ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
------------
NGÔ TIỂU PHƯƠNG
SO SÁNH NGỮ ÂM TIẾNG KINH CỦA LÀNG
MÚ THÀU (TRUNG QUỐC) VỚI NGỮ ÂM TIẾNG VIỆT
LUẬN VĂN THẠC SĨ NGÔN NGỮ HỌC
NGÀNH: NGÔN NGỮ HỌC
MÃ SỐ: 60 22 01
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
GS.TS TRẦN TRÍ DÕI
Hà Nội - 2011
QUY ĐỊNH PHIÊN ÂM:
BẢNG PHIÊN ÂM NGUYÊN ÂM:
NGUYÊN
CHỮ
ÂM
PHIÊN ÂM
PHIÊN ÂM
CQN - TV
QT - LMT
NGUYÊN ÂM ĐƠN DÀI
14 nguyên âm
15 nguyên âm
u
/u/
/u/
o
/ɔ/
/ ɔ: / + / ɔ /
ô
/o/
/o/
ư
/ɯ/
/ɯ/
ơ
/ә/
/ɤ/
a
/a/
/a/
i
/i/
/i/
ê
/e/
/e/
e
/ɛ/
/ɛ/
NGUYÊN ÂM ĐƠN NGẮN
ă
/ă/
/ă/
â
/â/
/ ɤˇ /
NGUYÊN ÂM ĐÔI
uô
/ uo /
/ uo /
GHI CHÚ
ươ
/ ɯә/
/ ɯɤ /
iê
/ ie /
/ ie /
BẢNG PHIÊN ÂM PHỤ ÂM:
PHỤ ÂM
CHỮ
PHIÊN ÂM CQN
PHIÊN ÂM
- TV
QT - LMT
PHỤ ÂM ĐẦU
22 phụ âm đầu
19 phụ âm đầu
zêrô
/ʔ/
/ʔ/
c,k,q
/k/
/k/
ng,ngh
/ŋ/
/ŋ/
g,gh
/ɣ/
/ɣ/
t
/t/
/t/
b
/b/
/b/
đ
/d/
/d/
m
/m/
/m/
n
/n/
/n/
x
/s/
/s/
s
/ʂ/
/
h
/h/
/h/
v
/v/
/v/
r
/ʐ/
/r/
l
/l/
/l/
th
/ t’ /
/ t’ /
tr
/ʈ/
/
ch
/c/
/c/
/
/
GHI CHÚ
nh
/ɲ/
/ɲ/
ph
/f/
/f/
kh
/χ/
/
gi/d
/z/
/z/
/
ÂM CUỐI
Phụ âm cuối
8 phụ âm cuối
6 phụ âm cuối
p
/p/
/p/
t
/t/
/t/
ch
/c/
/
c
/k/
/k/
m
/m/
/m/
n
/n/
/n/
ng
/ŋ/
/ŋ/
nh
/ɲ/
/
Bán nguyên âm
/
/
2 bán nguyên âm
2 bán nguyên âm
u, o
/w/
/w/
i, y
/j/
/j/
MỤC LỤC
Phần mở đầu................................................................................................... 5
1. Lý do nghiên cứu...................................................................................... 5
2. Mục đích nghiên cứu ................................................................................ 7
3. Nhiệm vụ nghiên cứu ............................................................................... 7
4. Phương pháp nghiên cứu ........................................................................... 8
5. Ý nghĩa thực tiễn ...................................................................................... 8
6. Bố cục của luận văn: ................................................................................ 9
Phần nội dung .............................................................................................. 10
Chương I: .................................................................................................... 10
1.1. Giới thiệu nguồn gốc dân tộc Kinh ở Trung Quốc .............................. 10
1.1.1. Nguồn gốc của dân tộc Kinh Trung Quốc ..................................... 10
1.1.2. Truyền thuyết về tên gọi của ba làng (Tam Đảo) dân tộc Kinh ...... 14
1.2. Giới thiệu về người Kinh ở làng Mú Thàu .......................................... 17
1.2.1. Làng người Kinh ở Mú Thàu ......................................................... 17
1.2.2. Đôi nét khác biệt của làng người Kinh ở Mú Thàu với hai làng Vạn
Vĩ và Sơn Tâm ......................................................................................... 20
1.3. Giới thiệu tình hình nghiên cứu tiếng Kinh ở Trung Quốc .................. 23
1.3.1. Tình hình nghiên cứu tiếng Kinh ................................................... 23
1.3.2. Nhận xét về tình hình nghiên cứu .................................................. 26
1
Chương II: ................................................................................................... 29
Mô tả ngữ âm tiếng Kinh làng Mú Thàu ....................................................... 29
(Trung Quốc)................................................................................................ 29
2.1. Vấn đề mô tả ngữ âm tiếng Kinh làng Mú Thàu ................................. 29
2.1.1. Cách thức mô tả............................................................................ 29
2.1.2. Âm tiết trong tiếng Kinh làng Mú Thàu ............................................... 29
2.1.2.1. Thanh điệu .............................................................................. 29
2.1.2.1.1. Thanh 1 (thanh bằng) ........................................................ 30
2.1.2.1.2. Thanh 2 (thanh huyền) ...................................................... 31
2.1.2.1.3. Thanh 3 (thanh ngã) .......................................................... 33
2.1.2.1.4. Thanh 4 (thanh sắc) ........................................................ 34
2.1.2.1.5. Thanh 5 (thanh nặng)...................................................... 36
2.1.2.1.6. Tiêu chí khu biệt thanh điệu ............................................ 37
2.1.2.2. Phụ âm đầu ............................................................................. 38
2.1.2.2.1. Phân xuất phụ âm đầu tiếng Kinh làng Mú Thàu .............. 38
2.1.2.2.2. Miêu tả phụ âm đầu tiếng Kinh làng Mú Thàu .................. 42
2.1.2.3.1. Số lượng âm đệm tiếng Kinh làng Mú Thàu ....................... 48
2.1.2.3.2. Miêu tả âm đệm tiếng Kinh làng Mú Thàu ........................ 48
2.1.2.4 Âm chính ................................................................................. 50
2.1.2.4.1. Số lượng âm chính tiếng Kinh làng Mú Thàu ..................... 50
2.1.2.4.2. Miêu tả nguyên âm chính tiếng Kinh làng Mú Thàu .......... 52
2
2.1.2.5.
