Tải bản đầy đủ (.doc) (7 trang)

Skkn: Kĩ năng đọc lớp 1, tg: Ngô Thị Huê

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (124.7 KB, 7 trang )

Đề tài : BIỆN PHÁP RÈN KỸ NĂNG ĐỌC
CHO HỌC SINH LỚP 1
PHẦN I
ĐẶT VẤN ĐỀ
1. Cơ sở lí luận :
Trong giáo dục, giáo dục Tiểu học có vị trí quan trọng hàng đầu vì đây là bậc
học đặt nền tảng vững chắc về mọi mặt cho học sinh tiếp tục học lên các lớp học
trên.
Hiện nay, hoạt động học tập trong nhà trường Tiểu học được coi là một hoạt
động chủ đạo, thông qua đó hình thành các phẩm chất cơ bản của nhân cách học
sinh. Mục tiêu cơ bản của nội dung giáo dục Tiểu học là phải trang bị cho các em
những kiến thức cơ bản ban đầu về xã hội và tự nhiên (đặc biệt là các kiến thức
về Tiếng Việt) để từ đó hình thành năng lực nhận thức khoa học, ý thức và thói
quen vận dụng những điều kiện để học và thực hành, hình thành và phát triển tư
duy độc lập, linh hoạt …
- Môn TiếngViệt ở trường phổ thông có nhiệm vụ hình thành năng lực hoạt động
ngôn ngữ cho học sinh. Năng lực đó được thể hiện trong bốn dạng hoạt động,
tương ứng với chúng là bốn kĩ năng nghe, nói , đọc, viết .
Dạy đọc gồm hai phần : chữ viết và phát âm. Trên thực tế nhiều khi chúng ta đã
không hiểu khái niệm "đọc" một cách đầy đủ . Có lúc ta chỉ nói đến đọc như nói
đến việc sử dụng bộ chữ ghi âm, còn việc chuyển từ âm sang nghĩa đã không được
chú ý đúng mức .
Đọc là một kĩ năng quan trọng hàng đầu của con người . Nếu không biết đọc thì
con người không thể tiếp thu nền văn minh của loài người.Vậy nhờ biết đọc con
người đã nhập khả năng tiếp nhận lên nhiều lần và có khả năng chế ngự một
phương tiện văn hóa cơ bản giúp con người giao tiếp với thế giới bên trong của
người khác, thông hiểu tư tưởng, tình cảm của người khác, ... Vì vậy dạy đọc có ý
nghĩa to lớn ở bậc Tiểu học nói chung đặc biệt là học sinh lớp Một. Đọc trở thành
một yêu cầu cơ bản đầu tiên đối với học sinh lớp Một. Điềøu đầu tiên là trẻ phải
học đọc, sau đó trẻ phải đọc để học, chính từ đó giúp trẻ chiếm lĩnh được ngôn
ngữ để dùng trong giao tiếp và học tập . Nó không những là công cụ để học tập


các môn học khác mà còn tạo hứng thú , động cơ để học sinh có khả năng tự
học : Học nữa, học mãi , học cả đời. Bởi vậy dạy đọc ở lớp Một không phải chỉ
dạy cho các em đọc được các chữ cái , tiếng, từ, câu văn hay một văn bản ngắn,
mà dạy cho các em đọc đúng, đọc trôi chảy, đọc hiểu được nôi dung văn bản, bài
thơ, ca dao, hoặc một tác phẩm nghệ thuật nào đo,ù …Những năng lực này không
phải tự nhiên mà có mà giáo viên là người tổ chức hướng dẫn, rèn luyện suốt một
quá trình dạy-học môn Tiếng Việt . Vậy đọc là gì ?
Trang 07


