Tải bản đầy đủ (.pdf) (114 trang)

Năng lực cạnh tranh doanh nghiệp vận tải biển container việt nam trong bối cảnh hội nhập quốc tế luận văn ths kinh tế 60 31 07 pdf

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.87 MB, 114 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ
---------------------

NGUYỄN THỊ NGÂN

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ ĐỐI NGOẠI

NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. PHẠM HÙNG TIẾN

NĂNG LỰC CẠNH TRANH DOANH NGHIỆP VẬN TẢI BIỂN CONTAINER VIỆT NAM
TRONG BỐI CẢNH HỘI NHẬP QUỐC TẾ

Hà Nội – 2014


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ
---------------------

NGUYỄN THỊ NGÂN

NĂNG LỰC CẠNH TRANH DOANH NGHIỆP VẬN TẢI BIỂN CONTAINER VIỆT NAM
TRONG BỐI CẢNH HỘI NHẬP QUỐC TẾ

Chuyên ngành : KTTG&QHKTQT
Mã số : 60 31 07

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ ĐỐI NGOẠI

NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. PHẠM HÙNG TIẾN



Hà Nội – 2014


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

STT

Từ viết tắt

Nguyên nghĩa

1

AEC

Cộng đồng kinh tế ASEAN

2

AFTA

Khu vực thƣơng mại tự do ASEAN

3

ASEAN

Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á


4

WTO

Tổ chức thƣơng mại thế giới

5

XNK

Xuất nhập khẩu

6

IMO

Tổ chức hàng hải quốc tế

i


DANH MỤC CÁC BẢNG
STT

Số hiệu

Nội dung

Trang


1

Bảng 1.1

Sản lƣợng vận tải biển năm 2005-2010

16

2

Bảng 1.2

Hệ thống cảng Singapore

33

3

Bảng 2.1

Doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ hàng hải phân
theo loại hình dịch vụ

41

4

Bảng 2.2

Danh sách các hãng tàu container tại Việt Nam

năm 2009

42

5

Bảng 2.3

6

Bảng 2.4

7

Bảng 2.5

8

Bảng 2.6

Năng lực đội tàu Việt Nam so với các nƣớc trong
khu vực

62

9

Bảng 2.7

Số lƣợng tàu biển Việt Nam năm 2011


63

10

Bảng 2.8

Đánh gía khả năng cạnh tranh của tàu Việt Nam và
tàu nƣớc ngoài

64

11

Bảng 2.9

Năng suất của một số bến container

68

12

Bảng 2.10

Cơ cấu đội tàu Việt Nam qua các năm

69

13


Bảng 3.1

14

Bảng 3.2

Tổng lƣợng hàng qua cảng và tỷ lệ tăng trƣởng
giai đoạn 1995-2010
Thứ hạng xuất khẩu, nhập khẩu của Việt Nam trên
toàn thế giới theo thống kê của Tổ chức Thƣơng
mại thế giới giai đoạn 2003-2012
Kết quả kinh doanh 9 tháng 2011 của 01 số công
ty kinh doanh vận tải biển tại Việt Nam

Dự báo khối lƣợng hàng hóa, hành khách và trọng
tải đội tàu Việt Nam đảm nhận giai đoạn 20152030
Dự báo tổng trọng tải đội tàu hàng vận tải biển
Việt Nam đến năm 2020

ii

43
47
55

89
90


DANH MỤC CÁC HÌNH & BIỀU ĐỒ

STT

Số hiệu

Nội dung

Trang

Quy trình xuất khẩu

19

Quy trình nhập khẩu

19

Thƣơng mại container toàn cầu năm 1996-2013

24

4 Hình 1.3

Chỉ tiêu đánh giá năng lực cạnh tranh của DN vận tải
biển

25

5 Biểu đồ 1.2

Dòng chảy hàng hóa vận chuyển bằng container vào

thị trƣờng Đông Tây

29

Thống kê xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa của Việt
Nam 5 năm trƣớc và sau khi gia nhập WTO

46

Thị phần đội tàu biển của các doanh nghiệp Việt
Nam

58

Thị phần vận tải biển năm 2011

59

Dịch vụ cung ứng của doanh nghiệp Việt Nam

60

Nhập siêu hàng hóa của VN qua các năm

71

Các hạn chế của dịch vụ vận tải đƣờng thủy

80


1 Hình 1.1
2 Hình 1.2
3 Biểu đồ 1.1

6 Biểu đồ 2.1
7 Biểu đồ 2.2
8 Biểu đồ 2.3
9 Biểu đồ 2.4
10 Biểu đồ 2.5
11 Biểu đồ 2.6
12 Biểu đồ 2.7
13 Biểu đồ 2.8

Đánh giá của doanh nghiệp về chất lƣợng cơ sở hạ
tầng Logistics tại Việt Nam.
Những hạn chế về hải quan ở nƣớc ta trong hoạt
động logistics

iii

81
82


MỞ ĐẦU
1.

Tính cấp thiết của đề tài
Trải qua gần 30 năm thực hiện chính sách đổi mới, thị trƣờng hàng hải Việt


Nam đang mở rộng theo nhịp độ phù hợp với xu thế thƣơng mại khu vực tự do và
toàn c ầu, tạo điều kiện thuận lợi để thúc đẩy các doanh nghiệp vận tải biển
container Việt Nam phát triển nhanh chóng. Đặc biệt, sự kiện Việt Nam trở thành
thành viên chính thức của tổ chức thƣơng mại thế giới (WTO) vào ngày
11/01/2007, đã mang lại nhiều cơ hội tăng trƣởng đối với các họat động ngọai
thƣơng. Theo số liệu của Cục Hàng Hải Việt Nam, năm 2013 sản lƣợng hàng hóa
thông qua toàn hệ thống cảng biển Việt Nam đạt 326 triệu tấn, tăng 10,7% so với
năm 2012, hàng container đạt 8,5 triệu TEU tăng 6,4% so với năm 2012 đây cũng là
một thành công không nhỏ trong giai đoạn kinh tế khó khăn hiện nay.
Vận tải biển container là một lĩnh vực kinh doanh mang tính toàn cầu cao,
các doanh nghiệp luôn phải xây dựng một chiến lƣợc kinh doanh lâu dài và toàn
diện nhằm giành thị phần. Trong khi các doanh nghiệp vận tải nội địa chƣa có các
tàu container chạy tuyến xa, mà mới chỉ có tàu chạy tuyến ngắn kết hợp trung
chuyển hàng hóa tại các cảng ở trong khu vực, thì thực tế hiện này là, phần lớn
trong số 20 hãng tàu container lớn nhất thế giới đã có mặt tại Việt Nam dƣới các
hình thức liên doanh, văn phòng đại diện thậm chí 100% vốn nƣớc ngòai. Nhìn
chung, thị trƣờng vận tải container tại Việt Nam đang phụ thuộc nhiều vào các hãng
tàu nƣớc ngoài. Trƣớc bối cảnh đó, câu hỏi nghiên cứu của đề tài đặt ra là:
-

Lợi thế cạnh tranh của các doanh nghiệp vận tải biển container Việt Nam
hịên nay là gì?

-

Việc tiếp tục mở cửa thị trƣờng sẽ có tác động thế nào đối với các doanh
nghiệp vận tải biển container Việt Nam?

