tăng trưởng kinh tế của Hậu Giang. Vì thế tôi đã chọn đề tài “Tăng
trưởng kinh tế tỉnh Hậu Giang giai đoạn 2000-2008: Từ góc độ phân tích đóng góp của
các yếu tổ sản xuất” nhằm bốc tách những ảnh hưởng khác nhau của các yếu tố sản xuất
đến tăng trưởng kinh tế cũng như để có cái nhìn rõ ràng hơn về chất lượng tăng trưởng
của tỉnh Hậu Giang.

1.1.2. Sư cần thiết của đề tài.
- 13-


trong dài hạn. Một số nhà kinh tế lại cho rằng chúng ta cần phải vừa chú trọng tích lũy các
yếu tố sản xuất, vừa chú trọng đến vấn đề cải tiến trình độ công nghệ, trình độ quản
lý...nhằm khai thác hiệu quả hơn nữa nguồn lực xã hội.
Trong hoàn cảnh có nhiều quan điểm khác nhau như thế, việc lựa chọn các giải
pháp chính sách cho mục tiêu tăng trưởng cần phải được cân nhắc kỹ càng. Đối với một
tỉnh mới thành lập như Hậu Giang thì những giải pháp đưa ra lại càng phải phù họp hơn
để có thể sử dụng các nguồn lực thu hút được với hiệu quả tối đa nhằm thúc đẩy ki nh tế
của vùng phát triển đúng hướng, góp phần vào công cuộc xóa đói giảm nghèo cũng như
cải thiện đời sống của người dân trong tỉnh nói riêng và cả nước nói chung. Vì vậy việc
phân tích đóng góp của các yếu tố sản xuất đến tăng trưởng kinh tế của tỉnh Hậu Giang là
việc làm hết sức ý nghĩa, nhằm gợi ý về mặt chính sách cho những nhà hoạch định tìm ra
phương án tối ưu nhất trong thu hút và sử dụng các nguồn lực nhằm giữ vững thành tích
tăng trưởng trong tương lai.


1.2.

MUC TIÊU NGHIÊN CỨU:

1.2.1. Mục tiêu chung: Phân tích ảnh hưởng của các yếu tố sản xuất đến tăng trưởng
kinh tế của tỉnh Hậu Giang, từ đó đưa ra những giải pháp cho mục tiêu tăng trưởng
trong dài hạn của tỉnh này.

1.2.2. Mục tiêu cụ thể:
• Phân tích thực trạng tăng trưởng kinh tế của Hậu Giang trong giai đoạn 2000-2008.
• Phân tích đóng góp của các yếu tố sản xuất (vốn, lao động, tổng năng suất nhân tố
- TFP) cho tăng trưởng kinh tế của tỉnh Hậu Giang.

• Đưa ra các giải pháp nhằm đảm bảo mục tiêu tăng trưởng trong dài hạn.

- 14-


Giói hạn nội dung: Có rất nhiều yếu tố tác động đến tăng trưởng kinh tế, trong đó
được chia thành 2 nhóm yếu tố chính: Thứ nhất, nhóm yếu tố kinh tế gồm Yốn đầu tư,
nguồn lao động, nguồn tài nguyên, công nghệ. Thứ hai, nhóm yếu tố phi kinh tế gồm thể
chế chính trị và đường lối phát triển kinh tế xã hội, đặc điểm dân tộc, đặc điểm tôn giáo.
Trong thực tế, việc đo lường đóng góp của nhóm yếu tố phi kinh tế vào tăng trưởng kinh
tế là rất khó, thể hiện ở việc lựa chọn các chỉ tiêu đo lường và phưoug pháp đo lường
chúng. Do đó bài viết chỉ tập trung phân tích đóng góp của nhóm nhân tố kinh tế mà cụ
thể là vốn, lao động và công nghệ vào tăng trưởng kinh tế của tỉnh Hậu Giang thông qua
phưong trình kế toán tăng trưởng.

1.4.


