Tải bản đầy đủ (.pdf) (122 trang)

Nghệ thuật rối nước trong không gian văn hóa Nam Chấn : Luận văn ThS. Khu vực học: 60 22 01 13

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.55 MB, 122 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
VIỆN VIỆT NAM HỌC & KHOA HỌC PHÁT TRIỂN
-----------------------------------------------------

NGUYỄN THỊ NHUNG

NGHỆ THUẬT RỐI NƯỚC
TRONG KHÔNG GIAN VĂN HÓA NAM CHẤN

LUẬN VĂN THẠC SĨ
Chuyên ngành: Việt Nam học

HÀ NỘI - 2014


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
VIỆN VIỆT NAM HỌC & KHOA HỌC PHÁT TRIỂN
-----------------------------------------------------

NGUYỄN THỊ NHUNG

NGHỆ THUẬT RỐI NƯỚC
TRONG KHÔNG GIAN VĂN HÓA NAM CHẤN

Luận văn Thạc sĩ chuyên ngành Việt Nam học
Mã số: 60 22 01 13

Người hướng dẫn khoa học: GS. TSKH. Vũ Minh Giang

HÀ NỘI - 2014



LỜI CẢM ƠN
Tác giả xin gửi lời cảm ơn chân thành đến quý thầy cô Viện Việt Nam
học và Khoa học Phát triển - Đại học Quốc gia Hà Nội cùng các thế hệ nghệ
nhân phường rối nước Nam Chấn (Nam Định) đã thường xuyên giúp đỡ, tạo
điều kiện cho tác giả trong suốt quá trình nghiên cứu, thực hiện đề tài.
Đặc biệt, tác giả xin được bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến GS. TSKH.
Vũ Minh Giang đã tận tình hướng dẫn, giúp đỡ tác giả thực hiện và hoàn
chỉnh luận văn.
Mặc dù đã cố gắng để hoàn thiện, song luận văn không thể tránh khỏi
thiếu sót, rất mong nhận được góp ý quý báu của thầy cô.
Hà Nội, ngày 22 tháng 10 năm 2014
Tác giả luận văn
Nguyễn Thị Nhung


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan nội dung được trình bày trong luận văn này là kết
quả nghiên cứu của bản thân tôi dưới sự hướng dẫn trực tiếp của GS. TSKH.
Vũ Minh Giang.
Kết quả nghiên cứu này là hoàn toàn trung thực và không hề trùng lặp
với bất kỳ công trình nghiên cứu nào đã được công bố.
Nếu sai, tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm.
Hà Nội, ngày 22 tháng 10 năm 2014
Tác giả luận văn
Nguyễn Thị Nhung


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 4

1. Lý do chọn đề tài ........................................................................................... 4
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề ............................................................................ 5
3. Phương pháp tiếp cận và tính mới của đề tài ................................................ 7
4. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu ................................................................ 8
5. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ................................................................. 9
6. Phương pháp nghiên cứu............................................................................... 9
7. Dự kiến đóng góp của luận văn..................................................................... 9
8. Cấu trúc luận văn ........................................................................................ 10
NỘI DUNG .................................................................................................... 11
Chương 1: NAM CHẤN TRONG KHÔNG GIAN VĂN HÓA ĐỒNG
BẰNG BẮC BỘ ............................................................................................. 11
1.1. Đặc trưng văn hóa đồng bằng Bắc Bộ ..................................................... 11
1.1.1. Đặc trưng văn hoá vật chất................................................................... 14
1.1.2. Đặc trưng văn hoá tinh thần ................................................................. 15
1.2. Vị trí Nam Trực trong vùng đồng bằng Bắc Bộ ...................................... 18
1.3. Vùng đất Nam Chấn (huyện Nam Trực - tỉnh Nam Định) ...................... 23
1.3.1. Lịch sử hình thành và phát triển ........................................................... 23
1.3.2. Điều kiện tự nhiên và môi trường sinh thái .......................................... 23
1.3.3. Dân cư và đặc trưng văn hóa ................................................................ 24
Chương 2: NGHỆ THUẬT RỐI NƯỚC VÙNG ĐỒNG BẰNG BẮC BỘ 29
2.1. Lịch sử hình thành và tồn tại của rối nước............................................... 32
2.1.1. Lịch sử hình thành ................................................................................. 32
2.1.2. Quá trình tồn tại, phát triển .................................................................. 35
2.2. Các trung tâm rối nước ở đồng bằng Bắc Bộ........................................... 38
2.2.1. Cơ sở rối nước chuyên nghiệp .............................................................. 38
1


2.2.2. Phường rối nước dân gian .................................................................... 40
2.2.3. Các phường rối nước dân gian trên đất Nam Định .............................. 43

2.3. Đặc trưng chung của nghệ thuật rối nước Việt Nam ............................... 47
2.3.1. Mặt nước là sân khấu biểu diễn ............................................................ 48
2.3.2. Thủy đình là hình tượng đặc trưng ....................................................... 50
2.3.3. Quân rối là hình tượng nghệ thuật ....................................................... 51
2.3.4. Kỹ thuật diễn rối.................................................................................... 53
2.3.5. Tễu là nhân vật điển hình ...................................................................... 55
2.3.6. Có sự hỗ trợ của âm nhạc, ánh sáng .................................................... 57
2.3.7. Là sản phẩm của cư dân nông nghiệp vùng đồng bằng Bắc Bộ........... 58
Chương 3: SẮC THÁI RỐI NƯỚC PHƯỜNG NAM CHẤN .................. 62
3.1. Nghệ thuật rối nước Nam Chấn ............................................................... 62
3.1.1. Lịch sử ra đời và quá trình tồn tại ........................................................ 62
3.1.2. Kỹ thuật chế tạo quân rối và thiết kế sân khấu ..................................... 66
3.1.3. Kỹ thuật diễn rối và các tích trò ........................................................... 71
3.1.4. Hệ thống âm thanh, ánh sáng ............................................................... 74
3.1.5. Rối nước Nam Chấn với lễ hội cổ truyền làng Bàn Thạch ................... 75
3.2. Nét đặc sắc của rối nước Nam Chấn ........................................................ 77
3.2.1. Truyền thống lâu đời, tồn tại liên tục với các nghệ nhân tự làm rối .... 77
3.2.2. Phường rối đầu tiên có nữ giới tham gia .............................................. 80
3.2.3. Phường rối có số lượng tích trò nhiều nhất .......................................... 83
3.3. Thực trạng của rối nước Nam Chấn ......................................................... 89
3.3.1. Tổ chức phường rối ............................................................................... 89
3.3.2. Cách thức truyền nghề của phường rối ................................................ 92
3.3.3. Quản lý của chính quyền và khả năng xã hội hóa ................................ 94
3.4. Một số đề xuất bảo tồn và phát huy nghệ thuật rối nước Nam Chấn ... 108
3.4.1. Khôi phục, bảo tồn các tích trò cổ ........................................................ 97
2


