Tải bản đầy đủ (.pdf) (9 trang)

Báo cáo những điểm mới trong các quy định về người bào chữa của bộ luật tố tụng hình sự năm 2003

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (178.38 KB, 9 trang )

®Æc san vÒ bLtThS n¨m 2003

ThS. NguyÔn ngäc Khanh *

T

rong Bộ luật tố tụng hình sự (BLTTHS)
năm 2003, địa vị pháp lí của người bào
chữa, việc lựa chọn người bào chữa và các vấn
đề khác liên quan đến người bào chữa được quy
định tại các điều 56, 57 và 58. Về cơ bản, các
quy định trong những điều luật này kế thừa
những nội dung của các điều 35, 36 và 37
BLTTHS năm 1988, có sửa đổi, bổ sung một số
nội dung cho phù hợp với quy định tại các điều
luật khác có liên quan của Bộ luật và phù hợp
với tinh thần đổi mới của Đảng và Nhà nước ta,
đặc biệt là chủ trương cải cách tư pháp theo tinh
thần Nghị quyết số 08-NQ/TƯ ngày 02/1/2002
của Bộ chính trị “Về một số nhiệm vụ trọng
tâm công tác tư pháp trong thời gian tới”. Trong
bài viết này chúng tôi xin trình bày những điểm
mới trong các quy định tại các điều 56, 57, 58
BLTTHS năm 2003 so với các quy định tại các
điều 35, 36, 37 BLTTHS năm 1988. Đó là
những quy định về đối tượng của việc bào
chữa; thời điểm tham gia tố tụng của người bào
chữa; quyền và nghĩa vụ của người bào chữa;
việc lựa chọn, thay đổi người bào chữa và việc
cấp, thu hồi giấy chứng nhận bào chữa.
1. Về đối tượng của việc bào chữa


So với quy định của BLTTHS năm 1988,
BLTTHS năm 2003 quy định đối tượng của
việc bào chữa rộng hơn. Theo quy định của
BLTTHS năm 1988 chỉ có bị can, bị cáo mới
có quyền bào chữa. Điều 12 quy định nguyên

34

tắc “đảm bảo quyền bào chữa của bị can, bị
cáo” trong đó ghi nhận: “Bị can, bị cáo có
quyền tự bào chữa hoặc nhờ người khác bào
chữa”. Theo đó thì chỉ bị can, bị cáo mới có
quyền bào chữa, người bị tạm giữ không phải là
đối tượng được bào chữa. Điều 38 BLTTHS
năm 1988 quy định về quyền và nghĩa vụ của
người bị tạm giữ cũng chỉ ghi nhận người bị
tạm giữ có quyền trình bày lời khai, được đưa
chứng cứ và yêu cầu... mà không có quyền bào
chữa. Để phù hợp với các quy định trên, các
quy định về người bào chữa không đề cập đối
tượng được bào chữa là người bị tạm giữ. Theo
quy định của BLTTHS năm 2003, người bị tạm
giữ “có quyền tự bào chữa hoặc nhờ người khác
bào chữa” (quy định tại các điều 11 và 48).
Theo đó, tại các điều 56, 57, 58 người bị tạm
giữ được bổ sung vào nhóm đối tượng được
bào chữa. Sự sửa đổi, bổ sung này là hoàn toàn
hợp lí và cần thiết bởi người bị tạm giữ là người
bị nghi thực hiện tội phạm (người bị bắt trong
trường hợp khẩn cấp, phạm tội quả tang) hoặc

là người đã thừa nhận hành vi phạm tội của
mình (người phạm tội tự thú, đầu thú)... họ là
đối tượng bị (hoặc sẽ bị) truy cứu trách nhiệm
hình sự. Việc ghi nhận họ có quyền tự bào chữa
hoặc nhờ người khác bào chữa nhằm tạo điều
* Giảng viên Khoa luật hình sự
Trường đại học luật Hà Nội

T¹p chÝ luËt häc


®Æc san vÒ bLtThS n¨m 2003

kiện cho người bị tạm giữ bảo vệ quyền lợi cho
mình. Như vậy, theo quy định của BLTTHS
năm 2003, các đối tượng được bào chữa bao
gồm: Người bị tạm giữ, bị can và bị cáo.
2. Về thời điểm tham gia tố tụng của
người bào chữa
Theo quy định tại khoản 1 Điều 38
BLTTHS năm 1988, người bào chữa được
tham gia tố tụng từ khi khởi tố bị can. Trong
trường hợp cần phải giữ bí mật điều tra với các
tội xâm phạm an ninh quốc gia thì viện trưởng
viện kiểm sát nhân dân quyết định để người bào
chữa tham gia tố tụng từ khi kết thúc điều tra.
Khoản 1 Điều 58 BLTTHS năm 2003 cũng ghi
nhận người bào chữa có quyền tham gia tố tụng
từ khi khởi tố bị can. Bên cạnh đó, do ghi nhận
quyền bào chữa của người bị tạm giữ, khoản 1

