Tải bản đầy đủ (.pdf) (62 trang)

Khảo sát khả năng sinh trưởng của các bê sinh ra từ đàn bò hmông hạt nhân nuôi tại huyện pắc nặm, tỉnh bắc kạn

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (381.94 KB, 62 trang )

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM

NGUYỄN MINH TUẤN
Tên đề tài:
KHẢO SÁT KHẢ NĂNG SINH TRƯỞNG CỦA CÁC BÊ
SINH RA TỪ ĐÀN BÒ H’MÔNG HẠT NHÂN NUÔI TẠI
HUYỆN PẮC NẶM, TỈNH BẮC KẠN

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

Hệ đào tạo: Chính quy
Chuyên ngành: Chăn nuôi thú y
Khoa: Chăn nuôi - Thú y
Khóa học: 2011 - 2015

Thái nguyên, năm 2015


ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM

NGUYỄN MINH TUẤN
Tên đề tài:
KHẢO SÁT KHẢ NĂNG SINH TRƯỞNG CỦA CÁC BÊ
SINH RA TỪ ĐÀN BÒ H’MÔNG HẠT NHÂN NUÔI TẠI
HUYỆN PẮC NẶM, TỈNH BẮC KẠN

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

Hệ đào tạo: Chính quy


Chuyên ngành: Chăn nuôi thú y
Lớp: K43 - CNTY
Khoa: Chăn nuôi - Thú y
Khóa học: 2011 - 2015
Giáo viên HD: T.S Nguyễn Hưng Quang

Thái nguyên, năm 2015


ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM

NGUYỄN MINH TUẤN
Tên đề tài:
KHẢO SÁT KHẢ NĂNG SINH TRƯỞNG CỦA CÁC BÊ
SINH RA TỪ ĐÀN BÒ H’MÔNG HẠT NHÂN NUÔI TẠI
HUYỆN PẮC NẶM, TỈNH BẮC KẠN

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

Hệ đào tạo: Chính quy
Chuyên ngành: Chăn nuôi thú y
Lớp: K43 - CNTY
Khoa: Chăn nuôi - Thú y
Khóa học: 2011 - 2015
Giáo viên HD: T.S Nguyễn Hưng Quang

Thái nguyên, năm 2015



ii

LỜI NÓI ĐẦU
Thực tập tốt nghiệp là nội dung cuối cùng trong chương trình đào tạo của
các trường đại học nói chung và Đại học Nông Lâm Thái Nguyên nói riêng.
Đây là khoảng thời gian quan trọng với mỗi sinh viên, là cơ hội để áp dụng
kiến thức đã học vào thực tiễn cuộc sống. Đồng thời đây cũng là khoảng thời
gian quý báu để mỗi sinh viên học hỏi, thu thập mọi kiến thức, là hành trang
bước vào cuộc sống mới với công việc của mình.
Xuất phát từ nguyện vọng của bản thân, yêu cầu của cơ sở, được sự đồng ý
của Ban chủ nhiệm Khoa Chăn nuôi - Thú y, Trường Đại học Nông Lâm Thái
Nguyên, được sự giúp đỡ của giảng viên hướng dẫn T.S Nguyễn Hưng Quang
em tiến hành nghiên cứu đề tài "Khảo sát khả năng sinh trưởng của các bê
sinh ra từ đàn bò H'Mông hạt nhân nuôi tại huyện Pắc Nặm, tỉnh Bắc Kạn "
Do thời gian và trình độ còn hạn chế, bước đầu còn bỡ ngỡ với công tác
nghiên cứu khoa học nên bản khóa luận không tránh khỏi những thiếu sót, rất
mong được sự góp ý của Quý thầy cô và các bạn để bản khóa luận được hoàn
thiện hơn.
Em xin chân thành cảm ơn!

Thái Nguyên, ngày

tháng

Sinh Viên

Nguyễn Minh Tuấn

năm 2015



iii

DANH MỤC BẢNG
Trang
Bảng 4.1. Khối lượng bò H'Mông hạt nhân...................................................... 40
Bảng 4.2. Kích thước các chiều đo của bò đực H'Mông hạt nhân .................. 41
Bảng 4.3. Kích thước các chiều đo của bò cái H'Mông hạt nhân ................... 41
Bảng 4.4. Khối lượng cơ thể bê sinh ra từ đàn cái hạt nhân ở lứa đẻ thứ 3.... 42
Bảng 4.5. So sánh khối lượng cơ thể bê sinh ra từ đàn cái sinh sản và bê sinh
ra từ đàn cái hạt nhân ở lứa đẻ thứ 3 ............................................... 43
Bảng 4.6. Tăng khối lượng trung bình của bê sinh ra từ đàn cái hạt nhân ở lứa
đẻ thứ 3 qua các giai đoạn ............................................................... 44
Bảng 4.7. Kích thước chiều đo cao vây của bê sinh ra từ đàn cái hạt nhân ở
lứa đẻ thứ 3 ...................................................................................... 45
Bảng 4.8. Kích thước chiều đo vòng ngực của bê sinh ra từ đàn cái hạt nhân ở
lứa đẻ thứ 3 ...................................................................................... 46
Bảng 4.9. Kích thước chiều đo dài thân chéo của bê sinh ra từ đàn cái hạt
nhân ở lứa đẻ thứ 3 .......................................................................... 47


iv

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT

Cs:

Cộng sự

CTV:


Cộng tác viên

KL:

Khối lượng

VN:

Vòng ngực

DTC:

Dài thân chéo

CV:

Cao vây

CSDT:

Chỉ số dài thân

CSKL:

Chỉ số khối lượng

CSTM:

Chỉ số tròn mình


CSTX:

Chỉ số to xương

UBND:

Ủy ban nhân dân

HĐND:

Hội đồng nhân dân


v

MỤC LỤC
Trang
LỜI CẢM ƠN .................................................................................................... i
LỜI NÓI ĐẦU .................................................................................................. ii
DANH MỤC BẢNG ........................................................................................ iii
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT ........................................................................... iv
MỤC LỤC ......................................................................................................... v
PHẦN 1: MỞ ĐẦU.......................................................................................... 1
1.1. Đặt vấn đề................................................................................................... 1
1.2. Mục tiêu và yêu cầu đề tài.......................................................................... 2
1.2.1 Mục tiêu đề tài .......................................................................................... 2
1.2.2. Yêu cầu đề tài .......................................................................................... 2
1.3. Ý nghĩa đề tài ............................................................................................. 3
1.3.1 Ý nghĩa khoa học ..................................................................................... 3

1.3.2 Ý nghĩa thực tiễn ...................................................................................... 3
PHẦN 2: TỔNG QUAN TÀI LIỆU............................................................... 4
2.1. Cơ sở khoa học của đề tài .......................................................................... 4
2.1.1. Cơ sở khoa học của việc nghiên cứu sự di truyền các tính trạng ở bò .. 4
2.1.2. Đặc điểm sinh trưởng của bò .................................................................. 6
2.1.3. Đặc điểm sinh sản của bò ...................................................................... 14
2.2. Đặc điểm chung của giống bò H'Mông.................................................... 19
2.2.1. Nguồn gốc và phân loại......................................................................... 19
2.2.2. Ngoại hình ............................................................................................. 20
2.2.3. Một số đặc điểm về chăn nuôi bò H'Mông hiện nay ............................ 23
2.3. Điều kiện tự nhiên - kinh tế xã hội của huyện Pắc Nặm.......................... 24
2.3.1. Điều kiện tự nhiên ................................................................................. 24
2.3.2 Điều kiện kinh tế - xã hội ....................................................................... 28


vi

2.4. Tình hình phát triển chăn nuôi bò ở trong và ngoài nước........................ 35
2.4.1. Tình hình phát triển chăn nuôi bò ở nước ngoài ................................... 35
2.4.2. Tình hình phát triển chăn nuôi bò ở Việt Nam ..................................... 35
PHẦN 3: ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN
CỨU ................................................................................................................ 37
3.1. Đối tượng nghiên cứu............................................................................... 37
3.2. Địa điểm nghiên cứu ................................................................................ 37
3.3. Nội dung nghiên cứu ................................................................................ 37
3.3.1. Đánh giá một số chỉ tiêu sinh trưởng của đàn bò H'Mông hạt nhân..... 37
3.3.2. Đánh giá khả năng sinh trưởng của các bê sinh ra từ đàn bò hạt nhân ......... 37
3.4. Phương pháp nghiên cứu.......................................................................... 37
3.4.1. Quản lý đàn bò hạt nhân ....................................................................... 37
3.4.2. Theo dõi khả năng sinh trưởng phát triển của đàn bê sinh ra ............... 37

3.4.3. Đánh giá sự tương quan giữa khối lượng bò bố và bò mẹ với khối lượng
bê sinh ra ......................................................................................................... 39
3.5. Xử lý số liệu ............................................................................................. 39
PHẦN 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN .......................... 40
4.1. Đánh giá một số chỉ tiêu sinh trưởng của đàn bò H'Mông hạt nhân nuôi
tại huyện Pác Nặm, tỉnh Bắc Kạn ................................................................... 40
4.1.1. Khối lượng đàn bò H’Mông hạt nhân ................................................... 40
4.1.2. Kích thước một số chiều đo cơ thể đàn bò H’Mông hạt nhân .............. 41
4.2. Khối lượng, kích thước cơ thể đàn bê sinh ra từ đàn cái hạt nhân ở lứa đẻ
thứ 3 ................................................................................................................. 42
4.2.1. Khối lượng cơ thể bê sinh ra từ đàn cái hạt nhân ở lứa đẻ thứ 3 .......... 42
4.2.2. Kích thước một số chiều đo cơ thể bê sinh ra từ đàn cái hạt nhân ở lứa
đẻ thứ 3 ............................................................................................................ 45
PHẦN 5: KẾT LUẬN, TỒN TẠI VÀ ĐỀ NGHỊ ....................................... 50


i

LỜI CẢM ƠN
Qua bốn tháng thực tập tại cơ sở cũng như trong suốt thời gian học
tập tại ghế Nhà trường, nhờ sự giúp đỡ của thầy giáo hướng dẫn, bạn bè
và sự nỗ lực của bản thân em đã hoàn thành khóa luận tốt nghiệp để chuẩn
bị ra trường.
Em xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành tới Ban giám hiệu Trường Đại học
Nông Lâm Thái Nguyên, Ban chủ nhiệm khoa Chăn nuôi -Thú y, tới thầy giáo, cô
giáo đã tận tình dìu dắt em trong suốt thời gian học tập tại Trường.
Đặc biệt em xin cảm ơn sự quan tâm, giúp đỡ của thầy giáo T.S
Nguyễn Hưng Quang - người đã tận tình dìu dắt em trong suốt quá trình thực
tập và giúp đỡ em hoàn thành khóa luận tốt nghiệp này.
Cũng qua đây, cho phép em được gửi lời cảm ơn sâu sắc tới toàn thể

ban lãnh đạo cùng toàn bộ cán bộ công tác tại phòng Nông Nghiệp – huyện
Pắc Nặm – tỉnh Bắc Kạn đã tạo điều kiện giúp đỡ em hoàn thành khóa luận
tốt nghiệp này.