LƯƠC KHẢO TÀI LIÊU.
••

1. Cù Chí Lợi (2008), “Chất lượng tăng trưởng kinh tế Việt Nam”, tạp chí nghiên cứu
kinh tế Việt Nam (số 336), trang 3-9: Nghiên cứu này đã đánh giá chất lượng tăng trưởng
kinh tế Việt Nam giai đoạn 1986-2006 thông qua chỉ số năng suất (TFP) và xác định đóng
góp của từng yếu tố sản xuất (K, L, TFP) vào tăng trưởng kinh tế Việt Nam. Tác giả đã sử
dụng hàm sản xuất Cobb-Douglass để xem xét mối tưoug quan này thông qua mô hình
hồi quy dạng lnYt=Po+alnKt+pinLt+ơt. Nghiên cứu kết luận rằng tăng trưởng kinh tế của
Việt Nam giai đoạn 1987-2006 có đóng góp lớn nhất của yếu tố lao động, kế đến là vốn
và cuối cùng đóng góp thấp nhất là TFP, tuy nhiên TFP cũng đã cải thiện đóng góp của
mình trong giai đoạn 2001-2006 so với các giai đoạn trước đó.

2. Tran Tho Dat (2005), “Sources of Viet Nam economic’s growth 1986 - 2004”,
National economics university: Không giống cách tiếp cận hồi quy trong nghiên cứu của
Cù Chí Lợi, Trần Thọ Đạt sử dụng phưoug pháp hạch toán tăng trưởng để tính toán đóng
góp của các nhân tố sản xuất đối với tăng trưởng kinh tế Việt Nam giai đoạn 1986-2007.
Cụ thể thay vì tính toán tỷ phần đóng góp của vốn và lao động thông qua hồi quy tăng
trưởng cho dãy số liệu GDP, vốn, lao động qua các năm như nghiên cứu Cù Chí Lợi thì
- 15-


3. Lê Xuân Bá, Nguyễn Thị Tuệ Anh ( 2006). Tăng trưởng kinh tế Việt Nam 15 năm
( 1991 - 2005): từ góc độ phân tích đóng góp của các nhân tổ sản xuất, NXB Khoa học
và kỹ thuật, Hà Nội: Trong tài liệu này tác giả đã phân tích đóng góp của các nhân tố sản
xuất đến tăng trưởng kinh tế của Việt Nam bằng cách ước lượng hàm sản xuất CobbDouglass với độ co giãn thay thế bằng 1 bằng phưomg pháp hồi quy. Sau đó tác giả đã
thay thế hàm sản xuất Cobb-douglass bằng hàm sản xuất CES với độ co giãn thay thế bất
biến. Ngoài ra nghiên cứu này thay vì chỉ sử dụng các yếu tố vốn, lao động để phân tích
tăng trưởng như những nghiên cứu trước đó thì đã đo lường luôn cả yếu tố con người

thông qua các chỉ tiêu như phần trăm dân số trong độ tuổi từ 15-19 đang học phổ thông cơ
sở và phổ thông trung học, tỷ lệ học sinh nhập học đúng độ tuổi. Kết quả nghiên cứu cho
thấy vốn con người có đóng góp lớn nhất đến tăng trưởng kinh tế Việt Nam giai đoạn
1990-2006, kế đến là đóng góp của vốn vật chất và số lượng lao động.

4. Nguyễn Xuân Thành (năm 2003), “Kỉnh tế phát triển ở Đông Ả và Đồng Nam Ả”,
chương trình giảng dạy kinh tế íullbright. Nghiên cứu này cũng đo lường tăng trưởng
kinh tế Việt Nam giai đoạn 1986-2000 thông qua các yếu tố sản xuất, nhưng tác giả đo
lường yếu tố vốn (K) trong hàm Cobb-Douglass là trữ lượng vốn trong nền kinh tế bằng
phương pháp tồn kho thường xuyên. Kết quả cho thấy trong giai đoạn 1986-1990 TFP
không có đóng góp vào tăng trưởng kinh tế khi tốc độ tăng của yếu tố này là âm, giai
đoạn 1991-1995 TFP đã cải thiện đóng góp của mình vào tăng trưởng GDP với tốc độ
tăng TFP là 2,74%, nhưng đến giai đoạn 1995-2000 thì tốc độ này chỉ còn 0,48%. Từ kết
quả trên, tác giả đề xuất rằng Việt Nam cần thay đổi mô thức tăng trưởng kinh tế, tập
trung vào chất lượng tăng trưởng, tức tăng dần sự đóng góp của yếu tố TFP thay vì tăng
trưởng dựa chủ yếu vào tăng vốn đầu tư như hiện nay.

