Tải bản đầy đủ (.pdf) (135 trang)

Vấn đề sử dụng audio trên trang web (khảo sát trang web radiovietnam vn và vovgiaothong vn từ tháng 4 2013 đến tháng 10

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.54 MB, 135 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
----------------------------------------------------LÊ BÍCH HẠNH

VẤN ĐỀ SỬ DỤNG AUDIO
TRÊN TRANG WEB
(Khảo sát trang web Radiovietnam.vn và Vovgiaothong.vn
từ tháng 4/2013 đến tháng 10/2014)

Luận văn Thạc sĩ chuyên ngành: Báo chí học
Mã số: 60320101

Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: PGS.TS Nguyễn Đức Dũng



Hà Nội – 2015


LỜI CAM ĐOAN

Tôi cam kết, đây là luận văn do tôi tự nghiên cứu, chƣa đƣợc công bố ở
bất cứ công trình khoa học nào. Mọi luận cứ trong luận văn là xác thực.

TÁC GIẢ LUẬN VĂN

Lê Bích Hạnh



LỜI CẢM ƠN
Tôi xin chân thành cảm ơn PGT.TS Nguyễn Đức Dũng – Ngƣới hƣớng
dẫn đã tận tình giúp đỡ tôi hoàn thành luận văn này!
Xin chân thành cảm ơn sự hợp tác của các chuyên gia, nhà quản lý, lãnh
đạo các ngành và các đơn vị có liên quan; sự giúp đỡ của các nhà báo, biên
tập viên, phóng viên, bạn bè đồng nghiệp đã dành thời gian tham gia trả lời
phỏng vấn; các thầy cô ở Đại học Khoa học Xã hội & Nhân văn đã giúp đỡ tôi
hoàn thành luận văn này.
Xin chân thành cảm ơn!
TÁC GIẢ LUẬN VĂN



MỤC LỤC
MỤC LỤC ......................................................................................................... 1
CÁC BẢNG BIỂU ĐƢỢC SỬ DỤNG TRONG LUẬN VĂN........................ 3
MỞ ĐẦU ........................................................................................................... 4
Chƣơng 1:CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA VIỆC SỬ DỤNG
AUDIO TRÊN TRANG WEB ........................................................................ 14
1.1. Một số thuật ngữ, khái niệm ................................................................ 14
1.1.1. Audio .............................................................................................. 14
1.1.2. Trang web ....................................................................................... 14
1.1.3. Internet radio ................................................................................. 17

1.1.4. Trang thông tin điện tử ................................................................... 17
1.1.5. Sử dụng audio trên trang web ........................................................ 18
1.2. Vị trí vai trò của phát thanh trong hệ thống các phƣơng tiện truyền
thông đại chúng ............................................................................................ 20
1.3. Phát thanh truyền thống và phát thanh hiện đại ................................... 22
1.3.1. Phát thanh truyền thống ................................................................. 22
1.3.2. Phát thanh hiện đại ......................................................................... 25
1.3.3. Một số xu thế phát triển của phát thanh hiện đại ........................... 28
1.4. Cấu trúc, đặc điểm của audio trên trang web ....................................... 42
1.4.1. Cấu trúc của audio trên trang web.................................................. 42
1.4.2. Đặc điểm của audio trên trang web ................................................ 48
Tiểu kết chƣơng 1 ........................................................................................ 51

Chƣơng 2: THỰC TRẠNG SỬ DỤNG AUDIO TRÊN TRANG
RADIOVIETNAM.VN VÀ VOVGIAOTHONG.VN ................................... 53
2.1. Vài nét về hai trang web Radiovietnam.vn và Vovgiaothong.vn ......... 53
2.1.1. Radiovietnam.vn ............................................................................ 53
2.1.2. Vovgiaothong.vn ............................................................................ 55

1


2.1.3. Qui trình sản xuất của Radiovietnam.vn và Vovgiaothong.vn ..... 56
2.1.4. Ứng dụng Radiovietnam.vn và Vovgiaothong.vn trên các thiết bị
di động ...................................................................................................... 59

2.2. Các hình thức thể hiện âm thanh trên trang Radiovietnam.vn và
Vovgiaothong.vn.......................................................................................... 61
2.2.1. Phần streaming (truyền tải) âm thanh ............................................ 61
2.2.2. Hình thức chia nhỏ thành các file, tổ chức tin bài theo thƣ mục ... 63
Tiểu kết chƣơng 2 ........................................................................................ 84
Chƣơng 3: THÀNH CÔNG VÀ HẠN CHẾ CỦA VIỆC SỬ DỤNG AUDIO
TRÊN TRANG RADIOVIETNAM.VN, VOVGIAOTHONG.VN. MỘT SỐ
KIẾN NGHỊ VÀ GIẢI PHÁP ......................................................................... 86
3.1. Thành công và hạn chế của việc sử dụng audio trên trang
Radiovietnam.vn và Vovgiaothong.vn ........................................................ 86
3.1.1. Thành công ..................................................................................... 87
3.1.2. Hạn chế ........................................................................................... 88

3.2.2. Những thách thức của toàn cầu hóa ............................................... 92
3.2.3. Những đòi hỏi của quá trình hội nhập, phát triển đất nƣớc ........... 93
3.3. Một số giải pháp ................................................................................... 94
3.3.1. Nhóm các giải pháp chung ............................................................. 94
3.3.2. Một số giải pháp cụ thể .................................................................. 99
Tiểu kết chƣơng 3 ...................................................................................... 105
KẾT LUẬN ................................................................................................... 107
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................. 109
PHỤ LỤC ...................................................................................................... 114

2



CÁC BẢNG BIỂU ĐƢỢC SỬ DỤNG TRONG LUẬN VĂN
Bảng 2.1: Biểu đồ tỷ lệ nội dung thông tin trên trang Radiovietnam.vn
từ tháng 4 đến tháng 12 năm 2013 (trang 64)
Bảng 2.2: Biểu đồ tỷ lệ nội dung thông tin trên trang Radiovietnam.vn
từ tháng 1 đến tháng 10 năm 2014 (trang 65)
Bảng 2.3: Biểu đồ tỷ lệ tin bài có audio trên trang Vovgiaothong.vn
từ tháng 4 đến tháng 12 năm 2013 (trang 66)
Bảng 2.4: Tỷ lệ tin bài có audio trên trang Vovgiaothong.vn từ
tháng 1 đến tháng 10 năm 2014 (trang 66)
Bảng 2.5: Biểu đồ tỉ lệ phần trăm các dạng audio trên trang Radiovietnam.vn
từ tháng 4 tới tháng 12 năm 2013 (trang 68)