Điều 58 bổ sung thêm quy định: “Trong trường
hợp bắt người theo quy định tại Điều 81 và
Điều 82 của Bộ luật này thì người bào chữa
tham gia tố tụng từ khi có quyết định tạm giữ”.
Theo quy định này, kể từ thời điểm người bị
tạm giữ nhận được quyết định tạm giữ họ đã có
quyền “tự bào chữa hoặc nhờ người khác bào
chữa”. Nếu người bị tạm giữ nhờ luật sư, bào
chữa viên nhân dân hoặc người đại diện hợp
pháp của mình bào chữa cho mình thì cơ quan
điều tra phải tạo điều kiện để người bào chữa
tham gia tố tụng, thực hiện việc bào chữa, trừ
trường hợp cần phải giữ bí mật điều tra với các
tội xâm phạm an ninh quốc gia thì viện trưởng
viện kiểm sát nhân dân quyết định để người bào
chữa tham gia tố tụng từ khi kết thúc điều tra.
Như vậy, BLTTHS năm 2003 quy định
thời điểm người bào chữa có thể tham gia tố
tụng sớm hơn (kể từ khi có quyết định tạm giữ)
so với quy định trong BLTTHS năm 1988. Quy
T¹p chÝ luËt häc

định này nhằm bảo đảm quyền tự do, dân chủ
của công dân, nâng cao trách nhiệm của các cơ
quan tiến hành tố tụng, góp phần chống oan, sai
trong tố tụng hình sự.
3. Về quyền và nghĩa vụ của người bào chữa
Trong BLTTHS năm 1988, các quyền và
nghĩa vụ của người bào chữa được quy định tại
Điều 36. Điều 58 BLTTHS năm 2003 đã kế

thừa những nội dung của Điều 36 BLTTHS
năm 1988, có sửa đổi và bổ sung một số quyền
và nghĩa vụ của người bào chữa như sau:
3.1. Các quyền của người bào chữa được
sửa đổi, bổ sung
- Bổ sung quyền có mặt khi lấy lời khai của
người bị tạm giữ. Đây là quy định nhằm đảm
bảo cho người bào chữa thực hiện việc bào
chữa, bảo vệ các quyền và lợi ích hợp pháp của
người bị tạm giữ. Theo quy định của BLTTHS
năm 2003, người bị tạm giữ có quyền “tự bào
chữa hoặc nhờ người khác bào chữa”. Quy định
người bào chữa có quyền “có mặt khi lấy lời
khai của người bị tạm giữ” là một trong những
đảm bảo thực hiện nguyên tắc đảm bảo quyền
bào chữa của người bị tạm giữ, bị can, bị cáo.
Khi có mặt trong cuộc lấy lời khai người bị tạm
giữ, nếu điều tra viên đồng ý thì người bào chữa
được hỏi người bị tạm giữ. Đây là một trong
những biện pháp để người bào chữa thực hiện
nhiệm vụ của mình;
- Bổ sung quyền được xem các biên bản về
hoạt động tố tụng có sự tham gia của mình và
các quyết định tố tụng có liên quan đến người
mà mình bào chữa. So với Điều 36 BLTTHS
năm 1988, đây là điểm mới quan trọng của
Điều 58 BLTTHS năm 2003 về quyền của
người bào chữa. Theo quy định tại Điều 36
BLTTHS năm 1988, người bào chữa chỉ có
35