- 16-


CHƯƠNG 2

PHƯƠNG PHÁP LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN cứu

2.1.

PHƯƠNG PHÁP LUẬN.

2.1.1. Các khái niệm về tăng trưởng kinh tế.
Trong kinh tế học có nhiều định nghĩa khác nhau về tăng trưởng kinh tế:


• Tăng trưởng kinh tế là sự mở rộng GDP tiềm năng của một quốc gia, nó biểu hiện
bằng việc đường giới hạn khả năng sản xuất (PPF) dịch chuyển ra phía ngoài (Paul
Samuelson).

• Tăng trưởng kinh tế là sự gia tăng một cách bền vững của sản lượng bình quân đầu
người hay sản lượng trên mỗi lao động (Simon Kuznets).

• Tăng trưởng kinh tế xảy ra nếu sản lượng tăng nhanh hơn dân số (Douglass c.
North và Robert Paul Thomas). Hay:

• Tăng trưởng kinh tế là sự gia tăng của tổng sản phẩm quốc nội (GDP) hoặc tổng
sản lượng quốc gia (GNP) hoặc quy mô sản lượng quốc gia tính bình quân trên đầu người
(PCI) trong một thời gian nhất định.

- 17-


tăng trưởng kinh tế có tính lợi suất tăng dần theo quy mô, nhà nước không nên can thiệp
vào thị trường mà hãy để cho “bàn tay vô hình” của thị trường điều tiết.
Thomas Robert Malthus (1776 - 1834): Là một nhà kinh tế học người Anh. Ông đã
đóng góp vào lý thuyết tăng trưởng kinh tế khi đưa ra đặc tính lợi tức giảm dần của đầu ra
theo đất đai. Theo ông, đất đai, lao động, vốn là những yếu tố cơ bản tạo nên tăng trưởng
kinh tế. Tuy nhiên, đất đai có đặc tính không đổi về cung, nhưng có thể thay đổi về chất
lượng. Cùng với quá trình tăng trưởng kinh tế, sẽ cần nhiều đất đai hơn để canh tác,
nhưng người ta không thể tạo thêm đất đai mới để canh tác, do đó đất đai chính là giới
hạn của tăng trưởng.
David Ricardo (1772-1823): Là một nhà kinh tế học người Anh. Ông cho rằng tiết
kiệm và tích lũy vốn là nhân tố quyết định tăng trưởng của một quốc gia nhưng do khan
hiếm nguồn lực nên sản lượng đầu ra có lợi suất giảm dần. Theo ông, để giải quyết tình

trạng này cần phải chuyên môn hóa, đẩy mạnh trao đổi thương mại thông qua xuất khẩu
hàng hóa công nghiệp để mua lương thực, thực phẩm rẻ từ bên ngoài, được thể hiện qua
thuyết lợi thế so sánh của ông. Ricardo cho rằng giá cả và tiền công có tính linh hoạt nên
có khả năng tự điều tiết. Do đó, theo ông chính sách của chính phủ là không quan trọng,
thậm chí còn hạn chế khả năng tăng trưởng kinh tế.
Karl Marx (1818 - 1883): Là nhà kinh tế học người Đức. Ông đóng góp lớn vào lý
thuyết tăng trưởng kinh tế với công trình nổi tiếng “tư bản”. Theo ông, nguồn lực của tăng
trưởng kinh tế là sự tích lũy tư bản, trong đó các yếu tố tác động đến quá trình này là đất
đai, lao động, vốn và tiến bộ kỹ thuật. Nguồn gốc của tích lũy tư bản là giá trị thặng dư
do lao động làm thuê tạo ra. Ông chia xã hội thành hai lĩnh vực sản xuất đó là vật chất và
phi vật chất. Theo ông chỉ có lĩnh vực sản xuất vật chất mới sáng tạo ra sản phẩm xã hội.
Mô hình của Marx dẫn tới kết quả là tỷ lệ lợi nhuận có xu hướng giảm dần cùng với quá
trình đầu tư tích lũy vốn. Khi thu được giá trị thặng dư nhà tư bản sẽ dùng giá trị thặng dư
này để đầu tư mở rộng sản xuất dẫn đến tăng trưởng kinh tế.

