Tải bản đầy đủ (.docx) (20 trang)

40 câu kèm lời giải Ôn tập dẫn xuất halogen của hiđrocacbon – ancol – phenol đề 5

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (197.41 KB, 20 trang )

Ôn tập Dẫn xuất halogen của hiđrocacbon – Ancol – Phenol
- Đề 5
Bài 1. Cho 4 ancol sau: C2H5OH, C2H4(OH)2, C3H5(OH)3 và HO-CH2-CH2-CH2-OH. Ancol nào
không hoà tan được Cu(OH)2?
A. C2H5OH, C2H4(OH)2
B. C2H4(OH)2, HO-CH2-CH2-CH2-OH
C. C2H5OH, HO-CH2-CH2-CH2-OH
D. Chỉ có C2H5OH
Bài 2. Trong dãy đồng đẳng rượu đơn chức no, khi mạch cacbon tăng, nói chung:
A. Độ sôi tăng, khả năng tan trong nước tăng.
B. Độ sôi tăng, khả nặng tan trong nước giảm
C. Độ sôi giảm, khả năng tan trong nước tăng.
D. Độ sôi giảm, khả năng tan trong nước giảm.
Bài 3. X là một rượu no, đa chức, mạch hở có số nhóm OH nhỏ hơn 5. Cứ 7,6 gam rượu X phản
ứng hết với Natri cho 2,24 lít khí (đo ở đktc). Công thức hoá học của X là
A. C4H7(OH)3
B. C2H4(OH)2.
C. C3H6(OH)2
D. C3H5(OH)3
Bài 4. Một rượu X mạch hở không làm mất màu nước brom, để đốt cháy a lit hơi rượu X thì cần
2,5a lit oxi (ở cùng đk). CTCT của X là :
A. C2H4(OH)2
B. C3H6(OH)2
C. C3H7OH
D. CH2CH3OH
Bài 5. A là một chất hữu cơ chứa một loại nhóm chức. Khi cho bay hơi hoàn toàn 2,3 gam A ở
điều kiện nhiệt độ và áp suất thích hợp thì thu được một thể tích hơi bằng thể tích của 0,8 gam
khí oxi trong cùng điều kiện. Cho 4,6 gam A trên tác dụng hết với Na thì thu được 1,68 lít H2
(đktc). A là:
A. Axit oxalic
B. Glixerin


C. Butanđiol-1,2
D. Sorbitol


Bài 6. Cho các chất sau đây: HOCH2CH2OH (I); HOCH2CH2CH2OH (II); HOCH2CH(OH)CH3
(III); CH3COOH (IV); CH3CH(OH)COOH (V); C6H5OH (VI). Những chất hòa tan được
Cu(OH)2 là
A. I, II, IV, V, VI.
B. I, II, III, IV.
C. I, III, IV, V.
D. II, III, IV, V.
Bài 7. Cặp chất nào sau đây trong dung dịch không thể xảy ra phản ứng hóa học:
A. NH3 + C6H5NH3Cl
B. C17H35COONa + H2SO4
C. CH3COONa + C6H5OH
D. CH3ONa + C6H5OH
Bài 8. Cho buten-1 tác dụng với nước thu được chất X. Đun nóng X vừa thu được với dung dịch
H2SO4 đặc ở nhiệt độ 170oC, thu được chất Y. Chất Y là:
A. But-1-en
B. But-2-en
C. but-1,3-dien
D. 2-metylpropan
Bài 9. Cho 18,4 g X gồm glixerol và một ancol đơn chức Y pư với Na dư thu được 5,6 lít khí.
Lượng H2 do Y sinh ra bằng 2/3 do glixerol sinh ra. Y là:
A. CH3OH
B. C2H5OH
C. C3H7OH
D. C4H9OH
Bài 10. Cho sơ đồ chuyển hoá sau:
CH3CHOHCOONa → B → C → D → B

Cho biết: B, C, D là các hợp chất hữu cơ. Các chất B, C, D tương ứng là:
A. CH4, C2H2 và CH3COONa.
B. C2H5OH, C2H5Cl và C2H4.
C. C2H5Cl, C2H4 và C2H5OH.
D. C2H5Cl, C2H5OH và C2H4.
Bài 11. Hợp chất hữu cơ X có CTPT C2H4O2. X không tác dụng với NaOH nhưng tác dụng với
Na, khi cho 1,5 gam hợp chất đó tác dụng với Na thu được 0,28 lit khí hiđro (đo ở đktc). Xác
định CTCT của hợp chất X
A. CH≡C-CH2OH.
B. HO-CH2CHO.