Bảng 2.6: Biểu đồ tỉ lệ phần trăm các dạng audio trên trang Radiovietnam.vn
từ tháng 1 tới tháng 10 năm 2014 (trang 69)
Bảng 2.7: Biểu đồ tỉ lệ phần trăm các dạng audio trên trang Vovgiaothong.vn
từ tháng 4 năm 2013 tới tháng 10 năm 2014 (trang 69)
Bảng 2.8: Biểu đồ tỉ lệ phần trăm audio dạng bài so với audio dạng tin trên
trang Radiovietnam.vn từ tháng 4/2013 đến tháng 10/2014 (trang 80)
Bảng 2.9: Biểu đồ tỉ lệ phần trăm audio dạng bài so với audio dạng tin trên
trang Vovgiaothong.vn từ tháng 4/2013 đến tháng 10/2014 (trang 81)

3



MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Chúng ta đang sống trong thời đại bùng nổ thông tin, nhất là sự phát
triển nhƣ vũ bão của truyền thông trên mạng Internet. Theo một cuộc điều tra
tiến hành tại Mỹ, 70 % số ngƣời đƣợc hỏi trả lời cần một máy tính nối mạng
nếu họ ở trên một hoang đảo, chỉ có 30 % ngƣời nói họ cần một phƣơng tiện
khác.
Trong những năm qua, Internet có tốc độ và số lƣợng ngƣời sử dụng
tăng trƣởng một cách ngoạn mục. Theo báo cáo của Hiệp hội Internet Việt
Nam, năm 2013, thế giới có 2,8 tỷ ngƣời sử dụng Internet, chiếm 39 % dân số
thế giới. Với Internet, công chúng không còn phải nhẫn nại chờ đợi nữa. Họ
đƣợc tiếp cận với thông tin và giải trí mọi lúc mọi nơi.

Chính sự phát triển mạnh mẽ của khoa học công nghệ cộng với sự ra
đời của Internet đã buộc ngƣời ta phải đặt câu hỏi về sự tồn tại của các loại
hình báo chí truyền thống, trong đó có phát thanh. Nó đã làm thay đổi cơ bản
phát thanh truyền thống. Nếu trƣớc đây, thính giả chỉ đƣợc nghe một cách thụ
động - tức là nhà đài phát gì thì thính giả nghe đấy. Nhƣng hiện nay, ngƣời
nghe không chỉ muốn tiếp nhận thông tin mà còn muốn lựa chọn, kiểm soát
thông tin, phản hồi, thậm chí tham gia sáng tạo tác phẩm báo chí cùng với nhà
đài. Trƣớc yêu cầu đó, các đài phát thanh phải tự thay đổi mình.
Trong bối cảnh cạnh tranh giữa các loại hình báo chí hiện đại, phát
thanh phải đứng trƣớc hai sự lựa chọn: một là loại hình quá độ trung gian
chuyển tiếp từ báo in sang báo hình, báo điện tử, hoặc là phải tự vƣơn lên để
cùng tồn tại với các loại hình báo chí khác. Và phát thanh đã chọn con đƣờng

thứ hai. Phát thanh hiện đại đã có nhiều đổi mới để thích ứng trong thời đại kỹ
thuật số. Trong đó, phát thanh Internet là một trong những phƣơng thức thích
ứng lâu dài, hiệu quả của phát thanh hiện đại.

4


Trong các phƣơng thức sản xuất phát thanh hiện đại, phát thanh
Internet là phƣơng thức ra đời tƣơng đối sớm. Năm 1991, World Wide Web
đƣợc phát minh và khởi đầu cho sự bùng nổ của mạng Internet thì ngay sau
đó 2 năm (1993), Internet Talk Radio đã ra đời. Điều đó chứng tỏ các nhà
truyền thông đã nhanh chóng nắm bắt đƣợc ƣu thế của Internet và bƣớc đầu

nghĩ tới một hình thức kết hợp giữa các loại hình báo chí để tạo sự tiện lợi cho
công chúng.
Phát thanh Internet có thể coi là một bƣớc đột phá của phát thanh. Nó là
một giải pháp hữu hiệu cho công chúng phát thanh thời đại kỹ thuật số. Phát
thanh Internet là một phƣơng thức phát thanh hiện đại, truyền thông tin đến
công chúng qua mạng Internet dƣới dạng ngôn ngữ truyền thông đa phƣơng
tiện. Do đó, phát thanh Internet có nét đặc thù khác biệt so với các phƣơng
thức phát thanh truyền thống, đồng thời cũng có những nét khác biệt so với
các loại hình báo chí khác đƣợc truyền tải trên Internet.
Các trang web radio có khả năng cung cấp cho công chúng nhiều dịch
vụ bởi sự kết hợp giữa phát thanh và Internet. Tính năng nghe phát thanh trực
tiếp trên máy tính hoặc nghe lại các chƣơng trình phát thanh đã phát trên

mạng Internet, tính năng tải và lƣu các chƣơng trình phát thanh vào máy nghe
nhạc cá nhân của công chúng đã trở thành công cụ hữu hiệu để trang web
radio giữ thính giả cho phát thanh. Bên cạnh âm thanh, thính giả còn có thể
khám phá nhiều tính năng khác mà một website có thể phục vụ công chúng
của mình. Theo nghiên cứu của tác giả Phạm Thị Huệ trong luận văn “Xu thế
phát triển của phát thanh phi truyền thống tại Việt Nam”, đến năm 2010, thế
giới đã có hơn 18.000 webradio ở 136 nƣớc và lãnh thổ. Trong đó, Mỹ,
Canada và Anh là những quốc gia có nhiều webradio nhất.
Ở Việt Nam, Internet chính thức đƣợc cung cấp dịch vụ vào ngày
1/12/1997. Sau 17 năm, Việt Nam đã có tốc độ phát triển Internet ở mức đáng

