Tải bản đầy đủ (.docx) (15 trang)

40 câu kèm lời giải Ôn tập dẫn xuất halogen của hiđrocacbon – ancol – phenol đề 1

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (166.2 KB, 15 trang )

Ôn tập Dẫn xuất halogen của hiđrocacbon – Ancol –
Phenol - Đề 1
Bài 1. Phản ứng nào dưới đây là đúng
A. 2C6H5ONa + CO2 + H2O → 2C6H5OH + Na2CO3
B. C6H5OH + HCl → C6H5Cl + H2O
C. C2H5OH + NaOH → C2H5ONa + H2O
D. C6H5OH + NaOH → C6H5ONa + H2O
Bài 2. Chỉ dùng các chất nào dưới đây để có thể phân biệt 2 ancol đồng phân có cùng công
thức phân tử C3H7OH?
A. Na và H2SO4 đặc
B. Na và CuO
C. CuO và dung dịch AgNO3/NH3
D. Na và dung dịch AgNO3/NH3
Bài 3. Có thể phân biệt thuận tiện và nhanh chóng rượu bậc 1, rượu bậc 2, rượu bậc 3 bằng
chất nào sau đây ?
A. CuO đun nóng.
B. ZnCl2 / HCl đặc.
C. K2Cr2O7/ H2SO4 loãng.
D. HCl / H2SO4 đặc, đun nóng.
Bài 4. Một rượu no đa chức A có số nguyên tử cacbon bằng số nguyên tử oxi. Tỉ khối hơi
của A so với hiđro bằng 46. Công thức cấu tạo rượu A là:
A. CH2(OH)-CH(OH)- CH(OH)-CH2(OH).
B. CH2(OH)-CH(OH)-CH2(OH).
C. CH2(OH)-CH2(OH).
D. CH2(OH)-CH2-CH2(OH)
Bài 5. Đốt cháy hoàn toàn 27,6 gam hỗn hợp X gồm C3H7OH, C2H5OH, CH3OH thu được
32,4 gam H2O và V lít CO2 (đktc). Giá trị của V là:
A. 20,16 lít
B. 26,88 lít
C. 29,12 lít
D. 33,60 lít


Bài 6. Chất 1-brom-2,4-đimetylheptađien-2,5 có số đồng phân cis, trans là:
A. 2
B. 3
C. 4


D. 5
Bài 7. Hỗn hợp X gồm 2 rượu no đơn chức X1 và X2 có tỷ lệ số mol tương ứng là 4 : 1
( trong đó MX1 < MX2). Cho 12,2 gam hỗn hợp X vào bình đựng Na dư thấy khối lượng bình
tăng thêm 11,95 gam. Vậy X1, X2 tương ứng là:
A. C2H5OH và CH3CH2CH2OH
B. CH3OH và CH3CH2OH
C. CH3OH và CH2=CH-CH2OH
D. CH3OH và CH3CH2CH2OH
Bài 8. Cho sơ đồ chuyển hoá sau:
CH3CHOHCOONa → B → C → D → B Cho biết: B, C, D là các hợp chất hữu cơ. Các chất
B, C, D tương ứng là:
A. CH4, C2H2 và CH3COONa.
B. C2H5OH, C2H5Cl và C2H4.
C. C2H5Cl, C2H4 và C2H5OH.
D. C2H5Cl, C2H5OH và C2H4.
Bài 9. Đun 57,5g etanol với H2SO4 đặc ở 170oC. Dẫn các sản phẩm khí và hơi lần lượt qua
các bình chứa riêng rẽ: dung dịch NaOH, CuSO4 khan, dung dịch brom dư trong CCl4. Sau
khi thí nghiệm khối lượng bình cuối cùng tăng 21 gam. Hiệu suất chung quá trình đehiđrat
hoá etanol là:
A. 55%.
B. 70%.
C. 60%.
D. 40%
Bài 10. Hợp chất hữu cơ A (chứa C, H, O) khi phản ứng hết với Na thu được số mol H2 đúng

