Tải bản đầy đủ (.doc) (5 trang)

tiết 51 trình bày một vấn đề

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (141.28 KB, 5 trang )

Ngày soạn:

Ngày dạy:
Lớp:
Ngày dạy:
Lớp:
Ngày dạy
Lớp:
trình bày một vấn đề

Tiết 51: Làm văn.
1. Về kiến thức Giúp học sinh
- Nắm đợc yêu cầu cơ bản của trình bày một vấn đề trớc nhiều ngời, tức là khả năng lập ngôn
và thuyết phục ngời nghe đồng ý, đồng tình, đồng cảm với luận điểm của mình.
2. Về kĩ năng.
- Biết cách trình bày một vấn đề theo đề cơng đã chuẩn bị.
3. Về thái độ.
- Rèn ý thức cẩn trọng, tính tự tin và khả năng điều chỉnh bài nói cho phù hợp với đối tợng, tình
huống cụ thể.
II. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh.
1. Chuẩn bị của giáo viên.
- Đọc SGK.
- Thiết kế bài giảng.
- Đọc tài liệu tham khảo.
2. Chuẩn bị của học sinh.
- Đọc và chuẩn bị những câu hỏi trong sách giáo khoa.
- Chuẩn bị lên kế hoạch cho một vấn đề.
III. Tiến trình bài dạy.
A. Kiểm tra bài cũ. (3')
1. Câu hỏi: Đọc thuộc lòng bài thơ Thu hứng. Nêu những nét đặc sắc về nội dung và
nghệ thuật của bài thơ?


2. Đáp án:
- Học sinh đọc bài theo sự chuẩn bị.
- Nội dung của bài thơ
Bài thơ miêu tả bức tranhthu hiu hắt, thê lơng, ảm đạm để làm bật lên tâm sự của tác giả
trong cảnh ngộ tha hơng xa quê hơng, từ đó tác giả muốn lên án tố cáo chiến tranh phi
nghĩa làm cho bao nhiêu số phận phải đau khổ, li biệt.
B. Nội dung bài mới.
* Vào bài: (1')
Từ xa, ông cha ta đã dạy phải học ăn, học nói, học gói, học mở, nghĩa là muốn nên
ngời thì cái gì cũng phải học. Trong đó, việc học nói- học cách giao tiếp bằng lời, nói có văn
hóa, thuyết phục đợc ngời nghe là một trong những điều quan trọng nhất để làm ngời. Bởi ăn
ko nên đọi, nói ko nên lời đợc coi là một nhợc điểm lớn...Vậy làm thế nào để trình bày một
vấn đề trớc đám đông có sức thuyết phục? Bài học hôm nay, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu vấn đề
đó.
I. Tầm quan trọng của việc trình bày một vấn đề:
1. Ví dụ:
? Trong cuộc sống hàng ngày thì hình thức giao tiếp nào đợc sử dụng với tần số cao
nhất, hình thức giao tiếp đó đợc biểu hiện trên những phơng diện nào
- Trong cuộc sống hàng ngày thì hình thức giao tiếp bằng lời nói đợc sử dụng với
tần số cao nhất. bởi vì
+ Trong gia tộc gia đình:
con cái thờng phải chào hỏi cha mẹ, đề đạt yêu cầu nguyện vọng.
Bố mẹ thờng phài dặn dò và nhắc nhở con cái, đpa ứng hay không đáp
ứng nhu cầu nguyện vọng của con cái.
Anh chị em trap đổi tâm t tình cảm hoặc trao đổi về công việc


Các cuộc gặp mặt nhân dịp giỗ tết thì các thành viên trong gia đình đều
tụ họp để chia sẻ tình cảm, hàn huyên tâm sự.
+ Khi đến trờng hoặc cơ quan

