Tải bản đầy đủ (.pdf) (102 trang)

Nâng cao hiệu quả huy động vốn của tổng công ty tài chính cổ phần dầu khí việt nam luận văn ths kinh doanh và quản lý

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (42.81 MB, 102 trang )

r n ' r ^ r ........... - ■ --------------------------------- - —

■...........

It

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ

NGUYỄN PHƯONG THẢO

NÂNG CAO HIỆU QUẢ HUY ĐỘNG VÒN CỦA TổNG CƠNG TY
TÀI CHÍNH CỔ PHẦN DẦU KHÍ VIỆT NAM

Chun ngành: Quản trị Kinh doanh
Mã số: 60 34 05

LUẬN VĂN THẠC SỸ QUẢN TRỊ KINH DOANH

NGUỒIHUỚNG DẪN KHOA HỌC
TS. HÀ QUỶ TÌNH
ĐẠI HỌC Q C GIA HA NỘI
TRUNG TÁM THỊNG TIN THƯ VIÊN



V -Í
Hà Nội - Nảm 2009
ÌL

■ -



........ — —



-

... ................. if


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan bản luận văn này là cơng trình nghiên cứu khoa học
độc lập của tơi.
Các tư liệu, tài liệu, số liệu...được nêu trong luận văn là trung thực và
có nguồn dẫn rõ ràng.
Hà Nội, tháng 8 năm 2009
HỌC VIÊN

Nguyễn Phưong Thảo


M ỤC LỤC

DANH MỰC TỪ V IÉ T TẮT

..................................................................... i

DANH MỤC BẢNG B IẾ U ...........................................................................ii
LỜI MỞ ĐẦU............................................................................................... 1
CHƯƠNG I: C ơ SỞ LÝ LUẬN VÊ VỐN KIN H DOANH, H IỆU QUẢ HUY

ĐỘNG VỔN CỦA TỔNG CÔNG TY TÀ I CHÍNH TRONG TẬP ĐỒN
KIN H DO A N H ............................................................................................. 3
1.1 .Cơ SỞ LÝ LUẬN VỀ VỐN KIN H D O AN H ......................................... 3
1.1.1. Khái niệm về vốn kinh doanh.........................................................3
1.1.2. Hiệu quả huy động vốn kinh doanh............................................... 6
1.2. TỐNG CƠNG TY TÀ I CHÍNH VÀ TẬP ĐỒN KIN H DO AN H.........6
1.2.1. Tổng quan về tập đoàn kinh doanh................................................. 6
1.2.2. Sự cần thiết của Tổng công ty Tài chính trong Tập đồn kinh doanh.. 16
1.3. HUY ĐỘNG VỐN VÀ HIỆU QUẢ HUY ĐỘNG VĨN CỦA TỔNG
CƠNG TY TÀ I CHÍNH TRONG TẬP ĐỒN KIN H DOANH.................. 21
1.3.1. Huy động vốn của Tổng cơng ty tài chính.....................................21
1.3.2. Hiệu quả huy động vổn của Tổng cơng ty tài chính...................... 25
CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG HUY ĐỘNG VÓN VÀ H IỆU QUẢ HUY
ĐỘNG VỐN CỦA TỒNG CƠNG TY TÀ I CHÍNH CỒ PHẦN DẦU KH Í
V IỆ T N A M ................................................................................................. 40
2.1. TÌNH HÌN H HOẠT ĐỘNG SẢN XƯ ÁT KIN H DOANH CỦA TỔNG
CƠNG TY TÀ I CHÍNH CỒ PHẦN DẦU K H Í V IỆ T N A M ....................... 40
2.1.1. Tổng quan về Tổng cơng ty tài chính cổ phần Dầu khí Việt Nam .. 40
2.1.2. Tình hình hoạt động kinh doanh của PVFC...................................47
2.2. THỰC TRẠNG H IỆU QUẢ HUY ĐỘNG VƠN CỦA TỒNG CƠNG TY
TÀ I CHÍNH CƠ PHẦN DẦU KH Í V IỆ T N A M ......................................... 56
2.2.1. Thực trạng hiệu quả huy động vốn của P V FC ............................... 56


2.2.2. Đánh giá hiệu quà huv độns, vốn cùa P V FC ................................... 67
2.2.3. Những vấn đề đặt ra trong huy động vốn của P V FC .......................70
CHƯƠNG III: NÂNG CAO H IỆU QUẢ HUY ĐỘNG VỐN CỦA TÓNG
CỔNG TY TÀ I CHÍNH CĨ PHẦN DẦU K H Í V IỆ T NAM TRONG THỜÍ
GIAN TĨ I................................................................................................... 73
3.1. ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIÊN CỦA TỔNG CƠNG TY T À I CHÍNH c ó

PHẦN DẦU KH Í V IỆ T NAM TRONG NHỮNG NẢM T Ớ I..................... 73
3.1.1. Mơ hình tổ chức hoạt động của PVFC trong những năm tới............73
3.1.2. Chiến lược phát triển của PVFC trong giai đoạn 2010, 2015.......... 74
3.2. QUAN ĐIỂM VÀ G IẢ I PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ HUY ĐỘNG
CỦA TỒNG CÔNG TY ĐÉN NẢM 2015.................................................. 82
3.2.1. Quan điểm nâng cao hiệu quả huy động vốn của P V FC ............... 82
3.2.2. Giải pháp nâng cao hiệu quả huy động vổn của P V FC ................. 84
3.3. Đ IỀU KIỆN THỰC HIỆN CÁC G IẢ I PH Á P...................................... 91
3.3.1. Điều kiện về cơ chế quản lý tổ chức bộ máy, đội ngũ cán bộ để Tổng
công ty làm công tác huy động vốn.........................................................91
3.3.2. Điều kiện về cơ sở vật chất............................................................ 92
3.3.3. Điều kiện về “Thương hiệu” P V FC ................................................ 93
3.3.4. Điều kiện về nguồn nhân lực...........................................................93
KẾT LU Ậ N ................................................................................................94
TÀ I LIỆU THAM KH Ả O ...........................................................................95


DANH MỤC TÙ V IÉT TA T

STT

Kỷ hiệu

1

NHNN

Ngân hàng nhà nước

2


NHTM

Ngân hàne; thương mại

3

TĐKD

Tập đoàn kinh doanh

4

SXKD

Sản xuất kinh doanh

5

PVFC

Tổng cơng ty tài chính cổ phần Dầu khí Việt Nam.

6

FDI

Nghĩa đầy đủ

Foreign Direct Investment - Đầu tư trực tiểp nước

ngoài.