bằng số mol A. Mặt khác khi cho 6,2 gam A tác dụng với NaBr và H2SO4 theo tỷ lệ bằng
nhau về số mol của tất cả các chất, thu được 12,5 gam chất hữu cơ B với hiệu suất 100%.
Trong phân tử B có chứa một nguyên tử oxi, một nguyên tử brom, còn lại là cacbon và
hidro. CTCT của A, B là:
A. CH3CH2OH và CH3CH2Br.
B. CH3OH và CH3Br.
C. HOCH2CH2OH và HOCH2CH2Br.
D. CH3CH(OH)CH2OH và CH3CH(OH)CH2Br.
Bài 11. X, Y là hai đồng phân, X tác dụng với na còn Y không tác dụng. Khi đốt cháy 13,8
gam X thì thu được 26,4 gam CO2 và 16,2 gam H2O. X, Y là:
A. Rượu propylic, etylmetylete.
B. Rượu etylic, đietylete
C. Rượu etylic, đimetylete.
D. Kết quả khác.


Bài 12. Có các phát biểu sau đây :
1. C2H5OH và C6H5OH đều phản ứng dễ dàng với HBr.
2. C2H5OH có tính axit yếu hơn C6H5OH.
3. C2H5ONa và C6H5ONa phản ứng hoàn toàn với nước cho ra trở lại C2H5OH và C6H5OH.
Chọn phát biểu sai:
A. Chỉ có 1
B. Chỉ có 2
C. Chỉ có 3
D. 1 và 3
Bài 13. Đem oxi hóa 2,76 gam ancol etylic bằng CuO đun nóng, thu được dung dịch A có
chứa anđehit, axit, ancol và nước. Một nửa lượng dung dịch A cho tác dụng hoàn toàn với
lượng dư dung dịch AgNO3 trong amoniac, thu được 3,024 gam bạc kim loại. Một nửa dung
dịch A còn lại trung hòa vừa đủ 10 ml dung dịch NaOH 1M. Phần trăm khối lượng ancol
etylic đã bị CuO oxi hóa là:

A. 80%
B. 90%
C. 95%
D. 92%
Bài 14. Cho sơ đồ dạng: X → Y → Z. Cho các chất sau đây: etilen, etyl clorua, ancol etylic.
Số sơ đồ nhiều nhất thể hiện mối quan hệ giữa các chất trên là
A. 4
B. 5
C. 6
D. 3
Bài 15. Số chất ứng với công thức phân tử C7H8O (là dẫn xuất của benzen) đều tác dụng
được với dung dịch NaOH là
A. 2
B. 4
C. 3
D. 1
Bài 16. A là hợp chất hữu cơ có công thức phân tử C7H8O vừa tác dụng với Na, vừa tác dụng
với NaOH. A có thể có bao nhiêu công thức cấu tạo :
A. 2
B. 3
C. 4
D. 5
Bài 17. X là hỗn hợp 2 rượu A, B. Biết 0,1 mol X tác dụng với Na dư cho 0,075 mol H2. A,
B là 2 rượu :
A. cùng đơn chức.


B. cùng nhị chức.
C. cùng là các rượu no.
D. 1 rượu đơn chức, 1 rượu đa chức.

Bài 18. Có bao nhiêu phản ứng có thể xảy ra (ở điều kiện thích hợp) khi cho các chất sau lần
lượt tác dụng với nhau từng đôi một : rượu etylic; phenol; NaHCO3; NaOH; HCl là
A. 4
B. 5
C. 6
D. 7
Bài 19. Cho chất X có công thức phân tử là C4H9I. Khi đun sôi X với KOH và etanol người
ta thu được 3 olefin, mà khi hidro hoá cả 3 olefin đều thu được n-butan. X là
A. (CH3)2CICH3.
B. (CH3)2CHCH2I.
C. CH3CHICH2CH3.
D. CH2ICH2CH2CH3.
Bài 20. Hợp chất hữu cơ X tác dụng với dung dịch NaOH và dung dịch brom nhưng không
tác dụng với dung dịch NaHCO3. Tên gọi của X là:
A. anilin.
B. phenol.
C. axit acrylic.
D. metyl axetat.
Bài 21. Oxi hoá 1,2 gam CH3OH bằng CuO nung nóng, sau một thời gian thu được hỗn hợp
sản phẩm X (gồm HCHO, H2O, CH3OH dư). Cho toàn bộ X tác dụng với lượng dư Ag2O
(hoặc AgNO3) trong dung dịch NH3, được 12,96 gam Ag. Hiệu suất của phản ứng oxi hoá
CH3OH là
A. 76,6%.
B. 80,0%
C. 65,5%
D. 70,4%
Bài 22. Chất X có CTPT là CxHyCl. Trong X, clo chiếm 46,4% về khối lượng. Số hợp chất X
thỏa mãn (tính cả đồng phân hình học) là
A. 3
B. 4

