Tải bản đầy đủ (.pdf) (17 trang)

HƯỚNG DẪN HỌC SINH GIẢI DẠNG BÀI TẬP PHÂN TÍCH

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (393.92 KB, 17 trang )

PHÒNG GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO BÌNH XUYÊN
TRƢỜNG THCS LÝ TỰ TRỌNG

CHUYÊN ĐỀ BỒI DƢỠNG HSG
HƢỚNG DẪN HỌC SINH GIẢI DẠNG BÀI TẬP PHÂN TÍCH

Môn: Địa lý
Người thực hiện: Phạm Thị Hồng
Điện thoại: 01665 508 983
Email:

Bình Xuyên, năm 2016
1


I. ĐỐI TƢỢNG HỌC SINH BỒI DƢỠNG.
-.Học sinh giỏi lớp 9
II. DỰ KIẾN SỐ TIẾT BỒI DƢỠNG
- 9 tiết.
III. MỘT SỐ KIẾN THỨC SỬ DỤNG TRONG CHUYÊN ĐỀ
- Địa lý dân cư
- Địa lý các ngành kinh tế
- Địa lý các vùng kinh tế
- Địa lý tự nhiên Viêt Nam I
- Địa lý tự nhiên Việt Mam II
- Địa lý tự nhiên Việt Mam III
IV. PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU.
- Để thực hiện chuyên đề này tôi đã tiến hành nghiên cứu bằng một số
phương pháp sau.
- Sử dụng phương pháp tìm hiểu kiến thức qua tư liệu, sách báo, tạp chí…
- Thống kê các nội dung chuyên đề.


- Phương pháp sử dụng đồ dùng trực quan.
- Đọc, tìm hiểu nội dung kiến thức.
- Phương pháp khảo sát, thống kê và kỹ năng thực hành.
Để áp dụng các đối tượng như: Giỏi
Khá
Trung bình…
Để vừa bồi dưỡng được học sinh giỏi nhưng vẫn đảm bảo được kiến thức
cho học sinh trung bình và yếu.
Ví dụ: Khi dạy chuyên đề “Dân số và gia tăng dân số”.
Giáo viên sử dụng phương pháp so sánh trực quan vấn đáp giúp học sinh
biết cách lập biểu đồ, thể hiện sự gia tăng dân số và tình hình tăng dân số tự
nhiên của Việt Nam, từ đó giúp các em liên hệ với dân số ở địa phương và đưa
2


ra các giải pháp hạn chế sự gia tăng dân số ở địa phương mình… Vậy giúp học
sinh, phải tự nhận xét các tỷ lệ gia tăng dân số từ kênh chữ, kênh hình đặc biệt
qua biểu đồ thể hiện sự gia tăng dân số của Việt Nam. Thấy được hậu quả của sự
gia tăng đó đối với sự phát triển kinh tế - xã hội – môi trường.
- Khi tiến hành dạy mỗi bài, mỗi trương cần có câu hỏi quan sát và giáo
viên kiểm tra yêu cầu phải kiểm tra được kiến thức, kỹ năng qua cách mức độ
nhận thức. Nhận biết – thông hiểu – vận dụng.
Ví dụ: Tại sao dân số tăng lại ảnh hƣởng lớn đến nền kinh tế quốc
dân?
Ngoài bước dạy học trên lớp cần tiến hành bồi dưỡng học sinh giỏi ngoài
giờ. Bản thân tôi thấy trên lớp và thời gian có hạn (Chỉ có 45 phút). Vậy học
sinh chỉ đủ để tiếp thu những kiến thức cơ bản vậy ngoài giờ trên lớp giáo viên
dành thời gian hướng dẫn thêm giúp học sinh giỏi nắm một số kiến thức nâng
cao.
Cần sưu tầm thêm sách báo, các tài liệu có liên quan đến nền kinh tế hiện

nay, liên quan đến môn học để cập nhật thông tin chi tiết đầy đủ nhất như:
+ Ôn tập theo chuyên đề kiến thức Địa lý (Nguyễn Đức Minh).
+ Địa lý đại cương tập 1 + Tập 2 (Giáo sư Phó Tiến sỹ: Nguyễn Vi Dân).
+ Địa lý Đông Nam Á

(Phan Huy Xu).