Âm cuối ................................................................................ 60
2.1.2.5.1. Số lượng phụ âm cuối tiếng Kinh làng Mú Thàu ................ 60
2.1.2.5.2. Miêu tả các phụ âm cuối tiếng Kinh làng Mú Thàu ........... 61
2.1.2.5.3. Nhận xét chung về ngữ âm tiếng Kinh làng Mú Thàu. ....... 63
Chương III: .................................................................................................. 66
Nhận xét ngữ âm tiếng Kinh làng Mú Thàu và tiếng Việt. ............................ 66
3.1. Ngữ âm tiếng Việt hiện nay................................................................. 66
3.1.1. Thanh điệu của tiếng Việt .............................................................. 68
3.1.2. Phụ âm trong tiếng Việt ................................................................ 69
3.1.3. Vần trong tiếng Việt ...................................................................... 71
3.1.3.1. Danh sách nguyên âm của tiếng Việt ....................................... 71
3.1.3.2. Các loại vần trong tiếng Việt ................................................... 73
3.2. So sánh ngữ âm tiếng Kinh làng Mú Thàu và tiếng Việt. .................... 75
3.2.1. Sự giống nhau giữa ngữ âm tiếng Kinh làng Mú Thàu và
tiếng Việt ................................................................................................ 75
3.2.1.1. Thanh điệu .............................................................................. 75
3.2.1.2. Phụ âm đầu ............................................................................. 76
3.2.1.3. Âm chính ................................................................................. 76
3.2.1.4. Âm đệm ................................................................................... 77
3.2.1.5. Âm cuối ................................................................................... 78
3.2.2. Sự khác nhau giữa ngữ âm tiếng Kinh làng Mú Thàu và tiếng Việt....... 78
3
3.2.2.1. Thanh điệu .............................................................................. 78
3.2.2.2. Phụ âm đầu ............................................................................. 80
3.2.2.3. Âm chính ................................................................................. 85
3.2.2.4. Âm đệm ................................................................................... 85
3.2.2.5. Âm cuối ................................................................................... 85
3.3. Nhận xét. ............................................................................................ 87
Phần kết luận ................................................................................................ 90
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................ 92
Tài liệu tiếng Việt ......................................................................................... 92
Tài liệu tiếng Trung........................................................................................ 93
4
Phần mở đầu
1. Lý do nghiên cứu
Chúng tôi viết đề tài này với ý nguyện là giúp cho mọi người hiểu rõ
hơn về tiếng Kinh làng Mú Thàu (Trung Quốc) và mối liên hệ giữa tiếng nói
nói chung và ngữ âm nói riêng của người dân tộc Kinh ở Trung Quốc với ngữ
âm tiếng Việt của người dân tộc Kinh ở Việt Nam. Đó cũng là cách bày tỏ tình
yêu của chúng tôi đối với dân tộc Kinh, với chuyên ngành ngôn ngữ học của
mình. Bởi vì tôi là một cô gái người Kinh Trung Quốc, ngay từ nhỏ tôi đã
từng được nghe các cụ già trong làng kể lại chuyện nguồn gốc của người Kinh
và dạy dỗ cho tôi nhiều kiến thức về văn hóa con người của dân tộc Kinh xưa
nay. Tôi yêu văn hóa con người của dân tộc Kinh. Vì thế, tôi đã trao con tim
tò mò của mình cho việc học tập tiếng Việt, ước mơ mình có ngày sẽ giành cơ
hội tìm hiểu thêm, nghiên cứu thêm về lịch sử nguồn gốc nhân văn của dân
tộc Kinh Trung Quốc qua con đường tìm hiểu về văn hóa con người của dân
tộc Kinh Việt Nam. Người Kinh chúng tôi có câu là “Uống nước nhớ nguồn”,
riêng tôi cũng như tất cả mọi người dân tộc Kinh đều rất quan tâm đến lịch sử
nguồn gốc của mình, chúng tôi nhớ ơn dầy công vun đắp nên nền văn minh
dân tộc của tổ tiên người Kinh. Trước tôi cũng đã từng có rất nhiều anh chị
em người Kinh đi trên con đường tìm hiểu nghiên cứu về văn hóa, ngôn ngữ
của dân tộc mình.