C. 2
D. 5
Bài 23. Cho một ancol đơn chức X phản ứng với HBr có xúc tác thu được chất hữu cơ Y
chứa C, H, Br trong đó % khối lượng Br trong Y là 69,56%. Biết MY < 260 đvC. Công thức
phân tử của ancol X là:


A. C5H7OH
B. C4H7OH
C. C5H9OH
D. C5H11OH
Bài 24. Cho 20,3 g hỗn hợp gồm glixerol và 1 ancol no đơn chức, tác dụng hoàn toàn với Na
thu được 5,04 lít khí H2 (đktc). Cùng lượng hỗn hợp đó tác dụng với Cu(OH)2 thì sẽ hoà tan
được 0,05 mol Cu(OH)2 .Vậy công thức của ancol no đơn chức là:
A. C3H7OH
B. C5H11OH
C. C2H5OH
D. C4H9OH
Bài 25. Hợp chất hữu cơ X nào ứng với công thức tổng quát CnH2nO. X không tác dụng được
với H2 (xúc tác Ni).
A. Ancol không no, đơn chức.
B. Ancol mạch vòng.
C. Anđehit no.
D. Xeton đơn chức.
Bài 26. Đồng phân nào của ancol C4H9OH khi tách nước sẽ cho 3 olefin đồng phân?
A. ancol isobutylic
B. 2-metyl-propan-2-ol
C. butan-1-ol
D. butan-2-ol
Bài 27. Bậc của ancol butylic, isobutylic, sec-butylic, tert-butylic lần lượt là:

A. 1,1,2,3
B. 1,1,3,2
C. 1,1,2,2
D. 1,2,2,3
Bài 28. Khi cho một ít giọt dung dịch phenolphtalein vào dung dịch natri etylat (C2H5ONa)
thì dung dịch có màu:
A. hồng
B. xanh
C. đỏ
D. vàng
Bài 29. Khi đun nóng m1 gam ancol X với H2SO4 đặc làm xúc tác ở điều kiện nhiệt độ thích
hợp thu được m2 gam anken Y. dY/X = 0,7. (Biết hiệu suất của phản ứng là 100%). CTPT của
ancol X là:
A. CH3OH
B. C2H5OH


C. C3H5OH
D. C3H7OH
Bài 30. Chất X mạch hở có công thức phân tử là C5H12O. X tác dụng với Na nhưng không bị
oxi hóa nhẹ bởi CuO nung nóng. Hãy cho biết tên gọi của X
A. 2-Metylbutanol - 1
B. 2- Metyl butanol - 2
C. 3-Metyl butanol - 2
D. pentanol - 3
Bài 31. Ở điều kiện thường metanol là chất lỏng mặc dù khối lượng phân tử của nó tương
đối nhỏ do
A. Giữa các phân tử rượu có tồn tại liên kết hiđro liên phân tử.
B. Trong thành phần của metanol có oxi.
C. Độ tan lớn của metanol trong nước.

