ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
VIỆN VIỆT NAM HỌC VÀ KHOA HỌC PHÁT TRIỂN
-------------------------------------------------------------------------
KUROKAWA YUICHIRO
Giao lƣu văn hóa Việt Nam - Nhật Bản từ năm
1990 đến nay: Nghiên cứu trƣờng hợp Manga Nhật
Bản đƣợc phát hành tại Việt Nam
LUẬN VĂN THẠC SĨ
NGÀNH VIỆT NAM HỌC
Hà Nội - 2014
ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
VIỆN VIỆT NAM HỌC VÀ KHOA HỌC PHÁT TRIỂN
-------------------------------------------------------------------------
KUROKAWA YUICHIRO
Giao lƣu văn hóa Việt Nam - Nhật Bản từ năm
1990 đến nay: Nghiên cứu trƣờng hợp Manga
Nhật Bản đƣợc phát hành tại Việt Nam
LUẬN VĂN THẠC SĨ
NGÀNH VIỆT NAM HỌC
MÃ SỐ : 60220113
Cán bộ hướng dẫn khoa học: PGS. TS. Nguyễn Thị Việt Thanh
Hà nội – 2014
LỜI CẢM ƠN
Luận văn này đƣợc thực hiện tại Việt Nam với sự động viên, giúp
đỡ của nhiều cá nhân và tập thể.
Trƣớc hết, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến TS. Nguyễn Thị
Kim Thanh đã hƣớng dẫn tôi thực hiện nghiên cứu của mình.
Xin cùng bày tỏ lòng biết ơn chân thành tới các thầy cô giáo, ngƣời
đã đem lại cho tôi những kiến thức bổ trợ vô cùng có ích trong những năm
học vừa qua.
Cũng xin gửi lời cám ơn chân thành tới Ban Giám hiệu, Phòng Đào
tạo sau đại học, Đại học Quốc gia Hà Nội đã tạo điều kiện cho tôi trong
quá trình học tập.
Cuối cùng tôi xin gửi lời cám ơn đến gia đình, bạn bè, những ngƣời
đã luôn bên tôi, động viên và khuyến khích tôi trong quá trình thực hiện
luận văn thạc sĩ của mình.
Học viên
Kurokawa Yuichiro
LỜI CAM ĐOAN
Tên tôi là Yuichiro Kurokawa, học viên cao học lớp K7, chuyên
ngành Việt Nam học và Khoa học Phát triển, khoá 2012-2014. Tôi xin cam
đoan luận văn thạc sĩ „„Giao lưu văn hóa Việt Nam - Nhật Bản từ năm
1990 đến nay: Nghiên cứu trường hợp Manga Nhật Bản được phát hành
tại Việt Nam‟‟ là công trình nghiên cứu của riêng tôi với dữ liệu nghiên
cứu trung thực, là kết quả từ các phân tích, đánh giá của cá nhân, không
sao chép, không trùng lặp với các đề tài hay tác giả nào.
Học viên
Kurokawa Yuichiro
MỤC LỤC
Trang
PHẦN MỞ ĐẦU
1.1 Tính cấp thiết của đề tài
1.2 Mục tiêu chung và mục đích nghiên cứu
1.2.1 Mục tiêu chung
1.2.2 Mục đích nghiên cứu
1.3 Giả thuyết nghiên cứu
1.4 Đối tƣợng và phƣơng pháp nghiên cứu
1.5 Tổng quan nghiên cứu
1.5.1 Nghiên cứu về giao lƣu văn hóa giữa Việt Nam và Nhật Bản
1.5.2 Nghiên cứu về truyện tranh Nhật Bản ở nƣớc ngoài
1.5.3 Nghiên cứu về truyện tranh Nhật Bản ở Việt Nam
CHƢƠNG 1: LỊCH SỬ TRUYỆN TRANH NHẬT BẢN
1.1 Điều kiện xuất hiện ý niệm về truyện tranh
1.2 Quan niệm truyện tranh Nhật Bản “Manga (漫画:Mạn họa)”
3
4
4
4
4
5
5
5
11
14
20
20
20
1.3 Nguồn gốc của tên gọi “Manga”
1.4 Manga sau Chiến tranh Thế giới thứ II
1.4.1 Sự xuất hiện truyện tranh dài của ông Tezuka
1.4.2 Sự xuất hiện truyện tranh kiểu mới và những tranh cãi về nội dung
1.4.3 Sự xuất hiện của “Chú mèo thần kỳ” và thay đổi về quan niệm
truyện tranh của các bậc phụ huynh
23
26
26
26
30
CHƢƠNG 2: PHỔ BIẾN TRUYỆN TRANH NHẬT RA NƢỚC NGOÀI
33
33
35
35
36
39
40
43
44
2.1 Truyện tranh Nhật đƣợc phổ biến trên thế giới
2.2 Truyện tranh Nhật đƣợc phổ biến tại thị trƣờng Việt Nam
2.2.1 Xuất hiện “Chú mèo thần kỳ” tại Việt Nam
2.2.2 Truyện tranh nƣớc ngoài tại Việt Nam đến đầu thập niên 1990
2.2.3 Một anh hùng truyện tranh của Việt Nam - “Dũng sĩ Hesman”
2.2.4 Sự phổ biến truyện tranh Nhật Bản
2.2.5 Phim hoạt hình đƣợc chuyển thể từ truyện tranh Nhật
2.2.6 Tiểu thuyết - Đối tác mới truyện tranh Nhật đối với độc giả sau
tuổi đọc truyện tranh
2.2.7 Sự phát triển của truyện tranh Việt Nam
1
45
2.3. Những nội dung tranh cãi liên quan đến truyện tranh Nhật Bản tại
Việt Nam
2.3.1 Tình dục và các yếu tố nhạy cảm khác trong truyện tranh Nhật Bản
2.3.2 Trò chơi mới đƣợc phát minh từ truyện tranh
2.3.3 Vấn đề bản quyền
CHƢƠNG 3: GIAO LƢU VĂN HÓA VIỆT NAM - NHẬT BẢN
QUA TRUYỆN TRANH
3.1 Quan niệm của ngƣời Việt Nam về truyện tranh Nhật Bản
3.2 Những yếu tố ảnh hƣởng đến quan niệm đối với truyện tranh tại
Việt Nam
3.2.1 Khác biệt về ngôn ngữ và văn hóa
3.2.2 Khác biệt trong lối tƣ duy
3.2.3 Khác biệt về tầm nhìn kinh doanh
3.3 Bài học và kinh nghiệm từ truyện tranh Nhật Bản đối với độc giả
Việt Nam
3.4 Dấu ấn của truyện tranh Nhật Bản đối với các sáng tác truyện
tranh Việt Nam
KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ
4.1 Kết luận
4.2 Khuyến nghị
Danh mục tài liệu tham khảo
2
48
48
53
55
61
61
65
65
68
72
73
75
77
77
79
82
PHẦN MỞ ĐẦU
1.1.Tính cấp thiết của đề tài
Nhật Bản là một quốc đảo ở khu vực Đông Bắc Á, nhƣng không vì thế
mà nƣớc này bị tách biệt hay chấp nhận bị cô lập trƣớc các nƣớc khác. Trải
qua các thời kỳ lịch sử, với tầm nhìn, sức mạnh trí tuệ, công nghệ, và một ý
chí quyết tâm cao, Nhật Bản đã vƣơn ra toàn cầu và khẳng định vị thế quan
trọng của mình nhƣ một giá trị thƣơng hiệu không thể thay thế.
Không chỉ nổi tiếng với các lĩnh vực công nghệ, kinh doanh, bảo tồn
văn hóa…, truyện tranh là một đặc sản của Nhật Bản. Cho đến nay, truyện
tranh Nhật đã đƣợc “xuất khẩu” đến với công chúng nhiều nƣớc trên thế giới.