-


Làm thế nào để nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp vận tải
biển container Việt Nam trong bối cảnh hội nhập quốc tế?

`

1


Để trả lời cho những câu hỏi nêu trên, tác giả đã chọn đề tài: “Năng lực
cạnh tranh doanh nghiệp vận tải biển container Việt Nam trong bối cảnh hội
nhập quốc tế” làm đề tài luận văn tốt nghiệp khóa học Thạc sỹ ngành kinh tế thế
giới và quan hệ kinh tế quốc tế.
2.

Tình hình nghiên cứu
Tại Việt Nam đã có một số công trình nghiên cứu, bài viết và hội thảo liên

quan đến vận tải biển trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế. Tác giả đã tham
khảo một số đề tài về vận tải biển:
Luận án: “Hoàn thiện quản lý nhà nước nhằm nâng cao thị phần vận tải của
đội tàu Việt Nam” (2008) luận án tiến sỹ của tác giả Vũ Thị Minh Loan. Đề tài đã
khái quát những lý luận về quản lý nhà nƣớc trong việc nâng cao thị phần vận tải
của đội tàu biển quốc gia. Các nhân tố ảnh hƣởng đến thị phần vận tải. Thực trạng
quản lý nhà nƣớc trong việc nâng cao thị phần vận tải của đội tàu biển Việt Nam.
Luận án có những số liệu cụ thể về thị vận vận tải của đội tàu biển Việt Nam giai
đoạn 1996-2006, qua đó đánh giá đƣợc thực tế về việc hạn chế sự gia tăng thị phần
vận tải. Có những đánh giá thực trạng về đội tàu, cảng biển và hệ thống dịch vụ
hàng hải Việt Nam. Về hệ thống cảng biển thì tại Việt Nam chƣa có cảng trung
chuyển quốc tế, cảng nƣớc sâu để tiếp nhận tàu trọng tải lớn, thiếu cảng chuyên
dụng…Về hệ thống dịch vụ hàng hải đƣợc đánh giá chƣa cao về chất lƣợng do cơ

sở hạ tầng nghèo nàn, thô sơ, trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, ngoại ngữ của lao
động trong khối dịch vụ còn hạn chế. Đánh giá hoạt động vận tải của đội tàu biển:
đối với vận tải biển nội địa và nƣớc ngoài. Thực trạng hệ thống chính sách quản lý
hoạt động và phát triển vận tải biển trong việc nâng cao thị phần vận tải. Chính sách
quản lý hoạt động và phát triển đó là dành quyền vận chuyển hàng hóa cho đội tàu
biển Việt Nam, không mở cửa thị trƣờng vận tải biển nội địa, chính sách đăng ký
tàu biển, chính sách hạn chế đầu tƣ nƣớc ngoài trong kinh doanh vận tải biển vẫn
cần đƣợc duy trì; Chính sách quản lý hoạt động và phát triển cảng biển; chính sách
quản lý hoạt động và phát triển dịch vụ hàng hải. Luận án đã đề xuất giải pháp
chính sách cơ bản trong việc nâng cao thị phần vận tải của đội tàu biển Việt Nam:

`

2


định hƣớng phát triển vận tải biển đến năm 2020 về hệ thống cảng biển, đội tàu biển
và dịch vụ hàng hải, cam kết hội nhập WTO về vận tải biển, hoàn thiện chính sách
quản lý nhà nƣớc nhằm nâng cao thị phần vận tải cho đội tàu Việt Nam. Đề án cũng
nêu ra những nhóm giải pháp chính sách cơ bản về phát triển đội tàu, về phát triển
dịch vụ hàng hải. Luận án đã đề cập đến vấn đề hoàn thiện quản lý nhà nƣớc nhằm
nâng cao thị phần vận tải của đội tàu Việt Nam nhƣng chƣa đề cập đến đối tƣợng
các doanh nghiệp vận tải biển container Việt Nam.
Đề tài: “ Phát triển đội tàu biển Việt Nam trong quá trình hội nhập kinh tế
quốc tế” luận văn thạc sỹ ngành Kinh tế chính trị của tác giả Trần Hoàng Hải, Đại
học Kinh tế Đại học Quốc gia Hà Nội năm 2012. Luận văn đã nêu ra đƣợc thực
trạng của đội tàu biển Việt Nam trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế; quy mô cơ
cấu chất lƣợng của đội tàu biển Việt Nam cụ thể: đội tàu biển Việt Nam có quy mô,
cơ cấu bất hợp lý cả về chủng loại và trọng tải tàu đặc biệt là thiếu tài chuyên dụng
trọng tải lớn. Tổ chức và quản lý đội tàu biển Việt Nam hiện tại cần còn rất yếu với

trình độ công nghệ thấp, cơ sở hạ tầng giao thông lạc hậu, do đó hiệu quả kinh
doanh thấp. Hệ thống cảng biển Việt Nam tuy nhiều nhƣng bố trí chƣa hợp lý. Luận
văn cũng nêu ra đƣợc những đánh giá chung về thành tựu, hạn chế và nguyên nhân
yếu kém của đội tàu biển Việt Nam. Nêu ra những giải pháp phát triển đội tàu biển
Việt Nam trong giai đoạn sắp tới: định hƣớng mục tiêu cho đội tài biển Việt Nam
cho đến năm 2020 và giải pháp cụ thể để phát triển đội tài biển Việt Nam trong thời
gian tới. Luận văn trên mới nghiên cứu những vấn đề chung về đội tài biển Việt
Nam mà chƣa đi sâu nghiên cứu về vận tải biển container Việt Nam trong quá trình
hội nhập kinh tế quốc tế.
Bài viết “Các yếu tố cần thiết nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của các
doanh nghiệp vận tải biển Việt Nam” tác giả Ths Nguyễn Thị Hƣờng và TS Đặng
Công Xƣơng trên tạp chí khoa học công nghệ Hàng Hải số 32-11/2012. Bài viết đã
đƣa ra các yếu tố tác động đến năng lực cạnh tranh vận tải biển: xây dựng đội tàu
theo hƣớng chuyên môn hóa và hiện đại, doanh nghiệp cần phải tập trung nâng cao
chất lƣợng dịch vụ để tạo đƣợc khách hàng truyền thống để từ đó có những hợp