5



kinh ngạc. Theo một khảo sát năm 2014 của tổ chức We Are Social - một tổ
chức có trụ sở chính ở Anh nghiên cứu độc lập về truyền thông xã hội toàn
cầu, số ngƣời dùng Internet ở Việt Nam chiếm khoảng 38% (cao hơn mức
trung bình của thế giới là 33%).
Đi tiên phong, ngày 3/2/1999, Đài Tiếng nói Việt Nam đã triển khai
phát thanh trên mạng Internet để đƣa âm thanh, hình ảnh, chữ viết cùng với
âm nhạc phục vụ thính giả trong và ngoài nƣớc. Đến nay, tất cả các chƣơng
trình phát thanh của Đài Tiếng Nói Việt Nam đã đƣợc lƣu trữ lại trên các
website của đài. Đối với các đài địa phƣơng, tác giả khảo sát thấy có 53/63
đài đã có trang web riêng để lƣu trữ các chƣơng trình phát sóng. Tuy nhiên,

hầu hết các đài chỉ bê nguyên toàn bộ các chƣơng trình lên mạng mà không
có lựa chọn, cắt gọt. Trong thời buổi công nghiệp hóa, hiện đại hóa nhƣ hiện
nay, ít ai có đủ kiên nhẫn để nghe một chƣơng trình thời sự dài 30 phút hay
một chƣơng trình chuyên đề có khi kéo dài đến 45 phút, nhất là chƣơng trình
của các đài địa phƣơng thƣờng nặng về tính chất tuyên truyền, hội nghị, hội
thảo. Thêm vào đó, xuất hiện một lớp công chúng hiện đại rất cần thông tin
nhƣng lại quá ít thời gian rảnh. Họ không có nhiều thời gian để xem tivi hay
lƣớt web, hoặc nghe trọn vẹn các chƣơng trình phát thanh. Vì thế, họ muốn
tranh thủ thời gian để có thể tìm kiếm thông tin. Ví dụ nhƣ vừa lái xe vừa
nghe radio, hoặc vừa đi bộ vừa nghe radio.
Mặt khác, có những kiều bào ở nƣớc ngoài muốn nghe radio nhƣng
không phải chỗ nào cũng có sóng của hệ phát thanh đối ngoại. Họ muốn đƣợc

nắm bắt tình hình tin tức ở tỉnh thành nơi mình sinh ra, muốn nghe tiếng nói
của quê hƣơng họ nhƣng từ trƣớc tới nay, chƣơng trình của các đài địa
phƣơng chƣa bao giờ đƣợc phát ra nƣớc ngoài.
Nắm bắt đƣợc điều đó, Đài Tiếng nói Việt Nam đã cho ra đời hai trang
web Radiovietnam.vn và Vovgiaothong.vn. Trên trang Radiovietnam.vn,

6


ngoài việc tích hợp đƣợc một hệ thống 64 đài phát thanh Trung ƣơng và địa
phƣơng để thính giả có thể nghe trực tuyến, website còn giúp ngƣời nghe lựa
chọn các tin tức nổi bật nhất, tổng hợp lại dƣới dạng văn bản (text) kèm hình

ảnh để công chúng có thể vừa thỏa mãn sở thích lƣớt web, vừa có thể nghe tin
tức khi làm những công việc khác nhƣ lái xe, tập thể dục, nội trợ… Đây chính
là một trong những hƣớng đi mới mẻ mang tính tiên phong của Đài Tiếng nói
Việt Nam.
Việc

sử

dụng

audio


trên

hai

trang

Radiovietnam.vn



Vovgiaothong.vn có gì đặc biệt? Nó đem lại những lợi ích gì cho thính giả
cũng nhƣ các cơ quan chủ quản? Làm thế nào để nâng cao hơn nữa chất lƣợng

của các mô hình này? Đây thực sự là những vấn đề hết sức cấp thiết cả về lý
luận và thực tiễn đối với những ngƣời làm báo phát thanh cả nƣớc nói chung.
Xuất phát từ những đòi hỏi đó, từ thực tế cơ quan Đài Tiếng nói Việt
Nam là nơi đang làm việc, đƣợc sự đồng ý của Khoa và Nhà trƣờng, tôi đã
quyết định chọn đề tài: “Vấn đề sử dụng audio trên trang web” (Khảo sát
trang Radiovietnam.vn và Vovgiaothong.vn từ tháng 4/2013 đến tháng
10/2014) cho luận văn Thạc sĩ Báo chí của mình.
2. Lịch sử nghiên cứu đề tài
Thực chất, vấn đề sử dụng audio trên mạng là một hình thức của phát
thanh Internet. Ở nƣớc ta, tài liệu nghiên cứu về phát thanh khá nhiều nhƣng
về phát thanh Internet thì rất ít.
Đến nay, ở Việt Nam đã có một số cuốn sách đề cập đến truyền thông

đa phƣơng tiện và Internet radio, nhƣng vấn đề chỉ đƣợc đề cập ở một
chƣơng, một mục nhỏ trong cuốn sách. Bên cạnh đó, một số bài báo đăng trên
báo của Đài Tiếng nói Việt Nam và tạp chí phát thanh (nhƣ "Để phát thanh
hiện đại" của bà Hoàng Minh Nguyệt - Nguyên Phó tổng giám đốc Đài Tiếng

7


nói Việt Nam, "Nhà báo phát thanh thời Internet" của nhà báo Phan Văn Tú)
cũng viết về Internet radio song chỉ giới thiệu một số nét chung nhất.
Trong quá trình nghiên cứu để tìm kiếm tài liệu cho luận văn này, tác
giả luận văn đã tìm đƣợc một số luận văn, khóa luận ít nhiều đề cập đến vấn