quyền có mặt trong cuộc hỏi cung bị can, nếu
được điều tra viên đồng ý thì được đặt câu hỏi
và có mặt trong những hoạt động điều tra khác.
Tại điểm a, khoản 2 Điều 58 BLTTHS năm
2003 bổ sung quyền này nhằm tạo điều kiện
thuận lợi cho người bào chữa thực hiện tốt
nhiệm vụ của mình đồng thời đảm bảo tính
khách quan, chính xác của các hoạt động điều
tra và các biên bản hoạt động điều tra của cơ
quan điều tra;
- Bổ sung quyền đề nghị cơ quan điều tra
báo trước về thời gian và địa điểm hỏi cung bị
can để có mặt khi hỏi cung bị can.
Mặc dù tại khoản 2 Điều 36 BLTTHS năm
1988 đã quy định người bào chữa có quyền “có
mặt khi hỏi cung bị can” nhưng do không có
quy định để đảm bảo cho người bào chữa thực
hiện quyền này nên trong thực tế người bào
chữa gặp không ít trở ngại từ phía cơ quan điều
tra như do không được báo trước nên người bào
chữa không biết thời gian, địa điểm hỏi cung để
thu xếp công việc tham dự cuộc hỏi cung. Khi
người bào chữa có thời gian để tham dự cuộc
hỏi cung thì lại không đúng “lịch” của cơ quan
điều tra. Thậm chí có khi người bào chữa có
mặt tại nơi hỏi cung đúng “lịch” hỏi cung, điều
tra viên viện đủ lí do để hoãn cuộc hỏi cung,
đến khi người bào chữa không có mặt ở đó mới

tiến hành hỏi cung. Người bào chữa không thể
lúc nào cũng trực ở cơ quan điều tra để tham dự
cuộc hỏi cung được. Khắc phục tình trạng đó,
điểm b khoản 2 Điều 58 BLTTHS năm 2003
quy định cho người bào chữa có quyền đề nghị
cơ quan điều tra báo trước về thời gian và địa
điểm hỏi cung để người bào chữa thu xếp công
việc có mặt khi điều tra viên hỏi cung bị can.
Theo tinh thần đó, nếu điều tra viên hoãn cuộc

36

hỏi cung hoặc thay đổi địa điểm hỏi cung thì
cũng phải báo cho người bào chữa biết.
- Bổ sung quyền thu thập tài liệu, đồ vật,
tình tiết liên quan đến việc bào chữa từ người bị
tạm giữ, bị can, bị cáo, người thân thích của
những người này hoặc từ cơ quan, tổ chức, cá
nhân theo yêu cầu của người bị tạm giữ, bị can,
bị cáo nếu không thuộc bí mật Nhà nước, bí
mật công tác.
Người bào chữa có quyền độc lập thu thập
tài liệu, đồ vật, tình tiết liên quan đến vụ án để
chuẩn bị luận cứ cho bài bào chữa của mình.
Đây không phải là hoạt động tố tụng mà đơn
thuần là biện pháp để người bào chữa thực hiện
nhiệm vụ của mình. Người bào chữa có thể thu
thập tài liệu, đồ vật, tình tiết liên quan đến việc
bào chữa thông qua việc tiếp xúc với người bị
tạm giữ, bị can, bị cáo, người thân thích của

những người này hoặc thu thập từ cơ quan, tổ
chức, cá nhân theo yêu cầu của người bị tạm
giữ, bị can, bị cáo nếu không thuộc bí mật nhà
nước, bí mật công tác.
- Sửa quyền “được đưa ra chứng cứ và
những yêu cầu” (tại khoản 2 Điều 36 BLTTHS
năm 1988) thành quyền “được đưa ra tài liệu,
đồ vật, yêu cầu” (điểm đ khoản 2 Điều 58
BLTTHS năm 2003). Quy định tại điểm đ
khoản 2 Điều 58 BLTTHS năm 2003 chính xác
hơn quy định tại khoản 3 Điều 36 BLTTHS
năm 1988 bởi lẽ người bào chữa không có
quyền thu thập chứng cứ mà quyền này thuộc
về các cơ quan tiến hành tố tụng, người bào
chữa chỉ được thu thập các tài liệu, đồ vật và
đưa ra cho các cơ quan tiến hành tố tụng để
chứng minh sự vô tội của người bị tạm giữ, bị
can, bị cáo hoặc chứng minh các tình tiết giảm
nhẹ trách nhiệm hình sự của những người này.