2.I.2.I. Lý thuyết tăng trưởng sau Keynes.
- 18-


giới về vai trò của chính phủ trong điều hành, thúc đẩy kinh tế phát triển. Lý thuyết của
Keynes được coi là cơ sở của sự ra đời dòng lý thuyết tăng trưởng hiện đại mà mở đầu
dòng lý thuyết này là mô hình Harrod-Domar.
Harrod - Domar: Là hai nhà kinh tế học người Mỹ. Mô hình kinh tế của Harrod Domar đi vào giải thích các yếu tố dẫn đến sản lượng tăng lên từ phía cung, được thể hiện
qua việc giả định hàm sản xuất Leontief có độ co giãn thay thế bằng 0. Harrod - Domar
chỉ ra vai trò của tiết kiệm và tích lũy vốn đối với tăng trưởng và cũng chứng minh trạng
thái cân bằng tăng trưởng. Tuy nhiên, mô hình tăng trưởng này là không bền vững bởi để
duy trì thì các yếu tố vốn và lao động phải được đưa vào sản xuất theo một tỷ lệ không
đổi. Vì vậy sự can thiệp của nhà nước có ý nghĩa đối với quá trình tăng trưởng. Mô hình
này có ý nghĩa cho tăng trưởng ngắn và trung hạn hơn là dài hạn.
Robert Solow (sinh 1956): Là một nhà kinh tế học người Mỹ. Khắc phục những

nhược điểm của mô hình Harrod - Domar, Solow đưa ra một mô hình mới (mô hình tăng
trưởng ngoại sinh) để giải thích bản chất của tăng trưởng kinh tế. Điểm đột phá của mô
hình này là giảm sự cứng nhắc của mô hình Harrod - Domar bằng cách sử dụng hàm sản
xuất tân cổ điển với giả định các nhân tố sản xuất có năng suất biên giảm dần. Trong đó,
giả định tiền công, hệ số vốn, sản lượng có thể thay đổi điều chỉnh về trạng thái cân bằng
và trạng thái này là ổn định. Khi vốn trên một lao động gia tăng, sản lượng trên một lao
động sẽ tăng, sự gia tăng của vốn sẽ tạo ra mức tăng trưởng cao đối với các nước đang
phát triển. Trong dài hạn các nền kinh tế sẽ hội tụ về 1 điểm (điểm dừng), tại đây khi tăng
lượng vốn thì tốc độ tăng trưởng của nền kinh tế sẽ bằng 0. Mô hình này có ý nghĩa lớn
trong việc giải thích tăng trưởng từ đóng góp của các nhân tố sản xuất.
Lý thuyết tăng trưởng nội sinh: Tiêu biểu cho trường phái tăng trưởng nội sinh là
Romer và Lucas. Lý thuyết tăng trưởng nội sinh nhấn mạnh vai trò của tiến bộ công nghệ
đối với tăng trưởng kinh tế, tăng trưởng kinh tế không thể tách rời đổi mới sản phẩm, đổi
mới công nghệ sản xuất...tiến bộ công nghệ được xem là một biến nội sinh trong mô
hình. Mô hình tăng trưởng nội sinh cũng chứng minh mối quan hệ giữa tiến bộ công nghệ
và tăng năng suất lao động cũng như sự cần thiết của yếu tố này đối với tăng trưởng kinh
tế trong dài hạn. Lý thuyết tăng trưởng nội sinh cho rằng có mối quan hệ mật thiết giữa
quá trình đổi mới công nghệ và vốn con người. Đồng thời nhấn mạnh vai trò của nhà
- 19-


nước trong lĩnh vực nghiên cứu khoa học, đổi mới công nghệ và đầu tư vào vốn con
người thông qua giáo dục.