5
Như tất cả các anh chị em người Kinh Trung Quốc, chúng tôi đều biết
được tổ tiên của chúng tôi là người Kinh ở Việt Nam. Theo hương ước điều lệ
của làng Vạn Vĩ được xây dựng trong năm 1553 và những tài liệu lịch sử vẫn
được bảo tồn lưu lại trong bảo tàng dân tộc Kinh ở làng Vạn Vĩ cho thấy rằng
tổ tiên của chúng tôi di chuyển từ những nơi ở Việt Nam như Đồ Sơn, Thanh
Hóa, Nghệ An, Hải Phòng, Móng Cái v.v... đến Trung Quốc từ năm Hồng
Thuật Tam Niên của vương triều nhà Hậu Lê Việt Nam, tức là Vũ Tông Chính
Đức Lục Niên của nhà Minh Trung Quốc (năm 1511 sau CN), kể đến nay đã
có 500 năm. Vì thế, tiếng nói của người Kinh chúng tôi rất phong phú đa dạng
và phức tạp. Cũng chính vì lí lẽ này khi tôi học tiếng Việt “giọng Hà Nội”
nhưng lại nói “giọng Thanh Hóa, giọng miền Trung”. Trong chiều dài lịch sử
500 năm, tiếng nói của dân tộc Kinh Trung Quốc đã có rất nhiều thay đổi vì
những nguyên nhân lịch sử hay địa lý. Chúng tôi làm láng giềng với dân tộc
Hán, dân tộc Choang, dân tộc Mèo v.v... Chúng tôi vào trường học được dạy
học bằng tiếng Hán, sử dụng tiếng Hán hay tiếng địa phương ở đó (chủ yếu là
tiếng Quảng Đông, gọi là Bạch Thoại) để giao lưu với các dân tộc khác. Tuy
nhiên tiếng Kinh vẫn giữ vai trò làm tiếng mẹ đẻ của chúng tôi, nhưng phát
triển rất hạn chế hay có thể nói là không được phát triển, thậm chí ngày càng
bị đồng hóa với tiếng địa phương ở đó (chủ yếu là tiếng Bạch Thoại).
Hiện nay, trong một lời nói bình thường của người Kinh chúng tôi chủ
yếu do hai thành phần tiếng nói là tiếng Kinh và tiếng Bạch Thoại cấu tạo nên,
6
hai thứ tiếng này đi song song với nhau, bổ sung cho nhau, làm nên tiếng
Kinh hiện nay của dân tộc Kinh Trung Quốc. Qua sự tìm hiểu của cá nhân tôi,
tôi thấy rằng, những từ vựng cơ bản hầu hết là tiếng Kinh gốc, còn những từ
vựng văn hóa hầu hết là Bạch Thoại. Vì xã hội ngày càng phát triển, tiến bộ,
nhưng bước đi của tiếng Kinh lại không theo kịp được tốc độ phát triển của xã
hội, vì vậy sẽ xảy ra tình trạng là tiếng Kinh không có từ vựng văn hóa riêng
của dân tộc mình, mà phải vay mượn của dân tộc Hán, đây là nguyên nhân
chính khiến tiếng Kinh của chúng tôi có hai thành phần tiếng nói. Đồng thời,
đây cũng là lí do chính để chúng tôi làm về đề tài này.
2. Mục đích nghiên cứu
Mục đić h nghiên cứu luâ ̣n văn
của chúng tôi là khảo sát, miêu tả các
thành phần âm tiết của tiếng Kinh làng Mú Thàu. Qua đó, so sánh đối chiếu
với tiếng Việt nhằm làm rõ mối liên hệ giữa tiếng Kinh làng Mú Thàu với
tiếng Việt hiện nay, góp phần nghiên cứu việc tiếp xúc ngôn ngữ tiếng Kinh –
Trung ở khu vực.
3. Nhiệm vụ nghiên cứu
Nhiệm vụ của luận văn là khảo sát, điều tra, thu thập tiếng Kinh làng Mú
Thàu. Sau đó chúng tôi sẽ sử dụng phương pháp miêu tả ngữ âm (phân tích
bối cảnh ngữ âm đồng nhất và tương tự để phân xuất các âm vị khác nhau)
nhằm mô tả ngữ âm tiếng Kinh làng Mú Thàu. Và sau đó nữa thông qua việc
7
so sánh đố i chiế u đưa ra những điể m kh
ác nhau và giống nhau v ề ngữ âm
tiếng Kinh làng Mú Thàu với ngữ âm tiếng Việt hiện nay.
4. Phương pháp nghiên cứu
Trong quá trình nghiên cứu, chúng tôi sẽ sử dụng thao tác của những
phương pháp nghiên cứu: điền dã, miêu tả và so sánh - đối chiếu.
Phương pháp miêu tả là hệ thống những thủ pháp nghiên cứu được
vận dụng để thể hiện đặc tính của các hiện tượng ngôn ngữ trong một giai
đoạn phát triển nào đó của nó. Đây là phương pháp phân tích đồng đại.
