Tải bản đầy đủ (.pdf) (129 trang)

Vấn đề đổi mới giáo dục đại học trên báo in giai đoạn 2013 2014 luận văn ths truyền thông đại chúng 60 32 01 01 pd

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (841.35 KB, 129 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

------------

ĐOÀN XUÂN KỲ

VẤN ĐỀ ĐỔI MỚI GIÁO DỤC ĐẠI HỌC
TRÊN BÁO IN GIAI ĐOẠN 2013-2014

LUẬN VĂN THẠC SĨ
Chuyên ngành: Báo chí học

Hà Nội - 2015


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

------------

ĐOÀN XUÂN KỲ

VẤN ĐỀ ĐỔI MỚI GIÁO DỤC ĐẠI HỌC
TRÊN BÁO IN GIAI ĐOẠN 2013-2014

Luận văn Thạc sĩ chuyên ngành: Báo chí học
Mã số: 60 32 01 01

Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: PGS.TS Đinh Văn Hƣờng


Hà Nội – 2015


LỜI CAM ĐOAN
Tôi cam kết, đây là luận văn do tôi tự nghiên cứu, chưa được công bố ở bất cứ công
trình khoa học nào. Mọi luận cứ trong luận văn là xác thực.

Tác giả luận văn

Đoàn Xuân Kỳ


LỜI CẢM ƠN
Tôi xin chân thành cảm ơn PGS.T.S Đinh Văn Hường – Người hướng dẫn khoa
học đã tận tình giúp đỡ tôi hoàn thành luận văn này!
Xin chân thành cảm ơn sự hợp tác của các chuyên gia, nhà quản lý, lãnh đạo các
ngành và các đơn vị có liên quan; sự giúp đỡ của các nhà báo, biên tập viên, phóng
viên, bạn bè đồng nghiệp đã dành thời gian tham gia trả lời phỏng vấn; các thầy cô ở
Trường đại học Khoa học Xã hội & Nhân văn đã giúp đỡ tôi hoàn thành luận văn này.
Xin chân thành cảm ơn!
Tác giả luận văn

Đoàn Xuân Kỳ


DANH MỤC CÁC CHỮ CÁI VIẾT TẮT

1. Cao đẳng: CĐ
2. Công nghiệp hóa, hiện đại hóa: CNH, HĐH
3. Đại học: ĐH

4. Giáo dục đại học: GDĐH
5. Giáo dục và Đào tạo: GD và ĐT


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU .............................................................................................................1
1. Lý do chọn đề tài .............................................................................................1
2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài .....................................................3
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu ..................................................................6
4. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu .......................................................................7
5. Phương pháp nghiên cứu .................................................................................7
6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của đề tài ............................................................8
7. Cấ u trúc của luâ ̣n văn.......................................................................................9
Chƣơng 1: QUAN ĐIỂM CỦA ĐẢNG, NHÀ NƢỚC VỀ ĐỔI MỚI
10
GDĐH VÀ VAI TRÒ CỦA BÁO CHÍ .............................................................
1.1 Cơ sở lý luận chung về đổi mới GDĐH ........................................................
10
1.2 Quan điểm của Đảng về đổi mới GDĐH.......................................................
12
1.3 Cơ chế, chính sách của nhà nước về đổi mới GDĐH ....................................
14
1.3.1 Đổi mới thi, kiểm tra đánh giá ....................................................................
15
1.3.2 Đổi mới quản lý, phân tầng xếp hạng ........................................................
16
1.3.3 Đổi mới nâng cao chất lượng đào tạo .......................................................
18
1.4 Vai trò của báo chí với vấn đề đổi mới GDĐH .............................................
19

1.4.1 Nhu cầu thông tin về GDĐH ......................................................................
19
1.4.2 Đặc điểm, vai trò của báo chí .....................................................................
21
1.4.3 Báo in với đổi mới GDĐH ..........................................................................
25
1.4.4 Vài nét các báo luận văn khảo sát ..............................................................
27
30
Tiểu kết chương 1 ...............................................................................................
Chƣơng 2: THỰC TRẠNG VẤN ĐỀ ĐỔI MỚI GDĐH TRÊN BÁO IN .........32
2.1 Nội dung thông tin đổi mới GDĐH ...............................................................
32
2.1.1 Đổi mới công tác thi, tuyển sinh .................................................................
32
2.1.2 Đổi mới quản lý, phân tầng xếp hạng.........................................................
44
2.1.3 Nâng cao chất lượng đào tạo .....................................................................
53
2.2 Hình thức tuyên truyền về đổi mới GDĐH ...................................................
63


2.2.1 Kết cấu bố trí trang của các báo được khảo sát.........................................
63
2.2.2 Các thể loại bài viết ....................................................................................
66
2.2.3 Bài viết trong chuyên mục ..........................................................................
73
78

Tiểu kết chương 2 ...............................................................................................
Chương 3: KINH NGHIỆM VÀ CÁC GIẢI PHÁP NÂNG CAO
HIỆU QUẢ TUYÊN TRUYỀN VỀ ĐỔI MỚI GIÁO DỤC ĐẠI HỌC ........
80
3.1 Thành công, hạn chế của thông tin đổi mới GDĐH ......................................
80
3.2 Một số bài học kinh nghiệm được rút ra ........................................................
84
3.2.1 Bám sát chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước ...............................
84
3.2.2 Hiểu về đổi mới GDĐH ..............................................................................
85
3.2.3 Cơ cấu thông tin hợp lý ..............................................................................
87
3.3 Các giải pháp nâng cao hiệu quả tuyên truyền đổi mới GDĐH ....................
88
3.3.1 Đổi mới cách thức tổ chức thông tin ..........................................................
89
3.3.2 Phóng viên là chuyên gia truyền thông về đổi mới GDĐH ........................
91
3.3.3 Đội ngũ cộng tác viên là các chuyên gia, nhà nghiên cứu .........................
95
3.3.4 Đa dạng các thể loại bài viết ......................................................................
96
3.3.5 Xây dựng cơ chế phản hồi của công chúng ................................................
98
3.3.6 Sự tương tác với các cơ quan quản lý nhà nước .......................................
99
100
Tiểu kết chương 3 ...............................................................................................

102
KẾT LUẬN .........................................................................................................
105
TÀI LIỆU THAM KHẢO .................................................................................
PHỤ LỤC ............................................................................................................


MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Phát triển GD và ĐT thu hút sự quan tâm của toàn xã hô ̣i . Thực tế hiện
nay, so với yêu cầu rất cao của sự nghiệp xây dựng, bảo vệ Tổ Quốc trong
thời kỳ phát triển mới; so với sự mong đợi và kỳ vọng của nhân dân, GDĐH
nước ta vẫn còn nhiều hạn chế, yếu kém, cần sớm khắc phục. Chất lượng đào
tạo, nghiên cứu ứng dụng khoa học công nghệ còn thấp, hiệu quả phục vụ sự
nghiệp phát triển bền vững, bảo vệ đất nước còn hạn chế; cơ cấu đào tạo,
nghiên cứu chưa hoàn chỉnh; nội dung, phương pháp đào tạo, nghiên cứu còn
có những mặt lạc hậu; quản trị ĐH còn nhiều bất cập. Tỷ lệ sinh viên có việc
làm đúng với chuyên môn được đào tạo ngay sau khi tốt nghiệp chưa cao. Số
lượng cán bộ khoa học đạt trình độ quốc tế còn thấp. Cơ sở vật chất phục vụ
đào tạo, nghiên cứu chưa đáp ứng yêu cầu... Như vậy, nhìn dưới góc độ toàn
hệ thống GDĐH của đất nước, có thể nhận thấy cơ chế quản lý hiện thời đã
không còn phù hợp với một hệ thống GDĐH đang phát triển nhanh, đa dạng,
và phức tạp như hiện nay.
Đảng và Nhà nước ta đã khẳng định phát triển giáo dục là quốc sách
hàng đầu; đầu tư cho giáo dục là đầu tư cho phát triển. Đại hội XI của Đảng
cũng đã xác định 3 khâu đột phá chiến lược để phát triển đất nước nhanh và
bền vững, trong đó việc đào tạo nguồn nhân lực, nhất là nguồn nhân lực chất
lượng cao gắn với phát triển khoa học và công nghệ là chìa khóa có ý nghĩa
quyết định cho sự thành công. “Chiế n lươ ̣c phát triển kinh tế xã hội


2011-

2020” ta ̣i Đa ̣i hô ̣i đa ̣i biể u toàn quố c của Đảng Cô ̣ng sản Viê ̣t Nam tháng

1-

2011 khẳ ng đinh:
̣ “Phát triển giáo dục là quốc sách hàng đầu. Đổi mới căn
bản, toàn diện nền giáo dục Việt Nam theo hướng chuẩn hoá, hiện đại hoá, xã
hội hoá, dân chủ hóa và hội nhập quốc tế...”. Nghị quyết số 29-NQ/TW tại
Hô ̣i nghi ̣lầ n thứ

8, Ban chấ p hành T .Ư (Khóa XI ) khẳ ng đinh
̣ : Đối với

GDĐH, tập trung đào tạo nhân lực triǹ h đô ̣ cao, bồ i dưỡng nhân tài, phát triển
phẩm chất và năng lực tự ho ̣c , tự làm giàu tri thức , sáng tạo của người học .
1


Hoàn thiện ma ̣ng lưới các cơ sở GDĐH, cơ cấ u ngành nghề và trình độ đào
tạo phù hơ ̣p với quy hoa ̣ch phát triển nhân lực quốc gia ; trong đó, có mô ̣t số
trường và ngành đào ta ̣o ngang tầ m khu vực và quố c tế ”.
Chính phủ và Ủy ban Quốc gia đổi mới căn bản, toàn diện GD và ĐT,
Bộ GD và ĐT đã có chương trình hành động, đang khẩn trương, tích cực triển
khai thực hiện đồng bộ các giải pháp nhằm hiện thực hóa vững chắc chủ
trương của Đảng và Nhà nước về GD và ĐT. Quán triệt tinh thần Nghị quyết
29-NQ/TƯ thực hiện chủ trương đổi mới căn bản, toàn diện GD và ĐT, để
đạt được mục tiêu trước mắt và lâu dài, GDĐH cần khẩn trương thực hiện
các giải pháp cụ thể. Luật GDĐH đã tạo hành lang pháp lý rất vững chắc để

các trường đổi mới chương trình, nâng cao chất lượng đào tạo. Thực hiện
Luật GDĐH và Nghị Quyết 29-NQ/TƯ của Ban Chấp hành Trung ương
Đảng khóa XI, ngành GD và ĐT đang triển khai hàng loạt các giải pháp đổi
mới GDĐH, tác động đến từng trường ĐH, CĐ và toàn xã hội. Quá trình đổi
mới cũng đặt ra những thách thức không nhỏ đối với sự nghiệp phát triển
GDĐH.
Đổi mới căn bản, toàn diện GD và ĐT nói chung, GDĐH Viê ̣t Nam nói
riêng là nhu cầ u cấ p thiế t , thu hút sự quan tâm của toàn xã hô ̣i. GDĐH có liên
quan đến tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội. Các chủ trương, chính sách
trong đổi mới GDĐH đều tác động sâu sắc đến cộng đồng, đến từng gia đình
và mỗi cá nhân. Quá trình đổi GDĐH gắn bó chặt chẽ và tiến hành đồng bộ
với quá trình đổi mới căn bản, toàn diện hệ thống GD và ĐT. Đó là quá trình
đổi mới gắn với mục tiêu chung là hướng tới xây dựng con người Việt Nam
phát triển toàn diện làm chủ thể sáng tạo và động lực to lớn cho sự phát triển
nhanh, bền vững và bảo vệ vững chắc Tổ quốc.
Trong những năm qua, báo in ở nước ta đã không ngừng đổi mới nâng
cao chất lượng thông tin. Báo in làm tốt chức năng vừa là cơ quan ngôn luận
của Đảng, Nhà nước vừa là diễn đàn của nhân dân, góp phần thúc đẩy phát
triển kinh tế- xã hội đất nước nói chung, GD và ĐT nói riêng. Hiện nay, báo
2


in nước ta khá đa dạng và đều dành những thời lượng nhất định cho vấn đề
đổ i mới GDĐH. Ngoài những thông tin cập nhật thời sự , báo in đều có những
trang chuyên đề , chuyên mu ̣c, phân tić h chuyên sâu… về GD và ĐT cũng như
đổ i mới GDĐH. Nô ̣i dung thông tin của báo chí hế t sức đa da ̣ng gồ m những
mă ̣t đươ ̣c , chưa đươ ̣c , những ý kiế n phả n biê ̣n cũng như đề xuấ t , kiến nghị
những giải pháp trong đổ i mới GDĐH nước nhà. Những thông tin trên báo in
sẽ góp phần nhân lên những điển hình tiên tiến, cách làm hay, phương pháp
tốt trong quá trình đổi mới GDĐH. Mặt khác, với vai trò phản biện, báo chí

nói chung, báo in nói riêng là diễn đàn tập hợp các ý kiến góp ý cho cơ chế,
chính sách; cách thức triển khai đổi mới GDĐH được hoàn thiện, hợp lý hơn
từ đó thúc đẩy đổi mới GDĐH hiệu quả hơn.
Luâ ̣n văn lựa cho ̣n , khảo sát các bài viết trên Báo Nhân Dân , Báo Giáo
dục & Thời đa ̣i , Báo Tiền Phong hằng ngày là

những tờ báo hàng đầ u về

tuyên truyề n chủ trương chin
́ h sách nói chung , về đổ i mới GDĐH. Thời điể m
khảo sát (11/2013- 12/2014) là thời gian thực hiện chủ trương lớn với Nghị
quyết số 29-NQ/TƯ ngày 4-11-2013 của Ban chấp hành Trung ương (Khóa
XI) “Về đổ i mới căn bản , toàn diện GD và ĐT, đáp ứng yêu cầu CNH, HĐH
trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập
quốc tế”. Vì vậy, mọi hoạt động cũng như thông tin về đổi mới GDĐH khá
phong phú , đa da ṇ g, hấ p dẫn . Với viê ̣c lựa cho ̣n các ấ n phẩ m cũng như thời
điể m khảo sát , luâ ̣n văn đươ ̣c kỳ vo ̣ng sẽ đưa ra đươ ̣c những thực tra ̣ng

