Tải bản đầy đủ (.pdf) (122 trang)

Giáo dục đào tạo tỉnh bắc giang trong những năm 1997 2007 luận văn ths lịch sử 60 22 54 pdf

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.56 MB, 122 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
-----------------------------------------------------

NGÔ THỊ MAI HẠNH

GIÁO DỤC – ĐÀO TẠO TỈNH BẮC GIANG
TRONG NHỮNG NĂM 1997-2007

LUẬN VĂN THẠC SĨ LỊCH SỬ

Hà Nội-2010


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
-----------------------------------------------------

NGÔ THỊ MAI HẠNH

GIÁO DỤC – ĐÀO TẠO TỈNH BẮC GIANG
TRONG NHỮNG NĂM 1997-2007
LUẬN VĂN THẠC SĨ LỊCH SỬ
Chuyên ngành :Lịch sử Việt Nam.
Mã số: 60 22 54.

Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS Phạm Xanh

Hà Nội-2010



MỤC LỤC
MỞ ĐẦU...........................................................................................................2
NỘI DUNG........................................................................................................6
Chương 1: GIÁO DỤC–ĐÀO TẠO BẮC GIANG TRONG NHỮNG NĂM
1997-2003..........................................................................................................6
1.1. Vài nét về tỉnh Bắc Giang và ngành giáo dục-đào tạo tỉnh Bắc
Giang..................................................................................................................6
1.1.1. Địa lý hành chính............................................................... 6
1.1.2. Điều kiện tự nhiên và xã hội...............................................8
1.1.3. T×nh h×nh gi¸o dôc tØnh B¾c Giang ®Õn tr-íc n¨m
1997..................................................................................................................11
1.2. Giáo dục - đào tạo tỉnh Bắc Giang trong những năm 19972003..................................................................................................................14
1.2.1. Tình hình giáo dục phổ thông của tỉnh Bắc Giang trong
giai đoạn 1997-2003........................................................................................14
1.2.2. Tình hình giáo dục chuyên nghiệp tỉnh Bắc Giang trong
giai đoạn 1997-2003........................................................................................41
Chương 2: GIÁO DỤC – ĐÀO TẠO BẮC GIANG TRONG NHỮNG NĂM
2003 – 2007......................................................................................................48
2.1. Bối cảnh quốc tế và trong nước trong những năm đầu thế kỉ
XXI..................................................................................................................48
2.1.1. Bối cảnh quốc tế................................................................42
2.1.2. Bối cảnh trong nước..........................................................49
2.1.3. Cơ hội và thách thức..........................................................50
2.2. Giáo dục-đào tạo tỉnh Bắc Giang trong giai đoạn 20032007..................................................................................................................52

1


2.2.1. Tỡnh hỡnh giỏo dc ph thụng ca tnh Bc Giang trong
giai on 2003 - 2007......................................................................................54

2.2.2. Tỡnh hỡnh giỏo dc chuyờn nghip tnh Bc Giang trong
giai on 2003-2007........................................................................................82
Chng 3: MT VI NHN XẫT V GIO DC-O TO TNH
BC GIANG TRONG NHNG NM 1997-2007.......................................93
3.1. Những thành tựu đạt đ-ợc...............................................................93
3.2. Những hạn chế, yếu kém................................................................95
3.3. xut mt s gii phỏp thỳc y s phỏt trin ca giỏo dc - o
to Bc Giang...................................................................................................97
3.3.1. Giải pháp nhằm thực hiện tốt nhiệm vụ phát triển hệ thống,
quy mô tr-ờng lớp, học sinh........................................................................... 98
3.3.2. Giải pháp thực hiện nâng cao chất l-ợng giáo dục............99
3.3.3. Giải pháp nhằm nâng cao chất l-ợng đội ngũ.................100
3.3.4. Giải pháp xây dựng cơ sở vật chất tr-ờng học.................101
3.3.5. Giải pháp nâng cao chất l-ợng, hiệu quả công tác khảo thí
và kiểm định chất l-ợng................................................................................ 102
3.3.6. Giải pháp đổi mới quản lý và đẩy mạnh xã hội hóa giáo
dục................................................................................................................. 102
Kết luận....................................................................................................102
danh mục tài liệu tham khảo ......................................................108

2


DANH MỤC CHỮ CÁI VIẾT TẮT

THCS

Trung häc c¬ së

THPT


Trung häc phæ th«ng

DTNT

Dân tộc nội trú

GDTX

Gi¸o dôc th-êng xuyªn

THCN

Trung học chuyên nghiệp

C§SP

Cao đẳng sư phạm

CSVC

Cơ sở vật chất

UBND

Ủy ban nhân dân

H§ND

Hội đồng nhân dân


PCGD

Phæ cËp gi¸o dôc

GDCN

Gi¸o dôc chuyªn nghiÖp

TCCN

Trung cÊp chuyªn nghiÖp


MỞ ĐẦU
1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Trong sự nghiệp cách mạng, Đảng, nhà nước và nhân dân ta hết sức coi
trọng vai trò của giáo dục-đào tạo. Giáo dục-đào tạo được coi là quốc sách
hàng đầu, là động lực cho sự phát triển của xã hội.
Bắc Giang là vùng đất có bề dày lịch sử. Trải qua hàng nghìn năm dựng
nước và giữ nước, nhân dân các dân tộc trong tỉnh Bắc Giang dũng cảm, kiên
cường trong chiến đấu, cần cù, sáng tạo trong lao động sản xuất và có truyền
thống hiếu học. Trải qua các giai đoạn cách mạng, dưới sự lãnh đạo của Đảng,
truyền thống yêu nước và hiếu học ấy được nhân lên, phát huy và ngày càng
phát triển.
Vượt lên muôn vàn khó khăn, nhất là trong hai cuộc kháng chiến cứu
nước vĩ đại, sự nghiệp giáo dục-đào tạo của tỉnh Bắc Giang đã góp phần tạo
nên những lớp người có kiến thức và nhiệt huyết cách mạng, sẵn sàng đi bất
cứ nơi đâu, làm bất cứ nhiệm vụ gì khi tổ quốc cần, cùng cả nước làm nên
những thắng lợi vẻ vang trong cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc, xây dựng và

bảo vệ tổ quốc.
Khi đất nước ta giành được độc lập hoàn toàn, bước vào thời kỳ đẩy
nhanh sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá, Đảng ta tiếp tục xác định phát
triển giáo dục-đào tạo là quốc sách hàng đầu và chỉ rõ, đây là một trong những
động lực quan trọng, là cơ sở, tiền đề để nâng cao chất lượng nguồn nhân lực
phục vụ cho sự nghiệp phát triển đất nước.
Quán triệt sâu sắc về các quan điểm, chủ trương, chính sách của Đảng
và Nhà nước về phát triển giáo dục-đào tạo, thực hiện Nghị quyết Hội nghị
Ban chấp hành Trung ương Đảng lần thứ 2 (khoá VIII-1996), kết luận của Hội
nghị lần thứ 6 Ban chấp hành Trung ương Đảng (khoá IX), sự nghiệp giáo
dục-đào tạo tỉnh Bắc Giang đã đạt được nhiều thành tựu quan trọng. Những
3