2.1.3. Các chỉ tiêu đo lường tăng trưởng kinh tế cơ bản:
• Tổng sản phẩm quốc nội hay GDP (viết tắt của Gross Domestic Product) là
giá trị tính bằng tiền của tất cả sản phẩm và dịch vụ cuối cùng được sản xuất ra trong
phạm vi một lãnh thổ trong một khoảng thời gian nhất định (thường là một năm) không
phân biệt yếu tố sản xuất thuộc sở hữu của người nước ngoài hay người dân trong nước.
Có 3 cách tính GDP

+ Phương pháp sản xuất: GDP bằng tổng giá trị gia tăng các ngành sản xuất và dịch
vụ trong nước; tức bằng tổng giá trị sản lượng trừ đi chi phí sản xuất đầu vào.
+ Phương pháp phân phối: GDP bằng tiền công cộng với thu nhập hỗn họp, tiền
thuế, khấu hao TSCĐ, lãi vay ngân hàng, các khoản thu nhập khác và lợi nhuận.
+ Phương pháp chi tiêu: GDP bằng tiêu dùng cuối cùng của người dân (C), tiêu dùng
doanh nghiệp (I), tiêu dùng chính phủ (G) và chênh lệch giá trị hàng hoá dịch vụ xuất
nhập khẩu.

• Tổng thu nhập quốc dân (GNP): Là giá trị bằng tiền của tất cả hàng hóa dịch vụ
cuối cùng được sản xuất ra nhờ những yếu tố sản xuất do người dân trong nước sở hữu
không phân biệt yếu tố đó ở đâu (trong nước hay ngoài nước).
GNP = GDP + thu nhập ròng từ nước ngoài
Thu nhập ròng từ nước ngoài gồm tiền công, tiền lương cộng với thu nhập do sở hữu tài
sản (cho thuê tài sản), lợi nhuận đầu tư, lãi tín dụng...

• Một số chỉ tiêu khác như: Sản phẩm quốc nội ròng (NDP), sản phẩm quốc dân
ròng (NNP), thu nhập quốc dân (GNI), thu nhập khả dụng (GDI).
Tuy nhiên các chỉ tiêu này chưa phản ánh đầy đủ ý nghĩa của sự tăng trưởng. Bởi vì

-20-


2.1.4. Các nhân tố là động lực của tăng trưởng kinh tế.
- Vốn đầu tư: Là giá trị những khoản chi phí để bù đắp hao mòn tài sản vật chất và
tăng thêm tài sản vật chất mới.
Vốn đầu tư trong nền kinh tế gồm: vốn đầu tư cho tài sản sản xuất và vốn đầu tư cho
tài sản phi sản xuất.

- Nguồn lao động: Là tổng số những người trong độ tuổi qui định đang tham gia lao
động và những người lao động không có việc làm nhưng đang tích cực tìm việc.

Được biểu hiện ở hai khỉa cạnh:
Sổ lượng lao động: số người trong độ tuổi lao động (trừ một số trường họp đang
tham gia học tập hay không nổ lực tìm việc).
Chất lượng lao động: Được hiểu là trình độ học vấn, chuyên môn nghiệp vụ mà
người lao động tích lũy được qua các kênh giáo dục, đào tạo và tự học.

- Nguồn tài nguyên thiên nhiên: Là một trong những yếu tố sản xuất cổ điển, những
tài nguyên quan trọng nhất là đất đai, khoáng sản, đặc biệt là dầu mỏ, rừng và nguồn
nước. Tài nguyên thiên nhiên có vai trò quan trọng để phát triển kinh tế bởi vì nó là đầu
vào chủ yếu của quá trình sản xuất, tạo ra của cải xã hội.

- Công nghệ: Công nghệ sản xuất cho phép cùng một lượng lao động và tư bản có thể
tạo ra sản lượng cao hom, nghĩa là quá trình sản xuất có hiệu quả hom. Công nghệ phát
triển ngày càng nhanh chóng và ngày nay công nghệ thông tin, công nghệ sinh học, công
nghệ vật liệu mới... có những bước tiến như vũ bão góp phần gia tăng hiệu quả của sản
xuất.