đề phát thanh hiện đại. Luận văn của tác giả Trần Thị Thúy Bình (2005) với
đề tài “Ứng dụng truyền thông đa phƣơng tiện trên báo trực tuyến của cơ quan
phát thanh – truyền hình” đã làm rõ việc ứng dụng truyền thông đa phƣơng
tiện trên báo chí trực tuyến ở Việt Nam, đƣa ra một số đề xuất nâng cao chất
lƣợng ứng dụng truyền thông đa phƣơng tiện trên các ấn phẩm báo chí trực
tuyến.
Một vài luận văn Thạc sĩ báo chí của các tác giả khác nhƣ luận văn của
Đồng Mạnh Hùng có tiêu đề: "Đổi mới, nâng cao chất lƣợng chƣơng trình
thời sự Đài Tiếng nói Việt Nam" (Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn);
luận văn của tác giả Phạm Nguyên Long (Đại học Khoa học Xã hội và Nhân
văn) có tiêu đề: "Đổi mới và nâng cao chất lƣợng các chƣơng trình phát thanh
kinh tế của Đài Tiếng nói Việt Nam", luận văn “Lời nói trong báo phát thanh

hiện nay” của tác giả Trƣơng Thị Kiên (Học Viện Báo chí – Tuyên truyền)…
đã nghiên cứu và đề xuất những giải pháp tăng cƣờng hiệu quả các chƣơng
trình phát thanh và bƣớc đầu đề cập đến một số phƣơng thức của phát thanh
hiện đại.
Ngoài ra, tác giả còn tham khảo một số luận văn khác nhƣ còn một số
luận văn khác nhƣ luận văn “Tƣơng tác giữa tòa soạn với công chúng báo
mạng điện tử” (của tác giả Hoàng Quỳnh Hƣơng, Học Viện Báo chí – Tuyên
truyền), luận văn “Chƣơng trình phát thanh trực tiếp trên Đài tiếng nói nhân
dân TP.HCM” (của tác giả Dƣơng Thị Anh Đào, Đại học Khoa học Xã hội và
Nhân văn), “Giáo dục từ xa trên sóng đài Tiếng nói Việt Nam trƣớc yêu cầu
đổi mới và phát triển” (của tác giả Phan Thị Lệ Hằng, Đại học Khoa học Xã


8


hội và Nhân văn), luận văn “Sự vận động, phát triển của tin phát thanh ở Việt
Nam trong điều kiện hiện nay” (của tác giả Đinh Thị Thu Hằng, Học Viện
Báo chí – Tuyên truyền)…
Trong số những luận văn, khóa luận đó, tác giả chú ý nhiều đến hai
luận văn: luận văn Thạc sĩ “Phát thanh trên mạng Internet” của tác giả
Nguyễn Sơn Minh (năm 2002, Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn) và luận
văn thạc sĩ “Xu thế phát triển của phát thanh phi truyền thống tại Việt Nam”
của tác giả Phạm Thị Huệ (Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn). Trong
luận văn của Nguyễn Sơn Minh, tác giả đã trình bày cơ sở khoa học và cơ sở

pháp lý cho sự phát triển của hệ thống phát thanh Việt Nam, trong đó có phát
thanh trên mạng Internet; nghiên cứu về hệ thống số hóa và âm thanh kỹ thuật
số; đề xuất một mô hình chuẩn cho phát thanh Internet Việt Nam. Còn trong
luận văn “Xu thế phát triển của phát thanh phi truyền thống tại Việt Nam” của
tác giả Phạm Thị Huệ, tác giả đã đặt phát thanh trên Internet trong mối tƣơng
quan so sánh với phát thanh trên di động, chỉ ra thế mạnh của từng phƣơng
thức. Luận văn cũng đánh giá một cách khái quát về xu thế, sự phát triển bƣớc
đầu của phát thanh phi truyền thống ở nƣớc ta hiện nay. Đồng thời, khẳng
định đây là một hƣớng đi giàu tiềm năng và xu hƣớng chủ đạo của phát thanh
Việt Nam.
Nhìn chung, cả hai tác giả đều đã dành khá nhiều thời gian và công sức
để khảo sát hai đề tài này. Tuy nhiên, luận văn của tác giả Nguyễn Sơn Minh

do thời gian khảo sát từ năm 2002 nên nhiều thông tin đã cũ. Còn trong luận
văn của tác giả Phạm Thị Huệ, tuy tác giả đã chỉ ra đƣợc xu hƣớng phát triển
của phát thanh phi truyền thống nhƣng do quá chú trọng đến việc sử dụng các
ứng dụng phát thanh trên điện thoại di động nên nội dung phát thanh trên
mạng có phần hơi mờ nhạt.

9


Do đó, đề tài “Vấn đề sử dụng audio trên trang web” (Khảo sát trang
web Radiovietnam.vn và vovgiaothong.vn) đến nay là một đề tài mới, không
trùng lặp với các công trình nghiên cứu trƣớc đó.

3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
Mục đích của đề tài là trên cơ sở làm rõ thực trạng sử dụng audio trên
trang Radiovietnam và Vovgiaothong.vn, từ đó đề xuất giải pháp nhằm nâng
cao chất lƣợng của việc sử dụng audio trên hai trang web này.
Để đạt đƣợc mục đích, luận văn cần thực hiện những nhiệm vụ cụ thể sau:
- Tìm kiếm, nghiên cứu các tài liệu, lý thuyết cơ bản về audio trên
mạng, phát thanh trên mạng để hình thành khung lý thuyết của đề tài.
- Khảo sát, thống kê, phân tích nội dung và hình thức thể hiện audio
trên trang Radiovietnam.vn và Vovgiaothong.vn từ tháng 4/2013 đến tháng
10/2014.
- Đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao chất lƣợng việc sử dụng
audio nói riêng cũng nhƣ chất lƣợng của hai trang Radiovietnam.vn và

Vovgiaothong.vn.
4. Đối tƣợng, phạm vi nghiên cứu
Đối tƣợng nghiên cứu của đề tài là những vấn đề đặt ra trong việc sử
dụng audio trên trang Radiovietnam.vn và Vovgiaothong.vn.
Phạm vi khảo sát của đề tài là các tác phẩm audio đã đƣợc đăng tải trên
hai trang Radiovietnam.vn và Vovgiaothong.vn từ tháng 4/2013 đến tháng
10/2014.
5. Cơ sở lý luận và phƣơng pháp nghiên cứu
5.1 Cơ sở lý luận
Đề tài đƣợc thực hiện trên nền tảng khoa học lý luận của chủ nghĩa
Mác – Lênin, tƣ tƣởng Hồ Chí Minh và các quan điểm, đƣờng lối, chính sách
của Đảng và Nhà nƣớc Việt Nam về công tác báo chí.


