Tải bản đầy đủ (.pdf) (87 trang)

LUẬN văn hợp tác xã kiểu mới trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn ở nghệ an

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (741.73 KB, 87 trang )

LUẬN VĂN:
Hợp tác xã kiểu mới trong quá trình công
nghiệp hóa, hiện đại hoá nông nghiệp, nông
thôn ở Nghệ An


MỞ ĐẦU

1. Tính cấp thiết của đề tài
Hợp tác xã là hình thức tổ chức thích hợp để góp phần phát triển kinh tế- xã hội, cải
thiện đời sống văn hoá, tinh thần cho nhân dân, xoá đói giảm nghèo một cách bền vững,
dần đưa tinh thần hợp tác thành văn hoá trong xã hội. Thực hiện chiến lược phát triển kinh
tế- xã hội 10 năm 2001- 2010, chủ trương của Đảng về phát triển kinh tế tập thể mà nòng
cốt là hợp tác xã là một trong những biện pháp quan trọng để phát huy sức mạnh toàn dân
tộc, đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá, xây dựng và bảo vệ đất nước. Tổng kết 5
năm thực hiện chuyển đổi hợp tác xã theo luật hợp tác xã (1996), hội nghị TW5 khoá IX
(3/2002) đã ra nghị quyết về “tiếp tục đổi mới, phát triển và nâng cao hiệu quả kinh tế tập
thể”. Trên cơ sở nghị quyết của Đảng và thực tiễn hoạt động của hợp tác xã kiểu mới, ngày
26-11-2003, tại kì họp thứ 4 Quốc hội khoá XI đã thông qua luật Hợp tác xã sửa đổi (năm
2003), có hiệu lực thi hành từ ngày 1-7-2004
Thực hiện đường lối đổi mới HTX của Đảng, hầu hết các địa phương đều đã tập
trung chỉ đạo chuyển đổi HTX kiểu cũ sang HTX kiểu mới cho phù hợp với nền kinh tế thị
trường và đặc điểm của hộ kinh tế cá thể dựa trên quyền tự chủ sản xuất kinh doanh. Xuất
phát từ đặc điểm kinh tế xã hội của từng địa phương, sự vận dụng sáng tạo đường lối đổi
mới HTX của cấp uỷ Đảng, chính quyền các cấp, việc chuyển đổi các HTX đã diễn ra hết
sức đa dạng và phong phú. Đáng chú ý là đã xuất hiện nhiều mô hình HTX kiểu mới làm ăn
có hiệu quả, đáp ứng nguyện vọng và lợi ích của xã viên đặc biệt trong quá trình chuyển đổi
sang sản xuất nông nghiệp hàng hoá. Do vậy, việc nghiên cứu kinh tế hợp tác xã vẫn là vấn đề
cấp bách cả về lí luận và thực tiễn.
Nghệ An là tỉnh nông nghiệp ở vùng đồng bằng duyên hải miền Trung, có nhiều
điều kiện tự nhiên và xã hội thuận lợi cho việc phát triển một nền nông nghiệp sản xuất


hàng hoá. Từ khi luật Hợp tác xã đi vào thực tiễn, cùng với cả nước, HTX kiểu mới trên
địa bàn tỉnh Nghệ An đã có những bước phát triển đáng ghi nhận, đáp ứng được một phần
nhu cầu của những người lao động, hộ sản xuất kinh doanh nông nghiệp, đóng góp quan
trọng vào quá trình phát triển kinh tế- xã hội của địa phương. Tuy nhiên trong quá trình


hoạt động, HTX kiểu mới ở Nghệ An còn bộc lộ nhiều hạn chế và yếu kém. Thực tế, việc
chuyển đổi của nhiều HTX còn mang nặng tính hình thức, phát triển chậm chạp, lợi ích đem
lại cho các thành viên chưa nhiều, số người lao động thực sự tham gia còn ít…
Có nhiều nguyên nhân để lí giải cho thực trạng đó của HTX kiểu mới ở Nghệ An và
khắc phục được những khó khăn này sẽ giúp HTX phát triển có hiệu quả, phát huy vai trò
hỗ trợ đắc lực cho kinh tế hộ và trang trại, gắn với quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá
nông nghiệp nông thôn. Với lí do đó, tôi chọn đề tài: “Hợp tác xã kiểu mới trong quá
trình công nghiệp hóa, hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn ở Nghệ An” làm luận văn
thạc sĩ kinh tế, chuyên ngành kinh tế chính trị, nhằm góp phần giải quyết những vấn đề
đang đặt ra trong quá trình phát triển kinh tế- xã hội ở địa phương.
2. Tình hình nghiên cứu
Trên cơ sở quán triệt nghị quyết của Đảng về tiếp tục đổi mới, phát triển và nâng
cao hiệu quả kinh tế tập thể và thực tế triển khai mô hình hợp tác xã kiểu mới, thời gian
vừa qua vấn đề HTX nói chung đã trở thành chủ đề được nhiều nhà khoa học quan tâm
nghiên cứu dưới nhiều góc độ, phạm vi khác nhau. Tiêu biểu là những công trình đã được
công bố như:
- Phạm Thị Cần, Vũ Văn Phúc, Nguyễn Văn Kỷ: “Kinh tế hợp tác trong nông
nghiệp nước ta hiện nay”, Nxb Chính trị quốc gia, Hà nội, 2003. Các tác giả đã tập trung
phân tích những vấn đề lý luận và thực tiễn về kinh tế hợp tác, hợp tác xã; sự cần thiết
khách quan phải lựa chọn các mô hình kinh tế hợp tác, hợp tác xã phù hợp với đặc điểm,
điều kiện kinh tế nông nghiệp nông thôn nước ta. Từ đó đề xuất những giải pháp phát triển
các mô hình kinh tế hợp tác, hợp tác xã trong nông nghiệp nông thôn ở Việt Nam hiện nay.
- Lương Xuân Quỳ, Nguyễn Thế Nhã: “Đổi mới tổ chức và quản lý các hợp tác xã
trong nông nghiệp, nông thôn”, Nxb Nông nghiệp, Hà nội, 1999. Trong công trình này, các

tác giả đã trình bày cơ sở lý luận và thực tiễn để phát triển kinh tế hợp tác trong nông
nghiệp, nông thôn Việt Nam; khái quát quá trình phát triển các hình thức tổ chức và quản
lí HTX giai đoạn trước năm 1986 và từ 1986 đến nay. Từ thực trạng phát triển mô hình tổ
chức quản lý các HTX ở nông thôn của một số địa phương miền Bắc tiêu biểu, các tác giả
cũng đã đưa ra những phương hướng và giải pháp cụ thể để xây dựng mô hình tổ chức và


quản lý có hiệu quả các HTX.
- Nguyễn Văn Bình, Chu Tiến Quang, Lưu Văn Sùng: “Kinh tế hợp tác, hợp tác xã
ở Việt Nam- Thực trạng và định hướng phát triển”, Nxb Nông nghiệp, Hà nội, 2001. Các
tác giả đã hệ thống hoá quá trình hình thành, phát triển các loại hình kinh tế hợp tác, HTX
trên thế giới và ở Việt Nam với những thành công và tồn tại, từ đó xây dựng những định
hướng phát triển phù hợp với đường lối đổi mới của Đảng và Nhà nước trong TKQĐ.
- GS, TS Hồ Văn Vĩnh: “Phát triển hợp tác xã nông nghiệp trong thời kì công
nghiệp hoá, hiện đại hoá ở nước ta”, Tạp chí Cộng sản, số 8-2005. Ở bài viết này, tác giả
đã bàn đến những cách thức chuyển đổi HTXNN kiểu cũ sang HTXNN kiểu mới trên cơ
sở quán triệt đường lối đổi mới HTXNN của Đảng. Tác giả cũng đã nêu lên mối quan hệ
tác động qua lại giữa HTXNN và CNH, HĐH, đồng thời nêu ra những nguyên nhân của sự
khó khăn khi phát triển HTXNN trong thời kì mới và những giải pháp để tháo gỡ khó khăn
này.
- PGS, TS Vũ Văn Phúc “Về chế độ kinh tế hợp tác xã ở nước ta”, Tạp chí Lí luận
chính trị, số 1-2002.
- PGS Hoàng Việt: “Tiếp tục đổi mới và phát triển kinh tế hợp tác trong nông
nghiệp”, Tạp chí Cộng sản, số 19- 2002.
- TS Phạm Quang Phan và TS Nguyễn Văn Linh: “Bàn về vai trò kinh tế hợp tác
trong nền kinh tế quá độ ở Việt Nam”, Tạp chí Kinh tế và phát triển, số 36-2002”.
Cùng một số luận văn, luận án bàn về kinh tế tập thể nói chung, HTX nói riêng.
Nhìn chung, các công trình trên đã nghiên cứu, đề cập đến nhiều khía cạnh của
HTX, song chưa có đề tài, công trình nào nghiên cứu cụ thể về HTX kiểu mới trong quá
trình CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn ở Nghệ An một cách cơ bản, toàn diện và có hệ

