Tải bản đầy đủ (.pdf) (89 trang)

Hoạt động bảo lãnh tín dụng cho doanh nghiệp nhỏ và vừa ở việt nam luận văn ths kinh doanh và quản lý 60 34 01 pdf

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.38 MB, 89 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ
---------------------

LÊ SỸ ĐẠT

HOẠT ĐỘNG BẢO LÃNH TÍN DỤNG CHO
DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA VIỆT NAM

LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ KINH TẾ
CHƢƠNG TRÌNH ĐỊNH HƢỚNG THỰC HÀNH

Hà Nội – 2015


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ
---------------------

LÊ SỸ ĐẠT

HOẠT ĐỘNG BẢO LÃNH TÍN DỤNG CHO
DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA VIỆT NAM
Chuyên ngành : Quản lý kinh tế
Mã số: 60 34 01

LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ KINH TẾ
CHƢƠNG TRÌNH ĐỊNH HƢỚNG THỰC HÀNH

NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS.TS NGUYỄN NGỌC THANH


Hà Nội – 2015


MỤC LỤC

Danh mục các chữ viết tắt .................................................................................. i
Danh mục bảng.................................................................................................. ii
Danh mục hình vẽ ............................................................................................. ii
MỞ ĐẦU ........................................................................................................... 1
CHƢƠNG 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀLÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ HOẠT
ĐỘNGBẢO LÃNH TÍN DỤNG CHO DNNVV ............................................. 6
1.1. Doanh nghiệp nhỏ và vừa ...................................................................... 6
1.1.1. Khái niệm DNNVV ......................................................................... 6
1.1.2. Đặc điểm DNNVV ........................................................................... 8
1.1.3. Vai trò của DNNVV trong sự phát triển kinh tế xã hội ................ 9
1.2. Hoạt động bảo lãnh tín dụng cho các DNNVV .................................... 12
1.2.1. Khái niệm bảo lãnh tín dụng .......................................................... 12
1.1.2. Quy trình thực hiện bảo lãnh .......................................................... 12
1.2.3. Sự cần thiết phải thực hiện bảo lãnh tín dụng DNNVV ................ 14
1.2.4. Những nhân tố tác động tới hoạt động bảo lãnh tín dụng .............. 17
1.3. Kinh nghiệm một số nƣớc trong hoạt động bảo lãnh tín dụng cho
DNNVV và bài học rút ra đối với Việt Nam ............................................... 21
1.3.1. Hoạt động bảo lãnh tín dụng một số quốc gia trên thế giới ........... 21
1.3.2. Bài học kinh nghiệm rút ra với Việt Nam ...................................... 24
CHƢƠNG 2: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG BẢO LÃNH TÍN DỤNGCHO
DNNVV HIỆN NAY ...................................................................................... 26
2.1. Tổng quan quá trình hình thành và phát triển DNNVV Việt Nam ...... 26
2.2. Hoạt động bảo lãnh tín dụng cho DNNVV ở Việt Nam ...................... 28
2.2.1. Cơ sở pháp lý của hoạt động bảo lãnh tín dụng ............................. 28



2.2.2. Thực trạng hoạt động bảo lãnh tín dụng cho các DNNVV ở Việt
Nam hiện nay............................................................................................ 31
2.2.3. Đánh giá hoạt động bảo lãnh tín dụng cho các DNNVV Việt Nam42
CHƢƠNG 3: ĐỊNH HƢỚNG VÀ GIẢI PHÁP THÚC ĐẨYHOẠT ĐỘNG
BẢO LÃNH TÍN DỤNG CHODNNVV VIỆT NAM ĐẾN NĂM 2020 ....... 54
3.1. Định hƣớng thức đẩy hoạt động bảo lãnh tín dụng cho các doanh
nghiệp nhỏ và vừa ở Việt Nam .................................................................... 54
3.1.1. Dự báo tình hình phát triển kinh tế- xã hội Việt Nam trong thời
gian tới ............................................................................................ 54
3.1.2. Một số định hƣớng phát triển hoạt động bảo lãnh tín dụng cho
DNNVV Việt Nam ................................................................................... 56
3.2. Một số giải pháp thúc đẩy hoạt động bảo lãnh tín dụng cho các doanh
nghiệp nhỏ và vừa ở Việt Nam .................................................................... 57
3.2.1.Giải pháp đối với tổ chức bảo lãnh ................................................. 57
3.2.2 Giải pháp đối với tổ chức nhận bảo lãnh- NHTM ......................... 66
3.2.3 Giải pháp đối với tổ chức đƣợc bảo lãnh- DNNVV ....................... 71
3.2.4 Một số kiến nghị đối với cơ quan nhà nƣớc.................................... 75
KẾT LUẬN ..................................................................................................... 78
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ........................................................ 80


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

TT

KÝ HIỆU

NGUYÊN NGHĨA


1.

ASEAN

Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á

2.

BLTD

Bảo lãnh tín dụng

3.

CP

Chính Phủ

4.

DN

Doanh nghiệp

5.

DNNN

Doanh nghiệp nhà nƣớc


6.

DNNVV

Doanh nghiê ̣p nhỏ và vƣ̀a

7.

GDP

Tổng sản phẩm quốc nội

8.

IMF

Quỹ tiền tệ quốc tế

9.

NN

Nhà nƣớc

10.

NH

Ngân hàng


11.

NHNN

Ngân hàng nhà nƣớc

12.

NHTM

Ngân hàng thƣơng mại

13.

SXKD

Sản xuất kinh doanh

14.

VDB

Ngân hàng phát triển

15.

TCTD

Tổ chức tín dụng


16.

WB

Ngân hàng thế giới

17.