Thái Nguyên, ngày

tháng

năm 2015

Sinh Viên

Nguyễn Minh Tuấn


1

PHẦN 1
MỞ ĐẦU
1.1. Đặt vấn đề
Bò H’Mông (hay còn gọi là bò Mèo) là một giống bò quý, có năng suất
và chất lượng thịt cao được nuôi nhiều ở vùng núi cao các tỉnh Hà Giang, Bắc
Kạn, Cao Bằng
Giống bò H'Mông là vật nuôi phổ biến của đồng bào Mông và có nhiều
đặc điểm ưu việt, được người Mông chọn lọc, thuần dưỡng từ lâu đời. Bò đã
thích ứng với điều kiện sống trên vùng cao núi đá, khí hậu lạnh và khan hiếm
thức ăn, nước uống. Bò vàng vùng cao là vốn gen giống địa phương được đặt
tên theo người nuôi phổ biến là người H'Mông. Điều này hoàn toàn phù hợp
với quan điểm của FAO trong phân loại các giống vật nuôi hiện nay, đó là:
Một nhóm động vật ở một vùng địa lý nào đó có một số đặc điểm sinh học

giống nhau và được nhân dân địa phương xem là một kiểu hình thì được xem
như là một giống.
Thực tiễn cho thấy, con bò H'Mông gắn liền với văn hóa người Mông,
đó là con vật của đời sống tâm linh, một nguồn sức kéo quan trọng và rất
thích hợp với canh tác nương rẫy ở vùng cao nên được người Mông trân trọng
và nuôi dưỡng, chăm sóc rất chu đáo. Có thể nói kinh nghiệm nuôi bò, huấn
luyện bò để cày, kéo của người Mông được coi là tốt nhất trong các cộng
đồng dân tộc thiểu số miền núi phía Bắc. Con bò là niềm kiêu hãnh của nhiều
gia đình người Mông, dù cuộc sống của họ còn nhiều gian khó.
Trong những năm qua, khi đất nước phát triển, sự giao lưu kinh tế xã
hội phát triển rộng khắp ở mọi vùng miền, nhiều giống vật nuôi mới trong đó
có giống bò đã xâm nhập và trao đổi nguồn gen với bò H'Mông dẫn tới xu
hướng lai tạp. Mặt khác, sự giao lưu văn hóa giữa các dân tộc trong điều kiện
mới được tăng lên góp phần tác động làm cho giống bò H'Mông đứng trước


2

nguy cơ bị thoái hoá do nhiều nguyên nhân: do tập quán chăn nuôi thả rông
thành đàn, tự do giao phối, vấn đề cận huyết kéo dài do không luân chuyển
đực giống, bò là tài sản của dân nên họ thường bán đi những bò to để được nhiều
tiền, giữ lại bò bé, dẫn đến khối lượng cơ thể bị giảm dần. Về công tác quản lý
chưa có sự vào cuộc của cơ quan chuyên môn để hình thành hệ thống chọn lọc,
quản lý giao phối và nhân giống nhằm gìn giữ những đặc tính ưu việt của phẩm
giống và phát huy tiềm năng di truyền của chúng. Vì vậy việc nghiên cứu các
biện pháp kỹ thuật nhằm bảo tồn và phát triển giống bò này là hết sức cần thiết,
trong đó chọn lọc những bò đực có tầm vóc to làm giống để nâng cao sức sản
xuất của đàn con sinh ra nhằm khai thác và phát triển giống bò H'Mông một
cách có hiệu quả, góp phần phát triển chăn nuôi bò H'Mông năng suất, chất
lượng cao, có tính bền vững, thân thiện với môi trường vùng cao.

Từ thực tế của chăn nuôi bò H’Mông hiện nay đang bị giảm về số
lượng và năng suất do việc chọn lọc, quản lý đàn bò chưa được chú trọng.
Vấn đề cần đặt ra trong thời điểm hiện nay là nhân giống thuần và khai thác
nguồn gen bò H’Mông để phát triển đàn bò cả về số lượng và chất lượng.
Từ những lý do trên, em tiến hành đề tài "Khảo sát khả năng sinh
trưởng của các bê sinh ra từ đàn bò H'Mông hạt nhân nuôi tại huyện Pắc
Nặm – tỉnh Bắc Kạn " nhằm góp phần vào việc chọn lọc, khai thác, phát
triển tốt nguồn gen vật nuôi quý của địa phương và Việt Nam.
1.2. Mục tiêu và yêu cầu đề tài
1.2.1 Mục tiêu đề tài
- Đánh giá được hiện trạng đàn bò H’Mông hạt nhân nuôi tại địa phương.
- Đánh giá được khả năng sinh trưởng thế hệ đời con của đàn bò hạt nhân.
1.2.2. Yêu cầu đề tài
- Đánh giá được khả năng sinh trưởng của đàn bê sinh ra từ đàn bò hạt nhân.


3

1.3. Ý nghĩa đề tài
1.3.1 Ý nghĩa khoa học
Đề tài xác định một số thông tin có giá trị khoa học bổ sung thêm
những hiểu biết về khả năng sinh trưởng thế hệ đời con của đàn bò hạt nhân
nhằm chọn lọc khai thác tốt nguồn gen bò hạt nhân.
1.3.2 Ý nghĩa thực tiễn
Nắm bắt được khả năng sinh trưởng thế hệ đời con của đàn bò hạt nhân
từ đó giúp người chăn nuôi biết ảnh hưởng của đàn bò hạt nhân tới thế hệ đàn
con để có các biện pháp nâng cao chất lượng đàn con của đàn bò địa phương.