thống.
3. Mục đích và nhiệm vụ của luận văn
 Mục đích
Khảo sát, đánh giá hoạt động của HTX kiểu mới ở Nghệ An từ khi Luật HTX năm
1996 có hiệu lực đến nay, gắn với việc thực hiện nghị quyết số 5 NQ/TW “về đẩy nhanh
CNH, HĐH nông nghiệp nông thôn thời kỳ 2001- 2010” của BCH TW khoá IX. Từ đó


luận văn đề xuất một số phương hướng, giải pháp tiếp tục hoàn thiện HTX kiểu mới ở
Nghệ An trong thời gian tới.
 Nhiệm vụ
- Hệ thống hoá các vấn đề lí luận cơ bản về HTX kiểu mới
- Khảo sát, phân tích, đánh giá thực trạng của HTX kiểu mới ở Nghệ An
- Đề xuất phương hướng, giải pháp tiếp tục phát triển, hoàn thiện HTX kiểu mới ở
Nghệ An trong thời gian tới.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Luận văn tập trung nghiên cứu, khảo sát tình hình phát triển HTX ở Nghệ An trong
quá trình CNH, HĐH nông nghiệp nông thôn, chủ yếu là các HTXNN kể từ khi luật HTX
năm 1996 có hiệu lực thi hành đến nay.
5. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu của luận văn
 Cơ sở lý luận
Luận văn được nghiên cứu dựa trên cơ sở lý luận của chủ nghĩa Mác- Lênin, tư
tưởng Hồ Chí Minh; đường lối, quan điểm, những tổng kết kinh nghiệm của Đảng và
những chính sách, pháp luật của Nhà nước.
 Phương pháp nghiên cứu
Để thực hiện những nhiệm vụ đã đề ra, tác giả vận dụng những phương pháp chung
của kinh tế chính trị như: phương pháp duy vật lịch sử của chủ nghĩa Mác Lênin, phương
pháp trừu tượng hoá khoa học, phương pháp kết hợp lôgíc với lịch sử, kết hợp lý luận với
thực tiễn, đồng thời tiến hành khảo sát thực tế để từ đó phân tích, tổng hợp, thống kê, so
sánh.

6. Những đóng góp về khoa học của luận văn
Luận văn đã hệ thống những vấn đề lý luận cơ bản về HTX kiểu mới, trên cơ sở đó
khảo sát, đánh giá thực trạng phát triển HTX ở Nghệ An, xác định nguyên nhân của những
tồn tại yếu kém, từ đó đề xuất các giải pháp phát triển, hoàn thiện HTX kiểu mới ở địa
phương
7. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn


- Luận văn vận dụng lý luận về HTX và khảo sát HTX kiểu mới trong quá trình CNH,
HĐH nông nghiệp nông thôn ở Nghệ An để phục vụ cho việc nghiên cứu cũng như công tác
giảng dạy của bản thân
- Luận văn góp phần cung cấp thêm cơ sở khoa học cho các cơ quan, ban ngành
của tỉnh có thể tham khảo để lãnh đạo thực hiện có hiệu quả HTX kiểu mới ở Nghệ An
trong thời gian tới
8. Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục, luận văn
được kết cấu gồm 3 chương, 6 tiết.


Chương 1
MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN
VỀ PHÁT TRIỂN HỢP TÁC XÃ KIỂU MỚI

1.1.

CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA VIỆC PHÁT TRIỂN HỢP

TÁC XÃ KIỂU MỚI
1.1.1. Lý luận về HTX và vai trò kinh tế hợp tác xã theo quan điểm của chủ
nghĩa Mác – Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh

* Khái niệm hợp tác xã:
Hợp tác, với tư cách là đặc tính xã hội của lao động, được thực hiện từ khi loài
người xuất hiện và ngày càng phát triển như là hình thức tất yếu trong lao động sản xuất và
hành động kinh tế của con người. Nhận định về quá trình sản xuất của con người, Các Mác
đã từng chỉ rõ: “Người ta không thể sản xuất được nếu không kết hợp với nhau theo một
cách nào đó để hoạt động chung và để trao đổi hoạt động với nhau. Muốn sản xuất được,
người ta phải có những mối liên hệ và quan hệ nhất định với nhau và quan hệ của họ với
giới tự nhiên, tức là việc sản xuất, chỉ diễn ra trong khuôn khổ và những mối liên hệ và
quan hệ xã hội đó” [24, tr. 552]. Có thể nói, hợp tác là một phạm trù rộng, quá trình thực
hiện nó biểu hiện ra ở nhiều hình thức và cấp độ khác nhau, từ đơn giản đến phức tạp, từ
đơn ngành đến đa ngành. Mỗi loại hình kinh tế hợp tác phản ánh đặc điểm, trình độ phát
triển của lực lượng sản xuất và hình thức phân công lao động tương ứng, trong đó kinh tế
hợp tác phát triển và được tổ chức ở trình độ cao chính là các hợp tác xã.
Hợp tác xã xuất hiện trong nền kinh tế thị trường tư bản chủ nghĩa (giữa thế kỉ
XIX), bởi trong nền kinh tế tự do cạnh tranh, để có thể tồn tại và phát triển, những người
sản xuất nhỏ cần phải hợp sức, hợp vốn với nhau chống lại sự chèn ép, khống chế và bần
cùng hoá của tư bản lớn. Từ đây đã tạo cơ sở cho sự liên kết, hợp tác giữa những người lao
động tự nguyện, dân chủ, bình đẳng. Trên thực tế, ở mỗi nước có những điều kiện kinh tế xã hội khác nhau nên sự ra đời và phát triển của các hợp tác xã có những đặc điểm khác
nhau nhưng nói chung, hợp tác xã là động lực kinh tế - xã hội quan trọng, có nhiều đóng
góp vào phúc lợi của dân chúng ở nhiều quốc gia.


Được thành lập từ tháng 8/1895 tại Luân Đôn (Anh), liên minh Hợp tác xã quốc tế
(International Cooperative Alliance - ICA) đã định nghĩa hợp tác xã như sau: “Hợp tác xã
là một hình thức tự trị của những người tự nguyện liên hiệp lại để đáp ứng các nhu cầu và
nguyện vọng chung của họ về kinh tế, xã hội và văn hoá thông qua một xí nghiệp cùng sở
hữu và quản lý dân chủ” [6, tr.18]. Tổ chức lao động quốc tế (ILO) định nghĩa: HTX là sự
liên kết của những người đang gặp phải những khó khăn kinh tế giống nhau, tự nguyện
liên kết nhau lại trên cơ sở bình đẳng quyền lợi và nghĩa vụ, sử dụng tài sản mà họ đã
chuyển giao vào HTX phù hợp với các nhu cầu chung và giải quyết những khó khăn đó

chủ yếu bằng sự tự chủ, tự chịu trách nhiệm và bằng cách sử dụng các chức năng kinh
doanh trong tổ chức hợp tác phục vụ cho lợi ích vật chất và tinh thần chung.
Mặc dù có nhiều định nghĩa khác nhau về hợp tác xã song các loại hình HTX trên
thế giới đều có những đặc điểm chung như: là tổ chức kinh tế do các chủ thể kinh tế tự
nguyện góp vốn, góp sức hình thành; hoạt động chủ yếu nhằm mục đích phục vụ hoạt
động kinh tế của các thành viên tham gia với phương châm giúp đỡ lẫn nhau; nguyên tắc
cơ bản của HTX là tự nguyện, bình đẳng, cùng có lợi và quản lý dân chủ …
Ở nước ta, khi bắt đầu công cuộc xây dựng CNXH, chúng ta thường dùng các khái
niệm: tổ đổi công, tập đoàn sản xuất, HTX bậc thấp, bậc cao... Vào thời kỳ này, kinh tế
HTX phát triển mạnh và đã có nhiều đóng góp quan trọng trong xây dựng nông thôn và
phát triển cộng đồng. Sau khoán 10, các HTX và tập đoàn sản xuất bắt đầu tan rã, trên diễn
đàn khoa học và đời sống hàng ngày, khái niệm "hợp tác xã" ít được đề cập đến. Nhiều
nhận thức không đúng về kinh tế hợp tác cùng với những lúng túng trong việc tìm tòi, thử
nghiệm mô hình HTX kiểu mới đã đặt ra yêu cầu phải đổi mới cả về nội dung và phương
thức hoạt động của HTX cho phù hợp với cơ chế kinh tế mới khi đất nước bước vào thời
kỳ đổi mới.
Trước yêu cầu đó của thực tiễn, nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VIII
(1996) đã đề ra nhiệm vụ phải xây dựng HTX kiểu mới. Tháng 3/1996, tại kỳ họp thứ 9,
Quốc hội khoá IX đã ban hành Luật HTX để tạo cơ sở pháp lý cho việc tổ chức và hoạt
động của HTX trong nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần vận hành theo cơ chế thị
trường có sự quản lý của Nhà vước theo định hướng XHCN.