Truyện tranh Nhật Bản đƣợc đầu tƣ rất nhiều và là món ăn tinh thần không
thể thiếu trong đời sống ngƣời dân Nhật ở các nhóm lứa tuổi và giới tính khác
nhau. Đối với độc giả ngƣời Nhật, truyện tranh có những chức năng nhƣ giải
tỏa áp lực, giải trí tinh thần, mang tính giáo dục… Đối với từng lứa tuổi, giới
tính thì có nội dung tƣơng ứng và đƣơng nhiên, đi kèm với yếu tố nội dung là
các luật lệ và quy tắc nghiêm ngặt trong việc sáng tác, xuất bản và dịch thuật.
Trong lịch sử hơn 40 năm quan hệ ngoại giao giữa hai nƣớc Việt Nam
và Nhật Bản, truyện tranh Nhật Bản cũng đã đến Việt Nam nhƣ một trong
những sản phẩm của các hoạt động giao lƣu văn hóa và đã tồn tại trong đời
sống Việt Nam cùng với nhiều yếu tố văn hóa, xã hội, kinh tế khác. Câu hỏi
đặt ra là, đối với độc giả Việt Nam có thái độ nhƣ thế nào đối với truyện tranh
Nhật Bản, và khi đến Việt Nam, những yếu tố nội dung và hình thức của
truyện tranh Nhật Bản có còn đƣợc giữ nguyên hay đã đƣợc thay đổi, điều
chỉnh để phù hợp với văn hóa và lối sống ở Việt Nam? Liệu truyện tranh Nhật
Bản có góp phần với tƣ cách là một kênh thông tin để ngƣời Việt Nam hiểu
hơn về văn hóa, đất nƣớc và con ngƣời Nhật Bản? Cuối cùng, kết quả cần
quan tâm là Việt Nam và Nhật Bản thu đƣợc những gì từ quá trình thâm nhập
và phát triển của truyện tranh sau 20 năm qua kể từ khi truyện tranh Nhật Bản
lần đầu tiên xuất hiện tại Việt Nam.
3
Từ những lý do trên, đề tài “Giao lưu văn hóa Việt Nam - Nhật Bản từ
năm 1990 đến nay: Nghiên cứu trường hợp Manga Nhật Bản được phát hành
tại Việt Nam” đƣợc lựa chọn cho luận văn thạc sĩ này, với mong muốn tìm
hiểu quá trình thâm nhập truyện tranh Nhật Bản vào Việt Nam, tìm hiểu
những khác biệt ở những mức độ nhất định giữa đƣợc thể hiện qua công cụ
truyện tranh, đồng thời đƣa ra những khuyến nghị góp phần thúc đẩy quá
trình giao lƣu văn hóa giữa hai nƣớc, nhằm đạt đƣợc sự thấu hiểu lẫn nhau và
hợp tác văn hóa giữa hai nƣớc trên cơ sở lợi ích của hai dân tộc.
1.2 Mục tiêu chung và mục đích nghiên cứu
1.2.1 Mục tiêu chung
- Giới thiệu những đặc điểm chung về truyện tranh Nhật bản và quá trình du
nhập vào Việt Nam với tƣ cách là một sản phẩm của hoạt động giao lƣu văn
hóa, giới thiệu văn hóa và con ngƣời Nhật Bản cho ngƣời Việt Nam, từ đó nêu
ra một số gợi ý về xu hƣớng giao lƣu văn hóa giữa hai quốc gia trong thời kỳ
hội nhập quốc tế hiện nay.
1.2.2 Mục đích nghiên cứu
- Mô tả quá trình thâm nhập và phát triển truyện tranh Manga của Nhật Bản
vào Việt Nam từ năm 1990 đến nay;
- Tìm hiểu thái độ, phản ứng của ngƣời dân Việt Nam đối với truyện tranh
Nhật Bản;
- Phân tích những yếu tố tƣơng đồng và khác biệt trong quan điểm văn hóa
về truyện tranh giữa ngƣời dân Việt nam và Nhật Bản, và những thay đổi theo
thời gian từ 1990 đến nay;
1.3 Giả thuyết nghiên cứu
- Truyện tranh không chỉ đơn thuần là một sản phẩm văn hóa, mà hơn thế là
một sản phẩm biểu hiện sinh động quan điểm văn hóa của một quốc gia;
- Trong thời đại toàn cầu hóa, hội nhập quốc tế, việc phát hành truyện tranh
của Nhật Bản tại Việt Nam giữ vai trò là một thành tố đồng thời là một phép
4
thử trong quá trình phát triển giao lƣu văn hóa giữa hai quốc gia;
- Sự xuất hiện và mở rộng truyện tranh Nhật Bản đã có những thay đổi trong
nhận thức của ngƣời Việt Nam về truyện tranh, từ chú trọng về tri thức sang
đáp ứng nhu cầu giải trí với ngƣời lớn là đối tƣợng mới và chủ đạo hơn, tƣơng
đồng với thị trƣờng trong nƣớc của Nhật Bản. Tuy nhiên thực tế thị trƣờng
Việt Nam vẫn nhấn mạnh nhiều về giá trị tri thức và xem trẻ em là đối tƣợng
chính của sản phẩm văn hóa này. Đây chính là điểm khác biệt quan trọng
trong quan điểm văn hóa giữa hai quốc gia trong bối cảnh mở rộng của hoạt
động kinh tế thị trƣờng.
- Sự khác biệt nói trên cho thấy hoạt động giao lƣu văn hóa giữa hai quốc gia
cần quan tâm nhiều hơn tới những quan điểm văn hóa của đối tác, thúc đẩy
việc trao đổi các giá trị văn hóa với cách tiếp cận đa văn hóa thay cho tƣ duy
tiếp xúc một chiều và tƣơng tác mang tính áp đặt. Đó chính là xu hƣớng giao
lƣu văn hóa mang tính chiến lƣợc và bền vững giữa hai quốc gia.
1.4. Đối tƣợng và và phƣơng pháp nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu: truyện tranh Nhật Bản đƣợc xuất bản và phát hành ở
Việt Nam từ năm 1990 đến nay
Phương pháp nghiên cứu: Trên cơ sở các tƣ liệu nghiên cứu, tiến hành mô tả
đặc điểm, phân tích những đặc trƣng của đối tƣợng nghiên cứu. Việc nghiên
cứu đƣợc thực hiện đối với tài liệu thứ cấp (desk study)
1.5 Tổng quan nghiên cứu
1.5.1 Nghiên cứu về giao lưu văn hóa giữa Việt Nam và Nhật Bản
Theo nhiều tài liệu lịch sử cho thấy, hai nƣớc Việt Nam và Nhật Bản
bắt đầu có những hoạt động giao lƣu kinh tế chính thức từ cuối thế kỷ XVI.
Nghiên cứu về giai đoạn này ở Việt Nam bắt đầu đƣợc thực hiện từ thập niên
1920, đƣợc Lê Dƣ giới thiệu 35 tài liệu trên Nam Phong Tạp Chí. Sau này
ông Kin-Ei-Ken (金永鍵) là ngƣời quốc tịch Nhật (sinh ở bán đảo Triều Tiên,
làm việc tại Viễn Đông Bác Cổ tại Việt Nam từ năm 1931), cũng đóng góp
nhiều nghiên cứu giai đoạn này. Nghiên cứu của ông không chỉ góp phần phát
5
triển lịch sử và giao lƣu hai bên mà phƣơng pháp nghiên cứu của ông hiện
còn đƣợc nhiều ngƣời Hàn Quốc ứng dụng. Bên cạnh đó, luận văn tiến sĩ của
Huỳnh Trọng Hiện1 đã khảo sát tài liệu của hai bên để tìm hiểu số lƣợng và
kim ngạch của mậu dịch hai bên trong giai đoạn thế kỷ XVII - XVIII.