thành tựu của ngành giáo dục-đào tạo không những góp phần quan trọng vào
việc nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, thúc đẩy kinh tế-xã hội của tỉnh
phát triển, thực hiện thắng lợi các nhiệm vụ chính trị của địa phương trong
thời gian qua mà còn tạo nên những tiền đề tích cực tạo đà cho sự nghiệp giáo
dục-đào tạo của Bắc Giang tiếp tục phát triển vững chắc trong giai đoạn mới.
Với nhữmg lý do trên, chúng tôi chọn đề tài: “ Giáo dục-đào tạo tỉnh
Bắc Giang trong những năm 1997-2007" làm luận văn thạc sĩ Lịch sử
chuyên ngành Lịch sử Việt Nam.
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam, bước vào thời kỳ đổi
mới, ngành giáo dục và đào tạo đã có bước phát triển mạnh mẽ, có sự đóng
góp không nhỏ cho sự nghiệp phát triển đất nước. Vì vậy, việc nghiên cứu quá
trình phát triển của giáo dục-đào tạo hiện nay đã được nhiều người quan tâm.
Trên phạm vi cả nước đã có nhiều công trình của các nhà khoa học đề cập đến
vấn đề này ở những góc độ khác nhau. Vấn đề giaó dục-đào tạo Bắc Giang
cũng có một số công trình nghiên cứu. Có thể chia thành 2 nhóm công trình

sau:
Nhóm thứ nhất: là các công trình chung, tiêu biểu là các cuốn sách:
Đảng cộng sản Việt Nam với sự nghiệp giáo dục đào tạo. Nxb Đại học sư
phạm; 50 năm phát triển sự nghiệp giáo dục và đào tạo- Nxb Giáo dục -1998;
Hệ thống hóa các văn bản quy phạm pháp luật về giáo dục mầm non, giáo
dục phổ thông và trung cấp chuyên nghiệp; Ngành giáo dục và đào tạo Việt
Nam-Nxb Chính trị Quốc gia. Hà Nội-2001 v.v…Những tác phẩm này chủ
yếu đề cập đến quan điểm, chủ trương, đường lối lãnh đạo xây dựng phát triển
giáo dục - đào tạo của Đảng. Đây là kho tư liệu quý mà luận văn có thể kế
thừa khi giải quyết đề tài.
Nhóm thứ hai: là các công trình trực tiếp liên quan đến giáo dục-đào
tạo Bắc Giang trong giai đoạn từ năm 1997-2007 như: Bắc Giang những
chặng đường lịch sử, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội; Lịch sử Đảng bộ tỉnh

4


Bắc Giang (tập 1:1926-1975; tập 2:1975-2005). Nxb Chính trị quốc gia, Hà
Nội; Giáo dục-đào tạo tỉnh Bắc Giang thành tựu và định hướng phát triển.
Nxb Thống kê-2003…Đây là những công trình rất quan trọng, cung cấp
những số liệu, nhận định, đánh giá về thực trạng giáo dục-đào tạo tỉnh Bắc
Giang trong những năm 1997-2007
Nhìn chung, các nhóm công trình nói trên là rất cần thiết đối với việc
thực hiện đề tài, tác giả có thể kế thừa được nhiều nội dung quan trọng, đặc
biệt là vấn đề tư liệu. Tuy nhiên, chưa có công trình nào đề cập đến nội dung
của đề tài.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu.
3.1. Mục đích:
Phục dựng lại bức tranh tổng thể về giáo dục-đào tạo tỉnh Bắc Giang
trong 10 năm 1997-2007.

3.2. Nhiệm vụ:
- Trình bày có hệ thống thực trạng giáo dục-đào tạo tỉnh Bắc Giang,
nghiên cứu chủ trương chính sách của Đảng, của tỉnh Bắc Giang đối với
ngành giáo dục-đào tạo.
- Khảo sát thực trạng giáo dục-đào tạo tỉnh Bắc Giang từ 1997-2007.
- Qua khảo sát rút ra những thành tựu, hạn chế mạnh dạn đưa ra những
kiến nghị, giải pháp góp phần luận định giáo dục-đào tạo tỉnh Bắc Giang trong
những năm tới.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu:
Thực trạng giáo dục-đào tạo tỉnh Bắc Giang trong những năm 19972007.
4.2.Phạm vi nghiên cứu:
Về nội dung: Nội dung luận văn nghiên cứu quá trình phát triển của
giáo dục-đào tạo Bắc Giang trong giai đoạn từ năm 1997-2007.
Về thời gian: Từ năm 1997 đến năm 2007.

5


Về không gian: Tỉnh Bắc Giang.
5. Cơ sở lý luận, nguồn tư liệu và phương pháp nghiên cứu.
5.1. Cơ sở lý luận:
Dựa vào những quan điểm lý luận cơ bản của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư
tưởng Hồ Chí Minh và những quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam về vấn
đề phát triển giáo dục-đào tạo.
5.2.Nguồn tài liệu:
Các văn kiện, nghị quyết của Đảng, Nhà nước, các văn kiện, báo cáo
của Tỉnh ủy Bắc Giang, Ủy ban nhân dân, Hội đồng nhân dân tỉnh...
5.3.Phương pháp nghiên cứu:
Phương pháp lịch sử, phương pháp logíc, phương pháp phân tích, so

sánh kết hợp với phương pháp thống kê, phương pháp thu thập và xử lý số
liệu, khảo sát thực tế.
6. Đóng góp của luận văn
- Đóng góp thực tiễn:
Nghiên cứu thực trạng giáo dục-đào tạo tỉnh Bắc Giang qua đó có nhận
xét, đề xuất phát triển giáo dục tỉnh nhà đồng bộ.
- Đóng góp lý luận:
Góp phần phát triển giáo dục-đào tạo nói chung.
7. Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục,
luận văn gồm 3 chương:
Chương 1: Giáo dục - đào tạo Bắc Giang trong những năm 1997-2003.
Chương 2: Giáo dục - đào tạo Bắc Giang trong những năm 2003-2007.
Chương 3: Một vài nhận xét về giáo dục-đào tạo tỉnh Bắc Giang trong
những năm 1997-2007.

6


Chương 1
GIÁO DỤC – ĐÀO TẠO BẮC GIANG TRONG NHỮNG NĂM
1997-2003
1.1. VÀI NÉT VỀ TỈNH BẮC GIANG VÀ NGÀNH GIÁO DỤCĐÀO TẠO TỈNH BẮC GIANG.
1.1.1. Địa lý hành chính.
Bắc Giang là tỉnh miền núi thuộc vùng Đông Bắc Việt Nam có diện tích
là 3.882,2 km2, dân số toàn tỉnh khoảng 1,58 triệu người (theo số liệu thống
kê năm 2005) với 10 đơn vị hành chính cấp huyện, gồm 1 thành phố và 9
huyện, với 229 xã, phường và thị trấn. Bắc Giang nằm cách Thủ đô Hà Nội 51
km về phía Bắc, cách cửa khẩu quốc tế Hữu Nghị 110 km về phía Nam, cách
cảng Hải Phòng hơn 100 km về phía Đông. Phía Bắc và Đông Bắc giáp tỉnh

Lạng Sơn, phía Tây và Tây Bắc giáp Hà Nội, Thái Nguyên, phía Nam và Đông
Nam giáp tỉnh Bắc Ninh, Hải Dương và Quảng Ninh.