4


PHẦN 2
TỔNG QUAN TÀI LIỆU

2.1. Cơ sở khoa học của đề tài
2.1.1. Cơ sở khoa học của việc nghiên cứu sự di truyền các tính trạng ở bò
2.1.1.1. Tính trạng số lượng
Tính trạng số lượng được gọi là tính trạng đo lường. Tuy nhiên, có một
số tính trạng mà giá trị của nó thu được băng cách đếm số con đẻ ra trong một
lứa, số trứng đẻ ra trong một chu kỳ… vẫn được coi là tính trạng số lượng.
Phần lớn các tính trạng có giá trị kinh tế của vật nuôi đều là tính trạng số
lượng, hầu như các thay đổi trong quá trình tiến hóa của sinh vật là sự thay
đổi của tính trạng số lượng. Tính trạng số lượng có các đặc trưng sau:
- Tính trạng số lượng biến thiên liên tục.
- Phân bố tần suất giá trị của tính trạng số lượng là phân bố chuẩn.
- Là tính trạng do nhiều gen điều khiển, mỗi gen có một tác động nhỏ.
- Chịu tác động rất lớn của các yếu tố ngoại cảnh.
2.1.1.2. Sự di truyền của tính trạng số lượng
Di truyền học số lượng vẫn lấy các quy luật di truyền của Mendel làm cơ
sở, nhưng do đặc điểm riêng của tính trạng số lượng so với tính trạng chất lượng
nên phương pháp nghiên cứu của di truyền học số lượng khác với phương pháp
nghiên cứu của di truyền học Mendel (Trần Đình Miên và cs, 1994) [36].
Ở các đời lai, tính trạng số lượng không phân ly theo một tỷ lệ nhất
định, kết quả đó hầu như đối lập với quy luật di truyền Mendel. Do vậy nhiều
nhà nghiên cứu di truyền trước đây cho rằng sự di truyền tính trạng số lượng
không tuân theo quy luật di truyền Mendel. Đến năm 1908 các công trình
nghiên cứu của Nilsson - Ehle mới xác định được tính trạng số lượng biến
thiên liên tục và di truyền theo đúng quy luật của tính trạng chất lượng có
biến dị gián đoạn.



5

Tức là các định luật cơ bản về di truyền của Meldel (trích theo Trần
Đình Miên và Cs, 1994) [5]. Bộ phận di truyền liên quan tới các tính trạng số
lượng được gọi là di truyền học số lượng hoặc di truyền sinh trắc hay di
truyền thống kê.
Do đặc trưng của tính trạng số lượng nên phương pháp nghiên cứu di
truyền số lượng khác với phương pháp nghiên cứu di truyến chất lượng.
Đối tượng nghiên cứu không dừng lại ở mức độ cá thể mà phải mở
rộng ở mức độ quần thể bao gồm các nhóm cá thể.
Sự sai khác giữa các cá thể không thể chỉ là sự phân loại và phải có sự
đo lường từng cá thể.
Cơ sở di truyền tính trạng số lượng được thiết lập bởi các công trình
nghiên cứu của Fisher (1918); Wright 1926, Haldane 1932 (trích theo Nguyễn
Văn Thiện, 1995) [10], Đặng Vũ Bình (2002) [1]. Để giải thích sự di truyền
tính trạng số lượng Nilsson - Ehle (1908) (trích theo Nguyễn Văn Thiện,
1995) [10], Đặng Vũ Bình (2002) [1], đã đưa ra thuyết đa gen với nội dung
sau: tính trạng số lượng chịu tác động của nhiều cặp gen, phương thức di
truyền của các cặp gen này tuân theo các quy luật cơ bản của di truyền như:
Sự phân ly, tổ hợp và liên kết… Mỗi gen thường có tác dụng nhỏ đối với các
tính trạng kiểu hình, nhưng nhiều gen có giá trị cộng gộp lớn hơn. Tác dụng
của các gen khác nhau trên cùng một tính trạng có thể cộng gộp hoặc không
cộng gộp. Ngoài ra còn có thể có các kiểu tác động ức chế khác nhau giữa các
gen nằm ở các locus khác nhau.
Trong thực tế nếu biết được chính xác số lượng gen quyết định tính
trạng số lượng có thể đề ra các phương pháp trực tiếp nghiên cứu các tính
trạng số lượng đó.
Theo Morgan 1911, Wright 1933 (trích theo Phan Cự Nhân, 1977) [6],
quá trình hình thành tính trạng của gia súc không những chịu sự chi phối của

các gen mà còn chịu sự chi phối rất lớn của điều kiện môi trường.


6

Giá trị kiểu hình của 1 tính trạng được ký hiệu là P (Phenotype).
Giá trị kiểu gen được ký hiệu là G (Genotype) và sai lệch môi trường
được ký hiệu bằng E (Environment).
Quan hệ này được biểu thị bằng công thức: P = G + E.
Trong đó:
P: Giá trị kiểu hình
G: Giá trị kiểu gen
E: Sai lệch môi trường.
Sai lệch môi trường của một quần thể bằng không, do đó giá trị trung
bình kiểu hình bằng giá trị trung bình kiểu gen. Giá trị kiểu gen của tính trạng
số lượng do nhiều gen có hiệu ứng nhỏ cấu tạo thành, các gen có hiệu ứng
riêng biệt rất nhỏ, nhưng khi tập hợp nhiều gen sẽ có ảnh hưởng rõ rệt tới tính
trạng nghiên cứu.
Phân tích giá trị tính trạng số lượng cho thấy: muốn cải tiến năng suất
của vật nuôi cần phải tác động cải tiến di truyền (G) bằng cách tác động vào
hiệu ứng cộng gộp thông qua các biện pháp chọn lọc. Tác động vào các hiệu
ứng trội và át chế bằng các biện pháp tạp giao. Tác động về mặt môi trường
bằng các cải tiến điều kiện chăn nuôi, nâng cao chất lượng thức ăn, cải tiến
chuồng trại và các điều kiện môi trường, tăng cường biện pháp thú y.
Theo Holroyd, 1988 [14], tính trạng số lượng thể hiện bằng các giá trị
đo lường và được xác định bằng các tham số thống kê riêng. Theo Nguyễn
Văn Thiện 1995 [10], khi nghiên cứu di truyền các tính trạng số lượng người
ta thường dùng các tham số thống kê mô tả cũng như xác định các mối tương
quan phụ thuộc tuyến tính.
2.1.2. Đặc điểm sinh trưởng của bò

2.1.2.1. Khái niệm sinh trưởng
Theo Rouse (1982), Driesch (1990), thì sinh trưởng là sự tăng khối lượng
của cơ thể do các xoang và các tế bào trong cơ thể đều tăng (trích theo Trần
Đình Miên và Cs, 1992) [4].