Trong bối cảnh mậu dịch hai nƣớc, có một sự việc tiêu biểu cho giao
lƣu Việt - Nhật là việc ông Araki Sotaro (荒木宗太郎:?-1636) lấy vợ Việt
Nam, vợ ông là ngƣời của nhà Nguyễn Phúc Nguyên và ông đƣợc đặt tên
Việt Nam là Nguyễn Đại Lƣơng. Ông ấy đƣa vợ về Nhật và ngƣời Nhật gọi
tên cô ấy là “Aniô”. Khu phố Motoshikkui của ông ấy vẫn còn giữ các di tích
và trong lễ Ngagasaki Kunchi - cứ 7 năm một lần các khu phố tổ chức lễ hội
lần lƣợt - thì từ năm 1970 đến nay kịch về hai vợ chồng Araki luôn cuốn hút
mọi khán giả. Câu chuyện này đã đƣợc GS.TS. Nguyễn Quang Ngọc đề cập
đến trong bài viết “Về quan hệ giao thƣơng Việt - Nhật đầu thế kỷ XVII qua
cảng Nagasaki” trong Kỷ yếu Nghiên cứu Văn hoá quốc tế” của Đại học nữ
Chiêu Hoà số 9, năm 2003.
Ngoài ra, không thể không kể đến món Cao Lầu của Hội An - cũng tiêu
biểu cho giao lƣu văn hóa Việt - Nhật. Hiện nay nghiên cứu phía Nhật khẳng
định rằng món này có nhiều điểm chung của món mì Udon của thành phố Ise.
Trong đó có một ngƣời Nhật, Kadoya Shichirobe (角屋七郎兵衛:Giác ỐcThất Lang Binh Vệ (1610-1672) vốn quê thành phố Ise và ở lại Hội An sau
khi chính quyền Nhật thực hiện chế độ bế quan tỏa cảng. Nhƣ vậy, hiện nay
thành phố Hội An hấp dẫn khách du lịch Nhật không chỉ ở Phố Nhật mà còn
do cả món Cao Lầu - kết quả của sự giao thoa văn hóa của Việt - Nhật.
Tiếp đó, phải kể đến AnNan KiRyaku (安南紀略:An Nan Kỷ Lục) của
ông Kondo Juzo (近藤重蔵) đã giới thiệu về hoạt động mậu dịch giữa An
Nam, Đông Kinh và câu chuyện của ông Araki, còn chuyện nổi tiếng nhất là
con voi từ An Nam sang Nhật ở năm 1728 do thƣơng nhân nhà Thanh, ông
Trịnh Đại Uy (鄭大威). Đáng tiếc là con voi cái bị chết do ốm mà còn con
voi đực đƣợc đƣa đến thủ đô và đây là lần đầu tiên, nhiều ngƣời Nhật đƣợc
1
Hiện đang là Nghiên cứu sinh của Đại học Hiroshima, Nhật Bản
6
tiếp xúc động vật lạ từ phƣơng Nam. Sách An Nam Kỷ Lục không chỉ giới
thiệu sự kiện và văn hóa giữa hai nƣớc, có phụ lục từ điển tiếng Việt qua chữ
Hán. Có thể thấy, đây là từ điển đầu tiên giữa hai nƣớc Việt Nam - Nhật Bản.
Sau khi Thực dân Pháp thống trị Đông Dƣơng thì giao lƣu hai bên bị
suy giảm. Đầu thế kỷ XX, phong trào Đông Du của Phan Bội Châu và chiến
dịch Đông Dƣơng của quân Nhật diễn ra. Hai vấn đề này đã đƣợc Trần Huy
Liệu và Nguyễn Khánh Toàn đánh giá từ năm 1950 và ở phƣơng Tây thì
David G. Marr và Ralph Smith, Jacques Valette cũng nghiên cứu về chiến
dịch này. Nhật Bản gặp nhiều khó khăn trong nhiều năm khi thực hiện nghiên
cứu về Việt Nam do thiếu thông tin và tài liệu. Đến thập niên 1970, tài liệu về
Việt Nam đƣợc đƣa vào Nhật nhiều hơn, nên các nhà nghiên cứu mới nhƣ
Furuta Motoo và Shirakawa Masaya đã phát triển lĩnh vực nghiên cứu này.
Đến năm 1990, nhà nghiên cứu Vĩnh Sính đã trình bày nhiều kết quả nghiên
cứu về giao lƣu giữa hai nƣớc trong thời điểm này.
Ngoài ra, hiện nay nhiều ngƣời có kinh nghiệm ở Việt Nam trong giai
đoạn này nhƣ ông Kaneyama Tetsuzo và Miyazaki Osamu, trƣớc đó là sinh
viên của Học viện Nam Dƣơng2, và những ngƣời có liên quan công ty Đại
Nam và nhóm ủng hộ Cƣờng Để phát hành sách để chia sẻ kinh nghiệm của
Nhật Bản. Trong đó, vai trò của ông Matsushita Mitsuhiro - giám đốc của
công ty Đại Nam - quan trọng trong lịch sử cách mạng của Việt Nam. Ông đã
ủng hộ Cƣờng Để và trở thành nhà lãnh đạo tiên phong của nhóm Cƣờng Để,
đã có quan hệ với các nhà tri thức khác nhƣ Ngô Đình Diệm, Trần Trọng Kim
và Phạm Công Tắc. Trong đó nổi tiếng nhất là sách của Trần Trọng Kim với
tiêu đề “Một cơn gió bụi”, có tên công ty Đại Nam (Dainan Koosi) của ông
Matsushita và trong sách xuất hiện nhiều ngƣời Nhật là nhân viên của ông ấy.
Hiện nay ở Việt Nam, đã xuất bản cuốn sách có tên gọi “Ngƣời Việt
Nam mới” - để chỉ những ngƣời Nhật ở lại Việt Nam sau khi Nhật Bản đầu
hàng quân Đồng Minh và góp phần vào sự phát triển của Việt Nam trong
nhiều lĩnh vực. Sau khi Việt Nam - Nhật Bản thành lập quan hệ ngoại giao
ngày 21 tháng 9 năm 1973, có giai đoạn quan hệ bị đóng băng kéo dài 12
năm là do chiến tranh biên giới giữa Việt Nam và Campuchia, từ năm 1992
2
Đây là một trƣờng chuyên chế độ cũ (gần nhƣ Đại học hiên nay) của Nhật Bản ở TP. HCM từ năm 1942
đến 1946. Mục đích của trƣờng này là đào tạo những ngƣời lãnh đạo tại Đông Nam Á.
7
đến nay thì quan hệ hai nƣớc đã có những bƣớc phát triển mạnh mẽ trên các
lĩnh vực kinh tế, ngoại giao, giáo dục, văn hóa và hiện nay, quan hệ này đang
trong giai đoạn hƣng thịnh nhất.