,

phương pháp và những đề xuấ t trong thực hiê ̣n tác phẩ m báo chí viế t về đổ i
mới GDĐH - mô ̣t trong những chủ trương lớn của Đảng , Nhà nước hiện nay ,
thu hút sự quan tâm của toàn xã hô ̣i.
2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài
Về vấ n đề đổi mới GD và ĐT cũng như đổi mới GDĐH đã có mô ̣t số
khóa luận, luâ ̣n văn, luận án nghiên cứu.
Trong đó, có hai khóa luận là: Khóa luận tốt nghiệp K39 Trường ĐH
Khoa học Xã hội và Nhân văn “Vấn đề đổi mới GD và ĐT trên báo Giáo dục
3



& Thời đại và báo Khuyến học” của Đoàn Mạnh Hùng và Khóa luận tốt
nghiệp K45, Trường ĐH Khoa học Xã hội và Nhân văn “Tuyên truyền đổi
mới giáo dục trên báo Giáo dục & Thời đại” của tác giả Nguyễn Thanh
Hương. Cả hai khóa luận trên tuy đã khảo sát vấn đề đổi mới giáo dục,
nhưng nội dung và tờ báo khảo sát khá hẹp. Việc khảo sát mang tính một
chiều khi chỉ lựa chọn các tờ báo của ngành cho nên ít tính phản biện mà
nặng về phản ánh.
Về luận văn có khá nhiều đề tài nghiên cứu liên quan đến. Trong đó, đề
tài luâ ̣n văn tha ̣c si ̃ Trường đa ̣i ho ̣c Khoa ho ̣c Xã hô ̣i và Nhân văn

“Báo in

Việt Nam trong công cuộc đổi mới giáo dục hiện nay” của tác giả Văn
Phương Hoa, năm 2010. Đề tài đã sưu tầm , khảo sát tất cả các bài báo có nội
dung liên quan đến các vấn đề đổi mới giáo dục trên 3 tờ báo: Giáo dục &
Thời đại, Lao động, Tuổi trẻ TP. Hồ Chí Minh trong thời gian từ tháng 12008 đến tháng 6-2009. Luận văn đã phản ánh các vấn đề đổi mới giáo dục ở
3 tờ báo nói trên về : những đóng góp và những hạn chế, rút ra những kinh
nghiệm, đề xuất những kiến nghị, giải pháp để nâng cao hiệu quả tuyên truyền
các vấn đề giáo dục trên báo in.
Luâ ̣n văn tha ̣c si ̃ Trường đa ̣i ho ̣c Khoa ho ̣c Xã hô ̣i và Nhân văn

“Vai

trò của báo chí đối với vấn đề cải cách GDĐH” của tác giả Ưng Sơn Ca, năm
2006, đã tổng quan về GD và ĐT Việt Nam; vai trò của GDĐH trong hệ
thống GD và ĐT. Luận văn nêu những đặc điểm chung của thông tin GDĐH
xuất hiện trên báo chí; phân chia thông tin GDĐH trên báo chí theo những nội
dung: thông tin về tuyển sinh, thông tin liên quan đến vấn nạn, tiêu cực, thành
tựu, những điển hình tích cực và những ý kiến đề xuất, góp ý nhằm cải cách

GDĐH Việt Nam. Căn cứ trên những cải tiến chủ trương, chính sách GDĐH
do tác động của các phương tiện truyền thông đại chúng để khẳng định những
tác động cũng như vai trò của báo chí đối với vấn đề cải cách GDĐH. Đề
xuất, định hướng trong thời gian sắp tới nhằm nâng cao hiệu quả thông tin,
tuyên truyền của báo chí đối với các vấn đề liên quan đến GDĐH.
4


Ngoài ra còn có một số đề tài như : Luâ ̣n văn tha ̣c si ̃ Trường đa ̣i ho ̣c
Khoa ho ̣c Xã hô ̣i và Nhân văn “Tuyên truyền về GDĐH trên báo chí thành
phố Hồ Chí Minh” (Khảo sát các báo Sài Gòn Giải Phóng và Tuổi Trẻ từ năm
1994 - 2004) của tác giả Trần Thị Phương Thảo , năm 2006; Luâ ̣n văn tha ̣c si ̃
Trường đại ho ̣c Khoa ho ̣c Xã hô ̣i và Nhân văn “Báo chí với quá trình hình
thành nhân cách của học sinh - sinh viên” của Lại Thị Hải Bình , năm 2006;
Luâ ̣n văn tha ̣c si ̃ Trường đa ̣i ho ̣c Khoa ho ̣c Xã hô ̣i và Nhân văn “Vai trò của
báo chí ngành GD và ĐT trong thời kì đổi mới (khảo sát trên báo Giáo dục &
Thời đại, Tạp chí Giáo dục, mạng giáo dục Edu .net từ năm 2001-2005) của
tác giả Nguyễn Xuân Đức, năm 2006; Luận văn thạc sĩ: “Phản biện xã hội về
đổi mới giáo dục tiểu học trên báo in hiện nay” của tác giả Trần Thị Hoa,
năm 2013…
Các công trình nghiên cứu trên đã đưa ra

nhiề u kinh nghiê ̣m và giải

pháp sâu sắc, thiế t thực trong quá triǹ h làm báo . Tuy nhiên, mô ̣t số công triǹ h
nghiên cứu vẫn còn những ha ̣n chế nhấ t đinh
̣ . Thí dụ đề tài “Báo in Việt Nam
trong công cuộc đổi mới giáo dục hiện nay” nói

về đổ i mới giáo dục nhưng


thời điể m khảo sát tháng 1-2008 đến tháng 6-2009 chưa thić h hơ ̣p . Tương tự
như vâ ̣y, đề tài “Vai trò của báo chí đối với vấn đề cải cách GDĐH (khảo sát
trên một số tờ báo in từ năm 2002 đến 2004), về cải cách GDĐH nhưng khảo
sát không đúng thời điểm cải cách (2002 - 2004) nên thời điể m khảo sát vẫn
chưa thâ ̣t sự nổi bật cho vấn đề đổi mới.
Mă ̣t khác , các đề tài luận văn nghiên cứu trên dù không phải toàn bô ̣
nhưng vẫn chủ yế u tâ ̣p trung khả o sát , phân tić h các thông tin về GD và ĐT
trên báo chí để đánh giá tác đô ̣ng của báo chí với giáo du ̣c