7

Theo Lee (1988) sự sinh trưởng bao giờ cũng phải có các quá trình: tế bào
phân chia, tăng thể tích và các chất giữa tế bào, trong đó hai quá trình đầu là
quan trọng nhất. Gatner (1992) cho rằng quá trình sinh trưởng trước hết là kết
quả của phân chia tế bào, tăng thể tích của các tế bào tạo nên sự sống. Như vậy,
sự sinh trưởng của sinh vật phải thông qua ba quá trình: phân chia tế bào để tăng
số lượng tế bào; tăng thể tích tế bào; tăng thể tích giữa các tế bào (trích theo Trần
Đình Miên và Cs, 1992) [4].
Quá trình sinh trưởng gắn liền với quá trình phát triển của cơ thể đó là
sự hình thành các tổ chức, bộ phận mới, sự hoàn thiện tính chất và chức năng
của các bộ phận trong cơ thể, đó là sự phát triển toàn diện của cơ thể cả về
hình thái và chức năng trên cơ sở tính di truyền. Sinh trưởng là sự tăng thêm
về khối lượng, kích thước, thể tích của từng bộ phận hay của toàn bộ cơ thể
con vật (Đặng Vũ Bình, 2007) [2].
Như vậy, có thể định nghĩa: “Sinh trưởng là quá trình tích lũy các chất
hữu cơ do đồng hóa và dị hóa, là sự tăng chiều cao, chiều dài, bề ngang, khối
lượng của các bộ phận và toàn bộ cơ thể của con vật trên cơ sở tính di truyền có
từ đời trước” (Nguyễn Đức Hưng và Cs, 2008) [3].
2.1.2.2. Đặc điểm sinh trưởng, phát dục của bò
Cũng như các loài gia súc khác, sinh trưởng và phát dục của bò tuân
thủ theo các quy luật chung, đó là quy luật sinh trưởng và phát dục theo giai
đoạn, quy luật sinh trưởng và phát dục không đồng đều và quy luật sinh
trưởng và phát dục có tính chu kỳ.

a. Quy luật sinh trưởng, phát dục theo giai đoạn
Sinh trưởng và phát dục cùng diễn ra trong cơ thể trong sự phát triển
chung không tách rời nhau, không mâu thuẫn với nhau, cùng tồn tại và hỗ trợ
nhau cùng phát triển. Quá trình sinh trưởng phát dục của cơ thể gia súc trải
qua hai giai đoạn lớn, mỗi giai đoạn có một đặc thù về sinh trưởng và phát
dục riêng.


8

- Giai đoạn trong thai (trong cơ thể mẹ).
Thời gian của giai đoạn này được tính từ khi trứng được thụ tinh thành
hợp tử đến khi con non sinh ra ngoài. Trong giai đoạn phôi thai này người ta
lại chia ra thành các giai đoạn nhỏ hơn đó là:
+ Thời kì phôi: bắt đầu được tính từ khi trứng và tinh trùng gặp nhau
tạo thành hợp tử cho đến lúc hình thành bào thai, thời kì này ở bò là 60 ngày.
+ Thời kỳ tiền thai: thời gian được tính từ khi hợp tử bám chắc vào
niêm mạc tử cung đến khi xuất hiện các nét đặc trưng về giải phẫu, sinh lý
trao đổi chất của lá phôi như: ống tiêu hoá, ống tim...
Trong chăn nuôi gia súc cái mang thai ở thời kỳ này cần chú ý cung
cấp đủ dinh dưỡng để gia súc mẹ đảm bảo dinh dưỡng cung cấp cho thai.
+ Thời kỳ thai nhi: thời gian của thời kỳ này tính từ khi kết thúc tiền
thai đến khi con non được sinh ra.
- Giai đoạn ngoài thai (ngoài cơ thể mẹ).
Thời gian của giai đoạn này được tính từ khi con vật sinh ra cho đến
khi con vật già cỗi và chết. Giai đoạn này được chia làm bốn thời kỳ:
+ Thời kỳ bú sữa, được tính từ khi con vật sinh ra đến khi thôi bú. ở
thời kỳ này con vật còn non chủ yếu sống dựa vào dinh dưỡng của mẹ (sữa
mẹ). Ngoài sữa là nguồn thức ăn chính cần tập cho gia súc ăn sớm, ăn các
thức ăn thực vật để bổ sung các chất dinh dưỡng cần thiết và tạo điều kiện

kích thích bộ máy tiêu hoá phát triển và hoàn thiện dần.
+ Thời kỳ thành thục: được tính từ khi cai sữa đến khi con vật có
biểu hiện về tính dục. Thời kỳ này dài ngắn khác nhau tuỳ thuộc vào loài
và tính biệt. Đặc điểm của giai đoạn này là gia súc có tốc độ sinh trưởng
nhanh và dinh dưỡng tách khỏi mẹ.
+ Thời kỳ trưởng thành: ở thời kỳ này con vật đã phát triển hoàn
thiện, hoàn chỉnh về mọi mặt con vật có khả năng sinh sản và sản xuất cao
nhất, vì vậy người ta thường khai thác con vật ở thời kỳ này.


9

+ Thời kỳ già cỗi: được tính tiếp theo kỳ trưởng thành đến khi con
vật chết vì già, đặc điểm của giai đoạn này là khả năng sinh sản của gia súc
cái giảm dần rồi mất hẳn, con đực không bị mất nhưng cũng bị giảm sức
khoẻ và sức sản xuất. Thời kỳ này bắt đầu sớm hay muộn phụ thuộc vào
tuổi và điều kiện sống.
b. Quy luật sinh trưởng, phát dục không đồng đều
Sự phát triển của vật nuôi không phải là sự phóng to dần các cơ quan
bộ phận mà tuân theo quy luật sinh trưởng và phát dục không đồng đều.
Điều này được biểu hiện rõ rệt ở sự thay đổi về tốc độ phát triển của các bộ
phận theo độ tuổi: bộ phận này phát triển mạnh ở độ tuổi này thì độ tuổi
khác lại phát triển chậm. Chính sự phát triển không đồng đều của các bộ
phận theo tuổi như vậy đã tạo nên sự cân đối của cơ thể.
Biểu hiện rõ nhất của sự phát triển không đồng đều là sự tăng khối
lượng của cơ thể, tăng nhiều hay ít là sự cân bằng của các quá trình oxi hoá
trong trao đổi chất, có giữ được nhiều ở một nhịp độ nào đó hay không.
Đồng thời cũng do sự chăm sóc nuôi dưỡng tốt hay không. Sự phát triển
không đồng đều còn thể hiện ở thành phần hoá học của cơ thể gia súc. Ở bò
thời kỳ bào thai trong tháng thứ nhất tăng 600 lần, tháng thứ 9 tăng 1,5 lần,