Theo Luật này, HTX được định nghĩa:
Hợp tác xã là tổ chức kinh tế tự chủ do những người lao động có nhu cầu, lợi
ích chung, tự nguyện cùng góp vốn, góp sức lập ra theo quy định của pháp luật để
phát huy sức mạnh của tập thể và của từng xã viên nhằm giúp nhau thực hiện có
hiệu quả hơn các hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ và cải thiện đời sống, góp
phần phát triển kinh tế - xã hội của đất nước [22, tr.6]
Sự ra đời của Luật HTX đánh dấu một bước phát triển quan trọng trong tiến trình

đổi mới HTX, mở ra một môi trường thể chế thuận lợi để HTX tiếp tục phát triển.
Tổng kết 5 năm thực hiện chuyển đổi, thành lập HTX theo Luật HTX (năm 1996),
hội nghị Trung ương 5 khoá IX (3/2002) đã ra Nghị quyết về "tiếp tục đổi mới, phát triển
và nâng cao hiệu quả kinh tế tập thể" để lãnh đạo sự phát triển kinh tế tập thể mà nòng cốt
là HTX. Trên cơ sở nghị quyết của Đảng và thực tiễn hoạt động của HTX kiểu mới, ngày
26-11-2003, tại kỳ họp thứ 4, Quốc hội khoá XI đã thông qua Luật HTX sửa đổi, bổ sung
(Luật HTX năm 2003). Theo đó, HTX được định nghĩa:
Hợp tác xã là tổ chức kinh tế tập thể do các cá nhân, hộ gia đình, pháp nhân
(sau đây gọi chung là xã viên) có nhu cầu, lợi ích chung, tự nguyện góp vốn, góp
sức lập ra theo quy định của Luật này để phát huy sức mạnh tập thể của từng xã viên
tham gia hợp tác xã, cùng giúp nhau thực hiện có hiệu quả các hoạt động sản xuất, kinh
doanh và nâng cao đời sống vật chất, tinh thần, góp phần phát triển kinh tế - xã hội của
đất nước.
Hợp tác xã hoạt động như một loại hình doanh nghiệp, có tư cách pháp nhân,
tự chủ, tự chịu trách nhiệm về các nghĩa vụ tài chính trong phạm vi vốn điều lệ, vốn
tích luỹ và các nguồn vốn khác của hợp tác xã theo quy định của pháp luật [23, tr.6]
Các HTX hoạt động theo Luật HTX năm 1996 và Luật HTX sửa đổi năm 2003
được gọi chung là HTX kiểu mới (để phân biệt với mô hình HTX trước đổi mới), tuỳ từng
ngành nghề, lĩnh vực kinh tế mà hình thành các mô hình có tính đặc trưng, đặc thù riêng
biệt.
* Quan điểm của chủ nghĩa Mác- Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh về HTX


Trong di sản lý luận của chủ nghĩa Mác- Lênin, chế độ HTX có vai trò, ý nghĩa đặc
biệt. Mặc dù so với các vấn đề khác mà các nhà kinh điển chủ nghĩa Mác đã đề cập, các
ông không có điều kiện đi sâu nghiên cứu vấn đề nông nghiệp, nông thôn và nông dân,
nhưng khi bàn về quá trình đưa nông nghiệp, nông dân lên CNXH, các ông đều nhấn mạnh
vai trò quan trọng của kinh tế hợp tác, coi đó là hình thức thích hợp để nhân lên sức mạnh
tiềm ẩn trong người nông dân và là con đường để đưa nông dân đi đến ấm no, hạnh phúc mục tiêu của CNXH.
Xuất phát từ những tiền đề kinh tế nảy sinh từ trong lòng xã hội tư bản, Các Mác và

Ăngghen thấy rằng để có thể đứng vững được, những người sản xuất nhỏ cần phải hợp
sức, hợp vốn với nhau dưới hình thức tổ chức HTX. Mục tiêu của các HTX không phải vì
lợi nhuận mà là vì sự hỗ trợ, giúp đỡ lẫn nhau để có thể cạnh tranh với tư bản lớn. Các
HTX đã chứng tỏ sức sống của mình trong nền kinh tế tự do cạnh tranh. Cuộc khủng
hoảng kinh tế vào cuối thế kỷ XIX gây nên tình trạng hạ giá nông sản ở khắp nơi, tuy
nhiên, các HTX không những không bị tan rã mà lại còn phát triển mạnh ở các nước phụ
thuộc vào sự trao đổi quốc tế.
Ăngghen cho rằng: "Trong bước quá độ lên nền kinh tế cộng sản chủ nghĩa đầy đủ,
chúng ta sẽ phải áp dụng trên quy mô lớn nền sản xuất hợp tác xã với tính cách là một
khâu trung gian - điều đó Mác và tôi không bao giờ hoài nghi cả" [25, tr.568-569]. Mác và
Ăngghen thấy được tiềm năng XHCN của phong trào HTX sẽ được phát huy dưới chính
quyền của nhân dân, do giai cấp công nhân lãnh đạo, dưới sự tác động của quan hệ sản
xuất XHCN (chế độ công hữu về ruộng đất và các tư liệu sản xuất cơ bản khác). Trong
điều kiện ấy, hợp tác sẽ là con đường giản đơn nhất, dễ dàng nhất, dễ tiếp thu nhất đối với
nông dân nói riêng và đối với những người sản xuất nhỏ nói chung. Mặt khác, kinh tế hợp
tác xã là dòng kinh tế mang tính chất nhân đạo, đối lập với mặt phi nhân, phi văn hoá của
thị trường tư bản. Mục tiêu của hợp tác xã không phải vì lợi nhuận tối đa mà vì sự hỗ trợ,
giúp đỡ lẫn nhau giữa các thành viên tham gia hợp tác, những người quản lý điều hành
HTX không phải vì có nhiều vốn góp mà vì sự tín nhiệm của các thành viên, mọi người
tham gia hợp tác xã đều có quyền hạn ngang nhau, không phụ thuộc vào vốn góp nhiều


hay ít. Chính vì vậy, HTX là mô hình mà Mác và Ăngghen khuyến khích mở rộng dưới
CNTB.
Kế tục tư tưởng của Các Mác và Ăngghen, bằng phương pháp biện chứng Mácxít
và hoạt động thực tiễn của mình, V.I.Lênin đã có nhiều đóng góp quan trọng vào hệ thống
lý luận về kinh tế hợp tác và hợp tác xã.
Trong tác phẩm "Bàn về chế độ hợp tác xã", Lênin đã nghiên cứu con đường hợp
tác hoá trong điều kiện ở một nước tư bản chủ nghĩa trung bình như nước Nga để đưa nông
dân đi lên CNXH. Đây là tác phẩm chứa đựng những vấn đề lý luận cơ bản về chế độ HTX

