Tải bản đầy đủ (.docx) (10 trang)

25 câu kèm lời giải Tổng hợp ancol, phenol, ete (đề 2)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (110.36 KB, 10 trang )

Tổng hợp ancol, phenol, ete - đề 2
Câu 1: Tách nước một hợp chất X thu được but-1-en duy nhất. Danh pháp quốc tế của X là:
A. 2-metyl propan-1-ol.
B. butan-1-ol.
C. butan-2-ol.
D. pentan-2-ol.
Câu 2: Thủy phân hợp chất C3H5Cl3 bằng dung dịch NaOH, kết quả thu được bao nhiêu hợp
chất hữu cơ đơn chức.
A. 1
B. 2
C. 3
D. 4
Câu 3: Khi đun nóng CH3CH2CH(OH)CH3 (butan-2-ol) với H2SO4 đặc, 1700C thì thu được
sản phẩm chính là :
A. but-1-en
B. but-2-en
C. đietyl ete
D. butanal
Câu 4: Cho các ancol sau: CH3-CH2-CH2-OH (1); (CH3)2CH-OH (2); CH3-CH(OH)-CH2-OH
(3); CH3-CH(OH)-CH(CH3)2 (4). Dãy gồm các ancol khi tách nước chỉ cho một olefin duy
nhất là:
A. (1), (2).
B. (1), (2), (3).
C. (1), (2), (4).
D. (2), (3).
Câu 5: Đề hiđrat hóa ancol X bậc III thu được hai anken có công thức phân tử là C5H10. Hãy
cho biết anken nào là sản phẩm chính?
A. pent-2-en
B. 3-metylbut-1-en
C. 2-metylbut-2-en
D. 2-metylbut-1-en


Câu 6: Đun hỗn hợp gồm metanol, etanol và propanol-1 với H2SO4 đặc ở nhiệt độ thích hợp
từ 140o đến 180oC thì thu được bao nhiêu sản phẩm là hợp chất hữu cơ?
A. 5
B. 6
C. 8
D. 9


Câu 7: (CĐ B 07)Khi thực hiện phản ứng tách nước đối với rượu (ancol) X, chỉ thu được một
anken duy nhất. Oxi hoá hoàn toàn một lượng chất X thu được 5,6 lít CO2 (ở đktc) và 5,4
gam nước. Có bao nhiêu công thức cấu tạo phù hợp với X? (Cho H = 1; C = 12; O = 16)
A. 5
B. 4
C. 2
D. 3
Câu 8: Oxi hóa 0,6 gam một ancol đơn chức bằng oxi không khí, sau đó dẫn sản phẩm qua
bình 1 đựng H2SO4 đặc, bình 2 dựng dd KOH dư. Khối lượng bình 1 tăng 0,72, bình 2 tăng
1,32 gam. CTPT của ancol A là :
A. C2H6O
B. C3H8O
C. C4H10O
D. C5H12O
Câu 9: (CĐ-08) Oxi hoá ancol đơn chức X bằng CuO (đun nóng),sinh ra một sản phẩm hữu
cơ duy nhất là xeton Y (tỉ khối hơi của Y so với khí hiđro bằng 29). Công thức cấu tạo của X

A. CH3-CHOH-CH3.
B. CH3-CH2-CH2-OH.
C. CH3-CH2-CHOH-CH3.
D. CH3-CO-CH3.
Câu 10: Oxi hóa 2 mol ancol metylic thành anđehit fomic bằng oxi không khí trong một bình

kín, biết hiệu suất phản ứng oxi hóa là 80%. Rồi cho 36,4 gam nước vào bình được dung dịch
X. Nồng độ % anđehit fomic trong dung dịch X là:
A. 58,87%
B. 38,09%
C. 42,40%
D. 36%
Câu 11: (ĐH A 08) Cho m gam hỗn hợp X gồm hai ancol no, đơn chức, kế tiếp nhau trong
dãy đồng đẳng tác dụng với CuO (dư) nung nóng, thu được một hỗn hợp rắn Z và một hỗn
hợp hơi Y (có tỉ khối hơi so với H2 là 13,75). Cho toàn bộ Y phản ứng với một lượng dư
AgNO3 trong dung dịch NH3 đun nóng, sinh ra 64,8 gam Ag. Giá trị của m là
A. 7,8.
B. 8,8.
C. 7,4.
D. 9,2


