Tải bản đầy đủ (.doc) (109 trang)

Đánh giá tác động môi trường và thiệt hại về kinh tế, môi trường do hành vi gây ô nhiễm của công ty VEDAN và các doanh nghiệp trên lưu vực sông Thị Vải

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (9.34 MB, 109 trang )

1

Chương

GIỚI THIỆU CHUNG VỀ NHIỆM VỤ

1.1.

BỐI CẢNH CHUNG – SỰ CẦN THIẾT CỦA NHIỆM VỤ

Thị Vải là con sông nước mặn chảy qua địa bàn các huyện Long Thành và Nhơn Trạch
(tỉnh Đồng Nai), huyện Tân Thành (tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu) và huyện Cần Giờ
(TPHCM) với chiều dài dòng chính khoảng 31,5km. Sông Thị Vải có thể được xem
như là một vịnh biển hẹp ăn sâu vào đất liền, thủy triều trên sông Thị Vải chịu sự chi
phối trực tiếp của thủy triều biển Đông thông qua vịnh Gành Rái. Do chịu ảnh hưởng
của chế độ bán nhật triều với dòng chảy đổi chiều 4 lần trong một ngày đêm (2 lần
triều lên và 2 lần triều xuống) nên khả năng tự làm sạch của sông Thị Vải rất kém, chất
ô nhiễm từ biển khó xâm nhập vào, và ngược lại, các chất ô nhiễm trên lưu vực thải ra
cũng rất khó tiêu thoát ra ngoài biển để được pha loãng tốt hơn. Vì thế, nguy cơ ô
nhiễm môi trường sông Thị Vải rất cao khi phải tiếp nhận một lượng lớn nước thải
công nghiệp và chất thải từ các hoạt động khác trên lưu vực.
Sông Thị Vải khá rộng và sâu nên thuận lợi cho giao thông vận tải thủy và phát triển
các cảng nước sâu, đồng thời cũng là con đường dẫn nhiều loài thủy hải sản từ biển
Đông vào vịnh Gành Rái, các kênh rạch, các vùng đất ngập nước của rừng ngập mặn
để sinh trưởng và phát triển. Nguồn lợi thủy hải sản ở đây khá phong phú về thành
phần loài và số lượng, có nhiều loài tôm, cá có giá trị kinh tế cao. Sông Thị Vải và các
chi lưu của nó, các cánh rừng ngập mặn ven sông đã từng là một địa bàn hoạt động
nghề cá với nhiều hình thức khai thác khác nhau cho nhiều ngư dân địa phương và ngư
dân từ các tỉnh khác đến sinh sống và khai thác thủy sản. Con sông này từ bao đời đã
cung cấp một lượng lớn nguồn lợi thủy sản cho các tỉnh Đồng Nai, Bà Rịa – Vũng Tàu
và thành phố Hồ Chí Minh.


Tuy vậy từ năm 1993 trở lại đây, song song với sự hình thành và phát triển của các nhà
máy, cơ sở công nghiệp và các khu công nghiệp dọc sông Thị Vải, chất lượng môi
trường sông thị Vải ngày càng xuống cấp và đã bị ô nhiễm nghiêm trọng trong một
khoảng thời gian dài. Các chất thải của các nhà máy công nghiệp này thải xuống sông
và các lưu vực đã ảnh hưởng trực tiếp làm biến động môi trường của sông và các kênh
rạch, làm chết các loài tôm cá, làm giảm sút nghiêm trọng sản lượng thủy hải sản khai
thác, ảnh hưởng đến môi trường và đời sống của người dân nơi đây.
Hiện nay, sông Thị Vải là nguồn tiếp nhận nước thải của nhiều khu công nghiệp
(KCN) trên lưu vực: Cụm KCN Nhơn Trạch (1, 2, 3, 5, 6 và Dệt may), Vedan và Gò
Dầu (của tỉnh Đồng Nai); Cụm KCN Mỹ Xuân (A, A2, B1, B2), Phú Mỹ 1, Cái Mép
(của tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu). Ngoài ra, môi trường nước sông Thị Vải còn bị ảnh
1


hưởng bởi các nguồn chất thải sinh hoạt, nông nghiệp, tàu thuyền, du nhập từ ngoài
khơi vào theo chế độ dòng chảy bán nhật triều và các sự cố về môi trường do đâm va
của các phương tiện giao thông đường thủy.
Chế độ thuỷ triều của biển Đông có tác động rất lớn đến chế độ thuỷ văn cuả sông Thị
Vải, do vậy có ảnh hưởng rất lớn tới sự lan truyền và vận chuyển chất thải cũng như
khả năng tự làm sạch của sông. Do nguồn nước ngọt từ phía thượng lưu đổ xuống rất ít
ỏi cộng với độ dốc thủy lực của sông nhỏ nên các chất thải từ các hoạt động kinh tế xã
hội trên lưu vực đổ ra sông Thị Vải chưa kịp tải ra đến cửa sông trong các pha triều rút
thì bị đẩy ngược trở lại trong các pha triều lên, tạo thành một khối nước tích tụ ô
nhiễm lâu ngày kéo dài gần 20km. Khối nước ô nhiễm này cứ dịch chuyển lên xuống
hàng ngày theo các pha thủy triều, song khả năng tự làm sạch của nó có thể nói là rất
kém. Vì thế, sau nhiều năm tích tụ ô nhiễm, sông Thị Vải đã bị ô nhiễm rất nghiêm
trọng và có lúc đã gần như trở thành “dòng sông chết”, ảnh hưởng trực tiếp đến nghề
cá, môi trường sống và các hoạt động kinh tế, xã hội ở phía hạ lưu sông.
Tình trạng ô nhiễm sông Thị Vải kéo dài trong nhiều năm (khoảng từ năm 1994 đến
nay) đã đưa tới những thiệt hại đáng kể về kinh tế đối với các hoạt động nuôi trồng và

đánh bắt thủy sản trong khu vực bị ảnh hưởng của nguồn nước ô nhiễm. Ngoài ra nó
còn ảnh hưởng đến sức khỏe của người dân, các hệ sinh thái, và phần nào đến các hoạt
động nông nghiệp, giao thông vận tải thủy. Trên thực tế, đã có nhiều đơn thư khiếu nại
đòi bồi thường thiệt hại do các hành vi gây ô nhiễm môi trường của các doanh nghiệp
trên lưu vực sông Thị Vải, song chưa đủ căn cứ để xác định mức độ bồi thường thiệt
hại thỏa đáng. Ô nhiễm sông Thị Vải là kết quả tổng hợp của tất cả các hoạt động kinh
tế – xã hội trên lưu vực, trong khi đó, các đơn thư khiếu nại hiện nay chủ yếu chỉ nhắm
vào Công ty Vedan, do vậy trước tiên cần phải nghiên cứu làm rõ có bao nhiêu nguồn
gây ô nhiễm đối với sông Thị Vải và tỷ lệ “đóng góp ô nhiễm” của mỗi nguồn thải đó
là bao nhiêu. Tiếp đến cần nghiên cứu xem mức độ ô nhiễm nước sông Thị Vải tác
động đến đâu, cỡ nào đến các hoạt động nuôi trồng và đánh bắt thủy sản; năng suất
nuôi trồng và đánh bắt thủy sản có bị suy giảm một cách tự nhiên hay không nếu như
không xảy ra tình trạng ô nhiễm,… Tất cả những vấn đề đặt ra đó cần được nghiên cứu
làm rõ thông qua Nhiệm vụ này.
1.2.

CƠ SỞ PHÁP LÝ

Để giải quyết các vấn đề liên quan đến thiệt hại kinh tế và môi trường do ô nhiễm sông
Thị Vải, gần đây Chính phủ, Bộ Tài nguyên và Môi trường, Tổng Cục Môi trường đã
có các văn bản chỉ đạo dưới đây:
1)

Công văn số 3469/VPCP-KGVX ngày 27 tháng 5 năm 2009 của Văn phòng
Chính phủ truyền đạt ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ về việc hướng dẫn
các địa phương xác định mức độ thiệt hại về kinh tế và môi trường do Công ty Cổ
phần hữu hạn Vedan Việt Nam (Công ty Vedan) và các doanh nghiệp trên lưu vực
sông Thị Vải gây ra;

2)


Công văn số 850/TCMT-TTr ngày 10 tháng 6 năm 2009 của Tổng Cục Môi
trường gửi UBND các tỉnh Đồng Nai, Bà Rịa – Vũng Tàu và thành phố Hồ Chí
Minh về việc tổng hợp các thiệt hại của nhân dân để yêu cầu Công ty Vedan có
trách nhiệm chi trả, bồi thường thiệt hại hoặc hỗ trợ theo quy định của pháp luật;
2


3)

Các công văn số 1050, 1051, 1052/TCMT-TT ngày 08 tháng 7 năm 2009 của
Tổng Cục Môi trường về việc phối hợp khắc phục hậu quả ô nhiễm do Công ty
Vedan gây ra, trong đó đề nghị Viện Môi trường và Tài nguyên phối hợp điều tra,
khảo sát và xây dựng “Báo cáo đánh giá tác động môi trường và thiệt hại về kinh
tế, môi trường do hành vi gây ô nhiễm của Công ty Vedan và các doanh nghiệp
trên lưu vực sông Thị Vải”.

1.3.

MỤC TIÊU CỦA NHIỆM VỤ

Mục tiêu tổng quát:
Cung cấp cơ sở khoa học và thực tiễn để hỗ trợ cho việc ra các quyết định về giải
quyết tranh chấp môi trường và đền bù thiệt hại do ô nhiễm môi trường tại khu vực
sông Thị Vải (trong trường hợp không giải quyết được các vụ kiện bằng biện pháp
thương lượng giữa Công ty Vedan và đại diện các hộ bị ảnh hưởng).
Các mục tiêu cụ thể:


Xác định đầy đủ các nguồn gây ô nhiễm đối với sông Thị Vải

(lưu lượng và đặc tính nước thải, tải lượng các chất ô nhiễm, chế độ xả thải,…),
các vị trí xả thải và tỷ lệ đóng góp ô nhiễm của mỗi nguồn thải;



Đánh giá tác động môi trường tích hợp do các nguồn xả thải
trên lưu vực sông Thị Vải;



Xác định phạm vi và mức độ bị ảnh hưởng bởi ô nhiễm nước
sông Thị Vải đối với các hoạt động nuôi trồng và đánh bắt thủy sản;



Đánh giá các tổn thất/thiệt hại về kinh tế và môi trường do ô
nhiễm nước sông Thị Vải gây ra;



Đề xuất mức độ và cơ chế đền bù thiệt hại liên quan đến ô
nhiễm sông Thị Vải.