khi sơ sinh tỷ lệ vật chất khô trong cơ thể là 25,81% còn lúc 6 tháng là
30,93% lúc 12 tháng tuổi là 36,25%.
Sự phát triển không đồng đều còn biểu hiện ở khả năng thích ứng với
ngoại cảnh khác nhau của cơ thể gia súc tuỳ theo từng độ tuổi sự thay đổi điều
kiện sống ảnh hưởng rất lớn đến các hoạt động của con vật, trước tiên là hoạt
động của thần kinh, từ đó ảnh hưởng đến quá trình trao đổi chất, làm cho chức
năng cấu tạo của từng tế bào và các bộ phận cơ thể cũng thay đổi theo.


ii

LỜI NÓI ĐẦU
Thực tập tốt nghiệp là nội dung cuối cùng trong chương trình đào tạo của
các trường đại học nói chung và Đại học Nông Lâm Thái Nguyên nói riêng.
Đây là khoảng thời gian quan trọng với mỗi sinh viên, là cơ hội để áp dụng
kiến thức đã học vào thực tiễn cuộc sống. Đồng thời đây cũng là khoảng thời
gian quý báu để mỗi sinh viên học hỏi, thu thập mọi kiến thức, là hành trang
bước vào cuộc sống mới với công việc của mình.
Xuất phát từ nguyện vọng của bản thân, yêu cầu của cơ sở, được sự đồng ý
của Ban chủ nhiệm Khoa Chăn nuôi - Thú y, Trường Đại học Nông Lâm Thái
Nguyên, được sự giúp đỡ của giảng viên hướng dẫn T.S Nguyễn Hưng Quang
em tiến hành nghiên cứu đề tài "Khảo sát khả năng sinh trưởng của các bê
sinh ra từ đàn bò H'Mông hạt nhân nuôi tại huyện Pắc Nặm, tỉnh Bắc Kạn "
Do thời gian và trình độ còn hạn chế, bước đầu còn bỡ ngỡ với công tác
nghiên cứu khoa học nên bản khóa luận không tránh khỏi những thiếu sót, rất
mong được sự góp ý của Quý thầy cô và các bạn để bản khóa luận được hoàn
thiện hơn.
Em xin chân thành cảm ơn!

Thái Nguyên, ngày


tháng

Sinh Viên

Nguyễn Minh Tuấn

năm 2015


11

Không chỉ có vậy, mức dinh dưỡng trong khẩu phần còn ảnh hưởng
đến sự tích lũy các chất dinh dưỡng trong cơ thể con vật từ đó mà ảnh hưởng
tới chất lượng sản phẩm thịt bò.
Dinh dưỡng là yếu tố quan trọng nhất trong số các yếu tố ngoại cảnh
chi phối khả năng sinh trưởng và sản xuất thịt của bò. Nếu mức dinh dưỡng
cao, con vật sẽ sinh trưởng nhanh và đạt khối lượng tối đa trong thời gian
ngắn. Nếu mức dinh dưỡng thấp, con vật sẽ sinh trưởng chậm, thời gian nuôi
kéo dài. Không chỉ có vậy, mức dinh dưỡng trong khẩu phần còn ảnh hưởng
đến sự tích lũy các chất dinh dưỡng trong cơ thể con vật từ đó mà ảnh hưởng
tới chất lượng sản phẩm thịt bò.
Dinh dưỡng là yếu tố quan trọng nhất trong số các yếu tố ngoại cảnh chi
phối khả năng sinh trưởng và sản xuất thịt của bò. Chế độ dinh dưỡng cao sẽ rút
ngắn quá trình nuôi dưỡng và làm thay đổi phẩm chất thịt. Hai loại dinh dưỡng
quan trọng cần cho vật nuôi là năng lượng và protein. Năng lượng cần cho việc
duy trì sự tồn tại của tổ chức cơ thể, hoạt động của cơ, hệ tiêu hóa và hình thành
tổ chức mới. Nhu cầu năng lượng chịu ảnh hưởng bởi khối lượng của con vật và
khối lượng tăng lên của các tổ chức trong cơ thể
c. Ảnh hưởng của các yếu tố môi trường

Các điều kiện tự nhiên như: độ ẩm, nhiệt độ, cường độ chiếu sáng,
lượng mưa... Đều có những ảnh hưởng trực tiếp lên cơ thể con vật. Ngay cả
các điều kiện về dịch bệnh, thổ nhưỡng, chất đất của cây thức ăn sử dụng đều
có ảnh hưởng nhất định đến trao đổi chất của con vật, từ đó tác động tới sự
sinh trưởng và phát triển của chúng.
Một vấn đề hết sức quan trọng khi xây dựng chương trình phát triển
chăn nuôi bò là hiểu biết các điều kiện môi trường mà bò được nuôi. Khả
năng sản xuất của bò ở các vùng khác nhau mang tính đặc trưng của nhiệt độ,
độ ẩm, lượng mưa, độ màu mỡ của đất đai, thảm thực vật, tình trạng bệnh tật
và ký sinh trùng.