D A N H M Ụ C B Ả N G B IÉ U

OẨ 1 •A
SƠ hiêu


Tên bảng

Trang

Bảng 2.1

Sơ đồ cơ cấu tổ chức của PVFC

44

Bảng 2.2

Sô lượng lao động của PVFC năm 2008

46

Bảng 2.3

Sơ đô các sàn phâm dịch vụ của PVFC

49


Bảng 2.4

Bảng tông tài sản và vôn điêu lệ của PVFC qua 03 nám

51

Bảng 2.5

Cơ câu nguôn vôn đâu tư tại PVFC năm 2008

55

Bảng 2.6

Cơ câu vôn tự có của PVFC năm 2008

57

Bảng 2.7

Cơ câu vơn huy động 2001 - 2008

58

Bảng 2.8

Cơ cấu cho vay của PVFC năm 2008

60


Bảng 2.9

Đâu tư chứng khoán của PVFC năm 2001-2008

63

Bảng 2.10 Cơ câu sử dụng vôn của PVFC năm 2001-2008

64

Bảng 2.11 Lợi nhuận của PVFC năm 2001 đên 2008.

66


M Ở ĐẦU

Trong nền kinh tế thị trường, các yếu tố đầu vào, đầu ra của sản xuất đều
gắn với thị trường. Ngày nay, khi cuộc cách mạng khoa học công nghệ hiện
đại, và nền kinh tế thị trường hội nhập phát triển thì vốn ngày càng đóng vai
ừị quan trọng trong các yếu tố để tiến hành sản xuất kinh doanh. Từ vốn, các
nhà kinh doanh có thể chuyển chúng thành các yếu tổ sản xuất như: tư liệu
sản xuất, sức lao động... để tạo ra các sản phẩm hàng hóa, dịch vụ nhẳm thu
về một lượng tiền lớn hơn số tiền ứng ra ban đầu, tức là mang lại lợi nhuận
cho nhà kinh doanh. Vậy vổn là một nhân tố có khả nặng sinh lời
Dầu khí là một ngành kinh tế “non trẻ”ở nước ta nhằm khai thác và
“trong tương lai” chế biến dầu khí thành các hàng hố thương phẩm. Đó là
ngành cơng nghiệp nặng địi hỏi lượng vốn đầu tư rất lớn. Trong điều kiện
nền kinh tế thị trường hội nhập, hoạt động của ngành Dầu khí vừa cần phải có

một lượng vốn đầu tư ban đầu lớn lại vừa phải sử dụng vốn một cách hiệu
quả. Bời vậy, việc tổ chức huy động, phân phối và sử dụng vốn ừong ngành
Dầu khí sao cho họp lý để đạt hiệu quả cao nhất đang là một yêu cầu cấp
bách, một mục tiêu cấp thiết đặt ra cho các nhà lânh đạo, nhà quản lý kinh tế.
Để thực hiện mục tiêu đó, Tổng cơng ty tài chính cổ phần dầu khí Việt nam
đã ra đời, hoạt động và đang từng bước được kiện toàn, phát triển.
Trải qua hơn 9 năm hoạt động, Tổng cơng ty tài chính cổ phần Dầu khí
Việt Nam đã thu được những kết quả bước đầu rất quan ừọng, đặc biệt đã huy
động được một khối lượng vốn ngày càng lớn phục vụ cho hoạt động sản xuất
kinh doanh của ngành. Tuy nhiên trên thực tế những năm qua, hiệu quả huy
động vốn của cơng ty chưa thật cao mặc dù đó là mảng hoạt động quan trọng
nên chưa phát huy được các tiềm năng và lợi thế vốn có của mình. Huy động
và nâng cao hiệu quả huy động vốn của Tổng cơng ty tài chính cổ phần Dầu
khí Việt Nam hiện đang được đặt ra rất cấp thiết. Song cho đến nay, cả trong

1


và ngồi ngành hầu như chưa có một cơng trình nghiên cứu riêng biệt nào về
vấn đề này. Là một cán bộ cơng tác ừong Tổng cơng ty tài chính cổ phần Dầu
khí Việt Nam, tơi mạnh dạn lựa chọn vấn đề:

“Nâng cao hiệu quả huy động vắn của Tổng cơng ty tài chính cồ phần
Dầu khí Việt Nam” làm đề tài luận văn tốt nghiệp Thạc sỹ của mình với hi
vọng có thể đóng góp một phần sức lực và trí tuệ nhỏ bé nhằm kiến giải, đề
xuất cho các nhà lãnh đạo, nhà quản lý Công ty một cơ sở lý luận và thực tiễn
khoa học, xác đáng để giải quyết vấn đề cấp thiết về huy động vốn mà Tổng
cơng ty tài chính cổ phần Dầu khí Việt Nam đang trăn trờ.

2



CHƯƠNG 1
C ơ SỞ LÝ LUẬN VÈ VỐN KINH DOANH,
HIỆU QUẢ HUY ĐỘNG VĨN CỦA TỔNG CƠNG TY
TÀI CHÍNH TRONG TẬP
ĐỒN KINH DOANH

1.1. Cơ sở lý luận về vốn kinh doanh

1.1.1. Khải niệm về vổn kinh doanh
Trong cơ chế thị trường, mọi hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh
nghiệp từ khi bỏ vốn vào sản xuất cho đến khi tiêu thụ sản phẩm, thu hồi vốn
đều diễn ra một cách liên tục và gắn bó mật thiết với thị trường, xuất phát từ
nhu cầu thị trường. Tất cả các hoạt động sản xuất kinh doanh cũng như các
giai đoạn vận động tuần hoàn của vốn đều được tiến hành bởi các “tế bào”
của nền kinh tế, đó chính là các doanh nghiệp. Doanh nghiệp được hiểu là
một tổ chức kinh tế được thành lập nhằm mục đích thực hiện các hoạt động
sản xuất và kinh doanh để kiếm lời trên các lĩnh vực sản xuất vật chất, thương
mại, dịch vụ có tư cách pháp nhân ở mọi thành phần kinh tế. Tuy nhiên để
tiến hành bất cử hoạt động sản xuất kinh doanh nào, doanh nghiệp cũng cần
phải cỏ vốn, vốn là một Ưong những điều kiện tiên quyết và có ý nghĩa quyết
định đến hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.
Theo học thuyết của các nhà kinh tế cổ điển và Tân cổ điển, vốn là một
trong các yếu tố đầu vào để tiến hành sản xuất kinh doanh, vốn được chuyển
hoá thành các yếu tổ sản xuất (máy móc, thiết bị, nguyên vật liệu...). Như
vậy, theo quan điểm này vốn chủ yếu được xét dưới góc độ hiện vật. Quan
niệm vốn này có ưu điểm là đơn giản, dễ hiểu, phù hợp với trình độ quản lý
cịn thấp nhưng nó vẫn chưa nói lên được đặc điểm vận động cũng như vai ưò
của vốn kinh doanh.