. Các đề tài chưa

phân tić h kỹ lưỡng và đưa ra những giải pháp cho cu ̣ thể về phương pháp viế t
bài cho chủ trương đổi mới GDĐH hay, thời sự, hiê ̣u quả thiế t thực.
Về luận án, có luận án tiến sĩ ĐH Quốc gia Hà Nội: “Nâng cao quản lý
nhà nước về GDĐH” của Nguyễn Thị Thu Hà, năm 2012 đã nói lên cơ sở lý
luận về hiệu lực quản lý nhà nước về GDĐH; thực trạng quản lý nhà nước về
5


GDĐH và quan điểm, mục tiêu giải pháp nâng cao hiệu lực quản lý nhà nước
về giáo dục đại học. Tuy nhiên, đây là luận án tiến sĩ luật học cho nên chủ yếu
phân tích GDĐH dưới góc nhìn pháp lý, quản lý chứ chưa đề cập đến vấn đề
GDĐH trên báo chí
Thực tế hiê ̣n nay, chưa có công trình khoa ho ̣c cấ p tương đương nghiên
cứu một cách toàn diện và triệt để những vấn đề cấp thiết trong đổ i mới
GDĐH; cũng như khảo sát trên Báo Nhân Dân , Báo Giáo dục & Thời đa ̣i và
Báo Tiền Phong, những tờ báo có vị trí, vai trò quan tro ̣ng về phổ biế n cơ chế
chính sách cũng như các hoạt động phản biện xã hội. Đề tài “Vấ n đề đổ i mới
giáo dục đại học trên báo in giai đoạn 2013 - 2014” với cơ sở dữ liê ̣u là khảo

sát, nghiên cứ u ấ n phẩ m báo in hằ ng ngày . Thời điể m khảo sát từ 11/ 2013 12/2014 là khi bắt đầu thực hiê ̣n Nghi ̣quyế t số 29-NQ/T.Ư “Về đổi mới căn
bản, toàn diện GD và ĐT, đáp ứng yêu cầ u CNH, HĐH trong điề u kiê ̣n kinh
tế thi ̣trường đinh
̣ hư ớng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế” . Thời điể m
khảo sát Đảng , Nhà nước , ngành GD và ĐT cũng như các cơ quan báo chí
có nhiều hoạt động tuyên truyền về đổi mới

GD và ĐT nói chung , GDĐH

nói riêng.
3. Mục đích và nhiệm vu ̣ nghiên cƣ́u
3.1 Mục đích
Luâ ̣n văn trin
̀ h bày những nô ̣i dung cơ bản về đổ i mới

GDĐH Viê ̣t

Nam; đánh giá thực tra ̣ng (thành công và hạn chế ) của Báo Nhân Dân , Báo
Giáo dục & Thời đa ̣i, Báo Tiền Phong, từ đó rút ra môt số kin h nghiê ̣m và đề
xuấ t kiế n nghi ̣các giải pháp để nâng cao hiê ̣u quả thông tin trên báo in về
hoạt động này.
3.2 Nhiêm
̣ vu ̣
Để đa ̣t đươ ̣c mu ̣c đić h nói trên, luâ ̣n văn triể n khai những nhiê ̣m vu ̣ sau:
Làm sáng tỏ những chủ trương , đường lối , quan điể m , giải pháp đổi
mới GDĐH giai đoa ̣n 2013-2014;

6



Sưu tầm, khảo sát các bài báo có nội dung liên quan đế n các vấn đề đổi
mới GDĐH trên Báo Nhân Dân , Báo Giáo dục & Thời đa ̣i, Báo Tiền Phong
hằ ng ngày trong giai đoa ̣n 2013-2014.
Đánh giá, nhận xét về nội dung, hình thức phản ánh các vấn đề đổi mới
GDĐH trên tờ Nhân Dân, Giáo dục & Thời đa ̣i, Tiề n Phong hằ ng ngày.
Rút ra những kinh nghiệm , đề xuất những giải pháp nâng cao bài viế t
về đề tài đổ i mới GDĐH thời gian tới.
4. Đối tƣợng, phạm vi nghiên cứu
4.1 Đối tƣợng nghiên cứu
Vấ n đề đổ i mới GDĐH trên báo in giai đoạn 2013 - 2014. Đó là các bài
viết liên quan đến đổi mới GDĐH của các báo Nhân Dân, Tiền phong, Giáo
dục & Thời đại. Luận văn nghiên cứu cả nội dung và hình thức triển khai các
bài viết liên quan đến vấn đề đổi mới GDĐH
4.2 Phạm vi nghiên cứu
Báo Nhân Dân , Báo Giáo dục & Thời đa ̣i, Báo Tiền Phong hằng ngày
từ tháng 11/2013 (thời điểm Nghị quyết 29-NQ/TƯ của Ban chấp hành Trung
ương khóa XI về đổi mới căn bản toàn diện GD và ĐT đáp ứng yêu cầu CNH,
HĐH trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội
nhập quốc tế) đến hết tháng 12/2014. Đây là thời gian đầu thực hiện đổi mới
căn bản, toàn diện GD và ĐT theo chủ trương của Đảng cũng như các cơ chế,
chính sách pháp luật của Nhà nước cho nên hoạt động đổi mới GDĐH sinh
động, sâu rộng ở khắp các lĩnh vực. Do là thời điểm thực hiện đổi mới GDĐH
sâu rộng cho nên thu hút sự quan tâm thông tin tuyên truyền của đông đảo các
báo với lượng thông tin lớn.
5. Phƣơng pháp nghiên cƣ́u
5.1 Phƣơng pháp luâ ̣n chung
Đường lối của Đảng , tư tưởng Hồ Chí Minh về báo chí và giáo du ̣c
quố c dân.

7



Lý luận báo chí truyền thông về : vai trò , chức năng , nguyên tắ c hoạt
đô ̣ng của báo chi.́
5.2 Phƣơng pháp nghiên cƣ́u cu ̣ thể
- Phương pháp thố ng kê , phân tích , đánh giá các bài báo trong giai
đoa ̣n 11/2013 - 12/2014 về đổ i mới GDĐH trên Báo Nhân Dân , Báo Giáo
dục & Thời đa ̣i , Báo Tiền Phong gồm chủ đề , hướng tiế p câ ̣n , cách triển
khai thông tin.
- Tâ ̣p hợp, nghiên cứu các văn bản, tài liệu liên quan đến đề tài đổ i mới
GDĐH gồ m cả các Nghi ̣quyế t của Đảng, các chính sách của nhà nước, các kế
hoạch, nô ̣i dung triể n khai của ngành giáo du ̣c và đào ta ̣o.
- Phương pháp phỏng vấn sâu : Luâ ̣n văn sẽ tiến hành phỏng vấn sâu
mô ̣t số nhà báo viết về lĩnh vực GDĐH, mô ̣t số chuyên gia GDĐH và thu thập
ý kiến của họ về thông tin và cách thức xử lý thông tin