WTO

Tổ chức Thƣơng mại thế giới

i


DANH MỤC BẢNG

TT

Bảng

1

Bảng 1.1

2

Bảng 2.1

Nội dung

Phân loại DNNVV
Một số chỉ tiêu tài chính của DNNVV Việt
Namgiai đoạn 2000 - 2011

Trang
7
27

Vốn điều lệ của các Quỹ BLTD hoạt động độc
3

Bảng 2.2

lậptính đến thời điểm 31/12/2011

34

4

Bảng 2.3

Các Quỹ BLTD hoạt động trực thuộc Quỹ hỗ
trợ phát triển địa phƣơng

35

Bảng 2.4

Số tiền BLTD của các Quỹ BLTD so với nhu
cầu vay vốn của các DNNVV đã tiếp cận Quỹ

từ năm 2009 đến năm 2011

36

5

ii


DANH MỤC HÌNH VẼ

TT

Hình

Tên hin
̀ h

Trang

1

Hình 1.1

Quy trình thực hiện bảo lãnh

13

2


Hình 2.1

Số lƣợng DN thành lập mới

27

Số lƣợng thông báo phát hành, chứng thƣ
3

Hình 2.2

bảo lãnh và chứng thƣ còn hiệu lực của

38

Ngân hàng Phát triển qua các năm
4

Hình 2.3

Giá trị thực hiện bảo lãnh tín dụng của Ngân
hàng Phát triển

iii

39


MỞ ĐẦU


1. Sự cần thiết của đề tài nghiên cứu.
Phát triển DNNVV là một nhiệm vụ quan trọng trong chiến lƣợc phát
triển kinh tế xã hội đẩy mạnh công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nƣớc. Việc
phát triển khu vực kinh tế này là mục tiêu chiến lƣợc trong đƣờng lối phát
triển nền kinh tế thị trƣờng định hƣớng xã hội chủ nghĩa của nƣớc ta. Phát
triển DNNVV sẽ góp phần đa dạng hóa nền kinh tế, góp phần đáng kể vào
tăng trƣởng GDP, đẩy nhanh tốc độ phát triển của nền kinh tế. DNNVV còn
góp phần giải quyết việc làm,ổn định đời sống xã hội cho hàng triệu lao động.
Các DNNVV ở Việt Nam chiếm tới 97% trong tổng số doanh nghiệp
giữ một vai trò then chốt trong chặng đƣờng phát triển kinh tế đất nƣớc. Bởi
vậy chính phủ đã ban hành rất nhiều các văn bản chỉ thị hỗ trợ cho thành phần
kinh tế này. Tuy nhiên, trên thực tế các DNNVV Việt Nam còn gặp rất nhiều
khó khăn nhƣ: sự phân biệt đối xử về hành chính của các doanh nghiệp nhà
nƣớc với các DNNVV ngoài quốc doanh, nguồn vốn hoạt động hạn chế, cơ
hội tiếp cận với các nguồn tài trợ gặp nhiều khó khăn, khoa học công nghệ lạc
hậu, trình độ quản lý còn nhiều yếu kém… Trong đó, vấn đề nguồn vốn của
các doanh nghiệp là vấn đề quan trọng và cấp thiết nhất. Để hỗ trợ nhu cầu về
vốn cho các DNNVV, chính phủ đã chỉ thị cho Ngân hàng phát triển tiến
hành hoạt động bảo lãnh tín dụng nhằm đảm bảo cho các doanh nghiệp này có
thể dễ dàng tiếp cận nguồn vốn của các NHTM. Quy định về vấn đề này đƣợc
chính thức đƣa ra trong nghị định 90/NĐ-CP năm 2001, cho đến nay đã đƣợc
hơn 10 năm, hoạt động bảo lãnh tín dụng đã đạt đƣợc những thành quả nhất
định trong việc hỗ trợ cho các DNNVV trong quá trình phát triển. Tuy vậy, số

1


lƣợng đó là không nhiều, các DNNVV Việt Nam dƣờng nhƣ vẫn còn xa lạ với
hình thức mới mẻ này.
Do đó, cần có những nghiên cứu nhằm đánh giá thực trạng tổ chức thực

hiện công tác này trong những năm qua, đồng thời đƣa ra những giải pháp
nhằm nâng cao hiệu quả của công tác này nhằm góp phần tạo ra nhiều cơ hội
hơn cho các DNNVV đáp ứng nhu cầu vốn còn hạn chế mở rộng hoạt động
sản xuất kinh doanh và ngày càng phát triển mạnh mẽ hơn góp phần vào sự
phát triển chung của đất nƣớc. Vì vậy, tôi lựa chọn đề tài nghiên cứu ‘‘ Hoạt
động bảo lãnh tín dụng cho doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam”. Đây là
vấn đề thiết thực nhằm góp phần nâng cao công tác bảo lãnh tín dụng cho
DNNVV hiện nay.
Đề tài ‘‘ Hoạt động bảo lãnh tín dụng cho doanh nghiệp nhỏ và vừa
Việt Nam” đƣợc chọn làm đề tài nghiên cứu của luận văn với các câu hỏi
nghiên cứu chính nhƣ sau:
- Để phát triển DNNVV có cần thiết thực hiện hoạt động bảo lãnh tín
dụng hay không?
- Hoạt động bảo lãnh tín dụng cho các DNNVV Việt Nam từ năm 2009
đến năm 2013 đã đạt đƣợc những kết quả gì? còn những hạn chế nào và các
nguyên nhân của những hạn chế này?
- Cần có những giải pháp gì để thúc đẩy hoạt động bảo lãnh tín dụng
cho các DNNVV Việt Nam trong thời gian sắp tới?
2. Tình hình nghiên cứu:
Liên quan đến DNNVV, những vấn đề lý luận cũng nhƣ tín dụng hỗ trợ
phát triển DNNVV đã thu hút nhiều sự quan tâm nghiên cứu. Có thể kể ra một
số công trình nghiên cứu quan trọng gần nhất có liên quan đến vấn đề này nhƣ:

2


Luận án tiến sĩ kinh tế: “Phát triển DNNVV ở Việt Nam trong quá trình
hội nhập quốc tế”, tác giả Phạm Văn Hồng (2007) đã tập trung vào đánh giá
những khó khăn cũng nhƣ thuận lợi khi Việt Nam gia nhập Tổ chức thƣơng
mại quốc tế, từ đó đƣa ra những giải pháp nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh

của DNNVV tại Việt Nam.
Trong Luận án tiến sĩ kinh tế: “Phát triển dịch vụ ngân hàng hỗ trợ
DNNVV”, tác giả Nguyễn Minh Tuấn (2008) đã nghiên cứu và hệ thống hoá
các vấn đề lý luận về dịch vụ ngân hàng và DNVVN, đề cập những vấn đề
quản lý rủi ro, chi phí giao dịch và chi phí hành chính, sự cần thiết có hệ
thống kế toán tài chính đặc thù cho doanh nghiệp vừa và nhỏ…, xem xét các
DNVVN nhƣ là các khách hàng tiêu dùng cá nhân, phân loại các DNVVN
thành nhóm đại chúng và nhóm có nhiều lợi nhuận. Đề tài đã đƣa ra các giải
pháp chuyên sâu, có khả năng ứng dụng thực tiễn cao. Phân tích kinh nghiệm
quốc tế từ các nền kinh tế có mức độ phát triển khác nhau để định vị hệ thống
các DNVVN Việt Nam và các ngân hàng thƣơng mại Việt Nam trên bản đồ
toàn cầu từ đó tạo điều kiện cho công tác hoạch định chiến lƣợc và định
hƣớng đối với các cơ quan hoạch định chính sách của Việt Nam.
Luận án tiến sỹ "Các giải pháp tín dụng nhằm thúc đẩy phát triển doanh
nghiệp vừa và nhỏ ở Việt Nam" của Nghiêm Văn Bảy(2009) xem xét một
cách tổng quát thực trạng sử dụng tín dụng trong việc hỗ trợ thúc đẩy phát
triển các DNNVV trong thời gian qua, kinh nghiệm của một số nƣớc trong
lĩnh vực này; đề xuất một số giải pháp chủ yếu sử dụng tín dụng trong việc hỗ
trợ thúc đẩy phát triển DNNVV ở Việt Nam trong thời gian tới. Tuy nhiên,
luận án chủ yếu mới xem xét việc cung cấp tín dụng ngân hàng cho các
DNNVV chứ chƣa đi xem xét tác động của việc cung cấp tín dụng này tới
năng lực tài chính của DNNVV ...

3


Luận án tiến sỹ kinh tế:”Các giải pháp nâng cao năng lực tài chính của
các DNNVV ở Việt Nam hiện nay”, tác giả Phạm Thị Vân Anh(2012) đã chỉ
rõ những hạn chế và nguyên nhân dẫn đến năng lực tài chính của các
DNNVV không cao, từ đó đƣa ra một loạt giải pháp nhằm nâng cao năng lực

tài chính của các DNNVV trong đó có một số đánh giá và giải pháp liên quan
đến hoạt động bảo lãnh tín dụng cho DNNVV.
Ngoài ra còn một số bài viết về DNNVV và Quỹ BLTD đối với DNNVV
của các tác giả có uy tín nhƣ PGS.,TS. Võ Văn Nhị, TS. Phạm Xuân Quang,
TS. Phạm Thị Vân Anh...
Trong các công trình nghiên cứu khoa học trên, chƣa có công trình nào
nghiên cứu, một cách toàn diện, đầy đủ và có hệ thống về hoạt động bảo lãnh
tín dụng cho DNNVV. Do đó, cũng chƣa có công trình nào nghiên cứu, đánh
giá thực trạng hoạt động bảo lãnh tín dụng cho DNNVVở Việt Nam thời gian
qua để đƣa ra các giải pháp nhằm góp phần phát triển hoạt động bảo lãnh tín
dụng cho DNNVVở Việt Nam.
3.Mục đích nghiên cứu
Mục đích nghiên cứu của luận văn là:
- Đánh giá thực trạng hoạt động bảo lãnh tín dụng cho DNNVV Việt
Nam. Chỉ rõ những kết quả đạt đƣợc cũng nhƣ những hạn chế và nguyên nhân
của những hạn chế đối với hoạt động này hiện nay
- Đề xuất một số giải pháp nhằm thúc đẩy hoạt động bảo lãnh tín dụng
cho DNNVV Việt Nam trong thời gian tới.
4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu: Hoạt động bảo lãnh tín dụng cho DNNVV Việt Nam.

4


Phạm vi nghiên cứu: Hoạt động bảo lãnh tín dụng cho DNNVV tại Việt
Nam từ năm 2009 đến năm 2013, bao gồm cả các quỹ bảo lãnh tín dụng và
Ngân hàng phát triển.
5. Phƣơng pháp nghiên cứu
Trên cơ sở phƣơng pháp luận của chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ
nghĩa duy vật lịch sử, tác giả đã sử dụng một số phƣơng pháp nghiên cứu cụ

thể để nghiên cứu về hoạt động bảo lãnh tín dụng cho DNNVVở Việt Nam
nhƣ: phƣơng pháp thống kê, phân tích-tổng hợp, đối chiếu-so sánh.
Luận văn sử dụngcác nguồn số liệu từ các báo cáo thống kê trong nƣớc
của các cơ quan nhƣ: Tổng cục Thống kê, Cục Phát triển DNNVV; Phòng
Công nghiệp và thƣơng mại Việt Nam; Bộ tài chính, Ngân hàng nhà nƣớc,
Ngân hàng phát triển...
6. Kết cấu của luận văn:
Ngoài phần mở đầu và kết luận, luận văn bao gồm 3 chƣơng sau:
Chƣơng 1: Một số vấn đề lý luận và thực tiễn về hoạt động bảo lãnh tín
dụng cho DNNVV
Chƣơng 2: Thực trạng hoạt động bảo lãnh tín dụng cho DNNVV ở
Việt Nam
Chƣơng 3: Định hƣớng và giải pháp thúc đẩy hoạt động bảo lãnh tín
dụng cho DNNVV ở Việt Nam đến năm 2020.

5


CHƢƠNG 1
MỘT SỐ VẤN ĐỀLÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ HOẠT ĐỘNG
BẢO LÃNH TÍN DỤNG CHO DNNVV
1.1. Doanh nghiệp nhỏ và vừa
1.1.1. Khái niệm DNNVV
Đối với mỗi trình độ phát triển kinh tế khác nhau lại có những quan
điểm về DNNVV là khác nhau. Theo tiêu chí đánh giá là ngành nghề kinh
doanh và số lƣợng lao động, các nƣớc thuộc EC định nghĩa các doanh nghiệp
có dƣới 9 lao động gọi là doanh nghiệp siêu nhỏ, từ 10 đến 99 lao động là
doanh nghiệp nhỏ, từ 100 đến 499 lao động là doanh nghiệp vừa và các doanh
nghiệp trên 500 lao động là doanh nghiệp lớn. Theo tiêu chí về đặc điểm
ngành,vốn và số lƣợng nhân công bộ luật cơ bản về luật doanh nghiệp ở Nhật

Bản qui định: Trong lĩnh vực công nghiệp và chế biến khai thác, các DNVVN
là những doanh nghiệp thu hút vốn kinh doanh dƣới 100 triệu Yên ( tƣơng
đƣơng với khoảng 1triệu USD).
Theo thời gian , quan điể m của Viê ̣t Nam về DNNVV có sƣ̣ thay đổ i

.