3


Theo các nhà kinh tế học hiện đại: David Begg Stanlei Ficher, Rudiger
Dambusch, vốn gồm hai loại là vốn hiện vật và vốn tài chính, vốn hiện vật là
dự trữ các hàng hóa được sản xuất ra để sản xuất hàng hóa khác, vốn tải
chính là các giấy tờ có giá và tiền mặt cùa doanh nghiệp được dùng cho hoạt
động sản xuất kinh doanh. Quan điểm này cho chúng ta thấy rõ nguồn gốc
hình thành vốn và trạng thái biểu hiện của vốn nhưng hạn chế cơ bản của
quan điểm này là chưa cho ta thấy mục đích về sử dụng vốn.
Theo K.M arx vốn là tư bản (capital), là giá trị mang lại giá trị thặng dư.
Theo đó vốn được xem xét dưới góc độ giá trị, là một yếu tố đầu vào của quá
trình sản xuất. Quan điểm này có tính khái qt cao, bời nói lên mục đích vận
động tuần hồn của vốn là giá trị mang lại giá trị gia tăng hay giá trị thặng dư,
tuy nhiên nó hạn chế ở chỗ vốn ln tạo giá trị thặng dư và chỉ ờ khu vực sản
xuất mới tạo ra giá trị thặng dư cho nền kinh tế.
Theo quan điểm của nhiều nhà kinh tế học hiện nay thì “Vốn kinh doanh
trong các doanh nghiệp là một loại quỹ tiền tệ đặc biệt ...” [3, tr.148]. Tiền
được gọi là vốn khi tiền đồng thời thỏa mãn các điều kiện sau:
- Tiền phải đại diện cho một lượng hàng hóa nhất định. Hay nói cách khác
tiền phải đảm bảo bằng một lượng tài sản có thực, đủ để tiến hành kinh doanh.
- Tiền phải được tích tụ và tập trung đến một lượng nhất định đủ để tiến hành
kinh doanh.
- Khi có đủ về lượng, tiền phải được vận động nhằm mục đích sinh lời.
Điều kiện 1 và 2 được coi là điều kiện ràng buộc (điều kiện cần) để tiền
trở thành vốn, điều kiện 3 được coi là đặc trưng cơ bản của vốn (điều kiện
đủ). Bời vì tiền khơng vận động thì đó là đồng tiền “chết”, cịn nếu vận động
mà khơng nhằm mục đích sinh lời thì cũng khơng phải là vốn.
Sự vận động của vốn trong qúa trình sản xuất kinh doanh cùa doanh

nghiệp thể hiện qua sơ đồ sau:

4


Mở đầu của qúa trình sản xuất, vốn kinh doanh mang hình thái tiền tệ
(vốn tiền tệ). Sau đó doanh nghiệp dùng tiền để đầu tư, mua sắm tư liệu lao
động, đối tượng lao động, thuê sức lao động để phục vụ cho quá trình sản
xuất. Lúc này vốn đầu tư từ hình thái tiền tệ trở thành hình thái các yếu tổ của
quá trình sản xuất (vốn sản xuất). Quá trình sản xuất được tiến hành, tạo ra
sản phẩm hàng hóa và vốn tồn tại dưới hình thái tư bản hàng hóa (vốn hàng
hố). Cuối cùng, khi tiêu thụ hàng hóa xong, vốn kinh doanh lại từ trạng thái
vốn hàng hóa chuyển sang hình vốn thái tiền tệ tức trờ về hình thái ban đầu
nhưng với giá trị tầng lên. Trong q trình vận động, vốn có thể thay đổi hình
thái biểu hiện, nhưng điểm xuất phát và điểm cuối cùng phải là giá trị (T>T ).
Song nếu tiền vận động không quay về nơi xuất phát với giá trị lớn hơn thì
đồng vốn cũng khơng có hiệu quả. Điều đỏ sẽ ảnh hưởng đến chu kỳ vận
động tiếp theo của vốn. Vậy ừong qúa trình vận động tuần hồn thì vốn phải
được bảo tồn giá trị và lớn lên.
Ngồi ra, tùy đặc điểm của mồi loại hình doanh nghiệp mà phương
thức vận động của vốn không giống nhau. Với doanh nghiệp kinh doanh tiền
tệ vốn vận động theo công thức (T - T’). Với doanh nghiệp thương mại dịch
vụ, sư vận động của vốn được thể hiện qua phương thức: T - H - T . Nhờ có
sự vận động đó, vốn mới có khả năng bảo tồn giá trị và lớn lên về lượng.
Từ những phân tích trên, chúng ta có thể đi đến định nghĩa tổng quát về vốn:
“Vốn kinh doanh của doanh nghiệp là biểu hiện bằng tiền của tồn bộ
tài sản hữu hình và tài sản vơ hình được đầu tư vào sản xuất kinh doanh nhằm
mục đích sinh lời” [3, tr. 148].

5



1.1.2. Hiệu quả huy động vốn kinh doanh
Hiệu quả huy động vốn là khái niệm phản ánh trình độ và khả năng
đảm bảo thực hiện công tác huy động vốn có kết quả cao với chi phí nhỏ nhất.
Có nghĩa, về mặt lượng hiệu quả huy động vốn được biểu hiện giữa kết quả
thu được (về số lượng, thời hạn...vốn vận động sinh lời) và chi phí thực hiện
quá trinh đó. Cịn về mặt chất, nó phản ánh năng lực và trình độ quản lý vốn
nhàm đảm bảo vốn có khả năng vận động sinh lời với tốc độ nhanh.
Tuy nhiên, trong xã hội có những quan điểm khác: họ huy động được
số lượng vốn cao, đúng thời hạn mong muốn thì họ coi là đạt hiệu quả hay
cho rằng huy động vốn với chi phí càng thấp thì càng hiệu quà.. Những quan
điểm đó chỉ nhấn mạnh một hoặc vài khía cạnh nào đó sự vận động của vốn
nên còn phiến diện. Vậy, theo quan điểm của tác giả thì: hiệu quả huy động
vốn là thực hiện cơng tác huy động vốn đạt kết quả cao về khối lượng, đúng
thời gian dự kiến và với chi phí nhỏ nhất.
1.2. Tồng cơng ty tài chính và tập đồn kinh doanh

1.2.1. Tổng quan về tập đoàn kinh doanh
1.2.1.1. Khải quát về sự hình thành, phát triến cảc Tập đồn kinh doanh trên
thế giới và đặc điếm của chủng
Tập đoàn kinh doanh (TĐKD) đã ra đời, tồn tại và phát triển từ lâu
trong lịch sử phát ừiển kinh tế thế giới. Theo tạp chí Fortune của Mỹ thì đến
năm 1879, ở Mỹ đã xuất hiện hàng loạt các cơng ty có sổ vốn lớn trên 1 triệu
USD như Standart Oil,Rockefeller, Aromouvar... ở Nhật Bản, tị năm 1885
Chính phủ đã khuyến khích thành lập nhiều cơng ty cổ phần có quy mơ lớn
nhàm khắc phục nguồn vốn hạn chế của các cá nhân.
Quá trình tích tụ, tập trung sản xuất và vốn phát triển mạnh vào những
năm sau chiến tranh thế giới thứ hai đã tạo ra một làn sóng hợp nhất chưa
từng có để hình thành các TĐKD lớn. Đó là các hình thức tổ chức độc quyền