Bắc Giang là một vùng đất cổ, có bề dày lịch sử. Kể từ khi Thục Phán
sáng lập nước Âu Lạc, kế tục nước Văn Lang các vua Hùng, Bắc Giang đã
xuất hiện trên bản đồ đất nước. Qua các thời kì lịch sử, tỉnh Bắc Giang ngày
nay có nhiều tên gọi và quy mô địa giới hành chính khác nhau.
Thời các vua Hùng, thuộc bộ Vũ Ninh của nước Văn Lang.
Thời kì bắc thuộc, vùng đất Bắc Giang thuộc quận Tường(nhà Tần 214209 TCN), thuộc ba huyện Long Biên, Bắc Đới, Kê Từ (nhà Hán 111 TCN220), thuộc huyện Long Biên (nhà Tùy, Đường 603-905).
Thời kì độc lập, các triều đại Đinh (968-980), Tiền Lê (980-1009) vẫn
giữ nguyên sự phân chia cương vực như dưới thời Đường. Triều Lý(10097


1225), sau khi dời đô từ Hoa Lư (Ninh Bình) ra Thăng Long (1010), vua Lý
Thái Tổ chia đất nước thành 24 lộ, lộ Bắc Giang xuất hiện trên bản đồ nước
Đại Việt gần trùng với địa giới hai tỉnh Bắc Ninh và Bắc Giang ngày nay.
Thời nhà Trần (1225-1400), vẫn giữ đơn vị hành chính là lộ. Lộ Bắc Giang
địa giới cơ bản như thời nhà Lý. Đầu thời hậu Lê, vẫn giữ tên là lộ Bắc Giang.
Năm 1469 vua Lê Thánh Tông cho vẽ bản đồ đất nước và đổi tên đơn vị hành
chính, lộ Bắc Giang đổi thành thừa tuyên Bắc Giang. Về sau, nhà Lê lại bỏ
đơn vị hành chính thừa tuyên, lập đơn vị hành chính trấn. Thừa tuyên Bắc
Giang đổi thành trấn Kinh Bắc. Năm 1822, nhà Nguyễn đổi trấn Kinh Bắc
thành trấn Bắc Ninh. Năm 1831, vua Minh Mạng đã tiến hành cải cách hành
chính, đổi trấn thành tỉnh. Trấn Bắc Ninh đổi thành tỉnh Bắc Ninh.
Ngày 5-11-1889, thực dân Pháp lập ra tỉnh Lục Nam bao gồm các
huyện Lục Ngạn, Bảo Lộc, Phượng Nhỡn và Yên Bác (Lạng Sơn). Tỉnh lỵ đặt
tại thị trấn Lục Nam ngày nay. Sau một thời gian hoạt động, thực dân Pháp
thấy đơn vị hành chính tỉnh mới này không phù hợp, vì vậy ngày 8-9-1891,
toàn quyền Đông Dương ra Nghị định giải tán tỉnh Lục Nam.
Ngày 10-10-1895 toàn quyền Đông Dương ký nghị định thành lập tỉnh

Bắc Giang gồm hai phủ Đa Phúc, Lạng Giang và 6 huyện Kim Anh, Yên
Dũng, Phượng Nhỡn, Việt Yên, Hiệp Hòa, Yên Thế. Tỉnh lỵ đặt tại Phủ Lạng
Thương. Ngày 8-1-1896, trả hai huyện Đa Phúc và Kim Anh về tỉnh Bắc
Ninh. Đến trước cách mạng tháng tám năm 1945, tỉnh Bắc Giang có ba phủ
(Lạng Giang, Yên Thế, Lục Ngạn), bốn huyện (Việt Yên, Hiệp Hòa, Yên
Dũng, Sơn Động), một châu (Hữu Lũng) với 63 tổng, 453 xã.
Ngày 24-2-1942, tỉnh lỵ Bắc Giang đổi thành thị xã Phủ Lạng Thương
Trong kháng chiến chống thực dân Pháp, để thuận tiện cho việc chỉ đạo,
tháng 7-1947, Ủy ban hành chính khu XII cắt 10 xã tả ngạn sông Lục Nam
của huyện Lục Ngạn và huyện Sơn Động cùng với huyện Hải Chi (Hải Ninh)
lập ra huyện Lục Sơn Hải thuộc liên tỉnh Quảng Hồng. Năm 1955, huyện Sơn
Động được cắt trả lại tỉnh Bắc Giang.

8


Ngày 19-7-1956, huyện Hữu Lũng được cắt về tỉnh Lạng Sơn.
Tháng 7-1956, nhập huyện Phú Bình (Thái Nguyên) vào Bắc Giang.
Ngày 27-1-1957, Thủ tướng Chính phủ ra Nghị định số 21-TTg, chia
hai huyện Lục Ngạn, Sơn Động thành 3 huyện Sơn Động, Lục Ngạn và Lục
Nam.
Tháng 7-1957, trả huyện Phú Bình về Thái Nguyên.
Ngày 6-11-1957, Thủ tướng Chính phủ ra Nghị định số 352-TTg chia
huyện Yên Thế thành hai huyện Yên Thế và Tân Yên.
Ngày 1-10-1959, Thủ tướng Chính phủ ra Nghị định số 552-TTg đổi
tên thị xã Phủ Lạng Thương thành thị xã Bắc Giang.
Ngày 27-10-1962, Quốc hội khóa II nước Việt Nam dân chủ cộng hòa
ra Nghị quyết sáp nhập hai tỉnh Bắc Giang và Bắc Ninh thành tỉnh Hà Bắc,
tỉnh lỵ đặt tại thị xã Bắc Giang. Tỉnh Hà Bắc chính thức hoạt động từ 1-41963.
Ngày 6-11-1996, Quốc hội khóa IX nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa

Việt Nam ra nghị quyết chia tỉnh Hà Bắc thành hai tỉnh Bắc Giang và Bắc
Ninh. Tỉnh Bắc Giang chính thức đi vào hoạt động từ 1-1-19971.
1.1.2. Điều kiện tự nhiên và xã hội.
Bắc Giang có diện tích tự nhiên 3.823 km², chiếm 1,2% diện tích tự
nhiên của Việt Nam. Theo tài liệu năm 2000, trong tổng diện tích tự nhiên của
Bắc Giang, đất nông nghiệp chiếm 32,4%; đất lâm nghiệp có rừng chiếm
28,9%; còn lại là đồi núi, sông suối chưa sử dụng và các loại đất khác.
Là một tỉnh miền núi, Bắc Giang có vị trí địa lý khá dộc đáo, là tụ điểm cuối
cùng của các cánh cung Ngân Sơn, Yên Lạc, Bắc Sơn, Đông Triều, cũng là
khởi điểm trong dải đất chuyển tiếp bắc châu thổ. Do ở giữa vùng núi và đồng
bằng nên địa lý tự nhiên của Bắc Giang phong phú và đa dạng, có nhiều mặt
thuận lợi cho các loại cây lương thực, thực phẩm, cây ăn quả, cây công
nghiệp, các nghề rừng, chăn nuôi gia súc và gia cầm. Đó là những điều kiện

1

Ban chấp hành Đảng bộ tỉnh Bắc Giang: Bắc Giang những chặng đường lịch sử, tr 19.