+ Át lát địa lý Việt Nam

(Nhà xuất bản giáo dục).

+ Các lược đồ về ngành – Nông nghiệp, công nghiệp, GTVT.
V. NỘI DUNG CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU.
Có nhiều phương pháp nghiên cứu song phương pháp nào đi đến đích
nhanh nhất có hiệu quả nhất thì đó là phương pháp tối ưu nhất. Nội dung
phương pháp nghiên cứu của đề tài này đi sâu vào kinh nghiệm về bồi dưỡng
học sinh giỏi, đó là sử dụng nhiều phương pháp nghiên cứu: mô tả, chứng minh,
giải thích….vận dụng vào từng bài, từng chuyên đề cụ thể để tiến hành bồi
dưỡng nhằm tạo kết quả khả thi trong công tác bồi dưỡng học sinh giỏi…
1. Phân loại.
- Nội dung chương trình địa lí lớp 9 bao gồm hệ thống kiến thức cơ bản
về KT – XH Việt Nam, những ván đề về dân cư, phát triển kinh tế theo ngành
3


cũng như theo lãnh thổ. Gần như bất cứ vấn đề nào cũng có thể đặt được câu hỏi
dưới dạng giải thích. Tuy nhiên, qua nhiều năm nghiên cứu, tìm hiểu các đề thi
HSG, các năm, các cấp của Huyện, Tỉnh Vĩnh Phúc cũng như các tỉnh khác
trong cả nước, có thể chia các câu hỏi thuộc dạng giải thích thành các loại sau:
- Giải thích dựa vào điều kiện.

- Giải thích dựa vào vai trò.
- Giải thích dựa vào khái niệm.
- Giải thích dạng không có mẫu: Tổng hợp, vai trò, hiện trạng, ý nghĩa.
2. Hƣớng dẫn cách giải.
- Nhận dạng:
Dựa vào yêu cầu câu hỏi có các cụm từ “Tại sao”; “Vì sao”; “Nguyên
nhân”.
2.1. Dạng giải thích trả lời dựa vào điều kiện.
VD1: Tại sao ĐBSCL là vựa lúa lớn nhất nước ta => Giải thích dựa vào
điều kiện sản xuất lương thực.
VD2: Tại sao dân cư nước ta => Giải thích dựa vào các nhân tố ảnh
hưởng đến phân bố dân cư :
- ĐKTN.
- ĐK KT – XH.
VD3: Tại sao ngành thủy sản nước ta phát triển mạnh mẽ trong những
năm gần đây.
* Cách giải:
Ví dụ 1: Tại sao ĐBSCL là vựa lúa lớn nhất cả nƣớc ?
- ĐBSCL có nhiều điều kiện thuận lợi để trở thành vựa lúa lớn nhất cả nước.
- ĐKTN:

+ Địa hình bằng phẳng.
+ Đất phù sa màu mỡ, đa dạng.

=> Phát triển trồng lúa với quy mô lớn và có điều kiện cơ giới hóa trong
sản xuất.
+ Khí hậu nhiệt đới gió mùa, điều hòa ổn định => Phù hợp với điều kiện
sinh thái của cây lúa nước => Phát triển được nhiều vụ trong năm.
4