C. CH3COOH.
D. HO-COCH3.
Bài 12. Một rượu no đơn chức A có tỉ khối hơi đối với rượu no B là 0,5. Khi cho cùng khối
lượng A và B tác dụng với natri dư thì thể tích khí thoát ra từ B lớn gấp 1,5 từ A. Mặt khác nếu
đốt cháy hoàn toàn hỗn hợp gồm 4,6 gam mỗi rượu thì thu được 7,84 lit khí CO2 đo ở đktc. Cho
biết CTCT của 2 rượu trên.
A. C2H5OH và C3H5(OH)3.
B. CH3OH và C2H5OH.
C. C4H9OH và C2H4(OH)2.
D. CH3OH và C3H5(OH)3.
Bài 13. Khi điều chế nhựa phenolfomanđehit từ phenol và fomanđehit (có xúc tác axit hoặc
bazơ) sinh ra hai sản phẩm trung gian X và Y là đồng phân của nhau và có khối lượng phân tử
bằng 124u. Phân tích X thấy chứa 67,75 % C; 6,25 % H; 25,80 % O. Lấy 1,24 gam hỗn hợp X
và Y (với tỉ lệ bất kì) cho tác dụng với Na dư được 0,253 lít hiđro (đo ở 27oC và 740 mmHg).
Để trung hòa 1,24 gam hỗn hợp X và Y cần 20,0 ml dung dịch NaOH 0,50 M. Vậy X và Y có
công thức cấu tạo là:

A.


B.

C.

D.
Bài 14. Tìm công thức cấu tạo của A (C4H7O2Cl) biết rằng khi đun nóng A với axit vô cơ loãng
thu được B (C2H6O) và C (C2H3ClO2). B tác dụng với Na giải phóng H2, C tác dụng với NH3
cho HCl và D (C2H5O2N). Công thức cấu tạo của A là:
A. CH3 - CH2 - COO - CH2Cl
B. CH2Cl - CH2 - COOCH2 - CH3


C. CH2Cl - COO - CH2 - CH3
D. CH3 - CHCl - COO - CH2 - CH3
Bài 15. Cho a (mol) hợp chất hữu cơ X có công thức phân tử C7H8O2 tác dụng với natri dư thu
được a (mol) khí H2(đktc). Mặt khác, a (mol)X nói trên tác dụng vừa đủ với a (mol) Ba(OH)2.
Trong phân tử X có thể chứa:
A. 1 nhóm cacboxyl -COOH liên kết với nhân thơm
B. 1 nhóm -CH2OH và 1 nhóm -OH liên kết với nhân thơm
C. 2 nhóm -OH liên kết trực tiếp với nhân thơm
D. 1 nhóm -O-CH2OH liên kết với nhân thơm
Bài 16. Đốt cháy hoàn toàn 0,1 mol ancol no, mạch hở X cần 11,2 gam oxi, thu được hơi nước
và 13,2 gam CO2. Công thức của X là :
A. C2H4(OH)2.
B. C3H7OH.
C. C3H6(OH)2.
D. C3H5(OH)3.
Bài 17. Cho 0,3 mol axit X đơn chức trộn với 0,25 mol ancol etylic đem thực hiện phản ứng
este hóa thu được thu được 18 gam este. Tách lấy lượng ancol và axit dư cho tác dụng với Na

thấy thoát ra 2,128 lít H2. Vậy công thức của axit và hiệu suất phản ứng este hóa là
A. CH2=CHCOOH, H% = 72%.
B. CH3COOH, H% = 60%.
C. CH2=CHCOOH, H%= 60%.
D. CH3COOH, H% = 72%.
Bài 18. Cho phản ứng sau:: R-CH2OH + KMnO4 → RCHO + MnO2 + KOH + H2O.
Tổng hệ số các chất cân bằng trong phản ứng trên là bao nhiêu biết các hệ số là các số nguyên
nhỏ nhất
A. 10
B. 14
C. 18
D. 22
Bài 19. cho Na dư vào dung dich ancol etylic thì khối lượng H2 thoát ra bằng 3% khối lượng
của dung dịch C2H5OH đã dùng. nồng độ % của dung dịch ancol là:
A. 68.57%
B. 72.56%
C. 89.34%
D. 75.57%


