Tải bản đầy đủ (.doc) (2 trang)

KIỂM TRA HỌC KỲ I (NÂNG CAO) THPT chuyên Lương Văn Chánh Phú Yên

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (187.43 KB, 2 trang )

KIỂM TRA HỌC KỲ I-NĂM HỌC 2009-2010
MÔN : Địa Lý
LỚP: 10 NÂNG CAO
Thời gian làm bài: 60 Phút (Không kể thời gian phát đề)

ĐỀ:

Câu 1: (2 điểm)
Nêu những hiểu biết của em về hiện tượng ngày đêm dài ngắn theo mùa? Nguyên
nhân của hiện tượng này?
Câu 2: (3 điểm)
Nguyên nhân và hoạt động của các loại gió địa phương?
Câu 3: (2 điểm)
Hoạt động của nước trong 2 vòng tuần hoàn nhỏ và lớn?
Câu 4: (3 điểm)
Cho bảng số liệu sau về sự phân bố nhiệt độ không khí trung bình năm trên trái đất:
Vĩ độ
Nhiệt độ
trung bình
năm (0C)

0
24.5

20
25

30
20.4

40


14

50
5.4

60
-0.6

70
-10.4

a/. Vẽ biểu đồ đường thể hiện sự phân bố nhiệt độ không khí trung bình năm theo
chiều vĩ độ trên trái đất. (2 điểm)
b/. Rút ra những nhận xét về sự phân bố nhiệt độ theo chiều vĩ độ. (1 điểm)
HẾT

ĐÁP ÁN:
Câu 1:
Trong khoảng thời gian từ ngày 21/3 đến ngày 23/9, bán cầu Bắc ngả về phía mặt trời nên
bán cầu này có góc chiếu sáng lớn, diện tích được chiếu sáng lớn hơn diện tích khuất trong bóng tối;
đó là mùa xuân và mùa hạ ở bán cầu Bắc, ngày dài hơn đêm. Ở bán cầu Nam thì ngược lại, thời gian
đó là mùa thu và mùa đông, đêm dài hơn ngày.(0.75 điểm)
Trong khoảng thời gian từ ngày 23/9 đến 21/3, bán cầu Nam ngả về phía mặt trời, nên bán
cầu này có góc chiếu sáng lớn, diện tích được chiếu sáng lớn hơn diện tích khuất trong bóng tối; đó
là mùa xuân và mùa hạ ở bán cầu Nam, ngày dài hơn đêm. Ở bán cầu Bắc thì ngược lại, thời gian
này là mùa thu và mùa đông, đêm dài hơn ngày. (0.75 điểm)
Riêng 2 ngày 21/3 và 23/9, mặt trời chiếu thẳng góc xuống Xích Đạo vào 12h trưa nên thời
gian chiếu sáng cho 2 bán cầu là như nhau; vì thế ngày dài bằng đêm trên toàn thế giới. (0.25 điểm)
Nguyên nhân của hiện tượng này là do trong quá trình quay quanh mặt trời theo chu kì, trục
của trái đất luôn nghiêng một góc và không đổi phương nghiêng. (0.25 điểm)

Câu 2:
- Ban ngày ở ven bờ lục địa, đất hấp thụ nhiệt mạnh nóng hơn mặt nước biển nên ven bờ lục
địa hình thành hạ áp; còn ven bờ biển mát hơn nên hình thành cao áp; gió thổi từ nơi có khí áp cao
vào áp thấp là gió biển.(1 điểm)
- Ban đêm đất liền toả nhiệt nhanh hơn, mát hơn, nên hình thành cao áp ở vùng ven đất liền;
còn vùng nước biển ven bờ toả nhiệt chậm hơn, hình thành khí áp thấp; gió thổi từ nơi có khí áp cao
tới nơi có khí áp thấp gọi là gió đất. (1 điểm)


- Sườn đón gió gió ẩm thổi tới, lên cao nhiệt độ giảm dần, lên cao 100 giảm 0,6 độ, không
khí gặp lạnh, đổ mưa.
- Sườn khuất gió, càng đi xuống không khí càng khô do không còn hơi nước, nhiệt độ tăng
lên cao xuống 100m tăng 1độ, khô và nóng. (1 điểm)
Câu 3:
- Vòng tuần hoàn nhỏ:
Nước biển và đại dương bốc hơi tạo thành mây, mây gặp lạnh tạo thành nước rơi xuống biển,
tạnh mưa, nước lại bốc hơi tạo thành mưa trên biển và đại dương. (0.5 điểm)
- Vòng tuần hoàn lớn:
Nước biển và đại dương bốc hơi tiếp tục tạo thành mây, mây được gió đưa vào sâu trong lục
địa, ở vùng có vĩ độ thấp và núi thấp, mây gặp lạnh gây mưa; ở vùng có vĩ độ cao hoặc núi cao, mây
gặp lạnh tạo thành tuyết; mưa nhiều và tuyết tan chảy thành dòng theo sông và các dòng nước ngầm
từ lục địa ra biển; nước biển và đại dương lại bốc hơi tạo thành mây… mưa trên lục địa rồi trở lại đại
dương. (1.5 điểm)
Câu 4:
a/. Vẽ biểu đồ đường, yêu cầu chính xác về khoảng cách, số liệu, đảm bảo tính thẩm mĩ, tên biểu đồ,
chú giải.(2 điểm)
b. Nhận xét:
Nhiệt độ không khí giảm theo chiều vĩ độ tăng, từ xích đạo về cực, dẫn chứng số liệu.(0.75điểm)
Nhiệt độ tại vĩ độ 20 độ cao hơn nhiệt độ tại xích đạo.(0.25điểm)




×