+ Nguồn nước phong phú được cung cấp bởi 2 con sông lớn đó là Sông
Tiền và Sông Hậu.
- Điều kiện kinh tế xã hội.
+ Dân cư đông, nguồn lao động, dồi dào, đặc biệt là lao động ở đây có
kinh nghiệm với sản xuất nông nghiệp hàng hóa.
+ Cơ sở vật chất và cơ sở hạ tầng ngày càng hoàn thiện, cơ giới hóa trong
sản xuất, phát triển thủy lợi và các dịch vụ trong trồng trọt như giống, vật tư,
phân bón, thuốc trừ sâu… và đặc biệt trú trọng phát triển ngành công nghiệp chế
biến.
+ Nhà nước có nhiều chính sách ưu đãi và khuyến khích nhân dân phát
triển sản xuất.
+ Thị trường trong và ngoài nước ngày càng mở rộng và phát triển.
Ví dụ 2: Các nhân tố ảnh hƣởng đến sự phân bố dân cƣ của nƣớc ta.
- Điều kiện tự nhiên: Địa hình, đất, khí hậu, nguồn nước, khoáng sản.
- Trình độ phát triển kinh tế.
- Tính chất nền kinh tế.
- Lịch sử khai thác lãnh thổ.
- Chuyển cư.
Ví dụ 3: Các nhân tố ảnh hƣởng đến ngành thủy sản của nƣớc ta.
* Điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên.
- Điều kiện đánh bắt hải sản.
+ Vùng biển: Diện tích, chiều dài.
+ Nguồn lợi hải sản:
 Chủng loại phong phú.
 Trữ lượng…
 Phân bố…
- Điều kiện nuôi trồng hải sản.
+ Diện tích mặt nước nuôi trồng thủy sản…


5


+ Địa hình, đường bờ biển, nhiều đầm phá cồn cát, vũng vịnh.
- Khí hậu: Ảnh hưởng lớn đến cả hoạt động khai thác và nuôi trồng.
* Điều kiện kinh tế xã hội.
- Dân cư, lao động.
- Cơ sở vật chất (phát triển đánh bắt, ngư cụ, dịch vụ hậu cần cảng cá, cơ
sở chế biến).
- Với thị trường.
- Đường lối chính sách nhà nước.
Ví dụ 4: Tại sao vùng Tây Nguyên có thể trở thành vùng chuyên canh
cây công nghiệp lớn thứ 2 ở nƣớc ta => Điều kiện phát triển cây công
nghiệp ở Tây Nguyên.
a. Khái quát:
- Gồm: Kom Tum, Gia Lai, Đắk Lắk, Lâm Đồng, Đắk Nông.
- Là vùng chuyên canh cây công nghiệp lớn.
b. Điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên.
Thuận lợi:
- Đất đai:
+ Đất đỏ bazan màu mỡ, tầng đất dày, tơi xốp.
+ Diện tích lớn (1,8 triệu ha).
+ Mặt bằng rộng lớn => Thuận lợi để thành lập nông trường, vùng chuyên
canh lớn.
- Khí hậu:
+ Khí hậu cận xích đạo.
+ Nhiệt độ trung bình 250C – Tổng nhiệt độ hoạt động năm 95000C.
+ Mùa mưa: Lượng mưa trung bình 1600 – 200mm/ năm => Cung cấp
nước cho cây trồng.
+ Mùa khô kéo dài (tháng 11 -> tháng 4): Thuận lợi phơi sấy và bảo quản

nông phẩm.

6


+ Khí hậu phân hóa theo đai cao:
< 1000 m: Cây công nghiệp nhiệt đới.
> 1000 m: Cây công nghiệp
+ Tài nguyên nước: Một số sông tương đối lớn, có giá trị về thủy lợi, đặc
biệt sông Xrê pook.
Khó khăn:
- Mùa khô: Nước mặt và nước ngầm tụt giảm => Thiếu nước.
- Mùa mưa: Đất dễ bị xói mòn.
c. Các vùng chuyên cà phê:
- Cà phê là cây công nghiệp quan trọng số một ở Tây Nguyên. Chiếm 4/5
diện tích trồng cà phê cả nước (290.000 ha). Nổi tiếng là cà phê Buôn Ma Thuột.
d. Các biện pháp ổn định và phát triển cây cà phê ở Tây Nguyên.
- Về lao động.
+ Thu hút lao động vùng khác đến, nhất là lao động có trình độ.
+ Tạo ra tập quán sản xuất mới cho nguồn lao động tại chỗ.
+ Hạn chế di dân tự do.
- Về đầu tư.
+ Thu hút đầu tư trong nước và nước ngoài.
+ Đầu tư cơ sở vật chất kỹ thuật: Chế biến, xây hồ chứa nước tưới, giống
mới năng suất cao, bảo vệ rừng, nâng cao giá trị sản phẩm cho xuất khẩu.
- Về quản lý.
+Phát triển mô hình kinh tế trang trại, kinh tế vườn, nông trường.
+ Đảm bảo lương thực.
+ Ban hành các chính sách thích hợp để kích thích sản xuất cây công
nghiệp (trợ vốn, giao đất khoán sản phẩm).