-Đọc là một hoạt động thông tin, hoạt động chỉ xảy ra khi người ta nắm được chữ
viết, đọc là nhìn bằng mắt và cơ quan thị giác để chuyển các kí hiệu chữ viết trong
văn bản thành dòng âm thanh ngôn ngữ .Đọc thành tiếng là quá trình chuyển hình
thức chữ viết thành các đơn nghĩa có âm thanh .
Học vần,Tập đọc với tư cách là một phân môn Tiếng Việt đây là một phân môn
thực hành (rèn đọc).Nhiệm vụ của nó là hình thành năng lực đọc cho học sinh. Đối
với học sinh lớp Một đọc được thể hiện ở 2 giai đoạn .
+Phần HọcVần dạy đọc ở mức sơ bộ nhằm giúp học sinh sử dụng bộ chữ cáiâm,việc thông hiểu văn bản ở mức thấp .
+ Phần Tập đọc tiếp tục những thành tựu dạy học Học vần đạt được nâng lên mức
đầøy đủ hoàn chỉnh hơn .
Yêu cầu của kĩ năng đọc là :
1.1. Đọc thành tiếng
- Phát âm đúng
- Ngắt nghỉ hơi đúng ở các dấu câu
- Cường độ đọc vừa phải ( không to quá, hay nhỏ quá )
- Đọc tốc độ vừa phải ( không ngừng quá 5 giây sau mỗi tiếng, từ ) khoảng
15 tiếng / 1 phút ; 25 tiếng /1 phút ; 30 tiếng / 1 phút.
1.2. Đọc thầm vừa hiểu nội dung
- Biết đọc thầm có cử động mấp máy môi .
- Hiểu được nghĩa các từ ngữ đơn giản trong văn cảnh .

- Có khả năng trả lời nói đúng các câu hỏi liên quan đến nội dung đoạn,
bài học, phát biểu ý kiến của bản thân về mọi vấn đề trong bài đọc .
2. Cơ sở thực tiễn .
Qua thực tế nhiều năm công tác giảng dạy lớp Một và tình hình thực tế của lớp
hiện nay tôi nhận thấy đa số học sinh về yêu cầu đọc còn rất nhiều hạn chế, gặp
không ít khó khăn trong quá trình rèn đọc.Do đặc thù phát âm của địa phương nên
khi dạy Học vần,Tập đọc thì các em phát âm đọc sai phổ biến các lỗi như các
tiếng có phụ âm đầu x/ s , r / d , gi , v / d , ch / tr , p / ph ; vần oi - ôi , uôi - ươi ,
ưu – ươu, …Thanh hỏi / thanh ngã, phần đọc câu chưa ngắt, nghỉ hơi phù hợp,…
Từ đó nó ảnh hưởng rất lớn đến môn Tiếng Việt vì đọc sai thì viết chữ cũng sai,
những em đọc được thì khi được gọi đọc các em đọc nhanh để dược khen chứ
không chú ý đến việc đọc diễn cảm.
Ngoài các nguyên nhân từ phía học sinh, tôi nhận thấy trong các tiết học Học vần
cũng như tập đọc, nhiều giáo viên chỉ sợ dạy không kịp thời gian nên thường ít
chú trọng việc kèm học sinh học yếu, còn bỏ qua việc rèn kĩ năng năng đọc diễn
cảm học sinh nên rất nhiều học sinh tuy có đọc trôi chảy nhưng lại quá khô khan.
Qua dự giờ của đồng nghiệp,tôi thường thấy giáo viên mắc phải một số lỗi khá
phổ biến cụ thể là:
- Chưa chú ý đến việc đọc bài của học sinh khi các em đứng dậy đọc bài.
- Còn nhận xét chung chưa sữa chửa kịp thời lỗi phát âm tiếng, từ ngữ, cách
ngắt
Trang 07


nghỉ hơi các dấu câu.
Xuất phát từ ý nghĩa và thực tế nêu trên . Thiết nghĩ cần phải dạy đọc cho học
sinh lớp Một như thế nào ? Có những biện pháp gì để rèn đọc cho học sinh hiệu
quả và tiến hành thực hiện ra sao? Khi tiến hành có những rào cản nào ? Hướng
khắc phục như thế nào để đạt hiệu quả cao ? … Có rất nhiều câu hỏi tự đặt ra cho
mình . Để tìm được đáp án cho mình trong quá trình giảng dạy tôi đã tìm đọc các