Việt Nam và Nhật Bản đã tạo dựng cơ chế đối thoại ở nhiều cấp. Ngoài
đối thoại chính trị định kỳ ở cấp Bộ trƣởng Ngoại giao (từ 7/2004), Thứ
trƣởng Ngoại giao (từ 1993), hai bên đã xây dựng đƣợc cơ chế đối thoại về
kinh tế, an ninh và quốc phòng thƣờng kỳ hàng năm, Trao đổi Ngoại giao Quốc phòng cấp Vụ (từ 1/2001). Trao đổi tùy viên quân sự, mở Tổng lãnh sự
quán ở TP. Hồ Chí Minh và Osaka (3/1997). Tháng 5/2007, hai đã bên thành
lập Ủy ban Hợp tác Việt - Nhật do hai Bộ trƣởng Ngoại giao làm đồng Chủ
tịch. Nhật Bản ủng hộ đƣờng lối đổi mới, mở cửa của Việt Nam; hỗ trợ Việt
Nam hội nhập vào khu vực và thế giới (APEC, WTO, ASEM, ARF, vận động
OEDC giúp Việt Nam về kỹ thuật...); Hai bên ủng hộ lẫn nhau tại các diễn
đàn quốc tế quan trọng, trong đó có Liên hợp quốc [10, tr.21].
Từ năm 1993, Nhật Bản mở rộng lĩnh vực nghiên cứu trực tiếp tại Việt
Nam và đến năm 1994, dự án nghiên cứu làng Bách Cốc đƣợc thực hiện, là
một nghiên cứu đầy đủ về đời sống kinh tế, văn hoá, chính trị, xã hội của một
khu vực trong theo phƣơng pháp lịch đại. Trong lĩnh vực văn hóa, từ năm
1994, phim Nhật lần đầu đƣợc giới thiệu tại Việt Nam và đến nay nhiều khán
giả vẫn còn nhớ nhân vật Osin, đồng thời là tên của phim. Về phía Nhật lúc
đó cũng đã phát hành phim với đề tài tình yêu nam nữ Việt Nam - Nhật Bản
tên là “ドク(Đức)” vào năm 1996. Hai chƣơng trình này bƣớc đầu giúp đỡ
nhân dân hai nƣớc tìm hiểu văn hóa của nhau. Theo xu thế, phong trào học
tiếng Nhật vào năm 1995 bắt đầu xuất hiện và nở rộ, một số trung tâm tiếng
Nhật ở Hà Nội đƣợc thành lập, thu hút sự tham gia đông đảo của nhiều học
sinh, sinh viên nhƣ trung tâm Văn hóa Việt - Nhật mang tên Sakura, Trung
tâm tiếng Nhật Núi Trúc thuộc Hội Giao lƣu Văn Hóa Việt - Nhật tại Hà Nội.
Nhiều trƣờng đại học ở Việt Nam bắt đầu mở những khóa học tiếng Nhật đầu
tiên. Phía Nhật Bản, bộ phim “Đức” đã để lại nhiều ấn tƣợng về Việt Nam tới
mức rất nhiều ngƣời bắt đầu quan tâm đến du lịch Việt Nam. Ở Tokyo và một
số thành phố lớn của Nhật xuất hiện hàng loạt nhà hàng Việt Nam với các
8
món Việt Nam đƣợc ngƣời Nhật ƣa thích nhƣ phở, bánh xèo và gỏi cuốn.
Tháng 3 năm 2002, Trung tâm Hợp tác Nguồn nhân lực Việt Nam - Nhật Bản
tại Hà Nội đƣợc tổ chức và tại TP. Hồ Chí Minh là vào tháng 5. Năm 2008,
Quỹ Giao lƣu quốc tế Nhật Bản tại Hà Nội đƣợc chính thức thành lập và đi
vào hoạt động.
Nhƣ vậy quan hệ giữa hai nƣớc Việt Nam - Nhật Bản khá ổn định và
ngày càng bền vững. Song trên thực tế, vẫn còn nhiều chênh lệnh giữa hai bên
nhƣ lĩnh vực văn hóa, ví dụ nhƣ ngƣời Nhật có ấn tƣợng Việt Nam là các đồ
ăn ngon (Phở, nƣớc mắm) nhƣng vẫn nhiều ngƣời nhầm món canh chua cay
Tom Yum Kung là của Việt Nam và ngƣời Việt Nam ăn Nam Pla (tên nƣớc
mắm tại Thái Lan). Ngoài ra có nhiều ngƣời không biết ngƣời Việt Nam nói
tiếng gì và sợ sang Việt Nam sẽ gặp phải nhiều mìn là do chƣa đƣợc cung cấp
đầy đủ các thông tin chuẩn xác. Tuy nhiên, hiện nay, uy tín về du lịch của Việt
Nam đối với ngƣời Nhật bị ảnh hƣởng nghiêm trọng do nhiều khách Nhật thất
vọng do bị lừa và mua đồ đất tiền gấp nhiều lần giá thực tế… và còn rất nhiều
tình huống xấu khác mà khách du lịch Nhật gặp phải. Dù ngƣời Nhật muốn
giao lƣu với ngƣời Việt Nam nhƣng những “con sâu” đã làm “rầu nồi canh”
khiến cho quá trình tìm hiểu và giao lƣu văn hóa của ngƣời Nhật tại Việt Nam
gặp những khó khăn trở ngại đáng kể.
Về phía ngƣời Việt Nam, với những thông tin đƣợc cung cấp, nhiều
ngƣời nghĩ rằng ngƣời Nhật hàng ngày ăn gỏi cá (sushi) nhƣng thực tế, cũng
tƣơng tự nhƣ ngƣời Việt: phở không phải món ăn hàng ngày, mà là quà sáng,
thì ăn nhà hàng. Và nhìn lại lịch sử giao lƣu văn hóa qua môn nghệ thuật thứ
bảy - đã hơn 20 năm rồi - nhƣng nhiều ngƣời vẫn nghĩ rằng phim Nhật chỉ có
Osin. Chuyện này xét một cách tích cực, tức là một tác phẩm xuất sắc, nhƣng
nếu nhìn nhận thẳng vào vấn đề thì thời gian 20 năm ấy, hoặc là chƣa có tác
phẩm nào hay hơn Osin, hoặc ngƣời Việt Nam không có cơ hội để thƣởng
thức những bộ phim khác phản ánh về đất nƣớc và con ngƣời Nhật Bản.
Nguyên nhân thực tế của thực trạng này là do chính sách bảo vệ bản quyền
của Nhật từ năm 2000, số lƣợng phát hành phim Nhật tại Việt Nam giảm đi
9
trong khi phim Hàn Quốc và Trung Quốc gần nhƣ là “cho không” xuất hiện
hàng ngày trên các kênh truyền hình, và hậu quả là phim Nhật dần dần mất
bóng trên truyền hình Việt Nam.
Nhƣ vậy, giao lƣu Việt - Nhật trong lĩnh vực kinh tế, chính trị thì khá
bền vững nhƣng riêng lĩnh vực văn hóa thì chƣa thật sự đầy đủ và hiệu quả.
Trong cùng thời điểm ấy, truyện tranh Nhật bắt đầu đƣợc phổ biến để giới
thiệu văn hóa Nhật. Nhiều ngƣời học tiếng Nhật có quan tâm đến truyện tranh
Nhật và nhu cầu của truyện tranh Nhật ngày càng tăng lên. Và một thực tế rõ
ràng là mục tiêu đọc truyện tranh đã có nhiều thay đổi: trƣớc đây là do quan
tâm đến công nghệ hiện đại, tổ chức xã hội và cách điều hành nhà nƣớc của
Nhật thông qua nội dung truyện; còn về sau, sự quan tâm thu hẹp vào đối
tƣợng truyện tranh, phim hoạt hình nhƣ một hình thức giải trí.
Văn hóa truyện tranh, phim hoạt hình là một loại văn hóa mới và phát
triển nhanh chóng trong nhóm những ngƣời trẻ, thanh niên. Hiện nay chính
quyền Nhật đƣa ra chính sách “Cool Japan” nhằm giới thiệu văn hóa hiện đại
và mới của Nhật Bản, trong đó có truyện tranh, phim hoạt hình. Lĩnh vực này
cuốn hút đƣợc nhiều khán giả nhƣng đồng thời có nhiều ngƣời có ác cảm với
lĩnh vực văn hóa này.