Câu 12: Đôt cháy hoàn toàn 1,06 gam hỗn hợp hai ancol, đơn chức kê tiếp nhau rồi cho toàn
bộ CO2, hấp thụhết vào 1 lít dung dịch NaOH 0,2M . Sau phản ứng nồng độ của dung dịch
NaOH còn lại 0,1M ( coi thể tích dung dịch không đổi). Công thức phân tử của hai ancol là:
A. CH3OH vàC2H5OH
B. C2H5OH và C3H7OH.
C. C3H7OH và C4H9OH
D. C4H9OH và C5H11OH.
Câu 13: Hợp chất X tác dụng được với Na, AgNO3/NH3, không tác dụng với NaOH. Khi cho
X tác dụng với H2/Ni,t0 tạo ancol no và ancol này tác dụng với Cu(OH)2 tạo dung dịch xanh
lam. Vậy CTCT của X là:
A. CH3CH2COOH
B. HO-CH2CH2 -CHO
C. HCOOC2H5
D. CH3CH(OH)CHO

Câu 14: (CĐ 08)Đốt cháy hoàn toàn hỗn hợp M gồm hai rượu (ancol) X và Y là đồng đẳng
kế tiếp của nhau, thu được 0,3 mol CO2 và 0,425 mol H2O. Mặt khác, cho 0,25 mol hỗn hợp
M tác dụng với Na (dư), thu được chưa đến 0,15 mol H2. Công thức phân tử của X, Y là:
A. C3H6O,C4H8O.
B. C2H6O,C3H8O.
C. C2H6O2,C3H8O2.
D. C2H6O,CH4O.
Câu 15: (ĐH A 09) Đốt cháy hoàn toàn 0,2 mol một ancol X no, mạch hở cần vừa đủ 17,92
lít khí O2 (ở đktc). Mặt khác, nếu cho 0,1 mol X tác dụng vừa đủ với m gam Cu(OH)2 thì tạo
thành dung dịch có màu xanh lam. Giá trị của m và tên gọi của X tương ứng là
A. 9,8 và propan-1,2-điol.
B. 4,9 và propan-1,2-điol.
C. 4,9 và propan-1,3-điol.
D. 4,9 và glixerol.
Câu 16: Đun nóng rượu A với hỗn hợp (lấy dư) KBr + H2SO4 đặc, thu được chất hữu cơ B.
Hơi của 12,3 g chất B trên chiếm 1 thể tích bằng thể tích của 2,8 g nitơ trong cùng 1 điều
kiện. Khi đun nóng với CuO rượu A biến thành anđehit. Công thức cấu tạo của A là:
A. CH3OH
B. C2H5OH
C. CH3CH2H2OH
D. CH3CH(OH)CH3
Câu 17: Có một hợp chất hữu cơ đơn chức Y, khi đốt cháy Y ta chỉ thu được CO2 và H2O
với số mol như nhau và số mol oxi tiêu tổn gấp 4 lần số mol của Y. Biết rằng: Y làm mất màu
dung dịch brom và khi Y cộng hợp hiđro thì được rượu đơn chức. Công thức cấu tạo mạch hở
của Y là:


A. CH3-CH2-OH
B. CH2=CH-CH2-CH2-OH
C. CH3-CH=CH-CH2-OH

D. CH2=CH-CH2-OH .
Câu 18: Cho chất hữu cơ X chứa C, H, O và chỉ chứa một loại nhóm chức. Nếu đốt cháy một
lượng X thu được số mol H2O gấp đôi số mol CO2. Mặt khác khi cho X tác dụng với Na dư
thì thu được số mol H2 bằng 1/2 số mol X đã phản ứng. Công thức của X là
A. CH3OH.
B. C2H4(OH)2.
C. C2H5OH
D. C4H9OH.
Câu 19: Đốt cháy V ml cồn etylic 920 thu được 28,16 gam CO2 và 33,28 gam H2O. Nếu đem
V ml cồn trên cho phản ứng với Na dư thì thu được thể tích H2 (ở đktc) là
A. 6,72 lít
B. 7,168 lít
C. 4,58 lít
D. 13,53 lít
Câu 20: Đun nóng ancol no, đơn chức X với hỗn hợp (KBr và H2SO4 đặc) thu được hợp chất
hữu cơ Y (chứa C, H, Br), trong đó Br chiếm 73,4% về khối lượng. Công thức của X là:
A. CH3OH.
B. C4H9OH.
C. C3H7OH.
D. C2H5OH
Câu 21: Đốt cháy m gam một rượu (X) thu được 0,3 mol CO2 và 0,4 mol H2O. Mặt khác
cho m gam (X) tác dụng với Natri dư thu được 0,1 mol H2. Giá trị của m là:
A. 7,6 gam
B. 3,8 gam
C. 6,2 gam
D. 9,2 gam
Câu 22: Cho 18,8 gam hỗn hợp M gồm C2H5OH và một ancol đồng đẳng X tác dụng với Na
dư thu được 5,6 lít khí H2 (đktc). Oxi hóa 18,8 gam M bằng CuO, nung nóng thu được hỗn
hợp Y gồm 2 anđehit (h=100%). Cho Y tác dụng hết với dung dịch AgNO3 trong NH3 , thu
được m gam Ag. Giá trị của m là:

A. 86,4.
B. 172,8.
C. 108,0.
D. 64,8.
Câu 23: Oxi hóa a gam hỗn hợp X gồm 2 ancol no, đơn chức, đồng đẳng kế tiếp , thu được 2
anđehit tương ứng (h=100%). Cho 2 anđehit tác dụng hết với Ag2Otrong dung dịch NH3 , thu


được 21,6 gam Ag. Nếu đốt a gam X thì thu được 14,08 gam CO2. Tên gọi của 2 ancol trong
X là:
A. metanol và etanol.
B. propan-1-ol và butan-1-ol.
C. etanol và propan-1-ol.
D. hexan-1-ol và pentan-1-ol.
Câu 24: Chia hỗn hợp M gồm CH3OH và một ancol đồng đẳng (X)thành 3 phần bằng nhau.
Phần 1 cho tác dụng với Na dư thu được 336 ml H2 (đktc). Oxi hoá phần 2 thành anđehit
(h=100%), sau đó cho tác dụng AgNO3 trong NH3 dư thu được 10,8 gam Ag. Phần 3 đốt c
háy hoàn toàn thu được 2,64 gam CO2. Công thức phân tử của X là
A. C2H6O.
B. C3H8O.
C. C4H10O.
D. C5H12O.
Câu 25: Oxi hóa ancol đơn chức X thu được anđehit Y. Hỗn hợp khí và hơi sau phản ứng
được chia thành 2 phần bằng nhau. Phần 1 cho tác dụng với Na dư, thu được 5,6 lít khí H2
(đktc). Phần 2 đốt cháy hoàn toàn, thu được 33,6 lít khí (đktc) CO2 và 27 gam H2O. Tên gọi
của X là:
A. Ancol metylic.
B. Ancol etylic.
C. Ancol allylic.
D. Ancol iso-butylic.


LỜI GIẢI CHI TIẾT
Câu 1: Đáp án : B
Theo quy tắc Zai-xép ta có:
o

CH3CH2CH2CH2OH
=> Đáp án B

170 C


H 2 SO4

CH3CH2CH=CH2 (But - 1 - en)

Câu 2: Đáp án : A
Trong các đồng phân của C3H5Cl3 có 1 chất:
CH3CH2CCl3 + 4 NaOH  CH3CH2COONa + NaCl + 2H2O
=> Đáp án A
Câu 3: Đáp án : B
Theo quy tắc Zai-xép:


o

CH3CH2CHOHCH3
=> Đáp án B

170 C



H 2 SO4

CH3CH=CHCH3 (spc) + CH3CH2CH=CH2 (spp)

