ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
ĐOÀN THỊ YẾN
TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA HỘI LIÊN HIỆP PHỤ
NỮ TỈNH THÁI NGUYÊN
TỪ NĂM 1997 ĐẾN NĂM 2010
Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam
CHUYÊN NGÀNH :
MÃ SỐ
:
60 22 56
LUẬN VĂN THẠC SĨ LỊCH SỬ
NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS,TS Vũ Quang Hiển
HÀ NỘI - 2011
1
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Là lực lượng chiếm nửa dân số trong xã hội và trực tiếp tham gia vào
quá trình lao động, đặc biệt là vai trò tái sản xuất, giáo dục những con người
hữu ích cho xã hội nên hình ảnh người phụ nữ ở bất kỳ một quốc gia, dân tộc
nào cũng là những hình ảnh cao đẹp.
Ở Việt Nam, “từ đầu thế kỷ thứ nhất, Hai Bà Trưng phất cờ khởi nghĩa,
đánh giặc, cứu dân cho đến ngày nay mỗi khi nước nhà gặp nguy nan, thì phụ
nữ ta đều hăng hái đứng lên, góp phần xứng đáng của mình vào sự nghiệp giải
phóng dân tộc” [66, tr.148]. Trải qua các thời kỳ lịch sử, người phụ nữ Việt
Nam qua nhiều thế hệ đã có những đóng góp to lớn trong tiến trình phát triển
và trường tồn của dân tộc như Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nhận định: “Non sông
gấm vóc Việt Nam do phụ nữ ta trẻ cũng như già, ra sức dệt thêu mà thêm tốt
đẹp, rực rỡ” [63, tr.432].
Từ lý luận cho đến thực tiễn trong sự phát triển của xã hội loài người
qua các thời đại với các chế độ chính trị khác nhau đều cho thấy: giai cấp cầm
quyền nào, thể chế chính trị nào quan tâm đến phụ nữ, đấu tranh giải phóng
phụ nữ thì xã hội đó phát triển và ngược lại, bởi “xem tư tưởng và việc làm của
đàn bà, con gái thì biết xã hội tiến bộ đến thế nào”[60, tr.288].
Ngay từ khi thành lập, Đảng Cộng sản Việt Nam luôn coi trọng mục tiêu
giải phóng phụ nữ, thực hiện nam nữ bình đẳng; đặt sự nghiệp giải phóng phụ
nữ gắn liền với sự nghiệp giải phóng dân tộc và xây dựng chủ nghĩa xã hội.
Đảng luôn quan tâm phát huy vai trò của Hội Liên hiệp Phụ nữ để Hội thực sự
là tổ chức đoàn kết các tầng lớp phụ nữ, phát động và hướng dẫn các phong
trào cách mạng của phụ nữ, góp phần đào tạo, bồi dưỡng cán bộ nữ cho Đảng,
Nhà nước và các đoàn thể nhân dân, tích cực tham gia các hoạt động của phụ
nữ quốc tế và tranh thủ sự ủng hộ to lớn của phụ nữ quốc tế đối với Việt Nam.
Nhờ đó mà Hội đã từng bước đổi mới tổ chức, nội dung và phương thức hoạt
động theo hướng đa dạng hoá các hình thức tập hợp, giáo dục, đáp ứng nhu
2
cầu thiết thực của phụ nữ. Tuy nhiên, trước yêu cầu của công cuộc công
nghiệp hoá, hiện đại hóa đất nước và hội nhập kinh tế quốc tế “tình hình phụ
nữ và công tác phụ nữ còn đặt ra với nhiều thách thức mới” [24, tr.1]. Do vậy
nghiên cứu, tổng kết, đánh giá những thành công, hạn chế trong quá trình lãnh
đạo xây dựng Hội sẽ làm rõ tính đúng đắn, sáng tạo của Đảng, qua đó rút ra
những bài học kinh nghiệm quý báu, góp phần hoàn thiện chủ trương, chính sách
của Đảng về lĩnh vực xây dựng tổ chức Hội - bộ phận của hệ thống chính trị trong
thời kỳ đổi mới.
Thái Nguyên là tỉnh miền núi trung du Bắc Bộ, có nhiều tộc người sinh
sống. Trong bất cứ thời kỳ lịch sử nào, phụ nữ Thái Nguyên cũng có những
đóng góp quan trọng cho sự phát triển của tỉnh. Thực hiện chủ trương của
Đảng về đổi mới nội dung và phương thức hoạt động của các đoàn thể quần
chúng, Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh Thái Nguyên đã đạt được nhiều thành quả
quan trọng trong quá trình xây dựng tổ chức và hoạt động, xứng đáng là cơ
quan đại diện và bảo vệ quyền lợi chính đáng của phụ nữ ở địa phương. Nhưng
ở Thái Nguyên “bạo lực gia đình có nhiều diễn biến phức tạp, nhận thức về
bình đẳng giới còn hạn chế do trình độ dân trí không đồng đều, đời sống nhân
dân gặp nhiều khó khăn, đặc biệt ở vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc
thiểu số” [20, tr.1].Việc tìm hiểu sự lãnh đạo của Đảng bộ tỉnh Thái Nguyên
trong quá trình xây dựng hệ thống tổ chức và hoạt động của Hội Liên hiệp Phụ
nữ tỉnh từ năm 1997 đến năm 2010, nhằm tổng kết thực tiễn, chỉ ra những ưu
điểm và hạn chế, đúc rút kinh nghiệm; khẳng định vai trò, vị trí quan trọng của
tỉnh Hội phụ nữ với tư cách là một bộ phận trong hệ thống chính trị của tỉnh là
vấn đề có ý nghĩa khoa học và thực tiễn.
Với những lý do đó, tôi chọn đề tài: “Tổ chức và hoạt động của Hội
Liên hiệp phụ nữ tỉnh Thái Nguyên từ năm 1997đến năm 2010” làm luận
văn Thạc sĩ Khoa học Lịch sử, chuyên ngành Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam.
3
2. Tình hình nghiên cứu có liên quan đến đề tài
Trình bày về chủ trương đường lối vận động phụ nữ của Đảng đã có
những công trình:
Văn kiện Đảng về công tác vận động phụ nữ (1930 – 1969), Nhà xuất
bản phụ nữ (1970). Đây là cuốn sách tập hợp các Văn kiện, Nghị quyết, hoặc
các trích đoạn trong Văn kiện hay Nghị quyết của Đảng về công tác vận động
phụ nữ từ khi Đảng thành lập đến năm 1969. Cuốn sách tập hợp những chủ
trương, đường lối của Đảng mang tính lý luận đối với cuộc vận động phụ nữ
chứ không phải là một công trình nghiên cứu.
Những quan điểm cơ bản trong công tác vận động phụ nữ, Nhà xuất bản
Phụ nữ (1995), đã trình bày những quan điểm cơ bản của Đảng trong công tác
vận động phụ nữ tham gia cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc.
Nhóm luận văn liên quan đến đề tài: Đảng với cuộc vận động phụ nữ
1930-1945 của Nguyễn Thị Hà, (2008),, tư liệu Thư viện Đại học Khoa học xã
hội và Nhân văn Hà Nội, đã đi sâu nghiên cứu đường lối vận động phụ nữ của
Đảng và diễn tiến phong trào đấu tranh của phụ nữ dưới sự lãnh đạo của Đảng
giai đoạn 1930 - 1945. Tuy nhiên luận văn mới chỉ dừng lại đường lối vận
động phụ nữ của Đảng thực hiện nhiệm vụ giành độc lập dân tộc. “Đảng với
cuộc vận động phụ nữ từ năm 1986 đến năm 2009” của tác giả Trần Thị Minh
Hải (2010) đã nêu lên những quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng
Hồ Chí Minh về vận động phụ nữ; làm rõ sự lãnh đạo, chỉ đạo của Đảng đối với
công tác vận động phụ nữ từ đó rút ra những kinh nghiệm phục vụ thực tiễn.
Cuốn “Lịch sử phong trào phụ nữ tỉnh Thái Nguyên (1930 – 2000)”, do
Ban chấp hành Hội Liên hiệp phụ nữ tỉnh Thái Nguyên - Nhà xuất bản Chính
trị Quốc gia Hà Nội xuất bản năm 2003, đã khái quát về lịch sử phát triển của
phong trào phụ nữ tỉnh từ năm 1930 đến năm 2000. Trong đó có phần đề cập
đến sự lãnh đạo của Đảng bộ Thái Nguyên đối phong trào phụ nữ. Tuy nhiên,
vai trò lãnh đạo của Đảng đối với phong trào phụ nữ còn dừng lại ở những nét
đại thể, khái quát, và mới dừng lại ở năm 2000.