10


Đề tài dựa trên những thành quả của lý luận báo chí trong và ngoài
nƣớc về phát thanh, về trang web, phát thanh Internet qua những vấn đề cụ
thể nhƣ khái niệm, đặc điểm, đƣợc tổng hợp từ nhiều nguồn tài liệu khác nhau
có liên quan đến đề tài.
5.2 Phƣơng pháp nghiên cứu
Để thực hiện mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu, tác giả áp dụng các
phƣơng pháp cụ thể sau:
- Phƣơng pháp phân tích tài liệu: đƣợc dùng để xem xét, phân tích các

thông tin có sẵn trong các tài liệu, từ đó rút ra những thông tin cần thiết phục
vụ cho mục đích nghiên cứu của đề tài. Trên cơ sở nghiên cứu, phân tích tài
liệu, tác giả kế thừa những kết quả nghiên cứu đã có, sử dụng nó để so sánh,
minh họa cho các kết quả khảo sát của mình, từ đó khẳng định những đóng
góp mới của mình.
- Phƣơng pháp phân tích nội dung: dùng để phân tích nội dung việc sử
dụng audio trên trang Radiovietnam.vn và Vovgiaothong.vn, những câu trả
lời thu đƣợc qua trƣng cầu ý kiến hay phỏng vấn sâu. Từ kết quả của phân
tích nội dung, tác giả sẽ mô tả đƣợc đặc trƣng, đặc điểm của thông điệp, có
đƣợc những dẫn chứng cụ thể, những số liệu mang tính định hƣớng.
+ Phƣơng pháp phỏng vấn sâu: đƣợc sử dụng để phỏng vấn ông Trần
Trung Hiếu, ngƣời trực tiếp quản trị nội dung hai trang Radiovietnam.vn và

Vovgiaothong.vn, chị Nguyễn Thị Bích, Biên tập viên chính của trang
Radiovietnam.vn nhằm thu thập ý kiến đánh giá của cá nhân về thực trạng
“Vấn đề sử dụng audio trên trang Radiovietnam.vn và Vovgiaothong.vn”.
- Phƣơng pháp trưng cầu ý kiến trực tiếp (An-két): dùng để lấy ý kiến
của công chúng. Trong thời gian từ ngày 04 – 21/9/2014, chúng tôi đã tiến
hành một cuộc khảo sát nhỏ với 200 đối tƣợng là cán bộ, công nhân viên chức
và sinh viên cao đẳng, đại học. Mục đích sử dụng phƣơng pháp này là để thu

11


nhận các ý kiến, nhận xét, đánh giá của công chúng và nhà báo về “Vấn đề sử

dụng audio trên trang Radiovietnam.vn và Vovgiaothong.vn”. Trên cơ sở
khảo sát, tác giả rút ra những luận cứ khách quan nhằm chứng minh cho các
luận điểm của mình.
- Phƣơng pháp thống kê: dùng để thống kê tài liệu, con số, sự kiện, dữ
liệu…có đƣợc trong quá trình khảo sát.
- Các phƣơng pháp phân tích, tổng hợp: dùng để phân tích, đánh giá và
tổng hợp những kết quả nghiên cứu nhằm đƣa ra những luận cứ, luận điểm
khái quát.
6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn
Đề tài có ý nghĩa với chuyên ngành báo chí nói chung và đặc biệt là
báo phát thanh nói riêng. Luận văn sẽ đóng góp đƣợc nhiều điểm mới mẻ về
báo phát thanh Internet, một trong những xu hƣớng phát triển ở phát thanh

hiện đại.
Về mặt thực tiễn, luận văn đã chỉ ra đƣợc phƣơng thức và hiệu quả của
vấn đề sử dụng audio trên hai trang Radiovietnam.vn và Vovgiaothong.vn. Từ
đó, đƣa ra đƣợc những giải pháp khả thi để nâng cao chất lƣợng hai trang
Radiovietnam.vn và Vovgiaothong.vn nói riêng và phát thanh Internet ở Việt
Nam nói chung.
7. Kết cấu của luận văn
Ngoài Mở đầu, Kết luận, Danh mục tài liệu tham khảo, Phụ lục, nội
dung chính của luận văn đƣợc chia thành 3 chƣơng.
Chƣơng 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn của việc sử dụng audio trên trang web.
Chƣơng 2: Vấn đề sử dụng audio trên trang Radiovietnam.vn và
Vovgiaothong.vn.


12


Chƣơng 3: Những thành công, hạn chế của trang Radiovietnam.vn và
Vovgiaothong.vn. Một số giải pháp, kiến nghị nhằm nâng cao chất lƣợng việc
sử dụng audio trên trang Radiovietnam.vn và Vovgiaothong.vn.

13


Chƣơng 1:CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA VIỆC SỬ DỤNG

AUDIO TRÊN TRANG WEB

1.1. Một số thuật ngữ, khái niệm
1.1.1. Audio
Theo Từ điển báo chí Anh - Nga - Việt, “audio là âm thanh, thuộc về
âm thanh” [40, tr.89].
Theo Từ điển Khoa học Xã hội Anh - Pháp - Việt, “audio là âm thanh”
[41, tr.182].
Theo Từ điển Bách khoa toàn thƣ (Vass.gov.vn), “audio là tiếng, âm
thanh”.
Theo phần mềm tratu.soha.vn, audio là tiếng, âm thanh trong hệ thống
nghe nhìn.

Ngƣời ta thƣờng dùng khái niệm audio để chỉ âm thanh. Audio ở đây
chính là ngôn ngữ âm thanh tổng hợp, gồm lời nói, tiếng động, âm nhạc.
Âm thanh nói chung và âm thanh trên trang Radiovietnam.vn nói riêng
đều đƣợc tạo thành từ 3 nhân tố chính là lời nói, tiếng động và âm nhạc.
1.1.2. Trang web
Theo Từ điển mạng máy tính Anh – Anh – Việt “website cũng đƣợc
viết là web site, hay đơn giản là site là một tập hợp các webpage (trang thông
tin trên môi trƣờng mạng) thƣờng đƣợc cung cấp từ một tên miền duy nhất.
Mỗi website đƣợc lƣu trữ trên ít nhất một máy chủ, đƣợc truy cập thông qua
mạng Internet” [42, tr.693].
Theo trang Dictionary.com, website là một tập hợp các trang đƣợc liên
kết với nhau trên môi trƣờng World wide web, đƣợc nhìn nhận nhƣ một thực