Phương pháp miêu tả có ý nghĩa to lớn đối với việc thực hiện học tập và giảng
dạy ngôn ngữ. Trong phương pháp miêu tả có những thủ pháp rất đa dạng, có
thể phân chúng thành hai kiểu cơ bản: những thủ pháp giải thích bên ngoài và
những thủ pháp giải thích bên trong.
Phương pháp so sánh - đối chiếu, tức là lấy một ngôn ngữ làm trung
tâm chú ý, còn ngôn ngữ kia là phương tiện so sánh để nghiên cứu. Những thủ
pháp cơ bản của phương pháp đối chiếu là: xác định cơ sở đối chiếu, giải
thích tài liệu được đối chiếu.
5. Ý nghĩa thực tiễn
Đề tài nghiên cứu này là một đề tài rất cấp thiết. Nó sẽ có những đóng
góp về việc hiểu biết và bảo tồn tiếng Kinh làng Mú Thàu, góp thêm tư liệu
8
cho nghiên cứu lịch sử tiếng Việt. Đồng thời nó giúp ích cho người Kinh
Trung Quốc khi học tập tiếng Việt Nam.
6. Bố cục của luận văn:
Trong luận văn của chúng tôi ngoài phần mở đầu và kết luận, gồm có
3 chương như sau:
Chương I: Giới thiệu nguồn gốc dân tộc và tình hình nghiên cứu tiếng Kinh ở
Trung Quốc.
Chương II: Miêu tả ngữ âm tiếng Kinh làng Mú Thàu (Trung Quốc).
Chương III: Nhận xét ngữ âm tiếng Kinh làng Mú Thàu và tiếng Việt.
9
Phần nội dung
Chương I:
Giới thiệu nguồn gốc dân tộc và tình hình nghiên cứu
tiếng Kinh ở Trung Quốc
1.1. Giới thiệu nguồn gốc dân tộc Kinh ở Trung Quốc
1.1.1. Nguồn gốc của dân tộc Kinh Trung Quốc
Ở Trung Quốc, dân tộc Kinh chỉ là một dân tộc thiểu số với dân số là
khoảng 20 nghìn người (theo kết quả điều tra dân số lần thứ 6 năm 2005 của
Trung Quốc). Họ chủ yếu sống tập trung tại ba làng: làng Mú Thàu, Sơn Tâm,
Vạn Vĩ thuộc thị trấn Giang Bình của huyện Tự trị Đông Hưng TP Phòng
Thành Cảng - Quảng Tây. Dân tộc Kinh Trung Quốc và dân tộc Kinh - dân
tộc chủ thể của Việt Nam có cùng một dòng máu (theo Bài phát biểu “Lịch sử
dân tộc Kinh” ngày 26-09-2009, trang Web của Ủy ban dân tộc quốc gia
Trung Quốc). Theo hương ước điều lệ của làng Vạn Vĩ được xây dựng trong
năm 1553 và những tài liệu lịch sử vẫn được bảo tồn lưu lại trong Bảo tàng
dân tộc Kinh ở làng Vạn Vĩ cho thấy, nguồn gốc của người dân tộc Kinh
Trung Quốc được ghi như sau: “…thừa tiên tổ phụ Hồng Thuận Tam Niên
quán tại Đồ Sơn phiêu lưu xuất đáo…cư hương ấp, nhất xã nhị thôn, các hữu
đình từ tiền…khoán lệ các các hữu ngôn trí…phân thuyết minh…lí nghi tuần
10
tập thả đình từ phụng sự liệt vị hương hỏa tiền thiểu hậu…bất tiện tuần chí Tự
Đức Nhị Thập Bát Niên quí hà tết cụ tế…tuần vì thử hậu hội hợp tái lập tân
ước khoán tiện các các sự thần vĩnh vì hằng…”(theo Bài phát biểu “Lịch sử
dân tộc Kinh” ngày 26-09-2009, trang Web của Ủy ban dân tộc quốc gia
Trung Quốc và bài phát biểu trong cuốn sách “ Tập sử ca Nôm chữ Kinh tộc”
của Tô Vi Sinh - Phó chủ nhiệm hội đồng đại biểu nhân dân của TP Phòng
Thành Cảng – Quảng Tây, 7.2007), có nghĩa là “...tổ tiên của họ di chuyển
đến đây từ năm Hồng Thuật Tam Niên của vương triều nhà Hậu Lê Việt Nam,
tức là Vũ Tông Chính Đức Lục Niên của nhà Minh Trung Quốc (năm 1511
sau CN), kể đến nay đã có 500 năm. “Tự Đức” là niên hiệu của vua Nguyễn
Vũ Tông, “Tự Đức Nhị Thập Bát Niên” tức là Đức Tông Quang Tự Nguyên
niên của nhà Thanh Trung Quốc (năm 2875 sau CN).