T¹p chÝ luËt häc


®Æc san vÒ bLtThS n¨m 2003

Việc những tài liệu, đồ vật đó có thể trở thành
chứng cứ trong vụ án hay không là do những
người tiến hành tố tụng có thẩm quyền quyết
định trên cơ sở xem xét các thuộc tính của
chứng cứ. Ở thời điểm người bào chữa đưa ra

những đồ vật, tài liệu, mặc dù chúng có thể có
liên quan đến vụ án nhưng những đồ vật, tài
liệu đó chưa thể được gọi là chứng cứ. Bởi vậy,
chỉ có thể quy định người bào chữa có quyền
“đưa ra đồ vật, tài liệu” chứ không thể quy định
người bào chữa có quyền “đưa ra chứng cứ";
- Bổ sung quyền được gặp người đang bị
tạm giữ. Đây là một quy định nhằm đảm bảo
cho việc thực hiện quyền thu thập tài liệu, đồ
vật, tình tiết liên quan đến việc bào chữa đã
được quy định tại điểm d khoản 2 Điều 58
BLTTHS năm 2003. Để thu thập được tài liệu,
đồ vật, tình tiết liên quan đến vụ án, nếu đối
tượng được bào chữa là người bị tạm giữ, người
bào chữa có quyền được gặp người bị tạm giữ.
Qua việc gặp người đang bị tạm giữ người bào
chữa còn có thể giúp người bào chữa về mặt
pháp lí, bảo vệ các quyền và lợi ích hợp pháp
của người bị tạm giữ. Khi gặp người bị tạm giữ
người bào chữa phải tuân thủ các quy định của
pháp luật về tạm giữ (Nghị định số 89/NĐ-CP
ngày 07/11/1998 ban hành quy chế về tạm giữ,
tạm giam);
- Bổ sung quyền được sao chụp những tài
liệu trong hồ sơ vụ án liên quan đến việc bào
chữa sau khi kết thúc điều tra theo quy định của
pháp luật.
Theo quy định tại khoản 2 Điều 36
BLTTHS năm 1988, người bào chữa “được đọc
hồ sơ vụ án và ghi chép những điều cần thiết

sau khi kết thúc điều tra”. Quy định này còn có
những hạn chế nhất định. Pháp luật cho phép
T¹p chÝ luËt häc

người bào chữa được đọc hồ sơ và được ghi
chép những điều mà mình cho rằng cần thiết
sau khi cơ quan điều tra đã kết thúc điều tra.
Đối với những vụ án đơn giản, ít hồ sơ, tài liệu
cần đọc, ít tình tiết cần ghi chép thì người bào
chữa có thể đọc hồ sơ, ghi chép tại chỗ những
gì mình cho là cần thiết. Thực tế có những vụ
án hồ sơ vụ án bao gồm quá nhiều bút lục, quá
nhiều vấn đề cần nghiên cứu, trong những
khoảng thời gian có hạn, người bào chữa không
thể đọc được hết và càng không thể ghi chép
hết những gì cần thiết. Điểm g khoản 2 Điều 58
BLTTHS năm 2003 bổ sung cho người bào
chữa có quyền được “sao chụp những tài liệu
có trong hồ sơ vụ án liên quan đến việc bào
chữa”. Quy định này tạo điều kiện cho người
bào chữa thu thập tài liệu, tình tiết chuẩn bị cho
việc bào chữa của mình. Tuy nhiên, người bào
chữa chỉ có thể sao chụp những tài liệu nào có
liên quan đến việc bào chữa của họ chứ không
được sao chụp những tài liệu khác trong vụ án
không liên quan đến việc bào chữa. Còn theo
quy định tại khoản 2 Điều 36 BLTTHS năm
1988 thì người bào chữa có thể ghi chép (nhưng
không được sao chụp) tất cả những gì mình cho
là cần thiết. Quy định như vậy chưa thực sự rõ

ràng, rất có thể dẫn đến tình trạng người bào
chữa vì mục đích cá nhân lợi dụng quy định
này để đọc, ghi chép cả những vấn đề không
liên quan đến việc bào chữa;
- Sửa đổi quyền “khiếu nại các quyết định
của cơ quan tiến hành tố tụng” thành quyền
“khiếu nại quyết định, hành vi tố tụng của cơ
quan, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng”.
Quy định tại điểm i khoản 2 Điều 58 BLTTHS
năm 2003 mở rộng đối tượng có thể bị người
bào chữa khiếu nại. Bên cạnh các quyết định
37


của các cơ quan tiến hành tố tụng thì cả những
hành vi tố tụng của những người có thẩm quyền
tiến hành tố tụng cũng có thể bị người bào chữa
khiếu nại. Ví dụ: Khi hỏi cung bị can điều tra
viên đã cố ý cản trở việc người bào chữa tham
dự cuộc hỏi cung mà không có lí do chính
đáng, người bào chữa có quyền khiếu nại với
hành vi đó của điều tra viên;
- Tại điểm k khoản 2 BLTTHS năm 2003,
cụm từ “nhược điểm về thể chất hoặc tâm thần”
trong khoản 2 Điều 36 BLTTHS 1988 được đổi
lại là “nhược điểm về tâm thần hoặc thể chất”.
Ngoài những quyền trên, tại khoản 2
Điều 58 BLTTHS năm 2003 cũng ghi nhận
một số quyền khác của người bào chữa giống
như quy định tại khoản 2 Điều 36 BLTTHS