4
Tất cả những công trình khoa học trên đã cung cấp nhiều nguồn tư liệu
và phương pháp tiếp cận vấn đề liên quan đến đề tài và đề cập ở mức độ khác
nhau đến sự lãnh đạo, chỉ đạo của Đảng về vai trò của phụ nữ cũng như vấn
đề giải phóng phụ nữ. Tuy nhiên, vẫn chưa có một công trình khoa học nào
đề cập có hệ thống về quá trình Đảng bộ tỉnh Thái Nguyên lãnh đạo xây dựng
tổ chức và hoạt động của Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh từ năm 1997 đến năm
2010 dưới góc độ của khoa học Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam.
3. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu
3.1. Mục đích
- Làm sáng tỏ sự lãnh đạo của Đảng bộ tỉnh Thái Nguyên trong quá
trình xây dựng tổ chức và hoạt động của tỉnh Hội phụ nữ từ năm 1997 đến năm
2010, từ đó rút ra những bài học kinh nghiệm về sự lãnh đạo của Đảng bộ tỉnh
Thái Nguyên đối với quá trình xây dựng và hoạt động của Hội.
3.2. Nhiệm vụ
- Trình bày hệ thống quá trình Đảng bộ tỉnh Thái Nguyên chỉ đạo xây
dựng tổ chức và hoạt động của Tỉnh Hội phụ nữ theo những khoảng thời gian
cụ thể, gắn với những hoàn cảnh lịch sử cụ thể.
- Đánh giá, nhận xét những ưu điểm và hạn chế của Đảng bộ tỉnh Thái
Nguyên trong quá trình lãnh đạo công tác Hội.
4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
4.1.
Đối tượng nghiên cứu
- Chủ trương và biện pháp của Đảng bộ tỉnh Thái Nguyên chỉ đạo công
tác xây dựng tổ chức và hoạt động của Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh Thái Nguyên
từ năm 1997 đến năm 2010.
- Quá trình xây dựng hệ thống tổ chức và hoạt động của Hội Liên hiệp
Phụ nữ tỉnh Thái Nguyên.
4.2.
Phạm vi nghiên cứu
Các vấn đề liên quan trực tiếp hoặc gián tiếp đến quá trình Đảng bộ tỉnh
Thái Nguyên lãnh đạo công tác xây dựng tổ chức và hoạt động của Tỉnh hội
5
phụ nữ từ năm 1997 đến năm 2010, như tình hình kinh tế, xã hội địa phương,
yêu cầu và nhiệm vụ chính trị của Đảng bộ tỉnh, những chủ trương của Đảng
và Nhà nước có liên quan đến việc xây dựng và hoạt động của hội phụ nữ.
5. Nguồn tài liệu và phƣơng pháp nghiên cứu
5.1. Nguồn tài liệu
- Các văn kiện của Đảng, Đảng bộ tỉnh Thái Nguyên gồm các Nghị
quyết, Chỉ thị, Báo cáo…
- Các văn kiện của Tỉnh Hội Phụ nữ trong những năm 1997 - 2010.
- Các sách và bài báo khoa học có liên quan đến đề tài.
- Tài liệu khảo sát thực tế tại tỉnh Thái Nguyên.
5.2. Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp lịch sử, phương pháp logic, phương pháp so sánh, thống kê
6. Đóng góp của đề tài
- Kết quả nghiên cứu của luận văn góp phần tổng kết và khẳng định tính
đúng đắn, sáng tạo về chủ trương, sự chỉ đạo của Đảng bộ tỉnh Thái Nguyên
trong công tác lãnh đạo hệ thống tổ chức và hoạt động của Hội Liên hiệp Phụ
nữ tỉnh nói riêng và hệ thống chính trị của tính nói chung.
- Một số kinh nghiệm chủ yếu rút ra từ quá trình Đảng bộ tỉnh Thái
Nguyên lãnh đạo hệ thống tổ chức và hoạt động của Hội trong những năm
1997 - 2010 có thể tham khảo vận dụng trong những năm tiếp theo.
- Luận văn có thể làm tài liệu tham khảo, giảng dạy lịch sử địa phương.
7. Cấu trúc đề tài
Ngoài các phần Mở đầu, Kết luận, Phụ lục và Tài liệu tham khảo, Luận
văn gồm 3 chương:
Chương1. Xây dựng hệ thống tổ chức và hoạt động của Hội Liên hiệp
phụ nữ tỉnh Thái Nguyên từ năm 1997 đến năm 2005
Chương 2. Tăng cường xây dựng tổ chức và hoạt động của Hội Liên
hiệp Phụ nữ tỉnh Thái Nguyên từ năm 2006 đến năm 2010
Chương 3. Ưu điểm, hạn chế và một số kinh nghiệm
6
Chƣơng 1
XÂY DỰNG HỆ THỐNG TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG
CỦA HỘI LIÊN HIỆP PHỤ NỮ TỈNH THÁI NGUYÊN
TỪ NĂM 1997 ĐẾN NĂM 2005
1.1.
Những điều kiện tác động đến tổ chức và hoạt động của Hội Liên
hiệp Phụ nữ tỉnh Thái Nguyên và chủ trƣơng của Đảng bộ tỉnh
1.1.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội và truyền thống cách mạng
của phụ nữ Thái Nguyên
Thái Nguyên xưa được coi là một trong những phên giậu của kinh thành
Thăng Long và đến nay vẫn được coi là trung tâm chính trị - kinh tế, văn hóa,
xã hội của vùng Đông Bắc Tổ quốc, nên Thái Nguyên có nhiều điều kiện để
phát triển kinh tế, xã hội.
Dưới các triều đại phong kiến, tỉnh Thái Nguyên có lúc được gọi là xứ,
lúc là phủ, lúc được gọi là trấn Thái Nguyên. Trải qua nhiều lần biến đổi địa
danh, địa giới khác, đến thời Minh Mạng (1831), Thái Nguyên có tên gọi là
tỉnh Thái Nguyên. Ngày 21/4/1965, Ủy ban thường vụ Quốc hội quyết định
hợp nhất hai tỉnh Thái Nguyên và Bắc Kạn thành tỉnh Bắc Thái. Đến ngày
6/11/1996, tại kỳ họp thứ 10, Khóa IX của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa
Việt Nam đã quyết định phân chia lại địa giới hành chính, theo đó, Bắc Thái
được tách thành hai tỉnh Thái Nguyên và Bắc Kạn.
Ngày 22/12/1996, Bộ Chính trị ra Quyết định 131/QĐNS/TW về việc
kết thúc hoạt động của Đảng bộ và Tỉnh ủy Bắc Thái, đồng thời thành lập
Đảng bộ Thái Nguyên và chỉ định Ban Chấp hành lâm thời. Đảng bộ tỉnh Thái
Nguyên chính thức đi vào hoạt động từ ngày 01/01/1997.
Về mặt hành chính, sau khi tái lập, tỉnh Thái Nguyên có 9 đơn vị hành
chính, trong đó có tỉnh lỵ là thành phố Thái Nguyên, thị xã Sông Công và 7
huyện (Định Hoá, Đại Từ, Phú Lương, Võ Nhai, Đồng Hỷ, Phú Bình, Phổ
Yên). Toàn tỉnh có “177 xã, phường, thị trấn (năm 2000 tăng lên 180 đơn vị cơ
sở, đến năm 2003 giảm còn 179 đơn vị), trong đó có 18 xã vùng cao, 110 xã
7
miền núi. Trong các xã vùng cao và miền núi có 42 xã thuộc diện kinh tế xã
hội đặc biệt khó khăn và các xã An toàn khu được hưởng Chương trình
135/CP của Chính phủ” [74, tr.22].
Tỉnh Thái Nguyên có diện tích 3.541 km2. Phía Bắc giáp với tỉnh Bắc
Cạn, phía Tây giáp tỉnh Tuyên Quang, phía Tây Nam giáp tỉnh Vĩnh Phúc, phía
Nam giáp Hà Nội, phía Đông Nam giáp tỉnh Bắc Giang, phía Đông Bắc giáp
tỉnh Lạng Sơn. Địa hình của tỉnh Thái Nguyên được phân hoá thành 3 vùng:
Vùng núi phía Tây và Tây Bắc gồm có các huyện Đại Từ, Định Hoá và các
xã phía tây của huyện Phú Lương. Đây là khu vực được hình thành sớm, địa hình
theo hướng Tây Bắc - Đông Nam, là khu vực vùng núi không quá khó khăn.
Vùng núi phía Đông gồm các huyện Đồng Hỷ, Võ Nhai với địa hình
phức tạp, hiểm trở, có nhiều núi đá vôi, thung lũng, sông suối hẹp và sâu. Đây
là vùng núi cao, giao thông đi lại khó khăn, ảnh hưởng lớn đến phát triển kinh
tế, xã hội.