tài liệu , học hỏi trao đổi đồng nghiệp chắt lọc những ý kiến hay vận dụng sáng tạo
tìm ra biện pháp khả quan nhất áp dụng thực hiện nhằm nâng chất lượng giảng dạy
môn Tiếng Việt . Với nhiều năm giảng dạy lớp Một tôi đúc kết ra rút được một số
biện pháp rất khả thi trong thời gian qua đã thực hiện đạt kết quả khá khả quan về
biện pháp rèn kĩ năng đọc cho học sinh lớp Một.
PHẦN II
GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
* Một số kinh nghiệm rèn kỹ năng đọc cho học sinh lớp 1.
Để thực hiện đạt được mục tiêu nhiệm vụ, chỉ tiêu phấn đấu trong công tác
giảng dạy của mình. Ngay từ đầu năm học tôi tự lập kế hoạch dạy-học cụ thể từng
môn học, từng thời điểm đồng thời đề ra biện pháp thực hiện dạy học hiệu quả
nhằm nâng chất lượng giảng dạy đối với học sinh của lớp .
Trong môn Tiếng Việt tập trung rèn cho học sinh cả bốn kĩ năng (nghe, nói, đọc, ,
viết ), được chú trọng hơn rèn dạy đọc,viết .
Về thực tế của lớp đầu năm học sinh vào học trình độ của các em không đồng đều
bởi có em đã có biết đọc ít nhiều, có em đã nhâïn diện được một số chữ, có em
chưa nhận
biết được chữ nào,… Về tính cách có em bạo dạn, có em nhút nhát, … Do đó để
thực hiện rèn dạy đọc cho học sinh của lớp đạt hiệu quả thì tôi tiến hành các bước
sau .
1. Tìm hiểu, phát hiện ,phân loại học sinh .
Qua việc theo dõi, kiểm tra đầu năm tôi đã phân loại học sinh như bảng phân loại
sau
Lớp

Tổng
số
HS

1A


32

Nữ

12

HS biết đọc chữ HS nhận diện HS chưa nhận
cái
một số chữ cái
biết được chữ
cái
SL
%
SL
%
SL
%
5
15,6
10
31,3
17
53.1

Đây là một bước hết sức quan trọng trong việc dạy rèn đọc cho học sinh .Bởi tìm
hiểu phát hiện đúng khả năng của từng đối tượng học sinh để phân loại chính xác,
từ đó đưa ra cách dạy phù hợp vời từng nhóm đối tượng học sinh và khuyến khích
tinh thần học tập của các em. Như vậy đòi hỏi người giáo viên trong những tiết
Trang 07



học đầu năm phải tuyệt đối tập trung bám sát các đối tượng học sinh để hình thành
bảng phân loại, cuối cùng là kiểm tra khảo sát độ chính xác của bảng phân loại
qua bài kiểm tra miệng với dung lượng bài đọc vừa phải như bảng chữ cái, một số
tiếng đơn giản .
2. Các biện pháp dạy đọc và rèn đọc cho các đối tượng học sinh .
- Muốn rèn đọc tốt thì việc gây hứng thú trong tiết học là khâu rất quan trọng.
-Trong tiết dạy Học vần cần phải thay đổi linh hoạt kiểu loại hoạt động trí tuệ
hoặc xen kẽ thời gian giải lao giữa tiết cho học sinh chơi trò chơi đọc thơ, sử dụng
hộp chữ rồi thi xếp vần,tiếng, …
- Bài dạy phải thực hiện triệt để " Từ trực quan sinh động đến tư duy trừu tượng "
nhằm phát huy tính tích cực của học sinh đồng thời khéo léo vận dụng tranh ảnh
SGK để giúp các em có được vốn hiểu biết ban đầu về quê hương, đất nước, con
người, … Khi dạy Học vần phần hướng dẫn, đọc mẫu rất quan trọng vì để các em
phát âm đúng, cho các em nghe giọng đọc, nhìn khuôn miệng của giáo viên phát
âm và đánh vần . Nhất là đối với học sinh còn nhận diện chữ còn chậm, đọc kém ,
phải kích thích cho các em đọc không gò bó , áp đặt mà giáo viên cần kiên trì uốn
nắn điều chỉnh trong thời gian dài, trong tiết học luôn tạo cơ hội cho các em đựợc
đọc nhiều lần ở các âm,vần, tiếng dễ đọc cũng như lúc rèn viết giáo viên luôn
quan tâm nhiều hơn, luôn dùng lời khen để động viên, thúc đẩy tinh thần học tập
của các em ngoài ra còn hướng dẫn cách học tập ở nhà và có kiểm tra thường
xuyên, tuyên dương kịp thời những học sinh có tiến bộ, khuyến khích học sinh
chưa biết đọc, đọc kém rèn đọc nhiều hơn và hướng dẫn học sinh khá, giỏi kèm
giúp bạn học yếu trong tiết học(học nhóm đôi), ngoài ra giáo viên có kế hoạch phụ
đạo đối với các đối tượng học sinh học yếu .Vậy đối với học sinh đã nhận diện
đựợc một số chữ cái thì phải dạy như thế nào ? Có thể nói đây là họcï sinh trung
bình. Trong quá trình dạy đọc giáo viên cũng khuyến khích các em được tham gia
đọc nhưng các tiếng, từ ứng dụng , câu văn ngắn và kịp thời uốn nắn lỗi phát âm
đúng các tiếng mà các em hay đọc sai