2.2. Giải thích dựa vào vai trò.

7


Ví dụ 1: Tạo sao trong những năm gần đây tỉ trọng khu vực Nông –
Lâm Ngƣ nghiệp có xu hƣớng giảm, những khu vực này vẫn đóng vai trò
quan trọng trong nền kinh tế quốc dân của nƣớc ta ?
Gợi ý trả lời:
- Trong những năm gần đây tuy tỉ trọng của khu vực N – L – N nghiệp có
xu hướng giảm mạnh từ 38,7% (1990) xuống 21% (2005) nhưng giá trị sản xuất
của ngành vẫn liên tục tăng và ngành vẫn đóng vai trò quan trọng trong nền kinh
tế quốc dân.
+ Cung cấp nguyên liệu cho ngành công nghiệp chế biến, sản xuất hàng
tiêu dùng… Thúc đẩy quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.
+ Tạo nguồn hàng xuất khẩu lớn có giá trị, thu ngoại tệ lớn về cho đất
nước.
+ Cho phép khai thác có hiệu quả nhất điều kiện phát triển nông lâm, ngư
nghiệp ở nước ta.
+ Giải quyết việc làm nâng cao thu nhập cho người dân.
+ Định canh, định cư, ổn định đời sống cho đồng bào dân tộc ít người.
+ Phát triển lâm nghiệp và nông nghiệp xanh giúp cân bằng sinh thái và
bảo vệ môi trường.
Ví dụ 2: Tại sao đảm bảo an ninh lƣơng thực là cơ sở đa dạng hóa
nông nghiệp nƣớc ta.
Gợi ý trả lời:
- Sản xuất lương thực góp phần cung cấp lương thực cho bữa ăn hàng
ngày của hơn 80 triệu người dân ở nước ta. Từ đó góp phần ổn định đời sống đa
dạng hóa các hoạt động sản xuất khác.
- Đảm bảo an ninh lương thực tạo ra nguồn thức ăn dư thừa cung cấp cho

chăn nuôi, từ đó góp phần đưa chăn nuôi trở thành ngành kinh tế chính.
- Giúp cho người dân yên tâm sản xuất, tạo điều kiện cho việc hình thành
các vùng chuyên canh cây công nghiệp.
=> Như vậy đảm bảo an ninh lương thực là cơ sở để phát triển chăn nuôi
cây công nghiệp, thủy sản (tức là đa dạng hóa nông nghiệp).

8


Ví dụ 3: Tại sao tài nguyên du lịch là một trong những nhân tố hàng
đầu đối với phát triển du lịch.
Gợi ý trả lời:
Tài nguyên du lịch: Là tất cả những cảnh quan thiên nhiên, các di tích lịch
sử cách mạng….có giá trị nhằm thỏa mãn nhu cầu con người, là cơ sở để hình
thành các điểm, các trung tâm du lịch.
+ Thu hút khách du lịch.
+ Tác động đến thời gian lưu trú của khách.
+ Tác động đến đối tượng du lịch.
+ Tác động đến chỉ tiêu của khách.
- Là cơ sở để hình thành các điểm, trung tâm du lịch => Phân hóa lãnh thổ
du lịch.
Ví dụ 4: Tại sao trong nền kinh tế thị trƣờng, thƣơng mại lại đóng vai
trò đặc biệt quan trọng.
Gợi ý trả lời:
- Thương mại là khâu nối giữa sản xuất với sản xuất, sản xuất với tiêu
dùng, điều tiết sản xuất, hướng dẫn tiêu dùng.
+ Đối với nhà sản xuất: Thương mại góp phần cung ứng nguyên liệu, vật
liệu cho sản xuất và đưa sản phẩm ra thị trường.
+ Đối với tiêu dùng: Thương mại thỏa mãn nhu cầu tiêu dùng của con
người, đồng thời tạo ra thị hiếu tiêu dùng mới.