Vùng có địa hình thấp gồm các xã phía Nam Huyện Phú Lương, Tây
Đồng Hỷ, thành phố Thái Nguyên, huyện Phú Bình, Phổ Yên và Thị xã Sông
Công. Đây là vùng đồi trung du xen với đồng bằng phù sa sông Cầu, sông
Công nên dân cư đông đúc, giao thông thuận lợi cả đường bộ lẫn đường thuỷ
nên có điều kiện để phát triển kinh tế - xã hội.
Nhìn chung, địa hình tỉnh Thái Nguyên chủ yếu là đồi núi. Diện tích đồi
núi cao trên 100m chiếm 2/3 diện tích toàn tỉnh. Vùng có độ cao dưới 100m
chiếm 1/3 diện tích. Đất nông nghiệp chiếm 21,6% tổng diện tích, đất đồi rừng
chiếm 47,1% tổng diện tích. Với điều kiện đó, tỉnh Thái Nguyên có tiềm năng
để phát triển kinh tế, nhưng đồng thời, điều kiện tự nhiên đó cũng gây nhiều
khó khăn cho việc sinh hoạt của nhân dân, trong đó có phụ nữ và trẻ em.
Địa hình đó đã phân hoá khí hậu Thái Nguyên thành 3 vùng khá rõ nét:
Phía Tây nóng và mưa nhiều, phía Đông lạnh và lượng mưa hàng năm ít, phía
Nam khí hậu có tính chất trung gian, chuyển tiếp giữa phía Đông và phía Tây,
giữa các tỉnh vùng Đông Bắc và đồng bằng Bắc Bộ. Khí hậu đó tương đối
8
thuận lợi cho phát triển các ngành nông nghiệp ở các huyện phía Nam, ngành
lâm nghiệp và chăn nuôi ở vùng phía Đông của tỉnh.
Dân số tỉnh Thái Nguyên năm 2009 là 1.127.430 người. Đây là nguồn
cung cấp lực lượng lao động dồi dào, phục vụ cho việc phát triển kinh tế, xã
hội của tỉnh. Trên địa bàn tỉnh có 34 dân tộc anh em cùng chung sống, trong
đó có 8 dân tộc chiếm đa số mang nguồn gốc bản địa như người Kinh, Tày,
Sán Dìu, Dao. Có dân tộc nhập cư vào địa bàn tỉnh trong những thế kỷ gần đây
như: Nùng, Sán Chay, Mông, Hoa. Ở Thái Nguyên, tộc người Kinh chiếm số
lượng đông nhất, gồm nhiều bộ phận hợp thành: người dân bản địa và một bộ
phận di cư từ vùng đồng lên (nhiều nhất là trong thời kỳ kháng chiến chống
Pháp 1945 - 1954). Địa bàn cư trú của người Kinh rộng khắp, từ vùng núi
trung du phía Nam đến các vùng hẻo lánh phía Bắc, trong đó tập trung chủ yếu
ở thành phố Thái Nguyên và các huyện, thị phía Nam.
Các tộc người thiểu số chiếm khoảng 24,49% dân số toàn tỉnh. Tộc
người Tày có số dân đông thứ hai sau người Kinh, chiếm khoảng 10,69% dân
số của tỉnh, tiếp đó là tộc người Nùng chiếm 5,13% dân số. Ngoài ra, Thái
Nguyên còn có “25.972 người Sán Dìu, 22.686 người Dao, 43.252 người thuộc
thành phần các tộc người khác” [2, tr.20]. Các tộc người thiểu số sống chủ yếu
ở vùng phía Tây Bắc và Đông Bắc của tỉnh.
Tuy có tộc người là dân bản địa có mặt từ xa xưa, có tộc người mới
nhập cư gần đây nhưng do những yếu tố về tự nhiên, kinh tế, xã hội, lịch sử,
cádc tộc người sống trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên đều hòa nhập thành một
cộng đồng đoàn kết, thống nhất cùng chung sống. Dưới sự lãnh đạo của Đảng,
những tinh hoa, truyền thống tốt đẹp của mỗi dân tộc càng được phát huy.
Về tôn giáo, Thái Nguyên có 2 dòng chính là Đạo Phật và Thiên Chúa
giáo. Toàn tỉnh có “80 ngôi chùa, thu hút 13.474 phật tử (13.299 nữ); 4 xứ đạo,
25 nhà thờ họ, 8 nhà nguyện với 4441 hộ, 22.186 khẩu (12.672 nữ)” [47, tr.7],
chủ yếu tập trung ở các huyện Phú Bình, Đại Từ và thành phố Thái Nguyên.
9
Là một tỉnh nằm ở trung tâm của vùng trung du miền núi phía Bắc, kề
sát đồng bằng Bắc Bộ, giáp với Hà Nội, Thái Nguyên có lợi thế về địa lý hơn
nhiều so với các tỉnh lân cận. Nơi đây dễ tiếp nhận những tiến bộ về kinh tế,
văn hóa, khoa học - kỹ thuật, cũng như việc tiếp nhận nguồn vốn đầu tư từ
trong nước và nước ngoài. Nếu được khai thác tốt, Thái Nguyên sẽ trở thành
trung tâm quan trọng ở vùng Đông bắc Tổ quốc. Lại là nơi có lợi thế về nguồn
tài nguyên khoáng sản: quặng sắt, than mỡ, thiếc, vàng, von pram, chì, kẽm
với trữ lượng lớn đã và đang được thăm dò, khai thác nên Thái Nguyên được
chọn là nơi để xây dựng các trung tâm công nghiệp của Trung ương và của
tỉnh. Tính đến năm 2010, trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên, nhiều nhà máy đang
hoạt động khai thác, chế biến có hiệu quả nguồn khoáng sản như khu công
nghiệp gang thép Thái Nguyên, nhà máy luyện cán thép Gia Sàng, nhà máy
giấy Hoàng Văn Thụ, khu công nghiệp Sông Công, cụm công nghiệp La Hiên,
nhà máy Nhiệt điện Cao Ngạn, Nhiệt điện An Khánh 1 tại huyện Đại Từ, xi
măng Quang Sơn, xi măng Quan Triều. Cũng với tiềm năng đó, Thái Nguyên
có nhiều dự án đang được triển khai như: dự án khai thác mỏ Đa Kim Núi
Pháo tại huyện Đại Từ, nhà máy nhiệt điện An Khánh 2 tại huyện Phổ Yên,
khu du lịch Hồ Núi Cốc được Chính phủ phê duyệt xây dựng thành khu du lịch
Quốc gia, khu công nghiệp và dịch vụ Yên Bình và hàng loạt các khu công
nghiệp và dịch vụ khác. Thái Nguyên có nhiều địa danh được khai thác để phát
triển ngành du lịch, dịch vụ như khu du lịch Hồ Núi Cốc, hang Phượng Hoàng,
suối Mỏ Gà, Thác Bảy tầng… Đặc biệt là khu di tích lịch sử cách mạng ATK
Định Hóa Chiến khu cách mạng Việt Bắc với trên 120 điểm di tích lịch sử
cách mạng cùng với hệ thống sông suối, núi non, hang động đẹp, hùng vĩ…
Đây là điều kiện thuận lợi trong vấn đề giải quyết việc làm tại chỗ cho lao
động trong tỉnh Thái Nguyên.
Tỉnh Thái Nguyên là trung tâm đào tạo lớn của cả nước, chỉ sau Hà Nội
và Thành phố Hồ Chí Minh, với 8 trường đại học, 17 trường cao đẳng thuộc
Đại học Thái Nguyên, trực thuộc tỉnh và 34 cơ sở đào tạo nghề. Ngoài ra còn
10
có 7 chi nhánh các Ngân hàng Trung ương và địa phương, Nhà hát Ca múa
Dân gian Việt Bắc, Bảo tàng Văn hoá các Dân tộc Việt Nam, Khu Di tích lịch
sử cách mạng ATK Định Hoá - chiến khu cách mạng Việt Nam, Bệnh viện Đa
khoa Trung ương Thái Nguyên và 14 bệnh viện khu vực và các bệnh viện của
tỉnh. Đây là điều kiện thuận lợi cho Thái Nguyên trong đào tạo nguồn nhân
lực, nghiên cứu khoa học, hoạt động kinh doanh, hoạt động trong lĩnh vực văn
hoá nghệ thuật, ứng dụng các thành tựu, tiến bộ khoa học, công nghệ, hoạch
định chiến lược phát triển, phối hợp thực hiện các chương trình phát triển kinh
tế, xã hội với mục tiêu đẩy mạnh sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa, đưa
Thái Nguyên phát triển nhanh, bền vững, như chủ tịch Hồ Chí Minh từng căn
dặn: “Tỉnh ta có nhiều điều kiện thuận lợi. Toàn thể cán bộ và đồng bào phải
ra sức làm cho Thái Nguyên trở nên một trong những tỉnh giàu có và phồn
thịnh nhất miền Bắc nước ta…” [25, tr.37].