12

Điều kiện môi trường khác nhau đã tác động đến sự sinh trưởng, phát
triển của gia súc. Trong chăn nuôi bò tạo nên sự tương thích giữa kiểu gen
(giống gia súc) với môi trường, tạo nên sự cân bằng giữa tăng trưởng, khối
lượng sơ sinh lớn, tỷ lệ sinh sản cao ở bò mẹ, sản xuất sản phẩm có chất
lượng cao với giá thành thấp nhất. Vấn đề này liên quan đến điều kiện chăn
nuôi tại địa phương, khả năng chăm sóc cũng như các điều kiện sẵn có về
nguồn thức ăn, trình độ chăn nuôi của hộ dân tại địa phương. Nó ảnh hưởng
đến thời gian vỗ béo, khả năng nuôi dưỡng tốt của hộ dân, rút ngắn khoảng
thời gian nuôi nhưng tăng khối lượng của bò vẫn đạt tiêu chuẩn, góp phần
nâng cao thu nhập cho người chăn nuôi bò.
d. Ảnh hưởng của tuổi và tầm vóc, khối lượng bò bố mẹ
Tuổi hoạt động sinh sản của bố mẹ là yếu tố ảnh hưởng trực tiếp tới sức
sống và khả năng sinh trưởng của đời con. Tuổi bố mẹ thể hiện sự thành thục
di truyền về chức năng sinh sản. Bố mẹ có tuổi còn non thì cơ thể chưa phát
triển đầy đủ, chức năng sinh sản chưa đạt tới sự chín muồi sinh dục để có chất
lượng đời con tốt nhất vì thế đời con sinh ra có khối lượng sơ sinh bị hạn chế,

sức sống đời con thấp và sức sinh trưởng không cao.
Bố mẹ có tuổi hoạt động sinh sản cao thì chất lượng tế bào sinh dục
giảm sút ảnh hưởng xấu tới khả năng thụ thai cũng như dễ gây ra tình trạng
đột biến di truyền tạo khuyết tật ở đời con. Vì những ảnh hưởng trên mà
người ta chỉ xác định tuổi sinh sản tốt nhất cho vật nuôi tùy theo từng loài,
giống. Với bò tuổi sinh sản tốt nhất của đực giống nằm trong khoảng ≥ 2.
Sức sinh trưởng và tầm vóc cơ thể con vật khi trưởng thành còn phụ
thuộc vào tầm vóc khối lượng bố mẹ, của kỹ thuật ghép đôi giao phối….
Tầm vóc cơ thể con bố là tính trạng di truyền trội để gây ra biểu hiện
kiểu hình theo hướng trội ở đời con vì thế tầm vóc con bố có tương quan
thuận với tầm vóc của đời con.


13

Theo nguyên tắc: “tốt đực thì tốt cả đàn” người ta thường chọn những
con đực tốt nhất trong đàn để làm giống vì nó có cơ hội phổ quát nguồn gen
tốt nhanh chóng trong quần thể.
Tầm vóc con mẹ ảnh hưởng đế tầm vóc của con thông qua việc tạo môi
trường tử cung cho sự phát triển bào thai. Con mẹ có tầm vóc to thì sinh con
to và ngược lại. Hơn nữa, con non có khối lượng sơ sinh lớn sẽ có tốc độ sinh
trưởng nhanh. Vì lý do này người ta không cho con mẹ sinh sản khi còn non
sinh đẻ cũng như không chọn những con nái còi cọc nhỏ bé làm nái giống.
Kỹ thuật chọn phối cũng là nguyên nhân ảnh hưởng tới sinh trưởng và
sức sống đời sau. Cần chọn phối theo nguyên tắc con tốt x con tốt = con tốt
hơn hoặc con tốt x con trung bình = con tốt.
2.1.2.4. Các chỉ tiêu đánh giá sức sinh trưởng
Để đánh giá sức sinh trưởng của bò chúng ta thường dùng các công cụ
xác định khối lượng, kích thước như cân, thước đo. Các chỉ tiêu đánh giá sức
sinh trưởng gồm:

- Sinh trưởng tích lũy: là tăng lên của khối lượng, kích thước các chiều
cơ thể được tích lũy theo thời gian nuôi. Đường cong lý thuyết của sinh trưởng
tích lũy có dạng chữ S, tuyến tính khi gia súc còn nhỏ, dốc dựng khi bò ở giai
đoạn sinh trưởng nhanh và sau đó đường cong có xu hướng nằm ngang khi bò
đạt tuổi trưởng thành, con vật thành thục về thể vóc.
- Sinh trưởng tuyệt đối: là sự tăng khối lượng, kích thước các chiều cơ
thể bình quân đạt được trong một khoảng thời gian xác định. Đường cong biểu
diễn sinh trưởng tuyệt đối có dạng hình chuông úp tăng dần đạt giá trị cực đại và
sau đó giảm dần. Nuôi bò thịt thường kết thúc ở thời kỳ cuối cùng của giai đoạn
vỗ béo, khi đường cong bắt đầu đi xuống. Sinh trưởng tuyệt đối đạt được cao
hay thấp phụ thuộc vào tiềm năng di truyền của phẩm giống. Các giống bò
chuyên dụng thịt cho sinh trưởng tuyệt đối cao hơn so với các giống bò kiêm
dụng hoặc các giống bò địa phương.


14

- Sinh trưởng tương đối: là mức tăng trưởng đạt được tính theo tỷ lệ %
tăng lên của lần khảo sát sinh trưởng sau so với lần trước đó, đường cong sinh
trưởng tương đối là đường hyperbol. Bò càng lớn tuổi sinh trưởng tương đối
càng giảm đi.
2.1.3. Đặc điểm sinh sản của bò
2.1.3.1. Đặc điểm sinh sản của bò cái
a. Sự thành thục tính dục
Ở bê cái một tháng tuổi trên buồng trứng đã xuất hiện nang trứng
nhưng bê cái không động dục và trứng không rụng cho tới khi bê cái được 8 11 tháng tuổi. Có đến 70% chu kì động dục đầu tiên của bò cái tơ không biểu
hiện rõ dấu hiệu mặc dù chúng có rụng trứng và hình thành thể vàng.
Lần động dục tiếp theo biểu hiện động dục rõ và mạnh mẽ hơn. Tuổi
thành thục về sinh dục ở bò khoảng 8 - 12 tháng và phụ thuộc vào nhiều yếu
tố, đặc biệt là dinh dưỡng. Giống bò có thể vóc lớn thành thục về tính muộn