Năm 1958, theo kết quả điều tra của Tổ điều tra lịch sử - xã hội các
dân tộc thiểu số Quảng Đông (lúc đó TP Phòng Thành Cảng vẫn thuộc tỉnh
Quảng Đông) cho biết: dân tộc Kinh thuộc TP Phòng Thành Cảng có gần 30
họ, trong đó họ Lưu là họ đông người nhất, chiếm 20% tổng dân số người
Kinh, tiếp đó là họ Nguyễn, họ Ngô, họ Hoàng, họ Tô và họ Vũ, tổng cộng
chiếm 41% dân số, hai họ đến sớm nhất là họ Nguyễn và họ Lưu tính đến nay
đã được 16-17 đời rồi, những họ đến muộn nhất là họ Bồi, họ Tằng và họ
Đinh mới chỉ được 2-3 đời, còn những họ còn lại thì được khoảng 9 đời. Theo
những hương ước điều lệ được các cụ viết bằng chữ Nôm cho thấy rằng, tổ
11
tiên người Kinh di cư tới đây từ nhiều nơi của Việt Nam, chẳng hạn như: Đồ
Sơn, Thanh Hóa, Nghệ An, Hải Phòng, Móng Cái v.v... tính đến nay đã có 500
năm lịch sử, điều này phù hợp với hương ước điều lệ của làng đã ghi, chính vì
lí lẽ này, tiếng nói của người Kinh rất đa dạng, phong phú và phức tạp. Tiếng
Kinh cũng có chữ viết riêng của mình, đó là chữ Nôm, nhưng vì phát triển bị
hạn chế, nên hiện nay chỉ còn vài cụ già tầm 90 tuổi trong làng mới có thể viết
được và đọc được chữ Nôm mà thôi.
Chủ thể của họ là dân tộc Kinh xưa của Việt Nam, xưa từng được gọi
là dân tộc Việt. Dân tộc Kinh tự xưng mình là người “Kinh”, người “Việt”
hoặc là người “An Nam” trong lịch sử. Ở Trung Quốc, có hai quan niệm nhận
xét về nguồn gốc của dân tộc Kinh. Xét từ góc độ ngôn ngữ học cho thấy,
tiếng mẹ đẻ của dân tộc Kinh được các nhà ngôn ngữ học Trung Quốc xét vào
hệ ngôn ngữ Nam Á, vì vậy, dân tộc Kinh ngay từ xưa đều được coi là dân tộc
hệ Nam Á. Còn một quan niệm khác cho rằng, dân tộc Kinh là hậu duệ của bộ
lạc Bách Việt, là một quần thể dân tộc mới, hậu duệ của bộ lạc Bách Việt, là
một chi nhánh nhỏ của bộ lạc Lạc Việt. Bên cạnh đó còn có sự hòa nhập của
người Chiêm (Chămpa) thuộc hệ ngôn ngữ Malayo - Polinesien (hoặc gọi là
hệ ngôn ngữ Nam Đảo), người Cao Miên (Khơme) là dân tộc có hệ ngôn ngữ
Môn-Khơme (theo Bài phát biểu “Lịch sử dân tộc Kinh” ngày 26-09-2009,
trang Web của Ủy ban dân tộc quốc gia Trung Quốc và bài phát biểu trong
cuốn sách “ Tập sử ca Nôm chữ Kinh tộc” của Phan Kỳ - Phó chủ nhiệm hội
12
đồng đại biểu nhân dân của khu tự trị dân tộc Choang Quảng Tây, 7.2007), do
chịu ảnh hưởng lớn nhất của văn hóa Trung Quốc, đồng thời cũng chịu sự tác
động sâu sắc của văn hóa Chămpa và văn hóa của người Cao Miên, vì vậy
trong hệ ngôn ngữ này có rất nhiều yếu tố khác nhau, đó chính là nguyên
nhân chính khiến cho các nhà ngôn ngữ học khó xác định được hệ ngôn ngữ
này, và họ cho rằng văn hóa dân tộc Kinh càng gần gũi với văn hóa Đông Á
mà phi Đông Nam Á.
Còn ở Việt Nam, tiếng Việt (tức tiếng Kinh) được coi là một ngôn ngữ
thuộc nhóm Việt Mường, nhánh Môn - Khmer của họ Nam Á. Đồng thời,
trong quá trình phát triển, tiếng Việt đã có những vay mượn lẫn nhau với
nhiều ngôn ngữ như tiếng Chăm, tiếng Thái, tiếng Hán v.v.
Tháng 5 năm 1958, khi tiến hành xây dựng huyện tự trị các dân tộc
Đông Hưng, căn cứ vào lịch sử, ngôn ngữ, đặc điểm văn hóa và phong tục tập
quán sinh sống của dân tộc cũng như ý nguyện của họ, được sự phê chuẩn của
Quốc vụ viện Trung Quốc, dân tộc này chính thức được đặt tên là Dân tộc
Kinh. Dân tộc Kinh có ngôn ngữ dân tộc riêng, tức là tiếng Kinh, cơ bản
giống như ngôn ngữ của dân tộc Kinh Việt Nam, nhưng lại có nhiều từ vay
mượn của tiếng Hán (chủ yếu là tiếng Quảng Đông, dưới đây xưng là tiếng
Bạch Thoại). Dân tộc này cũng có chữ viết riêng rất đặc biệt, bởi chữ thì được
viết bằng chữ Hán nhưng khi đọc thì lại được đọc thành tiếng Việt, trong lịch
sử được gọi là “chữ Nôm”. Theo kết quả tổng kết của các nhà nghiên cứu, con
13
số chữ Nôm của dân tộc Kinh là khoảng 12000 chữ, thường mỗi một âm đọc
có tới 4~5 chữ viết, có khi cùng một âm có tới hơn mười chữ viết. Một âm đa
chữ là đặc trưng cơ bản của chữ Nôm, vì vậy, đọc và học tập chữ Nôm rất khó,
không giúp ích cho việc phổ cập văn hóa. Cùng với dòng lịch sử phát triển lâu
dài, đa số người Kinh đều biết nói tiếng Bạch Thoại và tiếng Hán. (Theo bài
phát biểu trong cuốn sách “ Tập sử ca Nôm chữ Kinh tộc” của Phan Kỳ - Phó
chủ nhiệm hội đồng đại biểu nhân dân của khu tự trị dân tộc Choang Quảng
Tây, 7.2007).