9


tốt cho việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế, tạo nên một nền nông nghiệp hàng
hóa phong phú và đa dạng. Vốn rừng, kim loại, thủy lực…là tiềm năng quan
trọng để công nghiệp hóa, hiện đại hóa.
Bắc Giang là một miền đất cổ, có truyền thống lịch sử gắn bó cùng với
cả nước trong suốt quá trình dựng nước và giữ nước hàng nghìn năm qua. Nơi
đây là một trong những địa bàn gốc - quê hương sinh tụ và phát triển đầu tiên
của dân tộc Việt Nam. Thời đá cũ xa xưa đã để dấu vết ở Bố Hạ, Chũ, An
Châu…con người Bắc Giang thời ấy đồng dạng về thể chất, cùng tính chất
văn hóa với các tập đoàn người ở các hang động Tây Bắc, Tây Thanh-Nghệ.

Trải qua quá trình phát triển đến ngày nay đã tạo nên đặc điểm về dân cư Bắc
Giang: là sự hòa quyện thành một cộng đồng thống nhất giữa người dân bản
địa sống lâu đời ở địa phương với cư dân các tỉnh khác chuyển đến, giữa
người kinh và các dân tộc thiểu số cùng nhau xây dựng quê hương qua các
thời kỳ lịch sử.
Bắc Giang từng được người xưa ví là “phên dậu”, là một trong “tứ trấn”
trọng yếu của đất nước. Miền đất này từng là nơi ngăn chặn, là chiến trường
lớn của quân dân cả nước chống lại những cuộc xâm lăng của các triều đại
phong kiến phương Bắc xưa. Sử xanh bia đá còn ghi những dấu tích lịch sử
nổi tiếng như địa danh phòng tuyến sông Cầu của quân dân nhà Lý chống
quân Tống; Nội Bàng, Xa Lý của quân dân nhà Trần chống quân Nguyên Mông; Cầm Trạm - Xương Giang của quân dân nhà Lê chống quân Minh đã
chôn vùi mộng xâm lăng của các đạo quân xâm lược, mãi mãi đi vào lịch sử
chống ngoại xâm oanh liệt của dân tộc.
Người Bắc Giang không chỉ có ý chí giữ nước, giữ quê hương kiên
cường bất khuất, tinh thần đoàn kết, tương thân, tương ái mà còn giỏi trồng
trọt, khéo tay nghề, thạo buôn bán, năng động và giỏi thi thư. Sản phẩm thủ
công nghiệp các làng Thổ Hà, Vạn Vân ngược xuôi sông Cầu cung cấp cho cả
vùng đồng bằng sông Hồng. Nhiều làng ven sông Cầu, sông Thương, sông
Lục Nam giỏi buôn bán, đi khắp các vùng trong nước. Ngay từ thời Lý-Trần,

10


Bắc Giang đã có người đỗ đại khoa, nổi tiếng thơ văn có tiến sĩ Thân Nhân
Trung, trạng nguyên Giáp Hải, trạng nguyên Đào Sư Tích…
Truyền thống văn hóa của nhân dân các dân tộc tỉnh Bắc Giang là thành
quả hàng nghìn năm lao động sáng tạo, đấu tranh kiên cường xây dựng và bảo
vệ quê hương, đất nước, là kết quả giao lưu và hội tụ với văn hóa của nhiều
dân tộc trong cộng đồng các dân tộc Việt Nam. Truyền thống văn hóa của
nhân dân Bắc Giang không ngừng phát huy, phát triển, kết tinh sâu đậm trong

tâm hồn, khí phách của mỗi người dân Bắc Giang. Tự hào về truyền thống của
quê hương, đất nước, nhân dân Bắc Giang đã và đang ra sức quyết tâm xây
dựng cuộc sống ngày càng ấm no, tự do, hạnh phúc.
Tuy nhiên tốc độ phát triển kinh tế Bắc Giang còn chậm, tổng sản phẩm
xã hội (GDP) bình quân đầu người thấp so với bình quân chung của cả nước
(năm 1997 bình quân đầu người mới chỉ đạt 156USD/230USD cả nước), 1998
150 USD, 2003 khoảng 2000USD, thấp hơn so với bình quân GDP trung bình
các tỉnh phía bắc 190USD (1992) và phía Nam 313 USD (1992). Nếu so với
mức mà ngân hàng thế giới đưa ra để phân loại các nước và lãnh thổ là giàu
hay nghèo thì Bắc Giang chưa vượt qua được hạn dưới của sự nghèo, kinh tế
ở các xã vùng cao thấp, số hộ đói nghèo vẫn còn nhiều. Thu ngân sách hàng
năm trên địa bản không đủ chi, mới đảm bảo được hơn 40% nhu cầu chi, do
vậy hàng năm trung ương vẫn phải cân đối cho tỉnh.
Những năm vừa qua Bắc Giang đã có nhiều cố gắng khắc phục dần tình
trạng trì trệ, vươn lên giành được những thành tựu quan trọng. Kinh tế tăng
trưởng khá, văn hóa xã hội có bước tiến triển rõ rệt; đời sống nhân dân ổn
định và được cải thiện dần; cơ sở vật chất kỹ thuật, kết cấu hạ tầng kinh tế và
xã hội được tăng thêm đáng kể. Tuy vậy Bắc Giang vẫn là một tỉnh nghèo,
kinh tế phát triển chưa vững chắc, mức tăng trưởng còn thấp…các vấn đề xã
hội còn diễn biến phức tạp, đời sống nhân dân thấp, kinh tế vùng cao còn khó
khăn.

11


Tất cả những đổi mới và những yếu kém trong phát triển kinh tế - xã
hội của Bắc Giang đã và đang tác động mạnh đến sự phát triển của ngành giáo
dục-đào tạo.
1.1.3. Tình hình giáo dục tỉnh Bắc Giang đến trước năm 1997.
Năm 938, nước ta giành độc lập, trải qua các triều đại Ngô – Đinh Tiền Lê và phải đến triều Lý các thiết chế giáo dục của nhà nước độc lập mới

được hình thành và dần dần hình thành về khoa cử ở các triều đại Trần - Lê
sau này. Triều Lý sau khi dời đô về Thăng Long phải mất mấy chục năm cho
công việc thiết kế kinh đô nhưng triều đình vẫn rất quan tâm đến sự nghiệp
giáo dục. Tuy nhiên việc dạy học chưa được quy định chính thức và thể chế
hoá. Nhà nước chưa mở trường dạy học vẫn chủ yếu dựa vào chùa chiền làm
nơi học chính, các nhà sư là đội ngũ giảng dạy chủ đạo. Năm Thần Vũ thứ 2
(1070), vua Lí Thánh Tông cho xây dựng Văn Miếu thờ Khổng Thánh để cho
các Hoàng tử đến học. Sau đó 5 năm vua Lý Nhân Tông cho tổ chức khoa thi
đầu tiên để kén chọn người giỏi văn, thông kinh sách ra làm quan phò vua
giúp nước. Ở Bắc Giang, sau khoa thi đầu tiên 13 năm đã có sĩ tử ưu tú đỗ đại
khoa, đó là Nguyễn Văn Chất. người xã Phượng Nhãn, huyện Phượng Sơn
(nay thuộc xã Trí Yên, Yên Dũng), ông đăng khoa năm Mậu thìn (1088). Đến
triều Trần nền giáo dục phát triển thêm một bước. Việc học hành thi cử được
tổ chức có quy củ, định lệ rõ ràng. Nhà nước đã cho lập nhà học ở các phủ, lộ.
Giao công việc quản lí chăm lo việc học việc thi cho bộ Lễ và bộ Học đảm
nhiệm. Năm 1298 nhà Trần đặt chức quan giáo thụ ở các châu, phủ và đặt
chức thống Đốc học ở mỗi Lộ để dạy sinh đồ. Nhà trần xây dựng nhà Thái học
ở Văn miếu để nhà Hồ trị vì, tuy thời gian ngắn nhưng nhà Hồ đã lo việc mở
thêm trường học và quy định 3 năm mở một khoa thi. Sĩ tử nào đỗ kì thi
hương thì tháng 8 năm sau vào kinh để bộ lễ kiểm tra sát hạch và năm sau thi
hội. Thời gian sĩ tử lưu lại kinh được triều đình chu cấp và cho học ở Quốc Tử
Giám ( nhà Thái học). Năm 1428, Lê Lợi lên ngôi báu, cũng với việc thiết lập
lại Quốc Tử Giám vua Lê còn cho mở mang các trường học ở các phủ, huyện