Thầy trò giao tiếp với nhau trong vấn đề ngoại khoá chính khoá, giờ ra
chơi.
Hoạt động giao tiếp trong các buổi sinh hoạt lớp, sinh hoạt chi đoàn. Bạn
bè cùng lớp cùng trò truyện với nhau trong giờ ra chơi, trong các buổi
tham qua dã ngoại
ở cơ quan, lãnh đạo và nhân viên giao tiếp trong và ngoài giờ hành
chính, nhân viên giao tiếp với nhân viên trong quan hệ công việc hoặc
quan hệ cá nhân...
Tóm lại: Trong cuộc sống hàng ngày, cũng nh trong công tác chúng ta thờng xuyên gặp phải
những vấn đề cần phải trình bày trớc nhiều ngời.
GV: Nh ông cha ta đã từng dạy rằng: Học ăn, học nói, học gói học mở. Học ăn tức là ăn trông
nồi, ngồi trông hớng, Học nói tức là nói có đầu có đuôi, nói có văn hoá: ca dao từng có câu
rằng: Chim khôn kêu tiếng rảnh rang / ngời khôn nói tiếng dịu dàng dễ nghe là vậy. Học gói,
học mở tức là học làm một cách có ý thức, có bài bản, có trình tự có nh vậy chúng ta mới có thể
thuyết phục mọi ngời khi nói đến một vấn đề nào đó.
2. Nhận xét
? Trình bày một vấn đề là gì, nó có tầm quan trọng và ý nghĩa nh thế nào?
- Trình bày một vấn đề trớc tập thể (ngời khác) là để bày tỏ nguyện vọng, suy
nghĩ, nhận thức của mình đồng thời thuyết phục họ cảm thông, đồng tình với
mình.
- Tầm quan trọng của trình bày một vấn đề: Trình bày một vấn đề là một nhu
cầu tất yếu của con ngời trong cuộc sống. Khẳng định khả năng Lập ngôn của
mỗi ngời.
II. Công việc chuẩn bị:
? Để trình bày một vấn đề chúng ta phải chuẩn bị những công việc nào.
1. Chọn đề tài:
GV: Đề tài trình bày rất rộng nên chọn đề tài phủ hợp với năng lực của mình. hơn nữa phải có
khả năng xác định đợc đề tài khi đợc yêu cầu đánh giá, phẩm bình về một vấn đề nào đó.
- Có thể chọn các đề tài nh:
+ vấn đề thời trang trẻ

+ Vấn đề môi trờng sống của con ngời
+ Vấn đề hiểm hoạ ma tuý học đờng.
Để chuẩn bị tốt cho cho đề tài sẽ trình bày chúng ta phải Đảm bảo đợc những điều kiện nào
+ Điều kiện
/ phải am hiểu sâu sắc vấn đề sẽ trình bày
/ phải có hứng thú chuẩn bị thì mới có hứng thú trình bày
/ Phải có t kiệu, số kiệu phong phú về vấn đè trình bày.
Việc xác định đối tợng nghe và cách nói có cần thiết không
+ Đối tợng nghe
/ Đề tài mình trình bày nói cho ai nghe
/ Trình độ tuổi tác giới tính của ngời nghe nh thế nào
+ Cách nói.
Để nói đợc lu loát và có sức thuyết phục nên tiến trình theo hai bớc
+ Bớc 1 nói đúng, thông tin chính xác, ngôn ngữ chuẩn mực.
+ Bớc 2: Nói hay, thông tin mới mẻ, ngôn ngữ sinh động, có điểm nhấn, có khẩu
khí mang tính chất hùng biện.
GV: Từ việc xác định đợc đề tài, chúng ta tiến hành công việc thứ hai, quan trong hơn là lập
dàn ý cho bài nói của mình
2. Lập dàn ý:


? Đặt địa vị của mình trong một tổ chức đoàn thể đang tham gia sinh hoạt đoàn, lập
dàn ý cho đề tài: Thời trang và tuổi trẻ.
Gv: Để lập đợc dàn ý cho vấn đề này phải tiến hành Các thao tác chính nào.
- Trớc hết xác định các ý chính: Vấn đề này có thể gồm một số ý là:
+ Trang phục là thứ bắt buộc phải có đối với con ngời văn minh, văn hoá nhất là
đối với Phụ Nữ
+ Trang phục phù hợp với cộng đồng với thời đại hài hoà với cá nhân đợc coi là
thời trang.
+ Trang phục phải xứng với "Y phục xứng kì đức"