Ngày 20-6-1998, Chính phủ đã xác định tiêu chí DNNVV theo Công văn số
681/CP-KTN, trong đó quy định DNNVV là những doanh nghiệp có vốn dƣới
5 tỷ đồng và có số lao động dƣới 200 ngƣời, không phân biệt ngành công
nghiệp hoặc dịch vụ. Ngày 23/11/2001 Chính phủ đã ban hành Nghị định số
90/2001/NĐ-CP về trợ giúp phát triển DNNV, trong đó định nghĩa: "Doanh
nghiệp vừa và nhỏ là cơ sở sản xuất kinh doanh độc lập, đã đăng ký kinh
doanh theo pháp luật hiện hành, có vốn đăng ký không quá 10 tỷ VND hoặc
số lao động trung bình hàng năm không quá 300 ngƣời".

6


Để phù hợp với điều kiện phát triển của nền kinh tế cả nƣớc nói chung và
từng địa phƣơng nói riêng, chính phủ đã ban hành Nghị định 56/2009/NĐ-CP
ngày 30/06/2009 về trợ giúp phát triển DNNVV thay thế nghị định 90/2001/NĐCP. Trong đó chỉ rõ khái niệm về DNNVV: “DNNVV là cơ sở kinh doanh đã
đăng ký kinh doanh theo quy định pháp luật, đƣợc chia thành ba cấp: siêu nhỏ,
nhỏ, vừa theo quy mô tổng nguồn vốn (tổng nguồn vốn tƣơng đƣơng tổng tài
sản đƣợc xác định trong bảng cân đối kế toán của doanh nghiệp) hoặc số lao
động bình quân năm (tổng nguồn vốn là tiêu chí ƣu tiên)”.
Theo đó các DNNVV sẽ đƣợc phân loại dựa trên các tiêu chí về quy mô
vốn, số lƣợng lao động và khu vực nhƣ bảng phân loại sau:
Bảng 1.1:Phân loại DNNVV
Quy mô


Doanh

Doanh nghiệp nhỏ

Doanh nghiệp vừa

Số lao

Tổng

Số lao

Tổng

động

nguồn

động

nguồn vốn

nghiệp
siêu nhỏ
Khu vực

Số

lao


động

vốn
I.

Nông,

lâm 10

ngƣời 20tỷ đồng từ trên 10 từ trên 20 tỷ từ

nghiệp và thủy trở xuống

trở xuống

sản

ngƣời đến đồng
200 ngƣời

trên

đến 200 ngƣời

100 tỷ đồng

đến

300


ngƣời
II. Công nghiệp 10
và xây dựng

ngƣời 20tỷ đồng từ trên 10 từ trên 20 tỷ từ

trở xuống

trở xuống

ngƣời đến đồng
200 ngƣời

trên

đến 200 ngƣời

100 tỷ đồng

đến

300

ngƣời
III. Thƣơng mại 10
và dịch vụ

ngƣời 10 tỷ đồng từ trên 10 từ trên 10 tỷ từ trên 50


trở xuống

trở xuống

ngƣời đến đồng đến 50 ngƣời đến
50 ngƣời

tỷ đồng

Nguồn: Nghị định 56/NĐ-CP ngày 30/06/2009 .
7

100 ngƣời


Nghị định cũng quy định rõ đối với các điều kiện trên có thể đƣợc áp
dụng một cách linh hoạt tùy theo điều kiện của từng địa phƣơng.Trong phạm
vi nghiên cứu của đề tài, chúng tôi xin đi sâu nghiên cứu về DNNVV theo
định nghĩa của nghị định 56/NĐ-CPngày 30/06/2009 .
1.1.2. Đặc điểm DNNVV
Phần lớn các DNNVV hoạt động trong các lĩnh vực thƣơng mại,dịch vụ
và sản xuất kinh doanh nhỏ. DNNVV có những đặc điểm chủ yếu sau:
Thứ nhất,DNNVV có quy mô vốn thấp, lao động ít.
Đặc trƣng cơ bản nhất của DNNVV là quy mô vốn SXKD nhỏ. Đặc
trƣng này quyết định những đặc trƣng khác của DNNVV. Tất cả các quốc gia
trên thế giới dù phân chia DNNVV đều có đặc trƣng này. Đặc điểm này cho
thấy rõ năng suất lao động của các DNNVV thƣờng không cao, mặt khác các
DNNVV cũng gặp rất nhiều khó khăn trong hoạt động sản xuất kinh doanh,
rõ nét nhất là trong hoạt động huy động vốn trên thị trƣờng.
Thứ hai,DNNVV có tính linh hoạt cao, dễ thích ứng với các thay đổi

của thị trƣờng.
Với ƣu thế quy mô nhỏ, gọn, năng động, dễ quản lý, các DNNVV dễ cơ
động, dễ thích ứng với sự thay đổi của nhu cầu thị trƣờng về khả năng thay
đổi phƣơng án SXKD, thay đổi mặt hàng nhanh, phù hợp với xu hƣớng thay
đổi tập quán tiêu dùng của dân cƣ. Theo số liệu của các nƣớc thành viên
OECD, DNNVV là khu vực doanh nghiệp có sự linh hoạt, năng động cao hơn
hẳn so với các DN quy mô lớn. "Số lƣợng các DN thành lập mới và đóng cửa
hàng năm ở tất cả các nền kinh tế là rất lớn. Số liệu từ 9 nƣớc Châu Âu thành
viên chỉ ra rằng hàng năm có từ khoảng 12% đến 19% DN phi nông nghiệp
gia nhập và rút khỏi thị trƣờng.