12


cho tất cả con em các tầng lớp nhân dân có điều kiện đến học. Dưới triều vua
Lê Thánh Tông(1460- 1495) nhà nước đặc biệt quan tâm đến sự nghiệp giáo
dục. Cùng với việc mở mang trường học ở các sứ, phủ, huyện, châu và đặt

quan chức chăm lo quản lý việc học, nhà nước còn ban hành nhiều chính sách
khuyến học, khuyến tài. Khác với triều Lý- Trần, các thầy giáo chủ yếu là các
nhà tu hành; thời Lê, Nho học phát triển cực thịnh, người thầy dạy chủ yếu là
các nho sinh ưu tú đỗ đạt. Các trường học nhà nước do các quan chức đảm
nhiệm viêc giảng dạy, ở làng xã cũng có nhiều trường do nhân dân địa phương
xây dựng. Người thầy chủ yếu là các vị sinh đồ… họ chưa thành đạt trên hoạn
lộ nên ở lại thôn quê làm nghề dạy học. Thời Lê - Mạc – Lê Trung Hưng, ở
Bắc Giang có hai trường phủ (phủ Lạng Giang và phủ Bắc Hà) và 5 trường
huyện (Bảo Lộc, Phượng Nhãn, Yên Dũng, Yên Việt, Hiệp Hoà) nhưng rất
tiếc nay không tìm được dấu tích. Thời Nguyễn, nền giáo dục nho học được
kế thừa những thể chế của nhà Lê đồng thời được mở mang sâu rộng hơn.
Ngoài các trường thi Hương (của mấy xứ trấn gộp lại). Phủ, huyện, châu…
còn có các trường tổng, xã do nhà nước lập lên cùng các trường làng, trường
tư của các thầy đồ. Đầu thời Nguyễn ở Bắc Giang có trường phủ Lạng Giang
và trường phân phủ Yên Dũng. Ở các trấn Nhà nước đặt quan Đốc học, ở các
phủ huyện tuỳ từng vùng đặt chức quan Giáo thụ hoặc Huấn đạo, ở các tổng
có Tổng sư, ở làng xã có Hương sư và các người thầy đảm nhận việc dạy học.
Tuy sử cũ không ghi được số liệu về trường học và người học ở các địa
phương, nhưng qua thành tựu của nền khoa cử ta có thể thấy rằng Bắc Giang
là địa phươmg có nền giáo dục phát triển, các vị thi đỗ đại khoa, trung khoa,
tiểu đăng khoa trong lịch sử khoa cử Hán học đều được khai tâm, luyện rèn từ
những ngôi trường ấy.
Truyền thống khoa bảng của Bắc Giang cũng nổi danh cả nước. Trải
qua 844 năm khoa cử của các triều đại phong kiến (1075-1919), Bắc Giang có
66 người đỗ từ tiến sĩ đến trang nguyên, xếp thứ 8 trong các tỉnh thành có
người đỗ tiến sĩ trong cả nước. Làng Yên Ninh (Việt Yên) có 10 người đỗ tiến

13



sĩ, trong đó gia đình Thân Nhân Trung có 4 người đều đỗ tiến sĩ gồm ông,
cha, con, cháu và làm quan cùng triều.
Bắc Giang cũng có nhiều danh sĩ nổi tiếng tham gia chốn quan trường
giữ nhiều vị trí quan trọng nhưng vẫn giữ gìn được phẩm hạnh, khí tiết, đóng
góp cho đất nước về nhiều mặt, không làm hổ danh tên tuổi quê hương. Đó là
trạng nguyên Đào Sư Tích, người Song Khê (Yên Dũng) đỗ trạng nguyên
khoa Giáp Dần (1374) làm quan đến chức Nhập nội hành khiển. Thời Lê sơ
(Thế kỷ XV) có Thân Nhân Trung người làng Yên Ninh đỗ tiến sĩ khoa Kỷ
Sửu (1469) là danh sĩ nổi tiếng được vua Lê Thánh Tông đánh giá cao về tài
đức và được người đương thời tôn vinh là bậc “danh nho trùm đời” làm quan
dưới triều vua Lê Thánh Tông đến chức đông các đại học sĩ kiêm quốc tử
giám tế tửu, lại bộ thượng thư, nhập nội phụ chính, là phó nguyên soái Hội
Tao Đàn (vua Lê Thánh Tông là nguyên soái). Thân Nhân Trung là ngươì đề
cao tư tưởng “Hiền tài là nguyên khí của quốc gia, nguyên khí thịnh thí thế
nước mạnh, nguyên khí suy thì thế nước yếu kém”, câu này được khắc trên tấm
bia thứ nhất khoa thi tiến sĩ năm Nhâm Tuất (1442) dựng năm 1484, tại Văn
Miếu (Hà Nội). Thời Mạc có trạng nguyên Giáp Hải (1507-1586) người Dĩnh
Kế (trước đây thuộc Lạng Giang nay thuộc thành phố Bắc Giang), đỗ trạng
nguyên năm 1538, làm quan đến chức lục bộ thượng thư, tước sách quận
công. Thời lê Trung Hưng có Trần Đăng Tuyển (1614-1673), người làng
Hoàng Mai (Việt Yên) đỗ tiến sĩ khoa Canh Thìn (1640), làm đến tể tướng.
Ngoài những danh sĩ nổi tiếng trên đây, Bắc Giang còn có 3 người đỗ thám
hoa, nhiều thượng thư, nhiều người được cử đi sứ đều đem lại vị thế cho đất
nước.2
Bắc Giang là vùng đất có bề dày lịch sử, nhân dân các dân tộc trong
tỉnh giàu truyền thống yêu nước và hiếu học. Trải qua các giai đoạn cách
mạng dưới sự lãnh đạo của Đảng, truyền thống ấy được nhân lên, phát huy và
ngày càng phát triển. Sau cách mạng tháng Tám thành công, nhân dân các dân
2


Nguyễn Văn Phong: Địa chí Bắc Giang - Lịch sử và văn hoá, Nxb Sự thật, tr 32.