Hàng nghìn năm nay, phụ nữ các dân tộc trong tỉnh Thái Nguyên dù
trên danh nghĩa không phải là trụ cột gia đình nhưng là người phải đảm nhận
phần lớn công việc gia đình, từ việc lao động nặng nhọc đến việc nội trợ,
nuôi dạy con cái.
Dưới chế độ cũ, phụ nữ Việt Nam nói chung và phụ nữ Thái Nguyên nói
riêng (đặc biệt là phụ nữ các huyện miền núi) hoàn toàn không có quyền trong
xã hội cũng như trong gia đình. Không có quyền chính trị, phụ nữ không được
tham gia bầu cử vào tất cả các tổ chức, ngay cả tổ chức không có tính cách
chính trị như tương tế, ái hữu. Tình trạng vô quyền của phụ nữ trong gia đình
cũng hết sức trầm trọng vì tư tưởng trọng nam khinh nữ. Trong hôn nhân, tục đa
thê phổ biến ở tất cả các dân tộc, các làng xã trong tỉnh. Đối với các cô gái đến
tuổi lấy chồng đều không được quyền lựa chọn, việc cha mẹ đặt đâu con ngồi
đấy là điều hiển nhiên được thừa nhận. Điều cha mẹ cô gái quan tâm nhiều nhất
là tình trạng của cải của chàng rể tương lai và quan trọng hơn là của hồi môn.
Đặc biệt là đối với tộc người Dao, tiền cheo cưới lớn gấp nhiều so với các tộc
người khác. Vì thế nhiều người không lấy được vợ vì không có tiền cheo cưới.
11
Cùng với lễ giáo phong kiến, ở Thái Nguyên vào cuối thế kỷ 18 và đầu
thế kỷ 19, nạn giặc giã cướp bóc xảy ra, nhất là các huyện miền núi của tỉnh đã
đẩy nhân dân vào cảnh đói khát, bệnh tật. Nạn nhân của thảm hoạ này đầu tiên
là trẻ nhỏ và phụ nữ. Vào khoảng năm 1870, hàng ngàn tàn quân của đảng Thái
Bình thiên quốc cùng với bọn thổ phỉ, lục lâm hoạt động ở Quảng Đông, Quảng
Tây và Vân Nam (Trung Quốc) bị quân triều đình Mãn Thanh đánh dẹp đã chạy
vào tỉnh Thái Nguyên, chiếm cứ vùng Định Hoá làm sào huyệt. “Từ năm 1870
đến 1885, chúng gây bao nỗi kinh hoàng trong nhân dân, cho quân đi cướp bóc
của cải, đốt nhà, phá làng, giết người, hãm hiếp phụ nữ ở khắp nơi trong
tỉnh…Phải thừa nhận rằng người Trung Quốc đã cướp nhiều phụ nữ Thổ (Tày)
tới mức còn phải lâu nữa sự sinh con đẻ cái mới tăng lên được” [47,tr. 9].
Không chỉ có phụ nữ Tày bị cướp mà phụ nữ Dao cũng bị săn đuổi, bắt cóc. “Từ
khi nạn cướp đoạt phụ nữ đem bán thì thực hiếm thấy một người Mán (Dao) có
vợ. Phải chăng đối với họ, phụ nữ chỉ là thứ xa hoa” [47, tr.9].
Khi thực dân Pháp đặt ách nô dịch lên Việt Nam (1884) đã đẩy người
Việt Nam - trong đó có phụ nữ vào vòng nô lệ tăm tối. Đánh chiếm Thái
Nguyên vào năm 1884, ba năm sau, thực dân Pháp bắt đầu bóc lột nhân dân
các dân tộc trong tỉnh Thái Nguyên. Hậu quả của những chính sách đó làm cho
đời sống của nhân dân, đặc biệt là người phụ nữ vô cùng cực khổ khi mà ruộng
đất bị thực dân Pháp cướp để lập đồn điền. “Từ năm 1887 đến ngày 28/1/1937,
thực dân Pháp đã cướp của nông dân Thái Nguyên 44.725 ha ruộng. Hàng vạn
nông dân mất ruộng đất bị phá sản, rơi vào tình cảnh khốn cùng hoặc phải làm
tá điền cho chúng, hoặc rời bỏ quê hương đi làm cu li trong các hầm mỏ…Chỉ
tính 8 đồn điền lớn ở 5 huyện (Phú Bình, Phổ Yên, Đồng Hỷ, Đại Từ, Định
Hoá) năm 1911 có 1852 hộ nông dân, gồm 3310 lao động, trong đó có 1.590 là
phụ nữ là tá điền. Đến năm 1924, chỉ riêng hai huyện Phú Bình và Phổ Yên số
tá điền đã lên gần 30.000 trong đó hơn 50% là phụ nữ”[47, tr.11]. Dưới chế độ
thực dân phong kiến “không một chỗ nào người phụ nữ thoát khỏi những hành
động bạo ngược. Ngoài phố, trong nhà, giữa chợ hay thôn quê, đâu đâu họ
12
cũng vấp phải những hành động tàn nhẫn của bọn cai trị, sĩ quan, cảnh binh,
nhân viên nhà đoan, nhà ga”[23, tr.43].
Không còn con đường nào khác, nhân dân, trong đó có đông đảo phụ nữ
đã đứng lên đấu tranh. Phong trào yêu nước, chống Pháp diễn ra sôi nổi, liên
tục. Ngay từ 19/03/1884, khi thực dân Pháp ồ ạt tấn công thành Thái Nguyên,
nhân dân Thái Nguyên, trước hết là nông dân các huyện Đồng Hỷ, Phú Lương,
Phú Bình hăng hái hợp thành những đội quân kháng Pháp dưới sự chỉ huy của
Nguyễn Quang Khoáng, Hoàng Kế Viêm. Cuộc chiến đấu đã gây cho quân đội
Pháp nhiều khó khăn. Năm 1885, nhân dân các huyện Phú Bình, Phổ Yên,
Đồng Hỷ, Võ Nhai đã hưởng ứng mạnh mẽ cuộc khởi nghĩa của nông dân Yên
Thế (Bắc Giang). Dưới sự chỉ huy của Hoàng Hoa Thám, nghĩa quân mở nhiều
đợt hoạt động, tấn công quân Pháp ở Thái Nguyên, gây cho kẻ thù nhiều thiệt
hại. Nghĩa quân đi đến đâu cũng được nhân dân các dân tộc trong tỉnh hậu
thuẫn, giúp đỡ (trong đó có vai trò to lớn của phụ nữ). Trong cuộc khởi nghĩa
của binh lính Thái Nguyên (1917), công sức, vai trò của phụ nữ ở Thái
Nguyên rất quan trọng. Nghĩa quân khi lui về vùng nông thôn, phụ cận được
nhân dân ở những vùng này (phần lớn là phụ nữ) giúp đỡ về lương thực, thực
phẩm, cất giấu, chăm sóc, dẫn đường. Không chỉ là lực lượng hậu thuẫn quan
trọng của nghĩa quân, một số phụ nữ các dân tộc trong tỉnh đã vượt lên dư
luận, vượt lên quan niệm đạo lý phong kiến lạc hậu “tam tòng” để sung vào
hàng ngũ nghĩa quân, sát cánh cùng nam giới cầm vũ khí giết kẻ thù.
Tình hình trên đây một mặt phản ánh sinh động về thái độ của phụ nữ
các dân tộc tỉnh Thái Nguyên đối với giặc ngoại xâm, đối với lợi ích quốc gia,
dân tộc; mặt khác đó là tấm gương thức tỉnh những ai thờ ơ với vận mệnh của
Tổ quốc, thức tỉnh những ai xem thường khả năng của phụ nữ.
Lịch sử đã chứng minh, phụ nữ Việt Nam trong suốt quá trình phát triển
của lịch sử dân tộc luôn là những người nồng nàn yêu nước, sẵn sàng dấn thân
vào sự nghiệp đánh giặc cứu nước và xây dựng quê hương. Phụ nữ các dân tộc
ở Thái Nguyên cũng có đầy đủ khả năng làm nên sự nghiệp không thua kém
13
nam giới. Nhưng dưới sự áp bức nặng nề của chế độ phong kiến, phụ nữ ít có
cơ hội để phấn đấu, cống hiến. Chỉ khi Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời, phụ
nữ mới có điều kiện phát huy hết tài năng và đức hạnh của mình, góp phần
quan trọng vào sự phát triển kinh tế, văn hoá, xã hội của đất nước.