6


mới: Congxoocxiom, Conson, Congơlơmerat, hoạt động trong các ngành, các
lĩnh vực then chổt có lợi nhuận cao, đó là các TĐKD bao gồm hàng tràm,
hàng nghìn cơng ty nhỏ và liên kết với nhau và phụ thuộc vào công ty mẹ về
chiến lược phát triển, tài chính, cơng nghệ kỹ thuật, thị trường... Quy mô và
phạm vi hoạt động của các TĐKD đã vượt ra ngoài biên giới mỗi nước hình
thành những tổ chức kinh doanh quốc tế, các cơng ty xuyên quổc gia, đa quốc
gia. Việc hình thành và phát triển có hiệu quả các TĐKD làm cho TĐKD trờ
thành những trung tâm thu hút, thâu tóm hàng loạt những công ty xung quanh
làm cho các TĐKD ngày càng trở lên hùng mạnh, có sức sống mãnh liệt và
phát triển khơng ngừng.
Các TĐKD được hình thành và liên tục phát triển bởi nó phù hợp với
các quy luật khách quan và xu thế của thời đại, đó là:
Quy luật tích tụ và tập trung vốn: Đe tồn tại và phát triển ưong cơ chế
thị trường, các doanh nghiệp luôn phải nâng cao năng lực cạnh ừanh và
không ngừng mở rộng sản xuất, đó cũng là q trình tích tụ và tập trung vốn
cho sản xuất thông qua việc doanh nghiệp tích lũy vốn từ lợi nhuận, đi vay,
liên kết, phát hành cổ phiếu...hoặc doanh nghiệp mạnh, lớn thơn tính, sáp
nhập, mua lại các doanh nghiệp yếu và nhỏ hơn, từ đó dẫn đển việc hình
thành các TĐKD.
Quy luật cạnh tranh, liên kết và tối đa hóa lợi nhuận: cạnh tranh là một
trong nhừng quy luật kinh tế cơ bản của nền kinh tế hàng hoá, kinh tế thị
trường. Trong cuộc cạnh tranh khổc liệt giữa các doanh nghiệp thường dẫn
đến hai xu hướng: Các doanh nghiệp chiến thắng trong cạnh tranh sẽ thơn
tính, sáp nhập, mua lại các doanh nghiệp bị đánh bại dẫn đến việc tập trung
hóa sản xuất và hình thành doanh nghiệp lớn; nếu quá trình cạnh tranh mà
khơng phân thắng bại thì trong số các doanh nghiệp đó sẽ có sự liên kết, thoả

hiệp, sáp nhập nhàm tăng khả năng cạnh tranh để hình thành doanh nghiệp

7


lớn. Như vậy, TĐKD ra đời, phát triển là sản phẩm tất yếu của quá trình cạnh
tranh, liên kết nhằm tối đa hóa lợi nhuận.
Tiến bộ khoa học cơng nghệ: Một ừong những yếu tổ quyết định giúp
các doanh nghiệp chiến thắng trong cạnh ừanh và thu được lợi nhuận cao là
nghiên cứu, ứng dụng tiến bộ khoa học công nghệ vào hoạt động sản xuất
kinh doanh (SXKD ). Khoa học công nghệ là động lực, là nhân tổ quyết định
chất ỉượng sản phẩm và năng lực cạnh tranh trong nền kinh tế thị trường.
Ngày nay, khi cuộc cách mạng khoa học công nghệ phát triển mạnh mẽ, chu
kỳ thay đổi cơng nghệ ngày càng ngắn, hao mịn vơ hình của cơng nghệ càng
lớn, tỷ suất khấu hao cao thì để đổi mới công nghệ, nghiên cứu ứng dụng các
sản phẩm cơng nghệ cao địi hỏi các doanh nghiệp phải có lượng vốn lớn, một
lực lượng cán bộ khoa học cơng nghệ đủ mạnh, điều này thì chỉ có các doanh
nghiệp lớn mới mới có khả năng thực hiện được. TĐKD là loại hình doanh
nghiệp có khả năng đáp ứng u cầu đó.
Xu thế tồn cầu hoả: Trong nền kinh tế thị trường hội nhập, thị trường
tiêu thụ hàng hoá và các nguồn lực sản xuất trong phạm vi một quốc gia trờ
nên nhỏ bé và hạn hẹp, đòi hỏi mỗi quốc gia, doanh nghiệp phải mở rộng
không gian vượt khỏi lãnh thổ biên giới hình thành quan hệ kinh tế quốc tế.
Tồn cầu hóa kinh tế là xu hướng tất yếu khách quan lơi cuốn mọi nước
khơng kể trình độ phát triển như thể nào, nó bao trùm hầu hết các lĩnh vực,
vừa thúc đẩy quan hệ hợp tác để cùng phát triển vừa tăng sức ép cạnh tranh và
tính phụ thuộc lẫn nhau giữa các nền kinh tế. Các TĐKT, công ty xuyên quốc
gia mờ rộng hoạt động bằng việc tạo thành những công ty liên doanh, liên kết
nhằm khai thác nguồn tài nguyên thiên nhiên, nguồn lao động đồi dào ở các
nước, kết hợp với thương quyền khai thác và chia sẻ thị trường để cùng tồn

tại, tăng trưởng và phát triển.