14


thể duy nhất, đƣợc duy trì bởi một cá nhân hay một tổ chức và đƣợc dùng cho
một chủ đề duy nhất hoặc một số chủ đề liên quan chặt chẽ với nhau.
Còn theo Merriam-webster.com, website là một nơi trên World wide
web, lƣu trữ thông tin về con ngƣời, tổ chức,… và thƣờng chứa các web page
đƣợc kết nối với nhau bởi các siêu liên kết.
Theo Businessdictionary.com, website là một vị trí ảo trên World wide
web, bao gồm nhiều chủ đề hoặc tập hợp chủ đề trong các web page và các
tệp dữ liệu có thể truy cập thông qua một trình duyệt. Mỗi trang web có một

địa chỉ web riêng và có thể vào thông qua kết nối Internet. Trang mở đầu của
một website thƣờng đƣợc gọi là trang chủ và có chứa các đƣờng dẫn siêu liên
kết tới các webpage (trang thông tin) khác trên website đó. Một máy chủ duy
nhất có thể chứa nhiều website và một website duy nhất cũng có thể nằm trên
nhiều máy chủ khác nhau, đôi khi ở những địa điểm rất xa nhau.
Theo Dictionary.Cambridge.org, website là một tập hợp các trang
thông tin trên Internet về một vấn đề cụ thể, đã đƣợc đƣa lên bởi cùng một
ngƣời, công ty, tổ chức, và thƣờng có chứa hình ảnh, video, và âm thanh.
- Lịch sử trang web
World wide web, gọi tắt là web hoặc www, mạng lƣới toàn cầu là một
không gian thông tin toàn cầu mà mọi ngƣời có thể truy nhập (đọc và viết)
qua các máy tính nối với mạng Internet. Thuật ngữ này thƣờng đƣợc hiểu

nhầm là từ đồng nghĩa với chính thuật ngữ Internet. Nhƣng web thực ra chỉ là
một trong các dịch vụ chạy trên Internet, chẳng hạn nhƣ dịch vụ thƣ điện tử.
Web đƣợc phát minh và đƣa vào sử dụng vào khoảng năm 1990, 1991 bởi
viện sĩ Viện Hàn lâm Anh Tim Berners-Lee và Robert Cailliau (Bỉ) tại
CERN, Geneva, Switzerland.
Các tài liệu trên World wide web đƣợc lƣu trữ trong một hệ thống siêu
văn bản (hypertext), đặt tại các máy tính trong mạng Internet. Ngƣời dùng

15


phải sử dụng một chƣơng trình đƣợc gọi là trình duyệt web (web browser) để

xem siêu văn bản. Chƣơng trình này sẽ nhận thông tin (documents) tại ô địa
chỉ (address) do ngƣời sử dụng yêu cầu (thông tin trong ô địa chỉ đƣợc gọi là
tên miền (domain name), rồi sau đó chƣơng trình sẽ tự động gửi thông tin đến
máy chủ (web server) và hiển thị trên màn hình máy tính của ngƣời xem.
Ngƣời dùng có thể theo các liên kết siêu văn bản (hyperlink) trên mỗi trang
web để nối với các tài liệu khác hoặc gửi thông tin phản hồi theo máy chủ
trong một quá trình tƣơng tác. Hoạt động truy tìm theo các siêu liên kết
thƣờng đƣợc gọi là duyệt web.
Quá trình này cho phép ngƣời dùng có thể lƣớt các trang web để lấy
thông tin. Tuy nhiên độ chính xác và chứng thực của thông tin không đƣợc
đảm bảo.
- Trình duyệt web

Trình duyệt web là một phần mềm ứng dụng cho phép ngƣời sử dụng
xem và tƣơng tác với các văn bản, hình ảnh, đoạn phim, nhạc, trò chơi và các
thông tin khác ở trên một trang web của một địa chỉ web trên mạng toàn cầu
hoặc mạng nội bộ. Văn bản và hình ảnh trên một trang web có thể chứa siêu
liên kết tới các trang web khác của cùng một địa chỉ web hoặc địa chỉ web
khác. Trình duyệt web cho phép ngƣời sử dụng truy cập các thông tin trên các
trang web một cách nhanh chóng và dễ dàng thông qua các liên kết đó. Trình
duyệt web đọc định dạng HTML để hiển thị, do vậy một trang web có thể
hiển thị khác nhau trên các trình duyệt khác nhau.
Một số trình duyệt web hiện nay cho máy tính cá nhân bao gồm
Internet Explorer, Mozilla Firefox, Safari, Opera, Avant Browser, Konqueror,
Lynx, Google Chrome, Flock, Arachne, Epiphany, K-Meleon và AOL

Explorer...

16


1.1.3. Internet radio
Theo en.wikipedia.org, Internet radio (hay còn gọi là web radio, radio
Internet, e-radio, radio trực tuyến, webcasting) là một dịch vụ truyền âm thanh
qua Internet.
Khác với phát thanh truyền thống, phát thanh Internet là một hình thức
truyền thanh mà ngƣời nghe có thể tạm dừng hay nghe lại dữ liệu âm thanh
theo nhu cầu bản thân.

Dịch vụ phát thanh Internet cũng cung cấp tin tức, thể thao, cuộc phỏng
vấn và âm nhạc nhƣ phát thanh truyền thống. Nhiều dịch vụ phát thanh
Internet có nội dung tƣơng ứng với những nội dung của các đài phát thanh
truyền thống, các mạng vô tuyến truyền thống.
Hình thức phát thanh Internet có chi phí khởi đầu và chi phí duy trì
thấp. Điều đó khiến cho số lƣợng các đài phát thanh Internet độc lập tăng lên
đáng kể trong thời gian gần đây.
1.1.4. Trang thông tin điện tử
Theo quy định tại khoản 12, 13 điều 3 Nghị định 97/2008/NĐ-CP,
trang thông tin điện tử đƣợc hiểu nhƣ sau:
Trang thông tin điện tử trên Internet là trang thông tin hoặc tập hợp
trang thông tin phục vụ cho việc cung cấp và trao đổi thông tin trên môi

trƣờng Internet, bao gồm trang thông tin điện tử (website), trang thông tin
điện tử cá nhân (blog), cổng thông tin điện tử (portal) và các hình thức tƣơng
tự khác.
Trang thông tin điện tử tổng hợp là trang thông tin điện tử trên Internet
của tổ chức hoặc doanh nghiệp cung cấp thông tin tổng hợp về chính trị, kinh
tế, văn hoá, xã hội trên cơ sở trích dẫn lại thông tin từ nguồn chính thức của
các cơ quan báo chí hoặc từ các trang thông tin điện tử của các cơ quan Đảng
và Nhà nƣớc.