Bài 20. cho các chất sau : propyl clorua ; anlyl clorua; phenyl clorua. Số chất tác dụng được với
dung dịch NaOH loãng khi đun nóng là
A. 1
B. 0
C. 2
D. 3
Bài 21. X là một ancol (rượu) no, mạch hở. Đốt cháy hoàn toàn 0,05 mol X cần 5,6 gam oxi, thu
được hơi nước và 6,6 gam CO2. Công thức của X là (cho C = 12, O = 16)
A. C2H4(OH)2.
B. C3H7OH.

C. C3H5(OH)3.
D. C3H6(OH)2.
Bài 22. Ancol hai chức mạch hở X tác dụng hết với kali tạo muối Y với khối lượng muối Y gấp
hai lần khối lượng X đã phản ứng. X có công thức là
A. C2H6O2
B. C3H8O2
C. C4H10O2
D. C2H5OH
Bài 23. Cho 30,4 gam hỗn hợp glixerol và một ancol no, đơn chức, mạch hở X phản ứng hết với
Na (dư) thu được 8,96 lít H2 (đktc). Cũng lượng hỗn hợp trên hòa tan được 9,8 gam Cu(OH)2. X
là:
A. CH3OH.
B. C2H5OH.
C. C3H7OH.
D. C4H9OH.

Bài 24. Este hóa một axit đơn chức no mạch hở A với một rượu đơn chức no mạch hở B (MA =
MB), thu được este E. E có khối lượng cacbon bằng trung bình cộng phân tử khối của A, B. Vậy
A là
A. CH3COOH.
B. HCOOH.
C. C3H7COOH.
D. C2H5COOH.
Bài 25. Trong các chất sau đây chất nào tan nhiều trong nước nhất
A. etyl clorua
B. Axeton


C. Etan
D. Andehit axetic

Bài 26. Khi đốt cháy các đồng đẳng của một loại ancol thì tỉ lệ nCO2 : nH2O tăng dần khi số
nguyên tử C trong ancol tăng dần. Công thức của dãy đồng đẳng ancol là:
A. CnH2nO, n ≥ 3
B. CnH2n + 2O, n ≥ 1
C. CnH2n – 6O, n ≥ 7
D. CnH2n – 2O, n ≥ 3
Bài 27. Có bao nhiêu đồng phân là hợp chất thơm có công thức phân tử là C8H10O không tác
dụng được với cả Na và NaOH?
A. 4
B. 5
C. 6
D. 7
Bài 28. Oxi hóa hoàn toàn m gam một ancol đơn chức X bằng CuO thì thu được hỗn hợp khí và
hơi có tỷ khối so với H2 bằng 19. Sau phản ứng người ta nhận thấy khối lượng chất rắn giảm 4,8
g. Giá trị của m là:
A. 15 g
B. 1,8 g
C. 12 g
D. 18 g
Bài 29. Hỗn hợp A gồm 1 ancol no đơn chức mạch hở và 1 axit no đơn chức mạch hở có tỉ lệ số
mol 1:1. Chia A thành 2 phần bằng nhau.
- Phần 1 : Đốt cháy hoàn toàn thu được 0,1 mol CO2
- Phần 2 : thực hiện phản ứng este hóa (hiệu suất 80%). Tách este ra khỏi hỗn hợp rồi tiến hành
đốt cháy hoàn toàn este thu được m (g) H2O .
Giá trị của m là :
A. 1,8 g
B. 2.35 g
C. 3,25 g
D. 1,44 g
Bài 30. Chia 7,8 gam hổn hợp ancol etylic và một đồng đẳng của nó thành hai phần bằng nhau.