Câu 4: Đáp án : A
Có 2 ancol thỏa mãn: (1) - tạo CH3CH=CH2 duy nhất
(2) - tạo CH3CH=CH2 duy nhất
=> Đáp án A
Câu 5: Đáp án : C
X là ancol bậc 3 => Anken phải chứa C bậc 3
Ancol :
− H 2O
→ CH2=C(CH3)-CH2-CH3 + CH3-C(CH3)=CH-CH3
CH3-C(OH)(CH3)-CH2-CH3 
(sp phụ)
(sp chính)
=> Đáp án C
Câu 6: Đáp án : C
Có 2 loại sản phẩm được tạo ra
+) Anken : có 2 anken (eten và propen)
3.(3 + 1)
2
+) Ete:
=6
=> Có 8 sản phẩm
=> Đáp án C
Câu 7: Đáp án : D
Đốt ancol X tạo ra nCO2 = 0,25 mol; nH2O = 0,3 mol

=> nX = nH2O - nCO2 = 0,05 mol => X có 5 C
=> X là C5H11OH
Các đồng phân thỏa mãn là: CH3CH2CH2CH2CH2OH ; (CH3)2CHCH2CH2OH ;
CH2OHCH(CH3)CH2CH3
=> Đáp án D
Câu 8: Đáp án : B
Theo đề bài, suy ra nH2O = 0,04 mol ; nCO2 = 0,03 mol
=> A là ancol no, nA = nH2O - nCO2 = 0,01 mol
=> MA = 60 (C3H7OH)
=> Đáp án B
Câu 9: Đáp án : A
MY = 29.2 = 58 (CH3COCH3) => Ancol X là CH3CHOHCH3


=> Đáp án A
Câu 10: Đáp án : B
Sản phẩm của phản ứng oxi hóa: nHCHO = 1,6 mol ; nCH3OH = 0,4 mol
nH2O = nHCHO = 1,6 mol
Do đó, mX = 1,6.30 + 0,4.32 + 1,6.18 + 36,4 = 126 g
1, 6.30
=> %HCHO = 126 = 38,09 %
=> Đáp án B
Câu 11: Đáp án : A
Gọi ancol là RCH2OH , ta có : RCH2OH + CuO
RCHO + H2O + Cu
Giả sử có 1 mol ancol => nRCHO = nH2O = 1
=> nY = 2 => mY = 13,75.2.2 = 55
=> mRCHO = 55 - 18 = 37 => Andehit là HCHO và CH3CHO
Gọi nHCHO = x ; nCH3CHO = y. Vì RCHO = 37, theo đường chéo => 7x - 7y = 0
Mặt khác : 4x + 2y = nAg = 0,6 => x = y = 0,1

Do đó, m = mCH3OH + mCH3CH2OH = 0,1.32 + 0,1.46 = 7,8
=> Đáp án A
Câu 12: Đáp án : B
Số mol NaOH phản ứng là: nNaOH = 0,1 mol
1
Vì NaOH dư => Tạo muối Na2CO3 => nCO2 = nNa2CO3 = 2 nNaOH = 0,05 mol
Gọi CTPT 2 ancol là CnH2n+2O
1, 06
.n
=> 14n + 18 = 0,05 => n = 2,5
=> Ancol là C2H5OH và C3H7OH
=> Đáp án B
Câu 13: Đáp án : D
Ta thấy:
+) CH3CHOHCHO có chứa nhóm -OH phản ứng được với Na, chứa nhóm -CHO phản ứng
được với AgNO3
+) CH3CHOHCHO hidro hóa tạo ancol CH3CHOHCH2OH phản ứng được với Cu(OH)2
=> Đáp án D
Câu 14: Đáp án : B
0,25 mol M tạo ra nH2 < 0,15 mol => M chứa 2 ancol đơn chức
nH2O - nCO2 = 0,125 mol => nM = 0,125 mol


0,3
0,125 = 2,4
=>
=> Ancol là C2H6O và C3H8O
=> Đáp án B
C=


Câu 15: Đáp án : B
Gọi CTPT của ancol: CnH2n+2Oa (a ≥ 2 - vì ancol hòa tan Cu(OH)2)
17,92
2n + 2 a
2n + 2 a