D. Sự phân li của rượu.
Bài 32. Có các hợp chất hữu cơ : (X) CH3CH(OH)CH2CH3 (Y) CH3CH2OH (Z) (CH3)3COH
(T) CH3CH(OH)CH3 Chất đehiđrat hóa tạo thành ba olefin đồng phân là :
A. X
B. Y và Z
C. T
D. không có
Bài 33. Dãy gồm những chất nào sau đây bằng một phản ứng tạo ra C2H5OH?
A. C2H4, CH3CHO, CH3COOH, CH3COOC2H5, C2H5ONa.
B. C2H2, C2H4, CH3CHO, CH3COOC2H5, C2H5ONa, C2H5Cl
C. C2H4, C2H5COOCH3, CH3CHO, CH3COOH, C2H5Cl, glucozơ.
D. C2H4,CH3CHO, CH3COOC2H5, C2H5ONa, C2H5Cl.
Bài 34. Đốt cháy hoàn toàn 1,35 gam một rượu no Y có mạch cacbon không phân nhánh rồi
cho toàn bộ sản phẩm cháy hấp thụ hết vào bình đựng lượng dư dung dịch Ba(OH)2 thấy
khối lượng bình tăng thêm a gam và có 11,82 gam kết tủa trắng. Công thức phân tử rượu Y

A. C4H9OH
B. C3H6(OH)2
C. C4H8(OH)2
D. C3H5(OH)3
Bài 35. Cho 7,6 gam rượu CnH2n(OH)2 tác dụng với lượng dư Na thu được 2,24 lít H2 (đktc).
Hãy chọn công thức đúng của rượu:
A. C2H4(OH)2
B. C3H6(OH)2
C. C4H8(OH)2


D. C5H8(OH)2
Bài 36. Công thức đơn giản nhất của X là (C3H3O)n.Cho 5,5 gam X tác dụng hết với dd
NaOH thu được 7,7 gam muối Y có số nguyên tử cacbon bằng của X.Khối lượng mol phân

tử của Y lớn hơn của X là 44 gam.Công thức phân tử đúng của X là:
A. C6H5COOH
B. C6H6(OH)2
C. C9H9(OH)3
D. C6H4(OH)2
Bài 37. Đun nóng 3,57 gam hỗn hợp X gồm propyl clorua và phenyl clorua với dung dịch
NaOH loãng, vừa đủ, sau đó thêm tiếp dung dịch AgNO3 đến dư vào hỗn hợp sau phản ứng
được 2,87 gam kết tủa. Khối lượng phenyl clorua có trong hỗn hợp X là :
A. 1,00 gam.
B. 1,57 gam.
C. 2,00 gam.
D. 2,57 gam.
Bài 38. Hợp chất hữu cơ no, mạch hở X chỉ chứa C, H, O, X có khối lượng mol phân tử là
90 gam/mol. Cho X tác dụng với NaHCO3 thì có khí bay ra. Cho X tác dụng hết với Na thu
được số mol H2 bằng số mol X. Số công thức cấu tạo của X thỏa mãn điều kiện bài toán là:
A. 4
B. 1
C. 2
D. 3
Bài 39. Một ancol X bậc 1 mạch hở (có thể no hoặc chứa một liên kết đôi) có CTPT là
CxH10O. Lấy 0,01 mol X và 0,02 mol CH3OH trộn với 0,1 mol Oxi rồi đốt cháy hoàn toàn 2
ancol nhận thấy sau phản ứng có Oxi còn dư. CTPT của X là:
A. C6H10O5
B. C4H10O
C. C5H10O
D. C8H10O
Bài 40. Hợp chất X có chứa vòng benzen và có công thức phân tử là C7H6Cl2. Thủy phân
hoàn toàn X trong NaOH đặc dư, t0 cao, p cao thu được chất Y có CTPT là C7H7O2Na. Cho
biết X có bao nhiêu CTCT thỏa mãn?
A. 3

B. 5
C. 4
D. 2

LỜI GIẢI CHI TIẾT


Câu 1: Đáp án D
Đáp án A sai vì C6H5ONa + CO2 + H2O → C6H5OH + NaHCO3
Đáp án B sai vì C6H5OH + HCl → không phản ứng.
Đáp án C sai vì C2H5OH + HCl → không phản ứng.
→ Chọn D.

Câu 2: Đáp án C
Đẻ phân biệt 2 dung dịch propan-1-ol và propan-2-ol ta thực hiện:
-Oxi hóa 2 ancol

-Cho các sản phẩm tác dụng với
do andehit có phản ứng tráng bạc còn xeton
thì không tráng bạc nên ta phân biệt được 2 dung dịch.
Vậy đáp án C đúng.