2.1.5. Ý nghĩa của phân tích tăng trưởng kinh tế.
-21-


Việc phân tích tăng trưởng dựa vào các chỉ tiêu vĩ mô, tuy nhiên kết quả của phân tích
tăng trưởng rất có ý nghĩa trong việc xem xét, hoàn thiện các chính sách vi mô. Chẳng
hạn mô hình Solow cho rằng tăng dân số (trong tuổi lao động) ở các nước nghèo chính là
nguyên nhân làm giảm thu nhập đầu người nếu các yếu tố khác không đổi. Tuy nhiên qua
phân tích tăng trưởng sẽ cho ta những kết luận khác nhau đối với các nền kinh tế khác
nhau. Ví dụ phân tích tăng trưởng cho rằng tăng dân số làm giảm năng suất lao động thì
các nhà hoạch định chính sách cần: giảm cung lao động bằng cách xuất khẩu lao động
chẳng hạn và ngược lại.


2.1.6.

Sự khác nhau giữa tổng năng suất nhân tố (TFP-Total factor productivity) và

năng suất nhân tố riêng lẻ (SFP- sỉngle íactor productivity).
Năng suất được định nghĩa là lượng đầu ra trên một đơn vị đầu vào được sử dụng. Có
2 cách đo lường năng suất. Một là cách đo lường dựa trên năng suất riêng lẽ của từng
nhân tố lao động và vốn. Cách thứ 2 là tổng năng suất nhân tố (TFP), tính gộp tổng năng
suất của tất cả các nhân tố.

2.I.6.I. Tổng năng suất nhân tố (TFP).
Một số định nghĩa về TFP:
TFP là quan hệ giữa đầu ra với tổng họp các đầu vào, bao gồm cả các yếu tố không
định lượng được như quản lý, khoa học công nghệ...
Khi hàm sản xuất chỉ có hai nhân tố vốn (K) và lao động (L) theo dạng:
Yt = At.f [Kt, Lt] thì At trong mô hình này chính là TFP.
Hay trong hàm sản xuất Cobb-Douglas Y = AK“ L 1 t h ì A cũng chính là TFP.
TFP phản ánh hiệu quả của các nguồn lực được sử dụng vào sản xuất. Ngoài ra TFP
còn phản ánh hiệu quả do thay đổi công nghệ, trình độ tay nghề của công nhân, trình độ
quản lý, phân bổ nguồn lực...

-22-


TFP thay đổi do một số nguyên nhân chủ yếu sau:

- Học hỏi thông qua làm việc: Thông qua làm việc, người lao động sẽ tích lũy được
kinh nghiệm và học được cách sản xuất hiệu quả hom. Điều này sẽ dẫn đến chất lượng lao
động sẽ được cải thiện để ứng với số lượng nguồn lực như cũ thì doanh nghiệp có thể tạo
ra nhiều sản phẩm hom hay tạo ra các sản phẩm mới...


- Thay đổi công nghệ: Công nghệ mới là một động lực mạnh mẽ trong bất kỳ doanh
nghiệp hay nền kinh tế nào muốn tăng hiệu suất sử dụng nguồn lực của mình. Khi chúng
ta đầu tư vào một qui trình công nghệ hiện đại (với điều kiện qui trình công nghệ này
thích họp với nguồn lực hiện tại) thì với một số lượng lao động tương ứng với công nghệ
cũ sẽ thu được số lượng sản phẩm nhiều hom hay chất lượng sản phẩm cao hom (điều này
lý giải vì sao nhiều doanh nghiệp lại tập trung nhiều vào nghiên cứu và phát triển - R&D
để tạo ra các công nghệ mới hom).