- Phần I : Tác dụng với Na dư thu được 1,12 lít khí (đktc).
- Phần II : Tác dụng với 30 gam CH3COOH ( có mặt H2SO4 đặc ).
Hiệu suất phản ứng là 80%. Tổng khối lượng este thu được là?
A. 8,1 gam


B. 8,8 gam
C. 7,28 gam
D. 6,48 gam
Bài 31. Có bao nhiêu đồng phân ete ứng với công thức phân tử C5H12O?
A. 8
B. 7
C. 6
D. 5
Bài 32. Tiến hành hai thí nghiệm sau:
- TN1: Đun sôi anlyl clorua với nước, tách bỏ lớp hữu cơ, axit hóa phần còn lại bằng dung dịch
HNO3, nhỏ tiếp vào dung dịch AgNO3.
- TN2: Đun sôi anlyl clorua với dung dịch NaOH, tách bỏ lớp hữu cơ, axit hóa phần còn lại bằng
dung dịch HNO3, nhỏ tiếp vào dung dịch AgNO3.
Hiện tượng quan sát được ở hai thí nghiệm trên lần lượt là
A. 1 có kết tủa trắng còn 2 thì không có
B. Cả hai thí nghiệm đều có kết tủa trắng
C. 1 không có hiện tượng còn 2 thì có kết tủa trắng
D. Cả hai thí nghiệm không có hiện tượng
Bài 33. để nhận biết các chất riêng biệt gồm C2H5OH, HCOOH, C6H5OH, C2H4(OH)2 ta dùng
cặp hoá chất nào sau đây?
A. Dung dịch Br2 và Cu(OH)2
B. Dung dịch Br2 và dung dịch NaOH
C. NaHCO3 và Cu(OH)2
D. Na và quỳ tím

Bài 34. Thực hiện phản ứng oxi hóa m gam ancol etylic nguyên chất thành axit axetic (hiệu suất
phản ứng đạt 25%) thu được hỗn hợp Y, cho Y tác dụng với Na dư thu được 5,6 lít H2 (đktc).
Giá trị của m là
A. 9,2 gam
B. 18,4 gam
C. 4,6 gam
D. 23 gam
Bài 35. một hh X gồm 2 rượu đơn chức,no, đồng đẳng kế tiếp. Đốt 0,2 mol X cần 10,08 lít
O2(đktc).Tìm 2 rượu đó và số mol của chúng
A. 0,01 mol CH3OH;0,01mol C2H5OH
B. 0,1mol CH3OH;0,1mol C2H5OH
C. 0,1mol C3H7OH;0,1mol C2H5OH


D. 0,02molCH3OH;0,02mol C2H5COOH
Bài 36. A có công thức phân tử C5H11Cl. Tên của A phù hợp với sơ đồ: A → B ( ancol bậc 1) →
C → D ( ancol bậc 2) → E → F ( ancol bậc 3)
A. 1- clo- 2- metylbutan
B. 1- clo- 3- metylbutan
C. 1- clopentan
D. 2- clo- 3- metylbutan
Bài 37. Số đồng phân cấu tạo ứng với công thức phân tử C3H8O bằng :
A. 2
B. 3
C. 4
D. 5
Bài 38. Đốt cháy hoàn toàn 0,1 mol hh X gồm C2H5OH và CnH2n(OH)2 thu được 11,2 lít CO2
(đktc) và x gam H2O. Hãy tìm giá trị đúng của x:
A. 7,2 gam.
B. 8,4 gam.

C. 10,8 gam.
D. 12,6 gam.
Bài 39. Cho các phản ứng :
to


(a)HBr + C2H5OH 
(b) C2H4 + Br2 →
(c) C2H4 + HBr →
askt ,(1:1mol )
(d) C2H6 + Br2 →

Số phản ứng tạo ra C2H5Br là :
A. 4
B. 2
C. 3
D. 1
Bài 40. Chia 7,8g hỗn hợp gồm C2H5OH và một ancol cùng dãy đồng đẳng thành 2 phần bằng
nhau:
- Phần 1 cho tác dụng với Na dư thu được 1,12 lít H2 (đktc).
- Phần 2 cho tác dụng với 30 g CH3COOH, xúc tác H2SO4 (đ)
Biết hiệu suất các phản ứng este đều là 80%. Tổng khối lượng este thu được là:
A. 10,2 gam
B. 8,8 gam