8


TĐKD là một hình thức tổ chức liên kết kinh tế tiên tiến, đại diện cho
trình độ phát triển cao của lực lượng sản xuất trong nền kinh tế thị trường,
đóng vai trị quan trọng và chi phối nhiều lĩnh vực kinh tể của nhiều nước ở
khu vực, thế giới. Chúng ta có thể hồn tồn đồng tình khi đưa ra cách hiểu về
TĐKD của tác giả Hồ Kỳ Minh như sau: “TĐKD là tổ hợp các công ty hoạt
động trong một ngành hoặc nhiều ngành khác nhau, trong phạm vi một nước
hoặc nhiều nước;trong đó có một cơng ty mẹ nắm quyền lãnh đạo, chi phối
hoạt động của các cơng ty con về mặt tài chính và chiến lược phát triển;
TĐKD là một cơ cấu tổ chức vừa có chức năng kinh doanh vừa có chức năng
liên kết kinh tế nhằm tăng cường tích tụ, tập trung, tăng khả năng cạnh tranh
và tối đa hóa lợi nhuận.” .
Các TĐKD thường cỏ những đặc điểm riêng, đó là:
- Có quy mô rất lớn về vốn, doanh thu, lao động và thị trường, vốn
trong TĐKD được hình thành từ nhiều nguồn khác nhau, cỏ quy mơ lớn do
qúa trình tích tụ và tập trung được đẩy nhanh, giúp tập đồn có khả năng đổi
mới công nghệ, mờ rộng quy mô sản xuất, tăng năng suất lao động, nâng cao
chất lượng sản phẩm, từ đỏ chi phổi và tăng sức cạnh ừanh trên thị trường để
đạt doanh thu lớn. Bên cạnh đỏ, do sử dụng nhiều đồng tiền khác nhau trong
thanh toán nên cơ chế quản lý tài chính của các tập đoàn được vận hành linh
hoạt, thuận tiện.
- TĐKD cổ phạm vi hoạt động rộng, TĐKD hoạt động không chỉ phạm
vi quốc gia mà vượt khỏi biên giới một quốc gia, trải rộng trên một vùng lãnh
thổ rộng lớn của nhiều quốc gia, hoạt động trên toàn cầu. Phạm vi hoạt động
xuyên quốc gia cho phép các tập đoàn khai thác triệt để lợi thể so sánh ờ từng
khu vực để tăng khả năng cạnh tranh, tối ưu hóa lợi nhuận; vượt qua hàng rào

bảo hộ mậu dịch của mỗi quốc gia để xâm nhập, mở rộng khả năng tiêu thụ ở
các thị trường mới.

9


- TĐKD ỉà một tổ hợp các công ty, bao gồm công ty mẹ và các công ty
con, công ty cháu... phần lớn mang họ của công ty mẹ. Công ty mẹ chi phổi
các công ty con, cháu về chiến lược phát triển, tài chính và khoa học - cơng
nghệ thông qua quyền biểu quyết do sở hữu một tỷ lệ khống chế trong tổng sổ
cổ phần đang lưu hành của các công ty con, cháu. Các công ty thành viên có
quyền độc lập kinh doanh ở những mức độ khác nhau nhưng đều phải tuân
thủ chiến lược phát triển của tập đoàn. Như vậy, sờ hữu vốn của TĐKD là sờ
hữu hồn hợp (nhiều chủ) nhưng có một chủ (Cơng ty mẹ) đóng vai trị khổng
chế, chi phối về tài chính và chiến lược kinh doanh.
- TĐKD thường hoạt động SXKD đa ngành hoặc phát triển từ kinh
doanh chuyên ngành đến đa ngành, đa lĩnh vực trong đó kinh doanh đa ngành,
đa lĩnh vực ngày càng phổ biển. Mỗi TĐKD đều có định hướng ngành chù
đạo, lĩnh vực hoặc sản phẩm, dịch vụ kinh doanh đặc trưng mũi nhọn. Cơ cấu
tổ chức của một TĐKD thường có các đơn vị sản xuất, thương mại, tài chính,
ngân hàng, nghiên cứu ứng dụng và các dịch vụ khác. Trong TĐKD thường
có công ty mẹ và các công ty thành viên, chúng có quan hệ phụ thuộc, hỗ trợ
lẫn nhau về các mặt chiến lược kinh doanh, kỹ thuật, tài chính, tín dụng. Mơ
hình tổ chức phổ biến của TĐKD thường là công ty cổ phần hoặc công ty
trách nhiệm hữu hạn.
- Các TĐKD thường cỏ một Ban quản trị tập đoàn và trụ sở nằm ở
công ty mẹ. Ban quản trị tập đồn chỉ kiểm sốt về các mặt: chiến lược phát
triển, tài chính, đầu tư, nghiên cứu ứng dụng cơng nghệ và phát triển sản
phẩm mới thông qua sử dụng các địn bẩy kinh tế, cịn các cơng ty thành viên
hoàn toàn được quyền tự chủ trong quyết định sản xuất kinh doanh.

- TĐKD tiến hành hoạt động sản xuất kinh doanh theo mơ hình đa khối

nhằm đảm bảo tính phát triển liên tục, sự mở rộng và đa dạng hóa hoạt động
cả về quy mơ, loại sản phẩm và thị trường. Trong đó:

10


+ Tập đoàn tiến hành hoạt động và quản lý tập trung một sổ mặt như
huy động, điều hòa, quản lý vốn; nghiên cứu triển khai; đào tạo; xây dựng
chiến lược phát triển, chiến lược thị trường, chiến lược sản phẩm, chiến lược
đầu tư. Như vậy, TĐKD thực hiện cả hai chức năng cơ bản là kinh doanh như
một doanh nghiệp và liên kết kinh tế.
+ Mỗi công ty thành viên là một khối chịu trách nhiệm về hoạt động
của tập đoàn trong một khu vực địa lý hoặc một lĩnh vực kinh doanh nhất
định.
+ Mồi công ty cháu là một đom vị kinh doanh của khối, chịu trách
nhiệm sản xuất một loại sản phẩm ở một nước nhất định.
- Trong mỗi giai đoạn phát triển, chiến ỉược phát Men của các TĐKD
ln gắn bó chặt chẽ với các chính sách phát triển kinh tể cùa các quốc gia.
Nhà nước đóng vai trị quan trọng đổi với sự ra đời, tồn tại và phát triển của
các TĐKD thể hiện qua việc tạo đựng, duy trì và thúc đẩy mơi trường kinh tế
xã hội cần thiết cho các TĐKD hoạt động; cụ thể: duy trì trật tự và ổn định xã
hội; xây dựng môi trường pháp luật đảm bảo cạnh tranh bình đẳng, khuyến
khích các TĐKD phát triển, chủ động đầu tư vào các ngành khơng có lãi, đặc
biệt là cơ sở hạ tầng, định hướng đúng các xu hướng phát triển làm tiền đề
cho các quyết định của TĐKD; ban hành các chính sách điều hành nhằm hồ
trợ, giúp đờ và tạo điều kiện thuận lợi cho các TĐKD như bảo hộ sản xuất
trong nước, hỗ trợ các nguồn vốn cần thiết các lĩnh vực ưu đãi, thực hiện các
chính sách kinh tể đổi ngoại linh hoạt, mềm dẻo...