1.4.

TỔ CHỨC THỰC HIỆN

Cơ quan chủ trì: Tổng cục Môi trường
Đơn vị tư vấn chính: Viện Môi trường và Tài nguyên – ĐHQG Tp. Hồ Chí Minh


3


2

Chương

ĐIỀU KIỆN ĐỊA LÝ TỰ NHIÊN LƯU VỰC SÔNG
THỊ VẢI VÀ KHU VỰC PHỤ CẬN

2.1.

VỊ TRÍ ĐỊA LÝ VÀ ĐẶC ĐIỂM CHUNG

Sông Thị Vải nằm ở khu vực hạ lưu hệ thống sông Đồng Nai (Hình 2-1), thuộc địa
phận các tỉnh Đồng Nai, Bà Rịa – Vũng Tàu và thành phố Hồ Chí Minh. Sông Thị Vải
có quan hệ về mặt thủy văn với các sông rạch vùng hạ lưu hệ thống sông Đồng Nai.
Sông Thị Vải bắt nguồn từ vị trí 10042’35.17” N và 106058’38.43” E (hợp lưu giữa
suối Cả – rạch Bà Ký, nơi giáp ranh giữa xã Long Phước – huyện Long Thành và xã
Long Thọ – huyện Nhơn Trạch của tỉnh Đồng Nai) và kết thúc ở vị trí 10 031’23.7” N
và 107000’46.68” E (hợp lưu giữa sông Thị Vải – Gò Gia – Cái Mép, nơi giáp ranh
giữa xã Tân Phước, huyện Tân Thành, tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu và xã Thạnh An, huyện
Cần Giờ, thành phố Hồ Chí Minh). Chiều dài sông Thị Vải giới hạn giữa hai điểm trên
là 31,5 km. Đoạn sông này cũng đồng thời là ranh giới hành chính giữa các huyện
Nhơn Trạch – Long Thành (ở địa phận tỉnh Đồng Nai), Nhơn Trạch – Tân Thành (ở
địa phận tỉnh Đồng Nai và Bà Rịa – Vũng Tàu), và Cần Giờ – Tân Thành (ở địa phận
TPHCM và Bà Rịa – Vũng Tàu). Nối tiếp sông Thị Vải ra biển là sông Cái Mép với
chiều dài khoảng 4km tính đến đầu vịnh Gành Rái.
Sông Thị Vải có thể được xem như là một vịnh biển hẹp ăn sâu vào đất liền, thủy triều
trên sông Thị Vải chịu sự chi phối trực tiếp của thủy triều biển Đông thông qua vịnh

Gành Rái. Do chịu ảnh hưởng của chế độ bán nhật triều với dòng chảy đổi chiều 4 lần
trong một ngày đêm (2 lần triều lên và 2 lần triều xuống) nên khả năng tự làm sạch của
sông Thị Vải rất kém, chất ô nhiễm từ biển khó xâm nhập vào, và ngược lại, các chất ô
nhiễm trên lưu vực thải ra cũng rất khó tiêu thoát ra ngoài biển để được pha loãng tốt
hơn. Vì thế, nguy cơ ô nhiễm môi trường sông Thị Vải rất cao khi phải tiếp nhận một
lượng lớn nước thải công nghiệp và chất thải từ các hoạt động khác trên lưu vực.
Sông Thị Vải khá rộng và sâu nên thuận lợi cho giao thông vận tải thủy và phát triển
các cảng nước sâu, đồng thời cũng là con đường dẫn nhiều loài thủy hải sản từ biển
Đông vào vịnh Gành Rái, các kênh rạch, các vùng đất ngập nước của rừng ngập mặn
để sinh trưởng và phát triển. Nguồn lợi thủy hải sản ở đây khá phong phú về thành
phần loài và số lượng, có nhiều loài tôm, cá có giá trị kinh tế cao. Sông Thị Vải và các
chi lưu của nó, các cánh rừng ngập mặn ven sông đã từng là một địa bàn hoạt động
nghề cá với nhiều hình thức khai thác khác nhau cho nhiều ngư dân địa phương và ngư
dân từ các tỉnh khác đến sinh sống và khai thác thủy sản. Con sông này từ bao đời đã
4


cung cấp một lượng lớn nguồn lợi thủy sản cho các tỉnh Đồng Nai, Bà Rịa – Vũng Tàu
và thành phố Hồ Chí Minh.
Hình 2-1. Vị trí sông Thị Vải trong mối tương quan với vùng hạ lưu hệ thống
sông Đồng Nai

5


Hình 2-2. Sông Thị Vải và khu vực phụ cận

6



Tuy vậy từ năm 1993 trở lại đây, song song với sự hình thành và phát triển của các nhà
máy, cơ sở công nghiệp và các khu công nghiệp dọc sông Thị Vải, chất lượng môi
trường sông thị Vải ngày càng xuống cấp và thực tế đã bị ô nhiễm nghiêm trọng trong
suốt một thời gian dài. Các chất thải của các nhà máy công nghiệp này thải xuống sông
và các lưu vực đã ảnh hưởng trực tiếp làm biến động môi trường của sông và các kênh
rạch, làm chết các loài tôm cá, làm giảm sút nghiêm trọng sản lượng thủy hải sản khai
thác, ảnh hưởng đến môi trường và đời sống của người dân nơi đây.
Sông Thị Vải và các chi lưu của nó là nguồn tiếp nhận nước thải của nhiều khu công
nghiệp (KCN) trên lưu vực: Cụm KCN Nhơn Trạch (1, 2, 3, 5, 6 và Vinatex Tân Tạo),
Vedan và Gò Dầu (của tỉnh Đồng Nai); Cụm KCN Mỹ Xuân (A, A2, B1), Phú Mỹ 1,
Cái Mép (của tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu). Ngoài ra, môi trường nước sông Thị Vải còn
bị ảnh hưởng bởi các nguồn chất thải sinh hoạt, nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản, tàu
thuyền, du nhập từ ngoài khơi vào theo chế độ dòng chảy bán nhật triều và các sự cố
về môi trường do đâm va của các phương tiện giao thông đường thủy.
2.2.

ĐẶC ĐIỂM ĐỊA HÌNH, ĐỊA CHẤT LƯU VỰC SÔNG THỊ VẢI
2.2.1.
bên bờ sông Thị Vải

Đặc điểm địa hình hai

Sông Thị Vải chảy qua vùng có địa hình thuộc đồng bằng thấp và đồng bằng cao dạng
thềm được kiến tạo bởi quá trình trầm tích trong giai đoạn Đệ tứ kỷ. Thung lũng sông
Thị Vải cách nay khoảng 2000 năm là một vịnh biển hẹp với bề ngang > 3 km, trên đó
phát triển đới sinh thái rừng ngập mặn, dấu tích để lại là những xác, bã thực vật, thân
cây bị chôn vùi và trên bản đồ địa chất các trầm tích thành tạo trong giai đoạn này
được xếp vào nguồn gốc đầm lầy – biển (bmQ 22-3). Sau khi biển rút thung lũng dần bị
thu hẹp để tạo nên bề mặt có độ cao chênh nhau trong khoảng 0,5 ÷ 2,0m và hiện vẫn
còn chịu sự chi phối của biển qua các đợt thuỷ triều. Trong phân vùng địa mạo diện

tích thung lũng sông Thị Vải được xếp vào đồng bằng đầm lầy sú vẹt, đước ven biển
với núi sót Thị Vải – Long Sơn. Trên bề mặt địa hình này, ngoài sông Thị Vải là dòng
chảy chính còn nhiều chi lưu dưới dạng các rạch ngắn có hình thái uốn khúc quanh co.
Do địa hình thấp, bằng phẳng với mạng thuỷ văn khá dày nên thung lũng sông Thị Vải
được xem là đới nhạy cảm với biến đổi môi trường và đặc biệt là vùng sinh thái rừng
ngập mặn.
Phần rìa thung lũng là bề mặt đồng bằng cao được xếp vào nhóm địa hình đồng bằng
thềm tích tụ xâm thực ven biển với độ cao thay đổi trong khoảng 4 ÷ 5m đến trên 40m.
Bề mặt này phát triển ở rìa Đông và Tây của thung lũng sông Thị Vải. Phần rìa Đông
chúng tạo bề mặt cao 30 ÷ 49m ở khu vực xã Bàu Cạn, xã Tân Hiệp huyện Tân Thành,
sau đó hạ thấp dần độ cao đến khu vực Long Phước, dọc Quốc lộ 51 tạo bề mặt
nghiêng thoải, lượn sóng ở mức độ cao 4 ÷ 5m đến 9 ÷ 10m. Về phía Tây bề mặt này
tạo dải với bề rộng khoảng >5km kéo dài theo phương Bắc – Nam từ khu vực xã Hiệp
Phước qua xã Long Thọ đến xã Phước An thuộc huyện Nhơn Trạch tỉnh Đồng Nai. Độ
cao ở đây phân dị trong khoảng 5 ÷ 25m tạo sườn nghiêng thoải về phía Đông (phía
thung lũng sông Thị Vải). Các bề mặt này được cấu thành từ trầm tích cát, bột, sét lẫn
ít sỏi sạn ở phần đáy hiện được xếp vào hệ tầng Củ Chi (amQ 13cc) và hệ tầng Thủ Đức
(amQ12-3tđ) có độ gắn kết yếu nên rất dễ bị rửa trôi và bóc mòn.
7