dưới CNXH. Lênin cho rằng, để lôi cuốn nông dân tham gia vào công cuộc xây dựng
CNXH, cần phải quan tâm tới vấn đề hợp tác. HTX không chỉ có vai trò quan trọng trong
liên minh lao động, tổ chức sản xuất và tiêu thụ nông sản mà còn đảm bảo được quyền lợi
cho nông dân. Lênin đã triển khai chương trình phát triển hợp tác hoá như một phương
thức cơ bản để tiến lên CNXH ở một nước có đông dân cư nông nghiệp. Lênin viết:
"Chế độ ấy (tức chế độ hợp tác xã) có một ý nghĩa đặc biệt trước hết là về
phương diện nguyên tắc (nhà nước nắm quyền sở hữu tư liệu sản xuất), sau nữa
là về phương diện bước quá độ sang một chế độ mới bằng con đường giản đơn
nhất, dễ dàng nhất, dễ tiếp thu nhất đối với người nông dân" [19, tr.442].
Chế độ kinh tế hợp tác là bước quá độ để đưa kinh tế tiểu nông đi lên CNXH. Khi
xây dựng, phát triển được "chế độ của những xã viên HTX văn minh" thì mới "là chế độ
XHCN" [19, tr.425]. Ý nghĩa đặc biệt này của chế độ HTX cũng đồng nhất với ý nghĩa và
mục tiêu của CNXH. Lênin quan niệm: " Khi nhân dân đã vào hợp tác xã tới một mức
đông nhất, thì CNXH tự nó sẽ thực hiện" [19, tr.421] và " nếu không kể những tô
nhượng..., thì thường thường trong hoàn cảnh nước ta, chế độ HTX là hoàn toàn đồng nhất
với CNXH" [19, tr.427]. Hoặc" nếu chúng ta tổ chức được toàn thể nông dân vào HTX thì
chúng ta đứng vững được hai chân trên miếng đất XHCN nhưng điều kiện đó bao hàm
trình độ văn hoá nhất định của nông dân" [19, tr.428] và "khi các tư liệu sản xuất đã thuộc
về xã hội, khi giai cấp vô sản, với tư cách là giai cấp, đã thắng giai cấp tư sản - thì chế độ
đó của xã viên HTX văn minh là chế độ XHCN" [19, tr.425].


Bàn về bản chất của mô hình kinh tế hợp tác trong những chế độ xã hội khác nhau.
V.I.Lênin cho rằng: "Trong một nước tư bản chủ nghĩa, HTX là những tổ chức tư bản tập
thể", thì dưới chế độ XHCN, chế độ HTX là "chủ nghĩa tư bản nhà nước, hoặc ít ra cũng
cần phải viện đến một cái gần giống như chủ nghĩa tư bản nhà nước"[19, tr.425]. Chế độ
đó phải đa dạng về hình thức, phong phú về nội dung hợp tác; trong quá trình xây dựng
phải đi từ thấp đến cao và phải căn cứ vào trình độ phát triển của lực lượng sản xuất, khoa
học kỹ thuật và trình độ tổ chức, quản lý; căn cứ vào đặc điểm của nền kinh tế, tâm lý của
người nông dân. Đặc biệt, để phát triển vững chắc loại hình tổ chức kinh tế này, vai trò của

nhà nước là rất quan trọng. Nhà nước cần phải xác định những cơ chế, chính sách, thể thức
khuyến khích, giúp đỡ "có hiệu quả các HTX và đào tạo những xã viên HTX văn minh".
Với tư cách là "bà đỡ", nhà nước "phải cho chế độ HTX hưởng một số những đặc quyền
kinh tế, tài chính, ngân hàng; sự ủng hộ mà nhà nước XHCN của chúng ta mang lại cho
nguyên tắc tổ chức mới của dân cư phải là như vậy". Lênin còn đưa ra nhiều luận điểm
quan trọng về phương châm, nguyên tắc xây dựng HTX, về vai trò trách nhiệm của chính
quyền Xôviết đối với HTX...
Có thể thấy những vấn đề mà Các Mác, Ăngghen và Lênin đề cập về HTX là những
chỉ dẫn hết sức quý báu trong việc xây dựng đường lối, chiến lược, chính sách đối với
nông nghiệp, nông thôn, nông dân; đối với việc xây dựng kinh tế hợp tác và hợp tác xã
trên con đường đi lên CNXH. Tuy nhiên, sự phác thảo của Các Mác và Ăngghen về con
đường hợp tác hoá nông nghiệp là trong điều kiện nghiên cứu ở các nước tư bản phát triển;
V.I.Lênin phát triển lý luận về HTX trong điều kiện một nước tư bản chủ nghĩa trung bình.
Điều đó cho thấy sự vận dụng những quan điểm trên rất cần phải tính đến những đặc thù
của mỗi nước, trong đó có Việt Nam.
Phát triển sáng tạo lý luận Mác- Lênin trong việc hình thành đường lối phát triển
nông nghiệp và nông thôn Việt Nam, Hồ Chí Minh đã hiện thực hoá và hoàn thiện lý luận
đó ở một nước nông nghiệp lạc hậu, tiến lên CNXH bỏ qua chế độ TBCN. Theo chủ tịch
Hồ Chí Minh, hợp tác hoá nông nghiệp, xây dựng hợp tác xã là con đường đúng đắn và
phù hợp để đưa nông dân tới cuộc sống ấm no, hạnh phúc. Hồ Chí Minh đã đề cập đến
hình thức kinh tế hợp tác xã từ rất sớm và chủ trương một con đường hợp tác hoá mang tính


đặc thù của Việt Nam trên cơ sở theo dõi, tổng kết, kế thừa kinh nghiệm hợp tác hoá ở Liên
Xô, Trung Quốc và nhiều nước XHCN. Người viết: “HTX là hợp vốn, hợp sức với nhau. Vốn
nhiều, sức mạnh thì khó nhọc ít mà lợi nhiều” [26, tr.215]. Theo quan điểm của Người, HTX
là một hình thức tổ chức kinh tế “hợp vốn, hợp sức” với nhau để cùng hoạt động. Sự hợp
vốn ở đây không chỉ đơn thuần là một phép tính cộng, mà sự hợp tác đó nhằm có vốn
nhiều, thêm sức mạnh, giảm bớt khó khăn đưa lại lợi ích nhiều hơn. Đây là mô hình được
tổ chức trên cơ sở hợp lực để có lợi cho mọi người.

Năm 1927, trong tác phẩm “Đường cách mệnh”, Hồ Chí Minh đã đề cập tương đối
toàn diện các hình thức tổ chức HTX. Lý luận về hợp tác xã, về kinh tế hợp tác được Hồ
Chủ tịch tiếp tục bổ sung, hoàn thiện trong điều kiện Đảng ta trở thành Đảng cầm quyền.
Đến cuối những năm 50, đầu những năm 60 của thế kỷ 20, quan niệm về hợp tác xã nằm
trong tổng thể đường lối cải tạo XHCN, xây dựng CNXH ở miền Bắc, là một bộ phận cấu
thành cơ bản trong tư tưởng Hồ Chí Minh về kinh tế cũng như tư tưởng về CNXH và con
đường đi lên CNXH ở nước ta.
Khi bàn đến vai trò của hợp tác xã, chủ tịch Hồ Chí Minh đã nêu lên 3 luận điểm
quan trọng:
Một là, HTX cải thiện đời sống cho xã viên, làm cho họ được ấm no, hạnh phúc,
giàu mạnh và được học hành. Người nhấn mạnh, HTX có làm được điều đó thì dân mới tin
vào HTX, còn HTX mà không thấy ích lợi gì thì người ta cũng chẳng muốn vào. Người
nói: “Việt Nam là một nước sống về nông nghiệp. Nền kinh tế của ta lấy canh nông làm
gốc. Trong công cuộc xây dựng nước nhà, chính phủ trông mong vào nông dân, trông cậy
vào nông nghiệp một phần lớn. Nông dân ta giàu thì nước ta giàu, nông nghiệp muốn thịnh
thì cần có HTX” [27, tr.77]. Từ nhận định đó, một trong những giải pháp mà Hồ Chủ tịch
đưa ra nhằm đưa nông nghiệp thoát khỏi tình trạng lạc hậu, nông dân thoát khỏi đói nghèo
là phải xây dựng tốt phong trào tổ đổi công, trên cơ sở đó sẽ xây dựng HTXNN từ thấp
đến cao. Người nhấn mạnh:
Chúng ta nhất định phải nâng cao dần đời sống của đồng bào nông dân.
Nhưng nếu nông dân cứ làm ăn riêng lẻ thì đời sống không thể nâng cao. Muốn
nâng cao đời sống thì chỉ có một cách là tổ chức nông dân làm ăn tập thể, tức là


tổ chức nông dân vào HTXNN. Tổ chức HTX tốt thì mới có thể tăng gia sản
xuất, thực hành tiết kiệm, do đó mà nâng cao dần đời sống vật chất và văn hoá
của người dân và củng cố khối liên minh công nông [28, tr.61].
Hai là, HTX phải chủ lực trong việc giải quyết những công việc lớn như: chống
hạn, lũ lụt, thuỷ lợi…Bởi những khâu này cần đến sức lực của nhiều người, phải nhiều
người cùng chung sức, chung lòng mới làm được và có như vậy mới đem đến lợi ích cho