Câu 3: Đáp án B
khi cho HCl đặc và ZnCl2 khan vào ancol thì: ancol bậc 3 phản ứng nhanh ở nhiệt độ thường
tạo dẫn xuất Clo ở dạng dầu nổi trên mặt dung dịch nước ancol bậc 2 phản ứng chậm ở nhiệt
độ thường và ban đầu chỉ làm dung dịch hơi đục ancol bậc 1 không cho phản ứng ở nhiệt độ
thường => đáp án B đúng ( có thể sử dụng CuO nhưng đáp án A k0 chấp nhận vì đề cho:
phân biệt thuân tiện và nhanh chóng)

Câu 4: Đáp án B

Giả sử A là CnH2n + 2On
MA = 14n + 2 + 16n = 46 x 2 → n = 3 → A là C3H8O3
Vậy X là CH2(OH)-CH(OH)-CH2(OH) → Chọn B.

Câu 5: Đáp án B


Đặt công thức chung cho hỗn hợp là CnH2n + 1OH

Câu 6: Đáp án C

Chất trên có 4 đồng phân cis-cis; trans-trans; cis-trans; trans- cis
Chọn C

Câu 7: Đáp án A
• mbình tăng lên = mhhX - mH2 → mH2 = 12,2 - 11,95 = 0,25 gam
→ nH2 = 0,1125 mol → nhhX = 0,25 mol.
nX1 = 0,2 mol; nX2 = 0,05 mol
→ 0,2 x MX1 + 0,05 x MX2 = 12,2
→ 4MX1 + MX2 = 244.
Dựa vào các đáp án thay số → Đáp án A.

Câu 8: Đáp án B
Câu A : k thể chuyển từ chất đầu sang CH4
Câu B : pứ (1) : dùng CaO, NaOH ( nhiệt độ ) ; pứ (2) : SOCl2 ; (3) : NaOH/C2H5OH ; (4) :
H2O (H+)
Câu C , D : k thể chuyển chất đầu sang C2H5Cl
Đáp án B.

Câu 9: Đáp án C

Khối lượng bình cuối cùng tăng lên chính là khối lượng C2H4 tạo thành


=> Đáp án C

Câu 10: Đáp án C
Khối lượng bình cuối cùng tăng lên chính là khối lượng C2H4 tạo thành

=> Đáp án C

Câu 11: Đáp án C
13,8 gam X, Y + O2 → 0,6 mol CO2 + 0,9 mol H2O
Đặt CTC của hh là CxHyOz
nC = 0,6 mol; nH = 0,9 x 2 = 1,8 mol.

Ta có x : y : z = 0,6 : 1,8 : 0,3 = 2 : 6 : 1 → hh có CTC là C2H6O
Vì X tác dụng với Na → CH3CH2OH.
Vì Y không tác dụng với Na → Y là CH3-O-CH3
Vậy X, Y lần lượt là rượu etylic và đimetylete → Chọn C.

Câu 12: Đáp án D
(1) sai, C2H5OH tác dụng với HBr bốc khói, còn C6H5OH không tác dụng với HBr
(2) đúng, do gốc C6H5 hút e mạnh hơn C2H5 nên C2H5OH có tính axit yếu hơn C6H5OH


(3) sai, C2H5ONa thủy phân hoàn toàn trong H2O tạo C2H5OH, còn C6H5ONa thủy phân 1
phần trong H2O (do là chất có tính bazo yếu).
=> Đáp án D

Câu 13: Đáp án A


Câu 14: Đáp án C
Cac chất trên đều có thê biến đổi qua lại với nhau dựa vào cac phản ứng :
anken + HCl → dẫn xuất clorua ; anken + H2O /H+ → ancol ;
dẫn xuất clorua + NaOH/C2H5OH → anken ; dẫn xuất clorua + NaOH/H2O → ancol
ancol + SOCl2 → dẫn xuất clorua ; ancol + H2SO4(đặc, 170×C) → anken.
Vậy sơ đồ có thể : etilen : (1) ; etyl clorua (2) ; ancol etylic (3)
1 → 2 → 3 ; 1 → 3 → 2 ; 2 → 1 → 3 ; 2 → 3 → 1 ; 3 → 1 → 2 ; 3 → 2 → 1.