`

3


đồng vận tải khối lƣợng lớn, các hãng tàu lớn của Việt Nam phải tìm đƣợc sự ủng
hộ và hợp tác hiệu quả của các doanh nghiệp xuất nhập khẩu hàng hóa lớn trong
nƣớc, đào tạo bổ sung đội ngũ sỹ quan thuyền viên, cần tạo thƣơng hiệu cho đội tài
quốc qua thông qua chất lƣợng dịch vụ vận chuyển. Bài viết cũng chỉ ra những
thách thức mà các doanh nghiệp Việt Nam đang gặp phải. Tuy nhiên, bài viết vẫn
đánh giá chung về vận tải biển mà chƣa có đƣợc cái nhìn nhận sâu sắc về các doanh
nghiệp vận tải biển container.
Báo cáo phân tích” Ngành hàng hải” tháng 08 năm 2009 của Công ty Cổ
phần chứng khoán phố Wall. Báo cáo này đã phân tích một cách tổng quan về

ngành hàng hải đặc biệt là các hệ thống cảng biển, nhu cầu hàng hóa thông qua các
cảng tính đến năm 2009, hoạt động cuả các doanh nghiệp cảng, các hoạt động về
vận tải biển, đánh giá toàn diện về ngành hàng hải Việt Nam. Bài viết đã chỉ ra phân
tích SWOT của ngành hàng hải Việt Nam và lĩnh vực vận tải biển; nhận xét rõ về
đội tàu và các tuyến vận tải biển, bảng biểu cơ cấu đội tàu qua các năm. Bên cạnh
đó bài viết cũng có bảng so sánh năng lực đội tàu của Việt Nam so với các nƣớc
trong khu vực nhƣ Thái Lan, Trung Quốc, Indonesia, Philipin; chỉ số gía cƣớc vận
tải biển giai đoạn 2008-2009. Những hỗ trợ từ phía chính phủ cũng đƣợc nêu ra.
Báo cáo này đã phân tích tổng quan ngành hàng hải. Tuy nhiên, báo cáo cũng chƣa
đề cập nhiều đến thị trƣờng vận tải container Việt Nam, doanh nghiệp vận tải
container trong những năm gần đây.
Bài báo: “ Một số thành tựu trong vận tải biển của Việt Nam” của
PGS.TSKH Nguyễn Ngọc Huệ và ThS. Trịnh Thế Cƣờng đăng trên website:
vinamarine.gov.vn. Bài viết đã chỉ ra những thế mạnh và tầm quan trọng của ngành
vận tải biển nƣớc ta. Phân tích ngành hàng hải dựa trên ba lĩnh vực chính: cảng
biển, đội tàu biển và các dịch vụ hàng hải khác. Về hệ thống cảng biển bài viết đánh
giá quy hoạch tổng thể phát triển hệ thống cảng biển đến năm 2010. Lƣợng hàng
hóa dự kiến thông qua toàn bộ cảng biển tại các thời điểm quy hoạch năm 2015,
2020, 2030. Quy hoạch phát triển hệ thống cảng biển đến năm 2020 và định hƣớng
đến năm 2030. Trong phần này bài viết cũng có những số liệu rõ ràng về tổng lƣợng

`

4


hàng qua cảng và tỷ lệ tăng trƣờng giai đoạn 1995-2010; Về vận tải biển bài báo đã
có sự so sánh về sự tăng lên về số lƣợng và tổng trọng tải tàu của đội tàu biển Việt
Nam năm 2011 với năm 2010, nêu ra tổng quan về đóng tàu, sửa chữa tàu và công
nghiệp phụ trợ của ngành; Đối với các dịch vụ hàng hải cần đƣợc nâng cao chất

lƣợng. Bên cạnh đó tác giả cũng phân tích rõ vai trò quản lý của nhà nƣớc đối với
ngành hàng hải, một số khó khăn thách thức và giải pháp thực hiện của ngành hàng
hải để nâng cao năng lực của vận tải biển Việt Nam. Bài viết có những đánh giá
tổng quan về những thành tựu mà vận tải biển Việt Nam đạt đƣợc đến năm 2011,
tuy nhiên bài báo còn chƣa nêu cụ thể về khía cạnh vận tải biển container.
Bài báo: “Tình hình thị trường vận tải biển quốc tế năm 2012” ngày 12
tháng 12 năm 2012 trên website: . Bài báo đã nêu ra
đƣợc tình hình thị trƣờng vận tải biển quốc tế năm 2012. Nguyên nhân và tác động
của suy thoái kinh tế đối với vận tải biển quốc tế. Những tác động của khủng hoảng
tài chính và suy thoái kinh tế toàn cầu bắt đầu từ cuối năm 2008 cùng những bất ổn
chính trị tại Trung Đông đã làm cho nền kinh tế thế giới nói chung và thị trƣờng vận
tải liên tục sụt giảm mạnh. Những khó khăn này làm cho các hãng tàu phải cơ cấu
lại các tuyến dịch vụ hoặc thu hẹp qui mô, phạm vi tuyến hoạt động nhằm cắt giảm
tối đa chi phí. Thậm chí có một vài hãng đã rút khỏi thị trƣờng vận tải container.
Bài tham khảo đã phân tích sâu sắc tình hình vận tải biển quốc tế năm 2012: giá
cƣớc vận tải giảm, nguyên liệu đầu vào tăng, lợi nhuận của các doanh nghiệp giảm,
áp lực cạnh tranh cao. Bài báo cũng nêu ra ý kiến của một số hãng tàu và tổ chức có
liên quan ví dụ hãng vận tải biển Maersk Line, Orient Overseas của Hồng Kong,
chủ tàu hiệp hội Việt Nam. Nhìn chung các hãng này đều đƣa ra những khó khăn
đối với lĩnh vực vận tải biển, tình trạng giảm công suất vận tải. Những nhận định
trong thời gian tới sẽ phải đối phó với khủng hoảng thừa cung, các hãng tàu
container đã phải áp dụng nhiều biện pháp để hạn chế tình trạng dừng tàu khai thác.
Và bên cạnh đó vẫn có những cái nhìn lạc quan về tƣơng lai phát triển của ngành
tàu biển-hàng hải trƣơng những năm tới vì tàu biển vẫn là phƣơng tiện vận chuyển
chủ chốt và chủ yếu của thƣơng mại thế giới, chuyển chở khoảng 90% lƣợng hàng

`

5



hóa toàn cầu. Dựa vào những đánh giá về thị trƣờng thế giới luận văn sẽ có cái nhìn
tổng quan về ngành hàng hải Việt Nam đặc biệt là vận tải biển container trong xu
thế hội nhập kinh tế quốc tế.
“Quy hoạch phát triển vận tải biển Việt Nam đến năm 2020 và định
hướng đến năm 2030” đƣợc Thủ tƣớng phê duyệt tại Quyết định số 1601/QĐ-TTg
ngày 15/10/2009 nêu rõ mục tiêu: Phát triển vận tải biển theo hƣớng hiện đại hóa
với chất lƣợng ngày càng cao, chi phí hợp lý, an toàn, hạn chế ô nhiễm môi trƣờng
và tiết kiệm năng lƣợng; tăng sức cạnh tranh của vận tải biển để chủ động hội nhập
và mở rộng thị trƣờng vận tải biển trong khu vực và trên thế giới, Quy hoạch cũng
nêu rõ mục tiêu của chiến lƣợc biển Việt Nam đến năm 2020, kinh tế hàng hải đứng
thứ hai và sau 2020 kinh tế hàng hải đứng đầu trong 5 lĩnh vực phát triển kinh tế
biển; đồng thời góp phần củng cố an ninh, quốc phòng của đất nƣớc.
Hầu hết các bài viết trên đều đƣa ra một cái nhìn tổng quan hay một góc cạnh
nào đó của ngành vận tải biển... Tuy nhiên các nghiên cứu này chƣa đề cập tới năng
lực của doanh nghiệp vận tải biển container hoặc những phân tích thực tế các yếu
tố ảnh hƣởng tới năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp vận tải container đƣờng biển
và chƣa có tác giả nào chọn đề tài “Năng lực cạnh tranh doanh nghiệp vận tải
biển container Việt Nam trong bối cảnh hội nhập quốc tế”để nghiên cứu.
3.

Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu

a.

Mục đích nghiên cứu
Trên cơ sở phân tích các hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp, đánh

giá năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp vận tải container Việt Nam trên thị
trƣờng vận tải biển Việt Nam, từ đó đánh giá chất lƣợng dịch vụ vận tải Container

để đề xuất những giải pháp nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của các doanh
nghiệp nội địa trong thời gian tới.
b.

Nhiệm vụ nghiên cứu
Hệ thống hóa lý luận năng lực cạnh tranh doanh nghiệp.
Phân tích, đánh giá thực trạng năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp vận

tải container Việt Nam.
Xây dựng, đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của

`

6


doanh nghiệp vận tải biển container Việt Nam.
4.

Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu

a.

Đối tƣợng nghiên cứu
Năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp vận tải biển container Việt Nam.

b.

Phạm vi nghiên cứu
Luận văn nghiên cứu về thị trƣờng vận tải biển container Việt Nam.

Về thời gian nghiên cứu từ năm 2006-2013 và tầm nhìn đến năm 2020.

5.

Phƣơng pháp nghiên cứu
Luận văn sƣ̉ du ̣ng tổ ng hơ ̣p các phƣơn g pháp nghiên cƣ́u khác nhau nhƣ

phƣơng pháp thu thâ ̣p , phƣơng pháp tổ ng hơ ̣p và phân tích số liê ̣u , phƣơng pháp
thố ng kê và đánh giá số liê ̣u, phƣơng pháp trić h dẫn .
Phƣơng pháp đánh giá và phân tích tình hình hoạt động của doanh nghiệp
vận tải biển container Việt Nam thời gian qua, đánh giá năng lực cạnh tranh của các
doanh nghiệp vận tải biển container Việt Nam.
Nguồn số liệu và thông tin đƣợc sử dụng trong luận văn đƣợc thu thập từ
trang web của cục hàng hải Việt Nam, tổng cục thống kê, hiệp hội Logistics...Các
bài báo tạp chí khoa học, bài báo và tạp chí chuyên đề về vận tải biển container và
các tài liệu có liên quan.
6.

Những đóng góp mới của đề tài
Hệ thống hóa các vấn đề thực tiễn trên cơ sở xem xét thực trạng của vận tải

biển container, tình hình thị trƣờng vận tải biển container Việt Nam, khu vực và trên
thế giới.
Phân tích vận tải biển container trong quy hoạch chủ trƣơng, đƣờng lối, xu
thế phát triển kinh tế biển nói chung và ngành hàng hải nói riêng, từ đó luận giải sự
cần thiết của việc phát triển vận tải biển container trong bối cảnh hội nhập quốc tế.
Làm rõ tiêu chí đánh giá năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp vận tải
biển container Việt Nam.
Phân tích thực trạng doanh nghiệp trong lĩnh vực hoạt động vận tải đƣờng
biển bằng container tại Việt Nam từ đó đánh giá năng lực cạnh tranh của doanh


`

7


nghiệp vận tải biển container trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế.
Đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao khả năng cạnh tranh của các doanh
nghiệp vận tải biển container Việt Nam, từ đó xây dựng những phƣơng hƣớng phát
triển phù hợp hơn trƣớc sức ép và sự cạnh tranh ngày càng lớn trong quá trình quốc
tế hoá, toàn cầu hoá của chúng ta hiện nay.
Đƣa ra một số các định hƣớng và triển vọng của doanh nghiệp vận tải biển
container Việt Nam từ các góc độ vi mô và vĩ mô.
7.

Bố cục của đề tài
Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, luận văn gồm

3 chƣơng:
Chƣơng 1: Một số cơ sở khoa học về vận tải biển container và năng lực cạnh
tranh doanh nghiệp
Chƣơng 2: Thực trạng năng lực cạnh tranh doanh nghiệp vận tải biển
container Việt Nam
Chƣơng 3: Một số giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh doanh nghiệp vận
tải biển container Việt Nam trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế

`

8



CHƢƠNG 1: MỘT SỐ CƠ SỞ KHOA HỌC VỀ VẬN TẢI BIỂN
CONTAINER VÀ NĂNG LỰC CẠNH TRANH DOANH NGHIỆP
1.1. Khái quát vềvận tải biển container
1.1.1. Khái niệm
Vận tải là một hoạt động kinh tế có mục đích của con ngƣời nhằm thay đổi vị
trí của hàng hóa và con ngƣời từ nơi này đến nơi khác. Nhờ có vận tải mà ngƣời ta
chinh phục đƣợc khoảng cách không gian và tạo ra khả năng sử dụng rộng rãi giá trị
sử dụng hàng hóa, thỏa mãn nhu cầu đi lại của con ngƣời.
Vận tải biển container đƣợc đánh giá là một bƣớc ngoặt vĩ đại trong ngành
vận tải hàng hải thế giới. Kể từ chuyến vận tải container xuyên Đại Tây Dƣơng đầu
tiên năm 1966, các thế hệ tàu container liên tiếp đƣợc ra đời với tải trọng ngày một
lớn hơn. Từ giữa những năm 70 thế kỷ XX, tàu container đã đƣợc du nhập sang các
nƣớc đang phát triển. Năm 2000 tàu container tải trọng 6000 TEU đã đƣợc đƣa vào
sử dụng và hiện nay đã xuất hiện tàu container với tải trọng lên tới 14.000TEU15.000TEU.
Theo nghị định số 57/2001/NĐ-CP [24] : Kinh doanh vận tải biển là việc khai thác
tàu biển của doanh nghiệp để vận chuyển hàng hoá, hành khách, hành lý trên các
tuyến vận tải biển.
Hàng hóa đƣợc sắp xếp, bốc dỡ và bảo quản trong suốt quá trình vận chuyển
vào trong container là phƣơng thức vận tải quốc tế dựa trên yếu tố cơ bản là
container và tàu chuyên dụng chở container.
Dựa theo nghị định số 115/2007/NĐ-CP về điều kiện kinh doanh dịch vụ vận
tải biển [23], có thể đƣa ra định nghĩa: Doanh nghiệp vận tải biển là một tổ chức
kinh tế có tƣ cách pháp nhân, đƣợc thành lập theo pháp luật Việt Nam, thực hiện
chức năng kinh doanh vận chuyển hàng hóa bằng tàu biển qua các cảng biển Việt
Nam; Đồng thời thực hiện vận chuyển hàng hóa dƣới hình thức chở thuê cho các
chủ hàng nƣớc ngoài, thực hiện cho thuê tàu…theo quy định của Bộ luật hàng hải,
pháp luật Việt Nam và luật pháp quốc tế.