năm 1988 như quyền được đề nghị thay đổi
người tiến hành tố tụng, người giám định,
người phiên dịch khi có căn cứ luật định;
quyền tham gia hỏi (Điều 36 BLTTHS năm
1988 quy định là quyền “tham gia xét hỏi”),
tranh luận tại phiên toà; quyền kháng cáo bản
án, quyết định của toà án nếu bị cáo là người
chưa thành niên hoặc người có nhược điểm
về tâm thần hoặc thể chất...
3.2. Các nghĩa vụ của người bào chữa
được sửa đổi, bổ sung
Theo quy định tại khoản 3 Điều 36
BLTTHS năm 1988, người bào chữa có
những nghĩa vụ sau:
- Sử dụng mọi biện pháp do pháp luật quy
định để làm sáng tỏ những tình tiết xác định bị
can, bị cáo vô tội, những tình tiết giảm nhẹ
trách nhiệm của bị can, bị cáo;
- Giúp bị can, bị cáo về mặt pháp lí nhằm
bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của họ;
- Không được từ chối bào chữa cho bị can,

38

bị cáo mà mình đã đảm nhận nếu không có lí do
chính đáng;
- Không được tiết lộ bí mật mà mình biết
được trong khi làm nhiệm vụ.
Đối với các nghĩa vụ thứ nhất, thứ hai và
thứ ba của người bào chữa, tại khoản 3 Điều 58

BLTTHS năm 2003 bổ sung thêm cụm từ
“người bị tạm giữ” vào trước cụm từ “bị can, bị
cáo” vì theo quy định của BLTTHS năm 2003,
như phần trên đã phân tích, người bị tạm giữ
cũng là đối tượng của việc bào chữa. Đối với
nghĩa vụ thứ tư của người bào chữa, tại khoản 3
Điều 58 BLTTHS năm 2003, nghĩa vụ này
được quy định cụ thể hơn. Khoản 3 Điều 58
BLTTHS năm 2003 cũng bổ sung thêm một số
nghĩa vụ cho người bào chữa. Theo đó, người
bào chữa có những nghĩa vụ sau:
- Sử dụng mọi biện pháp do pháp luật quy
định để làm sáng tỏ những tình tiết xác định
người bị tạm giữ, bị can, bị cáo vô tội, những
tình tiết làm giảm nhẹ trách nhiệm hình sự của
bị can, bị cáo.
Các biện pháp pháp luật quy định cho
người bào chữa để thực hiện nhiệm vụ của
mình là tham gia các cuộc hỏi cung, tham gia
vào các hoạt động điều tra khác, gặp gỡ người
bị tạm giữ, bị can, bị cáo, người thân thích của
những người này để thu thập các tài liệu, đồ vật,
tình tiết liên quan đến việc bào chữa hoặc thu
thập tài liệu, đồ vật, tình tiết liên quan đến việc
bào chữa từ cơ quan, tổ chức, cá nhân theo yêu
cầu của người bị tạm giữ, bị can, bị cáo nếu
không thuộc bí mật nhà nước, bí mật công tác.
Người bào chữa không được sử dụng các biện
pháp bào chữa trái pháp luật như mua chuộc, dụ
dỗ người làm chứng, người bị hại, người tiến

hành tố tụng...

T¹p chÝ luËt häc


®Æc san vÒ bLtThS n¨m 2003

Tuỳ theo mỗi giai đoạn tố tụng, khi thu
thập được tài liệu, đồ vật liên quan đến vụ án
thì người bào chữa có trách nhiệm giao cho
cơ quan điều tra, viện kiểm sát, toà án. Việc
giao nhận các tài liệu, đồ vật đó giữa người
bào chữa và cơ quan tiến hành tố tụng phải
được lập biên bản theo quy định tại Điều 95
của BLTTHS năm 2003.
Việc giao tài liệu, đồ vật liên quan đến việc
bào chữa cho cơ quan điều tra, viện kiểm sát,
toà án là trách nhiệm của người bào chữa. Pháp
luật ghi nhận người bào chữa có quyền thu thập
các đồ vật, tài liệu liên quan đến việc bào chữa
nhằm tạo điều kiện cho người bào chữa hoàn
thành nhiệm vụ của mình là bào chữa, bảo vệ
các quyền và lợi ích hợp pháp của người bị tạm
giữ, bị can, bị cáo chứ không phải thu thập các
tài liệu, đồ vật liên quan đến vụ án nhằm mục
đích riêng nào khác của người bào chữa, bởi
vậy, khi thu thập được các tài liệu, đồ vật liên
quan đến vụ án người bào chữa có trách nhiệm
giao cho các cơ quan tiến hành tố tụng. Tuỳ
từng giai đoạn tố tụng, những tài liệu, đồ vật đó