Đề tài: “Giao lưu văn hóa Việt Nam - Nhật Bản từ năm 1990 đến nay:
Nghiên cứu trường hợp Manga phát hành tại Việt Nam” đã đƣợc lựa chọn cho
luận văn thạc sĩ này nhằm mục đích nghiên cứu sâu hơn tình hình giao lƣu
văn hóa giữa hai bên qua công cụ truyện tranh và đƣa ra khuyến nghị cho sự
phát triển tốt hơn nữa quan hệ ngoại giao văn hóa giữa Việt Nam và Nhật
Bản. Vì thực tế là giao lƣu qua truyện tranh (và sau này phim hoạt hình
chuyển thể từ truyện tranh) tại Việt Nam hiện nay đã ở quy mô lớn, hơn cả sự
tƣởng tƣợng và dự đoán của cả phía Việt Nam và Nhật Bản. Nói cách khác là
truyện tranh Nhật đã có những ảnh hƣởng không nhỏ tới độc giả Việt Nam,
tuy nhiên, bản thân truyện tranh Nhật chƣa nhận đƣợc sự đánh giá xứng đáng
nhƣ một kênh văn hóa chính thống cho giao lƣu hai nƣớc. Hy vọng rằng
nghiên cứu truyện tranh Nhật với tƣ cách là một đối tƣợng nghiên cứu sẽ góp
10
phần giúp ngƣời Việt Nam hiểu rõ hơn về triết lý của loại hình xuất bản này
của Nhật Bản, qua đó hiểu rõ hơn về con ngƣời, văn hóa và xã hội Nhật Bản.
1.5.2 Nghiên cứu về truyện tranh Nhật Bản ở nước ngoài
Các nghiên cứu liên quan đến truyện tranh Nhật Bản đa số tập trung
vào 2 lĩnh vực: 1) Nghiên cứu toàn thể, kể cả tranh biếm họa, truyện tranh 1
(một) ô vẽ của thời xƣa đến truyện tranh nhiều ô vẽ với những câu chuyện
dài, nhiều kỳ hiện nay. Chủ yếu là đƣợc đánh giá những tác phẩm có tính chất
truyện tranh qua quan niệm truyện tranh hiện nay; 2) Nhóm thứ 2 là tập trung
phạm vi truyện tranh dài của trƣớc và sau Chiến tranh Thế giới thứ II.
Nhóm thứ 1 đã bắt đầu nghiên cứu lịch sử phát triển truyện tranh ở
những giai đoạn khá sớm nhƣ họa sĩ truyện tranh Hosokibara Seiki (細木原
青起:1885-1958) xuất bản “Nihon manga shi (日本漫画史:Nhật Bản Mạn
họa sử / 1924)”.
Đến nay có nhiều nhà nghiên cứu biên soạn niên biểu truyện tranh Nhật
Bản, song phát sinh vấn đề là hiện nay số lƣợng truyện tranh khá lớn, số
lƣợng phát hành truyện tranh ngày càng tăng lên, nên lĩnh vực nghiên cứu này
thì chủ yếu là tìm hiểu lịch sử và không quan tâm hoặc chƣa quan tâm đến
phong trào của các thế hệ truyện tranh mới và tình hình truyện tranh Nhật tại
nƣớc khác. Tóm lại là tìm hiểu quá khứ để tìm hiểu truyện tranh hiện nay đã
chịu ảnh hƣởng nhƣ thế nào và thay đổi nhƣ thế nào? Trong đó, có nhiều vấn
đề xảy ra, chẳng hạn nhƣ ngƣời ta phát hiện và phân nhóm nhiều tranh cổ
mang tính chất truyện tranh ngày nay trong khi thời kỳ ấy có thể hoàn toàn
không có/chƣa có quan niệm/khái niệm truyện tranh nhƣ hiện nay. Việc cứ
đánh giá hoặc áp đặt khái niệm nhƣ vậy thì có mâu thuẫn hay không? Nếu
không phân tích tác phẩm một cách tổng hợp thì có thể dẫn đến tình trạng làm
lu mờ hoặc làm biến mất một hay nhiều giá trị nào đó vốn có của tác phẩm ấy.
Nhóm thứ 2 tập trung lĩnh vực nghiên cứu truyện tranh hiện đại. Theo
chúng tôi, họ đang trong giai đoạn tìm đƣờng, tìm phƣơng pháp đánh giá tác
11
phẩm truyện tranh một cách chuyên biệt, nhƣ phân tích mỹ thuật học hay văn
học, mà mƣợn phƣơng pháp nghiên cứu của các lĩnh vực này cho nghiên cứu
về truyện tranh. Nhƣ thế thì đánh giá giá trị của truyện tranh sẽ đơn thuần là
có tính chất mỹ thuật hay là văn học hay là nhƣ phim ảnh. Trong khi thực tế
thì có những tác phẩm có nội dung đẹp hoặc tuyệt vời nhƣng không bán đƣợc,
ngƣợc lại lại có tác phẩm bán rất chạy trên thị trƣờng trong khi về phƣơng
diện nội dung lại không có sự đánh giá cao. Đứng trƣớc tình hình này, chƣa
biết cần có sự đánh giá nhƣ thế nào là phù hợp nhất. Một tác phẩm nào đó có
thể có giá trị kinh tế, giá trị khoa học, giá trị mỹ thuật, giá trị tinh thần…v.v,
và đƣơng nhiên là thực tế cần sự đánh giá một cách hợp lý hơn. Ngoài ra, còn
một vấn đề nữa là cho đến nay, chƣa có đầy đủ nghiên cứu liên ngành các lĩnh
vực khác mà đa số là chỉ phê bình nội dung của tác phẩm và kỹ thuật truyện
tranh là do ngƣời gốc họa sĩ hay là theo lĩnh vực xuất bản truyện tranh thể
hiện. Trong đó có nhiều ngƣời thể hiện phƣơng pháp truyện tranh mới và
phƣơng pháp truyện tranh duy nhất nhƣ Ito Go - nhà phê bình thế hệ mới.
Dựa trên những dữ liệu có đƣợc, tôi đánh giá cao một số cơ quan, nhƣ
trƣờng hợp Đại học Kyoto Seika (京都精華大学:Đại học Tinh hoa Kyoto) đã
thành lập khoa Manga Học vào năm 2000 và đến nay đã đƣa ra nhiều nghiên
cứu mới và triển khai hợp tác với các nhà nghiên cứu Manga trên thế giới.
Điển hình là GS.TS. Jaqueline Berndt3 và những nhà nghiên cứu Manga của
nƣớc ngoài đã thành công trong việc phổ biến quan niệm trong nghiên cứu
truyện tranh của các nƣớc và thƣờng xuyên hợp tác tổ chức hội thảo quốc tế
về Manga, nhƣ gần đây là Hội thảo Quốc tế “Phụ nữ và Truyện tranh: Kết nối
những nền văn hóa ngoài Nhật Bản”, ngày 23 - 25 tháng 3 năm 20124. Tổ
chức hội thảo này là một phần của chƣơng trình nhóm nghiên cứu Manga phụ
nữ của GS. Ogi Fusami.
3
Phó trƣởng của trung tâm nghiên cứu Manga quốc tế và GS khoa Manga học của Đại học Kyoto Seika.
4
Phát biểu của GS.TS. Jaqueline Berndt với đề tài - Phân chia giới cho truyện tranh: Những khả năng và
giới hạn của “Truyện tranh của phái nữ”
12
Theo trang website của nhóm nghiên cứu truyện tranh phụ nữ đã giới
thiệu các nghiên cứu trƣớc (2009-2012) và xu hƣớng sau đó. Họ đã đƣa ra 3
điều kiện đáng lƣu ý về truyện tranh
Thuật ngữ “MANGA” để chỉ một loại hiện tượng mới của những năm
gần đây và có tính chất như một loại “phương tiện truyền thông” đang
được phát triển dưới hình thức các nền văn hóa riêng của các nước.