1.1.2. Truyền thuyết về tên gọi của ba làng (Tam Đảo) dân tộc Kinh
Ở dân gian, dân tộc Kinh Trung Quốc có một truyền thuyết về tên gọi
của ba làng Mú Thàu, Sơn Tâm và làng Vạn Vĩ ( hay còn được gọi là Tam
Đảo). Truyền thuyết được dẫn từ truyện “Trấn Hải Đại Vương”. Ngày xửa
ngày xưa, trên bờ biển phía bắc của Vịnh Bắc Bộ có một ngọn núi với tên là
núi Bạch Long. Đây là điểm tất yếu phải đi qua của các con tàu thuyền từ Bắc
Hải đến Cảng Đông Hưng. Trong núi Bạch Long có một hang động, trong đó
có một con rết đã thành tinh. Mỗi khi có tàu thuyền đi qua cái hang động đó,
nó đều ra đòi ăn thịt một người, nếu không ưng thì nó sẽ làm hóa phép lật đổ
tàu thuyền đi qua đó. Có một vị thần biết được con yêu tinh này cứ ở đấy làm
hại nhân dân trong vùng, thế là thần quyết tâm vào hang động giết chết con
yêu tinh này để trừ cái “ung thư ác tính” này giúp người dân trong vùng. Một
14
hôm, ông tiên đến núi Bạch Long lấy đôi sọt phân gánh đất để lấp cái hang
động của con rết. Nhưng phép của ông ta nếu muốn lấp động này thì cần phải
cấm tiếng gà gáy, chó sủa trong vòng ba ngày liền và phải lấp thật đúng lúc,
nếu không thì sẽ phí công vô ích. Đến tối hôm thứ hai, khi động sắp lấp xong
thì con rết ló đầu ra và nhìn thấy một anh chàng cao to đang gánh đất đi về
phía đông. Con yêu tinh biết ngay là ông thần đến để trị mình. Nó liền bắt
chước tiếng gà gáy và tiếng chó sủa ầm ĩ. Ông tiên biết ngay là con yêu tinh
này đã biết được mục đích của mình rồi. Ông bực mình vứt bỏ cái gánh trên
vai, dẫm chân bỏ đi để tìm cách khác trị con rết này. Một ngày kia, có một lão
ăn mày đến bến tàu Đông Hưng. Ông lão gầy trơ xương, áo thì rách nát, liêu
xiêu đi về phía con thuyền. Lão bảo với ông chủ tàu: “Xin nhờ đáp thuyền
theo ngay đi cùng?” Ông chủ tàu vừa nghe xong thì đã mừng thầm trong lòng:
“Kiếm được thằng này đem nó nộp rết ăn”. Nghĩ đến đây, chủ thuyền nhiệt
tình hỏi han: “Ông muốn ăn gì tôi sẽ mua cho”. Sau khi được sự đồng ý của
ông chủ thuyền, ông nói: “Của ăn chú đừng phải lo, mua một lò rèn với quả bí
ngô, xuống thuyền đốt lửa cho to, luộc cho chín thấu bí ngô tao cần.” Ông lão
ăn xin bèn đứng đợi ở bến thuyền cho đến sáng. Hôm sau, trời vừa rạng đông
thì tàu đã rời con sông Bắc Luân để tiến vào vùng biển Vịnh Bắc Bộ. Khi đến
gần động của con rết, ông lão ăn xin bảo thủy thủ trên tàu luộc quả bí đỏ
khổng lồ đó, bảo tự nó sẽ có tác dụng khác. Càng gần cái động, sóng càng to,
con thuyền càng tròng trành. Lúc đó, bỗng nhiên sóng gió giảm xuống, chỉ
15
thấy con rết ấy từ động bơi lên mặt nước, miệng há to và dừng trước mũi
thuyền đợi ăn thịt người. Lão chủ tàu vội gọi: “ Ông lão ăn xin ơi…”. Nói
chưa dứt lời, lão chủ tàu đã giơ tay định đẩy ông lão ăn xin xuống biển. Ông
lão ăn xin xua tay bảo: “Khoan đã ông ạ, ông hãy lấy quả bí ngô luộc chín ấy
cho tôi đã”. Khi ông chủ thuyền vừa lấy quả bí ngô nóng rực ấy đưa cho lão,
lão ăn mày khéo léo tay nhanh lập tức ném quả bí ngô nóng hực ấy vào cái
miệng đang há sẵn chờ ăn của con yêu tinh. Con yêu tinh ấy vừa nuốt quả bí
xuống bụng thì nó bỗng kêu rống lên, tiếp đó là sóng gió hung dữ nổi lên làm
cho con thuyền cũng bị tròng trành theo các đợt sóng. Mọi người trên tàu ai
cũng sợ xanh mắt, chỉ có lão ăn xin vẫn ngồi ở đó một cách bình thản và mãn
nguyện. Kể cũng rất lạ, bất chấp sóng to gió lớn đến mức nào, con thuyền vẫn
không bị đắm. Thì ra lão ăn xin tài giỏi ấy chính là do ông tiên hóa thành. Con
rết đó chỉ sau một lúc quay quanh thì đứt ra thành ba khúc: khúc đầu, khúc
thân và khúc đuôi. Ba khúc xác này bị cuốn xuống biển và biến thành “Tam
Đảo” của dân tộc Kinh ngày nay, đầu của nó biến thành đảo Mú Thàu, thân
của nó thì biến thành đảo Sơn Tâm và đoạn đuôi của nó đã trở thành đảo Vạn
Vĩ, tức là ba làng Mú Thàu, Sơn Tâm và làng Vạn Vĩ.