C. 8,1 gam
D. 6,48 gam
Bài 41. Một hỗn hợp X gồm CH3OH; CH2=CH-CH2OH; CH3CH2OH; C3H5(OH)3. Cho 25,4
gam hỗn hợp X tác dụng với Na dư thu được 5,6 lít H2 (đktc). Mặt khác, đem đốt cháy hoàn

toàn 25,4 gam hỗn hợp X thu được a mol CO2 và 27 gam H2O. Giá trị của a là :
A. 1,25
B. 1
C. 1,4
D. 1,2
Bài 42. Số đồng phân là hợp chất thơm có công thức phân tử C8H10O tác dụng được với NaOH
là:
A. 9
B. 6
C. 7
D. 8

LỜI GIẢI CHI TIẾT
Câu 1: Đáp án: C


Ancol có nhiều nhóm -OH đính vào các nguyên tử C cạnh nhau trong phân tử thì hòa tan được
Cu(OH)2 tạo thành dung dịch màu xanh lam.
→ Có 2 ancol không hòa tan được Cu(OH)2 là C2H5OH và HO-CH2-CH2-CH2-OH
Câu 2: Đáp án: B
Khi mạch cacbon tăng thì phân tử khối của rượu tăng dần → nhiệt độ sôi tăng.
Khi mạch cacbon tăng thì nhóm đẩy e tăng. Nhóm đầy e làm giảm sự linh động của H trong
ancol → khả năng tan trong nước giảm.

Câu 3: Đáp án: C
Giả sử X là CnH2n + 2Om
nH2 = 0,1 mol → nX = 0,2/m mol

M X = 14n + 2 + 16m =



7, 6
0, 2
m → 14n + 2 = 22m.

Biện luận → n = 3, m = 2 → X là C3H8O2 → C3H6(OH)2
Câu 4: Đáp án: A
Rượu X mạch hở mà không làm mất màu Brôm
⇒ C n H 2 n + 2 Ox
a lít X ⇒ 2,5 lit O2
PTPU Cn H 2n + 2Ox + (3n + 1 − x) / 2O2 → nCO2 + ( n + 1) H 2O
Ta có
3n + 1 − x
= 2,5 → 3n + 1 − x = 5 → n = 2, x = 2
2
→ X : C2 H 6O2 → A
Câu 5: Đáp án: B
2,3 gam A= 0,8 gam O2
→ M A = 92
Cho 4, 6 gamA = 4, 6 / 92 = 0, 05 trên tác dụng hết với Na thì thu được 1,68 lít H 2 = 0, 075mol


Câu 6: Đáp án: C
Những ancol có nhiều nhóm -OH đính vào các nguyên tử C cạnh nhau trong phân tử thì có thể
hòa tan được Cu(OH)2 → (I), (III) thỏa mãn
Những chất chứa gốc axit -COOH thì phản ứng với Cu(OH)2 → (IV), (V) thỏa mãn.
Vậy có 4 chất hòa tan được Cu(OH)2 là I, III, IV, V
Câu 7: Đáp án: C
Vì tính axit của C6 H 5OH yêu hơn của CH 3COOH nên phản ứng C không thể xảy ra
Câu 8: Đáp án: B

+

o

H ,t
→ CH3-CH(OH)-CH2-CH3
• CH2=CH-CH2-CH3 + H-OH 

o

H 2 SO4 d ,170 C
CH3-CH(OH)-CH2-CH3 → CH3-CH=CH-CH3 + H2O

Vậy Y là CH3-CH=CH-CH3 (but-2-en)
Câu 9: Đáp án: B
Giả sử x, y lần lượt là số mol của glixerol và Y
1,5 x + 0,5 y = 5, 6 : 22, 4
 x = 0,1

→
2

 y = 0, 2
1,5 x. 3 = 0,5 y
Ta có hpt: 
mY = 18,4 - 0,1 x 92 = 9,2 → MY = 9,2 : 0,2 = 46 → Y là C2H5OH
Câu 10: Đáp án: B