Ví dụ : Khi học sinh đọc từ ngữ như :cá gô, phẻ phắn,bứu cổ,...Giáo viên tập cho
học sinh phát âm đọc lại là : cá rô, khoẻ khoắn, bướu cổ,...Kèm giúp các em không
đọc theo cách phát âm địa phương lệch chuẩn. Giáo viên cần giúp các em đọc
chính xác âm vị Tiếng Việt .
- Đối với học sinh đã biết đọc nhiều hơn giáo viên cũng cần lưu ý vì các em được
coi là học sinh khá,giỏi để phát huy năng lực đọc ở các em rèn cho các em đọc
trơn , đọc đúng , đọc nhanh tập cho các em đọc ngắt nghỉ hơi phù hợp ở các câu
văn ,giúp các em đọc hiểu các từ ngữ ứng dụng tức là các em đọc và giải thích
nghĩa của từ vừa đọc , hay ý nghĩa câu, đọc phân vai,..
Ví dụ : Khi dạy bài học vần Bài 18 :x-ch ( sách Tiếng Việt 1 - tập 2 ) giáo viên
đọc mẫu thật chuẩn xác và hướng dẫn học sinh phát âm x lưỡi đè xuống vòm
dưới , hợi cọ sát phát ra có tiếng thanh ),tương tự hướng dẫn học sinh phát âm ch

Trang 07


từ đó cho học sinh quan sát đọc theo,khâu này là rất quan trọng trong việc dạy đọc
đúng cho học sinh lớp .
Ví dụ : Bài 42 : ưu - ươu ngoài việc dạy phát âm đọc đúng,còn dạy học sinh biết
cách đọc ngắt nghỉ hơi đúng ở các dấu câu trong câu ứng dụng.
Buổi trưa /Cừu chạy theo mẹ ra bờ suối //Nó thấy bầy hươu nai đã ở đấy
rồi//
Đối với dạy Tập đọc là giai đoạn tổng hợp bước chuyển tiếp từ dạy học vần sang
dạy Tập đọc. Để giờ Tập đọc sôi nổi, hiệu quả phải vận dụng linh hoạt cả phương
pháp dạy Học vần và cả phương pháp dạy Tập đọc.Yêu cầu của giờ Tập đọc là
củng cố hệ thống âm vần đã học,( nhất là các vần khó) đọc đúng,liền tiếng trong
từ, câu, đoạn , bài ,và biết ngắt, nghỉ hơi ở các dấu câu, biết lên giọng, hạ
giọng,ngắt nhịp các thơ các bài thơ.Ví dụ : Bài : Cái Bống .Khi hướng dẫn học
sinh đọc cách ngắt, nghỉ hơi như sau :
Cái Bống/ là cái bống bang //