Câu 15: Đáp án C
Có 3 CTCT thỏa mãn là o,p,m-CH3C6H4OH → Chọn C.

Câu 16: Đáp án B
A có độ bất bão hòa:
Mà X vừa tác dụng với Na, vừa tác dụng với NaOH. Vậy X có nhóm -OH đính trực tiếp vào
vòng benzen
→ Z là (o,p,m)-HOC6H4CH3 → Chọn B.

Câu 17: Đáp án D
Câu 18: Đáp án B
Có 5 phản ứng xảy ra:


C2H5OH + HCl

C2H5Cl + H2O

C6H5OH + NaOH → C6H5ONa + H2O
NaHCO3 + NaOH → Na2CO3 + H2O
NaHCO3 + HCl → NaCl + CO2 + H2O

NaOH + HCl → NaCl + H2O
→ Chọn B.

Câu 19: Đáp án C
khi đung x với KOH vì có xúc tác etanol nên X tách HI
loại B, D vì khi tách chỉ thu đc 1 olefin
loại A vì A vì I gắn vào cacbon bậc 3 không có H nên không tách đc mà tạo thành ancol
suyra chọn C: 3olefin là CH2=CH-CH2-CH3 và CH3-CH=CH-CH3(có đồng phân cis-trans)

Câu 20: Đáp án B
Câu 21: Đáp án B
Câu 22: Đáp án D

Các đồng phân:
Vòng 3 canh - Cl(5)
Chọn D

Câu 23: Đáp án C
Bài này cần xét 2 trường hợp
TH1: ancol no đơn chức
80
.100 = 69,56 => R = 35
80 + R
Gọi CT là ROH -> RBr
( loại)
TH2: ancol đơn chức có 1 nối đôi
Gọi CT là ROH -> RHBr2
=>

=>


80.2
.100 = 69,56 => R = 69
R + 1 + 80.2

nên R = C5H9


Vậy ancol là C5H9OH
Đáp án C

Câu 24: Đáp án D

Câu 25: Đáp án B
Độ bất bão hòa của X là: 1
=> X có 1 liên kết pi hoặc 1 vòng
X không tác dụng với H2(Ni) nên X là ancol mạch vòng(các vòng 5 cạnh, 6 cạnh không bị
phá vòng khi tác dụng với H2)

Câu 26: Đáp án D
ancol isobutylic, 2-metyl-propan-2-ol, butan-1-ol: tách nước chỉ tạo được 1 đồng phân.
butan-2-ol tách nước tạo được 3 đồng phân:

=> Đáp án D

Câu 27: Đáp án A

Đáp án A

Câu 28: Đáp án A

C2H5ONa có tính bazơ nên khi cho phenolphtalein vào thì dung dịch có màu hồng → Chọn
A.


Câu 29: Đáp án D

Câu 30: Đáp án B
Câu 31: Đáp án A
Câu 32: Đáp án A
Chất X tạo 3 anken:

Các chất Y, Z, T đều chỉ tạo 1 anken
Đáp án A

Câu 33: Đáp án D

Câu 34: Đáp án C

Từ đáp án, xét 2 TH

Câu 35: Đáp án B
Câu 36: Đáp án D


nến X tác dụng với NaOH theo tỷ lệ 1:2

Chọn D

Câu 37: Đáp án C
Câu 38: Đáp án D

Do X tác dụng với NaHCO3 có khí bay ra=> X chứa nhóm -COOH
X tác dụng hết với Na thu được số mol H2 bằng số mol X=> X chứa 2 nhóm -COOH hoặc 1
nhóm -OH và 1 nhóm -COOH
Mà M=90 => X có thể là : (COOH)2 ; CH3-CH(OH)-COOH; CH2(OH)-CH2-COOH

Câu 39: Đáp án B

Câu 40: Đáp án A
Do thủy phân tạo C7H7O2Na
Nên chất X có 1 nhóm -Cl gắn trực tiếp vs Vòng và 1 -Cl gắn vs gốc HC
Cl-CH2-C6H4-Cl Sẽ có 3 vị trí
--> A.3



×