- Chia tác các ý thành các ý nhỏ.
+ Trang phục là thứ bắt buộc phải có.
Ngời việt Nam chúng ta thờng nói cơm ăn áo mặc, với ý nghĩa ăn và mặc là hai
trong những yêu cầu thiết yếu của con ngời. lại nói cơm no áo ấm với ý nghĩa cái
đích tối thiểu của con ngời.
Từ cơm no áo ấm đến ăn ngon mặc đẹp đợc coi là một chặng đờng phấn đấu
gian khổ của con ngời trong đó cái đích hớng đến là cái đẹp.
Nói nh thế có nghĩa là ở các mức độ khác nhau, trang phục là một trong những
tiêu chí để đánh giá con ngời, nhất là đối với ngời phụ nữ.
+ Trang phục phải phù hợp với cộng đồng.
Ngời việt có các trang phục truyền thống của mình, cho nên dù có cách tân kiểu
gì cũng phải chú ý kế thừa những giá trị truyền thống, áo dài việt Nam là một ví
dụ điển hình.
Trong thời đại giao lu hội nhập hiện nay chúng ta có thể chọn lọc và sử dụng
trang phục của các dân tộc bạn và sử dụng có sáng tạo, chẳng hạn bộ com lê của
Nam giới, các kiểu váy của Phụ nữ những điều quan trong nhất là trang phục phải
phù hợp với hình thể, nghề nghiệp của mỗi cá nhân.
+ Trang phục phải xứng với chuẩn mực ngôn ngữ.
Phải chú ý đến việc rèn luyện nhân cách đạo đức đi đôi với trang phục.
Mặc đẹp nhng luôn chửi tục.
Mặc đẹp nhng lời học... Thì sẽ tạo ra sự phản cảm với ngời khác.
b. Cách lập dàn ý:
Từ ví dụ trên, em hãy rút ra cách lập dàn ý cho bài trình bày một vấn đề?
- Tìm hệ thống ý lớn, ý nhỏ.
- Sắp xếp các ý theo trình tự lôgíc.
- Có chuyển ý để bài nói mạch lạc và uyển chuyển hơn.
III. Trình bày:
1. Bắt đầu trình bày:
Các thủ tục cần thiết khi bắt đầu trình bày?
- Bớc lên diễn đàn.

- Chào cử toạ và mọi ngời.
- Tự giới thiệu.
- Nêu lí do trình bày.
2. Trình bày nội dung chính:
Để trình bày nội dung chính, chúng ta cần làm những công việc nào?
- Nêu nội dung chính sẽ trình bày.
- Nêu lần lợt các ý chính, cụ thể hóa các ý đó.
- Có chuyển ý, dẫn dắt.
- Chú ý xem thái độ, cử chỉ của ngời nghe để kịp thời điều chỉnh nội dung và
cách trình bày.
3. Kết thúc và cảm ơn:
? Phần cảm ơn chúng ta làm những công việc gì
- Tóm tắt, nhấn mạnh một số ý chính.


- Cảm ơn.
? Trên cơ sở những bớc trên hãy, hãy trình bày vấn đề về thời trang và tuổi trẻ ở
trên.
Gv: Từ dàn ý đó, yêu cầu Hai học sinh lên trình bày trớc lớp.
GV: Đánh giá, nhận xét, bổ xung và có thể trình bày mẫu trớc lớp:
1. Phần lời dẫn, chào hỏi.
Tha các bạn!
Tuổi trẻ chúng ta có nhiều nhu cầu chính đáng. trong đó có nhu cầu đợc mặc đẹp. Sau đây
là những suy nghĩ của cá nhân tôi về vấn đề này. Rất mong các bạn vui lòng lắng nghe và cùng
nhau trao đổi, thảo luận.
Các bạn có đồng ý không ạ
Vâng rất cảm ơn các bạn.
2. Phần trình bày:
- Có lẽ một trong những bằng chứng để phân biệt con ngời và con vật là con ngời thì có
quần áo mặc, còn con vật thì không (ở đây tôi không nói đến những trờng hợp có những con vật