Câu 11: Đáp án: B



X không tác dụng với NaOHnhưng tác dụng với Na
--> X có thể chứa ancol
Mặt khác
1,5 gamX + Na → 0, 0125litH 2
nX = 0, 025

Vậy X chứa 1 nhóm -OH
Chú ý: HO − COCH 3 ⇔ CH 3COOH

Câu 12: Đáp án: A
dA
= 0,5
dB
Cho A, B + Na → V ( B) = 1,5V ( A)
Vì A đơn chức, còn B chưa biết, gọi chức ancol của B là k
Gọi số mol A, B = x, y
Theo đề ra khối lượng A, B bằng nhau
→ mA = mB ⇔ 0,5 Bx = B. y → 0,5 x = y
Mà ta có
1,5 x = 0,5 xk → 3 = k
Vậy B là ancol 3 chức
Nhìn đáp án ta dễ dàng nhận ra B,C loại
Còn A, D. Ta thử bằng cách xem xem
dA
= 0,5
dB
hay không
Dễ dàng thấy
46

= 0,5 → A
92

Câu 13: Đáp án:
Câu 14: Đáp án: C
Vì A thủy phân thu được C2H6O C (C2H3ClO2) → loại A và B và D. (dựa vào số C trong mạch)
A là CH2Cl-COO-CH2-CH3
CH2Cl-COO-CH2-CH3 + H2O → Cl-CH2-COOH (C) + CH3CH2OH (B)


Cl-CH2-COOH + 2NH3 → H2N-CH2-COOH (D) + NH4Cl

Câu 15: Đáp án: C
a mol X + Na dư → a mol H2
nên X có 2 nhóm -OH.
• a mol X + a mol Ba(OH)2 → X có 2 nhóm -OH đính trực tiếp vào vòng benzen.
Câu 16: Đáp án: D
Ancol no

Đốt cháy X được

nH 2O = nCO2 + nX =

Áp dụng bảo toàn nguyên tố O:
nO trongX = 2.

13, 2
+ 0,1 = 0, 4mol
44


nO trongX = 2nCO2 + nH 2O − 2nO2

13.2
11, 2
+ 0, 4 − 2.
= 0,3mol
44
32

0, 3
=3
0,1
Số nguyên tử O trong X =
, kết hợp đáp án chọn D.

Câu 17: Đáp án: A
ta có: RCOOH + C2 H 5OH € RCOOC2 H 5 + H 2O
Ban đầu: 0,3----------------------0,25
Phản ứng: x<------------------------x <--------------------------------x
Sau pứ: 0,3 - x -----------------0,25-x
naxit + nancol = 2nH 2 ⇔ 0,3 − x + 0, 25 − x = 0,19 ⇔ x = 0,18
Hiệu suất (tính theo ancol)
M este = R + 73 =

H=

0,18
= 72%
0, 25


18
⇔ 27(C2 H 3 )
0,18

Câu 18: Đáp án: B


3R − CH 2OH + 2 KMnO4 → 3RCHO + 2MnO2 + 2 KOH + 2 H 2O
Tổng bằng 14
Câu 19: Đáp án: D
Giả sử số mol của C2H5OH nguyên chất và H2O trong rượu lần lượt là x, y
C2H5OH + Na → C2H5ONa + 0,5H2
x------------------------------------0,5x
H2O + Na → NaOH + 0,5H2
y------------------------0,5y
mH2 thoát ra = x + y (gam)
mdd C2H5OH = 46x + 18y (gam)
Ta có: x + y = 0,03 (46x + 18y) → 0,38x = 0,46y → 19x = 23y
Giả sử số mol của C2H5OH, H2O lần lượt là 23 mol và 19 mol.
C %C2 H 5OH =

23.46
≈ 74,57%
23.46 + 19.18

Câu 20: Đáp án: C
o

t
→ CH3CH2CH2OH + NaCl

CH3CH2CH2Cl + NaOH 

o

t
→ CH2=CH-CH2OH + NaCl
CH2=CH-CH2Cl + NaOH 

o

t
→ không phản ứng.
C6H5Cl + NaOH 

→ Có 2 chất: propyl clorua, anlyl cllorua tác dụng được với dung dịch NaOH loãng khi đun
nóng
Câu 21: Đáp án: C
0,05 mol X + 0,175 mol O2 → 0,15 mol CO2 + H2O
Vì X là ancol no → nH2O = 0,05 + 0,15 = 0,2 mol.