3.4.2. Đổi mới đề tài, sáng tạo các tích trò mới phản ánh cuộc sống đương
đại ................................................................................................................... 97

3.4.3. Thúc đẩy rối nước Nam Chấn tham gia hoạt động du lịch văn hóa..... 99
3.4.4. Hỗ trợ tài chính và tôn vinh các nghệ nhân rối nước ......................... 100
KẾT LUẬN .................................................................................................. 104
TÀI LIỆU THAM KHẢO .......................................................................... 106
PHỤ LỤC .................................................................................................... 112

3


MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
1.1. Múa rối nước là loại hình nghệ thuật độc đáo, một sáng tạo riêng có
của người Việt. Nó chứa đựng trong mình nhiều giá trị tinh thần và vật chất của
văn hóa Việt Nam tích lũy được trong suốt chiều dài lịch sử hàng nghìn năm
dựng nước và giữ nước. Múa rối nước là nghệ thuật của người nông dân vừa gần
gũi lại vừa linh thiêng, là biểu tượng cho ước mơ của cả cộng đồng. Chính vì thế,
tìm hiểu về múa rối nước cũng chính là tìm hiểu về văn hóa Việt Nam.
Múa rối nước là một loại hình nghệ thuật dân gian truyền thống hội tụ
tinh hoa của nhiều loại hình nghệ thuật dân gian Việt Nam như điêu khắc, hội
họa truyền thống, sáng tác các tích trò, âm nhạc dân gian và diễn xướng dân
gian… Nói cách khác, trong số các di sản văn hoá phi vật thể của Việt Nam
thì múa rối nước là một trong những loại hình đặc sắc và tiêu biểu của người
Việt đồng bằng Bắc Bộ.
1.2. Ý nghĩa khoa học: Trong xã hội Việt Nam ngày nay với sự “áp
đảo” của nhiều loại hình hiện đại, rối nước nói riêng và các loại hình nghệ
thuật sân khấu dân gian nói chung bị phai nhạt, lu mờ ngay trên chính “cái
nôi” sản sinh ra nó. Các thế hệ trẻ Việt Nam hôm nay không mấy ai mặn mà
với rối nước - nét văn hoá cổ truyền độc đáo. Vốn hiểu biết về múa rối nước
vì thế ngày càng “cạn kiệt”. Nhiều phường rối dân gian cổ vùng đồng bằng
Bắc Bộ Việt Nam trong đó có rối nước Nam Chấn (Nam Trực, Nam Định)

giờ cũng mất dần chỗ đứng trước làn sóng hiện đại. Vấn đề bảo tồn và phát
huy di sản văn hoá này đang được đặt ra vô cùng cấp thiết.
Một khía cạnh quan trọng nữa đó là: Các phường rối nước sau một thời
gian phục hồi có xu hướng biến đổi giống nhau. Ngày nay, nhu cầu mở rộng
giao lưu ngày càng cao, các phường rối không giữ “bí quyết nghề” đồng thời
không còn nhiều nghệ nhân thuộc thế hệ trước nên dẫn đến tình trạng các

4


phường rối na ná giống nhau về: quân rối, cách điều khiển, các tích trò… mà
không giữ được sắc thái riêng của từng phường rối như trước kia. Vì thế,
nghiên cứu góp phần tìm ra đặc trưng của rối nước Nam Chấn là điều cần thiết,
góp phần nâng cao nhận thức, bảo tồn, phát huy nghệ thuật rối nước.
1.3. Ý nghĩa thực tiễn: Dưới góc độ du lịch, múa rối nước là sứ giả của
văn hóa Việt Nam trên trường quốc tế, thu hút sự quan tâm, tìm hiểu của đông
đảo bạn bè năm châu. Hiện nay, múa rối nước Việt Nam là một loại hình tiêu
biểu của văn hóa dân gian dân tộc Việt - một loại hình có một không hai trên
thế giới. Đặc biệt, múa rối nước là một trong những di sản đang được Việt
Nam xây dựng hồ sơ đệ trình để UNESCO công nhận là Di sản văn hoá phi
vật thể của nhân loại.
1.4. Là người con của mảnh đất Nam Định, bản thân lại có niềm yêu
thích đặc biệt với nghệ thuật múa rối nước cổ truyền của dân tộc và với mong
muốn góp phần xây dựng cơ sở khoa học cho việc bảo tồn và phát huy loại
hình nghệ thuật đặc sắc này tôi đã chọn đề tài: “Nghệ thuật rối nước trong
không gian văn hóa Nam Chấn” làm đề tài luận văn Thạc sĩ.
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Tư liệu sớm nhất ghi chép sự ra đời của loại hình nghệ thuật này là bia
Sùng Thiện Diên Linh dựng dưới thời Lý Nhân Tông (1072 - 1128). Tuy nhiên
do tục lệ bí truyền ở các phường chỉ cho phép người làm trò gì biết trò ấy,

phường nào biết phường nấy, không ai được tiết lộ cách lắp máy, điều khiển
quân rối cho nên trải qua gần ngàn năm lịch sử, nghệ thuật múa rối nước tồn tại
mà không có lý luận.
Từ thế kỷ XX trở về trước, nghiên cứu về nghệ thuật múa rối nước bị
bỏ ngỏ. Từ những năm 70 của thế kỷ XX, múa rối nước bắt đầu trở thành đề
tài nghiên cứu của các học giả. Có thể dẫn ra đây một số công trình tiêu biểu:
- Nguyễn Huy Hồng (1987), Nghệ thuật múa rối nước Thái Bình, Ty
Thông tin văn hóa Thái Bình.
5