- Tập đồn kinh doanh được hình thành bằng các con đường sau:
* Căn cứ vào sự vận động của vốn, TĐKD hình thành thơng qua:
- Sáp nháp: Là hình thức một doanh nghiệp mua toàn bộ tài sản và các
khoản nợ của doanh nghiệp nhỏ, yếu thể hon trên thị trường, bằng tiền mặt
hoặc bằng chứng khốn của chính doanh nghiệp mua, doanh nghiệp bán

11


khơng cịn tồn tại với tư cách pháp nhân riêng rẽ mà sử dụng pháp nhân của
doanh nghiệp mua để hoạt động.
- Hơp nhất', là hình thức sáp nhập nhiều doanh nghiệp có sức mạnh
tương đương để hình thành một doanh nghiệp mới nhằm giảm chi phí quản lý,
tăng năng suất lao động nhờ lợi thế quy mơ lớn, xóa bị cạnh tranh và đa dạng
hóa sản phẩm. Các doanh nghiệp hợp nhất khơng cịn tồn tại tư cách pháp
nhân của nó nữa, doanh nghiệp mới thành lập sẽ hoạt động với tu cách pháp
nhân mới để thực hiện những hoạt động của các doanh nghiệp hợp nhất.
- Mua lai: là hình thức doanh nghiệp mua tồn bộ hoặc một phần quyền
sờ hữu doanh nghiệp bán thơng qua hai hình thức:
+ Mua lại cổ phần trực tiếp từ cổ đông của doanh nghiệp bán; doanh
nghiệp bán vẫn hoạt động với tư cách pháp nhân riêng biệt; sự kiểm soát và
quyền lợi của doanh nghiệp mua đối với doanh nghiệp bán phụ thuộc vào tỷ
lệ cổ phần mà họ khổng chế, nếu tỷ lệ này đạt trên 50% thì quan hệ giữa hai
doanh nghiệp trở thành quan hệ công ty mẹ - công ty con.
+ Mua lại tài sản trực tiếp từ doanh nghiệp bán; doanh nghiệp mua
không chịu trách nhiệm về các khoản nợ của doanh nghiệp bán; trường hợp
không còn tài sản để hoạt động, doanh nghiệp bán phải giải tán sau khi phân
phổi số tiền bán tài sản cho các cổ đơng của nó.
* Căn cứ vào phương thức liên kểt, TĐKD hình thành thơng qua:
-


Liên kết theo chiều doc: là sự liên kết giữa các doanh nghiệp có quan hệ

gần gũi với nhau về cơng nghệ SXKD, trong đó mỗi doanh nghiệp chịu trách
nhiệm sản xuất một bộ phận hoặc đảm nhận một công đoạn sản xuất. Các
doanh nghiệp đều có tư cách pháp nhân, thực hiện phân cơng hợp tác để hồn
thành mục tiêu chung. Sự liên kết dọc thường dẫn đến phát triển ngành nghề
theo chiều sâu, tạo điều kiện để các TĐKD củng cố vị thế cạnh tranh, nâng
cao chất lượng quản lý, bảo vệ quyền sở hữu công nghiệp hữu hiệu hơn...

12


-

Liên kết theo chiều nzari2: là sự kết hợp các doanh nghiệp hoạt động

trong cùng một ngành sản phẩm, dịch vụ nhất là trong nhừng ngành có mức
độ cạnh tranh cao và những doanh nghiệp có ưu thế sẽ nắm vai ừò chủ đạo.
Các doanh nghiệp thỏa hiệp với nhau để ấn định giá cả, chia sẻ thị trường
hoặc định mức sản lượng để hạn chế cạnh tranh và tăng lợi nhuận. Ở mức cao
hơn, các doanh nghiệp sẽ mua lại một phần hoặc toàn bộ doanh nghiệp khác
đang là đổi thủ cạnh tranh.
■ Liên kết hỗn hov: ià kết hợp giữa các doanh nghiệp không cùng hoạt
động trong lĩnh vực kinh doanh, không cạnh tranh với nhau và cũng khơng có
mối quan hệ với nhau về quy trình sản suất hay cung ứng sản phẩm nhằm đa
dạng hóa ngành nghề, hạn chế rủi ro, lấy lợi thế của doanh nghiệp này bổ
sung cho doanh nghiệp kia và tối đa hóa lợi nhuận.
1.2.1.2. Vai trị của Tập đồn kinh doanh
Trong xã hội công nghiệp, các TĐKD nắm giữ phần quan trọng nguồn

lực sản xuất của mỗi quốc gia, có vị trí quan ữọng trong nền kinh tể của mỗi
đất nước. Sự phát triển của các TĐKD và cách ứng xử của nó có ảnh hưởng to
lớn đến hệ thống kinh tế, không phải chỉ trong phạm vi quốc gia mà còn trong
phạm vi khu vực quốc tế. Vai trò quan trọng của các TĐKD thể hiện qua mặt
chủ yếu sau:
Thứ nhất, TĐKD làm tăng cường sức mạnh kinh tế và khả năng cạnh
tranh cả Tập đoàn cũng như của từng công ty thành viên thông qua việc tập
trung huy động vốn, con người vào sản xuất kinh doanh, sử dụng mối liên kết
chặt chẽ và tính thống nhất về chiến lược phát triển để nâng cao sức cạnh
tranh của cả Tập đồn cũng như của từng cơng ty thành viên. Đối với các
nước đang phát triển, TĐKD là giải pháp quan trọng hàng đầu để bảo hộ sản
xuất, chống lại sự thâm nhập, cạnh tranh quyết liệt từ các công ty xuyên quốc
gia trên thế giói. Thực tể đã chứng minh, trong những điều kiện cụ thể, với sự

13


hỗ trợ tích cực của Nhà nước và những định hướng phát triển đúng đắn, các
TĐKD ở các nước đang phát triển có thể đứng vững, từng bước vươn ra thị
trường nước ngồi, kể cả ở những nước cơng nghiệp phát triển như Mỹ, Anh,
Pháp...
Thứ hai, TĐKD thực hiện tập trung điều hịa vốn giữa các cơng ty
thành viên trong tập đoàn nhằm khắc phục những hạn chế về vốn của từng
thành viên cá biệt và tập trung đầu tư vào những thành viên, những dự án hiệu
quả nhất tạo ra sức mạnh quyết định cho sự phát triển của Tập đoàn, đồng
thời tạo ra sự gắn kết chặt chẽ, trợ giúp lẫn nhau giữa các công ty thành viên.
Thứ ba, TĐKD là một giải pháp hữu hiệu, tích cực cho việc đẩy mạnh
nghiên cứu, ứng dụng khoa học công nghệ mới vào SXKD của các cơng ty
thành viên, vì:
+ Việc tập trung và điều hòa vốn tạo một lượng vốn lớn để triển khai

các hoạt động nghiên cứu, ứng dụng khoa học công nghệ mới vào sản xuất
trong khi mỗi cơng ty thành viên khơng có khả năng huy động được.
+ Việc liên kết các công ty thành viên tạo ra một tiềm lực nghiên cứu
khoa học to lớn về cơ sở vật chất, đội ngũ cán bộ để nghiên cứu, triển khai
ứng dụng nhanh chóng các đề tài khoa học công nghệ trên một quy mô lớn,
gắn kết chặt chẽ giữa nghiên cứu ứng dụng với SXKD, góp phần thu hồi vốn
nhanh, giảm ảnh hưởng xấu do hao mịn vơ hình gây ra.
+ TĐKD cịn đóng vai ừị quan ữọng trong việc lưu trữ, xử lý và cung
cấp trao đổi thông tin, kinh nghiệm quan ừọng trong việc nghiên cứu ứng
dụng khoa học công nghệ giừa các công ty thành viên.
Thứ tư, TĐKD với hình thức là một cơng ty xun quốc gia có vai trị
quan trọng trong việc giúp các nước đang phát triển thực hiện chiến lược
chuyển giao công nghệ một cách hiệu quả nhất thông qua:

14


+ Tránh nhập cùng một loại công nghệ trong nhiều cơng ty thành viên
nhờ đó mà cơ cấu cơng nghệ nhập trong tập đồn đa dạng, hợp lý và có hiệu
quả hom.
+ Phổ biến rộng rãi nhừng thông tin và kinh nghiệm ừong chuyển giao
công nghệ giữa các công ty thành viên trong tập đồn, thực hiện một chiến
lược cơng nghệ thống nhất, đảm bảo các công ty thành viên lựa chọn những
cơng nghệ thích hợp trong chuyển giao cơng nghệ với chi phí thấp nhất, hạn
chế những sai lầm đáng tiếc có thể xảy ra do thiếu những hiểu biết cơ bản khi
chuyển giao cơng nghệ nước ngồi.
Bên cạnh vai trò quan trọng, TĐKD cũng tồn tại một sổ hạn chế sau
Một là, việc hình thành, phát triển các TĐKD dễ dẫn đến xu hướng độc
quyền trong kinh doanh, tác động tiêu cực đến qúa trình cạnh tranh làm giảm
sút cạnh ừanh và trì trệ qúa trình sàn xuất và tiêu thụ trên thị trường, nghiêm

trọng hơn nó cịn tạo ra sức ỳ lớn đối với bản thân tập đoàn. Để thu được lợi
nhuận độc quyền cao, các TĐKD độc quyền thường áp đặt các mức giá độc
quyền cao hơn nhiều so với giá thành sản xuất sản phẩm, dịch vụ, gây thiệt
hại cho người tiêu dùng, làm cho sức mua của xã hội bị kìm hãm do cung
hàng hóa bị khống chế và làm tổn thương quan niệm của cơng chúng về sự
cơng bằng, vì một tỷ lệ thu nhập của người tiêu dùng thực chất đã bị các Tập
đoàn độc quyền chiếm đoạt.
Hai là, mâu thuẫn giữa quy mô và hiệu quả. Kinh nghiệm của các nước
phát triển đã chứng minh rằng sức mạnh của một doanh nghiệp hồn tồn
khơng phải phụ thuộc vào quy mơ của nó mà cịn phụ thuộc vào trình độ cơng
nghệ, cơ chế hoạt động và nhất là năng lực điều hành của các nhà quản lý.
Các doanh nghiệp có quy mơ lớn chỉ có thể hoạt động hiệu quả nếu được điều
hành bởi đội ngũ các nhà quản lý có năng lực và trình độ, có cơ chế hoạt động
linh hoạt, trên cơ sở kỹ thuật công nghệ hiện đại, phù hợp. Điều này thể hiện

15


vai trò đầu tàu của ngươi “nhạc trưởng” giúp cho mọi hoạt động kinh doanh
của tập đoàn được tiến hành trôi chảy, thống nhất.
Tuy nhiên, khi quy mô của Tập đoàn quá lớn, quá tập trung dễ dẫn đến
bộ máy quản lý của Tập đoàn cồng kềnh, nhiều tầng cấp, làm cho hoạt động
của Tập đoàn kém linh hoạt, giảm hiệu quả kinh tế của lợi thế quy mô, tăng
chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm tăng cao...từ đó tiềm ẩn nguy cơ đổ
vỡ, phá sản gây những tác hại nghiêm trọng cho nền kinh tế. Điều này cho
thấy: song song với xu hướng sáp nhập, liên kết các doanh nghiệp hình thành
TĐKD lớn là xu hướng “vi hố” hình thành hệ thống các doanh nghiệp vệ
tinh thuộc tập đoàn. Bời, trên thực tế vẫn cỏ những TĐKD lớn, tồn tại lâu đời
nhưng vẫn không chịu được những thay đổi khắc nghiệt của thị trường, buộc
phải phá sản. Theo Tạp chí Fortune điển hình là các vụ phá sản của Tập đoàn

thép Hanbo của Hàn quốc ngày 23/01/1997 kéo theo sự phá sản của hàng loạt
Tập đoàn khác, làm chao đảo nền kinh tế Hàn quốc và gần đây nhất là Tập
đoàn Lehman Brothers là một trong sổ 500 cơng ty lớn nhất nước Mỹ, có
20.000 nhân viên hoạt động ở 40 nước trên thế giới, trước khi đệ đơn xin phả
sản Lehman Brothers đã nắm giữ ít nhất 638 tỷ USD tài sản...
Từ những nghiên cứu trên có thể khẳng định vai trị quan trọng và tác
hại của quá trình hình thành, phát triển TĐKD là hai mặt của một vấn đề. Quá
trình hình thành, phát triển TĐKD là tất yếu khách quan, phù hợp với xu thế
phát triển của lịch sử, nó đỏng vai trị quan trọng cho sự phát triển kinh tế, đặc
biệt là ở các nước đang phát triển, đồng thời cũng cần nhận thức rõ ràng
những hạn chá cơ bản của TĐKD để từ đó cỏ các giải pháp điều tiết đúng đắn
nhằm khắc phục những tác động tiêu cực của nó đối với nền kinh tế.

1.2.2, Sự cần thiết của Tổng công ty tài chinh trong Tập đoàn kinh doanh
1.2.2.1. Sự ra đời của Tổng cơng ty Tài chính trong nền kinh tế thị trường

16


Nguồn gốc hình thành của các Tổng cơng ty tài chính gắn liền với sự
phát triển mạnh mẽ cùa nền kinh tế thị trường, sự tiến bộ của khoa học công
nghệ và các nhu cầu đa dạng của xâ hội về các dịch vụ tài chính.
Những năm đầu của thế kỷ X X , các trung tâm tài chính phi ngân hàng
trong đó có các Tổng cơng ty tài chính được hình thành trên cơ sở chun
mơn hóa một sổ hoạt động ngân hàng nhàm khắc phục, hạn chế các khiếm
khuyết của các ngân hàng thương mại và đa dạng hóa các định chế tài chính
trong nền kinh tế thị trường. Các hoạt động truyền thống của Tổng công ty tài
chính là thực hiện các khoản cho vay đối với các doanh nghiệp và người tiêu
dùng với sự bào đảm bằng tài sản hữu hình. Cho đến thập kỷ 70 của thế kỷ
X X , có 3 loại hình Tổng cơng ty tài chính hoạt động phổ biến là: tài trợ tiêu