14


tộc trong tỉnh đã hăng hái tham gia phong trào bình dân học vụ; hệ thống giáo
dục phổ thông được xây dựng, trường trung học Hoàng Hoa Thám và một số
trường tiểu học trong tỉnh đã được thành lập, khai giảng khóa học đầu tiên.
Vượt lên muôn vàn khó khăn, nhất là trong hai cuộc kháng chiến cứu
nước vĩ đại, sự nghiệp giáo dục - đào tạo của tỉnh Bắc Giang đã góp phần tạo
nên những lớp người có kiến thức và nhiệt huyết cách mạng, sẵn sàng đi bất
cứ nơi đâu, làm bất cứ nhiệm vụ gì khi Tổ quốc cần, cùng cả nước làm nên
những thắng lợi vẻ vang trong cuộc đấu tranh giải phóng dân dân tộc, xây
dựng và bảo vệ Tổ Quốc.
Bước vào thời kỳ đẩy nhanh sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa,
Đảng ta tiếp tục xác định phát triển giáo dục đào tạo là quốc sách hàng đầu và
chỉ rõ đây là một trong những động lực quan trọng, là cơ sở, tiền đề để nâng
cao chất lượng nguồn nhân lực phục vụ sự nghiệp phát triển. Trước sự phát
triển nhanh chóng của khoa học-công nghệ, hội nhập kinh tế khu vực và quốc
tế, hướng tới nền kinh tế tri thức, việc tiếp tục nâng cao chất lượng, hiệu quả
giáo dục-đào tạo để đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại
hóa quê hương, đất nước ngày càng có ý nghĩa và tầm quan trọng to lớn.
Những kết quả về phát triển giáo dục-đào tạo đã góp phần quan trọng
vào việc nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, thúc đẩy kinh tế- xã hội của
tỉnh phát triển, thực hiện thắng lợi các nhiệm vụ chính trị của địa phương thời
gian qua; đồng thời cũng tạo nên những tiền đề tích cực tạo đà cho sự nghiệp
giáo dục - đào tạo của Bắc Giang tiếp tục phát triển vững chắc trong giai đoạn
mới.
1.2. GIÁO DỤC ĐÀO TẠO TỈNH BẮC GIANG TRONG NHỮNG
NĂM 1997-2003.

Sau những năm đổi mới, đất nước ta đã thu được những thành tựu cơ
bản trên tất cả các lĩnh vực kinh tế và xã hội. Ngày 28-6-1996, Đại hội đại
biểu toàn quốc lần thứ VIII của Đảng tiến hành tại Thủ đô Hà Nội. Báo cáo

15


chính trị của Đại hội đã đánh giá 5 năm thực hiện Nghị quyết Đại hội lần thứ
VII và 10 năm đổi mới với những thành tựu cơ bản3.
Đại hội VIII đã khẳng định: "Công cuộc đổi mới trong 10 năm qua đã
thu được những thành tựu to lớn, có ý nghĩa rất quan trọng. Nhiệm vụ do Đại
hội VII đề ra cho 5 năm 1991-1995 đã được hoàn thành về cơ bản. Nước ta ra
khỏi khủng hoảng kinh tế - xã hội, nhưng một số mặt còn chưa vững chắc.
Nhiệm vụ đề ra cho chặng đường đầu của thời kỳ quá độ là chuẩn bị
tiền đề cho công nghiệp hóa đã cơ bản hoàn thành cho phép chuyển sang thời
kỳ mới đẩy mạnh công nghiệp hóa - hiện đại hóa đất nước"4.
Trong quá trình thực hiện công nghệp hóa, hiện đại hóa, Đảng ta luôn
coi giáo dục và đào tạo cùng với khoa học công nghệ là quốc sách hàng đầu,
coi con người là vốn quý nhất, đầu tư cho con người là đầu tư cho phát triển,
lấy việc phát huy nguồn lực con người làm yếu tố cơ bản cho sự phát triển
nhanh và bền vững của đất nước.
Thực hiện Nghị quyết Hội nghị lần thứ hai Ban chấp hành Trung ương
(khóa VIII) và Nghị quyết Đại hội Đảng lần thứ IX về phát triển giáo dục-đào
tạo trong thời kì công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, ngay sau hội nghị
cán bộ chủ chốt do bộ Giáo dục và Đào tạo tổ chức (2/1997) và hội nghị cán
bộ do tỉnh ủy tổ chức (3/1997) quán triệt và thông qua chương trình hành
động thực hiện Nghị quyết Trung ương II. Ngành giáo dục - đào tạo đã làm tốt
công tác tham mưu với cấp ủy, chính quyền trong việc thực hiện các mục tiêu,
nhiệm vụ, biện pháp phát triển giáo dục-đào tạo: Phát triển hợp lý qui mô các
loại hình trường, lớp; tăng cường đầu tư, xây dựng cơ sở vật chất trường học

theo hướng kiên cố hóa, chuẩn hóa, hiện đại hóa, xóa phòng học tạm, học nhờ,
đưa nhanh công nghệ thông tin vào quản lý và dạy học. Củng cố, duy trì tốt
Từ 1991 đến 1995, nhịp độ tăng bình quân (GDP) đạt 8,2%; sản xuất công nghiệp là 13,5%, sản
xuất nông nghiệp là 4,5%, kim ngạch xuất khẩu 20%. Cơ cấu kinh tế có bước chuyển đổi: tỷ trọng
công nghiệp và xây dựng trong GDP từ 22,6% năm 1990 lên 29,1% năm 1995, dịch vụ từ 38,6%
lên 41,9%. Vốn đầu tư cơ bản toàn xã hội trong GDP từ 15,8% (1990) lên 27,4% (1995). Lạm phát
từ 67,1% (1991) giảm xuống còn 12,7% (1995).
4
Đảng Cộng sản Việt Nam (1996), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VIII, Nxb Chính trị
quốc gia, Hà Nội, tr 67-68.
3

16


kết quả phổ cập giáo dục, thực hiện chính sách xã hội và bảo đảm công bằng
trong giáo duc; đẩy mạnh xã hội hóa giáo dục, huy động mọi nguồn lực để
phát triển giáo dục và xây dựng xã hội học tập. Trong đó ngành hết sức chú
trọng thực hiện các biện pháp nâng cao chất lượng giáo dục, thực hiện đổi mới
chương trình, nội dung, phương pháp giáo dục-đào tạo, tạo sự chuyển biến
mạnh mẽ về chất lượng giáo dục toàn diện và hiệu qủa giáo dục ở các cấp học,
bậc học, nghành học, các vùng, miền trong tỉnh; nhất là chất lượng chính trị tư
tưởng, chất lượng kiến thức văn hóa, khoa học kỹ thuật, chất lượng sức khỏe
và thẩm mỹ cho học sinh, sinh viên; quan tâm việc nâng cao chất lượng giáo
dục học sinh người dân tộc, học sinh thuộc hệ bán công, dân lập, các trung
tâm giáo dục thường xuyên và ở những vùng còn nhiều khó khăn, tạo bước
phát triển mới trong sự nghiệp "trồng người".
1.2.1. Tình hình giáo dục phổ thông của tỉnh Bắc Giang trong giai
đoạn 1997-2003.
Trong thời gian qua, thực hiện các nghị quyết của Đảng về giáo dục đào tạo, nhất là từ khi có Nghị quyết Hội nghị Ban chấp hành Trung ương