- Nguyễn Huy Hồng (1974), Nghệ thuật múa rối Việt Nam, Nxb Văn hóa.
- Tô Sanh, (1976), Nghệ thuật múa rối nước, Nxb Văn hoá.
- Lý Khắc Cung, (2006), Nghệ thuật múa rối nước Việt Nam, Nxb Văn
hoá Thông tin.
Nhân dịp chào mừng kỉ niệm 1000 Thăng Long - Hà Nội, nghệ nhân Lê
Văn Ngọ (Nhà hát múa rối Thăng Long) cùng các cộng sự đã nghiên cứu đề
tài khoa học: “Bảo tồn và phát triển nghệ thuật múa rối nước cổ truyền Thăng
Long - Hà Nội”. Kết quả nổi bật sau 2 năm nghiên cứu của đề tài là đã thu
thập tư liệu, khảo sát một số phường múa rối dân gian, hệ thống được các tích
trò rối nước để Nhà hát múa rối Thăng Long nghiên cứu, xây dựng chương
trình phong phú, hấp dẫn hơn. Đồng thời cũng chính là cơ sở để bảo tồn và
phát huy nghệ thuật múa rối nước, đề ra những phương hướng, giải pháp cho
đề án xây dựng Trung tâm bảo tồn và phát triển nghệ thuật rối nước Thăng
Long - Hà Nội. Theo kết quả nghiên cứu của các tác giả thì hiện nay ở đồng
bằng Bắc Bộ có 15 phường rối dân gian, trong đó có 04 phường rối cạn. Bên
cạnh đó có hai trung tâm biểu diễn rối nước chuyên nghiệp là nhà hát múa rối
Trung ương và nhà hát múa rối Thăng Long.
Gần đây nhất là công trình nghiên cứu “Nghệ thuật múa rối nước Việt
Nam” do Giáo sư Hoàng Chương chủ biên với sự cộng tác của: TS.NSƯT

Đoàn Thị Tình, NSƯT Đặng Ánh Ngà, nghệ sĩ Phan Thanh Liêm. Ngoài việc
bổ sung nhận thức chung về nghệ thuật múa rối nước, công trình này đã chú
trọng đến định hướng phát triển múa rối nước Việt Nam hiện nay với 3 công
tác trọng tâm là: sưu tầm, nghiên cứu và bảo tồn.
Trong số các công trình nghiên cứu rối nước không thể không thể đến
luận án “Sự phục hồi của rối nước vùng đồng bằng Bắc Bộ” (2012) của Vũ Tú
Quỳnh (Viện Văn hóa). Lấy mốc Đổi mới năm 1986, với hai trường hợp rối
nước Đào Thục (Đông Anh - Hà Nội) và rối nước Phú Đa (Thạch Thất - Hà
6


Nội), công trình này lý giải và chứng minh sự phục hồi của rối nước dân gian
vùng đồng bằng Bắc Bộ sau Đổi mới. Với việc tham khảo những thay đổi của
hai phường rối dân gian Phú Đa và Đào Thục của công trình này, tác giả có thêm
cơ sở để so sánh đối chiếu với phường rối Nam Chấn (Nam Trực - Nam Định).
Bên cạnh đó còn một số kết quả nghiên cứu được công bố qua hàng trăm
bài viết trên tạp chí Văn hóa nghệ thuật, Văn hóa dân gian và tạp chí Du lịch tỉnh
Nam Định. Trong các bài viết đó, có bài đề cập đến rối nước Nam Chấn.
Ở đề tài khoa học này, kế thừa thành tựu của các tác giả đi trước, tác giả
đi sâu khai thác, tìm hiểu đặc điểm, nét đặc sắc của rối nước phường Nam Chấn
(Nam Trực - Nam Định) so với rối nước dân gian vùng đồng bằng Bắc Bộ.
3. Phương pháp tiếp cận và tính mới của đề tài
3.1. Phương pháp tiếp cận
Với tư cách là một đề tài luận văn thuộc chuyên ngành Việt Nam học, tác
giả đặc biệt chú trọng áp dụng phương pháp tiếp cận khu vực học. Trong quan
hệ tương tác với các thành tố văn hóa khác, rối nước được nghiên cứu không chỉ
như một trò diễn xướng mà còn là một sáng tạo văn hóa, phản ánh đặc trưng văn
hóa của không gian đã sinh ra nó. Theo đó, tác giả đặt nghệ thuật múa rối nước
Nam Chấn trong không gian văn hóa cụ thể là Hồng Quang (trước là Nam
Chấn), huyện Nam Trực, tỉnh Nam Định và rộng hơn là không gian văn hóa

châu thổ Bắc Bộ để lý giải về nghệ thuật múa rối nước Nam Chấn.
Ngoài ra, tác giả luận văn còn vận dụng phương pháp của một số lĩnh
vực khác như văn hóa học, nghệ thuật học:
Văn hóa học: Đối tượng nghiên cứu - nghệ thuật múa rối nước là một
sản phẩm văn hóa sông nước tiêu biểu trong hệ thống các di sản văn hóa của
châu thổ Bắc Bộ nói riêng và của Việt Nam nói chung.
Nghệ thuật học: Xem xét nghệ thuật múa rối nước với tư cách là loại
hình nghệ thuật dân gian truyền thống độc đáo và đặc sắc của Việt Nam.
7


Bên cạnh đó, tác giả còn áp dụng phương pháp nghiên cứu so sánh để
tiến hành đối sánh những đặc điểm của nghệ thuật múa rối nước Nam Chấn
(đặc điểm về lịch sử hình thành, nghệ thuật tạo quân rối, nghệ thuật biểu diễn,
quân rối, tích trò…) trên nền chung là nghệ thuật rối nước Bắc Bộ.
3.2. Tính mới của đề tài
Đóng góp mới của đề tài là cung cấp những thông tin sâu và phân tích
từ tiếp cận khu vực học, chỉ ra sắc thái riêng của phường rối Nam Chấn trên
tương quan đối sánh với đặc điểm của nghệ thuật múa rối nước của đồng bằng
Bắc Bộ Việt Nam.
Có thể nói, nghiên cứu về nghệ thuật múa rối nước ở Việt Nam nói
chung thì có khá nhiều công trình nghiên cứu. Đó là công trình của các tác
giả: Huy Hồng, Tô Sanh, Lý Khắc Cung… như đã thống kê ở trên, tuy nhiên
nghiên cứu cụ thể về phường rối Nam Chấn cho đến thời điểm hiện tại chưa
có, hơn nữa lại nghiên cứu ở góc độ tìm kiếm sắc thái thì có thể khẳng định
chưa có công trình nào triển khai.
Bên cạnh đó, đề tài có giá trị ứng dụng thực tế: Nghiên cứu và tìm ra
nét riêng của phường rối nước Nam Chấn góp phần tích cực trong công tác
bảo tồn và phát huy nghệ thuật rối nước Nam Chấn.
4. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu

4.1. Mục đích
4.1.1. Khẳng định những nét đặc trưng của rối nước phường Nam
Chấn trong nền nghệ thuật múa rối nước cổ truyền vùng đồng bằng Bắc Bộ
4.1.2. Góp phần giới thiệu và quảng bá cho du khách và người quan
tâm về phường rối dân gian này.
4.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
Để đạt được mục đích trên, tôi dự kiến thực hiện những nhiệm vụ sau:
4.2.1. Tìm hiểu nguồn gốc hình thành và quá trình tồn tại của phường
rối Nam Chấn.
8


4.2.2. Chỉ ra sự độc đáo của rối nước Nam Chấn so với đặc điểm chung
của nghệ thuật múa rối nước vùng đồng bằng Bắc Bộ Việt Nam.
4.2.3. Tìm hiểu thực trạng của múa rối nước Nam Chấn hiện nay và
một số đề xuất bảo tồn, phát triển nghệ thuật múa rối nước phường Nam Chấn
(Nam Trực, Nam Định).
5. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
5.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu: Nghệ thuật múa rối nước của phường rối dân
gian Nam Chấn ở Nam Trực, Nam Định.
5.2. Phạm vi nghiên cứu
Không gian: Nghiên cứu nghệ thuật rối nước phường Nam Chấn thuộc
xã Nam Chấn huyện Nam Trực, tỉnh Nam Định.
Thời gian: Từ khi nghệ thuật múa rối nước phường Nam Chấn được
hình thành đến nay.
6. Các nguồn tài liệu
Nguồn tư liệu được tập hợp để xây dựng nên luận văn này là các sách
báo, tạp chí, thư tịch và đặc biệt là tài liệu điền dã thu thập được trong quá
trình nghiên cứu thực địa. Trên cơ sở tư liệu đã được tập hợp, tiến hành xử lý

và chọn lọc tài liệu liên quan phục vụ cho đề tài.
Một trong những tài liệu quan trọng là lời kể của những nghệ nhân ở
phường rối nước dân gian Nam Chấn và những khán giả yêu thích bộ môn
nghệ thuật này.
Tất cả những tư liệu thu thập được đều được xử lý theo các phương
pháp khoa học thích hợp.
7. Dự kiến đóng góp của luận văn
Thực hiện đề tài này, tác giả dự kiến những đóng góp sau:
7.1. Phương pháp tiếp cận mới khi nghiên cứu trường hợp: một phường
rối dân gian.
9


7.2. Trên cơ sở nghiên cứu so sánh sẽ chỉ ra đặc trưng, làm rõ nét đặc
trưng của rối nước Nam Chấn so với đặc điểm chung của rối nước đồng bằng
Bắc Bộ Việt Nam.
7.3. Đề xuất, kiến nghị cho việc tiếp tục nghiên cứu, bảo tồn và phát
huy giá trị của rối nước Nam Chấn, rối nước Việt Nam trong xã hội hiện đại
ngày nay.
8. Cấu trúc luận văn
Ngoài phần mở đầu, tài liệu tham khảo, phụ lục, luận văn được cấu trúc
làm 3 chương:
Chương 1: Nam Chấn trong không gian văn hóa đồng bằng Bắc Bộ
Chương 2: Nghệ thuật rối nước vùng đồng bằng Bắc Bộ
Chương 3: Sắc thái rối nước phường Nam Chấn

10


NỘI DUNG

Chương 1: NAM CHẤN
TRONG KHÔNG GIAN VĂN HÓA ĐỒNG BẰNG BẮC BỘ
1.1. Đặc trưng văn hóa đồng bằng Bắc Bộ
GS. Ngô Đức Thịnh đã nhận xét: "Trong các sắc thái phong phú và đa
dạng của văn hóa ở Việt Nam, đồng bằng Bắc Bộ được coi là một vùng văn
hóa độc đáo và đặc sắc" [58, tr. 48]. Sự độc đáo và đặc sắc ấy thể hiện ở mọi
mặt trong cuộc sống của cư dân Bắc Bộ. Nhưng điều đó do đâu mà có? Tất
yếu không thể phủ nhận rằng chính ảnh hưởng của môi trường tự nhiên và
môi trường xã hội của Bắc Bộ đã góp phần làm nên những sắc thái của vùng.
Xét về điều kiện tự nhiên, vùng đồng bằng châu thổ Bắc Bộ có vị trí địa
chính trị và địa văn hóa rất đặc biệt. Vị trí vừa tiềm ẩn nguy cơ trở thành mục
tiêu xâm lược của các thế lực muốn bành trướng xuống vùng Đông Nam Á
đồng thời lại thuận lợi cho việc giao lưu và tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân
loại. Điều này đã được chứng minh trong lịch sử hình thành và phát triển của
dân tộc Việt Nam với những cuộc đấu tranh chống xâm lược và giao lưu các
nền văn hóa trên thế giới…
Đồng bằng Bắc Bộ có đặc trưng cơ bản là thấp và bằng phẳng. Tuy
nhiên, sự bằng phẳng đó chỉ là tương đối vì địa hình thực tế là núi xen kẽ
đồng bằng hoặc thung lũng, dốc thoải từ tây bắc xuống đông nam. “Địa hình
châu thổ có nhiều ô trũng, nghiêng từ tây bắc (phía đỉnh châu thổ) xuống
đông nam (phía biển). Ở Việt Trì và Sơn Tây, độ cao của đồng bằng lên tới 12
- 16m, có chỗ cao đến 18 - 25m như trên bậc thềm phù sa cũ nhưng dải đất
duyên hải từ Hải Phòng về đến Ninh Bình, độ cao trung bình chỉ còn trên
dưới 1m”. [55, tr. 318].
Khí hậu vùng Bắc Bộ cũng khác so với những vùng khác; khí hậu thay
đổi thất thường, vừa mưa bão xong vẫn có thể gặp hạn hán, gió mùa đông bắc
11