Dưới sự lãnh đạo của Đảng, phụ nữ cả nước nói chung và phụ nữ tỉnh
Thái Nguyên nói riêng đã phát huy cao độ truyền thống cách mạng vẻ vang của
mình. Trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược (1945 -1954),
phụ nữ Thái Nguyên đã nỗ lực phấn đấu cùng Đảng bộ, nhân dân và các lực
lượng vũ trang trong tỉnh ra sức xây dựng, củng cố và bảo vệ chính quyền, sẵn
sàng chiến đấu chống kẻ thù xâm lược. Đặc biệt là khi Hội Liên hiệp phụ nữ
Việt Nam tỉnh Thái Nguyên được thành lập (tháng 9 - 1947), phong trào phụ nữ
của tỉnh đã đạt được nhiều thành tích quan trọng. Mặc dù trong thời kỳ đầu, số
lượng hội viên còn rất ít, chỉ khoảng 130 người (trong đó một nử là tiểu tư sản,
tư sản trí thức, một phần là tiểu thương còn lại là nông dân) nhưng nhờ sự hoạt
động sôi nổi, nhiệt tình của các Uỷ viên Ban chấp hành Hội trong công tác
tuyên truyền, động viên và ủng hộ cho kháng chiến nên đã góp phần không nhỏ
vào thắng lợi của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp.
Trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước, là một tỉnh trung tâm của
khu tự trị Việt Bắc, có khu công nghiệp gang thép lớn, lại là đầu mối giao
thông quan trọng, cùng nhiều kho tàng của Nhà nước và quân đội xây dựng
trên địa bàn nên Thái Nguyên trở thành trọng điểm đánh phá của kẻ thù. Năm
1965, ngay sau khi hai tỉnh Thái Nguyên và Bắc Kạn sáp nhập, Hội Liên hiệp
Phụ nữ tỉnh đã nhanh chóng kiện toàn về tổ chức, kêu gọi, động viên phụ nữ
trong toàn tỉnh hưởng ứng phong trào “ba đảm đang”. Phát huy truyền thống
yêu nước và cách mạng, dưới sự lãnh đạo của Đảng bộ tỉnh, phụ nữ Thái
Nguyên bước vào chặng đường vừa sản xuất, vừa phục vụ chiến đấu và chiến
đấu, góp phần đánh thắng hai cuộc chiến tranh phá hoại của đế quốc Mỹ.
Trong công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội hiện nay, phụ nữ tỉnh Thái
Nguyên dưới sự lãnh đạo của Đảng bộ tỉnh mà trực tiếp là Hội Liên hiệp Phụ
14
nữ Thái Nguyên đã phát huy truyền thống tốt đẹp của mình, khắc phục những
khó khăn, cùng nhân dân trong tỉnh thực hiện thắng lợi nhiệm vụ, mục tiêu
kinh tế, chính trị, xã hội, an ninh quốc phòng để phấn đấu đạt mục tiêu đưa
Thái Nguyên trở thành một tỉnh công nghiệp trước năm 2020.
1.1.2. Chủ trƣơng của Đảng và Đảng bộ tỉnh Thái Nguyên
Quan điểm của Đảng, nhà nƣớc về vấn đề phụ nữ
Chủ nghĩa Mác - Lênin đã bác bỏ luận điệu coi thường phụ nữ do xã hội
cũ để lại, đồng thời cũng khẳng định phụ nữ là một nửa của nhân loại, có đóng
góp to lớn trong phong trào cách mạng. Do đó, “không thể lôi cuốn quần
chúng tham gia chính trị mà lại không lôi cuốn phụ nữ tham gia chính trị”
[57,tr.38]. Trong cuộc cách mạng xây dựng chủ nghĩa xã hội, vai trò của phụ
nữ cũng được Mác - Lênin khẳng định “giai cấp vô sản sẽ không đạt được tự
do hoàn toàn nếu không giành được tự do hoàn toàn cho phụ nữ” [57, tr.61].
Vì vậy “muốn giải phóng phụ nữ thì trước hết phải xóa bỏ chế độ chiếm hữu tư
nhân về tư liệu sản xuất, phải xóa bỏ ách áp bức bóc lột giai cấp và ách nô dịch
dân tộc [68,tr 20 - 21]. Lênin cũng nhấn mạnh: “giải phóng phụ nữ lao động
phải là việc làm của bản thân phụ nữ lao động” [57, tr.55]. Chỉ bằng cách tham
gia vào phong trào cách mạng chung, phụ nữ mới chứng tỏ được lực lượng và
khả năng to lớn của mình, từ đó tư tưởng trọng nam, khinh nữ mới được đẩy
lùi dần, phụ nữ mới có điều kiện vươn lên làm chủ cuộc sống.
Ở Việt Nam, từ khi thành lập, Đảng đã coi trọng mục tiêu giải phóng
phụ nữ, thực hiện nam nữ bình quyền, đặt sự nghiệp giải phóng phụ nữ gắn
liền với sự nghiệp giải phóng dân tộc và xây dựng chủ nghĩa xã hội. Chủ tịch
Hồ Chí Minh nêu rõ: Chúng ta làm cách mạng là để tranh lấy bình quyền, bình
đẳng, trai gái đều ngang quyền như nhau. Đây là nội dung mang tính nhân văn
trong đường lối cách mạng của Đảng. Thấm nhuần quan điểm, tư tưởng ấy,
trong suốt quá trình lãnh đạo cách mạng , Đảng đã thực hiện nhất quán đường
lối, quan điểm về giải phóng phụ nữ, nam nữ bình quyền. Đặt sự nghiệp giải
15
phóng phụ nữ gắn liền với sự nghiệp giải phóng dân tộc, giải phóng giai cấp và
giải phóng con người.
Nghị quyết Ban chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Đông Dương
năm 1930 chỉ rõ: Lực lượng phụ nữ là một lực lượng trọng yếu nếu quảng đại
quần chúng không tham gia vào những cuộc đấu tranh cách mạng thì cách
mạng không thể thắng lợi. Hiến pháp đầu tiên (1946) của nước Việt Nam dân
chủ cộng hòa đã khẳng định: “phụ nữ bình đẳng với nam giới về mọi phương
diện”, và Hiến pháp các năm 1959, 1980, 1992 quy định cụ thể hơn: phụ nữ có
quyền bình đẳng với nam giới về mọi mặt chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội.
Ngoài ra còn có hàng loạt các văn bản, chỉ thị, nghị quyết khác khẳng định
quyền bình đẳng nam nữ như Nghị quyết 04, Nghị quyết 11 của Bộ Chính trị,
Chỉ thị 37 CT/TW, Chỉ thị 44/CT...
Đặc biệt, sau khi thực hiện thành công Chiến lược và Kế hoạch hành
động quốc gia vì sự tiến bộ của phụ nữ đến năm 2000, Thủ tướng Chính phủ
đã ký quyết định phê duyệt Chiến lược quốc gia vì sự tiến bộ của phụ nữ Việt
Nam đến năm 2010 và Kế hoạch hành động vì sự tiến bộ của phụ nữ Việt Nam
đến năm 2005. Điều đó thể hiện sự quan tâm sâu sắc của Đảng, Nhà nước đối
với vấn đề phát triển của phụ nữ.
Trong công cuộc đổi mới đất nước, Đảng tiếp tục cụ thể hóa đường lối,
quan điểm của Đảng về công tác phụ nữ và luôn khẳng định: phụ nữ Việt Nam
có truyền thống lịch sử vẻ vang, có những tiềm năng to lớn, là một động lực
quan trọng của công cuộc đổi mới và phát triển kinh tế, xã hội; phụ nữ vừa là
người mẹ, người thầy đầu tiên của con người. Trên cơ sở mục tiêu chung Đại
hội Đảng toàn quốc lần thứ VIII đã đề ra, xuất phát từ thực tế phong trào và
nguyện vọng chính đáng của các tầng lớp phụ nữ và Cương lĩnh hành động của
Hội nghị Thế giới về phụ nữ lần thứ 4, Chính phủ Việt Nam cam kết thực hiện
mục tiêu của phong trào phụ nữ Việt Nam là: Đoàn kết rộng rãi, động viên các
tầng lớp phụ nữ, phát huy mọi tiềm năng, sức sáng tạo và phẩm chất tốt đẹp
của phụ nữ Việt Nam nhằm tiếp tục cải thiện đời sống vật chất, tinh thần, nâng
16
cao kiến thức mọi mặt của phụ nữ, thực hiện nam nữ bình đẳng, góp phần đẩy
mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc;
xây dựng người phụ nữ Việt Nam yêu nước, yêu chủ nghĩa xã hội, có sức
khoẻ, có kiến thức, năng động, sáng tạo, biết làm giàu hợp pháp, có lòng nhân
hậu, quan tâm đến lợi ích của xã hội và của cộng đồng; xây dựng gia đình no
ấm, bình đẳng, tiến bộ, hạnh phúc; phát triển vững chắc đội ngũ cán bộ nữ trên
các lĩnh vực quản lý nhà nước, quản lý kinh tế, quản lý xã hội; xây dựng tổ
chức và đội ngũ cán bộ Hội ngày càng vững mạnh để phát huy có hiệu quả vai
trò đại diện chăm lo, bảo vệ quyền lợi hợp pháp và chính đáng của phụ nữ.
