Tải bản đầy đủ (.doc) (8 trang)

Skkn: XD Trường TT, tg: Nguyễn Văn Tây

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (139.02 KB, 8 trang )

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
Một vài kinh nghiệm trong việc “ Xây dựng trường học thân thiện học sinh
tích cựcơ” ở trường tiểu học Lý Tự Trọng
TÁC GIẢ: NGUYỄN VĂN TÂY
A. ĐẶT VẤN ĐỀ:
I. Lý do chọn đề tài:
“Xây dựng trường học thân thiện học sinh tích cực” là chủ trương, mục
tiêu lớn của Đảng và nhà nước trong sự nghiệp xây dựng và phát triển Giáo dục.
Thực hiện lời dạy của Bác Hồ “ Dù khó khăn đến đâu cũng phải tiếp tục thi đua
dạy tốt và học tốt”, trong từng giai đoạn, ngành giáo dục đã phát động nhiều
phong trào thi đua. Cùng với cuộc vận động “ Nói không với tiêu cực trong thi
cứ và bệnh thành tích trong giáo dục” từ năm 2006 và “ Mỗi thầy giáo, cô giáo
là một tấm gương đạo đức, tự học và sáng tạo” từ năm 2007; ngày 15 tháng 5
năm 2008 tại trường THCS Vạn Phúc, Hà Đông, Phó Thủ tướng chính phủ, Bộ
trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo GS. Nguyễn Thiện Nhân đã phát động phong
trào thi đua “ Xây dựng trường học thân thiện học sinh tích cực” trong các
trường phổ thông và trường mầm non giai đoạn 2008 – 2013. Mục tiêu của
phong trào thi đua là huy động sức mạnh tổng hợp của của các lực lượng để xây
dựng môi trường giáo dục an toàn, thân thiện, hiệu quả phù hợp với điêù kiện
của địa phương và đáp ứng nhu cầu xã hội; hình thành và phát huy tính chủ
động, tích cực, sáng tạo của học sinh trong học tập và hoạt động xã hội.
Đây là một phong trào thi đua lâu dài với 5 nội dung phong phú và thiết thực,
được thực hiện trên diện rộng, tới từng trường học, từng giáo viên, học sinh và
cộng đồng cùng chung tay góp sức.
Để thực hiện được các nội dung trên, đặc biệt là việc “xây dựng trường học
thân thiện học sinh tích cực” được tốt thì công tác xã hội hoá giáo dục phải
được đặt lên hàng đầu.
Trước hết, cần hiểu rõ “xây dựng trường học thân thiện học sinh tích cực”
là một phong trào lớn mang tính bảo vệ và phát triển Giáo dục một cách toàn



diện là cuộc vận động và tổ chức có sự tham gia rộng rãi của nhân dân, của toàn
xã hội vào sự phát triển sự nghiệp giáo dục. Một trong những vấn đề cơ bản của
xây dựng trường học thân thiện học sinh tích cực là: Tạo cơ hội, môi trường học
tập cho mọi học sinh thêm yêu trường, yêu lớp tự tin trong học tập.
Với những lý do như nêu trên và nhằm góp phần trong việc bảo vệ, chăm
sóc, giáo dục trẻ em nói chung và học sinh tại Trường Tiểu học Lý Tự Trọng nói
riêng nên tôi đã quyết định chọn đề tài: “Một vài kinh nghiệm trong việc xây
dựng trường học thân thiện học sinh tích cực ở trường tiểu học Lý Tự
Trọng”
Với tình hình thực tế tại địa phương ( Khánh Bình Đông) tôi tin tưởng
chắc chắn rằng đề tài này là thiết thực, phù hợp thực tế sẽ được tất cả các cấp uỷ
Đảng, chính quyền địa phương, các ban ngành đoàn thể, các tổ chức, cá nhân
đều ủng hộ tối đa và giúp tôi hoàn thành đề tài một cách tốt nhất.
II. Mục đích đề tài:
Đề tài này đã được tôi ấp ủ và thực hiện trong hơn 2 năm qua. Mục đích
là tạo điều kiện thuận lợi thiết thực cho học sinh an tâm đến trường góp phần
nâng cao chất lượng học tập cho những học sinh không để xảy ra tình trạng học
sinh bỏ học tại Trường Tiểu học Lý Tự Trọng
III. Giới hạn, phạm vi của đề tài:
Do điều kiện công tác như hiện nay là hiệu trưởng của một trường tiểu học
nên tôi chỉ có khả năng thực hiện đề tài trong phạm vi nhà trường đang công tác
( Trường Tiểu học Lý Tự Trọng thuộc xã Khánh Bình Đông, huyện Trần Văn
Thời tỉnh Cà Mau)
B. NỘI DUNG :
I. Thực trạng tình hình:
Trường Tiểu học Lý Tự Trọng thuộc xã Khánh Bình Đông, huyện Trần Văn
Thời tỉnh Cà Mau là một trường tiểu học thuộc vùng chương trình 135 của
Chính phủ, đời sống của đại bộ phận nhân dân còn gặp nhiều khó khăn, có nhiều
phụ huynh có việc làm không ổn định, số lượng học sinh nghèo nhiều nên điều