8


Thứ ba, tổ chức bộ máy linh hoạt.
DNNVV đƣợc xây dựng chủ yếu trên nền tảng của mối quan hệ gia
đình, bạn bè, số lao động sử dụng trong DN không nhiều nên không có
khoảng cách lớn giữa ngƣời sử dụng lao động và ngƣời lao động.Giữa các bộ
phận trong nội bộ DN dễ dàng trao đổi thảo luận công việc trực tiếp với nhau,
điều này cho phép tránh đƣợc sai lệch thông tin trong DN thông tin không
phải truyền qua các kênh chính thức và quan liêu thƣờng thấy trong những
DN có quy mô lớn.
Thứ tư, trình độ trang bị kỹ thuật và công nghệ thấp.
Tại các quốc gia đang phát triển, phần lớn công nghệ các DNNVV đang sử
dụng đã lạc hậu hàng chục năm, có khi vài chục năm; nhiều DNNVV sử dụng
thiết bị thải loại của các DN lớn, thiết bị tự chế tạo với trình độ thiết kế và gia
công thấp, hoặc bị sử dụng những thiết bị không đồng bộ. Hậu quả là sản phẩm
của nhiều DNNVV làm ra không đáp ứng đƣợc yêu cầu về mẫu mã, chất lƣợng,
năng suất lao động thấp,… làm giảm sức cạnh tranh trên thị trƣờng.
Thứ năm, trình độ quản lý, trình độ tay nghề của lao động thấp.

Lao động trong các DNNVV chủ yếu là lao động phổ thông, ít đƣợc
đào tạo cơ bản. Bên cạnh đó, trình độ của đội ngũ cán bộ quản lý cũng còn
yếu kém. Không ít các chủ DN không đƣợc đào tạo một cách chính quy và cơ
bản nên thiếu những kỹ năng cần thiết về quản lý và điều hành, luật pháp, cơ
chế chính sách.
1.1.3. Vai trò của DNNVV trong sự phát triển kinh tế xã hội
Sự phát triển của DNNVV đã góp phần quan trọng giải quyết những
mục tiêu kinh tế - xã hội, đƣợc thể hiện thông qua các vai trò sau:

9


Thứ nhấ t, DNNVV có đóng góp quan trọng cho sự tăng trưởng của nền
kinh tế quốc gia. Khu vực doanh nghiệp này đóng góp phần lớn vào GDP.
Theo Báo cáo tại hội nghị của OECD về DNNVV, Istanbul năm 2004 thì các
DNNVV đóng góp trên 55% GDP ở các nƣớc có thu nhập cao, trên 60% GDP
của các quốc gia có thu nhập thấp và khoảng 70% GDP cho các quốc gia có
thu nhập trung bình. Năm 2010, ở Viê ̣t Nam có khoảng trên 500.000 DNNVV
với mƣ́c đóng góp hàng năm khoảng 30% GDP, 30% giá trị tổng sản lƣợng
công nghiệp, gần 80% tổng mức bán lẻ, 64% tổng lƣợng vận chuyển hàng
hóa.
Thứ hai , DNNVV giữ vai trò quan trọng trong việc tạo công ăn việc
làm, tạo nguồn thu nhập ổn định và thường xuyên cho một bộ phận lớn dân
cư góp phần ổn định chính trị xã hội. Do đặc điểm của DNNVV nhu cầu về
lao động nhiều, yêu cầu về trình độ của ngƣời lao động không cao, phù hợp
với trình độ của lao động phổ thông. Do vậy, khu vực doanh nghiệp này giải
quyết vấn đề lao động rất hiệu quả, thƣờng thu hút khoảng hai phần ba lực
lƣợng lao động xã hội tạo nguồn thu nhập ổn định và thƣờng xuyên cho một
bộ phận lớn dân cƣ. Theo Báo cáo tại hội nghị của OECD về DNNVV,
Istanbul năm 2004 thì các DNNVV tạo trên 65% công ăn việc làm ở các nƣớc

có thu nhập cao, trên 70% tổng lao động của các quốc gia có thu nhập thấp và
tạo trên 95% công việc cho các quốc gia có thu nhập trung bình. Ở Việt Nam
ƣớc tính năm 2010, tổng số lao động trong khu vực này đạt hơn 6,6 triệu. Với
đặc tính phân bố rải rác, các doanh nghiệp này thƣờng phân tán nên có thể
đảm bảo cơ hội việc làm cho nhiều vùng địa lý và nhiều đối tƣợng lao động,
góp phần giảm bớt chênh lệch về thu nhập và mức sống giữa các bộ phần dân
cƣ, giữa các vùng, các địa phƣơng; đồng thời tạo ra sự phát triển tƣơng đối
đồng đều giữa các vùng

10


Thứ ba, DNNVV góp phần quan trọng trong khai thác và sử dụng các
nguồn lực, phát huy các tiềm năng còn tiềm ẩn trong xã hội. Dựa trên những ƣu
thế của DNNVV với số lƣợng lớn, lại đƣợc phân bố tƣơng đối rộng khắp các
vùng, các địa phƣơng nên các DNNVV đặc biệt có lợi thế trong huy động và sử
dụng các nguồn tài chính phân tán và nhỏ lẻ trong dân cƣ. Bên cạnh đó, các
DNNVV có khả năng tập trung vốn, trí tuệ vào các ngành kinh tế có khả năng
phát triển hay những ngành kinh tế đòi hỏi hàm lƣợng tri thức cao cũng nhƣ có
khả năng lấp đầy những khoảng trống trong các lĩnh vực sản xuất kinh doanh
không cần nhiều vốn và có mức lợi nhuận thấp, thƣờng phổ biến sử dụng các
công nghệ trung gian, từng bƣớc hiện đại hóa, là cầu nối giữa công nghệ truyền
thống với công nghệ hiện đại. Ngoài ra, DNNVV còn có nhiều thuận lợi trong
khai thác các tiềm năng về trí tuệ, tay nghề tinh xảo, bí quyết nghề nghiệp.
Thứ tư, DNNVV là một “mắt xích” quan trọng trong dây chuyền công
nghệ của các tập đoàn sản xuất lớn trên thế giới. Các nƣớc phát triển có sự
chuyên môn hóa trong sản xuất cao, DNNVV cũng tham gia vào sự chuyên
môn hóa đó, đó là việc chuyên môn hóa vào sản xuất các chi tiết đƣợc dùng
để lắp ráp thành một sản phẩm hoàn chỉnh. Các DNNVV ở Ấn Độ, Nhật Bản
phát triển nhờ trở thành những doanh nghiệp sản xuất các chi tiết máy cho các

công ty sản xuất lớn của Mỹ nhƣ các công ty sản xuất máy bay,… Sự thịnh
vƣợng chung giữa các công ty lớn và công ty vừa và nhỏ sẽ củng cố các nền
tảng kinh tế quốc gia. Xu hƣớng thành công hai bên cùng có lợi và đồng tăng
trƣởng giữa các doanh nghiệp lớn và các DNNVV ngày càng phát triển mạnh
mẽ, không chỉ giữa các DNNVV với các tập đoàn kinh tế lớn trong phạm vi
một quốc gia mà còn mở rộng ra phạm vi quốc tế, trong đó các DNNVV đóng
vai trò là bộ phận quan trọng trong sự phát triển chung.