`


9


Từ những định nghĩa trên tác giả đề tài rút ra định nghĩa: “Doanh nghiệp vận
tải biển container là loại hình doanh nghiệp thuộc chuyên ngành kinh tế kỹ thuật,
với chức năng hoạt động là tổ chức khai thác vận chuyển hàng hóa bằng container
đƣờng biển nhằm phục vụ cho nhu cầu tiêu thụ, cung cấp hàng hóa cho thị trƣờng
sản xuất, thị trƣờng tiêu thụ của ngƣời dân với mục tiêu phục vụ đƣợc nhiều nhất
cho các ngành khác, cho nền kinh tế quốc dân và đời đống xã hội, mang lại hiệu quả
kinh tế xã hội cao nhất”.
1.1.2. Đặc điểm của vận tải biển container
Trong vận tải biển container hàng hoá chuyên chở mang tính chất đặc thù,
không phải hàng hóa nào cũng phù hợp với phƣơng thức chuyên chở bằng
container, cho nên việc xác định nguồn hàng phù hợp với chuyên chở bằng
container có ý nghĩa quan trọng trong kinh doanh. Việc xác định hàng hoá phù hợp
giúp doanh nghiệp xuất nhập khẩu tiết kiệm đƣợc chi phí, đồng thời doanh nghiệp
vận tải container có thể tối đa hoá năng lực vận tải, tránh gây nguy hiểm do đặc
điểm của hàng hoá đó mang lại trong quá trình vận tải. Đứng trên góc độ vận
chuyển container, hàng hóa chuyên chở đƣợc chia làm bốn nhóm sau đây:
Nhóm 1 : Các loại hàng hoàn toàn phù hợp với chuyên chở bằng container
bao gồm : hàng bách hóa, thực phẩm đóng hộp, dƣợc liệu y tế, sản phẩm da, nhựa
hay cao su, dụng cụ gia đình, tơ sợi, vải vóc, sản phẩm kim loại, đồ chơi, đồ
gỗ…Những mặt hàng đƣợc chở bằng container tổng hợp thông thƣờng, container
thông gió hoặc container bảo ôn…tùy theo yêu cầu cụ thể của đặc tính hàng hóa.
Nhóm 2 : Các loại hàng phù hợp với điều kiện chuyên chở bằng container
bao gồm: than, quặng, cao lanh…tức là những mặt hàng có giá trị thấp và số lƣợng
buôn bán lớn. Những mặt hàng này về tính chất tự nhiên cũng nhƣ kỹ thuật hoàn
toàn phù hợp với việc chuyên chở bằng container nhƣng về mặt hiệu quả kinh tế lại
không phù hợp (tỷ lệ giữa cƣớc và giá trị của hàng hóa).

Nhóm 3 : Các loại hàng này có tình chất lý, hóa đặc biệt nhƣ : hàng dễ
hỏng, hàng đông lạnh, súc vật sống, hàng siêu nặng, hàng nguy hiểm độc hại…
Những mặt hàng này phải đóng bằng container chuyên dụng nhƣ : container bảo ôn,

`

10


container thông gió, container phẳng, container chở súc vật…
Nhóm 4: Các loại hàng phù hợp với vận chuyển bằng container nhƣ : sắt
hộp, phế thải, sắt cuộn, hàng siêu trƣờng, siêu trọng, ôtô tải hạng nặng, các chất
phóng xạ…
Các tuyến đƣờng vận tải trên biển hầu hết là những tuyến đƣờng giao thông
tự nhiên. Năng lực chuyên chở của tàu biển là rất lớn. Cụ thể là, năng lực chuyên
chở của công cụ vận tải biển container (tàu biển) không bị hạn chế nhƣ các công cụ
của các phƣơng thức vận tải khác. Ƣu điểm nổi bật của vận tài biển container là giá
thành thấp. Tuy nhiên, vận tải đƣờng biển container có một số nhƣợc điểm:
Vận tải biển container phụ thuộc nhiều vào điều kiện tự nhiên. Vận tải biển
chịu tác động của điều kiện thiên nhiên nhƣ: mƣa, bão, lũ lụt, sóng thần,mắc cạn,
cƣớp biển... vì quãng đƣờng di chuyển dài lại qua nhiều vùng khí hậu rất khác nhau.
Các yếu tố thiên nhiên diễn ra không tuân theo một quy luật nhất định nào. Vì vậy,
mặc dù khoa học kỹ thuật ngày càng phát triển và có thể dự báo thời tiết nhƣng rủi
ro vẫn có thể xảy ra. Đặc biệt trong điều kiện thời tiết khí hậu hiện nay có nhiều
biến đổi bất thƣờng, các hiện tƣợng thiên nhiên xảy ra ngày càng nhiều, nhất là các
cơn bão nên tổn thất hàng hải cũng dễ xảy ra hơn. Bên cạnh đó còn có những rủi ro
về hàng hóa trong quá trình bốc xếp, dỡ và bảo quản hàng hóa không tốt.
Tốc độ của tàu biển còn thấp và việc tăng tốc độ khai thác tàu biển còn bị
hạn chế. Nếu so sánh vận tốc của tàu biển so với các phƣơng tiện hàng không thì
vận tốc của tàu biển thấp hơn rất nhiều.

Từ những đặc điểm kỹ thuật nói trên của vận tải biển container ta có thể rút
ra kết luận một cách tổng quát về phạm vi áp dụng nhƣ sau:
Năng lực chuyên chở của phƣơng tiện vận tải biển nói chung và vận tải biển
container nói riêng thƣờng rất lớn: một tuyến có thể tổ chức chạy nhiều chuyến tàu
trong cùng một thời gian cho cả hai chiều, đồng thời phƣơng tiện vận tải biển có thể
chở đƣợc hầu hết các loại hàng hoá với khối lƣợng lớn. Vận tải bằng đƣờng biển
còn tỏ ra đặc biệt có ƣu thế trong việc vận chuyển nhiều loại hàng hoá khác nhau,
đặc biệt là khả năng sử dụng để vận chuyển các Container chuyên dụng.

`

11


Vận tải biển container thích hợp với chuyên chở hàng hóa trong mua bán quốc tế,
chuyên chở hàng hóa có khối lƣợng lớn, chuyên chở trên cự ly dài nhƣng không đòi
hỏi thời gian giao hàng nhanh chóng.
Cơ sở vật chất kỹ thuật của vận tải biển container bao gồm những thành tố cơ
bản sau đây:
-

Các tuyến đƣờng biển: là các tuyến đƣờng nối hai hay nhiều cảng với
nhau trên đó tàu biển hoạt động chở khách hoặc hàng hóa.

-

Cảng biển: là nơi ra vào neo đậu của tàu biển.

-


Container và những công cụ, thiết bị xếp dỡ container.