Ta có số C trong X = 0,15 : 0,05 = 3; số H trong X = 0,2 x 2 : 0,05 = 8.
Theo BTNT O: nO trong X = 0,15 x 2 + 0,2 - 0,175 x 2 = 0,15 mol → Số O trong X = 0,15 : 0,05 =
3.
Vậy X là C3H8O3 = C3H5(OH)3
Câu 22: Đáp án: B
Tất cả các đáp án là ancol no nên ta đặt CTPT của X là CnH2n + 2O2
CnH2n + 2O2 + 2K → CnH2nO2K2 + H2
MY = 2MX → 2(14n + 34) = 14n + 110 → n = 3 → X là C3H8O2
Câu 23: Đáp án: C

Đặt x, y lần lượt là số mol của X và glixerol trong A.

⇒ X là C3H7OH.

Câu 24: Đáp án: A
Đặt CTTQ của A là CnH2nO2, của B là: CmH2m + 2O ⇒ CTPT của este: Cn + mH2n + 2mO2
M A = M B ⇒ 14n + 32 = 14m + 18 (I)
M A + MB
= M A = 14n + 32
2
Có 12(n + m) =

(II)

Từ (I) và (II) suy ra n = 2, m = 3 ⇒ A là CH3COOH


Câu 25: Đáp án: B
Etan là dung môi không phân cực nên không tan trong nước.
C2H5Cl hầu như không tan trong nước, tan tốt trong các dung môi không phân cực.
CH3CHO tan rất tốt trong nước và trong các dung môi hữu cơ.
CH3-CO-CH3 là chất lỏng dễ bay hơi, tan vô hạn trong nước và hòa tan được nhiều chất hữu cơ
khác.

Câu 26: Đáp án: B
Đáp án A sai vì tỉ lệ nCO2 : nH2O = 1 : 1.
nCO2
Đáp án B thỏa mãn.

nH 2O


=

n
1
= 1−
n +1
n +1

n càng tăng thì tỉ lệ nCO2 : nH2O tăng dần.
nCO2
Đáp án C sai.

nH 2O

=

n
3
= 1+
n−3
n−3

n càng tăng thì tỉ lệ nCO2 : nH2O càng giảm.
Tương tự CnH2n - 2

Câu 27: Đáp án: B
Có 5 CTCT thỏa mãn là C6H5-O-CH2-CH3; C6H5-CH2-O-CH3; m,o,p-CH3C6H4-O-CH3
Câu 28: Đáp án: D
Giả sử X là R-CH2OH

o

t
→ R-CHO + Cu + H2O
R-CH2OH + CuO 

nCu = 4,8 : 16 = 0,3 mol.


→ nRCHO = nH2O = 0,3.
Mhh khí và hơi = 19 x 2 = 38 → (R + 29 + 18) : 2 = 38 → R = 29 → C2H5Vậy X là C2H5-CH2-OH
m = 0,3 x 60 = 18 gam
Câu 29: Đáp án: D
Este tạo bởi ancol no đơn chức và axit no, đơn chức (tỷ lệ mol 1 : 1) nên este cũng no, đơn chức,
có số mol bằng số mol
ancol và axit (với hiệu suất 100%).

⇒ Đốt cháy este được nCO2 : nH2O
Áp dụng bảo toàn nguyên tố C có lượng CO2 thu được khi đốt cháy hỗn hợp A cũng tương
đương lượng CO2 thu được
khi đốt cháy este
⇒ nH 2O = 0,8.0,1 = 0, 08mol ⇒ m = 1, 44 gam

Câu 30: Đáp án: D

Câu 31: Đáp án: C
Có 6 ete thỏa mãn là
1. CH3-O-CH2-CH2-CH2-CH3,
2. CH3-O-CH2-CH(CH3)2,



3. CH3-O-CH(CH3)-CH2-CH3,
4. CH3-O-C(CH3)3,
5. CH3-CH2-O-CH2-CH2-CH3,
6. CH3-CH2-O-CH(CH3)2

Câu 32: Đáp án: B
TN1:
CH 2 = CH − CH 2Cl + H 2O → CH 2 = CH − CH 2OH + HCl
TN2:
CH 2 = CH − CH 2Cl + NaOH → CH 2 = CH − CH 2OH + NaCl

Cả hai dung dịch đều chứa ion Cl nên đều tạo kết tủa trắng với AgNO3
Vậy B đúng.

