Tải bản đầy đủ (.pdf) (12 trang)

Tài liệu HƯỚNG DẪN HỌC SINH GIẢI CÁC BÀI TẬP ĐIỀN SỐ pptx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (317.58 KB, 12 trang )



HƯỚNG DẪN HỌC SINH GIẢI CÁC BÀI TẬP ĐIỀN SỐ
Trong toán nâng cao lớp 2

A. ĐẶT VẤN ĐỀ:
Dạy các bài toán nâng cao cho học sinh lớp 2 quả là không đơn
giản bởi với học sinh lớp 2 ,vốn sống, vốn kinh nghiệm còn ít, tư duy của các
em chủ yếu vẫn là tư duy trực quan cụ thể. Trong chương trình toán nâng cao
lớp 2, các bài tập về điền số lại chiếm một phần lớn. Với các bài tập đơn giản
học sinh khá giỏi có thể tự tìm ra cách giải một cách dễ dàng, còn với các bài
toán phức tạp hơn thì sao? Hầu như các em gặp khó khăn trong cách giải. Nếu
có giải được thì cũng là tìm hoặc đoán mò. Để giúp các em đỡ lúng túng trong
việc giải các bài tập về điền số, say mê học toán hơn cũng chính là định hướng
cho các em một phương pháp học tập môn toán có hiệu quả. Tôi đã nghiên cứu
và đưa ra cách hướng dẫn học sinh giải một số bài tập điền số phức tạp điển
hình sau.
Tôi xin trình bày vấn đề này trong các ví dụ cụ
thể dưới đây:
B. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ:
( các ví dụ cụ thể của phương pháp dạy bài tập điền
số)


 Ví dụ 1: Điền vào dãy số sau số thích hợp.
a) 2, 4, 6, …, …, …, …
b) 30, 27, 24, …, …, …
c) 1, 3, 4, 7, 11, …, …, …
( Đề thi HSG lớp 2 năm học 2004-2005)
Học sinh lớp 2 đã học các phép tính cộng- trừ trong phạm vi 100.
Giáo viên giúp học sinh tìm ra qui luật của dãy số để viết được số thích hợp


tiếp theo:
Nhận xét: ở ví dụ trên,ta thấy:
a,Số liền sau bằng số liền trước + 2 ( dãy số chẵn)
b)Số liền sau bằng số liền trước – 3
c,Số thứ ba bằng tổng của hai số đứng trước nó.
Với một số dãy số cùng dạng trên nhưng quy tắc viêt số phức tạp hơn.
Ví dụ:
d) 8; 6; 7; 5; 6; 4; 5; … tổng hai số liên tiếp giảm dần từ 14, 13, 12,…
e) 1; 3; 6; 10; 15;…;… hiệu giữ hai số liên tiếp tăng dần từ 2, 3, 4,…




Như vậy,phương pháp giảI bài toán điền số trên học sinh chỉ cần nắm
được là:
-Xác định dãy số là dãy số chẵn hay lẻ .
-Dãy số lớn dần hay bé dần.
- Khoảng cách, tổng, hiệu,… giữa hai số liền nhau là bao nhiêu
đơn vị.
Dựa vào cách làm trên, học sinh có thể giảI quyết các bài toán điền số
tương tự khác một cách dễ dàng.
 Ví dụ 2: Điền mỗi số: 1; 2; 3; 4; 5; 6 vào ô trống ở H1 sao cho
tổng ba số
 trên mỗi cạnh của tam giác đều bằng nhau và bằng 11.
( mỗi số chỉ được điền một lần )




11

Gv hướng dẫn học sinh
xác định:
-Bước1:Dãy tính trên mỗi
cạnh của tam giác gồm mấy phép
tính cộng?(2)
-Bước2:Liệt kê 3 dãy tính
có tổng bằng 11 từ các số đã cho


Bước3:Gạch chân những
số xuất hiện 2 lần trong các dãy
tính vừa tìm để viết vào 3 góc của
tam giác.
Các số còn lại ở giữa,ta tìm
lần lượt điền vào giữa các phép
tính tương ứng.


Cụ thể HS viết các dãy tính:


2+3+6=11
2+5 + 4=11
6+1+4=11
*Lưu ý:Các số trong cùng dãy
tính không được trùng
nhau.
Ta điền được:










*Ví dụ 3: Điền số thích hợp vào ô trống:
7+…=10.Học sinh tìm ngay được ô trống bằng 3 bằng cách lấy số lớn trừ
số bé.Nhưng ở ví dụ sau: 7+3 =…+4 học sinh lúng túng không biết làm thế
nào.Đa số các em lấy7+3 =10 và điền 10 vào ô trống dẫn đến kết quả sai Bài tập
này tôi hướng dẫn học sinh làm như sau:
-Cho học sinh liên hệ với trò chơi bập bênh,bên phải có 7+3 bạn, bên
trái mới có 4 bạn. Hỏi bên trái cần có thêm bao nhiêu bạn nữa thì mới chơi
được trò chơi?
- Học sinh có thể tìm ngay số bạn cần có thêm là 6 bạn nữa thì hai bên
mới thăng bằng. Bài toán đến đây trở lên dễ dàng.
-Giáo viên hướng dẫn học sinh theo các bước:
+Thực hiện tính kết quả ở vế không có ô trống.
+ Đưa về dạng: a = ….. + c
+ Nhẩm và tìm kết quả để điền vào ô trống.
*Ví dụ 4:
Với bài điền số đơn giản hơn:
Chẳng hạn: 39 + 109 = + 39
Với dạng toán này,thông thường học sinh thường tính kết quả vế trái rồi lấy
kết quả đó trừ đi số

×