Hai bên bờ sông Thị Vải phần lớn là các cánh rừng ngập mặn rất đa dạng, phong phú.
Các loài cây ngập mặn điểm hình ở đây là Đước (Rhizophora), Bần (Sonneratia),
Mắm (Avicennia), Dừa nước (Nypa Fruticans)… Khu rừng ngập mặn này gồm một
phần là rừng tự nhiên còn sót lại, một phần do các Lâm trường trồng và quản lý. Phía
hữu ngạn ở thượng nguồn sông Thị Vải hiện tại đã phát triển các KCN Nhơn Trạch 1,
2, 3, 5, 6 và Vinatex Tân Tạo. Phía tả ngạn của sông dọc theo hành lang Quốc lộ 51 là
các KCN Veadan, Gò Dầu, Mỹ Xuân A, Mỹ Xuân A2, Mỹ Xuân B1, Phú Mỹ I, Cái
Mép,… kèm theo đó là nhiều cụm cảng nước sâu trải dài từ Vedan ra đến Cái Mép.
2.2.2.

sông Thị Vải

Đặc điểm địa hình đáy

Sông Thị Vải có chiều dài khoảng 31,5km, bắt nguồn từ rạch Cầu Mít, rạch Bà Ký,
rạch Suối Cả, rạch Cây Khô ở xã Long Phước, huyện Long Thành, tỉnh Đồng Nai.
Sông Thị Vải hợp lưu với sông Gò Gia ở khu vực xã Tân Phước, huyện Tân Thành,
tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu và đổ ra biển qua cửa sông Cái Mép.
Lưu vực của sông Thị Vải phân bố trên địa bàn 3 tỉnh/thành phố: Tp. Hồ Chí Minh,
Đồng Nai và Bà Rịa – Vũng Tàu, chiếm diện tích khoảng 100 km 2. Sông ngắn, lưu vực
hẹp bắt nguồn từ các bậc địa hình thấp (thay đổi trong khoảng 5 ÷ 50m).
Nguồn nước ngọt bổ sung cho sông Thị Vải được huy động bởi các sông suối: suối Cả
– bắt nguồn từ khu vực Cẩm Đường, huyện Cẩm Mỹ, tỉnh Đồng Nai; rạch Bà Ký –
liên kết sông Đồng Nai và sông Thị Vải trên địa bàn huyện Nhơn Trạch, tỉnh Đồng
Nai; và các rạch bắt nguồn từ các khối núi sót: Thị Vải, Bao Quan thuộc địa phận tỉnh
Bà Rịa – Vũng Tàu. Nhìn chung các chi lưu của sông Thị Vải thường ngắn và có độ
chênh địa hình không lớn (thay đổi trong khoảng 100 ÷ 150m). Nơi đầu nguồn của các
chi lưu này thuộc bình sơn nguyên bazan như ở khu vực Cẩm Đường, hoặc các khối
núi sót với thành phần là đá granitoid và phun trào ryolit. Những khu vực này đều đã
được khai phá với các mục đích khác nhau nên thảm thực vật mỏng hoặc trơ trọi dẫn
đến khả năng giữ nước kém, về mùa mưa dễ gây lũ, lụt nhưng về mùa khô các suối
nhánh gần như cạn kiệt.
Do tính chất của sông Thị Vải như vậy nên khả năng điều tiết nước tự nhiên hầu như
không đáng kể, vì vậy về mùa khô sông Thị Vải gần như trở thành vịnh hẹp phụ thuộc
hoàn toàn vào sự chi phối của thủy triều biển Đông qua vịnh Gành Rái.
Các yếu tố về địa hình đáy sông Thị Vải được mô tả dưới đây trên cơ sở tham khảo
theo bản đồ địa hình do Công ty Tư vấn thiết kế GTVT phía Nam (thuộc Công ty Cổ
phần Tư vấn thiết kế Cảng – Kỹ thuật biển) thành lập nhằm phục vụ quy hoạch chi tiết
nhóm cảng số 5. Bản đồ tư liệu này có tỷ lệ 1/5.000, hệ tọa độ VN-2000, kinh tuyến
trục Lo = 1060, múi chiếu 30; hệ cao độ số 0 hải đồ thấp hơn số 0 Hòn Dấu 2,87m;

khoảng cách giữa các đường đẳng sâu là 2m.
Sông Thị Vải đoạn từ cảng của Công ty CP hữu hạn Vedan Việt Nam ra đến ngã ba
sông Gò Gia – Cái Mép được chia thành 5 phân đoạn với các đặc điểm địa hình đáy
sông từ thượng nguồn trở xuống như sau:


Đoạn 1 (từ cảng Công ty CP hữu hạn Vedan Việt Nam đến Tắc Cái
Trung):
8


Đoạn sông này có chiều dài khoảng 4km. Khúc đầu khoảng 1,5km sông chảy về
hướng Đông sau đó uốn khúc ở khu vực cảng Nhà máy Supe Phosphat Long Thành và
chuyển hướng chảy về Nam, Tây Nam.
Trong đoạn này địa hình đáy sông tương đối ổn định, độ sâu thay đổi trong khoảng từ
0 đến –10m; cá biệt có một vài hố trũng quy mô không lớn có độ sâu –14m nằm dọc
bờ trái đoạn từ cảng Nhà máy Supe Phosphat Long Thành tới cảng UNIQUE-GAS. Có
khả năng các hố trũng này được tạo thành do dòng chảy xoáy tạo xâm thực sâu. Tới
đoạn tiếp giáp với Đoạn 2 (từ Tắc Cái Trung đến Nhà máy Nhiệt điện Phú Mỹ) thấy
xuất hiện một hố sâu tới độ sâu > –20m.


Đoạn 2 (từ Tắc Cái Trung đến Nhà máy Xi măng Holcim)

Đoạn này sông Thị Vải chảy theo hướng Nam, Tây Nam tới vàm Tắc Cái Trung thì
chuyển hướng chảy về hướng Đông Nam. Ngoài hố trũng đạt đến độ sâu > –20m ở
phía bắc phao số 25, địa hình đáy sông nhìn chung ít biến đổi. Tại khúc cong lõm ở
cửa rạch Tắc Hông đến phao số 21 do chịu ảnh hưởng dòng chảy nên tạo trũng xoáy
kéo dài gần 2km với bề ngang thay đổi trong khoảng 100 ÷ 150m, chỗ sâu nhất đạt tới
–23,5m. Do rãnh xói ôm sát bờ nên đoạn bờ ở đây có vách dốc dễ dẫn đến sạt lở.

Tiếp về phía hạ lưu địa hình đáy sông trở lại ổn định ở độ sâu thay đổi trong khoảng từ
0 đến –12m, riêng phía dưới vàm rạch Mương có một rãnh trũng đạt độ sâu –19m kéo
dài theo bờ trái cho tới khu vực từ Nhà máy Xi măng Holcim và tiếp tục kéo dài đến
cảng Nhà máy thép Phú Mỹ.


Đoạn 3 (từ Nhà máy Xi măng Holcim đến Cảng Nhà máy Thép Phú Mỹ)

Đoạn sông này tiếp tục chảy theo hướng Đông Nam, tới cảng Phú Mỹ sông uốn dòng
chảy về Tây Nam. Đoạn sông này có chiều rộng khoảng 500 ÷ 600m, kéo dài khoảng
4km. Bờ phải thuộc địa phận xã Phước An, huyện Nhơn Trạch, tỉnh Đồng Nai; bờ trái
thuộc địa phận thị trấn Phú Mỹ, huyện Tân Thành, tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu.
Địa hình đáy sông bị phân dị tạo các hố trũng cục bộ. Từ khu vực phao số 21A đến
phao số 28, phần giữa sông hình thành dải trũng kéo dài khoảng 1,5km, rộng 100 ÷
150m với độ sâu thay đổi trong khoảng –15 đến –22m. Tiếp theo cho tới cảng Phú Mỹ
địa hình đáy sông khá bằng phẳng với độ sâu thay đổi trong khoảng 0 ÷ –14m. Tiếp
theo từ cảng Phú Mỹ cho tới nơi dòng chảy chuyển hướng từ Đông Nam sang hướng
Tây Nam, dọc theo bờ trái (phía cảng Đạm và Dầu khí tổng hợp Phú Mỹ) tới cảng Nhà
máy Thép Phú Mỹ có dải trũng lòng máng kéo dài 1,5km với mức độ sâu thay đổi
trong khoảng –16m đến > –22m. Rảnh trũng này kéo dài tiếp sang đoạn thứ tư.


Đoạn 4 (từ Cảng Nhà máy Thép Phú Mỹ đến cảng Công ty Bột mì
Interflour)

Sông Thị Vải trong đoạn này dòng chảy tiếp tục theo phương Tây Nam khoảng 2,5km
kéo dài tới vàm rạch Oan Lớn thì chuyển hướng về phía Đông, Đông Nam tạo cua
gấp; tới cửa rạch Bàn Thạch lần nữa chuyển hướng về phía Nam, Tây Nam. Đoạn từ
rạch Oan Lớn về phía thượng nguồn địa hình đáy sông ổn định, độ sâu thay đổi trong
khoảng từ –4m đến –10m. Đến đoạn uốn khúc phía hạ lưu của rạch Oan Lớn do dòng

chảy thúc vào bờ phải tạo một hố xoáy có chiều dài khoảng 1,5km, rộng 200 ÷ 250m,
9


độ sâu thay đổi trong khoảng –15m đến –38m. Đây là một trong các hố trũng có qui
mô và độ sâu lớn nhất dọc sông Thị Vải.
Ở khu vực rạch Bàn Thạch kéo dài tới rạch Tắc Xếp cũng tồn tại một hố trũng có độ
sâu thay đổi trong khoảng –15 ÷ –29m. Các hố trũng trong đoạn sông này thường nằm
ở đoạn uốn dòng do đó có nhiều khả năng liên quan đến tác động của dòng chảy.
Đoạn 5 (từ cảng Công ty Bột mì Interflour đến hợp lưu sông Thị Vải – Gò