Sau 10 năm thực hiện đường lối đổi mới, đất nước đã ra khỏi cuộc khủng
hoảng, chuyển sang thời kỳ đẩy mạnh sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa.
Tuy nhiên, đất nước vẫn đang phải đối mặt với 4 thách thức lớn mà Hội nghị Đại
biểu toàn quốc giữa nhiệm kỳ (01/1994) nêu lên: Nền kinh tế phát triển chưa
vững chắc, hiệu quả và sức cạnh tranh thấp; Một số vấn đề về văn hóa, xã hội bức
xúc chưa được giải quyết; Cơ chế chính sách không đồng bộ và chưa tạo được
động lực mạnh để phát triển; Tình trạng tham nhũng suy thoái ở một bộ phận
không nhỏ trong cán bộ, đảng viên rất nghiêm trọng.
Xuất phát từ tình hình trên và căn cứ vào Cương lĩnh xây dựng đất nước
trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội (1991), Đại hội Đại biểu toàn quốc
lần thứ VIII (1996) của Đảng khẳng định: “Cần tiếp tục nắm vững hai nhiệm
vụ chiến lược xây dựng chủ nghĩa xã hội và bảo vệ Tổ quốc, đẩy mạnh công
nghiệp hóa, hiện đại hóa” [32, tr. 80]. Để thực hiện được mục tiêu đó, Đảng
xác định: “Vấn đề dân tộc và đoàn kết các dân tộc luôn luôn có vị trí chiến
lược trong sự nghiệp cách mạng” [ 34,tr.127]. Thực hiện đại đoàn kết, phát huy
sức mạnh của cả cộng đồng dân tộc là “động lực chủ yếu để phát triển đất nước”
[34,tr.86]. Nghị quyết Hội nghị lần thứ năm Ban chấp hành Trung ương (khóa
IX) chỉ rõ: Hệ thống chính trị ở cơ sở có vai trò rất quan trọng trong việc tổ chức
và vận động nhân dân thực hiện đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật của
17
Nhà nước, tăng cường đại đoàn kết toàn dân, phát huy quyền làm chủ của dân,
huy động mọi khả năng phát triển kinh tế, xã hội, tổ chức cuộc sống dân cư.
Là trung tâm tập hợp, đoàn kết mọi tầng lớp phụ nữ trong cả nước, là bộ
phận cấu thành hệ thống chính trị ở Việt Nam, Hội Liên hiệp phụ nữ Việt Nam
tích cực tham mưu đề xuất, tham gia xây dựng và giám sát việc thực hiện luật
pháp, chính sách có liên quan nhiều đến quyền lợi thiết thực của phụ nữ.
Đổi mới tổ chức, hoạt động của Hội Liên hiệp Phụ nữ chính là nhằm
thực hiện mục tiêu ấy.
Chủ trƣơng của Đảng bộ tỉnh Thái Nguyên
Công cuộc đổi mới do Đảng lãnh đạo đạt được thành tựu to lớn đã và
đang tạo ra thế và lực mới cho Việt Nam bước vào thời kỳ phát triển mới. Đại
hội Đảng toàn quốc lần thứ VIII (1996) quyết định đẩy mạnh công nghiệp hoá,
hiện đại hoá, phấn đấu đưa đất nước cơ bản trở thành một nước công nghiệp
vào năm 2020.
Bước vào giai đoạn phát triển mới, vấn đề phụ nữ cũng cần được nhìn
nhận một cách đầy đủ và sâu sắc hơn. Với số lượng chiếm trên 50% dân số và
lao động trong xã hội; với tư cách là người sinh thành và nuôi dưỡng cho đất
nước các thế hệ công dân tiếp nối thực hiện sự nghiệp đổi mới, thực hiện mục
tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, văn minh nên việc tạo điều kiện
để phụ nữ được thực sự bình đẳng, phát triển, thực hiện tốt nghĩa vụ công dân
và chức năng người mẹ là một trong những nhân tố quan trọng đảm bảo cho sự
thành công của sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước.
Phụ nữ Việt Nam hơn bao giờ hết đang có những cơ hội, những thuận lợi
rất cơ bản để phát triển: đất nước hoà bình, ổn định; thành tựu của công cuộc đổi
mới; đường lối, chính sách thực hiện công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước
đặc biệt chủ trương chiến lược về phát triển Giáo dục - Đào tạo và khoa học công nghệ; sự chuyển biến tích cực về nhận thức giới của xã hội; sự phát triển
của phụ nữ đã theo kịp sự phát triển chung của đất nước trong quá trình đổi mới
và đang còn tiềm ẩn những khả năng to lớn; vấn đề phụ nữ đã và đang tiếp tục
18
là mối quan tâm mang tính toàn cầu.. Nhưng sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện
đại hoá đòi hỏi người lao động phải có trí tuệ cao, có tay nghề thành thạo, có
sức khoẻ, có phẩm chất tốt, thì những hạn chế về trình độ học vấn, chuyên môn
nghiệp vụ, sức khoẻ; những tác động tiêu cực của tư tưởng trọng nam khinh nữ,
của tệ nạn xã hội; lại là khó khăn, thách thức lớn đối với phụ nữ.
Khai thác và phát huy triệt để những mặt thuận lợi, có biện pháp tích
cực để khắc phục và hạn chế tối đa những khó khăn, trở ngại để phụ nữ Việt
Nam đạt tới sự bình đẳng - phát triển, đóng góp xứng đáng vào việc thực hiện
thành công sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, không chỉ là sự
nỗ lực phấn đấu của riêng phụ nữ mà là trách nhiệm của Đảng, Nhà nước, các
ngành, các cấp, các tổ chức đoàn thể và của toàn xã hội.
Quán triệt chủ trương đó, Đảng bộ tỉnh Thái Nguyên xác định: “Tiếp tục
tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với các đoàn thể nhằm phát huy tinh thần
làm chủ, tính sáng tạo và sức mạnh tổng hợp của các tầng lớp nhân dân trong
tỉnh, góp phần đẩy mạnh quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa, phấn đấu
đến năm 2000, tỉnh Thái Nguyên thực hiện được mục tiêu xóa hộ đói, giảm hộ
nghèo, nâng mức sống của nhân dân các dân tộc trong tỉnh lên một bước rõ
rệt” [38,tr.22]. Đại hội Đại biểu Đảng bộ tỉnh Thái Nguyên lần thứ XVI (2001)
tiếp tục nhấn mạnh: “động lực chủ yếu để phát triển kinh tế, xã hội là phát huy
cao độ mọi nguồn lực, phát huy sức mạnh tổng hợp về vật chất, trí tuệ, tinh
thần của toàn dân, của các thành phần kinh tế vì dân giàu, nước mạnh, xã hội
công bằng, văn minh” [39,tr.7]. Muốn thực hiện được mục tiêu đó cần “mở
rộng khối đại đoàn kết toàn dân, phát huy sức mạnh của cộng đồng các dân tộc
trong tỉnh để khơi dậy mọi tiềm năng, tạo ra những động lực mới, thu hút rộng
rãi các tầng lớp nhân dân tham gia vào các phong trào hành động cách mạnh
đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa, xây dựng và bảo vệ tổ
quốc”[39.tr,45]. Đại hội XVI của Đảng bộ tỉnh cũng xác định: “Nâng cao vai
trò của Mặt trận tổ quốc và các tổ chức chính trị - xã hội trong công tác giáo
dục, động viên nhân dân tham gia xây dựng và thực hiện tốt các chính sách của
19
Đảng, pháp luật của Nhà nước. Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể phải “hướng
về cơ sở để tổ chức phong trào thi đua yêu nước, củng cố và phát triển tổ chức,
chăm lo đời sống thiết thực và phát huy sức mạnh của nhân dân. Giảm bớt
những hoạt động hình thức, hành chính; tăng cường đi cơ sở, gần gũi với đoàn
viên, hội viên hơn” [39.tr.46].