1.1.3. Vai trò của vận tải biển container
1.1.3.1. Vai trò đối với doanh nghiệp
Vận tải biển có tác dụng tiết kiệm và giảm chi phí trong quá trình phân phối
và lƣu thông hàng hóa. Giá cả trên thị trƣờng chính bằng giá cả ở nơi sản xuất cộng
với chi phí lƣu thông. Chi phí lƣu thông hàng hóa, chủ yếu là chi phí vận tải chiếm
một tỷ lệ không nhỏ và là bộ phận cấu thành giá cả hàng hóa trên thị trƣờng, đặc
biệt là hàng hóa trong mua bán quốc tế. Vận tải là yếu tố quan trọng của lƣu thông.
C.Mác đã từng nói : „lƣu thông có ý nghĩa là hành trình thực tế của hàng hóa trong
không gian đƣợc giải quyết bằng vận tải‟. Vận tải có nhiệm vụ đƣa hàng hóa đến
nơi tiêu dùng và tạo khả năng để hiện giá trị và giá trị sử dụng của hàng hóa. Trong
mua bán quốc tế, chi phí vận tải chiếm tỷ trọng khá lớn, theo số liệu thống kê của
diễn đàn Liên hợp quốc về thƣơng mại và phát triển (UNCTAD), chi phí vận tải
đƣờng biển chiếm trung bình 10-15% giá FOB, hay 8-9% giá CIF.
Hiện nay, cách thức sản xuất theo dạng chuỗi cung ứng trong quá trình toàn
cầu hóa và tiến bộ khoa học kỹ thuật làm cho doanh nghiệp phải tận dụng những lợi
thế mà vận tải biển container mang lại. Việc sử dụng các dịch vụ của chuỗi cung
ứng giúp khách hàng sử dụng dịch vụ vận tải biển container nhận đƣợc những giá
trị gia tăng vào chuỗi cung ứng. Vận tải biển container đóng vai trò quan trọng
trong việc đảm bảo các yếu tố đúng thời gian nhờ đó đảm bảo cho quá trình sản xuất
kinh doanh của doanh nghiệp đƣợc diễn ra theo nhịp độ đã định; góp phần nâng cao

`

12


chất lƣợng và hạ giá thành sản phẩm, sử dụng hiệu quả vốn kinh doanh của doanh
nghiệp; nâng cao trình độ kỹ thuật của sản xuất, sử dụng hợp lý và tiết kiệm các

nguồn lực, giảm thiểu chi phí trong quá trình sản xuất, vận chuyển, tăng cƣờng năng
lực cạnh tranh cho các doanh nghiệp. Vận tải biển container còn giúp giảm đƣợc các
chi phí lƣu kho, lƣu bãi đảm bảo các yêu cầu khắt khe từ phía chủ hàng. Đây là
những yếu tố then chốt giúp một doanh nghiệp phát triển vì vậy lựa chọn dịch vụ vận
tải biển container luôn là sự lựa chọn hàng đầu của các doanh nghiệp.
Vận tải biển container hỗ trợ các nhà quản lý ra quyết định chính xác trong
hoạt động sản xuất, kinh doanh. Nhà quản trị doanh nghiệp luôn phải giải quyết
nhiều bài toán hóc búa về nguồn nguyên liệu cung ứng, số lƣợng, phƣơng tiện và
hành trình vận tải, kho bãi chứa thành phẩm, bán thành phẩm…Vận tải biển
container có thể giải quyết đƣợc chuỗi vấn đề này một cách hiệu quả vì nó cho phép
các nhà quản lý rà soát và ra quyết định chính xác về các vấn đề nêu trên để giảm
các chi phí phát sinh, đảm bảo hiệu quả trong sản xuất kinh doanh.Vận tải container
góp phần gia tăng giá trị kinh doanh của các doanh nghiệp thông qua việc thực hiện
các dịch vụ lƣu thông hàng hóa. Giảm tỷ lệ tổn thất, hao hụt, mất mát hàng hóa
trong container từ mức 0,8% xuống mức 0,5 đến 0,1 %.
Vận tải container góp phần tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp ký kết
các hợp đồng ngoại thƣơng. Ngày nay, do sự phát triển của sản xuất, lƣu thông hàng
hóa các sản phẩm đƣợc cung ứng từ nhiều thị trƣờng và quốc gia khác nhau cùng
với đó quá trình toàn cầu hóa kinh tế đã làm cho hàng hóa và sự vận động của
chúng phong phú và phức tạp hơn nhiều lần so với thời kỳ trƣớc đây, đòi hỏi sự
quản lý chặt chẽ, đặt ra yêu cầu mới đối với dịch vụ vận tải và giao nhận. Vì vậy,
dịch vụ vận tải container đƣợc lựa chọn để nhằm đáp ứng các nhu cầu từ phía doanh
nghiệp và nhà sản xuất ở các quốc gia khác nhau.
1.1.3.2. Vai trò đối với ngành Logistics
Vận tải biển container là yếu tố quan trọng trong hệ thống logistics nên dịch
vụ vận tải biển container ngày càng hoàn thiện và hiện đại sẽ giúp tiết kiệm chi phí
vận tải và các chi phí khác phát sinh trong quá trình lƣu thông dẫn đến tiết kiệm và

`


13


giảm chi phí lƣu thông. Nếu tính cả chi phí vận tải, tổng chi phí logistics (bao gồm
đóng gói, lƣu kho, vận tải, quản lý…) ƣớc tính chiếm đến 20% tổng chi phí sản xuất
ở các nƣớc phát triển trong khi đó, nếu chỉ tính riêng chi phí vận tải có thể chiếm tới
40% giá trị xuất khẩu của một số nƣớc không có đƣờng biển. Bên cạnh đó vận tải
biển container còn giúp làm giảm những ùn tắc và giảm tai nạn giao thông so với
vận tải đƣờng bộ.
Năng lực chuyên chở của phƣơng tiện vận tải biển thƣờng rất lớn: một tuyến
có thể tổ chức chạy nhiều chuyến tàu trong cùng một thời gian cho cả hai chiều,
đồng thời phƣơng tiện vận tải biển có thể chở đƣợc hầu hết các loại hàng hoá với
khối lƣợng lớn. Vận tải bằng đƣờng biển còn tỏ ra đặc biệt có ƣu thế trong việc vận
chuyển nhiều loại hàng hoá khác nhau, đặc biệt là khả năng sử dụng để vận chuyển
các Container chuyên dụng.
Chuyên chở hàng hóa đƣờng biển bằng container đem lại hiệu quả kinh tế
cao cho ngƣời vận tải. Để đánh giá hiệu quả kinh tế của chuyên chở hàng hóa xuất
nhập khẩu đƣờng biển bằng container là một việc không dễ dàng. Có những chỉ tiêu
đƣợc phản ánh bằng những số liệu cụ thể nhƣng cũng có những chỉ tiêu chỉ qua diễn
tả nhƣ:
-

Giảm đáng kể thời gian neo đậu ở cảng để làm hàng.

-

Tiết kiệm đƣợc chi phí xếp dỡ.

-


Tăng năng lực khai thác tàu và khối lƣợng hàng hóa chuyên chở.