Gia)
Sau khi sông uốn dòng ở cửa rạch Tắc Xếp tạo hố trũng sâu tới –29m kéo dài tới khu
vực phao số 20, sau đó sông chảy về hướng Tây Nam với bề mặt địa hình đáy sông
khá ổn định, độ sâu thay đổi trong khoảng –9 ÷ –16m với chiều nghiêng về phía giữa
lòng. Cá biệt có một vài hố trũng nhỏ ở khu vực Cảng LPG đạt độ sâu –18 ÷ –23m.
Xuôi về phía Tây Nam cho tới phao số 16, nơi hợp lưu giữa sông Gò Gia và sông Thị
Vải, bề mặt địa hình đáy sông khá bằng phẳng. Tới khu vực đối diện với Trạm Quản lý
Hội Bài có một hố trũng với qui mô khá lớn. Hố trũng này kéo dài qua khỏi hợp lưu
với sông Gò Gia ra tới cửa vịnh Gành Rái với độ sâu thay đổi từ –15m đến –60m.
Nguyên nhân tạo hố trũng này khó lý giải vì chúng phát sinh không theo qui luật. Có
khả năng những hố trũng này được tạo bởi việc bơm hút cát khai thông luồng lạch
hoặc thoả mãn nhu cầu về vật liệu san lấp.
Nhìn chung hình thái sông Thị Vải cũng như địa hình đáy sông thay đổi khá phức tạp.
Tuy lưu lượng nước không lớn, động năng dòng chảy ở mức độ không cao nhưng đáy
sông có nhiều hố trũng to nhỏ khác nhau và thường tập trung ở những khúc uốn
chuyển hướng dòng chảy. Mặt khác do hoạt động khai thác dòng chảy của sông Thị
Vải vào xây dựng các khu bến cảng và khai thác cát làm vật liệu san lấp nên các yếu tố

tự nhiên của sông đã bị thay đổi nhiều dẫn đến việc đánh giá có những khó khăn nhất
định. Nguồn bổ cập phù sa không lớn và chịu chi phối mạnh của thuỷ triều nên so với
các sông khác trong khu vực đáy sông Thị Vải thuộc diện có độ sâu tương đối lớn
(nhất là những khúc uốn) và nằm ngay kề cửa biển nên thuận tiện cho việc xây dựng
các bến cảng.
2.2.3.
bên bờ sông Thị Vải

Đặc điểm địa chất hai

Cho đến nay qua kết quả điều tra địa chất tỷ lệ 1/50.000 nhóm tờ Tp. Hồ Chí Minh và
nhóm tờ Đông Tp. Hồ Chí Minh đều mô tả các trầm tích phân bố dọc 2 bên bờ sông
Thị Vải được thành tạo trong kỷ Đệ tứ và được xếp vào hệ tầng Thủ Đức (amQ 12-3tđ)
và hệ tầng Củ Chi (amQ13cc).
1.

Thống Pleistocen, phụ thống trung-thượng. Trầm tích sông biển, hệ tầng
Thủ Đức (amQ12-3tđ):

Hệ tầng Thủ Đức được xếp tuổi Pleistocen giữa-muộn trong công trình đo vẽ địa chất
tỷ lệ 1/50.000 nhóm tờ Tp. Hồ Chí Minh. Về nguồn gốc chúng có sự chuyển tướng từ
trầm tích sông qua sông biển đến trầm tích biển.

10


Địa chất hai bên bờ sông Thị Vải trầm tích xếp vào hệ tầng Thủ Đức có nguồn gốc
sông-biển phân bố dưới dạng bề mặt thềm bậc III tích tụ-xâm thực ở mức địa hình từ
25m trở lên và bắt gặp ở các khu vực Nhơn Trạch, Long Thành.
Thành phần trầm tích hạt mịn phổ biến (cát, cát bột, ít sỏi sạn), riêng phần dưới có sự

xen kẹp giữa cát, cuội, sạn với bột. Trầm tích có cấu tạo phân lớp mỏng tới vừa với
màu sắc thường là xám trắng xen ít xám phớt nâu hồng. Độ chọn lọc của trầm tích từ
khá đến trung bình (So phổ biến trong khoảng 1,5 – 3, đôi khi đạt tới 5 – 6). Trong
trầm tích đôi khi gặp rải rác các di tích thực vật và bào tử phấn hoa. Ở phần thấp trong
mặt cắt có sự xuất hiện của một số tảo nước lợ, nước mặn. Bề dày trầm tích biến đổi
trong khoảng 10 ÷ 30m.
2.

Hệ tầng Củ Chi, trầm tích nguồn gốc sông-biển (amQIII3):

Cho đến nay các trầm tích được khoanh vẽ vào hệ tầng Củ Chi tại khu vực 2 bên bờ
sông Thị Vải được xếp vào nguồn gốc sông-biển hỗn hợp. Các trầm tích này tồn tại
dưới dạng dải thềm hẹp ở bậc địa hình 10 ÷ 15m (thềm bậc II) phân bố ở phần rià
Đông từ xã Hiệp Phước đến xã Phước An, huyện Nhơn Trạch, tỉnh Đồng Nai và khu
vực từ xã Phước Thái dọc Quốc lộ 51 đến Tân Phước, Tân Hải, huyện Tân Thành tỉnh
Bà Rịa – Vũng Tàu. Thành phần trầm tích gồm cát, cát bột, cát-sét và sét-bột xen kẽ
nhau. Trong cát, cát bột thường chứa ít sỏi sạn nhỏ. Trầm tích có màu xám, vàng nhạt,
phần trên xám trắng. Độ chọn lọc trung bình đến khá, chứa ít di tích sinh vật biển như
Trùng lỗ, Tảo nước mặn, nước lợ. Bề dày trầm tích thay đổi từ 8 ÷ 15m.
3.

Phụ thống hạ-trung. Trầm tích biển (mQIV1-2):

Các trầm tích biển Holocen hạ-trung tồn tại dưới dạng dải thềm thấp bậc I (cao 2-4m),
tạo bề mặt đồng bằng thấp. Phía bờ phải sông Thị Vải chúng phát triển ở khu vực xã
Phước An và thu nhỏ dần diện tích ở khu vực xã Hiệp Phước; phần bờ trái chúng phát
triển ở khu vực xã Phước Thái phát triển về phía Nam, Đông Nam tới khu vực xã
Phước Hòa. Hầu hết các khu công nghiệp ven bờ trái sông Thị Vải đều xây dựng trên
bề măt trầm tích này.
Thành phần trầm tích chủ yếu là cát mịn, trung pha bột và lẫn ít sạn sỏi ở phần đáy.

Trầm tích có màu trắng xám, xám vàng nhạt, độ chọn lọc tốt. Thành phần khoáng vật
tạo đá chủ yếu là thạch anh (trên 90%). Trong trầm tích chứa phong phú các di tích
động vật nhuyễn thể (Mollusca), càng về phía Vũng Tàu thì tính phong phú của chúng
càng được tăng hơn.
Qua các đặc điểm về trầm tích, cổ sinh cho thấy trầm tích được hình thành trong cảnh
quan biển ven bờ, có độ dao động thường xuyên của sóng. Qua kết quả phân tích cổ
sinh tuổi của trầm tích chủ yếu thuộc Holocen giữa. Bề dày trầm tích thay đổi từ 515m.
4.

Phụ thống trung-thượng. Trầm tích đầm lầy-biển (bmQIV2-3):

Trầm tích đầm lầy-biển (bmQIV2-3) phổ biến chủ yếu trong vùng trũng nằm rìa 2 bên bờ
sông Thị Vải dưới dạng đồng bằng thấp ngập triều có độ cao 0,5 ÷ 2m.

11


Thành phần trầm tích gồm: sét, bột, ít cát, mùn và xác thực vật đôi khi có những trủng
nhỏ than bùn. Đây là diện tích phát triển các loại cây ngập mặn như bần, đước,…Trầm
tích chứa không nhiều di tích cổ sinh, chủ yếu là bào tử phấn hoa dạng đầm lầy, cửa
sông, ven biển. Bề dày trầm tích trung bình 2 ÷ 4m, có khi tới 5m.
2.2.4.
tích đáy sông Thị Vải

Đặc điểm các trầm

Đặc điểm các trầm tích đáy sông Thị Vải được đánh giá trên cơ sở kế thừa các kết quả
khảo sát của Nhiệm vụ “Điều tra, khảo sát và đánh giá chất lượng bùn đáy sông Thị
Vải thuộc địa bàn tỉnh Đồng Nai” do Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Đồng Nai
thực hiện năm 1997 với sự tư vấn của Trung tâm Công nghệ và Quản lý Môi trường.

Nhiệm vụ này đã thực hiện 47 lỗ khoan có độ sâu phổ biến trong khoảng 1,0 ÷ 2,0m,
một số lỗ khoan chỉ đạt độ sâu 0,5 ÷ 0,7m (LKVĐ.2, LKGD.1, LKGD.2, LKVT.5-T,
LKVT.5-G,…).
Việc bố trí các lỗ khoan được phân bố thành 3 khu vực:
Khu vực I: Có 15 lỗ khoan phân bố ở phần thượng nguồn của rạch Cây Khô (NT.3-1;
NT.3-2, NT.2-1, NT.2-2); rạch Suối Cả (LKVT.1-P.1, LKVT.1-P.2, LKVT.1-T.1,
LKVT.1-T.2, LKVT.1-G); tuyến cắt ngang sông (MC-T.2) thuộc địa phận xã Long
Phước với 3 lỗ khoan: LKVT.2-P, LKVT.2-G, LKVT.2-T độ sâu thay đổi và tuyến
MC-T.3 cắt ngang sông ở đoạn Cù lao Dài với 3 lỗ khoan gồm: LKVT.3-P, LKVT.3G, LKVT.3-T. Các lỗ khoan có độ sâu thay đổi trong khoảng 1,0 ÷ 1,5m, riêng lỗ
khoan LKVT.1-T.1 độ sâu chỉ đạt 0,5m.
Qua tài liệu thiết đồ các lỗ khoan trên cho thấy các trầm tích đáy sông ở khu vực này
từ trên xuống như sau:
-

Tập 1: Chủ yếu bùn màu xám tối lẫn các mảnh vụn thực vật có chiều dày
thay đổi trong khoảng 0,4 ÷ 1,0m;

-

Tập 2: Sét bột màu xám nâu, xám tối có bề dày thay đổi trong khoảng 0,7 ÷
1,0m;

-

Tập 3: Sét màu xám trắng, xám xanh nhạt, bề dày thay đổi trong khảng 0,5
÷ 0,7m;

-

Tập 4: Chỉ gặp trong các lỗ khoan: LKVT.2-G, LKVT.2-P, LKVT.3-G với

thành phần trầm tích chủ yếu là cát hạt trung màu xám vàng, xám trắng với bề
dày từ 0,5m (LKVT.2-P) đến 1,45m (LKVT.2-G).