11


1.2. Hoạt động bảo lãnh tín dụng cho các DNNVV
1.2.1. Khái niệm bảo lãnh tín dụng
Chính phủ các quốc gia trên thế giới luôn chú trọng tới việc đƣa ra các
giải pháp nhằm hỗ trợ cho khối các DNNVV nhằm nâng cao tiềm lực quốc
gia. Bảo lãnh tín dụng là một trong các biện pháp đang đƣợc sử dụng phổ
biến hiện nay. Đó chính là biện pháp hữu hiệu để cho các doanh nghiệp tiếp
cận với nguồn vốn của các NHTM. Để hiểu thế nào là bảo lãnh tín dụng,trƣớc
tiên nên hiểu về khái niệm bảo lãnh.
Trong pháp luật dân sự nƣớc ta khái niệm bảo lãnh đƣợc nêu trong điều
366 Bộ luật Dân sự: “Bảo lãnh là việc ngƣời thứ ba (gọi là ngƣời bảo lãnh)
cam kết với bên có quyền (gọi là ngƣời nhận bảo lãnh) sẽ thực hiện nghĩa vụ
thay cho bên có nghĩa vụ(gọi là ngƣời đƣợc bảo lãnh), nếu khi đến hạn mà
nguời đƣợc bảo lãnh không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ ..”.
Tín dụng làkhái niệm thể hiện mối quan hệ giữa ngƣời cho vay và
ngƣời vay. Trong quan hệ này, ngƣời cho vay có nhiệm vụ chuyển giao quyền
sử dụng tiền hoặc hàng hoá cho vay cho ngƣời đi vay trong một thời gian nhất
định. Ngƣời đi vay có nghĩa vụ trả số tiền hoặc giá trị hàng hoá đã vay khi
đến hạn trả nợ có kèm hoặc không kèm theo một khoản lãi.
Nhƣ vậy, bảo lãnh tín dụng bản chất là nhƣ một bảo lãnh vay vốn,đƣợc

xem nhƣ là một công cụ đƣợc sử dụng nhằm hỗ trợ các DNNVV trong việc
vay vốn tại các NHTM. Do đó, “Hoạt động bảo lãnh tín dụng là cam kết bảo
lãnh của bên bảo lãnh phát hành cho bên nhận bảo lãnh cam kết sẽ trả nợ
thay cho khách hàng trong trường hợp khách hàng không trả nợ hoặc không
trả nợ đầy đủ đúng hạn”
1.1.2. Quy trình thực hiện bảo lãnh
Quytrình để một doanh nghiệp đƣợc bảo lãnh bao gồm 5 bƣớc cơ bản sau:
12


Bước 1:Lập và
gửi hồ sơ đề
nghị bảo lãnh

Bước 2:Tổ chức
bảo lãnh thẩm
định hồ sơ

Bước 3:Ký hợp
đồng bảo lãnh

Bước 4:Thanh
toán phí bảo
lãnh

Bước 5:Tất toán
bảo lãnh

Hình 1.1: Quy trình thực hiện bảo lãnh
Bước 1:Khi doanh nghiệp phát sinh yêu cầu vay vốn để thực hiện dự án

đầu tƣ nhƣ mua sắm,nâng cấp máy móc thiết bị hay thực hiện các phƣơng án
sản xuất kinh doanh nhƣ mở rộng sản xuất, phát triển sản phẩm,…thì sẽ lập
và gửi hổ sơ đề nghị bảo lãnh. Trong hồ sơ gồm có: Hồ sơ pháp lý, giấy đề
nghị bảo lãnh, báo cáo tài chính,báo cáo về tình hình sản xuất kinh doanh và
các thông tin khác, hồ sơ tài sản bảo đảm nghĩa vụ bảo lãnh theo quy định
Bước 2: Tổ chức bảo lãnh thẩm định hồ sơ và ra quyết định bảo lãnh
Nhận đƣợc hồ sơ xin bảo lãnh của khách hàng, tổ chức bảo lãnh tiến
hành thẩm định hồ sơ đó, chủ yếu là thẩm định các điều kiện bảo lãnh của
khách hàng, tài sản đảm bảo nghĩa vụ bảo lãnh đã đủ tiêu chuẩn hay chƣa.
Sau khi thẩm định, tổ chức bảo lãnh sẽ quyết định việc bảo lãnh hay không
bảo lãnh ( nếu không bảo lãnh phải trả lời bằng văn bản cho khách hàng và
nêu rõ lí do). Khi ra quyết định chấp thuận bảo lãnh, tổ chức bảo lãnh phải
cân nhắc hình thức và nội dung bảo lãnh thích hợp nhất với yêu cầu của khách
hàng và khả năng, kinh nghiệm, nghiệp vụ của tổ chức bảo lãnh
Bước 3: Tổ chức bảo lãnh ký hợp đồng bảo lãnh với khách hàng và
phát hành chứng thƣ bảo lãnh
13


Khách hàng nhận đƣợc hợp đồng bảo lãnh do tổ chức bảo lãnh phát
hành. Tổ chức bảo lãnh kiểm tra theo dõi chặt chẽ tiến trình bảo lãnh nhằm
hạn chế rủi ro, đôn đốc khách hàng thực hiện các nghĩa vụ đƣợc bảo lãnh
Bước 4: Khách hàng thanh toán phí bảo lãnh và các khoản phí khác
(nếu có) theo hợp đồng bảo lãnh
Bước 5: Tất toán bảo lãnh
Sau khi thƣ bảo lãnh hết thời hạn hiệu lực hoặc khi có thông báo hoặc
xác nhận của bên nhận bảo lãnh về việc hoàn thành nghĩa vụ liên quan đến
bảo lãnh, tổ chức bảo lãnh tiến hành tất toán bảo lãnh. Trƣờng hợp bên đƣợc
bảo lãnh vi phạm nghĩa vụ đƣợc bảo lãnh, bên bảo lãnh phải thực hiện trả
thay, đồng thời áp dụng các biện pháp cần thiết để thu hồi nợ.