Đảng lần thứ 2 (khóa VIII -1996), kết luận Hội nghị lần thứ 6 Ban chấp hành
Trung ương Đảng (khóa IX - 2002), sự nghiệp giáo dục-đào tạo tỉnh Bắc
Giang đã đạt được những thành tựu đáng khích lệ. Hệ thống mạng lưới, qui
mô các loại hình trường, lớp được mở rộng, cân đối, hợp lý giữa các cấp học,
bậc học, nghành học, cơ bản đáp ứng nhu cầu học tập của nhân dân. Tỷ lệ trẻ
em, học sinh đến trường hàng năm đều tăng. Chất lượng giáo dục toàn diện
được nâng lên, tỷ lệ học sinh khá, giỏi, có hạnh kiểm tốt hàng năm đạt cao, số
các em học sinh giỏi, thi đoạt giải các cấp và đỗ vào các trường đại học hàng
năm tăng khá. Đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý giáo dục được chăm lo,
tăng về số lượng và chất lượng được nâng lên. Cơ sở vật chất, trong thiết bị
dạy và học được tăng cường theo hướng kiên cố hóa, hiện đại hoa, đạt chuẩn
quốc gia; công tác xã hội hóa giáo dục có nhiều chuyển biến, tiến bộ. Với sự
nỗ lực phấn đấu không ngừng của các cấp, các ngành và nhân dân các dân tộc

17


trong tỉnh, trong đó có phần đóng góp quan trọng của đội ngũ nhà giáo, cán bộ
lãnh đạo, quản lý giáo dục tỉnh nhà, các chỉ tiêu giáo dục-đào tạo của tỉnh đã
được thực hiện đạt kết quả tốt, khơi dậy tinh thần ham học trong toàn xã hội;
ngày càng xuất hiện nhiều điển hình tiên tiến trong phong trào thi đua "dạy
tốt"," học tốt"; nhiều tập thể trường, nhiều thày giáo, cô giáo đã được nhận
những phần thưởng cao quí. Đặc biệt là đã đạt kết quả tốt nổi bật về phổ cập
giáo dục, từ 95% dân số mù chữ năm 1945 đến tháng 12/1995 Bắc Giang đã
được công nhận đạt chuẩn quốc gia về phổ cập tiểu học - chống mù chữ, tháng
6/2003 đạt tiêu chuẩn phổ cập tiểu học đúng độ tuổi và được công nhận đạt
phổ cập trung học cơ sở vào tháng 10 năm 2003. Đây là một thành tựu to lớn
về phát triển giáo dục-đào tạo của Đảng bộ và nhân dân các dân tộc tỉnh Bắc
Giang trong những năm qua.
1.2.1.1. Việc phát triển số lượng, loại hình trường lớp, học sinh.

Từ năm 1997 đến năm 2003 toàn ngành giáo dục-đào tạo tỉnh Bắc
Giang đã thực hiện tốt mục tiêu quy định về phát triển hệ thống mạng lưới,
quy mô và loại hình trường lớp ở các ngành học thuộc các địa phương, các
vùng miền trong tỉnh đã được sắp xếp và mở rộng, hợp lý, tạo điều kiện thuận
lợi cho người học, đáp ứng nhu cầu đi học ngày càng tăng của con em nhân
dân. Hệ thống giáo dục quốc lập ở các ngành học giữ vững và phát huy tốt vai
trò chủ đạo, vai trò nòng cốt thực hiện các nội dung và mục tiêu giáo dục.
Hàng năm học sinh các ngành học đi học đạt hoặc vượt chỉ tiêu kế hoạch. Chủ
trương từ năm học 1999 - 2000 tuyển 100% học sinh tốt nghiệp lớp 5 vào lớp
6 quốc lập là một chủ trương đúng.
Đã thực hiện tốt mục tiêu mỗi xã có một trường mầm non, có ít nhất
một trường tiểu học, một trường THCS vào trước năm 2000 đối với xã trung
du, trước năm 2005 đối với xã miền núi. Năm học 2002-2003 số học sinh đi
học ở các ngành học đều tăng so với năm học 1996-1997, số xã đạt tiêu chuẩn
quốc gia về phổ cập giáo dục tiểu học đúng độ tuổi 11 và phổ cập trung học
cơ sở đều tăng.

18


Đến hết năm học 2002 - 2003 tỉnh Bắc Giang có 753 trường học và
trung tâm gồm: 227 trường mầm non, 245 trường tiểu học, 202 trường THCS,
16 trường PTCS, 39 trường THPT, Cấp 2+3, 5 trường DTNT, 12 trung tâm
GDTX, ngoại ngữ, tin học, giáo dục hướng nghiệp, 7 trường THCN và cao
đẳng.
Hệ thống giáo dục quốc lập ở các ngành học giữ vững và phát huy tốt
vai trò chủ đạo, nòng cốt trong việc thực hiện các nội dung và mục tiêu giáo
dục. Các loại hình trường lớp bán công, dân lập, tư thục…được mở rộng như:
loại hình lớp bán công, trường dân lập ở trung học, nhóm trẻ liên gia đình,
trường lớp mẫu giáo dân lập, tư thục ở hệ mần non; hệ đào tạo bồi dưỡng mở

rộng, dài hạn, ngắn hạn ở giáo dục chuyên nghiệp, giáo dục thường xuyên;
loại hình lớp ghép, lớp phổ cập, lớp học chương trình 2 buổi trong ngày ở tiểu
học.
* Giáo dục mầm non:
Thực hiện những chủ trương chính sách của Đảng và nhà nước đặc biệt
là quyết định 161/2002/QĐ-TTg của Thủ tướng chính phủ về một số chính
sách phát triển giáo dục mầm non ký ngày 15-11-2002, dưới sự lãnh đạo của
Tỉnh ủy Bắc Giang cùng với sự nỗ lực của các địa phương trong tỉnh, tình
hình giáo dục mầm non của tỉnh Bắc Giang trong thời gian qua đã có những
bước phát triển mới, thỏa mãn được phần nào lòng mong mỏi của nhân dân.
Tỷ lệ trẻ huy động ra nhà trẻ và lớp mẫu giáo hàng năm đều tăng. Hiện
nay tỷ lệ trẻ ra nhà trẻ đạt 22,4%, tăng 3,4% so với năm trước. 10,9% so với
năm 1997. Tỷ lệ ra lớp mẫu giáo đạt 66,7% so với năm 1997 tăng 17,7%, so
với năm trước tăng 4,7%. Trong đó tỷ lệ trẻ 5 tuổi ra lớp đạt 99,3% so với
năm 1997 tăng 7,8%.
* Giáo dục tiểu học:
Tỷ lệ trẻ 6 tuổi vào lớp 1 hàng năm đều tăng và đạt cao. Năm 1997 đạt
91,6%, năm 2003 đạt 99,5% so với năm 1997 tăng 7,9%, so với năm trước
tăng 0,3%. Tỷ lệ trẻ từ 6-14 tuổi đang đi học hoặc đã đỗ tốt nghiệp tiểu học

19


đều tăng hàng năm. Năm 1997 đạt 96,9% năm 2002 đạt 99,3%. Học sinh bỏ
học ở bậc tiểu học giảm, năm 1997 là 0,48%, năm 2002 là 0,01%. Năm 2003
7/10 huyện thị không có học sinh bỏ học. Do sinh đẻ có kế hoạch nên số học
sinh tiểu học 5 năm qua giảm dần, năm 2003 có 6313 lớp, 176392 học sinh
(giảm 452 lớp, 41325 học sinh so với năm 1997). Việc tách trường tiểu học
được chỉ đạo thực hiện tích cực. Năm 1997 có 54 trường phổ thông cơ sở có
tiểu học đến năm 2003 chỉ còn 16 trường phổ thông cơ sở có tiểu học, giảm