cũng mặc quần áo, nhng đó chỉ là ý thức của con ngời khi tác động đến chúng mà thôi.) Nói
cách khác ăn ặc là những nhu cầu thiết yếu của con ngời.
- Từ xa xa, con ngời đã biết che thân bằng vỏ cây, bằng lá rừng, ngày nay, con ngời ngày
càng chú trọng đến việc ăn mặc hơn bao giờ hết, nhất là tuổi trẻ chúng ta và đặc biệt là các bạn
nữ. Trớc hết mặc là một nhu cầu đợc làm đẹp về hình thức nhng mặc nh thế nào là dệp thì đó là
điều không đơn giản chút nào.
- Có bạn cho rằng mặc nh thế nào là quyền của tôi, tôi thích gì mặc nấy, xin mọi ngời đừng
can thiệp, theo tôi có bạn nào nói nh vậy thì chỉ đúng một nửa vì sở thích cá nhân là không thể
phủ nhận, nhng một nửa thì cha đúng vì:
+ nếu lội xuống ruộng đào mơng thoát nớc, hoặc vào nhà máy công xởng mà bạn mặc com
lê, áo dài, quần bò thì rõ ràng là không chấp nhận đợc(trừ những trờng hợp bất khả
kháng)
+ Ngợc lại nếu đi dự lễ hội, dự đám cới mà quần áo lôi thôi, nhàu nhĩ cũng không đợc.
+ Nếu những bạn gái đi học mà mặc áo ngắn ngang bụngm quần bò trễ dới rốn cả chục
phân thì liệu có ai coi là đẹp hay không.
+ Có bạn cao ngỏng lại mặc quần áo ngắn cũn cỡn, có bạn thấp lè tè lại ăn mặc loè xoè, bạn
da đen mặc màu tối, bạn da trắng mặc màu sáng liệu có đẹp hay không (ở đây tôi không
bàn đến vấn đề hợp lí)
+ Vì vậy, theo tôi, cùng với sở thích cá nhân, ăn mặc còn phải phù hợp với hoàn cảnh, với
công việc và với cả vóc ngời của mỗi cá nhân. Nói ngắn gọn, đẹp là sự hợp lí và hài hoà.
3. Phần kết.
Tha tất cả các bạn:
Dù sao trên đây cũng chỉ là những suy nghĩ cá nhân của tôi, rất mong đợc các bạn góp ý,
trao đổi để chúng ta có thể đi tới một quan niệm chung về cái đẹp trong cách ăn mặc.
Xin chân thành cảm ơn các bạn đã chú ý lắng nghe!
IV. Luyện tập:
Bài 1:
- Các ý thuộc phần bắt đầu trình bày:
+ Cho cỏc bn. Tụi rt...
+ Cho cỏc bn. Cm n...

+ Trc khi bt u...
- Các ý thuộc phần Trỡnh by ni dung chớnh:
Gi chỳng ta...
- Các ý thuộc phần Chuyn qua ch khỏc:
+ ó xem...
+ Gi chỳng ta...
- Các ý thuộc phần Túm tt v kt thỳc:


+ Tụi mun kt thỳc...
+ Gi tụi mun kt thỳc...
2. Bài 2:
Lập dàn ý cho bài trình bày về đề tài: Thần tợng của tuổi học trò.
- Giải thích khái niệm: thần tợng- những ngời đợc tôn sùng, ngỡng mộ, yêu mến.
- Các loại thần tợng của tuổi học trò: ngôi sao điện ảnh, ca nhạc, bóng đá, các danh
nhân,...
- Tác động của thần tợng đối với tuổi học trò:
+ Tích cực:- Làm cho đời sống tinh thần phong phú.
- Là tấm gơng về đạo đức, tài năng cho các em học tập.
+ Tiêu cực:- Một số bạn biến mình thành hình bóng của thần tợng.
- Mất nhiều thời gian, tiền bạc...
- Các biện pháp phát huy mặt tích cực và hạn chế mặt tiêu cực của thần tợng đối với tuổi học
trò:
+ Chọn thần tợng đẹp về phẩm chất đạo đức và tài năng thực sự.
+ Cố gắng nỗ lực học tập các mặt tốt đó ở họ.
C. Củng cố, luyện tập. (1')
1. Củng cố: học sinh đọc phần ghi nhớ trong SGK trang 150.
D. Hớng dẫn học sinh tự học ở nhà. (2')
1. Học bài.
- Học thuộc phần ghi nhớ.

- Chuẩn bị các ý cho những đề tài ở bài tập 2.
2. Chuẩn bị bài.
- chuẩn bị bài Lập kế hoạch cá nhân.



×