vừa lạnh vừa ẩm, gió mùa hè nóng và ẩm… Đây là vùng duy nhất ở Việt Nam

có dạng khí hậu bốn mùa với một mùa đông thực sự: “Trong tất cả các đồng
bằng của cả nước thì đồng bằng sông Hồng là nơi duy nhất có mùa đông lạnh
với 3 tháng có nhiệt độ dưới 18oC (nhiệt độ thấp tối thiểu có thể xuống tới 5oC)”
[55, tr. 319].
Ở vùng đồng bằng Bắc Bộ, lượng mưa nhiều (trên 2500mm/năm).
Thêm vào đó là mạng lưới sông ngòi dày đặc (trong đó các sông lớn thuộc hệ
thống sông Hồng, sông Thái Bình) cùng với ảnh hưởng của độ nghiêng tây bắc
- đông nam khiến cho các con sông bị dồn ứ, gây nên tình trạng lũ lụt. Theo các
chuyên gia địa lý thì: "Vào mùa mưa, nước từ khắp các vùng đất cao đều tụ tập
vào vùng trũng, mực nước có thể dâng lên cao đến vài ba mét làm cho mặt
nước sông và mặt nước đồng không còn phân biệt được” [55, tr. 135]. Chính vì
vậy mà trong quá trình chinh phục và khai thác đồng bằng, phát triển kinh tế,
người nông dân vùng đồng bằng Bắc Bộ luôn gắn với yếu tố nước. Và chính
yếu tố nước tạo ra sắc thái riêng biệt trong tập quán canh tác, cư trú, tâm lý
ứng xử cũng như sinh hoạt cộng đồng của cư dân trong khu vực, tạo nên nền
văn minh lúa nước vừa có cái chung của văn minh khu vực vừa có cái riêng
độc đáo của châu thổ Bắc Bộ.
Trong quá trình chinh phục đồng bằng châu thổ sông Hồng, người Việt
đã tạo nên “nền văn minh sông Hồng” rực rỡ. Đặc trưng nổi trội của văn minh
sông Hồng là những giá trị gắn với nước. Để chinh phục đồng bằng và phát
triển nghề trồng lúa nước, từ xa xưa cư dân đồng bằng Bắc Bộ đã đắp các đê
sông, đê biển trên cơ sở những sống đất cao tự nhiên khiến cho “đồng bằng
sông Hồng bị chặn đứng trong quá trình bồi đắp tự nhiên của nó”. Và chính
sự thích nghi với thiên nhiên này đã tạo ra sự khác biệt giữa văn hóa đồng
bằng Bắc Bộ và các vùng khác trong cả nước.
Bắc Bộ còn có nhiều sông ngòi, mương máng nên người dân ở đây
cũng chú ý đến việc khai thác thủy sản. Câu thành ngữ: nhất canh trì, nhì canh
12



viên, ba canh điền (nhất thả cá ao, nhì làm vườn, ba làm ruộng) phản ánh cho
chúng ta thấy rõ điều này. Cùng với cây lúa, ở vùng đồng bằng Bắc Bộ còn
nhiều loại cây phù hợp với chất đất và khí hậu từng mùa.
Một đặc điểm nữa không thể không kể đến khi nói tới vùng đồng bằng
Bắc Bộ đó là hiện tượng “đất chật người đông”. Mảnh đất màu mỡ của khu
vực đồng bằng góp phần tạo nên mật độ đông đúc của cư dân. Và với sản xuất
nông nghiệp, thời gian nhàn rỗi khá nhiều, người nông dân ở đây đã làm thêm
những nghề thủ công. Ở đồng bằng châu thổ Bắc Bộ có đến hàng trăm nghề
thủ công với những người thợ có tay nghề cao trong đó có nhiều nghề tồn tại
và phát triển lâu đời như nghề gốm, đúc đồng, nghề dệt, nghề thêu…
Những người nông dân ở đây sống quần tụ thành làng với tính cộng
đồng cao được duy trì và đảm bảo bởi “sức mạnh” của các hương ước,
khoán ước. Ở làng Việt Bắc Bộ đó có các mối quan hệ thân tộc, láng giềng
cố kết và bền chặt, vai trò cá nhân thiếu chỗ đứng và thay vào đó là sự “bằng
vai phải vế”, sống “cào bằng”, bình quân. Sự gắn bó giữa con người và con
người trong cộng đồng làng quê không chỉ là quan hệ sở hữu trên đất làng,
trên những công trình chung như đình làng, chùa làng, ao làng, giếng làng…
mà còn là sự gắn bó các quan hệ về tín ngưỡng tâm linh thông qua những lễ
hội, hoạt động văn hóa - nghệ thuật… cùng với những chuẩn mực xã hội,
đạo đức. Chính những đặc điểm ấy của làng Việt Bắc Bộ đã góp phần tạo ra
những đặc điểm riêng của vùng văn hóa Bắc Bộ.
Như vậy, với những yếu tố tự nhiên, điều kiện môi trường xã hội đã
ảnh hưởng đến phương thức sản xuất và sinh hoạt của con người vùng đồng
bằng Bắc Bộ. Từ đó góp phần hình thành các đặc trưng văn hóa của con
người nơi đây. Các đặc trưng văn hóa đó không chỉ giới hạn trong những lĩnh
vực của đời sống vật chất mà còn ở cả đời sống tinh thần.