, viế t bà i về đổ i mới

GDĐH.
6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của đề tài
6.1 Về lý luâ ̣n
Luận văn sẽ góp phầ n củng cố và làm phong phú thêm lý thuyế t về
phương pháp thông tin trên báo in . Mă ̣t khác , luâ ̣n văn đưa ra các giải
pháp lựa chọn thôn g tin triể n khai đề tài ; hình thức và nghệ t huâ ̣t viế t bài
trên báo in…
Luâ ̣n văn góp phầ n nâng cao chấ t lươ ̣ng các hoa ̣t đô ̣ng triể n khai đổ i
mới GDĐH của ngành GD và ĐT, nhấ t là về liñ h vực thông tin, tuyên truyề n.
6.2 Về mă ̣t thƣ̣c tiễn
- Khẳ ng đinh
̣ vai trò quan tro ̣ng , cầ n thiế t của báo chí đố i với vấ n đề

đổ i mới GDĐH.
- Kinh nghiê ̣m rút ra và đề xuấ t các giải pháp cho các tác phẩ m báo in
viế t về đề tài đổ i mới GDĐH thời gian tới.
- Luâ ̣n văn sẽ góp phần làm phong phú thêm kiến thức về báo chí với
GD và ĐT; là tài liệu tham khảo tốt cho các nhà quản lý , các nhà báo , nhà
8


giáo, các học viên , sinh viên và những người quan tâm tới báo chí cũng như
GDĐH góp phần tạo cơ sở cho các nghiên cứu tiếp theo.
7. Cấ u trúc của luâ ̣n văn
Luận văn ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Tài liệu tham khảo, còn có 3
chương lớn sau đây:
Chƣơng 1: Quan điể m của Đảng , Nhà nước về đổi mới GDĐH và vai
trò của báo in.
Chƣơng 2: Thực trạng đổi mới GDĐH trên báo in.
Chƣơng 3: Thành công, hạn chế, bài hoc kinh nghiệm và giải pháp
kiến nghị
Nội dung của luận văn sẽ được trình bày theo các chương nói trên.

9


Chƣơng 1
QUAN ĐIỂM CỦA ĐẢNG, NHÀ NƢỚC VỀ ĐỔI MỚI GDĐH
VÀ VAI TRÒ CỦA BÁO CHÍ
1.1 Cơ sở lý luận chung về đổi mới GDĐH
GDĐH là đào tạo trình độ CĐ, ĐH, thạc sĩ, tiến sĩ. Mục tiêu của
GDĐH là đào tạo người học có phẩm chất chính trị, đạo đức, có ý thức phục
vụ nhân dân, có kiến thức và năng lực thực hành nghề nghiệp tương xứng với

trình độ đào tạo, có sức khoẻ, đáp ứng yêu cầu xây dựng và bảo vệ tổ quốc.
Trong những năm qua, mặc dù còn nhiều khó khăn nhưng GDĐH đã
đóng góp tích cực vào sự tăng trưởng của nền kinh tế, cung cấp hàng triệu lao
động có trình độ khác nhau với số lượng ngày càng tăng, chất lượng ngày
càng được nâng cao. Theo số liệu thống kê của Bộ GD và ĐT tính đến năm
2014, cả nước có 428 trường ĐH, CĐ với đội ngũ giảng viên hơn 87,1 nghìn
người và quy mô đào tạo khoảng 2,1 triệu sinh viên, học viên, nghiên cứu
sinh. GDĐH đã đáp ứng được những yêu cầu thiết yếu trong phát triển kinh tế
- xã hội hiện nay. Nhiều chương trình đào tạo mới đã được mở và đưa vào áp
dụng, đáp ứng ngày càng tốt hơn nhu cầu nguồn nhân lực. Đến nay, số
chương trình đào tạo (ngành đào tạo) đang được áp dụng trong các cơ sở đào
tạo ở các trình độ ĐH là 264, CĐ là 126.
Mặc dù đã có nhiều kết quả tốt nhưng so với đòi hỏi của quá trình phát
triển đất nước, GDĐH còn chưa đáp ứng được yêu cầu khi quy mô đào tạo, số
lượng nhân lực chất lượng cao còn ít, cơ cấu trình độ và cơ cấu ngành nghề
chưa cân đối và phù hợp với nhu cầu nhân lực cao cấp của thị trường lao động
trong và ngoài nước. Nhận thức về tầm quan trọng của nguồn nhân lực chất
lượng cao trong sự nghiệp CNH, HĐH và hội nhập quốc tế chưa thực sự sâu
sắc và toàn diện. Chưa đồng bộ về cơ chế, chính sách quốc gia và các nguồn
lực dành ưu tiên cho đào tạo nhân lực chất lượng cao. Thiếu thông tin, dự báo
về nhu cầu nhân lực chất lượng cao, cũng như sự phối hợp đồng bộ giữa các
10


ngành, các cấp và các địa phương trong công tác quan trọng này. Mạng lưới
các cơ sở GDĐH tuy đã được quy hoạch nhưng thực hiện còn chậm và chưa
đồng bộ. Thiếu sự liên thông, liên kết đào tạo giữa các bậc trình độ của nguồn
nhân lực chất lượng cao. Mô hình đào tạo và các chuẩn mực đào tạo nguồn
nhân lực chất lượng cao ở các cấp, bậc học chưa được xác định rõ ràng và hợp
lý. Một số chương trình đào tạo chất lượng cao chưa kịp thời cập nhật;

phương thức đào tạo chưa đồng bộ…
Nước ta đang đứng trước yêu cầu đổi mới mô hình tăng trưởng, cơ cấu
lại nền kinh tế theo hướng nâng cao chất lượng, hiệu quả cạnh tranh đòi hỏi
phải xây dựng được nguồn nhân lực chất lượng cao trong thời gian tương đối
ngắn. Vì vậy, đổi mới GDĐH là yêu cầu cấp thiết để đào tạo nguồn nhân lực
chất lượng cao. Trong đó, đổi mới không có nghĩa là làm lại tất cả, làm lại từ
đầu mà là kế thừa, phát triển những quan điểm chỉ đạo đúng đắn của Đảng,
Nhà nước và ngành giáo dục. Trên cơ sở đó, đổi mới từng bước, có trọng tâm
ở những khâu then chốt và có tác dụng đột phá nhằm tạo được những đột biến
cơ bản về chất lượng đào tạo, khắc phục dứt điểm những yếu kém, bức xúc
kéo dài của hệ thống GDĐH.
Trong những năm qua, Bộ GD và ĐT đã ưu tiên đầu tư, tập trung
nguồn lực cho công tác xây dựng và ban hành chính sách, chỉ đạo, quản lý và
thực hiện việc thanh tra, kiểm tra các điều kiện đảm bảo chất lượng GDĐH.
Bên cạnh việc tiếp tục chỉ đạo thực hiện các chủ trương chính sách đã ban
hành như Chỉ thị 296/CT-TTG của Thủ tướng Chính phủ về đổi mới quản lý
GDĐH giai đoạn 2010-2012, Nghị quyết số 50/2010/QH12 của Quốc hội về
“Việc thực hiện chính sách, pháp luật về thành lập trường, đầu tư và đảm bảo
chất lượng đào tạo đối với giáo dục đại học”… Trong những năm qua, Bộ GD
và ĐT đã soạn thảo, trình Trung ương Đảng, Quốc hội, Chính phủ, Thủ
tướng Chính phủ ban hành các văn bản quy phạm pháp luật có ý nghĩa quan
trọng đối với sự nghiệp phát triển GDĐH, tạo căn cứ pháp lý thực hiện và giải
quyết các vấn đề thực tiễn, từng bước nâng cao chất lượng GDĐH như: Luật
11