-

Cƣớc phí vận chuyển có khả năng cạnh tranh hơn.
Vận tải biển container có một vai trò rất quan trọng trong ngành logistics. Xu

hƣớng của logistics hiện nay là tích hợp nhiều dịch vụ tạo thành một sản phẩm có
chất lƣợng và chi phí hiệu quả nhất. Vận tải biển container thực hiện đƣợc điều này
với năng lực chuyên chở lớn. Bên cạnh đó vận tải biển container cùng với hoạt động
logistics phát triển đƣa Việt Nam trở thành một mắt xích trong chuỗi giá trị toàn
cầu, gắn nền kinh tế Việt Nam với nền kinh tế thế giới, cung cấp, sản xuất, lƣu
thông, phân phối mở rộng thị trƣờng cho các hoạt động kinh tế.
1.1.3.3. Vai trò đối với nền kinh tế

`

14


Theo nhà kinh tế học ngƣời Anh Ullman : „khối lƣợng hàng hóa lƣu chuyển
giữa hai nƣớc tỷ lệ thuận với tỉ số tiềm năng kinh tế của hai nƣớc và tỉ lệ nghịch với
khoảng cách của hai nƣớc đó‟. Khoảng cách ở đây đƣợc hiểu là khoảng cách kinh
tế. Khoảng cách kinh tế đƣợc rút ngắn thì lƣợng hàng hóa tiêu thụ trên thị trƣờng
càng lớn. Hoạt động vận tải biển container hỗ trợ cho luồng chu chuyển hàng hóa và
các giao dịch kinh tế. Nền kinh tế sẽ phát triển đồng bộ và nhịp nhàng hơn khi hoạt
động vận tải biển hoạt động liên tục đều đặn. Hàng loạt các hoạt động kinh tế liên
quan diễn ra trong chuỗi dịch vụ vận tải, theo đó các nguồn tài nguyên đƣợc biến
đổi thành sản phẩm và điều quan trọng là giá trị đƣợc tăng lên cho cả khách hàng
lẫn ngƣời sản xuất, giúp thỏa mãn nhu cầu của mỗi ngƣời và nâng cao mức lợi ích

của ngƣời tiêu dùng cuối cùng. Hàng năm có khoảng trên năm trăm triệu container
tham gia vận chuyển hàng hóa trên toàn thế giới. Vai trò của doanh nghiệp vận tải
từng bƣớc đã đƣợc Chính phủ các nƣớc và các cơ quan quản lý chuyên ngành nhìn
nhận nhƣ là một đối tác quan trọng trong việc góp phần vào tạo thuận lợi thƣơng
mại trong bối cảnh toàn cầu hóa hiện nay. Ở một số quốc gia, nhiều doanh nghiệp
vận tải đã và đang là những doanh nghiệp ƣu tiên đặc biệt (AEO).
Theo số liệu của cục Hàng hải Việt Nam sản lƣợng hàng container thông qua
cảng biển ta có thể nhận thấy khối lƣợng hàng container tăng đều qua các năm: năm
2009 là 5.539.247 TEU ; năm 2010 là 6.552.004 TEU. Đây là những đóng góp
không nhỏ vào việc vận chuyển hàng hóa cho sự phát triển nền kinh tế quốc dân.

`

15


Bảng 1.1: Sản lƣợng vận tải biển năm 2005-2010
STT

Chỉ tiêu
Sản

I

lƣợng

vận tải biển

Vận


1

tải

nƣớc ngoài

Vận

2

tải

trong nƣớc

II

Hàng

hóa

thông

qua

Đơn vị

2005

2006


2007

2008

2009

2010

Tấn

42.603.365

49.480.000

61.350.000

69.284.522

81.056.074

88.919.900

TEU

645.964

1.114.000

13.423.000


1.451.552

1.708.109

1.737.033

1000TKm

64.962.061

72.000.000

93.100.000

115.415.552

139.284.506

163.533.151

Tấn

26.471.976

36.300.000

44.286.000

47.389.626


53.235.103

62.449.000

TEU

522.017

712.000

823.000

1.005.704

1.137.704

1.230.175

1000TKm

44.775.608

48.589.000

66.510.000

101.779.033

121.700.550


144.135.778

Tấn

1.131.388

13.180.000

17.031.000

21.997.434

27.820.971

26.470.900

TEU

123.947

402.000

522.000

445.686

570.405

506.858


1000TKm

20.187.032

23.411.000

23.411.000

13.639.873

17.583.956

19.397.373

TTQ

139.161.413

154.497.732

181.116.296

196.579.572

251.218

259.144.580

TEU


2.910.793

3.420.498

4.489.165

5.023.312

5.539.247

6.251.004

Tấn

29.639.065

37.193.877

49.286.332

55.460.018

62.303.340

72.936.941

TEU

1.253.737


1.485.048

1.837.189

2.046.790

2.189.192

2.686.993

Tấn

11.106.059

13.733.319

16.695.774

19.098.551

19.390.749

24.153.255

TEU

1.209.873

1.428.496


1.878.405

2.105.408

2.248.051

2.675.655

Tấn

12.741.623

15.512.191

21.002.167

24.690.903

27.521.828

32.411.096

TEU

447.183

507.124

773.571


871.114

1.102.004

1.158.356

Tấn

5.791.384

7.946.367

11.588.391

11.670.564

15.390.763

16.372.590

cảng
Hàng

1

container

a

Xuất khẩu


b

Nhập khẩu

c

Nội địa

Nguồn : Cục Hàng Hải Việt Nam

`

16


Số lƣợng hàng xuất khẩu, nhập khẩu và hàng hóa vận chuyển nội địa bằng
container đƣợc thể hiện rất rõ. Là một quốc gia có lợi thế về biển nên số lƣợng hàng
hóa vận tải container nội địa rất lớn. Năm 2009 là 1.102.004 TEU; năm 2010 là
1.158.356 TEU. Theo các xu thế tích hợp việc phát triển chuỗi cung ứng của các
doanh nghiệp Việt Nam, vận tải biển container nội địa ngày càng đƣợc các doanh
nghiệp sử dụng nhƣ một biện pháp tối ƣu hóa lợi nhuận cho doanh nghiệp.
Hoạt động vận tải biển container hiệu quả làm tăng tính cạnh tranh của một
quốc gia trên trƣờng quốc tế. Theo nghiên cứu của Limao và Venables (2001) cho
thấy sự khác biệt trong kết cấu cơ sở hạ tầng đặc biệt là lĩnh vực giao thông vận tải
chiếm 40% trong sự chênh lệch chi phí với các nƣớc tiếp giáp với biển và 60% đối
với các nƣớc không tiếp giáp với biển. Hơn nữa, trình độ phát triển và chi phí vận
tải của một quốc gia cũng đƣợc xem là căn cứ quan trọng trong chiên lƣợc đầu tƣ
của một tập đoàn đa quốc gia. Quốc gia nào có hệ thống cảng biển tốt sẽ thu hút
đƣợc đầu tƣ từ các công ty hay tập đoàn lớn trên thế giới.

