Tải bản đầy đủ (.doc) (5 trang)

Skkn: Dạy MT thông qua trò chơi, tg: Nguyễn Thị Hiên

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (120.62 KB, 5 trang )

MỤC LỤC
A. ĐẶT VẤN ĐỀ
I. Lý do chọn đề tài
II. Mục đích chọn đề tài
III. Giới hạn, phạm vi đề tài
B. NỘI DUNG
I. Thực trạng tình hình
II. Một số biện pháp thực hiện
III. Kết quả đạt được
IV. Những kinh nghiệm rút ra
C. KẾT LUẬN:
I. Kết luận rút ra
II. Kiến nghị, đề nghị

Trang 1-2
Trang 1
Trang 1,2
Trang 2
Trang 2-7
Trang 2
Trang 3-5
Trang 5-7
Trang 7
Trang 7-8
Trang 7
Trang 8

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
TRÒ CHƠI TRONG TIẾT DẠY MĨ THUẬT
MỘT CÁCH DẠY – CÁCH HỌC CÓ HIỆU QUẢ
TÁC GIẢ: NGUYỄN THỊ HIÊN


I/ NÊU VẤN ĐỀ:
1/ Thực trạng:
hơi! Ai cũng thích. Trò chơi có sức cuốn hút đối với mọi người bất kì
mọi lứa tuổi. Trong cuộc sống không thể thiếu các tổ chức vui chơi, các
hoạt động vui chơi, cuộc sống càng phát triển, cuộc sống càng được cải

C


thiện thì nhu cầu vui chơi ngày càng lớn. Không chỉ thời hiện đại mà ngay từ xa
xưa, vui chơi đã xâm nhập vào cả các hoạt động mang tính chất thiên liêng như
lễ hội, tết...
Đối với học sinh tiểu học, vui chơi cũng là một nhu cầu không thể thiếu,
khi chơi trẻ tưởng tượng, suy ngẩm thử nghiệm, lập luận để đạt kết quả mà
không nghĩ mình đang học. Trong những tiết Thường thức mĩ thuật đa số học
sinh không thích “nghe” giáo viên nói nhiều mà các em thích hoạt động, đối với
những bài Vẽ theo mẫu, Vẽ trang trí, Vẽ tranh. Học sinh chỉ quen vẽ theo cảm
giác, kiến thức cũ học xong các em quên nên nhiều sản phẩm chỉ mang tính ước
lượng khiến hình ảnh xô lệch méo mó về hình, lõng lẽo thiếu hụt về bố cục. Để
khắc phục tình trạng này là giáo viên Mĩ thuật tôi đã đúc kết kinh nghiệm tìm ra
cách “Học mà chơi, chơi mà học” có hiệu quả giúp học sinh ghi nhớ bài học mà
trên thực tế học sinh không nghĩ mình đang học.
Đó chính là lí do tôi chọn sáng kiến “Trò chơi trong tiết dạy Mĩ thuật một
cách dạy, cách học có hiệu quả”.
2.Thuận lợi khó khăn:
a.Thuận lợi:
-Về phía nhà trường: Điều kiện cơ sở vật chất đảm bảo cho việc dạy, học
của giáo viên và học sinh.
-Giáo viên được đào tạo chính quy, tâm huyết với nghề nghiệp, có ý thức
rèn luyện nâng cao chuyên môn nghiệp vụ.