17



Căn cứ các quy định tại Nghị định 97/2008/NĐ-CP thì trang thông tin
điện tử tổng hợp phải xin cấp phép thiết lập, còn các loại trang thông tin điện
tử khác không phải xin cấp phép thiết lập.
1.1.5. Sử dụng audio trên trang web
Với lợi thế đa phƣơng tiện của mình, một website có thể cung cấp
thông tin cho độc giả thông qua nhiều công cụ khác nhau. Ngoài văn bản và
ảnh đã quen thuộc, thì website có khả năng tích hợp những công cụ nhƣ:
video, âm thanh, box thông tin, đồ họa,…để tăng sức hấp dẫn và thuyết phục
của thông tin.
Chính việc tích hợp những loại âm thanh khác nhau, xuất hiện trong
các vị trí tƣơng ứng phù hợp đã tạo nên sự hấp dẫn và đa dạng cho trang web.
Tuy nhiên, trên thực tế, âm thanh hiện nay chƣa thực sự đƣợc chú trọng

trên trang web, đặc biệt là các trang báo mạng điện tử ở Việt Nam. Nhiều
trang báo mạng (nhất là những trang báo lớn) chỉ chú trọng phần video chứ
chƣa quan tâm đến mảng âm thanh. Vì thế, số lƣợng các tác phẩm audio trên
các trang báo vẫn chƣa nhiều, so với video, ảnh, đồ họa…
Hiện nay, âm thanh trên trang web thƣờng đƣợc sử dụng trong các
website chuyên về âm nhạc, giải trí hay website của các cơ quan báo chí. Về
lĩnh vực âm nhạc, có thể kể đến một số trang nghe nhạc trực tuyến lớn nhƣ:
nhacso.vn, mp3.zing.vn, nhaccuatui.com…Về lĩnh vực báo chí, âm thanh chủ
yếu xuất hiện trên trang web của các đài phát thanh truyền hình nhƣ trang
Vov.vn, trang Radiovietnam.vn, trang Vovgiaothong.vn của Đài Tiếng nói
Việt Nam, website của các đài phát thanh truyền hình tỉnh. Một số trang tờ
báo điện tử cũng bắt đầu có các tác phẩm báo chí đính kèm âm thanh nhƣ

Tuổi Trẻ, Thanh Niên, Dân Trí nhƣng số lƣợng rất ít.
Trong khuôn khổ của luận văn này, tác giả chỉ xin đi sâu vào nghiên
cứu âm thanh trên những trang báo mạng hay trang thông tin điện tử của các

18


cơ quan báo chí – mà cụ thể là hai trang Radiovietnam.vn và
Vovgiaothong.vn chứ không nghiên cứu về các website âm nhạc.
Đối với các website báo chí chuyên về phát thanh, hiện nay, nhiều
ngƣời đang đánh đồng khái niệm phát thanh phát trên mạng Internet và phát
thanh Internet. Phát thanh phát trên mạng Internet thực chất là các chƣơng

trình của đài phát thanh đƣợc phát nhờ trên mạng Internet. Tức là streaming
(truyền tải) các dữ liệu đã phát sóng trên đài phát thanh lên Internet.
Từ năm 2005 đến nay, VOV1, VOV2, VOV3, VOV5, VOVGT Hà Nội
và VOVGT TP.HCM của Đài Tiếng nói Việt Nam đã đƣợc đƣa lên mạng
www.vov.vn. Nhiều đài phát thanh địa phƣơng cũng đã phát trên Internet, ví
dụ, Đài Tiếng nói nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh (www.voh.com.vn); Đài
Phát thanh - Truyền hình Bình Dƣơng (www.btv.org.vn); Đài Phát thanh Truyền hình Hà Nội (www.hanoitv.vn)...
Nhờ Internet, một số tác phẩm, chƣơng trình phát thanh đƣợc lƣu trên
mạng sau phát sóng. Với khả năng này, phát thanh phát trên Internet phần nào
khắc phục đƣợc nhƣợc điểm thoảng qua, chỉ nghe đƣợc một lần, không có khả
năng lƣu trữ tƣ liệu của phát thanh phát sóng điện từ. Nhƣng, tất nhiên, hạn
chế của nó là ngƣời truy cập bắt buộc phải có máy tính nối mạng, và chỉ có rất

ít tác phẩm, chƣơng trình đƣợc lƣu trữ, nên cũng là những trở ngại không nhỏ
với đại bộ phận thính giả Việt Nam.
Khác với phát thanh “phát nhờ” trên Internet, phát thanh Internet đƣợc
coi là một biến thể của phát thanh phát sóng điện từ. Đây là các chƣơng trình
đƣợc sản xuất riêng để phát trên mạng, theo tiêu chí kết hợp các đặc trƣng của
báo phát thanh và báo mạng điện tử, tạo thành các sản phẩm báo chí đa
phƣơng tiện, không chỉ có âm thanh, mà còn đƣợc hỗ trợ bằng hình ảnh,
video, chữ viết.

19



Hiện nay, phát thanh Internet đã rất thịnh hành trên thế giới. Các đài
BBC online, CNN online, CRI online... đều đã sản xuất chƣơng trình theo tiêu
chí này. Ở Việt Nam, ngoài www.vov.vn, www.radiovietnam.vn và
www.vovgiaothong.vn còn có www.vietnamnet.vn, www.vnexpress.net,
www.thanhnien.com.vn, www.tuoitre.com.vn... đã sản xuất một số chƣơng
trình phát thanh Internet và bƣớc đầu đƣợc công chúng đón nhận.
Riêng trang Radiovietnam.vn là sự kết hợp cả hai hình thức phát thanh
“phát nhờ” trên Internet và phát thanh Internet. Ngoài phần streaming dữ liệu
của 7 kênh VOV và 63 đài địa phƣơng, Radiovietnam.vn còn có các tin bài
đƣợc sản xuất riêng để phát trên mạng. Đó là các sản phẩm báo chí đa phƣơng
tiện, có sự kết hợp cả âm thanh, hình ảnh, chữ viết và thậm chí cả video.
Ở đây, trong khuôn khổ của luận văn, tác giả nghiên cứu cả hai dạng