13



1.1.1. Đặc trưng văn hoá vật chất
Văn hoá ẩm thực: Cư dân Việt trên châu thổ Bắc Bộ vẫn như mô hình bữa
ăn của người Việt trên các vùng đất khác: cơm + rau + cá nhưng thành phần cá
chủ yếu là các loại cá nước ngọt. Với khí hậu ở châu thổ Bắc Bộ, bữa ăn của
người Việt Bắc Bộ đã tăng thành phần thịt và mỡ, đặc biệt là trong tiết trời mùa
đông nhằm giữ nhiệt năng cho cơ thể. Các gia vị có tính chất cay, chua, đắng ít
xuất hiện trong bữa ăn của người dân Bắc Bộ. Ẩm thực Bắc Bộ với hương vị
riêng thể hiện rõ trong việc dùng nước mắn và những hương vị tự nhiên như
gừng, tỏi, hành, nghệ, rau thơm… Tiêu biểu cho ẩm thực đồng bằng châu thổ
Bắc Bộ chính là thủ đô Hà Nội với phở, bún thang, bún chả… và các món quà
như cốm Vòng, bánh cuốn Thanh Trì…
Văn hoá cư trú: Đối với vùng đồng bằng Bắc Bộ, nhà ở của người dân
thường được xây dựng một cách chắc chắn, xung quanh có sự hiện diện của ao,
sân, vườn…. Nhà ở truyền thống ở đồng bằng Bắc Bộ chính là nhà vì kèo: “Nhà
ở của cư dân Việt Bắc Bộ thường là loại nhà không có chái, hình thức nhà vì kèo
phát triển. Nguyễn Khắc Tụng đã thống kê được 10 loại nhà vì kèo khác nhau.
Ngôi nhà ở đồng bằng Bắc Bộ thường sử dụng vật liệu nhẹ nhưng cũng tiếp
thu kĩ thuật và sử dụng các vật liệu bền như xi măng, sắt thép” [58, tr. 63].
Để ứng xử với khí hậu người dân thường làm nhà hướng Nam, trồng cây
theo kinh nghiệm “trước cau sau chuối”; trồng cây lá rậm, lá to như cây chuối ở
mặt nhà phía bắc để ngăn gió lạnh vào mùa đông, cản mặt trời vào mùa hè và
trồng cây thân cao như cây cau ở phía nam để không ngăn gió mát mùa hè cũng
như không che nắng chiếu vào mùa đông. Có thể thấy, người dân Bắc Bộ
thường xây dựng ngôi nhà theo kiểu bền chắc, quy mô, hòa hợp với tự nhiên
và ngày nay thì mỗi ngôi nhà còn có thêm những đồ dùng tiện nghi.
Văn hoá trang phục: Trang phục là một nhu cầu tất yếu, là một trong ba
yêu cầu quan trọng của đời sống vật chất là ăn, ở, mặc. Trang phục truyền
14



thống của người dân Bắc Bộ cũng là một sự lựa chọn, thích ứng với thiên
nhiên, trong đó nổi bật là việc ưa sử dụng những gam màu nâu, màu đen.
“Đàn ông với y phục đi làm là chiếc quần lá tọa, áo cánh màu nâu sồng. Đàn
bà cũng chiếc váy thâm, chiếc áo nâu khi đi làm. Ngày hội hè, lễ tết thì trang
phục này có khác hơn: đàn bà với áo dài mớ ba mớ bảy, đàn ông với chiếc
quần trắng, áo dài the, chít khăn đen.” [67, tr. 254].
Trang phục cũng được thay đổi theo quá trình phát triển của lịch sử,
ảnh hưởng của giao lưu và tiếp biến văn hóa. Trong cuộc sống hiện đại ngày
nay, trang phục của người Việt Bắc Bộ đã có nhiều thay đổi nhưng không mất
đi nét truyền thống, luôn có sự hài hòa với thiên nhiên nhiệt đới.
Di sản vật thể khác: Văn hóa châu thổ Bắc Bộ có rất nhiều di tích khảo
cổ, di sản văn hóa. Những đền, đình, chùa, miếu, phủ, điện… phổ biến rộng
khắp các làng quê Bắc Bộ. Nhiều di tích nổi tiếng không chỉ ở trong nước mà
cả ở nước ngoài như đền Hùng, kinh thành Cổ Loa, cố đô Hoa Lư, Hoàng
Thành Thăng Long, Phố Hiến, chùa Dâu, chùa Bút Tháp, chùa Hương, chùa
Tây Phương… Sự hiện diện của những giá trị đó góp phần khẳng định vị trí,
vai trò của vùng đồng bằng Bắc Bộ.
Tựu chung lại, đặc trưng văn hóa đồng bằng Bắc Bộ thể hiện sự chinh
phục, biến đổi và thích nghi với điều kiện tự nhiên, môi trường của vùng.
1.1.2. Đặc trưng văn hoá tinh thần
Cùng với các di sản văn hóa vật thể, các di sản văn hóa phi vật thể của
đồng bằng Bắc Bộ cũng rất đa dạng và phong phú. Kho tàng văn học dân gian
Bắc Bộ dồi dào, đặc sắc với thần thoại, truyền thuyết, ca dao, tục ngữ, truyện
cười, truyện trạng…. Mỗi thể loại đều mang nét riêng của Bắc Bộ.
Sinh hoạt văn hóa nghệ thuật, tín ngưỡng của cư dân lúa nước rất đa
dạng. Các thể loại thuộc nghệ thuật biểu diễn dân gian mang sắc thái vùng đậm
nét. Đó là hát quan họ, hát xoan, hát trống quân, hát chầu văn, hát chèo, múa
15



rối… Nghệ thuật rối nước là sản phẩm văn hoá bản địa dân tộc Việt, phát triển
ở hầu hết các làng xã quanh kinh thành Thăng Long và nhiều phường rối ở các
tỉnh đồng bằng Bắc Bộ. Chèo là loại hình tiêu biểu của sân khấu truyền thồng
Việt Nam. Kinh đô Hoa Lư (Ninh Bình) là đất tổ của sân khấu chèo (thế kỷ X)
sau được phổ biến rộng rãi ra toàn bộ vùng đồng bằng Bắc Bộ. Loại hình sân
khấu này phát triển cao, giàu tính dân tộc. Đến trước thế kỷ XX đã hình thành
những chiếng chèo nổi tiếng: Chiếng chèo Nam (Nam Định, Thái Bình, Hà
Nam, Ninh Bình); Chiếng chèo Đông (Hưng Yên, Hải Dương); Chiếng chèo
Đoài (gồm Hà Đông, Sơn Tây). Hiện nay, rất nhiều địa phương trong vùng vẫn
tồn tại những chiếu chèo hay làng chèo hoặc phát triển lên thành các đoàn chèo
địa phương. Hát trống quân trong những ngày hội là cách làm quen và ướm
lòng nhau của các chàng trai, cô gái. Hát xẩm vốn là một hình thức hát rong cổ
truyền của những người khiếm thị, rất phổ biến ở các bến đò, các chợ hay
những nẻo đường. Hát ru là một hình thức ca hát cô đúc cái tinh túy, cái thần
của nghệ thuật âm nhạc và thi ca. Độc đáo nữa là hát chầu văn, đây là hình thức
lễ nhạc trong nghi thức hầu đồng của tín ngưỡng thờ Mẫu Tam phủ Tứ phủ tín ngưỡng dân gian bản địa của Việt Nam. Trung tâm của hát văn là Nam
Định và một số vùng quanh Hà Nội.
Nói đến văn hóa Bắc Bộ còn phải kể đến những sinh hoạt tín ngưỡng
tâm linh. Những tín ngưỡng của cư dân trồng lúa nước như thờ Thành hoàng,
thờ Mẫu, thờ các ông tổ nghề v.v… có mặt trên hầu khắp các làng quê Bắc
Bộ. Các tín ngưỡng này tiềm ẩn trong tâm thức con người và tồn tại trong lễ
hội mà thường là lễ hội mùa xuân và lễ hội mùa thu, “xuân thu nhị kỳ”. Có
hàng nghìn lễ hội trong vùng: từ những lễ hội mang tính chất lịch sử, tưởng
nhớ đến các danh nhân như lễ hội Đền Trần (Nam Định) gắn với di tích của
Trần Hưng Đạo và các vua Trần), lễ hội đền Cổ Loa (Hà Nội) gắn với truyền
thuyết về An Dương Vương), lễ hội Hai Bà Trưng (đền Đồng Nhân, Hà Nội),
16