dân, cho xã hội. Mặt khác, HTX phải xây dựng kế hoạch về sản xuất, về lao động, về kỹ
thuật, về tài vụ. Có như vậy mới đảm bảo cho hoạt động của HTX chủ động và sử dụng có
hiệu quả các nguồn lực phát triển, không phải là hoạt động tự phát đến đâu hay đến đó.
Ba là, các HTX phải giúp đỡ và học hỏi lẫn nhau, trao đổi sáng kiến kinh nghiệm
cho nhau. Như vậy HTX không phải chỉ đóng cửa trong nội bộ mà để tạo nền tảng cho nền
kinh tế và HTX phát triển kinh nghiệm trong hoạt động sản xuất, kinh doanh, là sự chia sẻ
thông tin cho nhau về các mặt tổ chức quản lý, khoa học kỹ thuật và cả sự hỗ trợ khi gặp
rủi ro trong kinh doanh. Có như vậy HTX mới có thể vững mạnh được. Hồ Chí Minh cũng
khẳng định, muốn tổ chức HTX thành công, hoạt động có hiệu quả thì không chỉ nhận thức
đúng về lý luận mà trong chỉ đạo thực hiện cần phải có phương châm, phương pháp và
nguyên tắc phù hợp. Trong tư tưởng Hồ Chí Minh về HTX, Người cũng đã khái quát và
xây dựng thành hệ thống các nguyên tắc bảo đảm cho quá trình hợp tác hoá diễn ra phù
hợp với các quy luật khách quan và điều kiện Việt Nam, trong đó nổi bật là nguyên tắc tự
nguyện, bình đẳng, cùng có lợi và quản lý dân chủ. Những chỉ dẫn đó của chủ tịch Hồ Chí
Minh về kinh tế hợp tác và HTX đã định hướng cho việc hoạch định đường lối, chính sách
của Đảng và Nhà nước về vấn đề này trong nhiều thời kỳ lịch sử của cách mạng Việt Nam.
Cùng với chủ nghĩa Mác- Lênin, hệ thống tư tưởng về HTX của Người đến nay vẫn còn
nguyên giá trị.
1.1.2. Quá trình phát triển nhận thức để đi đến hợp tác xã kiểu mới ở nước ta
Có thể nói, chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước ta trong việc chỉ đạo xây
dựng các HTXNN theo mô hình hợp tác hóa - tập thể hoá được đề cập sớm, ngay từ những
năm 50, đầu những năm 60, trong thời kỳ đẩy mạnh cải tạo XHCN ở miền Bắc. Trên cơ sở
thực hiện các chỉ thị, hướng dẫn về phát triển HTX của Đảng, đến cuối những năm 60,


nông nghiệp miền Bắc nước ta đã thu được nhiều thắng lợi, phong trào HTX đã góp phần
quan trọng vào việc khôi phục nền kinh tế, thúc đẩy sản xuất nông nghiệp, nâng cao đời
sống nông dân, cung cấp nhiều nông sản cho xã hội …
Tuy nhiên, do nóng vội, chủ quan, lấy mục tiêu cải tạo XHCN là then chốt, chạy
theo số lượng, mở rộng quy mô HTX quá nhanh, không tính toán đầy đủ đến trình độ phát

triển của lực lượng sản xuất ở nông thôn cũng như bộ máy quản lý HTX cồng kềnh, năng
lực quản lý của đội ngũ cán bộ hạn chế, yếu kém, tình trạng mất dân chủ diễn ra phổ biến,
năng suất lao động ngày càng sút kém…cho nên đến những năm 70, 80 hệ thống HTX với
mô hình tổ chức kiểu cũ đã tan rã từng mảng lớn, góp phần làm cho nông nghiệp lâm vào
khủng hoảng. Thực tế đó đặt ra yêu cầu cấp thiết phải tìm ra mô hình kinh tế hợp tác phù
hợp để thay thế.
Bước vào thời kỳ đổi mới, để thực hiện nhiệm vụ cấp bách là đưa đất nước ra khỏi
khủng hoảng kinh tế, Đảng ta đã xác định vai trò quan trọng của nông nghiệp và kinh tế
nông thôn, từ đó có sự đổi mới mạnh mẽ trong cơ chế quản lý kinh tế nông nghiệp. Cùng
với quá trình đổi mới, HTX đã có nhiều thay đổi dựa trên nền tảng nhận thức mới, tư duy
mới và từng bước được hoàn thiện qua các kỳ đại hội. Nhìn chung những chủ trương,
chính sách của Đảng và Nhà nước đều thể hiện sự nhất quán đối với sự tồn tại lâu dài của
nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần trong quá trình xây dựng CNXH ở nước ta, trong
đó có kinh tế tập thể và HTX.
Trải qua gần nửa thế kỉ tiến hành hợp tác hoá nông nghiệp, chúng ta đã tích luỹ
được nhiều kinh nghiệm trong xây dựng mô hình HTX và kinh tế hợp tác. Chính từ thực
trạng khủng hoảng của mô hình HTX kiểu cũ đã dần hình thành những mô hình HTX kiểu
mới xuất phát từ sự đổi mới nhận thức và mong muốn của các hộ nông dân. Trong cơ chế
kinh tế mới, các HTX kiểu cũ càng bộc lộ sự yếu kém, lúng túng trong sản xuất kinh
doanh, sự tồn tại của nó chỉ còn là hình thức. Vấn đề đặt ra là kinh tế hợp tác và HTX thoát
khỏi khủng khoảng như thế nào, mối quan hệ của nó với kinh tế hộ và các thành phần kinh
tế khác ra sao trong điều kiện kinh tế hộ bên cạnh những thế mạnh vẫn còn nhiều hạn chế
không thể vượt qua. Thực tiễn cho thấy, kinh tế hộ càng phát triển thì nhu cầu hợp tác càng
trở nên bức thiết hơn. Chính vì vậy trong nghị quyết TW4 khoá VIII, Đảng ta xác định:


Hợp tác hóa là yêu cầu cấp bách đối với người nông dân, để phục vụ cho sản xuất của các
hộ tốt hơn, để bảo vệ lợi ích của nông dân, để nông dân không bị thua thiệt. Quan điểm của
Đảng và Nhà nước ta là tiếp tục đổi mới và hoàn thiện quan hệ sản xuất trong nông nghiệp,
nông thôn, tăng cường khuyến khích, hỗ trợ, tạo điều kiện phát triển kinh tế hợp tác và

HTX trên cơ sở liên kết, hợp tác tự nguyện ở các hộ, các trang trại bằng nhiều hình thức,
bước đi, quy mô thích hợp để nâng cao hiệu quả kinh tế - xã hội. Trong các chính sách và
giải pháp đẩy mạnh CNH, HĐH đất nước, đại hội X của Đảng nêu rõ:
Tiếp tục nghiên cứu xây dựng mô hình HTX kiểu mới trên cơ sở tổng kết các
đơn vị làm tốt để tăng sức hấp dẫn, tạo động lực cho kinh tế tập thể nhất là đối với
nông nghiệp, thủ công nghiệp. Đa dạng hoá hình thức sở hữu trong kinh tế tập thể,…
phát triển các loại hình doanh nghiệp trong HTX và các hình thức liên hiệp HTX [13,
tr.236].
Cũng tại đây, văn kiện Đại hội X khẳng định: Kinh tế nhà nước cùng với kinh tế
tập thể mà nòng cốt là HTX ngày càng trở thành nền tảng vững chắc của nền kinh tế quốc
dân. HTX ở nước ta đã được xác định vừa là tổ chức kinh tế, vừa là tổ chức xã hội, là nhân
tố quan trọng để người lao động, hộ xã viên tiếp nhận sự hỗ trợ của nhà nước, liên kết với
doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế, thực hiện liên minh công nông.
Trên cơ sở nhận thức được sự cần thiết phải xây dựng, hình thành mô hình kiểu
mới, nhiều chủ trương, đường lối của Đảng, hệ thống chính sách, pháp luật của Nhà nước
về HTX đã được ban hành, tạo khuôn khổ pháp lý để tiến hành chuyển đổi, đổi mới và tổ
chức hoạt động trong các HTX, bao gồm: Hiến pháp năm 1992, luật HTX năm 1996, luật
sửa đổi, bổ sung một số điều luật HTX năm 2003 và nhiều chính sách cụ thể khác nhằm
tạo điều kiện thuận lợi, hỗ trợ HTX phát triển, nâng cao năng suất, chất lượng hiệu quả,
sức cạnh tranh để có thể tham gia bình đẳng trong nền kinh tế thị trường gồm nhiều thành
phần kinh tế. So với mô hình HTX kiểu cũ, HTX kiểu mới có nhiều thay đổi quan trọng về
vai trò, vị trí, con người trong các quan hệ kinh tế- xã hội ở nông thôn. HTX được xác
định:
Hợp tác xã là tổ chức kinh tế tập thể do các cá nhân, hộ gia đình, pháp nhân
(sau đây gọi chung là xã viên) có nhu cầu, lợi ích chung, tự nguyện góp vốn, góp