âm thanh này.
Còn đối với Vovgiaothong.vn, trang web chỉ là một trang thông tin điện
tử thông thƣờng, cung cấp các tin tức về giao thông bằng văn bản (text) và
hình ảnh. Tuy nhiên, xen kẽ vẫn có những tin bài đính kèm với một file âm
thanh làm rõ thêm nội dung. Ở trong khuôn khổ của luận văn này, tác giả chỉ
xin nghiên cứu phần âm thanh có trong những bài báo này.
1.2. Vị trí vai trò của phát thanh trong hệ thống các phƣơng tiện
truyền thông đại chúng
Phát thanh ra đời dựa trên hai phát minh là điện báo và điện thoại. Vào
năm 1860, James Cleck Maxwell, một nhà vật lý ngƣời Scotland đã dự báo về
sự tồn tại của sóng radio, và vào năm 1886, Hienrich Rudolph Het, nhà vật lý
ngƣời Đức đã chứng minh rằng sự biến đổi nhanh chóng của dòng điện có thể

đƣợc bảo vệ trong không trung theo dạng sóng radio, tƣơng tự nhƣ kiểu của
ánh sáng và nhiệt.

20


Tuy nhiên, ngƣời khởi xƣớng và đã thành công trong việc phát triển
ngành truyền thông radio lại là Geulielmo Marconi, một nhà phát minh ngƣời
Italia. Dựa trên những thành quả nghiên cứu trƣớc đó, Marconi đã nảy ra ý
định truyền các tín hiệu radio đầu tiên vào năm 1985. Và ngay từ năm 1899,
Marconi đã thử nghiệm hệ thống radio không dây.
Năm 1909, câu nói đầu tiên đƣợc truyền trên sóng điện báo radio

(radiotelegraphy): “Tôi đã tìm thấy Nam cực” của nhà thám hiểm Nam cực
Robert E.Peary. Nhƣng lần đầu tiên giọng nói của con ngƣời đã đƣợc truyền
lên sóng radio trƣớc đó 17 năm, vào năm 1892. Đó là câu nói: “Chào Rainey”
do Natan B. Stubblfield chào một thành viên khác trong bộ phận thử nghiệm
ở Muray, Kentucky, Hoa Kỳ. Điện thoại kết hợp với sóng radio và phát thanh
ra đời.
Trong suốt thời gian chiến tranh thế giới thứ I và thứ II, phát thanh đã
phát triển rất mạnh và trở thành phƣơng tiện truyền thông nhanh nhất, hiệu
quả nhất và không thể thiếu đƣợc ở các quốc gia tham chiến, lẫn các quốc gia
đứng ngoài cuộc chiến. Đây là thời đại hoàng kim nhất của phát thanh, cho dù
truyền hình đã ra đời năm 1920. Các nƣớc tham chiến thậm chí còn sử dụng
phát thanh nhƣ một phƣơng tiện liên lạc của gián điệp, bằng cách đặt ra các

quy ƣớc riêng khi phát sóng radio. Vào thời điểm chiến tranh thế giới thứ II
kết thúc, thế giới đã có hơn 50 triệu ngƣời thƣờng xuyên nghe radio. Chiến
tranh kết thúc đồng nghĩa với việc phát thanh phục vụ cho mục đích dân sự
tốt hơn, hệ thống các đài phát thanh tƣ nhân phát triển mạnh bên cạnh sự ổn
định của các đài quốc gia.
Mặc dù ra đời sau báo in hàng trăm năm và ngay lập tức bị truyền hình
cạnh tranh rồi đến Internet, nhƣng phát thanh vẫn chiếm một vị trí quan trọng
trong hệ thống các phƣơng tiện truyền thông đại chúng. Phát thanh trở thành
một kênh thông tin và món ăn tinh thần không thể thiếu đƣợc trong xã hội. Ở

21



tất cả các quốc gia trên thế giới, hệ thống các đài quốc gia phục vụ cho mục
đích thông tin truyền truyền chính thống của nhà nƣớc. Bên cạnh đó, ở rất
nhiều nƣớc, hệ thống các đài phát thanh tƣ nhân còn chuyển đến công chúng
nhiều dịch vụ thông tin, tƣ vấn, giải trí, âm nhạc…Hàng loạt các thế hệ đài
phát – đài thu ra đời và radio đƣợc phổ biến rộng rãi từ phòng ăn đến giƣờng
ngủ, từ trên ô tô đến công sở, thậm chí trong một chiếc bút cài áo…
Ngày nay, với sự phát triển vƣợt bậc của khoa học kỹ thuật, phát thanh
analog dần chuyển sang phát thanh kĩ thuật số, đảm bảo cung cấp cho ngƣời
nghe một chất lƣợng âm thanh hoàn hảo và dịch vụ đa thành phần (multiplex
services) rất phong phú, đa dạng. Và phát thanh Internet ra đời đã giúp phát
thanh khắc phục đƣợc những nhƣợc điểm của phát thanh truyền thống, thích

hợp với sự phát triển của thời đại mới.
Theo thống kê điều tra thính giả của VOV từ Bộ Văn hóa Thông tin
năm 2006 thì kết quả thu đƣợc nhƣ sau: Có 78 % số ngƣời đƣợc hỏi thƣờng
xuyên theo dõi các chƣơng trình của Đài Tiếng nói Việt Nam. 70 % gia đình
Việt Nam có thiết bị điện tử bắt đƣợc sóng Đài Tiếng nói Việt Nam. Trong
đó, 40 % thính giả nữ, 53 % thính giả nam nghe đài hàng ngày. 40 % thính
giả trong độ tuổi từ 30 – 50 nghe Đài Tiếng nói Việt Nam thƣờng xuyên. Điều
này cũng phần nào chứng tỏ phát thanh vẫn giữ nguyên đƣợc vị trí, vai trò của
nó trong xã hội hiện đại, trong cuộc cạnh tranh khốc liệt với các phƣơng tiện
truyền thông đại chúng khác.
1.3. Phát thanh truyền thống và phát thanh hiện đại
1.3.1. Phát thanh truyền thống

Có nhiều khái niệm về phát thanh nhƣng thông thƣờng nhất ngƣời ta
dựa vào phƣơng thức truyền tin và đặc điểm của loại hình để đƣa ra khái niệm
về phát thanh.

22


×