kiện đến trường của các em đã gặp không ít khó khăn, nhiều phụ huynh còn phó
thác con em cho thầy giáo, cô giáo
Để thực hiện tốt đề tài này, tôi đã triển khai thực hiện nhiều biện pháp, nội
dung hoạt động cần thiết trong việc xây dựng trường học thân thiện học sinh
tích cực ở trường tiểu học Lý Tự Trọng.
II. Một số biện pháp thực hiện :
1. Công tác tuyên truyền:
Việc xây dựng trường học thân thiện học sinh tích cực là một công việc
hết sức quan trọng và cần thiết đối với Trường Tiểu học Lý Tự Trọng.
Nhà trường đã có các văn bản chỉ đạo cho giáo viên triển khai trong phiên
họp cha mẹ học sinh đầu năm học để lấy thông tin; tổ chức quán triệt cho toàn
thể cán bộ, công chức nhà trường và thành Nghị quyết của Hội nghị Cán bộ Công chức đầu mỗi năm học. Bên cạnh, nhà trường thường xuyên vận động, kêu
gọi và đặt vấn đề trực tiếp đối với các cấp uỷ Đảng, chính quyền, các ban ngành
đoàn thể, các tổ chức xã hội, các tổ chức nhân đạo từ thiện, các tộc họ... trong và
ngoài địa bàn về việc xây dựng trường học thân thiện học sinh tích cực (Đây là
công việc cực kỳ quan trọng và rất khó ).
2. Các biện pháp xây dựng trường học thân thiện học sinh tích cực
2.1. Xây dựng trường, lớp xanh sạch, đẹp, an toàn:
- Quy hoạch việc trồng cây ở trường một cách hợp lý: vị trí trồng cây, từng loại
cây để vừa tạo bóng mát, ăn quả hoặc lấy gỗ... vừa tạo vẽ đẹp và dễ chăm sóc,
chia khu vực cho từng lớp chăm sóc để tạo sự thi đua giữa các lớp với nhau.
- Các phòng học yêu cầu giáo viên mở cửa hoặc bậc đèn khi trời mưa để đảm
bảo đủ ánh sáng cho học sinh và giáo viên.
- Bố trí chổ ngồi phù hợp để các em quan sát dễ dàng trong giờ học và thường
xuyên thay đổi vị trí ngồi của các em đễ các em có sự quan sát phán đoán hợp
lý.
- Vệ sinh sạch sẽ phòng học và xung quanh trường, các cầu vệ sinh đảm bảo
không bị ô nhiễm hoặc có mùi hôi.