sức lập ra theo quy định của Luật này để phát huy sức mạnh tập thể của từng xã
viên tham gia hợp tác xã, cùng giúp nhau thực hiện có hiệu quả các hoạt động sản
xuất, kinh doanh và nâng cao đời sống vật chất, tinh thần, góp phần phát triển kinh

tế - xã hội của đất nước [23, tr.6]
Sự phát triển nhận thức và tổ chức hoạt động đối với các HTX được cụ thể hoá một
cách sâu sắc ở sự hình thành các HTX kiểu mới theo những hình thức khác nhau. Luật
HTX được ban hành và có hiệu lực năm 1997, đặc biệt là sau khi có nghị quyết Đại hội lần
thứ IX của Đảng và nghị quyết số 13 ngày 18/3/2002 của Hội nghị Trung ương 5 (khoá
IX) về “tiếp tục đổi mới, phát triển và nâng cao hiệu quả kinh tế tập thể”, khu vực HTX đã
dần khôi phục tình trạng khủng hoảng, có những thay đổi quan trọng và có bước phát triển
mới. Hiện nay, cả nước có hơn 17.900 HTX, 39 liên hiệp HTX, tăng hơn so với đầu năm
2001 (14.841 HTX) là 17,8%. Các HTX đã thu hút trên 12 triệu xã viên, hộ xã viên là
người lao động, các hộ kinh tế gia đình, kinh tế cá thể, các doanh nghiệp nhỏ. Khu vực lớn
và quan trọng nhất là HTX nông nghiệp với 8.535 HTX và trên 100.000 tổ hợp tác trong
nông, lâm, diêm nghiệp, thu hút khoảng 8,3 – 8,5 triệu xã viên, hộ xã viên tham gia. Bên
cạnh đó, sự phát triển kinh tế - xã hội ở nông thôn cũng ghi nhận đóng góp của nhiều mô
hình HTX trong các lĩnh vực truyền thống như HTX tiểu thủ công nghiệp, HTX tín
dụng…và các HTX trong các ngành nghề mới xuất hiện như HTX vệ sinh- môi trường,
HTX nước sạch, HTX điện …
Hoạt động của HTX hiện nay chủ yếu là phục vụ các nhu cầu kinh tế của xã viên,
hộ xã viên và phát triển cộng đồng mà chưa tính đến kinh tế của hộ xã viên, riêng khu vực
này đã đóng góp 6,83% GDP. Thông qua các hoạt động kinh tế, xã hội của mình, các HTX
đã và đang khẳng định vai trò quan trọng không chỉ đối với sản xuất, kinh doanh và đời
sống của hàng chục triệu người dân mà còn là nhân tố không thể thay thế góp phần thúc
đẩy dân chủ hoá, bảo đảm an sinh xã hội, ổn định chính trị ở cơ sở.
1.2. PHÁT TRIỂN HTX KIỂU MỚI LÀ YÊU CẦU CẤP THIẾT TRONG QUÁ
TRÌNH CÔNG NGHIỆP HOÁ, HIỆN ĐẠI HOÁ NÔNG NGHIỆP, NÔNG THÔN
1.2.1 Đặc trưng và ưu thế của mô hình hợp tác xã kiểu mới


Từ những nội dung được quy định trong luật HTX năm 2003 và các quan điểm có
tính nguyên tắc trong xây dựng kinh tế tập thể đã nêu trong nghị quyết số 13-NQ/TW Hội
nghị lần thứ V Ban chấp hành Trung ương khoá IX về “tiếp tục đổi mới, phát triển và nâng

cao hiệu quả kinh tế tập thể”, có thể nêu lên những đặc trưng cơ bản và ưu thế của mô hình
HTX kiểu mới như sau:
Thứ nhất, về thành viên tham gia HTX
Khác với HTX kiểu cũ, thành viên HTX chỉ gồm các cá nhân, HTX kiểu mới là một
tổ chức kinh tế do các thành viên bao gồm cả cá nhân, hộ gia đình và pháp nhân (người lao
động, cán bộ, công chức, các hộ sản xuất kinh doanh, trang trại, doanh nghiệp nhỏ và vừa
thuộc các thành phần kinh tế…), cả người có ít vốn lẫn người có nhiều vốn có nhu cầu tự
nguyện cùng nhau góp vốn hoặc có thể góp sức lập ra và tự chịu trách nhiệm về các hoạt động
của mình theo quy định của pháp luật về HTX. HTX không thủ tiêu tính tự chủ sản xuất, kinh
doanh của các thành viên mà chỉ làm những gì mỗi thành viên riêng lẻ không làm được hoặc
làm không có hiệu quả để hỗ trợ cho các thành viên phát triển. Thành viên tham gia HTX vẫn
là những “đơn vị kinh tế tự chủ”.
Thứ hai, HTX tổ chức và hoạt động theo các nguyên tắc sau:
- Nguyên tắc tự nguyện:
Mọi cá nhân, hộ gia đình, pháp nhân có đủ điều kiện theo quy định của luật HTX,
tán thành điều lệ HTX đều có quyền gia nhập HTX. Xã viên có quyền ra khỏi HTX theo
quy định của điều lệ HTX. Nguyện vọng của họ được tôn trọng, không bị cưỡng bức, gò
ép. Đây là nguyên tắc quan trọng, đảm bảo động viên được sự nhiệt tình của các đối tượng
tham gia.
- Nguyên tắc dân chủ, bình đẳng và công khai:
Xã viên có quyền tham gia quản lý, kiểm tra, giám sát HTX. Những vấn đề lớn
trong sản xuất, kinh doanh của HTX đều phải được đại hội xã viên thảo luận dân chủ và
thông qua. Các xã viên đều có quyền ngang nhau trong biểu quyết theo hình thức mỗi
người một phiếu bầu, giá trị mỗi phiếu như nhau, không phụ thuộc vào mức độ vốn góp.
Đồng thời, HTX phải thực hiện tốt việc công khai cho xã viên biết theo định kỳ về phương
thức, kế hoạch sản xuất kinh doanh, công khai tài chính, phân phối thu nhập của HTX.


Đây là nguyên tắc đặc biệt quan trọng, có tác động trực tiếp đến sự tồn tại và phương
hướng phát triển lành mạnh của HTX

- Nguyên tắc tự chủ, tự chịu trách nhiệm và cùng có lợi:
HTX là tổ chức kinh tế hoạt động với mục đích lấy lợi ích kinh tế làm chính, bao
gồm lợi ích các thành viên và lợi ích tập thể, đồng thời coi trọng lợi ích xã hội của các
thành viên. Trong thành lập và hoạt động, HTX có quyền được lựa chọn ngành nghề sản
xuất- kinh doanh phù hợp mà pháp luật không cấm, theo ý chí và nguyện vọng của xã
viên; hoàn toàn tự chủ trong hoạt động sản xuất- kinh doanh và tự chịu trách nhiệm trong
cơ chế thị trường; liên doanh, liên kết với các đơn vị thuộc mọi thành phần kinh tế. Trong
phân phối lợi ích và giải quyết những vấn đề có liên quan đến nghĩa vụ và quyền lợi, phải
tuân thủ nguyên tắc cùng có lợi, hài hoà giữa xã viên với xã viên, giữa xã viên với HTX,
HTX với lợi ích cộng đồng. Nguyên tắc này đã xác định rõ điều kiện tồn tại và phát triển
của HTX chính là ở vai trò, trách nhiệm làm chủ của các xã viên đối với HTX; chủ động
phát huy các nguồn lực, nhất là nguồn lực sẵn có của xã viên; HTX năng động tìm kiếm cơ
hội kinh doanh và cạnh tranh để tồn tại và phát triển.
- Hợp tác và phát triển cộng đồng:
Là nguyên tắc và tiêu chí mang tính đặc trưng của HTX kiểu mới, gắn kết lợi ích
kinh tế của các thành viên hợp tác xã với lợi ích xã hội và phát triển cộng đồng. HTX là tổ
chức kinh tế tập thể, mọi hoạt động kinh tế của các thành viên tham gia với phương châm
hợp tác, giúp đỡ lẫn nhau để vượt qua khó khăn, tăng thu nhập, cải thiện đời sống vật chất
và tinh thần của các thành viên tham gia. Trên cơ sở đó không ngừng nâng cao vai trò, tính
chất xã hội của HTX để giải quyết các vấn đề xã hội, góp phần tích cực thực hiện chủ
trương giải quyết công ăn việc làm, xoá đói giảm nghèo, xây dựng kết cấu hạ tầng xã hội,
tăng cường tình làng nghĩa xóm, đoàn kết cộng đồng. Đó là nhân tố quan trọng để HTX
phát triển bền vững
Thứ ba, về quan hệ sở hữu, quản lý và phân phối trong HTX
- Về quan hệ sở hữu:
Trong mô hình HTX kiểu cũ, sở hữu cá nhân không được thừa nhận, sở hữu của các
hộ gia đình bị xoá bỏ, chỉ thừa nhận chế độ sở hữu tập thể về tư liệu sản xuất. Người lao