Để vận dụng những chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà
nước vào thực tiễn địa phương có hiệu quả, công việc đầu tiên là đổi mới và
nâng cao vai trò của hệ thống chính trị ở cơ sở. Ngày 9 tháng 7 năm 2002,
Tỉnh ủy Thái Nguyên đã đề ra chương trình hành động số 06 - CTr/TU về đổi
mới, nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động của hệ thống chính trị ở cơ sở
xã, phường, thị trấn. Chương trình chỉ rõ:
Bố trí đủ cán bộ cho hệ thống chính trị ở xã, phường, thị trấn theo quy
định chung của Trung ương và theo chuẩn hóa, trẻ hóa, gắn chặt quyền hạn với
trách nhiệm. Kiện toàn đội ngũ cán bộ giữ chức vụ chủ chốt qua bầu cử của
các tổ chức Đảng, Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân, người đứng đầu các
cơ quan Mặt trận và các đoàn thể chính trị xã hội.
Tăng cường mạnh mẽ công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ cấp cơ sở
nhằm đạt được mục tiêu đến năm 2005 có trên 70% cán bộ chuyên trách giữ
chức vụ qua bầu cử được đào tạo, bồi dưỡng đạt tiêu chuẩn quy định. Trên
80% cán bộ, công chức chuyên môn có trình độ trung cấp trở lên đối với xã,
phường, thị trấn ở vùng đồng bằng và miền núi; sơ cấp trở lên đối với các
xã vùng cao; đồng thời phải được đào tạo có trình độ lý luận chính trị tối
thiểu là sơ cấp. Có quy định cụ thể về nghĩa vụ, quyền lợi để thực hiện chủ
trương điều động, biệt phái cán bộ cấp tỉnh, huyện về xã, phường, thị trấn ở
những nơi còn thiếu cán bộ, đến vùng sâu, vùng xa, vùng còn nhiều khó khăn
để tăng cường lực lượng cán bộ tại chỗ.
Có kế hoạch thực hiện mục tiêu đến năm 2005, các xã, phường, thị trấn
xây xong trụ sở làm việc chung cho các cơ quan trong hệ thống chính trị theo
định mức thống nhất, đảm bảo đủ chỗ làm việc cho cán bộ cơ sở.
20
Quán triệt chủ trương của Đảng, Nhà nước, về xây dựng hệ thống chính
trị, về đổi mới nội dung, hoạt động của Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể, trong
đó có Hội Liên hiệp Phụ nữ, Đảng bộ tỉnh Thái Nguyên đã chủ trương: “Đổi
mới nội dung và phương thức hoạt động của các đoàn thể. Hướng mạnh về cơ
sở để thu hút, tập hợp đoàn viên, hội viên, có biện pháp tích cực củng cố sinh
hoạt, xây dựng lực lượng nòng cốt, bồi dưỡng rèn luyện cán bộ, khắc phục bệnh
quan liêu, hành chính trong hoạt động của các đoàn thể. Quan tâm, chăm lo lợi
ích thiết thực về vật chất, tinh thần cho các đoàn viên, hội viên” [38,tr.22].
Dựa trên những định hướng mà Đảng bộ tỉnh đề ra, Hội Liên hiệp phụ
nữ tỉnh Thái Nguyên và các tổ chức chính trị, xã hội khác đã quán triệt và cụ
thể hóa những Nghị quyết, Chỉ thị của Đảng và Nhà nước vào cuộc sống, góp
phần thực hiện thắng lợi Nghị quyết của Đảng bộ tỉnh Thái Nguyên đề ra trong
Đại hội Đảng bộ đầu tiên kể từ khi tái lập tỉnh là: “Tập trung mọi nguồn lực,
tranh thủ thời cơ, đẩy mạnh công cuộc đổi mới một cách toàn diện và đồng bộ,
tạo sự phát triển về kinh tế, xã hội với tốc độ tăng trưởng nhanh, bền vững, xây
dựng tỉnh Thái Nguyên giàu đẹp với cơ cấu kinh tế công - nông, lâm nghiệp,
dịch vụ; cải thiện đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân; đảm bảo quốc
phòng, an ninh; xây dựng hệ thống chính trị trong sạch, vững mạnh để cùng
với cả nước tiến vào thời kỳ công nghiệp hóa - hiện đại hóa, tạo tiền đề vững
chắc cho bước phát triển cao hơn năm sau năm 2000”[38,tr.25 - 26].
1.2.
Chỉ đạo xây dựng hệ thống tổ chức và hoạt động của Hội
1.2.1. Xây dựng hệ thống tổ chức Hội
Chủ trƣơng của tỉnh Hội
Từ sau khi tái lập tỉnh (1997), công cuộc đổi mới của tỉnh tiếp tục giành
được nhiều thành tựu quan trọng. Tình hình chính trị ổn định, kinh tế, xã hội
phát triển khá toàn diện. Đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân được cải
thiện đáng kể. Nhờ vậy mà hoạt động của Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh cũng như
các ban, ngành đoàn thể khác có nhiều thuận lợi. Tuy nhiên, Thái Nguyên còn là
một tỉnh nghèo. Mức sống của nhân dân thấp, không đồng đều giữa các vùng,
21
miền. Tình hình tệ nạn xã hội diễn ra phức tạp và ngày càng gia tăng. Nhận thức
của xã hội về bình đẳng giới còn hạn chế. Đó là những yếu tố ảnh hưởng trực
tiếp đến đời sống của các tầng lớp phụ nữ trong tỉnh. Từ đó đòi hỏi Hội phải
nhanh chóng đổi mới hoạt động sao cho phù hợp để đáp ứng với yêu cầu của
hoàn cảnh mới.
Tháng 03/1997, ngay sau thời điểm được thành lập 2 tháng, Đại hội Đại
biểu phụ nữ tỉnh Thái Nguyên được tổ chức. Một trong những mục tiêu, phương
hướng mà Đại hội xác định là: Quan tâm củng cố tổ chức Hội, nâng cao vai trò
đại diện của tổ chức Hội, đoàn kết tập hợp hội viên, chăm lo bảo vệ quyền lợi
chính đáng của phụ nữ - trẻ em, để từ đó “phấn đấu xây dựng người phụ nữ Thái
Nguyên có sức khỏe, có kiến thức, có lòng nhân hậu, năng động sáng tạo, biết
làm giàu chính đáng, quan tâm đến lợi ích của xã hội và cộng đồng, từng bước
cải thiện đời sống vật chất và tinh thần, nâng cao uy tín, địa vị xã hội của phụ
nữ, xây dựng gia đình no ấm, bình đẳng, hạnh phúc và tiến bộ”[3,tr.13].
Nhiệm vụ của Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh Thái Nguyên trong nhiệm kỳ
1997 - 2002 là tiếp tục “đổi mới nội dung, phương thức hoạt động, nâng cao
chất lượng hoạt động của các cấp Hội, chăm lo lợi ích thiết thực cho phụ nữ trẻ em, tập hợp quần chúng phụ nữ thực hiện có hiệu quả 5 chương trình
công tác trọng tâm của Hội; xây dựng đội ngũ cán bộ nữ, cán bộ Hội, kiện
toàn tổ chức, hoạt động của Hội hướng về cơ sở, quan tâm giúp đỡ cơ sở
vùng dân tộc” [3,tr.14].
Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh Thái Nguyên tiếp tục đề ra mục tiêu, phương
hướng, nhiệm vụ trong những năm 2001 - 2006 là: “Xây dựng và phát triển tổ
chức Hội vững mạnh. Nâng cao năng lực và trình độ mọi mặt, cải thiện đời sống
vật chất và tinh thần của phụ nữ; thu hẹp khoảng cách bất bình đẳng nam - nữ;
xây dựng người phụ nữ Thái Nguyên yêu nước, có tri thức, năng động, sáng tạo,
có sức khỏe, có lối sống văn hóa, có lòng nhân hậu” [7, tr.13].
Với sự quan tâm lãnh đạo của Đảng bộ tỉnh cùng với việc quán triệt các
chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước, Hội phụ nữ tỉnh Thái Nguyên đã
22
có những mục tiêu, biện pháp cụ thể để tiến hành thực hiện xây dựng tổ chức và
hoạt động sao cho phù hợp với đặc điểm, yêu cầu đòi hỏi của sự phát triển kinh
tế, xã hội trong tỉnh.