- Đưa các biện pháp để ngăn ngừa bạo lực trong và ngoài nhà trường và các hiện
tượng làm tổn thương đến danh dự, lòng tự trọng của học sinh.
- Phổ biến cho học sinh có điều kiện ở gần nhau khi đi học và về cùng đi thành
đoàn đễ hỗ trợ nhau, tránh tay nạn làm ảnh hưởng đến tính mạng và sức khỏe.
2.2. Dạy học có hiệu quả, phù hợp với đặc điểm lứa tuổi của học sinh ở mỗi
địa phương, giúp các em tự tin trong học tập:
- Thực hiện tốt các công văn chỉ đạo của ngành, của nhà nước và các nghi quyết
của Đảng, phương tiện nghe nhìn và thường xuyên tổ chức các chuyên đề về
chuyên môn, phương pháp dạy học cho giáo viên nhân các điển hình giáo viên
dạy giỏi của trường.
- Động viên khích lệ học sinh phấn đấu vươn lên trong học tập và rèn luyện, đặc
biệt là khích lệ kịp thời đối với học sinh yếu khi các em tiến bộ dù sự tiến bộ là
rất nhỏ.
- Xây dựng một số băng hình về tiết dạy lồng ghép nội dung dạy kiến thức với
giáo dục môi trường phù hợp với điều kiện của trường.
- Động viên giáo viên sưu tầm tài liệu, sách báo; tra cứu thông tin trên Intenet để
xây dựng dữ liệu điện tử để phục vụ giảng dạy và học tập, nghiên cứu, đề xuất
sáng kiến về đổi mới phương pháp dạy học, áp dụng phương dạy học tiên tiến.
- Hướng dẫn học sinh giúp đỡ nhau trong học tập, học sinh khá giỏi giúp đỡ học
sinh yếu kém. Động viên các em mạnh dạng đề xuất ý kiến. Rèn cho các em có
thói quen tự học, tự nghiên cứu...
- Tham mưu tốt chính quyền địa phương, các nhà hảo tâm, các lực lượng manh
thường quân đã hỗ trợ đồ dùng học tập, quần áo, vật chất đến tất cả họ sinh đặc
biệt học sinh có hoàn cảnh khó khăn.
2.3. Rèn luyện kỹ năng sống cho học sinh:
- Hướng dẫn các em kỹ năng sống thông qua các môn học có liên quan thực tế
các em và các hoạt động ngoài giờ lên lớp, nêu gương người tốt việc tốt...



- Hướng dẫn các em kỹ năng ứng xử trong cuộc sống như chào hỏi, cách tiếp
xúc, giao tiếp với bạn bè và người lớn, chung sống hòa bình, phòng ngừa bạo
lực và các tệ nạn xã hội...
- Hướng dẫn các em biết rèn luyện sức khỏe, kỹ năng phòng, chống các tai nạn
giao thông, đuối nước và các tại nạn thương tích khác.
2.4. Tổ chức các hoạt động tập thể vui chơi lành mạnh:
- Lựa chọn danh mục các trò chơi dân gian phù hợp với điều kiện của trường và
lứa tuổi học sinh để hướng dẫn các em chơi.
- Phân công giáo viên phụ trách( giáo viên Nhạc, Mĩ thuật, Thể dục) bố trí thời
gian để giáo viên tập huấn hoặc tự nghiên cứu, tiếp tục nội dung nội dung cũng
như cách tổ chức các hoạt động này ở nhà trường, đặc biệt đối với trò chơi dân
gian.
-Thường xuyên tổ chức các trò chơi dân gian vốn có thuận lợi là vừa ít tốn kém
lại dễ thực hiện, đảm bảo an toàn, hiệu quả cao( ví dụ: nhảy dây, đá cầu, đá
bóng, chuyền chanh, nhảy bao bố, chơi ô ăn quan, kéo co...)
-Tổ chức thi các trò chơi dân gian giữa các lớp hoặc giao lưu với các trường lân
cận đẽ học hỏi thêm cái vốn phong phú của trò chơi dân gian.
- Đối với các hoạt động văn nghệ dân gian, trường đi tiềm hiểu các Cô, Chú biết
hát, múa về tập huấn cho giáo viên, hoặc trực tiếp hướng dẫn học sinh.
2.5. Học sinh tham gia tìm hiểu, chăm sóc và phát huy giá trị các di tích lịch
sử, văn hóa cách mạng ở địa phương.
Địa bàn trường tiểu học Lý Tự Trọng không có di tích lịch sử từ đó trường đã tổ
chức các hoạt động sau:
- Nhận chăm sóc Bà Mẹ Việt Nam Anh hùng ở gần trường và một thương binh
4/4, thường xuyên thăm viếng và tặng quà nhân các ngày lễ lớn, trường còn mời
sĩ quan quân đội tiêu biểu nghỉ hưu ở địa phương tham gia sinh hoạt ngoại khóa
của nhà trường đễ giáo dục văn hóa và lịch sử một cách sinh động cho học sinh.
- Tra cứu những hình ảnh các di tích lịch sử trong và ngoài tỉnh thông qua
Intanet trình chiếu cho học sinh xem sau các giờ học tin học, giáo viên gới thiệu.