Thuật ngữ “Comics” là một thuật ngữ chung cho phương tiện truyền
thông nhằm truyền tải câu chuyện thông qua một sự kết hợp văn bản và
hình ảnh.
Trong nghiên cứu này, thuật ngữ “Phụ nữ” có nghĩa là ngoài phạm vi
“chủ thể” do đàn ông thể hiện, tức là “khách thể” hay là tồn tại khác.
Trong giai đoạn I (2009-2011), lần đầu tiên, một sản phẩm truyện tranh
nữ của Mỹ đƣợc giới thiệu tại Nhật. Nghiên cứu này đặt ra vấn đề là lĩnh vực
nghiên cứu khoa học và lĩnh vực nghiên cứu truyện tranh đều là do đàn ông
thực hiện nên phụ nữ thì bị coi là “đối tƣợng”, và bị gạt ra ngoài lề. Trong khi
đó, thực tế của bối cảnh toàn cầu hóa, lĩnh vực truyện tranh thiếu nữ Nhật Bản
đã đƣợc toàn cầu hóa và ảnh hƣởng đến các tác giả nữ nƣớc khác. Đây là kết
quả của việc phổ biến chủ nghĩa nữ quyền của thập niên 70 hay là do tính chất
truyền bá rộng lớn của truyện tranh qua phƣơng tiện truyền thông?
Những năm gần đây nhiều tác giả nữ sáng tác các tác phẩm dƣới ảnh
hƣởng của truyện tranh thiếu nữ của Nhật Bản và sáng tác theo kiểu chủ thể
của phụ nữ, thoát khỏi chủ thể của phía đàn ông và việc xuất hiện quan niệm
phụ nữ đã góp phần đa dạng hóa hình thức biểu hiện tác phẩm truyện tranh.
Trong quá trình toàn cầu hóa, các địa phƣơng tiếp thu truyện tranh Nhật Bản
không phải nhƣ nó vốn có, mà qua quan niệm đặc sắc của địa phƣơng đó sẽ
hình thành quan niệm truyện tranh mới. Vì vậy, nghiên cứu này để xác minh
lại quan hệ giữa truyện tranh và phụ nữ mà đã đƣa ra 2 luận điểm là tìm hiểu
13
vị trí của truyện tranh các địa phƣơng và các lĩnh vực truyện tranh mà phụ nữ
hoạt động với vai trò chủ thể. Hơn nữa là luận điểm toàn cầu hóa là một luận
điểm mang tính nổi bật trong những nghiên cứu này.
Nghiên cứu của nhóm này, với sự chủ trì của GS Ogi, có giá trị ở chỗ
đã vƣợt qua chủ thể của do nam giới sáng tác để nhìn nhận lại và mở rộng hơn
quan niệm về phụ nữ trong truyện tranh - đồng nghĩa với việc đã sáng tạo ra
giá trị mới trong lĩnh vực này. Trong quá trình nghiên cứu của đoạn II (20112014), có 3 luận điểm đƣợc đƣa ra là: 1) Phụ nữ và toàn cầu hóa; 2) Tìm hiểu
biểu hiện vai trò của phƣơng tiện truyền thông: 3) Khái niệm về sự thay thế
do Manga tạo ra.
Mặc dù nghiên cứu này tập trung vào chủ thể “phụ nữ” và truyện tranh
phụ nữ, nhƣng họ đã nêu lên quan niệm rất quan trọng ở chủ đề thứ 2 là toàn
cầu hóa trong quan niệm truyện tranh. Quá trình nghiên cứu của nhóm tác giả
hình thành nên một quan niệm mang tính thống nhất và đối tƣợng truyện
tranh đƣợc chuyển từ văn hóa không chính thống sang văn hóa chính thống.
Nhƣ vậy, nghiên cứu truyện tranh ở Nhật Bản có xu hƣớng không chỉ
thu hẹp trong nƣớc mà mở rộng ra nhiều lĩnh vực và đối tƣợng nghiên cứu tại
nƣớc ngoài. Đây là kết quả tất yếu của việc truyện tranh ở Nhật đã phát triển
và trở thành một ngành công nghiệp quan trọng nên thu hút đƣợc nhiều sự
quan tâm cả trong nƣớc và quốc tế. Việc nghiên cứu truyện tranh đã trở thành
nhƣ một hiện tƣợng trong xã hội với các yếu tố lịch sử, vai trò và xu hƣớng
biến đổi của nó.
1.5.3 Nghiên cứu về truyện tranh Nhật Bản ở Việt Nam
Đầu tiên, cần phân tích quan niệm về truyện tranh giữa Việt Nam và
Nhật Bản. Với nghĩa rộng (Wide sense), truyện tranh là loại truyện “đọc
truyện bằng tranh” và với nghĩa hẹp (Narrow sense) là “dành cho thiếu nhi”.
Trong đó phía Nhật đánh giá nghĩa rộng cũng là quan niệm đọc truyện bằng
tranh từ xƣa mà nghĩa hẹp là loại truyện tranh mới - tức là truyện tranh dài
14
của xuất hiện trên tờ báo của Mỹ ở cuối thế kỳ XIX. Nhƣ vậy đối với nhóm
nghiên cứu truyện tranh I, họ nghiên cứu về nghĩa rộng của chuyện tranh và
đối với nhóm II thì tập trung vào nghĩa hẹp. Ngoài ra, hiện nay đang có xu
hƣớng nghiên cứu liên ngành đối với truyện tranh Nhật Bản với truyện tranh
nƣớc khác và sử dụng các yếu tố mới theo thời đại để đánh giá truyện tranh
một cách khách quan.
Với trƣờng hợp Việt Nam, theo quan sát của tôi, nghiên cứu truyện
tranh tại Việt Nam thì vẫn còn ít và nội dung mới chỉ ở mức giới thiệu chung
chung về truyện tranh Nhật. Có nhiều sinh viên chọn truyện tranh làm đối
tƣợng nghiên cứu nhƣng nội dung chỉ tập trung vào nhận xét những điểm
giống nhau và khác nhau giữa truyện tranh Việt Nham và Nhật Bản, nhƣng
thực tế cũng chƣa chính xác, chƣa thể hiện đƣợc chiều sâu của nghiên cứu và
tính xác thực của thông tin. Và thậm chí có những trƣờng hợp ngƣời này chép
lại hoàn toàn thông tin không chính xác của ngƣời kia để cho vào bài viết của
mình. Có thể thấy một phần là do sinh viên Việt Nam chƣa có khả năng đọc
tài liệu trực tiếp bằng tiếng Nhật và hiểu tƣ duy ngƣời Nhật, hoặc thậm chí
chƣa có ngƣời hƣớng dẫn đủ trình độ trong lĩnh vực này.
ThS. Phạm Hoàng Hƣng5 đã có bài phát biểu trong Hội thảo Quốc tế
“Phụ nữ và Truyện tranh: Kết nối những nền văn hóa ngoài Nhật Bản”.
Nghiên cứu của ThS Phạm Hoàng Hƣng có giá trị quan trọng ở chỗ đã phân
biệt rõ nhóm độc giả truyện tranh và phƣơng tiện đọc truyện tranh tại Việt
Nam. Tuy nhiên, nghiên cứu truyện tranh tại Việt Nam đƣợc thực hiện với
nhóm những ngƣời hâm mộ truyện tranh thể hiện, trong khi chƣa chỉ ra đƣợc
ngƣời hâm mộ truyện tranh chiếm bao nhiêu phần trăm dân số Việt Nam. Nội
dung này cần đƣợc quan tâm vì nó ảnh hƣởng đến phạm vi nhu cầu thƣởng
thức cũng nhƣ các nhu cầu khác của nhóm độc giả Việt.