GDĐH và các văn bản hướng dẫn Luật, Nghị quyết 29-NQ/TƯ; Chương trình
hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết 29-NQ/TƯ; Kế hoạch hành
động của ngành giáo dục triển khai Chương trình hành động của Chính phủ
thực hiện Nghị quyết 29-NQ/TƯ; Quyết định số 37/2013/QĐ-TTg của Thủ

tướng Chính phủ về việc điều chỉnh Quy hoạch mạng lưới các trường đại học,
cao đẳng giai đoạn 2006 - 2020…
1.2 Quan điểm của Đảng về đổi mới GDĐH
Từ khi giành được độc lập năm 1945 đến nay, nước ta đã ba lần tiến
hành cải cách giáo dục vào năm 1950, 1956 và 1981. Ngoài ra, cùng với công
cuộc đổi mới đất nước, ngành giáo dục đã có nhiều đổi mới ở các cấp học và
trên nhiều lĩnh vực. Các cuộc cải cách và đổi mới trên về cơ bản đã đáp ứng
được yêu cầu của đất nước trong từng giai đoạn phát triển, góp phần to lớn
vào thắng lợi của công cuộc xây dựng và bảo vệ tổ quốc. Tuy nhiên, GD và
ĐT cũng đã tích tụ nhiều hạn chế và yếu kém kéo dài, chậm được khắc phục,
chưa đáp ứng được yêu cầu CNH, HĐH đất nước trong điều kiện kinh tế thị
trường và hội nhập quốc tế. Đứng trước yêu cầu đổi mới mô hình tăng trưởng
và cơ cấu lại nền kinh tế theo hướng nâng cao chất lượng, hiệu quả, sức cạnh
tranh, đòi hỏi phải xây dựng được nguồn nhân lực chất lượng cao trong thời
gian tương đối ngắn. Vì vậy, đổi mới căn bản, toàn diện GD và ĐT là yêu cầu
cấp thiết để đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao.
Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã
hội (bổ sung phát triển năm 2011) khẳng định: “GD và ĐT có sứ mệnh nâng
cao dân trí, phát triển nguồn nhân lực, bồi dưỡng nhân tài, góp phần quan
trọng phát triển đất nước, xây dựng nền văn hoá và con người Việt Nam. Phát
triển GD và ĐT cùng với phát triển khoa học và công nghệ là quốc sách hàng
đầu; đầu tư cho GD và ĐT là đầu tư phát triển. Đổi mới căn bản và toàn diện
GD và ĐT theo nhu cầu phát triển của xã hội; nâng cao chất lượng theo yêu
cầu chuẩn hoá, hiện đại hoá, xã hội hoá, dân chủ hoá và hội nhập quốc tế,
phục vụ đắc lực sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc”.
12


Chiến lược phát triển kinh tế- xã hội 2011-2020 khẳng định: Đổi mới
căn bản, toàn diện nền giáo dục Việt Nam theo hướng chuẩn hoá, hiện đại

hoá, xã hội hoá, dân chủ hóa và hội nhập quốc tế; phát triển và nâng cao chất
lượng nguồn nhân lực, nhất là nguồn nhân lực chất lượng cao là một đột phá
chiến lược, là yếu tố quyết định.
Trên cơ sở đánh giá toàn diện, sâu sắc thực trạng GD và ĐT cũng như
xu hướng phát triể n của GD và ĐT trên thế giới và nhu cầu phát triển nguồn
nhân lực của đất nước trong bối cảnh hội nhập quốc tế

, Hội nghị lần thứ 8,

Ban Chấ p hành Trung ương Đ ảng (khóa XI) đã ban hành Nghị quyết số 29NQ/TƯ ngày 4-11-2013 “Về đổi mới căn bản toàn diện GD và ĐT đáp ứng
yêu cầu CNH, HĐH trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ
nghĩa và hội nhập quốc tế”. Nghị quyết được coi là kim chỉ nam cho công
cuộc đổi mới GD và ĐT nói chung , đổi mới GDĐH nói riêng trong giai
đoạn hiện nay . Nghị quyết nêu rõ GD và ĐT là quốc sách hàng đầu

, là sự

nghiệp của Đảng , Nhà nước và của toàn dân . Đầu tư cho giáo dục là đầu tư
phát triển, được ưu tiên đi trước trong các chương trình , kế hoa ̣ch phát triể n
kinh tế - xã hội.
Đổi mới căn bản, toàn diện GD và ĐT là đổi mới những vấn đề lớn,
cốt lõi, cấp thiết, từ quan điểm, tư tưởng chỉ đạo đến mục tiêu, nội dung,
phương pháp, cơ chế, chính sách, điều kiện bảo đảm thực hiện. Đổi mới từ sự
lãnh đạo của Đảng, sự quản lý của Nhà nước đến hoạt động quản trị của các
cơ sở GD và ĐT cũng như việc tham gia của gia đình, cộng đồng, xã hội và
bản thân người học; đổi mới ở tất cả các bậc học, ngành học. Trong quá trình
đổi mới, cần kế thừa, phát huy những thành tựu, phát triển những nhân tố
mới, tiếp thu có chọn lọc những kinh nghiệm của thế giới; kiên quyết chấn
chỉnh những nhận thức, việc làm lệch lạc. Đổi mới phải bảo đảm tính hệ
thống, tầm nhìn dài hạn, phù hợp với từng loại đối tượng và cấp học; các

giải pháp phải đồng bộ, khả thi, có trọng tâm, trọng điểm, lộ trình, bước đi
phù hợp.
13


Đối với GDĐH, Nghị quyết 29-NQ/TƯ cũng chỉ rõ từ đường hướng,
cách làm đến vai trò của từng thành tố trong đổi mới. Đổi mới GDĐH là: Tập
trung đào tạo nhân lực trin
̀ h đô ̣ cao , bồ i dưỡng nhân tài , phát triển phẩm chất
và năng lực tự ho ̣c , tự làm giàu tri thức , sáng tạo của người học . Hoàn thiện
mạng lưới các cơ sở GDĐH, cơ cấ u ngành nghề và trình độ đào tạo phù hơ ̣p
với quy h oạch phát triển nhân lực quốc gia ; trong đó , có mô ̣t số trường và
ngành đào tạo ngang tầm khu vực và quốc tế . Đa dạng hóa các cơ sở đào tạo
phù hợp với nhu cầu phát triển công nghệ và các lĩnh vực