Quá trình xây dựng tổ chức và hoạt của Hội phụ nữ tỉnh Thái Nguyên
diễn ra dưới sự lãnh đạo của Đảng bộ tỉnh. Hội phụ nữ đã có nhiều biện pháp
phối hợp với các ban, ngành, đoàn thể liên quan. Nội dung của các hoạt động,
quy trình xây dựng tổ chức cơ sở Hội được đảm bảo theo đúng kế hoạch và
được báo cáo thường xuyên, kịp thời qua mỗi quý, năm và nhiệm kỳ. Quá trình
thực hiện, Hội phụ nữ luôn đánh giá kết quả và rút ra những kinh nghiệm, bài
học nhằm bổ sung kinh nghiệm cho giai đoạn tiếp theo.
Từ năm 1997 đến năm 2005, dưới sự chỉ đạo của Đảng bộ tỉnh, Hội Liên
hiệp Phụ nữ tỉnh Thái Nguyên đã tích xây dựng, củng cố tổ chức Hội, đổi mới
nội dung và phương thức hoạt động, góp phần thực hiện thành công công tác đổi
mới hoạt động của hệ thống chính trị ở cơ sở, nâng cao quyền làm chủ của nhân
dân nói chung và phụ nữ nói riêng; góp phần vào hoàn thành thắng lợi các mục
tiêu kinh tế xã hội, xứng đáng là tổ chức chính trị - xã hội, đại diện cho quyền
lợi của phụ nữ và trẻ em trong tỉnh.
Quá trình xây dựng hệ thống tổ chức
Tạo nguồn, quy hoạch, đào tạo và bồi dƣỡng cán bộ hội
Do mới tách tỉnh nên tạo nguồn, quy hoạch, đào tạo và bồi dưỡng cán
bộ được coi là công tác trọng tâm hàng đầu để xây dựng tổ chức Hội. Các cấp
Hội phụ nữ tỉnh Thái Nguyên đã tập trung chỉ đạo quy hoạch cán bộ một cách
khẩn trương, đảm bảo chất lượng cán bộ và phù hợp với yêu cầu hoạt động của
Hội. Nghị quyết Đại hội lần thứ IX của Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh Thái
Nguyên chỉ rõ mục: “Xây dựng đội ngũ cán bộ nữ, cán bộ Hội, kiện toàn tổ
chức, hoạt động của Hội hướng về cơ sở, quan tâm đào tạo và đào tạo lại nâng
cao trình độ mọi mặt, năng lực quản lý, điều hành cho đội ngũ cán bộ nữ, cán
bộ Hội có khả năng đảm đương, hoàn thành tốt nhiệm vụ của Đảng, của Hội;
nâng cao vai trò, vị trí của cán bộ nữ tham gia quản lý xã hội” [7,tr.17].
23
Để đạt được mục tiêu đó, Hội Liên hiệp Phụ nữ các cấp đã chủ động
tham mưu với các cấp uỷ Đảng, thường xuyên đưa công tác quy hoạch cán bộ
Hội đến cơ sở vào nề nếp. Hàng năm, tỉnh Hội đều có kế hoạch đào tạo nguồn
cán bộ trước mắt và lâu dài cho những năm sau, phấn đấu cán bộ chủ chốt chủ
tịch, phó chủ tịch huyện, tỉnh có trình độ đại học từ 35% năm 1997 lên 70%
vào năm 2000. Hội quan tâm trang bị kiến thức về quản lý kinh tế, quản lý nhà
nước cho đội ngũ cán bộ lãnh đạo chủ chốt, đề xuất với Đảng, Nhà nước, các
ngành chức năng, các trường đào tạo xây dựng chỉ tiêu, tỷ lệ cán bộ nữ hợp lý.
Hội chủ trương coi trọng chất lượng, tinh giản về số lượng nhưng nâng cao
chuyên môn nghiệp vụ cho cán bộ Hội, đặc biệt là đội ngũ cán bộ ở cơ sở.
Bảng 1.1. Kết quả công tác qui hoạch cán bộ nữ trên địa bàn tỉnh
Thái Nguyên.
Chức danh
Cấp tỉnh
Đại biểu HĐND
Chủ tịch HĐND
Phó CT HĐND
Chủ tịch UBND
Phó CT UBND
Thành viên UB
Uỷ viên UBND
Thường
trực
HĐND
Khoá
1994 - 1999
(%)
26,6
-
Khoá
1999 - 2004
(%)
20,83
0
0
0
33
14
0
0
Cấp huyện
Khoá
Khoá
1994 - 1999 1999 -2004
(%)
(%)
18,63
19,17
0
11,11
0
16,67
8,97
0,8
5,5
Cấp xã
Khoá
1994 1999
(%)
15,58
-
Khoá
1999 -2004
(%)
17,06
4,55
10,61
0,56
1,72
6,64
-
(Nguồn: UBND tỉnh Thái Nguyên (2000), Báo cáo thực hiện KHHĐ
VSTB của phụ nữ giai đoạn 1997 - 2000, tr.7)
Để đội ngũ cán bộ có năng lực, trình độ đảm bảo hiệu quả phong trào
và công tác Hội, công tác bồi dưỡng cán bộ luôn được Đảng bộ các cấp
quan tâm, chú ý. Các cấp ủy Đảng từ tỉnh đến cơ sở ngoài việc xây dựng,
quy hoạch cán bộ còn quan tâm thường xuyên đến công tác đào tạo, bồi
dưỡng, nâng cao trình độ lý luận chính trị, chuyên môn, nghiệp vụ, quản lý
Nhà nước và các chế độ chính sách của Đảng, chủ trương và pháp luật của
Nhà nước cho cán bộ nữ, đặc biệt là đội ngũ cán bộ cấp cơ sở. Được Đảng
bộ tỉnh quán triệt và lãnh đạo thực hiện, bước đầu tiên mà Hội thực hiện
24
trong đào tạo, bồi dưỡng cán bộ nữ là giáo dục tư tưởng, đạo đức cách mạng
và lý luận chính trị thông qua các buổi họp, các lớp học và các đợt sinh hoạt
chính trị liên quan đến các chỉ thị, nghị quyết của Đảng và chính sách của
Nhà nước. Trong đó, Hội nhấn mạnh những chủ trương, chính sách của
Đảng về công tác nữ qua việc quán triệt 3 quan điểm và 6 công tác lớn của
Đảng về vận động phụ nữ trong Nghị quyết 04/NQ - TW của Bộ Chính trị
năm 1993, Chỉ thị 37/CT - TW của Ban Bí thư Trung ương năm 1994 về
công tác cán bộ nữ trong tình hình mới và Nghị quyết số 03- NQ/HNTW
của Bộ Chính trị về chiến lược cán bộ thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa,
hiện đại hóa đất nước. Trong những năm 1997 - 2000, tỉnh Hội có 22 cán bộ đạt
trình độ lý luận chính trị cao cấp, đến giai đoạn 2001 - 2005, số lượng cán bộ
Hội lên đến 55 (trong đó có 22 cán bộ Hội được đào tạo cao cấp lý luận tại
Trung ương). Tỷ lệ nữ tham gia Hội đồng nhân dân cấp huyện và Hội đồng
nhân dân cấp xã khoá 1999 - 2004 đều tăng 1,1% so với khóa trước [13,tr.13].
Nhiệm kỳ 2001 - 2005, các cấp Hội đã phối hợp với trường Chính trị tỉnh và các
Trung tâm chính trị của huyện tổ chức các lớp bồi dưỡng nghiệp vụ công tác
Hội cho 77.714 lượt cán bộ Hội phụ nữ. 100% cán bộ Hội chủ chốt cơ sở đã
được bồi dưỡng nghiệp vụ do tỉnh và huyện tổ chức. Trong nhiệm kỳ 2001 2005 có 3 người được tặng danh hiệu chiến sĩ thi đua toàn quốc, 14 người là
thầy thuốc ưu tú, 06 người đạt danh hiệu nhà giáo ưu tú, 731 người đạt danh
hiệu lao động giỏi cấp tỉnh. Tỉ lệ nữ cán bộ tham gia Hội đồng nhân dân và cấp
ủy các cấp đều tăng hơn so với nhiệm kỳ trước. Tỷ lệ cán bộ nữ tham gia
HĐND các cấp nhiệm kỳ 2004 -2009: Cấp tỉnh đạt 23,88% (tăng 3,05% so với
nhiệm kỳ trước), cấp huyện đạt 25,74% (tăng 6,22% so với nhiệm kỳ trước), cấp
xã 20,54% (tăng 3,48% so với nhiệm kỳ trước) [14,tr.9].
Được Đảng, chính quyền quan tâm cùng với sự nỗ lực phấn đấu của bản
thân cán bộ nữ nên trong Đại hội Đảng các cấp của tỉnh Thái Nguyên nhiệm
kỳ 2001 - 2005 đã có nhiều cán bộ nữ tham gia các cấp uỷ, tham gia Ban
25