Thống kê của Cục Hàng hải Việt Nam[29], Tính đến 31/12/2012, Sản lƣợng
vận chuyển hàng hóa của đội tàu biển Việt Nam năm 2012 đạt 100,6 triệu tấn, tăng
4,41%; với trên 173 tỷ tấn hàng hoá luân chuyển; trong đó vận tải quốc tế đạt trên
69,7 triệu tấn, tăng 5,18%, với 157 tỷ Tkm, vận tải trong nƣớc đạt 30,84 triệu tấn,
tăng 2,72%, với 15,988 tỷ Tkm.Trong năm, hệ thống cảng biển Việt Nam đã đón
nhận 98901 nghìn lƣợt tàu biển Việt Nam và nƣớc ngoài. Sản lƣợng hàng hóa thông
qua đạt 294,5 triệu tấn, tăng 2,96% so với cùng kỳ năm 2011; trong đó hàng
container đạt 8 triệu TEUs, tăng 11,18%; hàng lỏng đạt 49,6 triệu tấn, giảm 3%;
hàng khô đạt 112,8 triệu tấn, tăng 2,89% và hàng quá cảnh đạt 41 triệu tấn, giảm
6,17%. Trong năm 2013, sản lƣợng hàng hóa thông qua toàn hệ thống cảng biển
Việt Nam đạt 326 triệu tấn, tăng 10,7% so với năm 2012, hàng container đạt 8,5
triệu TEU tăng 6,4% so với năm trƣớc đó; sản lƣợng vận tải biển đạt 98,3 triệu tấn.
Đây là những đóng góp không nhỏ của vận tải biển nói chung và các doanh nghiệp
vận tải biển container nói riêng đối với nền kinh tế.
Việc thông thƣơng buôn bán hàng hoá đóng vai trò quan trọng đối với mỗi

`

17


quốc gia. Để vận chuyển hàng hoá xuất nhập khẩu ngƣời ta sử dụng nhiều phƣơng
thức khác nhau nhƣ: đƣờng bộ, đƣờng sắt, đƣờng biển, đƣờng hàng không… Nhƣng
đến nay, vận tải đƣờng biển vẫn giữ một vị trí quan trọng trong các phƣơng thức
vận tải hàng hoá. Đặc biệt là, kể từ năm 2001 khối lƣợng trung chuyển Container tại
các cảng biển đƣợc Quỹ tiền tệ quốc tế IMF đánh giá và sử dụng nhƣ là một chỉ số
quan trọng để dự báo tốc độ tăng trƣởng nền kinh tế toàn cầu. Container hóa trong
vận tải hàng hóa đã giảm bớt đƣợc thời gian chuyên chở, giảm chi phí bao bì, xếp
dỡ… góp phần tiết kiệm chi phí sản xuất cho kinh tế xã hội. Tạo điều kiện áp dụng
quy trình kỹ thuật mới trong ngành vận tải, góp phần đẩy nhanh sự nghiệp công

nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nƣớc.
1.1.4.

Các hoạt động cơ bản của doanh nghiệpvận tải biển container.
Doanh nghiệp kinh doanh vận tải biển bằng container phải tuân thủ nghiêm ngặt

những quy định của pháp luật Việt Nam, công ƣớc, quy tắc quốc tế nhƣ: các công ƣớc
của IMO, các công ƣớc của LHP, và các công ƣớc của các tổ chức quốc tế khác ví dụ:
quy tắc chung liên quan đến vận đơn và Nghị định thƣ đã ký Hague rules.
Việc xác định hàng hoá vận tải phù hợp giúp doanh nghiệp xuất nhập khẩu tiết
kiệm đƣợc chí phí, đồng thời doanh nghiệp vận tải container có thể tối đa hoá năng lực
vận tải, tránh gây nguy hiểm do đặc điểm của hàng hoá đó mang lại trong quá trình vận
tải. Sản phẩm kinh doanh của doanh nghiệp mang tính chất đặc thù, là ngành dịch vụ
cho hoạt động xuất nhập khẩu nên có quan hệ mật thiết chặt chẽ với với các doanh
nghiệp xuất nhập khẩu, hải quan, kho vận cảng vụ, biên phòng, kiểm dịch.
Quy mô hoạt động kinh doanh của công ty thƣờng ở phạm vi lớn rộng rãi:
doanh nghiệp cần thiết lập đƣợc quan hệ chặt chẽ với các đối tác quốc tế ở nhiều
các quốc gia khác nhau nhằm xây dựng mở rộng mạng lƣới đại lý rộng rãi trên khác
các Châu lục.

`

18


Hình 1.1: Quy trình xuất khẩu
Nguồn:

Hình 1.2: Quy trình nhập khẩu
Nguồn:

Chuỗi các hoạt động của doanh nghiệp thuộc ngành vận chuyển container có
thể đƣợc chia thành 5 giai đoạn nhƣ sau:
Một là các hoạt động liên quan đến nhận hàng, lên kế hoạch vận chuyển và
thuê hoặc mua khoang tàu. Trong giai đoạn này các nhà cung cấp ký kết hợp đồng
vận chuyển với khách hàng, chịu trách nhiệm để đƣa hàng hóa (đƣợc đóng trong
container) từ điểm A đến điểm B cho khách hàng và ngƣợc lại khách hàng đồng ý
trả một khoản tiền cho dịch vụ này. Theo ƣớc tính, giai đoạn này tạo ra tỷ suất lợi

`

19


nhuận khoảng 50%.
Hai là các hoạt động liên quan đến cung cấp container, bao gồm việc sở hữu,
cho thuê và sửa chữa container. Theo ƣớc tính, giai đoạn này tạo ra tỷ suất lợi
nhuận bằng 9%.
Ba là các hoạt động liên quan đến vận chuyển đƣờng biển container. Cụ thể
hơn thì đây là toàn bộ các hoạt động và nguồn lực cần thiết để vận hành tàu biển từ
cảng đến cảng với các hoạt động chính nhƣ: cung cấp tàu chuyên chở container,
thực hiện thƣờng xuyên bảo trì tàu, cung cấp thuỷ thủ và ngƣời lao động để vận
hành tàu, cung cấp xăng dầu và nguyên vật liệu để vận hành tàu, thuê ngoài và sử
dụng dịch vụ hoa tiêu tại cảng v.v. Giá trị tạo ra ƣớc tính chỉ khoảng 3%.
Bốn là các hoạt động liên quan đến sắp xếp hàng hoá lên tàu và dỡ hàng
xuống tàu, lƣu trữ hàng tại bãi container. Giá trị tạo ra trong phân khúc này ƣớc tính
khoảng 25%.
Năm là các hoạt động liên quan đến giao hàng đến ngƣời tiêu dùng cuối
cùng. Phân khúc này bao gồm toàn bộ các hoạt động di chuyển container từ nhà
xuất khẩu đến cảng biển xuất và từ cảng biển bốc dỡ hàng về đến nhà nhập khẩu.
Giá trị tạo ra ƣớc tính đạt khoảng 13%.

Tóm lại, dƣới góc độ hình thành giá trị trong doanh nghiệp ngành vận tải
biển container thì phân đoạn vận chuyển đƣờng biển tạo ra giá trị lớn nhất. Các
phân khúc khác nhƣ giao nhận hàng hóa và vận chuyển nội địa cũng có mức tỷ suất
lợi nhuận tƣơng đối cao. Và đó là bài toán chiến lƣợc dành cho các nhà điều hành
vận tải container trong nƣớc khi phân tích khả năng có nên mở rộng dịch vụ của
doanh nghiệp ra các lĩnh vực giao nhận hàng hóa và vận chuyển nội địa không? nếu
mở rộng thì làm thế nào để cạnh tranh đƣợc với các đối thủ đã có “tên tuổi”? đồng
thời, khi mở rộng thì đâu sẽ là nhóm khách hàng và thị trƣờng chính?
1.1.5.

Sự phát triển của vận tải biển container trên thế giới

1.1.5.1. Thị trường vận tải biển container
Thị trƣờng vận tải biển thế giới đạt điểm cực thịnh vào năm 2008 với sự tăng
trƣởng nhanh chóng của giá cƣớc trên tất cả các thị trƣờng, đặc biệt là thị trƣờng

`

20


×