III. Kết quả đạt được :
3.1. Xây dựng trường, lớp xanh sạch, đẹp, an toàn:
- Tháng 11, 12 trường đã trồng trên 400 cây lấy bóng mát và làm gổ, phân công
chăm sóc tốt nhiều chậu hoa và vườn cây ăn trái.
- Trong và ngoài phòng học được về sinh sạch sẽ hằng ngày, hệ thống nước
sạch, khu vệ sinh được đảm bảo hợp vệ sinh thuận tiện cho các em sinh hoạt.
- Hệ thống ánh sáng, bàn ghế học sinh ngồi phù hợp không gây khó chịu cho
học sinh.
3.2. Dạy học có hiệu quả, phù hợp với đặc điểm lứa tuổi của học sinh ở mỗi
địa phương, giúp các em tự tin trong học tập:
- 100% học sinh của trường được các lực lượng mạnh thường quân, nhà hão tâm
tặng tập sách, viết đủ để học, đối với những em có hoàn cảnh khó khăn còn được
tặng thêm quần áo và một số đồ dùng học tập khác hỗ trợ cho học tập.
- Mở được 10 chuyên đề đổi mới phương pháp dạy học.
- Những học sinh có dấu hiệu nguy cơ bỏ học đều đã được đến trường. Tính đến
nay nhà trường không có học sinh bỏ học.
- Tất cả học sinh có hoàn cảnh khó khăn đến trường đều có đủ trang phục, sách
vở, đồ dùng học tập... theo qui định
- Chất lượng đại trà của học sinh được nâng lên rõ rệt sau mỗi học kỳ, mỗi năm
học.
3.3. Rèn luyện kỹ năng sống cho học sinh:
- Giơí thiệu nhiều gương điển hình tiêu biểu ở trường, ở địa phương cho học
sinh tìm hiểu.
- Hầu hết các em học sinh đều chăm ngoan, biết vâng lời thầy cô giáo và cha
mẹ, biết tự bồi dưỡng sức khỏe, phòng chóng được tay nạn không có học sinh bị
ảnh hưởng đến thân thể.
3.4. Tổ chức các hoạt động tập thể vui chơi lành mạnh:



- Hướng dẫn cho học sinh chơi được nhiều trò chơi dân gian, tổ chức thi giao
lưu giữa các lớp nhân dịp hội trăng rằm, 20-11 và 26- 3 các buổi tổ chức đã
đem lại nhiều bổ ích cho học sinh.
3.5. Học sinh tham gia tìm hiểu, chăm sóc và phát huy giá trị các di tích lịch
sử, văn hóa cách mạng ở địa phương.
- Tổ chức cho học sinh thăm Mẹ Việt Nam anh hùng, gia đình chính sách nhân
ngày 27-7, 22-12, đặt Tràng hoa viếng mộ Liêt sỹ nhân dịp tết Nguyên đán.
Là một người con được sinh ra và lớn lên trên quê hương xã nhà tôi rất
hiểu, thông cảm và chia sẻ với những khó khăn của học sinh ở đây. Để có được
những kết quả như nêu trên, tôi đã xác định rõ công việc, tâm huyết, nỗ lực và
cố gắng hết sức để kêu gọi nhiều tổ chức, ủng hộ nhiệt tình để phong trào “xây
dựng trường học thân thiện học sinh tích cực” đi vào chiều sâu có ý nghĩa đem
lại lợi ích thiết thực cho ngành giáo dục nói chung, nói riêng cho Trường Tiểu
học Lý Tự Trọng ngày thêm vững mạnh.
IV. Những kinh nghiệm rút ra :
Việc “xây dựng trường học thân thiện học sinh tích cực”nói chung là hết
sức cần thiết, nói riêng đối với Trường Tiểu học Lý Tự Trọng đây là công việc
đặc biệt quan trọng, phải được quan tâm hàng đầu và luôn được ưu tiên thực
hiện trước.
Để thực hiện có hiệu quả và đạt được những mục đích đã đề ra, tôi rút ra
những kinh nghiệm cơ bản, cần thiết như sau :
- Trước hết, người hiệu trưởng nhà trường phải là người hiểu, biết chia sẻ
và nắm bắt đầy đủ thông tin về tình hình thực trạng; luôn gắn bó, tâm huyết và
nỗ lực hết sức mình; xác định rõ vai trò, trách nhiệm của người hiệu trưởng;
không để người khác thay thế chủ trì, chỉ đạo công việc này.
- Công việc “xây dựng trường học thân thiện học sinh tích cực” phải được
mọi thành viên trong nhà trường đồng tình ủng hộ; Hội cha mẹ học sinh, các ban
ngành đoàn thể quan tâm...



- Để việc “xây dựng trường học thân thiện học sinh tích cực” đạt hiệu quả
thì ngay đầu mỗi năm học nhà trường phải có Ban chỉ đạo, phân công cụ thể cho
từng thành viên của Ban chỉ đạo, đồng thời tổ chức quán triệt trong đội ngũ Cán
bộ- Công chức cũng như trong cha mẹ học sinh về công việc này.
C. KẾT LUẬN :
I. Kết luận rút ra :
“Xây dựng trường học thân thiện học sinh tích cực”là trách nhiệm của
Đảng, Nhà nước, của toàn xã hội và của cả cộng đồng.
Để thực hiện tốt phong trào này tại nhà trường thì cần được quan tâm,
gúp đỡ nhiệt tình của cộng đồng để tạo điều kiện thuận lợi và hỗ trợ thiết thực
cho học sinh được đến trường cũng như sự tinh tưởng của cha mẹ học sinh khi
đưa con đến nơi học an toàn về thể chất lẫn tinh thần, giúp các em thoãi mái khi
đến trường, từ đó góp phần nâng cao chất lượng học tập cho học sinh và không
để xảy ra tình trạng học sinh bỏ học tại trường.
Làm tốt việc “xây dựng trường học thân thiện học sinh tích cực”sẽ mang
lại nhiều lợi ích không những cho bản thân học sinh mà cho cả gia đình, nhà
trường và toàn xã hội.
II. Kiến nghị, đề nghị :
Để đạt được mục đích trong việc “xây dựng trường học thân thiện học
sinh tích cực” tại Trường Tiểu học Lý Tự Trọng mà tôi đã đề ra trong thời gian
qua cũng như thời gian đến, tôi có những kiến nghị và đề nghị sau đây :
- Trường Tiêủ học Lý Tự Trọng là một trường nằm trên địa bàn còn nhiều
khó khăn (như nêu ở phần thực trạng) luôn cần được sự chia sẻ, quan tâm và hỗ
trợ của tất cả các tổ chức, cá nhân đối với phong trào.
-

Nâng cấp lại trường đặc biệt là sơn lại tường vì hiện nay màu đã bị

phay mờ không còn vẽ mỹ quan .
NGƯỜI THỰC HIỆN

Nguyễn Văn Tây



×