Khéo sảy/khéo sàng/ cho mẹ nấu cơm //
Và bước giới thiệu bài cần gây hứng thú, tạo nhu cầu đọc cho học sinh, kế tiếp là
hướng dẫn đọc tiếng khó tư øngữ khó,câu, đoạn, cả bài .
3. Để rèn đọc tốt cho học sinh giáo viên còn phải biết tổ chức quá trình đọc
thành tiếng , đọc thầm cho học sinh .
3.1/ Chuẩn bị cho việc đọc .
Hướng dẫn cho học sinh chuẩn bị tâm thế đọc. Khi ngồi đọc học sinh phải ngồi
ngay ngắn, khoảng cách từ mắt đến sách 30 - 35 cm, cổvà đầu thẳng, phải hít sâu
và thở ra chậm để lấy hơi , khi được gọi đọc , học sinh phải bình tĩnh, tự tin, đứng
dậy không hấp tấp, đọc ngay mà cần có thời gian tạo tâm thế. Đọc cùng với phát
biểu trong lớp là hai hình thức giao tiếp trước đông người là học sinh lớp Một nên
giáo viên đặc biệt chú ý khâu chuẩn bị để trẻ đi vào trong giao tiếp .
3.2/ Dạy luyện đọc to :
Để giao tiếp bằng lời có hiệu quả đồng thời để tôn trọng người nghe, người đó
phải làm chủ âm lượng giọng nói của mình sao cho tất cả mọi người cùng nghe rõ.
Vì thế giáo viên hướng dẫn rèn cho học sinh khi đọc cần đọc với giọng đủ lớn cho
mọi người nghe rõ , còn đối với học sinh đọc nhỏ " lí nhí " giáo viên tập cho các
em đọc to khi bạn ngồi xa nhất trong lớp nghe mới thôi .
3.3/ Dạy luyện đọc đúng :
-Phải rèn cho học sinh thể hiện chính xác các âm vị Tiếng Việt bao gồm cả đúng
tiết tấu , ngắt hơi , nghỉ hơi , ngữ điệu câu .
3.4/ Dạy luyện đọc nhanh :
Rèn cho học sinh đọc lưu loát , trôi chảy , giáo viên hướng dẫn học sinh làm chủ
tôác độ đọc bằng cách đọc mẫu để học sinh đọc theo tôác độ đã định .Giáo viên
điều chỉnh tốc độ đọc nhanh bằng cách giữ nhịp đọc thường xuyên trong mỗi bài
dạy đọc .
3.5 /Dạy đọc thầm :
Kĩ năng đọc thầm ở lớp Một giáo viên chỉ hướng các em dẫn làm quen dần cách
Đọc ; đọc chuyển dần từ ngoài vào trong , từ đọc to- đọc nhỏ- đọc mấp máy môi
Trang 07



( không thành tiếng )
4. Các hình thức rèn đọc :
- Đối với lớp Một kĩ năng đọc,viết luôn thực hiện cùng nhau trong quá trình dạy
môn TiếngViệt đối với phần Học vần.Vì thế mỗi bài học tôi thường dành thời gian
vào luyện đọc, viết nhiều hơn, phần Tập đọc dành thời gian cho luyện đọc là chủ
yếu . Ngoài ra 100% học sinh đều có bộ chữ cái rời để các em thực hành, giúp các
em nhận diện chữ cái nhanh hơn. Đầu năm học họp phụ huynh học sinh tôi hướng
dẫn cho phụ huynh cách hướng dẫn rèn đọc,viết cho học sinh ở nhà, Bên cạnh đó
sau mỗi bài học trên lớp thì yêu cầu và hướng dẫn học sinh về nhà luyện đọc thuộc
ghép vần rồi tự viết ra vở nhật kí bài học đối với học sinh khá giỏi, còn học sinh
trung bình khuyến khích, động viên các em đọc nhìn sách chép ra vở. Bởi sau khi
các em đọc viết lại các chữ các em vừa đọc thì sẽ khắc sâu kiến thức hơn từ đó các
em ít xảy ra tình trạng đọc vẹt ( tức đọc mà không nhận diện đựợc mặt chữ cái) .
Để đạt kết quả thì tôi kết hợp các bước hai, ba và bốn lồng ghép vào nhau thực
hiện xuyên suốt hàng ngày ở trên lớp đối với môn Tiếng Việt,bên cạnh đó rèn cho
các em học đọc ở các môn học khác qua các kênh chữ ở SGK .
PHẦN III
KẾT THÚC VẤN ĐỀ
1.Kết quả đạt được :
Với những biện pháp trên tôi thực thi ở lớp trong năm học 2010 -2011 chất lượng
học sinh tăng lên rõ rệt được thể hiện cụ thể ở môn Tiếng Việt qua kiểm tra chất
lượng giữa học học kì II môn Tiếng Việt học sinh đạt kết quả như sau :
Tổng
số HS
32