dùng, tài trợ bán lẻ và tài trợ thương mại.
Từ thập niên 80 của thể kỳ X X đến nay, các Tổng cơng ty tài chính
khơng ngừng thực hiện đa dạng hóa với nhiều loại hình hoạt động kinh doanh
phong phú như: cho thuê tài sản, đầu tư tài chính, phát hành và kinh doanh
chứng khốn...đồng thời thực hiện sáp nhập, thơn tính lẫn nhau để tạo thành
các cơng ty tài chính có tầm cờ quốc gia nhằm mở rộng quy mô hoạt động,
nâng cao sức cạnh tranh và hiệu quả kinh doanh.
Cuộc cạnh tranh giữa các Tổng công ty tài chính với các tổ chức tài
chính trung gian khác ngày càng gay gắt. Các Tổng công ty tài chính đã tăng
được thị phần nhờ khơng ngừng tìm kiếm các phương thức mới về kinh
doanh, tín dụng và đầu tư mới để mở rộng hoạt động và ổn định tình hình
thanh khoản, đặc biệt là cung ứng các khoản cho vay kinh doanh và cho thuê
thiết bị, trong khi ngân hàng luôn phải đương đầu với những yêu cầu nghiêm
ngặt về vốn, chi phí bảo hiểm tiền gửi táng cao. Ngược lại, các Tổng cơng ty
tài chính cũng bị mất thị phần cho vay tiêu dùng vào tay ngân hàng do ngân
hàng có hệ thống xử lý cao cấp, các chương trình thẻ tín dụng hữu hiệu, mạng
ĐAI HỌC QUOC GiA HA NỘi
TRUNG TẨM THÔNG TIN ĨHỤ VIỆN

\J-L -C f£ S U

17 ----- — 1__ ___


lưới các văn phòng chi nhánh dày đặc cộng với hệ thống máy rút tiền tự động.
Do vậy, các Tổng cơng ty tài chính đang cổ gắng chun mơn hóa hoạt động
tài trợ cho vay tiêu dùng và thương mại ở quy mô rộng lớn hơn, hướng đến
người tiêu đùng cao cấp, đồng thời hạ chi phí hoạt động, mờ rộng lĩnh vực
hoạt động, cải tiến các phương thức cimg cấp dịch vụ để có thể tồn tại và
khơng ngừng phát triển trong nền kinh tế thị trường hội nhập.

Những năm gần đây, các Tổng cơng ty tài chính đã có nhiều thay đổi
đáng kể. Khuynh hướng chính là sáp nhập, hợp nhất hình thành các Tổng
cơng ty tài chính có quy mơ lớn hơn, đa dạng hóa hoạt động và dịch vụ cung
cấp từ những khoản cho vay nhỏ đối với người tiêu dùng đến những khoản
cho vay và cho thuê lớn đối với doanh nghiệp lớn, số lượng các Tổng cơng ty
tài chính quy mơ nhỏ xu hướng giảm nhưng số lượng các Tổng cơng ty tài
chính có quy mơ trung bình trở lên vẫn tiếp tục tăng. Hoạt động tín dụng
chiếm tỷ trọng lớn nhất trong tổng doanh thu của các Tổng cơng ty tài chính.
1.2.2.2. Sự cần thiết của Tổng cơng ty tài chính trong tập đoàn kinh doanh
* TĐKD, điều kiện thuận lợi cho việc hình thành cảc Tổng cơng ty tài chính
Việc hình thành TĐKD là kết quả tất yểu của q trình tích tụ và tập
trung sản xuất, vổn kinh doanh, trong đó nguồn vốn tự tích lũy đỏng vai trị
quyết định trong việc hình thành các tập đồn. Các tập đồn thường khởi đầu
bằng việc chun mơn hóa sản xuất một số sản phẩm nhất định. Trong q
trình phát triển, quy mơ và cơ cấu kinh doanh của các Tập đoàn được mở
rộng, đa dạng hóa ngành nghề kinh doanh, lĩnh vực hoạt động.
Khi hoạt động sản xuất kinh doanh đạt đến trình độ phát triển cao, các
TĐKD thường lập các Tổng cơng ty Tài chính ừong tập đồn, ban đầu để
cung cấp các dịch vụ tài chính trợ giúp các hoạt động kinh doanh chính của
Tập đồn như tài trợ bán hàng, huy động vốn tập trung, quản lý vốn đầu tư ủy
thác, điều hịa vốn nhàn rỗi...Sau đó các Tổng cơng ty Tài chính mờ rộng đối

18


tượng phục vụ ra bên ngoài tập đoàn và đa dạng hóa các loại dịch vụ tài chính
cung cấp.
Ngày nay, Tổng cơng ty Tài chính trong TĐKD thường đóng vai trị là
trung tâm tài chính của tập đồn để điều hịa vốn giữa các cơng ty thành viên
trong tập đồn, là đầu mối để huy động vốn từ các tổ chức tín dụng trong và

ngồi nước, tư vấn và làm đại lý phát hành chứng khốn cho tập đồn và các
công ty thành viên, tư vấn và thực hiện đầu tư vốn tạm thời nhàn rỗi trong tập
đoàn vào các lĩnh vực hứa hẹn có hiệu quả cao. Ở một sổ TĐKD, công ty mẹ
thực hiện chức năng kép: vừa là công ty hoạt động sản xuất kinh doanh vừa là
cơng ty Tài chính.
* Sự tác động trở lại của Tổng cơng ty Tài chính đối với Tập đồn kinh
doanh
Thứ nhất, Tổng công ty Tài chinh ừong TĐKD giúp Tập đồn mở rộng
lĩnh vực hoạt động, đa dạng hóa ngành nghề kinh doanh, giảm thiểu rủi ro và
tìm kiếm những nguồn lợi nhuận mới từ những ngành nghề có khả năng sinh
lợi cao.
Thứ hai, Tổng cơng ty Tài chính trong TĐKD giúp Tập đồn tìm kiếm,
khơi thơng các nguồn vốn ừong Tập đồn, huy động các nguồn vốn bên ngồi
thơng qua việc xác định các phương thức huy động vốn, sổ lượng vốn cần huy
động, đối tượng huy đống vốn, thời gian huy động, các điều kiện vay,
trả.. .nhằm đáp ứng đầy đủ, kịp thời nhu cầu về vốn của Tập đồn với chi phí
thấp nhất.
Thứ ba, Tổng cơng ty Tài chính giúp Tập đồn khai thác triệt để sức
mạnh trên thị trường tài chính - tiền tệ thơng qua quản lý tập trung thống nhất
các nguồn tài chính, điều hòa tập trung vốn tạm thời nhàn rỗi, đảm bảo điều
hành vốn linh hoạt, phát huy tối đa năng lực nội sinh thông qua việc thực hiện

19


×