-Học sinh yêu thích hứng thú với môn học.
b.Khó khăn:
-Tâm lí coi môn Mĩ thuật là môn phụ nên chưa đi vào chiều sâu.
-Gia đình học sinh có nhiều hộ nghèo nên việc mua sắm đồ dùng học tập
cho con em còn thiếu nhiều.
-Một số em chưa hứng thú với môn học do tác động với môi trường bên
ngoài.
II.GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ:
1.Giải pháp:
Đưa trò chơi vào lớp học tức là biến việc học trên lớp thành một cuộc chơi
và thông qua việc tổ chức vui chơi mà học sinh tiếp nhận kiến thức một cách dễ
dàng hơn hào hứng hơn, giúp cho việc rèn luyện kĩ năng đạt hiệu quả cao hơn.
Hình thức trên đáp ứng được yêu cầu mà Bộ giáo dục đã đưa ra “Phát huy tính
tích cực, chủ động trong hoạt động học tập của học sinh của mỗi tiết học, phát
huy sự tương tác giữa học sinh với học sinh, giữa học sinh với giáo viên tạo hiệu
quả cho mỗi tiết dạy”.
Một trò chơi nhỏ nếu đặt đúng vị trí sẽ có hiệu quả to lớn, nhưng mỗi tiết
học bao giờ cũng có một yêu cầu cần đạt được chương trình quy định rất chặt
chẽ về kiến thức cơ bản cũng như về kĩ năng thực hành. Trò chơi đưa vào nhất
định phải gắn với một bộ phận, nội dung của bài học, là thành phần cáu tạo nên
tiết học, góp phần vào vịệc hình thành kiến thức cơ bản hoặc rèn luyện kỷ năng
cơ bản của tiết học .


Vậy trò chơi được sử dụng vào lúc nào?
Trò chơi có thể được sử dụng các hoạt động dạy nào, tuỳ thuộc vào cách tổ
chức giờ dạy của người đứng lớp, nếu trò chơi đó có liên quan đến nội dung bài
học.
Tổ chức giờ học như thế nào?
Cho học sinh vui chơi trong giờ học là để cho các em học tập cho nên

không chỉ chơi cho vui. Sau cái vui phải là bài học, phải nhận thức cho được bài
học thể hiện trong trò chơi. Vì vây, tổ chức đưa trò chơi vào lớp học nhất định
phải thực hiện theo 2 bước:
 Bước 1: Tổ chức trò chơi để làm quen với kiến thức. Thành thạo kỉ năng
 Bước 2: Rút ra bài học để các em nhận thức bài học từ trò chơi
Ví dụ: Phân môn Vẽ theo mẫu.
+/ Để học sinh nhớ lại cách vẽ theo mẫu, giáo viên chuẩn bị sẵn tranh vẽ
các bước thực hành được sắp xếp lộn xộn, yêu cầu các nhóm sắp xếp đúng các
bước
+/ Để học sinh lựa chọn bố cục vẽ phù hợp, giáo viên chuẩn bị sẵn vật mẫu,
yêu cầu các nhóm thi sắp xếp bố cục hợp lý.
Sau khi thực hiện xong trò chơi giáo viên yêu cầu lớp quan sát từng nhóm
nhận xét tìm ra ưu điểm và hạn chế của nhóm bạn, giáo viên bổ sung kết luận.
Vì tiến hành trong một không gian chật hẹp, trong thời gian ngắn ngủi, với
số lượng người tham gia chơi đông, nên hình thức vui chơi có phần hạn chế ,
phải tiến hành theo các bước sau:
+/ Giáo viên nêu yêu cầu trò chơi.
Thời gian: 5 phút
1/ Nhóm cử đại diện lên thực hiện thao tác ( sắp xếp mẫu, lựa chọn hình ảnh
phù hợp,…)
Ví dụ:
Trò chơi: Sắp xếp hoạ tiết trang trí
Các nhóm thảo luận cử 2 đại diện lên thực hiện sắp xếp cách vẽ bài trang trí
đường tròn
2 học sinh tham gia: 1 em lựa chọn hoạ tiết phù hợp
1 em sắp xếp vào hình
Hết thời gian quy định nhóm nào sắp xếp phù hợp sẽ thắng
2/ Giáo viên nêu yêu cầu bài, yêu cầu các nhóm thảo luận sau đó đại diện
từng nhóm trả lời.
Ví dụ:

Trò chơi nhớ lâu
Trong chương trình Mĩ thuật lớp 5, sách giáo khoa em hãy chọn một hoạ sĩ
tiêu biểu, nêu vài nét chính về cuộc đời sự nghiệp của ông?
Đại diện từng nhóm trả lời, nếu sai hoặc thiếu sót nhóm khác được bổ sung
Nếu sử dụng trò chơi theo một cách thức nhất định sẽ khiến học sinh mau
chán, kém hứng thú, vì vậy có thể sắp xếp thêm các chướng ngại vật trên đường
từ vị trí xuất phát lên bảng. Khi học sinh do gấp rút hoàn thành yêu cầu trò chơi


có thể chạm vào các chướng ngại vật là đã phạm luật. Chướng ngại vật còn giúp
học sinh suy nghĩ, khéo léo hơn khi di chuyển.
2/ Kết quả:
Sau thời gian áp dụng “Trò chơi trong tiết dạy Mĩ thuật một cách dạy, cách
học có hiệu quả”.Kết quả mà sáng kiến mang lại khá khả quan, cụ thể là:
 Năm học 2006 – 2007:
Lớp

TSHS

A+

Tỉ lệ %

A

Tỉ lệ %

2
3
4

5
Tổng
cộng

66
56
44
58

5
5
4
7

7,5%
8,9%
9,0%
12,1%

61
51
40
51

92,4%
72,2%
90%
87,9%

244


21

Chưa hoàn
thành
/
/
/
/

203

 Năm học 2007– 2008:
Lớp

TSHS

A+

Tỉ lệ %

A

Tỉ lệ %

2
3
4
5
Tổng

cộng

51
60
46
38

7
6
5
3

13,7%
10%
8,9%
7,8%

44
54
41
35

86,2%
90%
10,8%
92,1%

195

21


Chưa hoàn
thành
/
/
/
/

174

Ngoài kết quả cụ thể mà các con số mang lại,vui chơi còn có ý nghĩa:
+/ Vui chơi giúp trẻ phát triển mọi lĩnh vực.
+/ Vui chơi giúp trẻ nhớ lâu hơn.
+/ Vui chơi giúp trẻ mạnh dạn giao tiếp.
+/ Vui chơi giúp trẻ phát triển tính tự giác tự phát
+/ Vui chơi giúp trẻ nâng cao kiến thức về thế giới xung quanh.
III/ KẾT LUẬN:
Trước đây vai trò của giáo viên là truyền thụ kiến thức cho học sinh, nguồn
tin chủ yếu đến với học sinh từ giáo viên. Khi dạy học phát huy tính tích cực của
học sinh, người giáo viên không chỉ là người truyền thụ kiến thức, nguồn thông
tin mà còn là người hướng dẫn tổ chức, hướng dẫn quá trình học tập của học
sinh, điều đó đòi hỏi người giáo viên phải suy nghĩ, thiết kế những hoạt động
của học sinh dựa trên cơ sở lựa chọn và sử dụng các phương pháp, các hình thức
dạy học phù hợp.


Chọn hình thức chơi như thế nào là một phần lệ thuộc vào nội dung chơi,
nhưng quan trọng hơn là phù thuộc vào điều kiện cơ sở vật chất mỗi trường, khả
năng tổ chức trò chơi của giáo viên, năng lực sở thích của học sinh.
Đó là kết quả tất yếu của một quá trình làm việc nghiêm túc. Sáng kiến nhỏ

này còn nhiều thiếu sót trong mọi hoạt động nếu được sự đóng góp, nhận định
của các bạn đồng nghiệp, hội đồng khoa học để sáng kiến này hoàn thành, góp
phần nhân rộng ra các trường có điều kiện, khả năng giống ngôi trường chúng
tôi nhất định kết quả sẽ cao hơn
Tôi xin chân thành cám ơn!
Người viết

Nguyễn Thị
Hiên



×