Câu 33: Đáp án: A
Để phân biệt hh C2H5OH, HCOOH, C6H5OH, C2H4(OH)2
• B1: Dùng dung dịch Br2
- Nếu có ↓trắng → C6H5OH:
C6H5OH + 3Br2 → C6H2Br3OH↓ + 3HBr
- Nếu có hiện tượng dung dịch brom mất màu và sủi bọt khí → HCOOH
HCOOH + Br2 → CO2 + 2HBr
• B2: Dùng Cu(OH)2
- Nếu Cu(OH)2 tan ra và có dung dịch có màu xanh đậm → C2H4(OH)2
2C2H6O2 + Cu(OH)2 → (C2H5O2)2Cu + 2H2O
- C2H5OH không có hiện tượng gì.


Câu 34: Đáp án: B
C2 H 5OH + O2 → CH 3COOH + H 2O

B/đầu x
P/Ứng 0,25x--------------0,25x------------0,25x----------0,25x
(Vì H=25%)
0,75 xmolC2 H 5OH
Y →
0, 25 xmolCH 3COOH , 0, 25 xmolH 2O
Y + Na → 0, 25molH 2
→ 1, 25 x = 0,5 → x = 0, 4
→ m = 0, 4.46 = 18, 4
Câu 35: Đáp án: B
CnH(2n+2)O + 3n/2 O2= nCO2 + (n+1) H2O
Ta có
3n/2=9/4==> n=1,5
==> CH3OH và C2H5OH
Giải hệ --> 0,1 CH3OH và 0,1 C2H5OH

Câu 36: Đáp án: B
( A)C5 H11Cl
Vì từ A tạo ancol bậc 1, bậc 2, bậc 3
Nên A phải có C bậc 1,2,3
Ta dễ dàng thấy B phù hợp
A → Cl − CH 2CH 2CH (CH 3 )CH 3
Câu 37: Đáp án: B
Có 3 CTCT là CH3-CH2-CH2-OH, (CH3)2-CH-OH, CH3-O-CH2-CH3
Câu 38: Đáp án: C
11, 2
+ 0,1 = 0, 6mol
22, 4
X gồm hai ancol no ⇒ Đốt cháy X được: ⇒ x = 0, 6.18 = 10,8 gam
nH 2O = nCO2 + nX =


Câu 39: Đáp án: C


HBr + C2H5OH= C2H5Br
C2H4 + HBr= CH3CH2Br
C2H6+Br2= C2H5Br

Câu 40: Đáp án: D
Gọi công thức ancol cần tìm là:
ROH
Số mol 2 ancol tương ứng là a, b
Phần 1:
→ a + b = 0,1
46a + ( R + 17)b = 3,9 → (29 − R)b = 0, 7 → 29 > R → R = CH 3 → CH 3OH
Phần 2:
nCH3COOH = 0,5
H=80%
Nên ta có:
meste = 0, 05.0,8(15 + 44 + 15 + 15 + 44 + 29) = 6, 48 → D
Câu 41: Đáp án: D
nH 2 = 0, 25 → n− OH = 0,5
Mặt khác, đem đốt cháy hoàn toàn 25,4 gam hỗn hợp X thu được a mol CO2 và 27 gam H2O
Gọi số mol O2 , CO2 là a,b
Bảo toàn O ta có
0,5+2a=2b+1,5
Bảo toàn khối lượng ta có
25,4+32a=44b+27
Giải hệ ta có
a=1,7 ,b=1,2


Câu 42: Đáp án: A
o, m, p − C2 H 5 − C6 H 4 − OH

(CH 3 ) 2 − C6 H 3 − OH
(6 đồng phân)
⇒ 9 đồng phân



×