4
2 , do đó: 0,2.( n + 4
2 ) = 22, 4
nO2 = n +
<=> 3n - a = 7 => n = 3; a = 2 => Ancol là CH2OHCHOHCH3
0,1
m = 98. 2 = 4,9 g
=> Đáp án B
Câu 16: Đáp án : C
2,8
Ta thấy: 12,3g B có số mol là nB = 28 = 0,1
=> MB = 123. Mà B có dạng R-Br => R = 123 - 80 = 43 (C3H7-)
=> A là C3H7OH, mà A tạo andehit
=> A là CH3CH2CH2OH
=> Đáp án C

Câu 17: Đáp án : D
Vì: +) Đốt Y tạo nCO2 = nH2O
+) Y phản ứng với H2 tạo ancol đơn chức
=> Y có dạng CnH2nO
2n 1

Giả sử đốt 1 mol Y => nO2 = 4 => n + 4 2 = 4 => n = 3

Do vậy, Y là CH2=CHCH2OH
=> Đáp án D
Câu 18: Đáp án : A
1
Khi cho X + Na , tạo nH2 = 2 nX => X là ancol đơn chức.
Có 1 ancol duy nhất khi đốt tạo nH2O = 2nCO2 là CH3OH
=> Đáp án A

Câu 19: Đáp án : D
nCO2 = 0,64 mol => nC2H5OH = 0,32 mol


Khi đốt 0,32 mol C2H5OH tạo ra nH2O = 0,32.3 = 0,96 mol
33, 28
8
Do đó, trong V ml rượu có chứa 18 - 0,96 = 9 mol H2O
1
=> nH2 = 2 (nC2H5OH + nH2O) => VH2 = 13,53 (l)
=> Đáp án D
Câu 20: Đáp án : D
H 2 SO4
→ RBr
KBr
Gọi ancol là ROH, ta có: ROH 
80
=> R + 80 = 0,734 => R = 29 (C2H5-)
=> Đáp án D

Câu 21: Đáp án : A
Bảo toàn khối lượng: m = mC + mH + mO = 0,3.12 + 0,4.2 + 0,1.2.16 = 7,6 g

=> Đáp án A
Câu 22: Đáp án : B
nH2 = 0,25 mol => n ancol = 0,5 mol
18,8
M=
0,5 = 37,6
=>
=> Ancol còn lại là CH3OH. Gọi nCH3OH = x, nC2H5OH = y
=>
=>
=> nAg = 4x + 2y = 1,6 mol => m = 1,6.108 = 172,8 g
=> Đáp án B
Câu 23: Đáp án : B
nAg = 0,2 mol ; nCO2 = 0,32 mol
1
+) Nếu các ancol khác CH3OH => nX = 2 nAg = 0,1 mol

=> C = 3,2
=> Ancol là C3H7OH và C4H9OH
+) Nếu 2 ancol là CH3OH và C2H5OH, giải cụ thể được nCH3OH = -0,04 (loại)
=> Đáp án B
Câu 24: Đáp án : C
Trong mỗi phần, gọi nCH3OH = x; nX = y


Giả sử X có n nguyên tử C.
Ta có: +) Phần 1: nCH3OH + nX = 2nH2 <=> x + y = 0,03
+) Phần 2: 4x + 2y = nAg = 0,1
+) Phần 3: 1.x + n.y = nCO2 = 0,06
Giải hệ pt trên: x = 0,02 ; y = 0,01 ; n = 4

=> Đáp án C
Câu 25: Đáp án : C
Gọi ancol là RCH2OH, ta có:
RCH2OH + CuO  RCHO + H2O + Cu
=> Khi phản ứng với Na, ancol ban đầu và hỗn hợp sau phản ứng đều tạo lượng H2 như nhau.
=> n ancol = 2nH2 = 0,5 mol
1,5
Đốt phẩn 2: nCO2 = nH2O = 1,5 => Ancol không no, số C = 0,5 = 3
=> Ancol là CH2=CH-CH2OH
=> Đáp án C



×