1.2.3. Sự cần thiết phải thực hiện bảo lãnh tín dụng DNNVV
Một là, xuất phát từ vị trí của DNNVV đối với nền kinh tế đang
phát triển trong xu thế hội nhập
Trong xu thế toàn cầu hoá và hội nhập kinh tế quốc tế hiện nay, tất cả
các quốc gia trên thế giới đều chú ý hỗ trợ các DNNVV nhằm huy động tối đa
các nguồn lực phát triển kinh tế và tăng sức cạnh tranh trên thị trƣờng. Đứng
trƣớc xu thế mới đó, các DNNVV của Việt nam đã bƣớc đầu tạo dựng đƣợc
thế và lực trong kinh doanh nội địa và từng bƣớc tham gia vào thị trƣờng
quốc tế, thu hút đầu tƣ vốn và công nghệ của nƣớc ngoài. Đặc biệt là các
doanh nghiệp xuất khẩu có cơ hội đƣợc mở rộng thị trƣờng tiêu thụ rộng lớn,
đa dạng hóa sản phẩm tiêu thụ hơn từ những lợi ích mà WTO mang lại nhƣ
quy chế quan hệ thƣơng mại bình thƣờng (MNF) và đối xử quốc gia(NT) giữa
các thành viên WTO. Các sản phẩm của các DNNVV dễ dàng vào các thị
trƣờng nƣớc ngoài, nhờ đó khai thác đƣợc lợi thế lao động rẻ do hàng rào
thuế quan và phi thuế quan bị thu hẹp hoặc đƣợc dỡ bỏ. Bên cạnh những

14


thuận lợi do hội nhập mang lại,các DNNVV cũng đối mặt với những thách
thức to lớn. Đó chính là áp lực về cạnh tranh về sản phẩm, năng lực tài chính
yếu kém, sự chồng chéo trong những chính sách pháp lý, thủ tục hành chính
rƣờm rà…Để tháo gỡ những khó khăn này cần thiết có những chính sách hỗ
trợ ,giúp đỡ của chính phủ trong việc nâng cao tiềm lực tài chính, định hƣớng
phát triển đúng đắn cho doanh nghiệp để các DNNVV có thể phát triển bền
vững trong môi trƣờng cạnh tranh quốc tế.
Hai là, xuất phát từ nhu cầu về vốn và khó khăn của DNNVV
trong việc huy động vốn
Thiếu vốn là một bất lợi rất lớn cho doanh nghiệp trong kinh doanh. Vốn
ít, DNNVV không thể mở rộng hoạt động kinh doanh tại những khu vực có tỷ

suất lợi nhuận hấp dẫn nhƣng đòi hỏi vốn đầu tƣ vƣợt quá khả năng. Thiếu vốn,
doanh nghiệp cũng không thể đổi mới công nghệ hiện đại, cũng không có vốn để
đầu tƣ nghiên cứu thêm,do vậy năng suất thấp,sản phẩm có chất lƣợng không cao,
giá thành cao làm giảm khả năng cạnh tranh. Một nguyên nhâncơ bản khiến
DNNVV khó tiếp cận với nguồn vốn tín dụng là thiếu tài sản thế chấp vay. Đây là
một trong những điều kiện bắt buộc để vay vốn là phải có tài sản thế chấp, trong
khi đó phần lớn các DNNVV không có tài sản bảo đảm, cho vay bằng tín chấp thì
hầu nhƣ là không thể vì các doanh nghiệp này mới thành lập, quy mô nhỏ bé lại
chƣa tạo đƣợc thƣơng hiệu trên thị trƣờng, hoạt động kinh doanh chƣa ổn
định...Chính vì vậy, làm thế nào để các DNNVV không đủ tài sản thế chấp vẫn có
thể vay đƣợc vốn là một nhu cầu cấp thiết đối với các DNNVV.
Ba là, xuất phát từ những ƣu điểm của hoạt động bảo lãnh tín dụng
đối với điều kiện nền kinh tế nƣớc ta hiện nay
Hoạt động bảo lãnh tín dụng cho DNNVV là một hoạt động rất phổ
biến trên thế giới. Hiệu quả mà các quỹ này mang lại cho các DNNVV đã
15


đƣợc kiểm chứng ở các hệ thống thực hiện hoạt động này trên thế giới nhƣ
Nhật Bản, Phần Lan, Ấn Độ… Sở dĩ mô hình này có ý nghĩa to lớn và ngày
càng đƣợc khuyến khích phát triển là bởi những ƣu thế mà nó mang lại:
- Bảo lãnh tín dụng là hình thức bổ sung vốn cho những doanh nghiệp
không đảm bảo yêu cầu về tài sản thế chấp của NHTM. Đó là cơ chế cho
phép các doanh nghiệp này có thể đáp ứng đƣợc nhu cầu vốn thông qua việc
đề nghị tổ chức bảo lãnh đứng ra bảo lãnh vay vốn cho họ.
- Các tổ chức bảo lãnh tín dụng chủ yếu chịu sự quản lý, chỉ đạo của
chính phủ có quy mô vốn đủ để thực hiện nghĩa vụ trả thay khi doanh nghiệp
vi phạm nghĩa vụ đƣợc bảo lãnh,có trình độ chuyên môn nghiệp vụ phù hợp
để thực hiện hoạt động thẩm định..do vậy tránh đƣợc rủi ro. Do đó,các NHTM
sẽ dễ dàng đồng ý cho vay đối với những doanh nghiệp đã đƣợc tổ chức này