Ngoài ra trong LKVT.1-T.1 có gặp lớp cát, sỏi, sạn màu vàng dày 0,3m nằm trên tập
sét loang lổ nâu vàng có nhiều kết vón laterit rời rạc với bề dày khoảng 0,2m.
Qua đây cho thấy trầm tích đáy sông Thị Vải trong khu vực I phổ biến chủ yếu là
thành phần hạt mịn (sét, bột), riêng trong MC-T.2 và MC-T.3 các lỗ khoan phân bố ở
phần giữa dòng có gặp tập cát màu vàng, trắng, hạt trung tới mịn.

12


Khu vực II: Bao gồm 25 lỗ khoan phân bố trên các tuyến cắt ngang sông từ MC-T.4
đến MC-T.8. Tại khu vực cảng Gò Dầu A, mật độ các lỗ khoan khá tập trung (12 lỗ)
được bố trí trên 2 tuyến cắt ngang sông (MC-T.4 và MC-T.5), một số lỗ khoan nằm
trong lòng các rạch (VĐ-2, LKVTBS-1); ngoài ra các lỗ khoan còn lại được bố trí theo
tuyến ngang sông nhưng với mật độ thưa hơn (MC-T.6, MC-T.7, MC-T.8). Đa phần
các lỗ khoan có chiều sâu từ 1,5m đến 2,0m; riêng các lỗ khoan: VĐ-2, LKVT.5-G độ
sâu chỉ đạt 0,5 và 0,6m.
Theo tài liệu thiết đồ các lỗ khoan cho thấy, trầm tích đáy sông Thị Vải tại khu vực
này trình tự mặt cắt từ trên xuống thể hiện rõ 2 tập:
-

Tập 1: Bùn sét, bột màu xám trắng, xám xanh, phần trên mặt bị phủ lớp
mỏng bùn sét màu đen dày 0,05 đến 0,3m. Bề dày của tập này thay đổi trong
khoảng 0,5 ÷ 1,5m.

-

Tập 2: Chỉ gặp trong một số lỗ khoan phân bố ở phần giữa lòng

như:LKVT.5-G, LKVT.6-G, LKVT.6A-P với thành phần gồm cát, sạn, sỏi màu
trắng (LKVT.5-G); cát, cát pha sét màu xám trắng. Bề dày của tập thay đổi
trong khoảng 0,6 ÷ 1,0m. Riêng lỗ khoan LKVT.6A-G nằm ở cửa Tắc Cái
Trung trầm tích chủ yếu là bùn sét màu đen dày thấy được tới 2,0m.

Khu vực III: Được bắt đầu từ MC-T.8 đến MC-T.10 với 10 lỗ khoan phân bố trên 3
tuyến cắt ngang sông và lỗ khoan LKBS-2 nằm tại cửa một rạch nhỏ phía bờ phải. Các
lỗ khoan phân bố trên các tuyến mặt cắt có độ sâu 1,5m, riêng LKBS-2 có độ sâu
2,0m.
Thành phần trầm tích đáy sông ở khu vực này qua tài liệu thiết đồ các lỗ khoan cho
thấy trật tự từ trên xuống khá ổn định:
-

Từ 0,0 ÷ 0,2m: lớp bùn sét màu đen;
Từ 0,2 ÷ 1,5m: Bột sét màu xám trắng đến xanh nhạt, riêng trong lỗ khoan
LKVT.9-G gặp bùn cát màu xám tối.

Qua tài liệu các lỗ khoan phân bố trên 3 vùng nêu trên cho thấy trầm tích đáy sông Thị
Vải tới độ sâu 2,5m có sự biến đổi theo qui luật. Một số lỗ khoan phân bố tại vị trí
vùng trũng giữa lòng thường gặp các tập hạt thô như cát, sạn; lượng hạt thô cũng tăng
dần về phía thượng nguồn (Khu vực I); về phía hạ lưu và 2 bên bờ độ hạt mịn dần (chủ
yếu là sét bột). Phần trên mặt thường tồn tại một lớp mỏng bùn sét lẫn nhiều vật chất
hữu cơ màu xám tối phản ánh mức độ ảnh hưởng của ô nhiễm nước sông Thị Vải.
Về mối quan hệ giữa các trầm tích và địa hình đáy sông cũng cho thấy, nơi đáy lòng
sông bị xâm thực tạo các hố trũng thường tập sét bột bị vát mỏng và để lộ tập hạt thô
bên dưới. Nơi địa hình đáy sông bằng phẳng thể hiện mức độ bảo tồn của tập sét bột
xám xanh lơ, xám nâu còn khá đầy đủ và lớp phủ bùn sét màu xám tối trên mặt phát
triển tương đối ổn định.

13



2.3.

ĐẶC ĐIỂM KHÍ HẬU – KHÍ TƯỢNG LƯU VỰC SÔNG THỊ VẢI

Khí hậu lưu vực sông Thị Vải mang đặc tính khí hậu ven biển với hai mùa gió hàng
năm. Cơ chế gió trong mùa gió mùa Đông Bắc luôn tạo dòng đi từ trên xuống và có
thể chuyển tải không khí từ phía Bắc xuống. Do vậy việc quy hoạch các khu công
nghiệp có thải nhiều chất ô nhiễm không khí cần lưu ý đến đặc điểm này trong mùa
gió Tây Nam cũng đồng thời là mùa mưa của khu vực này. Ngoài ra nó còn chịu tác
động của gió Biz (gió đất-biển, có chu kỳ là một ngày).
Tương ứng với hai mùa gió là mùa khí hậu khô và mưa. Mùa mưa ở khu vực sông Thị
Vải bắt đầu vào cuối tháng 5 và kết thúc vào tuần cuối tháng 10, chiếm khoảng 90%
lượng mưa cả năm; thời gian còn lại là mùa khô.
2.3.1.

Nhiệt độ

Nhiệt độ không khí ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình phát tán các chất ô nhiễm trong
khí quyển. Ngoài ra, nhiệt độ không khí còn làm thay đổi quá trình bay hơi các chất ô
nhiễm hữu cơ. Vì vậy trong quá trình đánh giá mức độ ô nhiễm không khí và đề xuất
các phương án khống chế cần phân tích yếu tố nhiệt độ. Đặc điểm chung của nhiệt độ
không khí ở lưu vực sông Thị Vải như sau:
-

Nhiệt độ không khí trung bình quanh năm cao, biên độ nhiệt độ nhỏ;

-


Nhiệt độ tối đa trung bình tháng từ 29 ÷ 350C;

-

Nhiệt độ tối thiểu trung bình tháng từ 19 ÷ 250C.

2.3.2.

Độ ẩm

Độ ẩm không khí thay đổi theo mùa. Trong các tháng mùa mưa, độ ẩm trung bình là
80,3%, có tháng đạt đến 82,8% (tháng 9). Trong thời gian mùa khô, độ ẩm trung bình
là 78,2%, có tháng chỉ khoảng 76% (tháng 1). Các tháng có độ ẩm trung bình cao nhất
là từ tháng 7 đến tháng 10 và thấp nhất là từ tháng 1 đến tháng 4. Trong một ngày, độ
ẩm không khí biến thiên nghịch với nhiệt độ, thấp nhất khoảng 13-14h, cao nhất
khoảng 6-7h sáng.
-

Mùa khô: độ ẩm trung bình từ 70-75%;

-

Mùa mưa: độ ẩm trung bình từ 80-85%.

14


2.3.3.

Chế độ mưa


Lượng mưa trung bình hàng năm trên lưu vực sông Thị Vải khoảng 1.800 ÷ 2.000
mm, phân bố không đều trong năm tạo nên hai mùa rõ rệt là mùa mưa và mùa khô.
Mùa mưa từ tháng 05 đến tháng 10, chiếm 90% lượng mưa hàng năm, trong đó các
tháng 8, 9, 10 có lượng mưa cao nhất; có tháng lượng mưa lên đến 500 mm. Mùa khô
kéo dài từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau với khoảng 10% lượng mưa trong năm, có
một số tháng hầu như không có mưa như tháng 1 và 2. Quy luật phân bố mưa toàn
vùng tuân theo hai giai đoạn:
-

Giai đoạn từ tháng 12 đến tháng 04 năm sau là thời gian có mưa rất ít hoặc
không có mưa. Xuống gần phía Vũng Tàu và vào sâu trong đất liền, mức khô
hạn có phần giảm bớt so với khu vực duyên hải phía Bắc. Tổng lượng mưa giai
đoạn từ tháng 12 đến tháng 4 hàng năm chỉ chiếm 3-5% tổng lượng mưa toàn
năm thể hiện tính khô hạn khốc liệt của vùng.

-

Giai đoạn từ tháng 05 đến tháng 10 hầu như các tháng đều có mưa, lượng
mưa tăng dần và thường đạt cực đại vào khoảng tháng 7-8 hàng năm. Lượng
mưa hai tháng này có khi chiếm tới 40% tổng lượng mưa hàng năm trong vùng.
Theo số liệu quan trắc, khu vực này có lượng mưa cực đại khá cao, có khi đến
gần 2.800 mm. Trong đó, lượng mưa trong một ngày đêm có thời điểm lên đến
trên 170 mm cho thấy diễn biến phức tạp của phân bố mưa trong khu vực.
2.3.4.

Nắng

Tổng số giờ nắng trong năm khoảng 2.600 ÷ 2.700 giờ, trung bình mỗi tháng có 220
giờ nắng. Các tháng mùa khô có số giờ nắng cao nhất khoảng 300 giờ, tháng 8 thấp

nhất 140 giờ.
2.3.5.