Về sau dân làng Kinh mới biết đuợc ông tiên đó chính là Trấn Hải Đại
Vương “Trên Tam Đảo dưới hải tài, đã thông trời đất lại hay việc người, việc
gì dân cầu ông ngay, lạy ông quyết đoán cho rày xin thưa…” Những lời hát
này thể hiện sự kính nể của dân làng Kinh đối với Trấn Hải Đại Vương. Ngay
16
từ khi đó, ba làng đều lập đình chùa thờ cúng Trấn Hải Đại Vương. (Truyền
thuyết được dẫn từ truyện “Trấn Hải Đại Vương” do các cụ làng Vạn Vĩ là
Nguyễn Trấn Dư, Đỗ Ngọc Quang, cụ làng Sơn Tâm là Nguyễn Kế Nho và
các cụ làng Mú Thàu là Hà Tông Hi và Nguyễn Thành Quang v.v. kể lại câu
truyện. Do ông Tô Vi Phương và Tô Khải thu tập, rồi do ông Tô Vi Phương,
Tô Khải và ông Khổng Kế Bân phiên dịch. Ghi chú, các cụ nêu trên đều là
các cụ đang làm ở đình làng và là những cụ cao tuổi hiểu biết được chữ
Nôm).
1.2. Giới thiệu về người Kinh ở làng Mú Thàu
1.2.1. Làng người Kinh ở Mú Thàu
Bản đồ của làng Mú Thàu (Hình ảnh 1)
Làng Mú Thàu là một trong những làng chủ yếu dân cư là người Kinh
ở thị trấn Giang Bình thuộc huyện Tự trị Đông Hưng TP Phòng Thành Cảng Quảng Tây - Trung Quốc. Làng được đặt tên hành chính là làng Mú Thàu vào
17
năm 1952 cùng lúc với làng Vạn Vĩ và làng Sơn Tâm. Tiếng Kinh là tiếng mẹ
đẻ của dân làng. Làng được chia thành 7 tổ nhỏ, tổ một, tổ hai, tổ ba, tổ bốn,
và tổ bẩy, 5 tổ này đều sử dụng tiếng Kinh trong cuộc sống giao tiếp hàng
ngày, còn hai tổ còn lại là tổ năm và tổ sáu sử dụng tiếng Kinh song song với
tiếng Bạch Thoại, bởi vì ở hai tổ ấy có rất nhiều “dâu làng ngoài” tới. Theo
kết quả điều tra nhân khẩu của Ủy ban làng Mú Thàu năm 2009, tổng dân số
làng Mú Thàu là 1800 người. Đạo giáo và Phật giáo là tín ngưỡng chủ yếu
của người Kinh làng Mú Thàu. Phong tục thờ cúng tổ tiên là một đặc sắc dân
tộc đặc biệt của người Kinh ở Trung Quốc, mỗi khi gặp ngày lễ ngày tết,
mồng một ngày rằm hàng tháng người Kinh đều làm lễ thờ cúng gia tiên,
người Kinh tin rằng, người chết nhưng linh hồn vẫn sống, sống xung quanh
họ, phù hộ họ.
Hát Tết (哈节), tức là lễ hát, được tổ chức vào ngày mồng một đến
ngày mồng mười tháng tám âm lịch hàng năm. Hát Tết là ngày lễ truyền
thống lớn nhất của người Kinh làng Mú Thàu, Hát Tết tức là ngày lễ kỷ niệm
ngày sinh của Hải Thần Ông. Người kinh làm ngư nghiệp, nhờ biển, tín
ngưỡng Hải Thần. Hàng năm đến ngày lễ dân làng đều tập trung ra miếu để
đón Hải Thần về đình làng cúng bái, cầu nguyện trong vòng mười ngày, và tổ
chức các hoạt động vui chơi giải trí khác để ca ngợi công ơn của các vị thần
thánh.