Đây là xu hƣớng mới về nghiên cứu truyện tranh tại Việt Nam vì trƣớc
đó, một số cá nhân đã thực hiện nghiên cứu mối liên quan giữa giáo dục và
5
Giảng viên trƣờng ĐHKHXH&NV, ĐHQGHN
15
truyện tranh nhƣ TS. Mai Thị Kim Thanh6 với đề tài “Tác động của ngôn ngữ
trong truyện tranh tới hoạt động sử dụng ngôn ngữ của trẻ em hiện nay”. TS.
Kim Thanh đánh giá truyện tranh ở phƣơng diện ngôn ngữ và ảnh hƣởng của
ngôn ngữ truyện tranh tới trẻ em Việt Nam đang có những mặt không tốt. Tuy
nhiên, vấn đề cần xem xét ở đây là khả năng dịch thuật các tác phẩm truyện
tranh chƣa đạt chuẩn, dẫn đến những sai sót và hiểu lầm không đáng có giữa
hai bên, vì chúng ta vẫn biết Nhật Bản là một dân tộc trọng về phép tắc, lễ
nghi lịch sự nên khó có thể có chuyện chính bản thân ngƣời Nhật chấp nhận
để truyện tranh làm hỏng ngôn ngữ của các thế hệ con cháu mình; và một yếu
tố nữa là hiệu ứng của các sản phẩm “nhìn thấy đƣợc” (visual medium/media
nhƣ hình ảnh, phim ảnh) kích thích tới bộ não đã đƣợc chứng minh là hiệu
quả hơn so với chữ viết trong việc lƣu giữ và tƣ duy đối với thông tin cung
cấp. Nhà nghiên cứu trong phân tích của mình cho rằng cần phân biệt rõ
truyện tranh nào dành cho trẻ em và truyện tranh đó có tốt hay không, hay bất
cứ “truyện tranh” nào cũng bị dán nhãn là “dành cho trẻ em” trong bối cảnh
các nhà xuất bản hay dịch giả chỉ chú trọng đến doanh thu, lợi nhuận mà bỏ
qua việc phân loại quan trọng này. Có những truyện ở Nhật ban đầu đƣợc quy
định là dành cho lứa tuổi thiếu niên hoặc trên 18 tuổi (nhƣ “Shin cậu bé bút
chì”), nhƣng khi sang thị trƣờng Việt Nam thì đƣợc bán rộng rãi ngoài thị
trƣờng, ai mua cũng đƣợc trong đó có cả đối tƣợng trẻ em.
Ngoài hai học giả nêu trên, còn những công trình và bài viết khác về
nội dung truyện tranh song quan điểm cá nhân tôi cho rằng, cho đến nay ở
Việt Nam vẫn chƣa có công trình nghiên cứu truyện tranh mang tính toàn thể,
nhằm đem lại một cái nhìn đa diện về truyện tranh, hiểu rõ mặt tốt và mặt
chƣa tốt của nó trong từng thời điểm cụ thể, nguyên nhân vì sao lại thế, giải
pháp là gì, và vai trò của các bên liên quan cần đƣợc làm rõ ra sao. Ví dụ: khi
đánh giá truyện tranh, có nhất thiết phải yêu cầu hay bắt buộc tác giả (lời và
minh họa) phải đảm bảo mọi giá trị về giáo dục, đạo đức của một dân tộc nào
6
Trƣờng Đại học KHXH&NV, ĐHQG Hà Nội
16
đó, hay bản thân ngƣời đọc (cả trẻ em và ngƣời lớn) hoặc các bậc làm cha mẹ
cũng cần có những kiến thức nền, hiểu biết chung về truyện tranh và các nội
dung khác nhƣ giới tính, bạo lực… để từ đó có tƣ duy phản biện và biết chấp
nhận hay từ chối, thậm chí là tẩy chay, đối với những ấn phẩm không phù
hợp; theo tôi thì hoàn toàn không nên đánh đồng tất cả truyện tranh là xấu khi
chƣa có hiểu biết chung và cụ thể về nó.
Họa sĩ Lê Linh (Tác giả của Thần đồng Đất Việt) trả lời phỏng vấn
trong dịp hội thảo Giao lƣu văn hóa Việt Nam - Nhật Bản về nội dung manga
- thể loại truyện tranh Nhật Bản - vào năm 2005 nhƣ sau:
“Mặt tích cực của nó đã truyền tải một triết lý “gắn bó con ngƣời với
nhau”, xét trên cả hai mặt lợi ích cảm tính và lý tính. Tuy nhiên, manga
có những mặt tiêu cực từng bị chỉ trích về tính bạo lực, hình ảnh khêu
gợi hơn là giáo dục giới tính. Cám dỗ cái xấu luôn lớn hơn sự thuyết
phục của cái đẹp. Vì thế, làm sao để cân bằng hai mặt của vấn đề, đó là
câu hỏi dành cho các nhà xuất bản.”
Ông Lê Linh cho rằng truyện tranh có mặt tiêu cực là bạo lực và tình
dục mặc dù ông là ngƣời thể hiện nhiều truyện tranh thiếu nhi Việt Nam.
Điểm quan trọng nhất không phải là truyện tranh có tính bạo lực hay giáo dục.
Bởi thứ nhất, đây là hiện thực cuộc sống trong nhiều xã hội, và thứ hai là các
thể loại nghệ thuật khác cũng thể hiện hai nội dung này - ở những mức độ và
hình thức khác nhau. Vấn đề mấu chốt ở đây là về phía ngƣời Việt Nam, trong
trƣờng hợp này là các phụ huynh, thƣờng nhầm tƣởng cho rằng truyện tranh
là dành cho thiếu nhi, do vậy không đƣợc phép có sự xuất hiện của bạo lực và
tình dục.
Nhƣng, khái niệm của phía Nhật thì hoàn toàn khác. Trong cuốn sách
giới thiệu chƣơng trình triển lãm “Không gian mới của Manga - Nghệ thuật
truyện tranh đương đại Nhật Bản” có ghi rõ:
“Nhƣ chúng ta đã biết, truyện tranh manga và phim hoạt họa anime
17
Nhật Bản những năm gần đây đang thu hút sự chú ý của thế giới nhƣ là
một phƣơng tiện truyền thông tiêu biểu cho văn hóa bằng hình ảnh của
Nhật Bản. Trƣớc đây, manga và anime đƣợc coi là một hình thức “giải
trí dành cho trẻ em” hay “văn hóa không chính thống,” nhƣng gần đây
hai loại hình nghệ thuật này đã tạo ra sự thay đổi tiêu biểu cho văn hóa
Nhật Bản”[6, tr.2].
Lời mở đầu này xác nhận lại việc truyện tranh Nhật Bản đã trở thành
“văn hóa chính thống” và đã thành công trên thị trƣờng trên thế giới. Thậm
chí truyện tranh là một phƣơng pháp sáng tác nghệ thuật và vị trí của truyện
tranh có thể tƣơng đƣơng với các tác phẩm văn học truyền thống. Nhƣng thực
tế vẫn còn nhiều chênh lệnh về quan niệm truyện tranh với Việt Nam. Tôi chỉ
chƣa rõ mục đích xuất bản cuốn sách hƣớng dẫn này là cho phụ huynh Việt
Nam khi lần đầu tiên tiếp xúc truyện tranh hay những ngƣời hâm mộ truyện
tranh Nhật Bản?