đứng ra bảo lãnh hơn.
- Thông qua việc hình thành một hệ thống bảo lãnh tín dụng hiệu
quả,các DNNVV có cơ hội nâng cao trình độ quản lý, trình độ lập kế hoạch
sản xuất kinh doanh,…đó chính là những thành quả mà nhờ đó các DNNVV
sẽ phát triển chuyên nghiệp hơn.
- Đối với các NHTM và các tổ chức đứng ra cho vay: Trƣớc hết, thông
qua hoạt động này, các NHTM sẽ thu đƣợc lợi nhuận lớn do việc mở rộng thị
trƣờng cho vay tới những doanh nghiệp thƣờng không đƣợc ngân hàng coi là
khách hàng do không đảm bảo đầy đủ các điều kiện vay vốn. Nhƣng do đƣợc
tổ chức bảo lãnh cũng chia sẻ rủi ro nên đã khuyến khích các ngân hàng này
cho vay nhiểu hơn. Thứ hai, khi thực hiện góp vốn vào các tổ chức này các tổ
chức tín dụng còn có cơ hội nhận đƣợc những ƣu đãi từ chính phủ.
- Trong điều kiện Việt Nam hiện nay, việc vận hành hoạt động bảo lãnh
tín dụng càng trở nên có ý nghĩa hơn khi Viêt Nam chính thức gia nhập tổ
chức thƣơng mại thế giới WTO. Theo lộ trình, Việt Nam sẽ phải xóa bỏ các
16


hỗ trợ về thuế, tín dụng cho các doanh nghiệp.Bởi vậy việc hình thành tổ chức
bảo lãnh tín dụng đứng ra thực hiện hoạt động bảo lãnh tín dụng cho các
DNNVV sẽ là giải pháp hợp lý hỗ trợ đƣợc các DNNVV mà không vi phạm
cam kết
Xuất phát từ những ƣu thế trên và hiệu quả mà hệ thống bảo lãnh tín
dụng đã mang lại cho nhiều quốc gia trên thế giới có thể thấy bảo lãnh tín
dụng là một phƣơng pháp có tính khả thi cao trong việc hỗ trợ vốn cho các
DNNVV.
1.2.4. Những nhân tố tác động tới hoạt động bảo lãnh tín dụng
1.2.4.1.Nhóm nhân tố thuộc về tổ chức bảo lãnh
- Nguồn vốn hoạt động của tổ chức bảo lãnh:
Nhân tố này ảnh hƣởng rất lớn đến hoạt động bảo lãnh .Vốn đƣợc cấp,

huy động đƣợc nhiều hay ít quyết đinh số lƣợng doanh nghiệp đƣợc bảo lãnh.
Nếu nguồn vốn của các tổ chức này lớn và hiệu quả, số lƣợng doanh nghiệp
có nhu cầu đƣợc bảo lãnh vay vốn cho dự án đầu tƣ và kinh doanh hiệu quả sẽ
đƣợc đáp ứng đầy đủ, đó là điều tất yếu. Nhƣng số lƣợng doanh nghiệp có
nhu cầu thì nhiều trong khi vốn cấp, huy động đƣợc không đủ thì các quỹ này
cũng không thể đứng ra bảo lãnh vì nếu bảo lãnh sẽ mang đến rủi ro rất lớn
cho tổ chức bảo lãnh. Khi đó, tổ chức bảo lãnh vốn không đủ năng lực tài
chính mà lại phải chịu toàn bộ nghĩa vụ trả nợ thay trong trƣờng hợp doanh
nghiệp không có khả năng hoặc cố tình không thực hiện nghĩa vụ tài chính
của mình sẽ lại mang rủi ro mất vốn cho chính ngân hàng mà mình đã đứng ra
bảo lãnh cho doanh nghiệp vay vốn. Từ đó tạo thành một vòng luẩn quẩn có
thể gây hại cho cả hệ thống. Ngoài ra, đặc điểm của đối tƣợng góp vốn vào tổ
chức bảo lãnh cũng ảnh hƣởng rất lớn tới tính chất, mục tiêu hoạt động của
quỹ. Vốn góp chủ yếu là của nhà nƣớc hay tƣ nhân, quỹ hoạt động vì mục tiêu

17


lợi nhuận hay phi lợi nhuận,…cũng là những nhân tố cần quan tâm và có quy
định quản lý rõ ràng thì mới giúp cho hoạt động của tổ chức này đi theo đúng
định hƣớng đã đề ra.
- Trình độ cán bộ,nhân viên:
Chất lƣợng công nhân viên trong các tổ chức bảo lãnh đƣợc xem xét ở
các khía cạnh đó là chuyên môn nghiệp vụ, đạo đức nghề nghiệp, năng lực
trong thẩm định dự án đầu tƣ, phƣơng án kinh doanh của các doanh nghiệp
đề nghị bảo lãnh. Trình đô của đội ngũ này ảnh hƣởng đến quá trình thẩm
định dự án, đánh giá tài sản thế chấp, giám sát quá trình sử dụng tiền vay hay
xử lý các tình huống phát sinh trong quan hệ tín dụng giúp tổ chức bảo lãnh
có thể ngăn ngừa, hoặc giảm nhẹ thiệt hại khi những rủi ro xảy ra.
- Cơ cấu tổ chức điều hành

Khả năng quản lý và điều hành cũng nhƣ vấn đề kiểm tra và giám sát
nội dung hoạt động của tổ chức bảo lãnh ảnh hƣởng rất lớn tới hiệu quả hoạt
động và mục tiêu hỗ trợ bảo lãnh. Bộ máy quản lý và điều hành của quỹ phải
là những ngƣời có trình độ chuyên môn giỏi, nhất là các kiến thức về đánh giá
doanh nghiệp, nghiệp vụ tín dụng ngân hàng và cũng phải là những ngƣời có
trách nhiệm và đạo đức nghề nghiệp. Nếu không ngân hàng cũng ngại ngần
khi cho vay.
- Quy trình thực hiện bảo lãnh
Đây là những trình tự, những giai đoạn, những bƣớc, công việc cần
phải thực hiện theo một thủ tục nhất định trong việc bảo lãnh, bắt đầu từ việc
xét đơn xin bảo lãnh của khách hàng đến khi tất toán bảo lãnh nhằm đảm bảo
yêu cầu an toàn. Chất lƣợng của một bảo lãnh tuỳ thuộc vào việc lập ra một
quy trình thực hiện đảm bảo tính logic, khoa học và việc thực hiện tốt các
bƣớc trong quy trình bảo lãnh cũng nhƣ sự phối hợp chặt chẽ, nhịp nhàng
giữa các bƣớc.
18


×