hội đền vua Đinh (Ninh Bình) tưởng nhớ đến hiến công của vua Đinh Tiên

Hoàng)… đến những lễ hội mang tính chất tâm linh như lễ hội Phủ Giầy (Vụ
Bản - Nam Định), lễ hội chùa Thầy (Quốc Oai - Hà Nội)…
Tất cả lễ hội ấy lúc đầu đều là các lễ hội nông nghiệp. Lễ hội ở đồng
bằng Bắc Bộ được ví như một bảo tàng văn hóa tổng hợp, lưu giữ khá nhiều
sinh hoạt văn hóa tín ngưỡng của cư dân nông nghiệp. Với cư dân làng Việt
Bắc Bộ, lễ hội đúng như nhận xét của GS. Ngô Đức Thịnh đó là “môi trường
cộng cảm về văn hóa, công mệnh về mặt tâm linh”.
Bên cạnh những sáng tác dân gian, theo GS. Đinh Gia Khánh châu thổ
Bắc Bộ còn là “nơi phát sinh nền văn hóa bác học”. Sự phát triển của giáo
dục, truyền thống trọng người có chữ trở thành nhân tố tác động tạo ra tầng lớp
trí thức ở Bắc Bộ. Trong đó, trải qua một thời gian dài, Thăng Long với vai trò
là một kinh đô cũng đảm nhận vị trí một trung tâm giáo dục. Truyền thống giáo
dục, hiếu học đó được khẳng định: “Trong thời kì Đại Việt, số người đi học, thi
đỗ ở vùng đồng bằng miền Bắc tính theo tỉ lệ dân số thì cao hơn rất nhiều so
với các nơi khác. Trong lịch sử 850 năm (1065 - 1915) khoa cử dưới các triều
vua, cả nước có 56 trạng nguyên thì 52 người là ở vùng đồng bằng miền Bắc”
[67, tr. 256]. Thời hiện đại, GS. Ngô Đức Thịnh nhận xét: “Với đội ngũ trí thức
thời hiện đại, ở đây không chỉ là nơi đầu mối các trung tâm đào tạo và nghiên
cứu khoa học (90% các viện nghiên cứu và 64% các trường đại học), mà đội
ngũ trí thức cũng tập trung đông đảo nhất, chiếm 57% tổng số trí thức cả
nước” [58, tr. 65]. Sự phát triển của giáo dục đã tạo ra sự phát triển của văn
hóa bác học với lực lượng trí thức đông đảo. Đội ngũ này tiếp nhận vốn văn
hóa dân gian, vốn văn hóa bác học Trung Quốc, Ấn Độ, phương Tây để tạo ra
dòng văn hóa bác học.
Vùng văn hóa châu thổ Bắc Bộ còn là vùng văn hóa cội nguồn của văn
hóa Trung Bộ, Nam Bộ. Từ vùng đất cội nguồn Bắc Bộ, văn hóa Việt phát
17


triển ở mọi vùng khác. Bản thân văn hóa là một yếu tố động, luôn luôn biến

đổi theo cả chiều không gian và thời gian. Một yếu tố không thể không xem xét
khi nghiên cứu các vùng văn hóa là sự đan xen và giao thoa giữa các yếu tố văn
hóa của các vùng kế cận nhau. Văn hóa của vùng chịu tác động và ẩn chứa
những nét văn hóa từ những vùng văn hóa khác trong khu vực, trên thế giới.
Có thể khẳng định vùng châu thổ Bắc Bộ là vùng đất lịch sử lâu đời của
người Việt, nơi khai sinh của các vương triều Đại Việt, đồng thời cũng là cái
nôi hình thành văn hóa, văn minh Việt từ buổi ban đầu và hiện tại, là quê
hương của các nền văn hóa Đông Sơn, Thăng Long - Hà Nội. Đặc trưng văn
hóa vùng Bắc Bộ là kết quả của quá trình đấu tranh, thích nghi, biến đổi với
tự nhiên với sự nổi bật của yếu tố nước đồng thời không tách khỏi môi trường
xã hội với những yếu tố văn hóa truyền thống luôn được gìn giữ, nâng niu.
1.2. Vị trí Nam Trực trong vùng đồng bằng Bắc Bộ
Huyện Nam Trực ngày nay là một phần của huyện Nam Chân, Thượng
Nguyên và Giao Thủy đầu thế kỷ XIX. Huyện Nam Chân là một trong các
huyện thuộc phủ Thiên Trường (phủ này được đặt từ đời Trần, thời thuộc
Minh đổi làm Phụng Hóa, đời Lê lấy lại tên Thiên Trường, thời Tự Đức đổi
làm Xuân Trường, bao gồm 4 huyện Mỹ Lộc, Thượng Nguyên, Nam Chân và
Giao Thủy). Huyện Nam Chân xưa là huyện Tây Chân. Thời Lê Trung Hưng
năm 1682 đổi thành huyện Nam Chân. Năm Minh Mạng thứ 14 (1833) chia
huyện Nam Chân thành hai huyện Nam Chân và Chân Ninh (huyện Trực
Ninh ngày nay), đời Thành Thái đổi Nam Chân thành Nam Trực. [65, tr. 32].
Đầu thế kỷ XX huyện Nam Trực (khi đó đã sáp nhập cả một phần
huyện Giao Thủy) gồm 9 tổng với 96 xã thôn (Bái Dương, Cổ Da, Cổ Nông,
Duyên Hưng Thượng, Đỗ Xá, Nghĩa Xá, Liên Tỉnh, Sa Lung, Thi Liệu).
Năm 1968, hai huyê ̣n Nam Trực và Trực Ninh sát nhâ ̣p thành huyê ̣n
Nam Ninh. Ngày 26/2/1997, thực hiê ̣n Nghi đi
̣ nh
̣ 19/NĐ - CP của Chiń h phủ ,
18