Gió và chế độ gió

Gió có ảnh hưởng rất lớn đến quá trình phát tán các chất ô nhiễm không khí. Tốc độ
gió càng nhỏ thì mức độ ô nhiễm xung quanh nguồn ô nhiễm càng lớn.
Lưu vực sông Thị Vải nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa. Giữa hai mùa có sự
thay đổi rõ rệt. Mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 10 và mùa khô từ tháng 11 đến tháng 4,
đặc trưng của hai mùa như sau:
-

Từ tháng 4 ÷ 11 (mùa mưa): gió Tây và Tây Nam chiếm ưu thế;
Từ tháng 11 đến tháng 3 năm sau (mùa khô) chủ yếu là gió Đông và Đông
Bắc.

Do đặc điểm địa hình của khu vực, hướng gió ổn định trong suốt thời kỳ gió mùa Tây
Nam. Trong suốt thời kỳ gió mùa Đông Bắc (mùa khô), hướng gió chiếm ưu thế là
hướng Đông. Ngoài ra, gió Đông Bắc có thể đạt đến tần suất 20% trong tháng 4. Trong
suốt mùa gió Tây Nam (mùa mưa), hướng gió thịnh hành là hướng Tây và Tây Nam.

15


2.4.

ĐẶC ĐIỂM THỦY VĂN

Sông Thị Vải giống như một vịnh biển hẹp, dài, ăn sâu vào đất liền. Nguồn nước và
vật chất của các sông suối vùng thượng du sông Thị Vải rất nhỏ, hầu như sông Thị Vải

không hề có nguồn. Ảnh hưởng của nguồn nước ngọt từ sông Đồng Nai đối với sông
Thị Vải tương đối ít vì nằm cách rất xa. Các yếu tố như mưa, bốc hơi và thấm ở đây có
vai trò không lớn. Do đó, chế độ ngập, mặn và cân bằng vật chất sông Thị Vải chủ yếu
là do thủy triều và nguồn nước mặn khống chế. Nói cách khác, chế độ thủy văn của
sông Thị Vải có đặc điểm rất riêng so với các sông suối khác ở Nam Bộ.
2.4.1.

Chế độ triều

Do nằm ở vùng cửa sông ven biển nên dòng chảy của nước trong khu vực nhìn chung
chịu ảnh hưởng của chế độ triều tại chỗ. Các sông trong vùng cũng mang tính bán nhật
triều với 2 lần nước lớn và 2 lần nước ròng trong ngày. Biên độ triều xấp xỉ 1,5 ÷ 2
m/ngày đêm. Trong đó, tháng 2 và tháng 9 thường có biên độ triều cao hơn các tháng
trước trong năm. Trong mùa khô từ tháng 12 đến tháng 04 năm sau, thường có gió
chướng cộng với nước triều cường dễ gây xói lở ven bờ.
Sự giao lưu giữa hai khối nước mặn và nước ngọt trong mùa mưa làm thay đổi độ mặn
của nước từ mặn lợ sang ngọt, đã ảnh hưởng rõ rệt đến hệ sinh thái ngập nước trong
khu vực. Vì vậy, vùng cửa sông ven biển được coi là một hệ sinh thái riêng biệt, trong
đó các quần thể sinh vật nứơc mặn và nước ngọt sinh sống, thay đổi tùy thuộc vào mức
độ tương tác giữa hai khối nước nói trên.
Vùng hạ lưu sông do ảnh hưởng mạnh của thủy triều đã mang những vật liệu trầm tích
từ ngoài biển vào, pha trộn với vật liệu do thảm thực vật rừng ngập mặn, tạo nên vùng
đất ngập mặn và phèn tiềm tàng.
2.4.2.

Chế độ dòng chảy

Do ảnh hưởng của điều kiện địa hình và khí hậu, hệ thống sông rạch và chế độ triều
trong vùng, chế độ dòng chảy của nước trong sông và trên đồng của khu vực có thể
phân làm hai vùng khá rõ rệt:

-

Khu vực có nước chảy trong mùa mưa, dòng chảy từ đồng ra sông: Khu vực
này có chế độ nước chủ yếu là ngập trong mùa mưa và khô hạn trong mùa khô.
Trong giai đoạn mùa mưa, toàn vùng này ngập nước ngọt, mức ngập có thể cao
đến 0,5m và ngập nhiều ngày, làm gia tăng đáng kể nguồn nước ngầm và là
nguồn cung cấp nước cho cây trong thời gian không có mưa, ngay cả trên các
vùng giồng cát cao. Cuối mùa mưa tại khu vực giáp nước mặn, nhiều nơi vẫn
còn có nước ngọt khá thuận lợi đáp ứng nhu cầu của sinh vật.

-

Khu vực có chế độ dòng chảy theo chế độ triều trong suốt cả năm và đồng
thời bị ảnh hưởng chế độ dòng chảy theo lũ và mưa vào giai đoạn mùa mưa:
Khu vực này thường xuyên bị ngập theo triều. Trong một ngày, nước trong các
sông rạch tăng giảm hai lần, tính chất nước là nước mặn với hàm lượng muối
xấp xỉ 3,3 ÷ 3,5‰ thậm chí có nơi độ mặn lên đến 3,7‰. Tuy nhiên, vào giai
đoạn mùa mưa, nước trong vùng hầu như chỉ chảy theo hướng ra biển, ảnh

16


hưởng triều đẩy ngược nước vào trong sông rất hạn chế do nguồn nước mưa từ
thượng nguồn sông khá nhiều và liên tục.
Chế độ dòng chảy của sông Cái Mép – Thị Vải chịu ảnh hưởng của quá trình động lực
biển Đông và một phần từ hệ thống sông này chảy ra vịnh Gành Rái.
Đặc điểm dòng chảy từ biển vào có hướng Bắc-Tây Bắc. Trong khi đó, dòng chảy từ
thượng nguồn đổ ra biển có hướng Nam-Đông Nam. Tần suất xuất hiện hướng chảy
vào và chảy ra gần xấp xỉ nhau (từ 31-56%). Riêng tại khu vực cảng Thị Vải, dòng
chảy vào có hướng Đông Bắc và dòng chảy ra có hướng Tây Nam với vận tốc cực đại

133 cm/s (pha triều rút) và 98 cm/s (pha triều cường).
Gần ngã ba Gò Gia, dòng chảy vào có hướng Bắc-Tây Bắc, dòng chảy ra có hướng
Nam-Đông Nam. Tốc độ cực đại tầng đáy là 110 cm/s và tại tầng mặt là 106 cm/s.
Chế độ thuỷ triều của biển Đông có tác động rất lớn đến chế độ thuỷ văn cuả sông Thị
Vải, do vậy có ảnh hưởng rất lớn tới sự lan truyền và vận chuyển chất thải cũng như
khả năng tự làm sạch của sông. Do nguồn nước ngọt từ phía thượng lưu đổ xuống rất ít
ỏi cộng với độ dốc thủy lực của sông nhỏ nên các chất thải từ các hoạt động kinh tế xã
hội trên lưu vực đổ ra sông Thị Vải chưa kịp tải ra đến cửa sông trong các pha triều rút
thì bị đẩy ngược trở lại trong các pha triều lên, tạo thành một khối nước tích tụ ô
nhiễm lâu ngày kéo dài gần nhiều cây số. Khối nước ô nhiễm này cứ dịch chuyển lên
xuống hàng ngày theo các pha thủy triều, song khả năng tự làm sạch của nó có thể nói
là rất kém. Vì thế, sau nhiều năm tích tụ ô nhiễm, sông Thị Vải đã bị ô nhiễm rất
nghiêm trọng và có lúc đã gần như trở thành “dòng sông chết”, ảnh hưởng trực tiếp
đến nghề cá, môi trường sống và các hoạt động kinh tế, xã hội trên lưu vực.
2.5.

HỆ ĐỘNG – THỰC VẬT TỰ NHIÊN LƯU VỰC SÔNG THỊ VẢI
2.5.1.
mặn

Hệ thực vật rừng ngập

Sông Thị Vải chảy dọc theo ranh giới các huyện Long Thành – Nhơn Trạch (tỉnh
Đồng Nai) và Nhơn Trạch – Tân Thành (Đồng Nai và Bà Rịa –Vũng Tàu). Đây là khu
vực đất thấp, thường xuyên bị ngập mặn.
Dọc hai bên bờ sông Thị Vải chủ yếu là các cánh rừng ngập mặn. Do đó, hệ thực vật ở
đây có những đặc điểm chung của hệ thực vật rừng ngập mặn điển hình. Tuy nhiên, do
tác động của các hoạt động sinh hoạt của dân cư, hoạt động sản xuất công nghiệp và
nuôi trồng thủy sản trong khu vực, các quy luật tự nhiên của rừng ngập mặn không thể
hiện đầy đủ trên diện mạo của rừng. Một số loài thực vật đặc trưng của rừng ngập mặn

lưu vực sông Thị Vải bao gồm:
Cây Đước (Rhizophora)

17


Cây Đước thường mọc ở vùng nhiệt đới và Á nhiệt đới trong vùng bùn lầy của bờ
biển, cây thân gỗ nhỏ. Trên thế giới có khoảng 82 giống cây Đước. Đất đầm lầy ven
biển thường quá nhão, thường xuyên bị thủy triều tấn công khiến cây cối khó sinh
sống. Cây Đước nhờ có bộ rễ rất phát triển, trên thân cành lại có rất nhiều rễ trụ đan
xen ngang dọc, rủ xuống bãi lầy. Ngoài tác dụng chống đỡ cho cây Đước, bộ rễ còn có
tác dụng làm thoáng khí và hô hấp.