, ngành nghề; yêu

cầu xây dựng, bảo vệ Tổ quốc và hội nhập quốc tế.
Đổi mới GDĐH được thực hiện trên nhiều bình diện, nhiều vấn đề khác
nhau. Đổi mới từ chủ trương đến hoạt động thực tiễn trong GDĐH. Đó là tăng
cường sự lãnh đạo của Đảng, sự quản lý của Nhà nước. Đổi mới mạnh mẽ và
đồng bộ các yếu tố cơ bản của GDĐH theo hướng coi trọng phát triển phẩm
chất, năng lực của người học. Đổi mới căn bản hình thức và phương pháp thi ,
kiểm tra và đánh giá kết quả đào tạo , bảo đảm trung thực , khách quan. Đổi
mới căn bản công tác quản lý đào tạo

, bảo đả m dân chủ , thống nhất ; tăng

quyền tự chủ và trách nhiệm xã hội của các cơ sở đào ta ̣o ; coi trọng quản lý
chất lượng. Đổi mới chính sách, cơ chế tài chính, huy động sự tham gia đóng

góp của toàn xã hội; nâng cao hiệu quả đầu tư để phát triển GDĐH. Nâng cao
chấ t lươ ̣ng, hiệu quả nghiên cứu và ứng du ̣ng khoa học, công nghệ, đặc biệt là
khoa học giáo dục và khoa học quản lý . Chủ động hội nhập và nâng cao hiệu
quả hợp tác quốc tế.
1.3 Cơ chế, chính sách của nhà nƣớc về đổi mới GDĐH
Cụ thể hóa đường lối của Đảng, các chương trình kế hoạch hành động
của nhà nước đã cụ thể hóa các nội dung đổi mới trên cơ sở thực tiễn triển
khai. Trong đổi mới GDĐH có rất nhiều các nội dung khác nhau. Trong đó,
Luật GDĐH học ra đời đã tạo bước chuyển sâu sắc trong nhận thức về
GDĐH. Lần đầu tiên tự chủ ĐH, một thuộc tính của cơ sở GDĐH được thể
chế hoá, tư duy bao cấp dần bị xoá bỏ, tính chủ động, tự chịu trách nhiệm
14


trước xã hội của lãnh đạo các trường ĐH, CĐ tăng dần. Mục tiêu của GDĐH
đã có sự thay đổi căn bản, chuyển từ việc cung cấp kiến thức là chính sang
hướng dẫn phát huy năng lực, tính sáng tạo của mỗi sinh viên, tạo điều kiện
cho mỗi sinh viên, mỗi chuyên ngành, mỗi nhà trường phát huy tối đa năng
lực trên cơ sở điều kiện thực tế của mình. Ngoài ra, Nghị quyết 44/NQ-CP
ngày 9-6-2014 ban hành chương trình hành động của Chính phủ thực hiện
Nghị quyết số 29-NQ/TƯ và quyết định 2653/QĐ-BGDĐT ban hành Kế
hoạch hành động của ngành giáo dục triển khai chương trình hành động của
Chính phủ thực hiện Nghị quyết 29-NQ/TƯ. Trong các văn bản, chủ trương
của Chính phủ, Bộ GD và ĐT đều có nhiều nội dung đổi mới; trong đó có ba
nội dung đổi mới căn bản được cụ thể hóa đáng quan tâm gồm:
1.3.1 Đổi mới thi, kiểm tra đánh giá
Trong các vấn đề về đổi mới GDĐH, công tác đổi mới thi kiểm tra,
đánh giá được coi trọng hàng đầu, xuyên suốt trong các chương trình hành
động của chính phủ, ngành GD và ĐT. Nghị quyết số 44/NQ-CP ban hành
chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết số 29-NQ/TƯ

nêu rõ: “Đổi mới hình thức, phương pháp thi, kiểm tra và đánh giá kết quả
giáo dục theo hướng đánh giá năng lực của người học; kết hợp đánh giá cả
quá trình với đánh giá cuối kỳ học, cuối năm học theo mô hình của các nước
có nền giáo dục phát triển. Đổi mới việc tổ chức thi, công nhận tốt nghiệp
trung học phổ thông và tuyển sinh CĐ, ĐH tiến tới tổ chức một kỳ thi chung,
lấy kết quả để xét công nhận tốt nghiệp trung học phổ thông và làm căn cứ
tuyển sinh đào tạo nghề và đào tạo CĐ, ĐH; thành lập các trung tâm khảo thí
độc lập”. Không chỉ đổi mới công tác thi một cách đơn thuần, đối với GDĐH,
việc đổi mới thi kiểm tra, đánh giá còn phải tăng cường quản lý chất lượng
đầu ra ở các cơ sở GDĐH bảo đảm chất lượng nguồn nhân lực theo yêu cầu
của thị trường lao động. Xây dựng cơ chế xác định chỉ tiêu tuyển sinh đào tạo
CĐ, ĐH hàng năm trên cơ sở nhu cầu của thị trường lao động, năng lực đào
tạo và tỷ lệ người học tốt nghiệp có việc làm của cơ sở giáo dục, đào tạo. Xây
15


dựng quy chế đào tạo theo hướng người học được bảo lưu kết quả học tập để
học liên thông trong hệ thống giáo dục quốc dân.
Cùng với chủ trương của chính phủ, ngành GD và ĐT cũng ban hành
quyết định 2653/QĐ-BGDĐT ngày 25-7-2014, xây dựng Kế hoạch hành động
xác định những nhiệm vụ trọng tâm, giải pháp chủ yếu để triển khai Chương
trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết số 29-NQ/TW. Kế
hoạch hành động là căn cứ để Bộ GD và ĐT, cơ quan quản lý giáo dục các
cấp và các cơ sở giáo dục, trong đó có các cơ sở GDĐH xây dựng kế hoạch
triển khai và chỉ đạo, tổ chức thực hiện, kiểm tra, giám sát, đánh giá việc đổi
mới. Trong đó, đổi mới hình thức phương pháp thi kiểm tra, đánh giá cũng
cần những thay đổi nhất định. Đó là: Đổi mới mục tiêu, nội dung, hình thức
kiểm tra, thi và đánh giá chất lượng đào tạo đáp ứng yêu cầu phát triển năng
lực, phẩm chất người học. Triển khai đổi mới phương pháp kiểm tra, thi, đánh
giá người học ngay trong quá trình và kết quả từng giai đoạn giáo dục, đào tạo