- Phân bổ ỉại nguồn lực: Việc phân bố các nguồn lực một cách họp lý sẽ làm tăng
năng suất biên của nguồn lực được sử dụng mà không cần phải tăng số lượng nhập lượng
đầu vào. Ví dụ khu vực nông nghiệp ở đa số các nền kinh tế kém phát triển vốn tập trung
nhiều lao động nhưng lại thiếu vốn dẫn đến năng suất của khu vực này thấp. Nếu quá
trình phát triển kèm theo đó là sự chuyển dịch mạnh cơ cấu lao động từ khu vực nông
nghiệp sang các ngành công nghiệp, dịch vụ thì với cùng nguồn lực, năng suất chung của
cả nền kinh tế sẽ tăng lên.

- Trình độ quản lý: Khi trình độ quản lý cao hom, có nghĩa là nguồn lực trong một nền
kinh tế sẽ được các nhà quản lý nào phân bổ một cách hiệu quả hom hay những nhà quản
lý có thể tập trung nhiều hom vào R&D cho doanh nghiệp nhằm tạo ra hiệu quả tối ưu
trong việc sử dụng các nguồn lực.
Chỉ tiêu TFP rất quan trọng trong phân tích kinh tế. Sự biến động TFP được Solow sử
dụng đầu tiên nhằm phản ánh sự thay đổi công nghệ và giải thích sự tăng trưởng kinh tế.
Từ đó về sau được các nhà kinh tế sử dụng rộng rãi và trở thành một chỉ tiêu không thể
thiếu trong phân tích kinh tế.

-23-


trị) được tạo ra trong một đom yị thời gian, hay đo bằng lượng thời gian lao động hao phí

để sản xuất ra một đom vị thành phẩm. Năng suất lao động là chỉ tiêu quan trọng nhất thể
hiện tính chất và trình độ tiến bộ của một tổ chức, một đom vị sản xuất, hay của một
phưomg thức sản xuất. Năng suất lao động được quyết định bởi nhiều nhân tố, như trình
độ thành thạo của người lao động, trình độ phát triển khoa học và áp dụng công nghệ, sự
kết họp xã hội của quá trình sản xuất, quy mô và tính hiệu quả của các tư liệu sản xuất,
các điều kiện tự nhiên.
Năng suất lao động của một nền kinh tế là tỷ lệ giữa lượng đầu ra trên đầu vào, trong
đó đầu ra được tính bằng GDP (tổng sản phẩm quốc nội), đầu vào thường được tính bằng:
giờ công lao động, lực lượng lao động và số lượng lao động đang làm việc. Năng suất lao
động là một trong những yếu tố quan trọng tác động tới sức cạnh tranh, phản ánh yếu tố
chất lượng người lao động - yếu tố cốt lõi của sự phát triển trong sự cạnh tranh toàn cầu,
sự phát triển của khoa học công nghệ và nền kinh tế tri thức hiện nay.
Năng suất lao động trong bài được tính dựa trên số lượng lao động:
Giá trị gia tăng (hoặc GDP)
Năng suất lao động =------------------------------------------------Số lượng lao động

2.I.6.2. Năng suất vốn.
Năng suất vốn thể hiện mức độ hiệu quả sử dụng vốn trong tạo ra giá trị gia tăng.
Công thức tỉnh:
Giá trị gia tăng (hoặc GDP)
Năng suất vốn =---------------------------------------------Trữ lượng vốn
Trữ lượng vốn là con số không có sẵn trong niên giám thống kê nên khi tính năng
-24-


xác nữa. Chẳng hạn nhờ đầu tư quá nhiều vào máy móc, còn lao động giữ nguyên về
lượng lẫn chất thì năng suất lao động vẫn tăng. Các nhà kinh tế học gần đây đã cho rằng
năng suất lao động không còn là đại diện tốt cho những phân tích tăng trưởng. Họ có xu
hướng sử dụng TFP thay thế cho năng suất lao động.


2.2.

PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU:

2.2.1. Phương pháp thu thập số liệu: Đề tài sử dụng số liệu thứ cấp từ các nguồn
chính thống như Niên giám thống kê của Cục thống kê Hậu Giang, các Niên giám thống
kê của Việt Nam (phần liên quan đến số liệu kinh tế xã hội của các tỉnh, thành phố) và các
sách báo hay từ các trang web được nêu trong phần tài liệu tham khảo.
Các loại số liệu thứ cấp cần thu thập có thể được liệt kê như sau: giá trị tổng sản
lượng, giá trị tăng thêm, cơ cấu giá trị tăng thêm theo khu vực và theo thành phần kinh tế,
tốc độ tăng trưởng, số lao động trong các lĩnh vực, tốc độ tăng của vốn cố định, lượng vốn
cố định, định hướng phát triển kinh tế - xã hội...của Hậu Giang trong thời gian nghiên
cứu của đề tài.

2.2.2. Phương pháp phân tích số liệu:
2.2.2.1.Phương pháp thống kê mô tả: Thống kê mô tả có thể được định nghĩa như
là các phương pháp có liên quan đến việc thu thập số liệu, tóm tắt, trình bày, tính toán các
đặc trưng khác nhau để phản ánh một cách tổng quát đối tượng nghiên cứu. Trong phần
thống kê mô tả tác giả sử dụng bảng thống kê để trình bày các dữ liệu liên quan một cách
rõ ràng. Kết quả của phương pháp này sẽ cho chúng ta thấy được xu hướng tăng trưởng
và chuyển dịch kinh tế của Hậu Giang theo ngành, theo thành phần kinh tế và cơ cấu kinh
tế của thành phố theo ngành và thành phần kinh tế...

2.2.2.2. Phương pháp so sánh: Là phương pháp được áp dụng một cách rộng rãi
trong tất cả các công đoạn của phân tích kinh tế.
-25-


lên được. Mục đích của phương pháp này là so sánh hai chỉ tiêu cùng loại hay khác nhau
nhưng có liên hệ nhau để đánh giá sự tăng lên hay giảm xuống của một chỉ tiêu nào đó

qua thời gian, hoặc đánh giá mức độ hoàn thành kế hoạch của một doanh nghiệp hay
ngành của một địa phương, một quốc gia. Căn cứ vào nội dung và mục đích phân tích ta
có 5 loại số tương đối như sau:
+ Sổ tương đổi động thái (lần, %): Là kết quả so sánh giữa hai mức độ của cùng một
chỉ tiêu nào đó ở hai thời kỳ hay hai thời điểm khác nhau. Trong hai mức độ đó, mức độ ở
tử số (yl) là mức độ cần nghiên cứu (hay còn gọi là mức độ kỳ báo cáo), và mức độ ở
mẫu số (yO) là mức độ kỳ gốc (hay mức độ dùng làm cơ sở so sánh).
+ Sổ tương đổi kế hoạch (%): Dùng để lập kế hoạch và đánh giá tình hình thực hiện kế
hoạch của doanh nghiệp hay của ngành kinh tế.
+ Sổ tương đối kết cẩu (%): Dùng để xác định tỉ trọng của từng bộ phận cấu thành nên
một tổng thể, chẳng hạn như có bao nhiêu phần tăng trưởng kinh tế là đóng góp của lao
động, vốn, TFP.
+ So tương đối cường độ: Là so sánh hai chỉ tiêu hoàn toàn khác nhau nhưng có liên
hệ nhau, đơn vị tính của số tương đối cường độ là đơn vị kép, nó phụ thuộc vào đơn vị
tính của tử số và mẫu số trong công thức tính.
+ Sổ tương đổi so sánh (lần, %): là xác định tỉ lệ giữa các bộ phận trong tổng thể với
nhau.
2.2.23. Phương pháp ước lượng tổng năng suất nhân tố TFP: Phương pháp sử
dụng để ước lượng tăng trưởng của TFP là phương pháp hạch toán tăng trưởng, phương
pháp này sử dụng hàm sản xuất Cobb-Douglass với giả định là hiệu suất theo quy mô
không đổi.

a. Hàm sản xuất Cobb-Dougỉass và hiệu suất theo quy mô.
Trong hoạt động của một nền kinh tế có ba yếu tố quan trọng đảm bảo cho sự phát
triển: lao động sống (L); công cụ máy móc và nguyên nhiên vật liệu (vốn, K); trình độ
khoa học kỹ thuật, trình độ quản lý.. .(các yếu tố tổng họp, A).
-26-



×