- Thương mại bao gồm 2 hoạt động: + Nội thương.
+ Ngoại thương.
+ Nội thương: Góp phần thực hiện trao đổi sản xuất hàng hóa trong nước
từ đó tạo ra một thị trường thống nhất, thúc đẩy phân công lao động theo lãnh
thổ.
+ Ngoại thương: Gắn thị trường trong nước và thị trường thế giới, từ đó
thúc đẩy quá trình hội nhập nền kinh tế xã hội của đất nước.
2.3. Dạng giải thích dựa vào khái niệm.

9


* Khái niệm công nghiệp trọng điểm.
- Là ngành có thế mạnh lâu dài: + Cơ sở nguyên liệu (nhiên liệu).
+ Lao động (số lượng, chất lượng).
+ Thị trường trong và ngoài nước.
+ Đường lối chính sách.
- Đem lại hiệu quả cao về kinh tế, xã hội.

+ Kinh tế:

- Chiếm tỉ trọng cao trong cơ cấu công nghiệp.
- Sản lượng, giá trị…cụ thể của ngành qua các năm.
- Đặc điểm KT, kỹ thuật của ngành phù hợp với điều kiện cụ
thể trong nước.

+ Xã hội:

- Việc làm, nâng cao thu nhập.
- Công nghiệp hóa nông thôn (đối với công nghiệp nhẹ).


- Tác động mạnh mẽ đến các ngành kinh tế khác.
+ Công nghiệp khác nếu có.
+ Nông nghiệp.
+ Dịch vụ.
Ví dụ 1: Tại sao ngành công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng là ngành
công nghiệp trọng điểm ở nƣớc ta.
Gợi ý trả lời:
1. Khái niệm ngành công nghiệp trọng điểm:
Là ngành có thế mạnh lâu dài, mang lại hiệu quả kinh tế cao, có tác động
mạnh mẽ đến sự phát triển của các ngành kinh tế khác.
2. Cơ sở để xác định ngành sản xuất hàng tiêu dùng là ngành công
nghiệp trọng điểm.
- Là ngành có thế mạnh lâu dài.
+ Có nguồn lao động dồi dào: năm 1998 37,4 triệu lao động người lao
động có tay nghề, giá công nhân rẻ.
10


+ Có thị trường tiêu dùng rộng lớn, thị trường trong nước dân số đông,
đời sống ngày càng được nâng cao, nhu cầu tiêu thụ lớn.
+ Thị trường quốc tế rộng lớn và ngày càng thêm thị trường mới.
- Có nguồn nguyên liệu phong phú.
+ Nguyên liệu trong nước phong phú.
+ Nguyên liệu nhập ngoại tương đối dễ dàng trong những năm gần đây.
Đã xây dựng được một số cơ sở vật chất nhất định (các nhà máy, xí
nghiệp) cho việc sản xuất hàng tiêu dùng.
- Công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng mang lại hiệu quả kinh tế cao.
+ Đây là ngành có vốn đầu tư không lớn, thời gian thu hồi vốn nhanh.
+ Tận dụng được nguồn lao động có tay nghề và giải quyết việc làm cho

hàng vạn lao động.
- Một số hiệu quả kinh tế cụ thể:
+ Năm 1997: Sản xuất 69.505 tấn sợi, 300 triệu mét vải lụa, 213 triệu bộ
quần áo may sẵn.
+ Hàng tiêu dùng chiếm tỉ trọng nhất định trong tổng giá trị hàng xuất
khẩu.
- Công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng tác động mạnh mẽ đến sự phát
triển của nhiều ngành kinh tế khác.
+ Tạo ra nguồn hàng khá lớn giúp cho ngành ngoại thương phát triển.
+ Tiêu thụ sản phẩm cho một số ngành công nghiệp khác như: Nhựa, sơn,
cao su…
+ Tiêu thụ sản phẩm cho một số ngành nông nghiệp.
* Một số câu hỏi tham khảo:
1. Tại sao ngành công nghiệp năng lượng là ngành công nghiệp trọng
điểm ở nước ta ?
2. Tại sao ngành công nghiệp chế biến lương thực thực phẩm là ngành
công nghiệp trọng điểm ở nước ta ?