huyê ̣n Nam Ninh la ̣i chia thành 2 huyê ̣n Nam Trực và Trực Ninh sau 29 năm
hơ ̣p nhấ t.
Về mặt hành chính, huyện Nam Trực bao gồm thị trấn Nam Giang huyện lỵ và 19 xã: Nam Thắng, Nam Mỹ, Điền Xá, Tân Thịnh, Nam Toàn,
Nghĩa An, Hồng Quang, Nam Dương, Nam Hùng, Nam Hoa, Nam Hồng, Bình
Minh, Nam Tiến, Đồng Sơn, Nam Lợi, Nam Cường, Nam Thái, Nam Hải,
Nam Thanh.
Vị trí Nam Trực nằm ở phía nam đồng bằng Bắc Bộ, thuộc dải duyên
hải hạ châu thổ sông Hồng - vùng đất trẻ nhất trong toàn bộ các đất phù sa của
sông Hồng. Đây là một trong số 9 huyện của tỉnh Nam Định (9 huyện tính từ
bắc xuống nam là Mỹ Lộc, Vụ Bản, Ý Yên, Nam Trực, Trực Ninh, Xuân
Trường, Giao Thuỷ, Hải Hậu, Nghĩa Hưng). Huyện Nam Trực là cửa ngõ phía
nam thành phố Nam Đinh
̣ , phía bắc tiếp giáp thành phố Nam Đinh
̣ , phía nam
giáp huyện Trực Ninh , phía đông giáp huyện Vũ Thư (tỉnh Thái Bình ), phía
tây giáp huyê ̣ n Vu ̣ Bản và huy ện Nghĩa Hưng, có sông Hồng và sông Đào
chảy qua.
Đặc điểm vị trí của Nam Trực: Nếu như Nam Định có thể chia thành hai
vùng địa lý tự nhiên là vùng đồng bằng bãi bồi sông không còn chịu tác động
của biển và vùng châu thổ hiện tại còn chịu tác động của biển [66, tr. 147] thì
Nam Trực thuộc vùng đồng bằng bãi bồi sông không còn chịu tác động của biển.

19


Vì thế, Nam Trực có những nét riêng khác với phần châu thổ chịu ảnh
hưởng của biển như Nghĩa Hưng, Hải Hậu, Giao Thủy là những huyện thuộc
vùng châu thổ hiện tại còn chịu tác động của biển. Khí hậu Nam Trực nói
chung và vùng đồng bằng không chịu tác động của biển nói riêng có nền nhiệt

lượng thấp hơn châu thổ hiện tại, số giờ nắng trong năm dưới 1700 giờ; tổng
lượng nhiệt độ trong năm và lượng bốc hơi cũng thấp, tổng nhiệt dưới
8600oC. Về mặt thủy văn, vùng Nam Trực cũng nhận được nhiều nước và phù
sa của sông Hồng, sông Đáy, sông Ninh Cơ hơn.
Mặt khác, trong sáu cảnh địa lý của đất Nam Định, huyện Nam Trực
nằm trong địa phận của cảnh quan bãi bồi cao trong đê. Sáu cảnh quan đó là:
- Cảnh quan bãi bồi ngoài đê sông
20


- Cảnh quan bãi bồi thấp úng trong đê sông
- Cảnh quan bãi bồi cao trong đê sông
- Cảnh quan châu thổ hiện tại trong đê biển
- Cảnh quan bờ biển hiện tại ngoài đê biển
- Cảnh quan châu thổ ngầm biển nông
Phía bắc và phía nam Nam Trực là vùng trũng thích hợp cho viê ̣c trồ ng
lúa nước. Vùng đồng bãi chạy dọc theo đê sông Đào dài 15,2 km ở phía tây
huyê ̣n và theo đê sông Hồ ng 14,5 km phía đông huyê ̣n thì thuận lợi cho viê ̣c
phát triển rau màu và nghề trồng dâu nuôi tằm . Với nền tảng của cảnh quan là
các bãi bồi phù sa sông cao nên đất đai ở đây rất phì nhiêu. Điều đó tạo cho
Nam Trực có: “độ ổn định cao nhất trong số 6 cảnh quan trong tỉnh, điều
kiện khai thác thuận lợi, cho nên nơi đây là nơi mà mật độ dân cư nông thôn
cao hơn cả (chỉ sau thành phố Nam Định)” [66, tr. 159].
Bên cạnh đó, điều kiện nhiệt ẩm cũng thuận lợi, số giờ nắng từ 1650 1700 giờ/năm, tổng nhiệt độ 8550 - 8600oC. Trong mùa đông xuân có khoảng
2 - 3 tháng khô do lượng mưa tháng có thấp hơn lượng bốc hơn tháng, còn về
hè - thu thì luôn thừa thãi.
Huyện có diện tích là 161,71 km2 với dân số 208014 người (2008).
Như vậy, mật độ dân số trung bình của Nam Trực là 1286 người/ km2 (so với
mật độ dân số trung bình của tỉnh Nam Định 1211 người/ km2 thì cao hơn).
Tộc người sinh sống ở đây chủ yếu là người Kinh, theo hai tôn giáo chính là

Phật giáo và Thiên chúa giáo.
Sự phát triển kinh tế của huyện gắn liền với kinh tế nông nghiệp và sự
phát triển của những làng nghề thủ công nghiệp. Tỉnh Nam Định vốn nằm
trong vùng trọng điểm sản xuất lương thực, thực phẩm của đồng bằng Bắc Bộ
nên huyện Nam Trực cũng không nằm ngoài đặc điểm đó. Ở Nam Trực sản
xuất nông nghiệp phát triển tương đối sớm và cũng là nơi có truyền thống sản
21


×