Giỏi
SL

7

%
21.9

Khá
SL
13

%
40.6

TB
SL
11

%
34.4

Yếu
SL
1

%
3.1

2. Bài học kinh nghiệm :
Vậy trong môn Tiếng Việt ở lớp 1 kĩ năng đọc,viết là mục đích cuối cùng của
chúng ta muốn có ở học sinh sau mỗi giờ học. Bởi chúng ta đều nhận thức sâu sắc
rằng , môn Tiếng Việt ở Tiểu học rèn luyện cho học sinh cả 4 kĩ năng, nghe, nói,

đọc,viết song mục tiêu của việc dạy và họcTiếng Việt ở lớp 1 là đem lại cho các
em kĩ năng đọc đúng, viết đúng, nói thành câu. Quá trình đọc và viết đều thông
qua chữ viết của TiếngViệt là chữ ghi âm (về cơ bản đọc thế nào viết thế ấy).
Muốn nắm được kĩ năng đọc, viết các em phải đồng thời nắm được cả hai . Vì vậy
về nguyên tắc không thể nói ở lớp 1 dạy âm hay dạy chữ mà kết hợp dạy chữ và
dạy âm . Ngoài ra thông qua việc dạy chữ , dạy âm còn phát triển vốn từ ở các em
Trang 07


tạo cho các em sự ham thích thơ văn đaây là điều kiện, nền tảng để các em học tốt
hơn môn Tiếng Việt ở lớp trên .
- Dạyđọc đòi hỏi giáo viên phải có chất giọng đọc hay, phát âm chuẩn .
- Giáo viên cần có khả năng áp dụng mục tiêu, nội dung bài học mới có thể lựa
chọn phương pháp dạy học chủ động tiến hành từng bước lên lớp nhất là đối với
Học vần cần phải kết hợp đồ dùng trực quan kheó léo linh hoạt để gây sự chú ý
cho học sinh tham gia vào trong giờ học, tổ chức các hình thức đọc nhóm , đọc nối
tiếp, thi đọc hay.
- Giáo viên phải biết quan sát cách đọc của học sinh . Biết tái hiện lại lời đọc của
học sinh trong tư thế đối chiếu với lời đọc mẫu, và chú ý khắc phục sửa lỗi phát
âm cho học sinh.
-Giáo viên cần giúp đỡ các em hiểu các đoạn văn , câu ca dao , khổ thơ , bài thơ
khơi gợi cảm xúc, ý tưởng độc đáo cho các em để tìm ra cách đọc, tránh các qui
định máy móc cần tạo tâm thế vui , thoải mái trong giờ Học vần cũng như Tập
đọc .
- Trong giờ học đọc giáo viên phải gọi đủ đối tượng học sinh tham gia luyện đọc
đồng thời dùng lời khen động viên, khuyến khích kịp thời và phải có sự kiên trì
đối với học sinh chậm tiến dẫn dắt các em đánh vần để đọc .
-Trên đây là những kinh nghiệm giảng dạy về rèn kĩ năng đọc cho học sinh lớp
Một của tôi đã và đang áp dụng thành chuyên đề trong toàn khối và đã thu được
kết quả tốt.

Rất mong nhận được ý kiến đóng góp của quý bạn đồng nghiệp . Ban giám hiệu
nhà trường và của hội đồng khoa học.
Tôi xin chân thành cảm ơn
Phong Lạc , ngày 30 tháng 03 năm
2011
Người thực hiện

Ngô Thị Huê.

Trang 07



×