nhằm kịp thời điều chỉnh, nâng cao hiệu quả hoạt động dạy và học ở các cấp
học và trình độ đào tạo.
Thực hiện đổi mới thi kiêm tra, đánh giá, trong năm 2013 và 2014, kỳ
thi tuyển sinh vào ĐH, CĐ được dư luận xã hội đồng tình và đánh giá cao, thể
hiện sinh động của việc ngành Giáo dục đã có những giải pháp tích cực, khẩn
trương để đưa Nghị quyết 29-NQ/TƯ sớm đi vào cuộc sống, tác động tích cực
đến việc thay đổi cách dạy của giáo viên và cách học của học sinh. Kết quả thi
phản ánh chân thực hơn chất lượng dạy học, được dư luận xã hội đồng tình và
đánh giá cao; tạo tiền đề tiến tới tổ chức kỳ thi trung học phổ thông quốc gia
từ năm 2015 để vừa xét công nhận tốt nghiệp trung học phổ thông, vừa cung
cấp dữ liệu để các cơ sở giáo dục đại học, giáo dục nghề nghiệp sử dụng trong
tuyển sinh theo tinh thần Nghị quyết 29-NQ/TƯ.
1.3.2 Đổi mới quản lý, phân tầng xếp hạng
Hiện nay, hệ thống giáo dục quốc dân và quy hoạch mạng lưới các cơ
sở GDĐH chưa hợp lý, thiếu đồng bộ, chưa theo kịp sự phát triển kinh tế thị
16


trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Đáng chú ý, trong GDĐH đang
thiếu dự báo nhu cầu nhân lực để đào tạo hợp lý đáp ứng nhu cầu xã hội. Vì
vậy, đổi mới quản lý phải bảo đảm bảo tính hệ thống, có tầm nhìn dài hạn, các
giải pháp đồng bộ, khả thi, có cơ sở khoa học. Đổi mới GDĐH cần chuyển từ
đào tạo theo khả năng của nhà trường sang đào tạo theo nhu cầu xã hội, thị
trường lao động. Thực hiện cơ chế đặt hàng trên cơ sở hệ thống định mức
kinh tế- kỹ thuật, tiêu chuẩn chất lượng của một số dịch vụ chất lượng đào
tạo. Quyền tự chủ của các cơ sở GDĐH được tăng cường, đi đôi với nâng cao
trách nhiệm trước xã hội và đẩy mạnh công tác thanh tra, kiểm tra của các cơ
quan quản lý nhà nước. Thực hiện phân tầng, phân loại cơ sở GDĐH theo
định hướng nghiên cứu, định hướng ứng dụng, định hướng thực hành trên cơ
sở năng lực kết quả kiểm định chất lượng giáo dục các nhà trường.

Nghị quyết 44/NQ-CP xác định rõ trách nhiệm của các cơ quan quản lý
nhà nước về giáo dục, đào tạo và dạy nghề; trách nhiệm quản lý theo ngành,
lãnh thổ của các bộ, ngành, địa phương và trách nhiệm của các hội, hiệp hội.
Đẩy mạnh phân cấp, nâng cao trách nhiệm, tạo động lực và tính chủ động,
sáng tạo của các cơ sở giáo dục, đào tạo và dạy nghề. Riêng đối với GDĐH
“Hoàn thiện phân cấp quản lý nhà nước về giáo dục, đào tạo cho các bộ,
ngành, địa phương; thực hiện quyền tự chủ và tự chịu trách nhiệm xã hội của
các cơ sở giáo dục, đào tạo và dạy nghề một cách thống nhất và hiệu quả”.
Tiếp theo nghị quyết của chính phủ, trong kế hoạch thực hiện, ngành
GD và ĐT cũng đề ra các giải pháp cụ thể trong việc xây dựng, hoàn thiện hệ
thống giáo dục quốc dân. Nhất là đối với GDĐH: “Tổ chức đánh giá, rút kinh
nghiệm, hoàn chỉnh phân cấp quản lý nhà nước về giáo dục; thực hiện trao
quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm cho các cơ sở GD và ĐT; quy định lại chức
năng, nhiệm vụ, cơ cấu tổ chức nhân sự của các sở, phòng phù hợp với phân
cấp quản lý GD và ĐT”.
Kế hoạch hành động của ngành GD và ĐT cũng xác định: Bộ GD và
ĐT chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành, địa phương hoàn thành thực hiện quy
17


hoạch mạng lưới cơ sở GDĐH đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt; đầu
tư xây dựng một số trường và ngành đào tạo chất lượng cao; triển khai phân
loại các cơ sở GDĐH theo hướng nghiên cứu, ứng dụng và thực hành. Ngay
khi triển khai kế hoạch hành động, tiếp thu có chọn lọc kinh nghiệm của các
nước trên thế giới và thực tiễn của Việt Nam, Bộ GD và ĐT đã hoàn thành dự
thảo nghị định, quy định về phân tầng và xếp hạng cơ sở GDĐH, đăng tải lên
mạng để xin ý kiến góp ý rộng rãi của xã hội; tiến hành rà soát thực trạng tên
giao dịch bằng tiếng nước ngoài của các cơ sở GDĐH và đang dự thảo văn
bản quy định thống nhất về việc đặt tên bằng tiếng nước ngoài đối với các cơ
sở GDĐH, góp phần tăng cường công tác đổi mới quản lý.

1.3.3 Đổi mới nâng cao chất lượng đào tạo
Nâng cao chất lượng đào tạo, khẳng định vị thế, có vai trò quan trọng
trong sự tồn tại phát triển của các trường ĐH, CĐ. Vì vậy, không chỉ đổi mới
về thi cử, quản lý, việc nâng cao chất lượng đào tạo, tạo ra sản phẩm là nguồn
nhân lực chất lượng cao, đáp ứng nhu cầu xã hội là đỏi hỏi của quá trình đổi
mới GDĐH. Nghị quyết 44/NQ-CP nêu: “Triển khai đổi mới chương trình
giáo dục theo hướng tinh giản, hiện đại, thiết thực; phát triển năng lực và
phẩm chất người học; chú trọng giáo dục lý tưởng, truyền thống, đạo đức, lối
sống; nâng cao năng lực ngoại ngữ, tin học; rèn luyện kỹ năng vận dụng kiến
thức vào thực tiễn; phát triển khả năng sáng tạo và ý thức tự học”.
Có thể nói, đổi mới nâng cao chất lượng đào tạo chính là rà soát, điều
chỉnh chương trình GDĐH đáp ứng yêu cầu về chất lượng đào tạo và nhân lực
của từng ngành, nghề, địa phương, toàn xã hội theo hướng tăng cường năng
lực sáng tạo, kỹ năng thực hành, đạo đức nghề nghiệp và hiểu biết xã hội.
Triển khai cơ chế phối hợp giữa các trường bảo đảm chất lượng, thống nhất
chương trình, giáo trình theo từng ngành, nhóm ngành, nhóm nghề đào tạo.
Phát triển các chương trình giáo dục thường xuyên đáp ứng nhu cầu của
người học và chuyển đổi ngành, nghề của xã hội nhằm nâng cao chất lượng
GDĐH.
18


×