11


3. Tại sao ngành công nghiệp điện là ngành công nghiệp trọng điểm ở
nước ta ?
2.4. Dạng giải thích tổng hợp.
a. Câu hỏi tại sao A là vấn đề - Quan trọng…
- Gay gắt…

ở nước ta hiện nay

- Được quan tâm

- Tại sao phải đặt vấn đề B ở nước ta (vùng).
b. Gợi ý trả lời:
- Thông thường dựa vào:
+ Vị trí, vai trò của A hoặc B.
+ Hiện trạng hoặc điều kiện để phát triển A và B.
+ Ý nghĩa:
- Nếu A, B được giải quyết thì ảnh hưởng gì đến lãnh thổ đó.
- Nếu A, B không được giải quyết thì ảnh hưởng gì đến lãnh
thổ đó.
c. Ví dụ.
1. Tại sao dân số là vấn đề đƣợc quan tâm hàng đầu ở nƣớc ta hiện
nay ?
- Con người là một trong những nguồn lực kinh tế xã hội quan trọng nhất
để phát triển kinh tế.
+ Là nguồn lao động để phát triển kinh tế.
+ Là thị trường tiêu thụ các sản phẩm => Thúc đẩy phát triển kinh tế.
- Hiện trạng dân số nước ta:
+ Đông 85,17 triệu người (2003).
+ Gia tăng tự nhiên còn cao 1,43%.
+ Cơ cấu dân số trẻ.
+ Dân cư phân bố không đều và chưa hợp lý.
* Phân bố không đều:
12


- Phân bố dân cư không đồng đều thể hiện ở sự chênh lệch trong phân bố
dân cư giữa đồng bằng và miền núi, giữa thành thị và nông thôn, giữa đồng bằng
phía Bắc và đồng bằng phía Nam, có tác động đến môi trường, tài nguyên và
phân bố các ngành kinh tế.
- Miền núi chiếm 3/4 diện tích cả nước nhưng chỉ chiếm 20% dân số. Đó

là do ở miền núi có điều kiện tự nhiên khó khăn, cơ sở hạ tầng chưa phát triển,
đô thị và công nghiệp còn hạn chế…
- Đồng bằng chỉ chiếm 1/4 diện tích nhưng tập trung 80% dân số. Đồng bằng
Sông Hồng có mật độ dân số cao nhất cả nước (1192 người/ km2 – năm 2003).
- Đồng bằng Sông Cửu Long mới khai thác khoảng 300 năm trở lại đây
nên mặc dù là vùng trọng điểm lương thực lớn nhất nước nhưng mật độ dân số
chỉ khoảng 400 người/ km2 (= 1/3 so với Đồng bằng Sông Hồng).
- Sự phân bố dân cư không đều giữa nông thôn và thành thị: Hiện nay có
khoảng 76,5% dân số ở nông thôn và 23,5% dân số ở thành thị.
* Phân bố chưa hợp lí.
- Miền núi, trung du có nhiều tài nguyên (nhất là rừng), khoáng sản nhưng
dân cư thưa thớt, thiếu lao động kỹ thuật. Đây là hạn chế lớn cho sự phát triển
kinh tế - xã hội nói chung và phân bố các ngành kinh tế nói riêng, đồng thời gây
khó khăn cho việc khai thác tài nguyên.
- Ở vùng đồng bằng, thành phố, dân cư tập trung đông, có nguồn lao động
dồi dào, thị trường rộng lớn. Tuy nhiên, dân số và nguồn lao động tăng nhanh
tạo sức ép đến môi trường, các vấn đề kinh tế - xã hội, nhất là vấn đề việc làm.
- Hiện trạng dân số như trên mang lại sức ép lớn về kinh tế - xã hội và
môi trường.
2. Tại sao phải sử dụng hợp lí và bảo vệ tài nguyên rừng ở nƣớc ta ?
* Vì rừng có vai trò quan trọng với môi trường sinh thái và kinh tế xã hội.
- Với môi trường sinh thái:

+ Rừng điều hòa khí hậu.
+ Rừng chống xói mòn đất.
+ Rừng điều tiết dòng chảy.
+ Rừng là nơi cư trú của nhiều loài sinh vật.

- Đối với kinh tế xã hội:


+ Cơ sở để phát triển du lịch.
13


+ Cơ sở để phát triển các ngành kinh tế.
- Hiện trạng: Hiện nay tài nguyên rừng nước ta đang bị xuy giảm về cả số
lượng và chất lượng.
+ Từ 1943 – 1983: Tổng diện tích rừng nước ta giảm mạnh từ 14,3 triệu
ha xuống 7,2 triệu ha, trong đó chủ yếu là rừng tự nhiên, giảm từ 14,3 triệu ha
xuống 6,8 triệu ha. Mặc dù rừng trồng đang tăng nhưng không đáng kể. Do đó
độ che phủ rừng giảm mạnh từ 43,0% (1943) xuống 22,0% (1983).
- Sự suy thoái tài nguyên rừng gây hậu quả nghiêm trọng với kinh tế - xã
hội và môi trường hiện nay.
* Môi trƣờng:
+ Làm mất cân bằng sinh thái.
+ Thiên tai thường xuyên xảy ra: lũ lụt, lũ quét, sạt lở đất.
+ Đất bị xói mòn, rửa trôi, chế độ nước sông thất thường.
+ Làm mất đi các nguồn gen quý giá, giảm đa dạng sinh học.
* Kinh tế xã hội.
+ Thiếu nguyên liệu để phục vụ cho các ngành sản xuất.
+ Gây ảnh hưởng lớn đến đời sống của những người dân ở miền núi và
trung du.
3. Tại sao phải đặt vấn đề chuyển dịch cơ cấu kinh tế ở ĐBSH.
- ĐBSH có vai trò quan trọng trong chiến lược phát triển kinh tế cả nước.
- Hiện trạng: Cơ cấu kinh tế của ĐBSH trước đây chưa phù hợp với
đường lối phát triển kinh tế.
4. Vì sao phải thực hiện các giải pháp hạn chế sự gia tăng dân số.
* Hiện nay gia tăng dân số nước ta còn nhanh.
+ Dân số nước ta tăng nhanh đặc biệt từ nửa sau thế kỷ XX đã dẫn đến
hiện tượng bùng nổ dân số (1954 - 1979) dân số tăng từ 2 – 3%.

+ Hiện nay tỉ lệ gia tăng dân số đã giảm và ở mức ổn định 1,32%, nhưng
mỗi năm quy mô dân số nước ta còn tăng thêm khoảng hơn 1 triệu người.

14


+ Việc gia tăng dân số hiện nay còn nhanh dẫn đến nhiều hậu quả nghiêm
trọng, đó là sức ép lớn đến các mặt kinh tế - Xã hội – Môi trường.
- Kinh tế:
+ Kìm hãm tốc độ tăng trưởng kinh tế: Còn theo tính toán cứ dân số tăng
1% thì sản lượng lương thực thực phẩm phải tăng từ 3 – 4%, tốc độ tăng trưởng
kinh tế phải tăng 4% thì mới đáp ứng yêu cầu phát triển.
+ Làm chậm quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế.
+ Vấn đề việc làm là một thách thức lớn đối với nền kinh tế.
+ Ảnh hưởng đến quá trình tích lũy và tiêu dùng của nền kinh tế đến quan
hệ cung cầu.
- Xã hội:
+ Ảnh hưởng đến chất lượng của người dân chậm được cải thiện.
+ Gây sức ép về y tế, văn hóa, giáo dục.
+ GDP bình quân theo đầu người thấp.
+ Tệ nạn xã hội gia tăng.
- Môi trường:
+ Làm cạn kiệt tài nguyên.
+ Gây ô nhiễm môi trường.
+ Không gian cư trú trật hẹp.
=> Việc thực hiện các giải pháp hạn chế sự gia tăng dân số có vai trò vô
cùng to lớn.
+ Thúc đẩy nền kinh tế phát triển.
+ Giải quyết việc làm, nâng cao thu nhập cho người dân.
+ Bảo vệ môi trường, tránh sự ô nhiễm môi trường.