Cây Đước (Rhizophora)

Cánh rừng Đước ven sông Thị Vải

Rừng Đước không những bảo vệ bờ biển khỏi bị xói mòn lấn vào trong đất liền, mà
còn mở rộng bờ biển. Đước còn có thể giữ được chất lắng đọng của nước biển, cùng
với lá rụng và phân chim, lâu ngày sẽ thành đảo mới hoặc đất liền. Rừng Đước còn là
nơi cư trú của nhiều loại chim, tôm, cá, cua, làm cân bằng sinh thái bờ biển.
Cây Mắm (Avicenia)
Mắm là một nhóm các loài cây rừng ngập mặn phân bổ rộng khắp trên thế giới, trong
các vùng bờ biển nằm trong khoảng giữa lúc triều lên và triều xuống, về phía Nam của
Bắc chí tuyến. Một số tài liệu xếp các loài mắm vào trong họ của chính nó là
Avicenniaceae. Trước đây, chi Avicennia còn được xếp nằm trong họ Verbenaceae, về
sau được tách rời thành một họ riêng biệt. Họ Avicenniaceae là một họ độc chi, chỉ có
chi Mắm (Avicennia) tức là họ mắm, chi mắm.
Gần đây, theo APG thì họ
Avicenniaceae chỉ là một phân

họ (Avicennioideae) trong họ Ô
rô (Acanthaceae) do các
nghiên cứu phát sinh loài ở
mức phân tử cho thấy chi Mắm
phát sinh ra từ họ Acanthaceae.
Số lượng loài chưa rõ ràng vì
có các biến thể rất nhiều của
Avicennia marina, tuy nhiên
nói chung người ta thường
công nhận khoảng từ 8 đến 11
18

Cây mắm trắng (Avicenia) ở lưu vực sông Thị Vải


loài (có vài tài liệu nói tới con số 15), với Avicenniamarina được phân chia tiếp thành
một số phân loài.
Cây Bần (Sonneratia)

Cây bần (Sonneratia)

Là một chi của thực vật có hoa trong
họ Trân châu (Lythraceae). Trước
đây Sonneratia được đặt trong họ
Bần (Sonneratiaceae), bao gồm cả
Sonneratia và chi Phay (Duabanga),
nhưng hiện nay hai chi này được đặt
trong các phân họ chứa chính chúng
của họ Trân châu (Lythraceae). Tên
khoa học của chi này còn là Blatti do

James Edward Smith đặt, nhưng
Sonneratia có độ ưu tiên cao hơn.
Tên gọi chung của chúng trong tiếng
Việt là bần. Chúng là các loài cây
thân gỗ sinh sống trong các cánh
rừng tràm đước ven biển.

Dừa nước (Nypa Fruticans)
Tên khoa học là Nypa fruticans , còn
được gọi là Attap palm (Singapore),
Nipa palm (Philippines), Mangrove
palm hoặc Nipah palm (Malaysia), là
loài duy nhất trong họ Cau dừa
(Arecaceae) sinh sống trong đầm lầy.
Loài dừa nước, duy nhất trong chi
Nypa, sinh trưởng tại miền nam châu
Á và bắc Úc. Hoá thạch của phấn hoa
dừa nước đã được xác định niên đại
đến 70 triệu năm về trước. Hiện nay,
cây và lá dừa nước được người dân sử
dụng lợp mái, làm nhà cửa. Ngoài ra,
Dừa nước (Nypa Fruticans)
cùng họ với thốt nốt, dừa nước còn là
cây công nghiệp trong ngành chế biến đường, có giá trị kinh tế cao.
2.5.2. Hệ động vật

Hệ động vật hoang dã ở rừng ngập
mặn lưu vực sông Thị Vải không
phong phú, đa dạng như các ở các khu
rừng ngập mặn khác.

Phạm vi khu rừng ngập mặn này
không lớn so với cả khu vực rừng
ngập mặn vùng cửa sông hệ thống
sông Đồng Nai. Bên cạnh đó, khu vực
Cò (họ Ciconiidae) trong rừng ngập mặn ven
sông Thị Vải

19


rừng ven hai bờ sông lại nằm ở vị trí sâu trong đất liền, giáp với các hệ sinh thái khác
(nông nghiệp, đô thị) và không xa các khu công nghiệp, khu dân cư nên có phần không
thuận lợi cho một số loài động vật hoang dã quần cư, sinh sống như ở vùng lõi của
rừng ngập mặn Cần Giờ.
Trong một thời gian dài, rừng thường xuyên bị các tác động khai thác, tỉa thưa, trồng
mới, săn bắn chim thú, phá rừng làm đùng nuôi tôm…làm xáo trộn môi trường sống
của các loài động vật hoang dã.

Cá thòi lòi (họ Periophthalmus Scholosseri) ở
Cảng Cái Mép, Bà Rịa – Vũng Tàu

Ngoài ra, hệ thủy sinh vật ở đây cũng
rất đa dạng. Kết quả khảo sát cho thấy
có ba nhóm thủy sinh chủ yếu liên
quan chặt chẽ đến hệ sinh thái rừng
ngập mặn: giáp xác, nhuyễn thể 2 vỏ
và cá. Các thủy sinh vật sử dụng xác
hữu cơ dạng hạt hay mùn hữu cơ (xác
thực vật) và các phiêu sinh động thực
vật cũng như động vật đáy làm thức

ăn. Các loài phiêu sinh thực vật chiếm
ưu thế là Tảo Silic Bacillariophyta.
Trong khi đó, đối với phiêu sinh động
vật, loài chiếm ưu thế là Brachionus
plicatilis Muller.

20


3

Chương

ĐIỀU KIỆN KINH TẾ – XÃ HỘI TRÊN LƯU VỰC
SÔNG THỊ VẢI VÀ KHU VỰC PHỤ CẬN
Lưu vực sông Thị Vải là một trong những địa bàn rất hấp dẫn đối với các nhà đầu tư
trong và ngoài nước do có vị trí địa lý thuận lợi về giao thông đường bộ cũng như
đường biển, có hệ thống cảng nước sâu phát triển và là cửa ngõ giao thông vận tải thủy
cho cả vùng kinh tế trọng điểm phía Nam hiện tại cũng như về lâu dài.
Ngoài các khu dân cư đã được hình thành và phát triển trong thời gian qua, các hoạt
động kinh tế chính yếu trên lưu vực sông Thị Vải hiện nay chủ yếu là hoạt động công
nghiệp và dịch vụ cảng. Bên cạnh đó còn có các hoạt động nông nghiệp, nuôi trồng và
đánh bắt thủy hải sản, thương mại và dịch vụ.
3.1.

DÂN SỐ VÀ PHÂN BỐ DÂN CƯ

Phạm vi nghiên cứu của lưu vực sông Thị Vải và vùng phụ cận trong nhiệm vụ này
bao gồm 03 xã của huyện Nhơn Trạch – Đồng Nai (Hiệp Phước, Long Thọ và Phước
An), 02 xã của huyện Long Thành – Đồng Nai (Long Phước và Phước Thái), 04 xã/thị

trấn của huyện Tân Thành, tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu (Mỹ Xuân, Phú Mỹ, Tân Phước,
Phước Hòa) và 01 xã của huyện Cần Giờ – TPHCM (Thạnh An). Dân số của các xã/thị
trấn trong khu vực nghiên cứu tính đến năm 2009 có 139.272 người với mật độ dân số
bình quân toàn khu vực khoảng 257 người/km2.
Bảng 3-1. Diện tích và dân số của các xã/thị trấn trong khu vực nghiên cứu
TT Địa bàn
01

Huyện Nhơn Trạch (ĐN)

02

Huyện Long Thành (ĐN)

03

Huyện Tân Thành (BR-VT)

04

Huyện Cần Giờ (TPHCM)
Tổng cộng

Tên xã/thị
trấn
Hiệp Phước
Long Thọ
Phước An
Long Phước
Phước Thái

Mỹ Xuân
Phú Mỹ
Tân Phước
Phước Hòa
Thạnh An

Diện tích Dân số 2009 Mật độ dân số
(km2)
(người)
(người/km2)
18,136
12.156
670
24,275
7.467
308
149,445
7.043
47
40,602
15.321
377
16,778
22.077
1.316
39,051
25.823
661
31,723
21.647

682
28,32
10.776
381
62,32
12.762
205
131,42
4.200
32
542,07
139.272
257

Nguồn: Thông tin trực tiếp từ UBND các huyện có liên quan.

21


Dân cư trong khu vực sinh sống chủ yếu dọc hai bên các trục đường giao thông chính
như Quốc lộ 51, 25B, Hương lộ 19 và hình thành nên các khu dân cư tập trung như
khu dân cư tại Ngã tư Hiệp Phước (giao cắt giữa QL25B và HL19), khu dân cư xã
Long Thọ, Phước An (dọc theo HL19), các khu dân cư thuộc xã Long Phước, Phước
Thái, Mỹ Xuân, thị trấn Phú Mỹ, xã Tân Phước và xã Phước Hòa dọc theo Quốc lộ 51.
Đặc điểm phân bố dân cư tập trung theo các trục đường giao thông đưa đến sự phát
sinh một số lượng khá lớn nước thải và chất thải rắn sinh hoạt của các khu dân cư, góp
phần gây ô nhiễm môi trường nước sông Thị Vải cùng với các nguồn thải khác.
3.2.

HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT CÔNG NGHIỆP

3.2.1.
triển các KCN trên lưu vực sông Thị Vải

Tình hình đầu tư phát

Trước năm 1993, trên lưu vực sông Thị Vải có rất ít cơ sở công nghiệp hoạt động (chỉ
có Nhà máy Super Photphat Long Thành và một số xí nghiệp của Trung ương và của
tỉnh Đồng Nai trong khu phụ trợ lọc hóa dầu ở huyện Nhơn Trạch). Đến năm 1993,
Công ty Cổ phần hữu hạn Vedan Việt Nam (gọi tắt là Công ty Vedan) chính thức đi
vào hoạt động trên lưu vực sông Thị Vải, và sau đó, từ năm 1996 đến nay bắt đầu xuất
hiện ngày càng nhiều các khu công nghiệp (KCN) và các cơ sở sản xuất trên lưu vực.
Tính đến tháng 11/2009, trên lưu vực sông Thị Vải có tổng cộng 12 khu công nghiệp
được cấp phép đầu tư và đi vào hoạt động (gồm 06 KCN của tỉnh Đồng Nai và 06
KCN của tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu) với tổng diện tích đất theo quy hoạch sau khi điều
chỉnh là 5.212,08 ha, thu hút được 360 dự án đầu tư, trong đó có 277 dự án đang hoạt
động (Bảng 3-2).
Bảng 3-2. Tình hình đầu tư phát triển các KCN trên lưu vực sông Thị Vải
(tính đến tháng 11/2009)
TT

Tên KCN
(Chủ đầu tư)

Năm Diện tích
thành theo QH

Số dự án đầu tư
Đã thuê Đã hoạt
đất
động

TỈNH ĐỒNG NAI
167,26
23
19
(133,28ha)

Các ngành nghề công nghiệp đã
đầu tư trong KCN

1

Gò Dầu

1996

2

Nhơn Trạch 1

1997

Sản xuất chất tẩy rửa, các sản
phẩm gốm sứ và hóa chất, hạt
nhựa PVC, phân bón tổng hợp
NPK, hóa chất nhựa đường,
calcium carbonate, các loại keo,
găng tay cao su, tấm trần thạch
cao, gạch thạch anh phản quang,
chiết tách và tồn trữ gas,….
Dệt may, phụ gia bê tông, giày da,

thiết bị vệ sinh, khí gas công
nghiệp, may mặc, xe đạp, gạch,
dụng cụ y tế, bóng đèn, phụ kiện
thiết bị vệ sinh, thiết bị điện, quạt
CN, dụng cụ gia đình, gạch men,
truyền tải điện, gốm sứ, sản phẩm
gỗ, hóa chất, phụ kiện giày da, …

401,72

73
(263,78ha)

62

22


3

Nhơn Trạch 2

1997

265

53

39


Dệt nhuộm, sản xuất ngư cụ, mỹ
phẩm, hóa chất, cơ khí, lắp ráp ô
tô, điện tử và bê tông

4
4A

Nhơn Trạch 3
Giai đoạn I
(Formosa)

1997

337

34
(299,06ha)

31

4B

Giai đoạn II
(Tín Nghĩa)

2003

360,5

22


15

5

Nhơn Trạch 5

2003

309

18
(134,4 ha)

16

6

Vinatex Tân
Tạo

2003

184

12

09

Dệt, may, cơ khí, thực phẩm, điện

tử, sản xuất hoá chất, sản xuất vật
liệu xây dựng,…
Dệt, may, cơ khí, thực phẩm, điện
tử, sản xuất hoá chất, sản xuất vật
liệu xây dựng,…
Dệt, may, nhuộm, cơ khí, thực
phẩm, điện tử, sản xuất hoá chất,
sản xuất vật liệu xây dựng,…
Dệt nhuộm, may mặc

1

Mỹ Xuân A

1996

2

Mỹ Xuân A2

2002

3
4

Mỹ Xuân B1
Phú Mỹ I

2003
1998


5

Phú Mỹ II

2006

6

Cái Mép

2003

Tổng cộng

TỈNH BÀ RỊA – VŨNG TÀU
304
33
24
Sản xuất vật liệu xây dựng, công
nghiệp chế biến hải sản, chế biến
gỗ, nông sản, giấy và bao bì…
422
23
16
Da thành phẩm và vải giả da, cơ
khí, hàng tiêu dùng
226
6
4

Gỗ, xăng dầu, VLXD
945
50
37
Sản xuất điện, phân bón, thép, hóa
chất, vật liệu xây dựng
620,6
4
1
Sản xuất thép
(202,5 ha)
670
9
4
kho cảng, cơ khí, hóa chất, chế biến
(160 ha)
nông sản
5.212,08
360
277

Nguồn: Tổng hợp từ kết luận của Đoàn thanh tra Tổng cục Môi trường năm 2009.

3.2.2.
bên ngoài KCN

Các cơ sở sản xuất

Ngoài các KCN đã được thống kê ở Bảng 3-2, trên lưu vực sông Thị Vải còn có một
số cơ sở sản xuất công nghiệp riêng lẻ có nguồn nước thải đổ trực tiếp ra sông Thị Vải,

trong đó đáng lưu ý là Công ty Cổ phần hữu hạn Vedan Việt Nam và Nhà máy Supe
Phốt phát Long Thành.


Công ty Cổ phần hữu hạn Vedan Việt Nam có trụ sở tại xã phước thái,
huyện Long Thành, tỉnh Đồng Nai, hoạt động theo giấy phép đầu tư số 171 A/GP
ngày 01 tháng 8 năm 1991 của Ủy ban Nhà nước về hợp tác và đầu tư (nay là Bộ
Kế hoạch và Đầu tư) trên diện tích 120 ha, với tổng số cán bộ, công nhân viên hiện
nay là 2.457 người. Công ty đã đi vào hoạt động chính thức từ năm 1993 trong các
lĩnh vực sản xuất: bột ngọt, tinh bột, Lysine, xút (NAOH), axit (HCL), phân bón,
thức ăn chăn nuôi và các sản phẩm công nghệ sinh học.



Nhà máy Supe Phốt phát Long Thành thuộc Công ty Phân bón Miền Nam
có trụ sở tại Khu công nghiệp Gò Dầu (KCN), xã Phước Thái, huyện Long Thành,
tỉnh Đồng Nai, bắt đầu hoạt động từ năm 1992. Nhà máy hoạt động trong lĩnh vực
sản xuất sản xuất phân bón và hóa chất; sản phẩm là phân super Phốt phát 150.000
tấn/năm (công suất thiết kế 200.000 tấn/năm), Axít sunfuric 60.000 tấn/năm (công
23


suất thiết kế là 80.000 tấn/năm); nguyên liệu sử dụng lưu huỳnh nguyên tố (21.000
tấn/năm) và quặng Apatit (105.000 tấn - 110.000 tấn/năm); nhiên liệu sử dụng là
dầu FO (900 tấn/năm) và dầu DO (25 tấn/năm); sử dụng nước máy của Xí nghiệp
dịch vụ KCN Sonadezi và nước ngầm tự khai thác khối lượng trung bình 498
m3/ngày đêm.
3.3.

HOẠT ĐỘNG CẢNG


Trên lưu vực sông Thị Vải hiện có nhiều bến cảng đang được khai thác sử dụng:











Cảng của Công ty Cổ phần hữu hạn Vedan Việt Nam
Cảng Gò Dầu A
Cảng Gò Dầu B
Cảng Nhà máy Supe Phốt phát Long Thành
Cảng Mỹ Xuân
Cảng Nhà máy Xi măng Holcim
Cảng tổng hợp Phú Mỹ
Cảng Nhà máy Thép Phú Mỹ
Cảng Baria-Serece
Cảng Cái Mép,…

Các bến cảng này được thiết kế cho tàu có trọng tải từ 10.000 ÷ 30.000 DWT ra vào.
Lượng tàu bè ra vào các cảng trên sông Thị Vải khá tấp nập và cũng góp phần gây ô
nhiễm môi trường nước.

Cảng Phú Mỹ – Một trong những bến cảng lớn trên sông Thị Vải.


24


3.4.

HOẠT ĐỘNG NUÔI TRỒNG VÀ ĐÁNH BẮT THỦY SẢN

Sông Thị Vải và các chi lưu của nó, các cánh rừng ngập mặn ven sông đã từng là một
địa bàn hoạt động nghề cá với nhiều hình thức nuôi trồng và đánh bắt khác nhau. Con
sông này từ bao đời đã cung cấp một lượng lớn nguồn lợi thủy sản cho các tỉnh Đồng
Nai, Bà Rịa – Vũng Tàu và thành phố Hồ Chí Minh.
3.4.1.
thủy sản

Hoạt động nuôi trồng

Nghề nuôi trồng thủy sản trong lưu vực sông Thị Vải được hình thành và phát triển
khoảng từ năm 1990 trở lại đây với nhiều hình thức nuôi khác nhau: thời gian đầu là
nuôi quãng canh, sau đó là quãng canh cải tiến, và gần đây hơn là nuôi công nghiệp.
Đối tượng nuôi chủ yếu là tôm sú, cua và một số loài thủy sản khác.
Theo các bản đồ hiện trạng sử dụng đất năm 2005 của các địa phương trong khu vực
nghiên cứu, tổng diện tích đất nuôi trồng thủy sản nước lợ và mặn của 09 xã/thị trấn có
liên quan là 3.151,8 ha (Bảng 3-2), trong đó xã Thạnh An, huyện Cần Giờ – TPHCM
chiếm tỷ lệ cao nhất (35,32%); tiếp đến là xã Phước An, huyện Nhơn Trạch – Đồng
Nai (31,58%); xã Phước Hòa, huyện Tân Thành, tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu (10,95%).
Các xã còn lại có tỷ lệ diện tích nuôi nhỏ từ 0,4% đến 6,45%.
Bảng 3-3. Diện tích nuôi thủy sản nước lợ và mặn của các xã/thị trấn trong khu
vực nghiên cứu (năm 2005)
TT Địa bàn
01


Huyện Nhơn Trạch (ĐN)

02

Huyện Long Thành (ĐN)

03

Huyện Tân Thành (BR-VT)

04

Huyện Cần Giờ (TPHCM)
Tổng cộng

Tên xã/thị trấn
Long Thọ
Phước An
Long Phước
Phước Thái
Mỹ Xuân
Phú Mỹ
Tân Phước
Phước Hòa
Thạnh An

Diện tích nuôi thủy
sản nước lợ (m2)
573.041

9.954.957
1.951.484
125.223
2.033.209
634.194
1.663.154
3.452.157
11.130.595
31.518.014

Tỷ lệ (%)
1.82
31.58
6.19
0.40
6.45
2.01
5.28
10.95
35.32
100.00

Nguồn: Tổng hợp từ các bản đồ hiện trạng sử dụng đất năm 2005 của các địa phương có liên quan.

Hoạt động nuôi trồng thủy sản trên lưu vực sông Thị Vải một mặt sử dụng nguồn nước
từ sông Thị Vải và các chi lưu của chúng để nuôi trồng, mặt khác tháo bỏ nước thải có
chứa các chất gây ô nhiễm vào nguồn nước. Hiệu quả của việc nuôi thủy sản ở đây
phụ thuộc rất nhiều vào tình trạng chất lượng nước sông Thị Vải. Có nhiều thời điểm ô
nhiễm nặng dẫn đến tình trạng thủy sản nuôi bị chết hàng loạt, người nuôi bị thua lỗ và
nhiều người đã bỏ hoang đất không dám đầu tư nuôi nữa.


25


×