Dân tộc Kinh có bộ trạng phục truyền thống riêng của mình, đó là áo
18
dài, giống như bộ áo dài truyền thống của dân tộc Kinh Việt Nam. Nhưng vì
một số nguyên nhân khách quan, áo tứ thân ở làng Mú Thàu, hay nói một
cách chung là áo dài của dân tộc Kinh Trung Quốc không phát triển, kiểu
dáng vẫn giữ nguyên như áo dài ngày xưa, đơn giản rất nhiều so với áo dài
hiện đại của Việt Nam. Hiện nay, áo dài chỉ có mặt trong những buổi Hát Tết.
Đàn bầu là nhạc cụ truyền thống của làng Mú Thàu, đàn bầu còn có
tên là Độc Huyền Cầm, là loại nhạc cụ đàn một dây, gảy bằng que hoặc miếng
gảy. Đàn có hai loại là thân tre và đàn hộp gỗ. Những bài hát tiếng Kinh xưa
nay hầu hết đều có sự tham gia của đàn bầu, nó có vai trò rất quan trọng trong
cuộc sống vui chơi giải trí của người Kinh.
Đàn hộp gỗ (Hình ảnh 2)
Với vị trí địa lý ven biển của làng, dân làng chủ yếu làm ngư nghiệp là
chính, chăm nuôi các loại hải sản, còn nông nghiệp là phụ, thuộc loại hình văn
hóa kinh kế hỗn hợp giữa ngư nghiệp với lúa nước nông nghiệp. Và chính vì
thế người Kinh có phong tục tập quán dùng nước nắm, đó là món đặc sản của
làng. Và hiện nay, cùng với những bước tiến của quan hệ ngoại giao giữa
Trung Quốc và Việt Nam, đa số dân làng với ưu thế biết nói tiếng Kinh đã
19
làm kinh tế ngoại thương đi lại với Việt Nam.
1.2.2. Đôi nét khác biệt của làng người Kinh ở Mú Thàu với hai làng Vạn
Vĩ và Sơn Tâm
Mú Thàu, Sơn Tâm và Vạn Vĩ là ba làng người Kinh tập trung nhất ở
Trung Quốc. Về mặt hành chính ba làng đều thuộc thị trấn Giang Bình –
Huyện tự trị Đông Hưng Trung Quốc. Ba làng có vị trí địa lý tương đối gần
nhau, và có phong tục tập quán, ngôn ngữ tiếng nói tương đối giống nhau. Ba
làng có cùng nguồn gốc với nhau, có nguồn văn hóa như nhau, gắn bó chặt
chẽ với nhau, và cùng nhau tạo nên nền văn hóa dân tộc Kinh Trung Quốc,
cùng nhau phát triển, tiến bộ trong xã hội hiện nay.
Tuy thế, giữa chúng vẫn còn một số nét khác biệt nhau. Chẳng hạn
như thời gian tổ chức lễ Hát Tết, làng Vạn Vĩ được tổ chức ngày mồng 9
tháng 6 âm lịch, làng Mú Thàu là mồng 1 tháng 8 và làng Sơn Tâm là mồng
10 tháng 8 âm lịch. Thực chất, ba làng có những nét phong tục tập quán tương
đối giống nhau. Chúng chỉ có chút khác biệt nhau về ngữ âm, chẳng hạn như
cách xưng hô, chúng tôi sẽ làm rõ điều này qua bảng so sánh sau đây:
Bảng so sánh cách xưng hô giữa ba làng (Bảng 1):
STT
1
TV
Ông
TK
TK
TK
LMT
LST
LVV
/ʔoŋ¹/,/koŋ4/
/ʔoŋ¹/
20
/ʔoŋ¹/
Ghi chú
/ba2 /, /ma4/
2
Bà
3
Bác gái /ba4/
4
Mẹ
/mɛ5/,/ci5/,
/ba2 /
/ba2 /
/ba4/
/ba4/
/mɛ5/, /nen¹/
/mɛ5/,/ci5/,
/ma4/
/nen¹/
5
Bố
/ʔăn¹/,/bo4/,
/ bo4/,
/co4/,/pa4/
/co4/, /pa4/
/bo4/, /pa4/
6
Mày
/măj2/
/măj2/,/ni5/
/măj2/
7
Tôi
/ta¹/,/ŋɔ5/,
/ŋɔ5/
/taw¹/,/ta¹/
/ʔăn¹/
/zaj¹/
/ŋaj4/
/ŋaj4/
/taw¹/,/tuj¹/,
/bo4/
8
Anh
/ʔăn¹/,/co4/,
/zaj¹/
/ŋaj4/,/ce³/
9
Chị
10
Em trai /ʔɛm¹/,/lɤˇw5/ /ʔɛm¹/
/ʔɛm¹/
Ngoài ra, cũng còn một số từ có cách phát âm khác nhau, chúng tôi sử
dụng một số từ thường gặp trong cuộc sống hàng ngày để làm so sánh.
Bảng so sánh một số từ phát âm khác nhau giữa ba làng (Bảng 2):
STT
1
TV
Khách
TK
TK
TK
LMT
LST
LVV
/hăt4/
/hăt4/
21
/χăt4/
Ghi chú