Nhƣ tôi đã trình bày trên đây, ở Nhật Bản có sự phân loại truyện tranh
thiếu nhi, dành cho thanh niên, dành cho ngƣời lớn, dành cho thiếu nữ...v.v.
Trong quá trình phát triển truyện tranh, ở Nhật cũng đã có những cuộc tranh
luận căng thẳng giữa một bên là tác giả, một bên là nhà xuất bản với bên còn
lại là phụ huynh. Cha mẹ ngƣời Nhật cũng từng có quan niệm về truyện tranh
tƣơng tự với các ông bố bà mẹ Việt Nam, nhƣ: “Không đọc truyện tranh mà
làm bài đi” hay “Đọc truyện tranh trở nên ngốc nghếch”…v.v. Nhƣng mặt
khác, theo thời gian cũng nhƣ sự khẳng định của các tác phẩm truyện tranh,
các bậc phụ huynh cũng nhận thấy ƣu điểm của truyện tranh là đơn giản, kể
cả trẻ con chƣa biết đọc cũng có thể hiểu nội dung nên truyện tranh nhận đƣợc
nhiều sự quan tâm của trẻ em và cả ngƣời lớn. Chính vì vậy, trên thị trƣờng
Nhật Bản đã xuất hiện một số tác phẩm có tính giáo dục nhƣ dạy toán học qua
truyện tranh.
Nguyên nhân của sự khác nhau về quan niệm của độc giả hai nƣớc Việt
Nam - Nhật Bản về truyện tranh là do hình thức phát hành truyện tranh và văn
18
học dành cho thiếu nhi. Đối với trƣờng hợp Nhật Bản thì đa số là họa sĩ trong
nƣớc sáng tác và nhà xuất bản chịu trách niệm phát hành. Còn trƣờng hợp
Việt Nam thì số lƣợng họa sĩ sáng tác truyện tranh khá ít, chƣa đủ đáp ứng
nhu cầu của thị trƣờng trong khi nhu cầu là có thực. Chính vì vậy, các nhà
xuất bản cũng phải tìm nguồn cung đồng thời làm tăng thu nhập của mình
bằng việc mua bản quyền (hoặc là đạo ý tƣởng, đạo văn) từ nƣớc ngoài và
dịch sang tiếng Việt. Và kết quả là hiện nay, đa số truyện tranh trên thị trƣờng
Việt Nam là tác phẩm phiên dịch từ bản nƣớc ngoài, nên có thể dễ thấy một số
đặc điểm về văn hóa khác biệt so với quan điểm, lối sống của ngƣời Việt.
Theo ý kiến của GS. TS. Kato Sakae, cũng trong Hội thảo Quốc tế nói
trên, Việt Nam thời kỳ Đổi mới chƣa có đủ tác phẩm dành cho vị thanh niên.
Khi hết tuổi thiếu nhi, thì vị thành niên có sách gì để đọc - những loại phù hợp
với lứa tuổi và đặc tính tâm lý? Do có rất ít hoặc không có tác phẩm nào sáng
tác trực tiếp phục vụ nhóm tuổi này, nên các em vẫn phải tiếp tục đọc các
truyện tranh thiếu nhi hay phải đọc văn học lớn tuổi. Chính vì vậy, có thể nói,
sự xuất hiện của truyện tranh Nhật Bản có vai trò quan trọng trong giáo dục
hay định hƣớng đối với cộng đồng7 những ngƣời trẻ. Đây là điểm đƣợc đánh
giá nhất của vai trò truyện tranh Nhật tại Việt Nam trong thập niên 90.
Tuy vậy, trong khoảng 20 năm lịch sử xuất hiện và phát triển truyện
tranh Nhật Bản tại Việt Nam, từ khi nào mà nhiều ngƣời cho rằng truyện tranh
nói chung và truyện tranh Nhật Bản nói riêng là “xấu”, có chứa yếu tố bạo lực
và tình dục nhƣ phát biểu của ông Lê Linh? Luận văn này cũng mong muốn
tìm hiểu kỹ hơn quan niệm của nhóm phụ huynh qua các bài viết, nhằm tìm
câu trả lời cho nguyên nhân của sự thay đổi trong quan niệm truyện tranh và
thực trạng cũng nhƣ xu hƣớng của truyện tranh hiện nay. Thêm vào đó, lịch
sử truyện tranh của Nhật Bản sẽ đƣợc tóm tắt đơn giản, dễ hiểu nhằm phần
nào bổ sung kiến thức cho những ai quan tâm hoặc muốn nghiên cứu về
truyện tranh Nhật và tìm hiểu văn hóa của hai bên Việt Nam - Nhật Bản qua
7
Bài giảng trong hội thảo quốc tế “Phụ nữ và Truyện tranh: Kết nối những nền văn hóa ngoài Nhật Bản”
ngày 24/3/2012 - Sự tiếp nhận Manga Nhật Bản vào Việt Nam và xu hƣớng
19
công cụ truyện tranh. Và vì vậy, về mặt học thuật, rất cần những nghiên cứu
mang toàn diện và bao quát về truyện tranh Nhật và ảnh hƣởng của nó tại việt
Nam để mang lại cái nhìn có chiều sâu và đa chiều, kiến thức chính xác cho
ngƣời đọc và ngƣời quan tâm đến truyện tranh.
CHƢƠNG 1: LỊCH SỬ TRUYỆN TRANH NHẬT BẢN
1.1. Điều kiện xuất hiện ý niệm về truyện tranh
Trƣớc khi giải thích về tình hình phổ biến truyện tranh Nhật, chúng tôi
xin giới thiệu truyện tranh Nhật “Manga” và lịch sử hình thành văn hóa
truyện tranh Nhật Bản. Năm 1924, trong sách của “Nihon manga shi (日本漫
画史:Nhật Bản Mạn họa sử)” ông Hosokibara đã đánh giá tác phẩm “Choju
Jinbutsu Giga (鳥獣人物戯画:Điểu thú nhân vật hí họa)” của thế kỷ XII-XIII
là truyện tranh đầu tiên của Nhật Bản [45, tr.21]. Theo tôi, những tác phẩm
dƣới hình thức tranh vẽ đƣợc sáng tác với mục đích cụ thể của tác giả đó,
hoàn toàn không phải với ý nghĩa của truyện tranh giải trí nhƣ các nhà nghiên
cứu hay phê bình về sau dán nhãn (“Label”). Việc dán nhãn nhƣ vậy trong
nhiều trƣờng hợp chƣa chắc đã là việc hay, bởi nó có thể gây ra sự hiểu lầm
nếu nhà nghiên cứu về sau hay ai đó quan tâm mà không tìm hiểu kỹ hoặc
không có điều kiện đọc về lịch sử truyện tranh.
Nhật Bản nhanh chóng phát triển lĩnh vực này là do văn hóa nhƣ tranh
cuốn, ở đây đƣợc gọi là “đọc truyện bằng tranh” khá phát triển từ sớm và khái
niệm “đọc truyện bằng tranh” xuất phát từ văn hóa chính thống. Tôi nhấn
mạnh thêm ở đây, văn hóa “đọc truyện bằng tranh” này không phát triển từ
dân gian mà từ văn hóa chính thống của giai cấp thống trị và có quyền lực,
sau đó mới đƣợc phổ biến xuống các tầng lớp nhân dân. Phƣơng pháp đọc
truyện bằng tranh ngày xƣa có giá trị rất cao nhƣ trƣờng hợp phổ biến giáo lý
của Phật giáo dành cho những ngƣời theo đạo khác hay chƣa có giáo dục nhƣ
ngƣời mù chữ. Mặc dù không biết ngôn ngữ của nƣớc khác, nhƣng có tranh
20