V. KẾT QUẢ THỰC HIỆN.
- Về phía giáo viên:
Chuyên đề giúp giáo viên có những kiến thức cơ bản về phương pháp bồi
dưỡng học sinh giỏi, nhằm phục vụ tư liệu giảng dạy cho giáo viên bộ môn, cho

15


đồng nghiệp là cơ sở trao đổi kinh nghiệm về phương pháp bồi dưỡng học sinh
giỏi môn Địa lý khối 9 THCS.
- Về phía học sinh:
Học sinh được trang bị thêm kiến thức để rèn luyện quá trình bồi dưỡng
học sinh giỏi.
Từ chuyên đề này, các em có thể có những kiến thức cơ bản nhất về nội
dung các chuyên đề nhỏ hơn.
Qua việc áp dụng chuyên đề vào thực tiễn bồi dưỡng học sinh giỏi và học
sinh đại trà Địa lý 9 và hai lớp 9A và 9C trường THCS Lý Tự Trọng năm 2014 –
2015 tôi thu được kết quả như sau:
Trước khi thực hiện đề tài:
Lớp

Tổng số
học sinh

Giỏi

Khá

Yếu


Trung bình

T.Số

%

T.Số

%

T.Số

%

T.Số

%

Đội tuyển học
sinh giỏi

15

4

26.7

9

60


2

13.3

0

0

9A

32

6

18.8

20

62.5

6

18.7

0

0

9C


32

4

12.5

20

62.5

8

25

0

0

Sau khi thực hiện đề tài:

Lớp

Tổng số
học sinh

Giỏi

Khá


Yếu

Trung bình

T.Số

%

T.Số

%

T.Số

%

T.Số

%

Đội tuyển học
sinh giỏi

15

6

40

9


60

0

0

0

0

9A

32

10

31.3

20

62.5

2

6.2

0

0


9C

32

7

21.9

22

68.8

3

9.3

0

0

16


Đối với học sinh qua các cuộc thi học sinh giỏi môn Địa lý lớp 9 năm học
2014 – 2015 kết quả đạt được như sau:
* Đối với cấp Huyện:

Nhất


: 01 học sinh.

Nhì

: 04 học sinh.

Ba

: 03 học sinh.

Khuyến khích

: 07 học sinh.

Nhất

: 01 học sinh.

Nhì

: 01 học sinh.

Ba

: 02 học sinh.

Khuyến khích

: 02 học sinh.


* Đối với cấp Tỉnh:

Trong quá trình thực hiện đề tài tôi rút ra 1 số kinh nghiệm bồi dưỡng học
sinh giỏi như sau:
- Giáo viên phải tận tụy yêu nghề, có tâm huyết gắn bó mật thiết với nghề,
có tính sáng tạo trong dạy học, luôn luôn tìm tòi phát huy những cái mới, phải
biết gia công, thiết kế, truyền thụ nội dung kiến thức gây được ấn tượng sâu sắc
trong quá trình dạy học.
- Thường xuyên củng cố hệ thống kiến thức rèn luyện kỹ năng làm bài
liên hệ thực tiễn với nền khoa học phát triển.
- Thường xuyên trao đổi những phần kiến thức mới, tích cực thu thập tài
liệu qua các đợt bồi dưỡng nâng cao thường xuyên và các buổi sinh hoạt tổ
chuyên môn.

17



×