38 trường. Năm học 2002 - 2003 đã tổ chức được 1.160 lớp học 2 buổi/ ngày
đạt 18,3% so với tổng số lớp, huy động được 1334 trẻ em khuyết tật ra các lớp
hoà nhập, tăng 296 em so với năm trước, tổ chức được 181 lớp ghép (tăng 5
lớp so với năm trước) với 3740 học sinh.
* Giáo dục trung học:
Học sinh trung học tăng rất nhanh, là điều kiện thuận lợi thực hiện
nhiệm vụ phổ cập THCS.
+ Trung học cơ sở: Tỷ lệ tuyển học sinh tốt nghiệp lớp 5 và học lớp 6
hàng năm đều tăng. Năm 1997 đạt 70%, năm 2002 đạt 99%. Số học sinh
THCS tăng rất nhanh, năm 2003 có 151135 học sinh tăng 15.430 so với năm
trước và gấp 1,5 lần so với năm 1997 (tăng gần 5 vạn học sinh).
+ Trung học phổ thông: Số trường, số lớp, số học sinh THPT tăng
nhanh, hàng năm tuyển được 65%-75% học sinh tốt nghiệp lớp 9 vào học
chương trình lớp 10 phổ thông ở các loại hình. Hiện có 41 trường THPT (32
trường quốc lập và 9 trường dân lập), có 1193 lớp và 49313 học sinh so với
năm trước tăng 5282 so với năm 1997 tăng 19 trường, 696 lớp, 31990 học
sinh (năm học 2002 - 2003 số học sinh THPT tăng gấp 3 lần năm học 1996 1997). Đến hết năm học 2002- 2003 số học sinh lớp 8, 9 được học nghề phát
triển là 58835 đạt 85,6%, 35603 học sinh THPT được học nghề, đạt 89%.
+ Giáo dục thường xuyên:

20


Tiếp tục phát triển đáp ứng yêu cầu đào tạo bồi dưỡng người lao động
có kỹ thuật phục vụ kinh tế xã hội của tỉnh và đất nước.
Toàn tỉnh hiện còn 1138 người mù chữ so với năm 1997 giảm 5466
người. Tỷ lệ người biết chữ ở độ tuổi 15-35 là 99,8%, so với năm 1997 tăng
0,7%. Năm 2003 có 20.737 học viên bổ túc THCS so với năm trước tăng
5.628 học viên, so với năm 1997 tăng 12.856 học viên, gấp 5 lần năm 2007.
Học viên bổ túc THPT có 6.808 người, so với năm trước tăng 135 học viên so

với năm 1997 tăng 3567 người. Học viên là cán bộ chủ chốt có 1.537 học
viên, so với năm 1997 tăng 1127 học viên. Học viên Đại học tại chức và từ xa
có 2.636 người, so với năm 1997 tăng 257 học viên. Năm học 2001 - 2002 tổ
chức được 14 trung tâm học tập cộng đồng. Đây là một mô hình mới.
1.2.1.2. Việc thực hiện mục tiêu nâng cao chất lượng giáo dục.
Đại hội lần thứ VIII của Đảng đã chỉ rõ: phương hướng chung của lĩnh
vực giáo dục và đào tạo trong những năm tới là phát triển nguồn nhân lực đáp
ứng yêu cầu cho công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Đại hội Đảng lần thứ IX một
lần nữa khẳng định những quan điểm cơ bản đã được đề ra trong Nghị quyết
Hội nghị Ban chấp hành Trung ương Đảng lần thứ 2 (khóa VIII -1996) về
phát triển giáo dục-đào tạo. Để có thể thực hiện tốt các Nghị quyết của Đảng,
đáp ứng được yêu cầu của công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước
giáo dục-đào tạo cần phải chú trọng thực hiện tốt mục tiêu nâng cao chất
lượng giáo dục.
Thực hiện Nghị quyết Hội nghị Ban chấp hành Trung ương Đảng lần
thứ 2 (khóa VIII -1996), Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ IX, Nghị
quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh Bắc Giang lần thứ XV, trong những năm qua,
ngành giáo dục-đào tạo tỉnh Bắc Giang đã tập trung nhiều công sức, trí tuệ,
nguồn nhân lực nhằm đẩy mạnh và nâng cao chất lượng, hiệu quả giáo dục ở
tất cả các ngành học, bậc học.
* Về chất lượng giáo dục và đào tạo.

21


Ngành giáo dục-đào tạo đã tăng cường biện pháp quản lý các hoạt động
giáo dục giữ vững xu thế chuyển biến tích cực thực hiện yêu cầu nâng cao
chất lượng giáo dục-đào tạo. Chất lượng giáo dục đào tạo có nhiều chuyển
biến, tiến bộ. Nhiệm vụ giáo dục toàn diện đối với học sinh, công tác giáo dục
chính trị, tư tưởng, đạo đức cho học sinh, công tác bồi dưỡng thi học sinh giỏi,

phụ đạo học sinh yếu kém đã được coi trọng. Phong trào thi đua học tốt, rèn
luyện tốt được duy trì thường xuyên và được học sinh các trường hưởng ứng.
Nhiều chỉ tiêu chất lượng giáo dục xác định trong chương trình hành động của
Tỉnh uỷ đã thực hiện đạt kết quả khá. Kết thúc năm học 2002 - 2003 đã đạt và
vượt chỉ tiêu đề ra.
Công tác phổ biến kiến thức nuôi dạy trẻ và chất lượng chăm sóc sức
khỏe, giáo dục phát triển trí tuệ cho trẻ em trong các trường mầm non có tiến
bộ, nhất là đối với trẻ 5 tuổi. Tỷ lệ trẻ suy dinh dưỡng trong trường mầm non
còn 17,2% so với năm 1997 giảm 10,8% so với năm trước giảm 1,6%. Tỷ lệ
trẻ ăn bán trú đạt 24,4% so với năm 1997 tăng 15,05%. Chất lượng giáo dục
mẫu giáo, nhất là mẫu giáo 5 tuổi đạt khá. 100% các lớp mẫu giáo dạy theo
chương trình chuẩn, trong đó 89,7% dạy theo chương trình cải cách. Các
chuyên đề giáo dục vệ sinh, âm nhạc, làm quen chữ cái, tạo hình, lễ giáo...
được chỉ đạo chặt chẽ, có hiệu quả.
Chất lượng giáo dục phổ thông đạt khá, nhất là ở bậc giáo dục tiểu học.
Nội dung giáo dục tư tưởng, chính trị, đạo đức, lối sống, giáo dục pháp luật,
giáo dục thể chất, quốc phòng, giáo dục phòng ngừa tệ nghiện chất ma tuý...
đối với học sinh, sinh viên được chỉ đạo thực hiện nghiêm túc, các môn kỹ
thuật, hát nhạc ở tiểu học, ngoại ngữ, tin học ở THCS và THPT, các môn khoa
học xã hội và nhân văn đã được chú trọng.
Các hoạt động văn nghệ, thể dục thể thao…và các hoạt động ngoài giờ
đã được các nhà trường cùng đoàn thanh niên tổ chức thường xuyên. 100%
các trường tiểu học, trung học cơ sở, trung học phổ thông, chuyên nghiệp dạy
nghề, trung tâm đã có câu lạc bộ văn hóa, văn nghệ thể dục thể thao. Phong

22


×