hơn giống bò có thể vóc nhỏ.
Trong điều kiên nuôi dưỡng tốt bò cái thành thục về tính sớm hơn so
với điều kiện nuôi dưỡng kém. Các giống bò khác nhau thì thời gian thành
thục về tính cũng khác nhau. Các giống bò có tầm vóc nhỏ thành thục sớm
hơn giống bò có tầm vóc lớn.
b. Tuổi phối giống lần đầu và tuổi đẻ lứa đầu
Trong chăn nuôi bò cái sinh sản thì tuổi phối giống lần đầu và tuổi đẻ
lứa đầu có vai trò quan trọng. Tuy nhiên, tuổi phối giống lần đầu và tuổi đẻ
lứa đầu còn phụ thuộc vào các yếu tố như: di truyền, ngoại cảnh, chế độ chăm
sóc, nuôi dưỡng và các yếu tố như: sự theo dõi động dục, thời điểm phối
giống, kỹ thuật phối.
Trong điều kiện nước ta, do ảnh hưởng của của khí hậu và chế độ dinh
dưỡng không hợp lý cho nên tuổi đẻ lứa đầu đối với bò thường cao.


15

c. Thời gian động dục lại sau khi đẻ
Trong điều kiện gia súc cái được nuôi dưỡng, chăm sóc hợp lý và tình trạng
sức khoẻ bình thường thì thời gian động dục lại sau khi đẻ cũng là thời gian hồi
phục của tử cung sau khi đẻ. Thời gian động dục lại sau để chịu ảnh hưởng của
nhiều yếu tố như: thời tiết, khí hậu, điều kiện nuôi dưỡng, chăm sóc hộ lý sau khi
đẻ, tình trạng sức khoẻ và bệnh tật cũng như các yếu tố bên trong cơ thể con vật.
d. Thời gian phối giống có chửa sau khi đẻ và khoảng cách lứa đẻ
Thời gian phối giống có chửa sau khi đẻ là một chỉ tiêu quan trọng
đánh giá khả năng sinh sản của gia súc cái. Trong thực tế có những bò cái thời
gian động dục lại sau khi đẻ rất sớm khoảng 30 ngày, nhưng người ta cũng
không cho phối giống ngay mà đợi thêm 1 - 2 chu kỳ sau mới phối.
Khoảng cách giữa hai lứa đẻ được tính từ lần đẻ lứa trước tới lần đẻ lứa
sau, nó là thước đo khả năng sinh sản của gia súc một cách rõ rệt nhất, khoảng

cách giữa hai lứa đẻ ảnh hưởng đến toàn bộ thời gian cho sản phẩm, ảnh
hưỏng tới tổng số bê con sinh ra của bò mẹ.
Khoảng cách giữa hai lứa đẻ bằng khoảng thời gian phối giống lại có
chửa sau khi đẻ và thời gian mang thai. Thời gian mang thai của bò thường ổn
định, ít biến động (275 - 285 ngày) do đó khoảng cách giữa hai lứa đẻ phụ
thuộc lớn nhất vào thời gian phối giống có chửa sau khi đẻ.
e. Những yếu tố ảnh hưởng đến khả năng sinh sản của bò cái
* Yếu tố di truyền
Các tính trạng sinh sản thường có hệ số di truyền thấp nên ảnh hưởng
của di truyền đến khả năng sinh sản của bò cái không lớn so với ảnh hưởng
của uyêus tố ngoại cảnh môi trường. Tuy nhiên, những giống hoặc cá thể có
khả năng thích nghi cao với khí hậu, khả năng chống đỡ bệnh tật tốt trong một
môi trường cụ thể sẽ cho khả năng sinh sản cao hơn.


16

* Nuôi dưỡng
Dinh dưỡng là yếu tố ảnh hưởng tới sinh sản rất đa dạng và có vai trò
rất quan trọng trong chăn nuôi. Bò là gia súc thuộc loài nhai lại, có đặc điểm
tiêu hoá riêng biệt, cần rất nhiều thức ăn thô xanh trong khẩu phần. Bởi vì chỉ
có thức ăn thô xanh mới tạo nên môt trường dạ cỏ thích hợp cho hệ vi sinh vật
hoạt động và phát triển.
* Chăm sóc quản lý
Công tác chăm sóc quản lý không những có ý nghĩa quan trọng trong
việc nâng cao năng suất sinh sản của bò cái mà còn thể hiện trình độ và kinh
nghiệm của người chăn nuôi. Việc tổ chức theo dõi phát hiện động dục tốt, kỹ
thuật phối giống tốt và phối giống đúng thời điểm cộng với chất lượng tinh tốt
sẽ làm tăng tỷ lệ thụ thai và tăng khả năng sinh sản của đàn bò.
*. Bệnh tật

Đối với gia súc cái sinh sản thì các rối loạn chức năng sinh sản và bệnh sản
khoa như: sẩy thai truyền nhiễm, kí sinh trùng đường sinh dục, bệnh buồng trứng,
tử cung v.v... đều là những bệnh nguy hiểm làm giảm khả năng sinh sản.
2.1.3.2. Đặc điểm sinh sản của bò đực
a. Tinh dịch và một số chỉ tiêu đánh giá tinh dịch
Tinh dịch là dịch tiết của cơ quan sinh dục đực khi nó thực hiện có kết quả
phản xạ sinh dục. Tinh dịch gồm: tinh trùng (3-5 %) và tinh thanh (95-97 %).
Một số chỉ tiêu đánh giá số lượng và chất lượng tinh dịch:
- Thể tích tinh dịch (V) là lượng tinh dịch của một lần xuất tinh
(ml/lần). Thể tích tinh dịch có liên quan chặt chẽ tới giống, tuổi, chế độ chăm
sóc, chế độ dinh dưỡng, kích thước dịch hoàn, mùa vụ, mức độ kích thích tính
dục trước khi lấy tinh, phản xạ nhảy giá và kỹ thuật khai thác tinh.


×