động vào HTX phải đóng góp ruộng đất, trâu bò, công cụ sản xuất chủ yếu. Trong HTX

kiểu mới, sở hữu tập thể và sở hữu cá nhân của thành viên được phân định rõ. Sở hữu tập
thể (sở hữu của hợp tác xã) bao gồm các nguồn vốn tích luỹ tái đầu tư, các tài sản do tập
thể mua sắm để dùng cho hoạt động của HTX, tài sản trước đây được giao lại cho tập thể
sử dụng và tài sản do nhà nước hoặc các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước tài trợ làm
tài sản không chia và các quỹ không chia. Thành viên khi tham gia HTX không phải góp tư liệu sản xuất mà điều kiện tiên quyết là phải góp vốn theo quy định của điều lệ HTX, có
thể góp sức khi HTX có nhu cầu; suất vốn góp không hạn chế, song được khống chế một
tỷ lệ nhất định so với tổng số vốn góp của các thành viên (vốn điều lệ của HTX) nhằm bảo
đảm tính chất của HTX (theo Luật HTX năm 2003 thì không quá 30%). Vốn góp của
thành viên được chia lãi hàng năm và được rút khi thành viên ra HTX. Thành viên có thể
góp vốn bằng ngoại tệ, tài sản, quyền sử dụng đất, quyền sở hữu trí tuệ và các loại giấy tờ
có giá khác, được quy ra tiền Việt Nam theo giá thị trường tại thời điểm góp và giá trị đó
được ghi thành vốn góp của thành viên, còn bản thân hiện vật thuộc sở hữu tập thể HTX.
Sở hữu thuộc cá nhân thành viên được tôn trọng; thành viên có toàn quyền sử dụng vốn,
các phương tiện sản xuất thuộc sở hữu riêng để sản xuất, kinh doanh. Những thành viên
của HTX vẫn là những chủ thể độc lập, có kinh tế riêng. Vị trí, vai trò cũng như quyền tự
chủ của kinh tế thành viên không bị mất đi mà ngược lại được hỗ trợ thêm từ phía HTX để
phát triển.
- Về quan hệ quản lý trong hợp tác xã:
Trong các HTX kiểu cũ, quan hệ giữa xã viên với HTX là quan hệ phụ thuộc. Xã
viên bị tách khỏi tư liệu sản xuất trở thành người lao động làm công theo sự điều hành tập
trung của HTX, tính chất hợp tác đích thực trong HTX không còn. Trong các HTX kiểu
mới, quan hệ giữa HTX và thành viên là quan hệ bình đẳng, thỏa thuận, tự nguyện, cùng
có lợi và cùng chịu rủi ro trong sản xuất, kinh doanh. Đặc trưng chung của HTX kiểu mới
là hoạt động sản xuất, kinh doanh của HTX không bao trùm toàn bộ hoạt động sản xuất,
kinh doanh của thành viên như HTX kiểu cũ, mà chỉ diễn ra ở từng khâu công việc, từng
công đoạn, nhằm hỗ trợ phát huy thế mạnh của từng thành viên và do đó cũng tạo điều
kiện phát huy quyền làm chủ của thành viên. Thành viên tham gia quyết định những công


việc quan trọng của HTX như sửa đổi điều lệ HTX, tổ chức lại HTX, quyết định cơ cấu tổ

chức quản lý HTX, xác định phương án sản xuất, kinh doanh, phương án phân phối thu
nhập trong HTX... Nguyên tắc bầu cử và biểu quyết được thực hiện bình đẳng, mỗi thành
viên một phiếu bầu, không phân biệt vốn góp ít hay nhiều. Bộ máy quản lý HTX tổ chức
gọn, nhẹ, hiệu quả. Chức năng, nhiệm vụ của ban quản trị, ban kiểm soát, trưởng ban quản
trị, chủ nhiệm được xác định rõ ràng, cụ thể. Chủ nhiệm được giao quyền chủ động điều
hành công việc và tự chịu trách nhiệm về những quyết định của mình.
- Về quan hệ phân phối
Trong các HTX kiểu cũ, chế độ phân phối mang nặng tính bình quân, bao cấp, chủ
yếu phân phối theo công lao động, việc phân phối theo vốn góp gần như không được thực
hiện (vì việc góp vốn chỉ mang tính hình thức). Vì vậy, không khuyến khích người lao
động hăng hái, tích cực làm việc, xã viên thiếu gắn bó với HTX, dành công sức làm kinh tế
gia đình. Trong các HTX kiểu mới, hình thức phân phối được thực hiện trên nguyên tắc
công bằng, cùng có lợi, vừa theo lao động, vừa theo vốn góp và theo mức độ tham gia dịch
vụ. Người lao động là xã viên, ngoài tiền công được nhận theo số lượng và chất lượng lao
động, còn được nhận lãi chia theo vốn góp và theo mức độ sử dụng dịch vụ của HTX; lợi
nhuận và vốn góp càng lớn, mức độ sử dụng dịch vụ càng nhiều thì thu nhập càng cao.
Đây là động lực khuyến khích người lao động hăng say làm việc, gắn bó với HTX. Trong
quá trình phân phối, các HTX còn tạo ra được các quỹ không chia, một mặt để mở rộng
sản xuất, kinh doanh, mặt khác tạo nên phúc lợi công cộng cho mọi thành viên trong HTX
được hưởng chung, kết hợp chặt chẽ giữa lợi ích cá nhân và lợi ích tập thể, giữa lợi ích trước mắt và lợi ích lâu dài.
Thứ tư, về cơ chế quản lý đối với HTX
Các HTX kiểu mới đã được giải phóng khỏi sự ràng buộc cứng nhắc của cơ chế kế
hoạch hoá tập trung, bao cấp. Khác với trước đây, HTX ngày nay đã thực sự là một tổ
chức kinh tế độc lập, tự chủ, có đầy đủ tư cách pháp nhân trong cơ chế thị trường, bình
đẳng trước pháp luật như các doanh nghiệp, tự quyết định và tự chịu trách nhiệm về kết
quả hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, liên doanh, liên kết với các tổ chức kinh tế
khác cũng như phân chia lỗ lãi, bảo đảm hoàn thành nghĩa vụ đối với Nhà nước và trách


nhim i vi thnh viờn. Nh nc tụn trng quyn t ch, t chu trỏch nhim trong hot

ng sn xut, kinh doanh, dch v ca HTX, khụng cũn can thip trc tip vo cỏc hot
ng ca HTX. Vai trũ ca Nh nc trong vic qun lý i vi HTX c chuyn qua
vic ban hnh phỏp lut v cỏc chớnh sỏch khuyn khớch phỏt trin HTX. Cỏc ngha v
úng gúp vt cht quỏ nng trc kia ca HTX i vi chớnh quyn v cng ng, nht l
i vi cỏc HTX nụng thụn ó tng bc c xoỏ b, HTX tp trung vo phc v v
thc hin cỏc ngha v i vi cỏc thnh viờn ca chớnh mỡnh l ch yu
Th nm, v mụ hỡnh HTX
T chc v hot ng ca HTX khụng b gii hn v quy mụ, lnh vc v a bn (tr
mt s lnh vc cú quy nh riờng) vi mụ hỡnh linh hot, a dng v hỡnh thc, phự hp vi c
im tng ngnh, tng vựng vi nhiu trỡnh phỏt trin t thp n cao, t lm dch v u
vo, u ra phc v cho hot ng sn xut, kinh doanh n m mang ngnh ngh, vn lờn
kinh doanh tng hp v hỡnh thnh cỏc doanh nghip trc thuc di hỡnh thc cụng ty trỏch
nhim hu hn mt thnh viờn; t HTX phỏt trin thnh cỏc liờn hip HTX.
Th sỏu, v hiu qu hot ng ca HTX
HTX là một tổ chức kinh tế tập thể gồm nhiều chủ sở hữu, hoạt động lấy lợi ích
kinh tế làm chính, bao gồm cả lợi ích thành viên và lợi ích tập thể. HTX còn có vai trò
quan trọng trong việc xoá đói, giảm nghèo, xây dựng xã hội công bằng, dân chủ, văn
minh, giáo dục ý thức phát triển cộng đồng... Do đó, mọi hoạt động của HTX phải c
đánh giá bằng hiệu quả tổng hợp, cả về kinh tế, chính trị, xã hội; cả hiệu quả của tập
thể và của các thành viên
Nh vy, vi nhng c trng trờn, HTX kiu mi hon ton khỏc vi mụ hỡnh
HTX kiu c c xõy dng trong thi k c ch k hoch húa tp trung, bao cp trc
õy, cú cỏc c trng l tp th húa ton b t liu sn xut, khụng tha nhn vai trũ ca
kinh t h, t chc v hot ng theo a gii hnh chớnh, t chc sn xut tp th, tp
trung, phõn phi theo ngy cụng lao ng, thc hin quỏ nhiu trỏch nhim xó hi; mụ
hỡnh hp tỏc xó c ỏp dng nht lot trong c nc, ớt chỳ ý n c im ca tng ni.
T nhng c trng ó nờu trờn, cú th khỏi quỏt mụ hỡnh HTX kiu mi so vi
HTX thi k trc i mi nh sau:



Bảng 1.1: So sánh HTX trước đổi mới và HTX kiểu mới

HTX trước đổi mới
Cách thức thành Áp đặt, “Từ trên xuống”

HTX kiểu mới
Tự nguyện, “Từ dưới lên”

lập
Tính chất của Vừa là tổ chức kinh tế, vừa là Trước hết là tổ chức kinh tế vì
tổ chức

tổ chức xã hội ở địa phương.

sự phát triển của kinh tế hộ xã
viên HTX.

Cơ chế hoạt HTX hoạt động theo cơ chế Môi trường hoạt động đã khác
động của HTX

mệnh lệnh, hành chính, tập hẳn, quan hệ hành chính, độc
trung bao cấp. Các quan hệ giải quyền được thay bằng quan hệ
quyết đầu vào, đầu ra trong kinh tế đa phương, tự nguyện.
hoạt động kinh tế của HTX chủ HTX phải tự chủ, tự chịu trách
yếu thông qua các tổ chức kinh nhiệm, tự bù đắp, bảo toàn và
tế nhà nước (công ty vật tư phát triển vốn, phải hoạt động
nông nghiệp, công ty lương trong môi trường cạnh tranh
thực, công ty giống…) tức là của nền kinh tế nhiều thành
được độc quyền hoá và hành phần, giao lưu kinh tế, từng
chính hoá.


bước phát triển trên cơ sở luật
pháp của Nhà nước.

Thành viên tham Thể nhân

Thể nhân, pháp nhân

gia
Sở hữu

Sở hữu tập thể trên cơ sở tập Sở hữu chung trên cơ sở góp
thể hoá tư liệu sản xuất.

vốn, đan xen giữa sở hữu tập
thể và sở hữu cá thể của xã
viên.

Tổ

chức

bộ Chức năng quản lý và điều Chức năng quản lý và điều

máy quản lý hành trong HTX được lồng hành được tách biệt, rõ ràng.
HTX

ghép. Bộ máy quản lý của Bộ máy quản lý của HTX bao



HTX bao gồm: Ban quản trị, gồm Ban quản trị, Ban kiểm
Ban kiểm soát, Trưởng ban soát, Ban chủ nhiệm. Chủ
quản trị kiêm chủ nhiệm HTX. nhiệm HTX có thể do Trưởng
Công tác cán bộ HTX được đặt ban quản trị kiêm nhiệm hoặc
dưới sự lãnh đạo trực tiếp của là người do HTX thu ê. HTX
Đảng uỷ và chính quyền địa được quyền tự chủ trong công
phương, các chức danh chủ tác cán bộ của mình, các chức
chốt của HTX do Đảng uỷ chỉ danh chủ chốt không nhất thiết
định và người trong nội bộ phải do đảng viên hay người

Phân phối

HTX nắm giữ.

trong nội bộ HTX nắm giữ.

Bình quân, bao cấp

Theo vốn, lao động và mức độ
sử dụng dịch vụ của HTX.

Nội dung hoạt Trực tiếp tổ chức sản xuất, lao Nội dung hoạt động đa dạng
động

động tập trung, thủ tiêu sự độc có thể làm dịch vụ, hoặc vừa
lập của kinh tế hộ.

làm dịch vụ vừa sản xuất kinh
doanh đa ngành nghề, song
đều hướng vào hỗ trợ kinh tế

hộ tự chủ phát triển.

Phạm vi hoạt Theo địa giới hành chính

Không bị giới hạn bởi địa giới

động

hành chính

Thực hiện các Các nguyên tắc HTX bị vi Các nguyên tắc HTX được tôn
nguyên

tắc phạm

trọng

HTX
Nguồn: [45].
* Các mô hình HTX kiểu mới hiện nay:
HTX kiểu mới trong các ngành và lĩnh vực được tổ chức hoạt động theo các hình
thức cơ bản sau:
Thứ nhất, mô hình HTX dịch vụ hỗ trợ


HTX chỉ làm một số khâu mà xã viên làm riêng rẽ không hiệu quả. Chẳng hạn,
HTX làm dịch vụ thuỷ lợi, dịch vụ bảo vệ thực vật, dịch vụ khuyến nông, hướng dẫn khoa
học kỹ thuật, dịch vụ làm đất, bảo vệ nội đồng, cung ứng vật tư...Hình thức này khá phổ
biến trong nông nghiệp vì nó giảm được chi phí sản xuất cho hộ xã viên, bảo đảm các
quyền tự chủ của hộ, mở ra nhiều cơ hội tiếp cận thị trường. Theo tổng hợp của Liên minh

Hợp tác xã Việt Nam, hiện có 40% số HTXNN tổ chức được từ 6 khâu dịch vụ trở lên,
trong đó có 4 khâu dịch vụ thiết yếu, nhiều sản phẩm dịch vụ giảm giá so với thị trường từ
7- 15% do áp dụng các hình thức cho vay, trả chậm hoặc miễn phí bảo vệ thực vật, cây con
giống, hỗ trợ ứng dụng tiến bộ kỹ thuật. Ngoài mô hình chủ yếu này, trong nông nghiệp
đang có sự tồn tại và phát triển các mô hình HTX khác như:
- Mô hình HTX vừa dịch vụ, vừa kinh doanh tổng hợp: cùng với việc triển khai đa
dạng các dịch vụ nông nghiệp, HTX đã chuyển mạnh sang phát triển sản xuất- kinh doanh
ở các lĩnh vực khác như tổ chức chế biến nông sản, phát triển ngành nghề, kinh doanh
thương mại, xây dựng, gia công đồ mộc, làm gạch, may mặc, đầu tư liên doanh với các
doanh nghiệp khác...Mô hình này đã huy động được vốn đầu tư lớn, có phương án sản xuất
kinh doanh khả thi, giải quyết được nhiều việc làm cho các hộ nông dân lúc nông nhàn
- Mô hình HTX chuyên ngành: các HTX tập trung đầu tư chuyên sâu vào các sản
phẩm nông nghiệp có chất lượng và hàm lượng công nghệ cao, các sản phẩm sạch, sản
phẩm sinh thái hoặc đầu tư chuyên canh, chuyên ngành như: HTX trồng hoa, cây cảnh,
HTX sản xuất rau an toàn, HTX bò sữa, HTX chăn nuôi...
- Mô hình HTX trang trại do nhiều trang trại liên kết, hợp tác lại với nhau. HTX
trang trại tập trung vào các khâu dịch vụ, hỗ trợ các trang trại thành viên trong việc cung
ứng giống, bảo vệ thực vật, trao đổi kinh nghiệm sản xuất, tìm kiếm thông tin, tiêu thụ sản
phẩm...
Thứ hai, HTX sản xuất tập trung
Xã viên góp vốn, đất đai, phương tiện... hình thành tài sản tập thể để thế chấp vay
vốn ngân hàng, vay nội bộ, tổ chức sản xuất tập trung như các doanh nghiệp khác. Xã viên
được hưởng tiền công, tiền lương, lãi vốn góp... Mô hình này đã huy động được nguồn vốn
lớn, phương tiện được giao cho xã viên quản lý, sử dụng; tài sản được nhóm xã viên góp


×