sẽ được giao cho cơ quan điều tra, viện kiểm sát
hoặc toà án. Việc giao nhận các tài liệu, đồ vật
đó giữa người bào chữa và cơ quan tiến hành tố
tụng phải được lập biên bản theo quy định tại
Điều 95 của BLTTHS năm 2003.
- Giúp người bị tạm giữ, bị can, bị cáo về
mặt pháp lí nhằm bảo vệ quyền lợi và lợi ích
hợp pháp của họ.
Nghĩa vụ của người bào chữa trong tố tụng
hình sự không chỉ nhằm bào chữa cho người bị
tạm giữ, bị can, bị cáo mà với tư cách là người
hiểu biết pháp luật họ còn phải giúp người bị
tạm giữ, bị can, bị cáo về mặt pháp lí nhằm bảo
vệ quyền lợi và lợi ích hợp pháp của họ như tư
T¹p chÝ luËt häc

vấn cho người bị tạm giữ, bị can, bị cáo để họ
thực hiện tốt nhất các quyền của mình trong tố
tụng để bảo vệ các quyền và lợi ích hợp pháp
của họ. Ví dụ, khi điều tra viên có những hành
vi xâm hại một cách trái pháp luật tới quyền và
lợi ích hợp pháp của bị can, người bào chữa có
thể giúp bị can khiếu nại với hành vi trái pháp
luật đó của điều tra viên.
- Không được từ chối bào chữa cho người
bị tạm giữ, bị can, bị cáo mà mình đã đảm nhận
bào chữa nếu không có lí do chính đáng;
- Tôn trọng sự thật và pháp luật; không
được mua chuộc, cưỡng ép hoặc xúi giục
người khác khai báo gian dối, cung cấp tài

liệu sai sự thật.
Khi tham gia tố tụng để bảo vệ các quyền
và lợi ích hợp pháp của người bị tạm giữ, bị
can, bị cáo người bào chữa có nghĩa vụ tôn
trọng sự thật và pháp luật. Họ chỉ được sử dụng
các biện pháp hợp pháp để thực hiện việc bào
chữa, không được bóp méo sự thật của vụ án,
biến không thành có, biến có thành không; họ
phải tôn trọng và triệt để tuân thủ các quy định
của pháp luật và không được mua chuộc, cưỡng
ép hoặc xúi giục người khác khai báo gian dối,
cung cấp các tài liệu sai sự thật cho các cơ quan
tiến hành tố tụng.
- Có mặt theo giấy triệu tập của toà án.
Thông thường, người bào chữa tham gia
phiên toà sơ thẩm để bảo vệ quyền và lợi ích
hợp pháp của bị cáo. Nếu vụ án được xét xử ở
cấp phúc thẩm mà có liên quan đến bị cáo họ
nhận bào chữa, toà án xét xử phúc thẩm sẽ triệu
tập người bào chữa tham gia phiên toà. Đối với
thủ tục giám đốc thẩm và tái thẩm, chỉ trong
những trường hợp cần thiết thì toà án mới triệu
tập người bào chữa. Khi được triệu tập ở bất cứ
39


cấp xét xử nào người bào chữa có nghĩa vụ có
mặt theo giấy triệu tập. Việc có mặt tại toà án
theo giấy triệu tập của toà án vừa là nghĩa vụ,
vừa là quyền của người bào chữa. Họ phải có

mặt theo giấy triệu tập của toà án để thực hiện
nhiệm vụ bào chữa của mình và đồng thời họ
cũng được có mặt tại phiên toà để thực hiện
quyền tham gia xét hỏi, tranh luận tại phiên toà
theo quy định tại điểm h khoản 2 Điều 58
BLTTHS năm 2003.
- Không được tiết lộ bí mật điều tra mà
mình biết được khi thực hiện việc bào chữa;
không được sử dụng tài liệu đã ghi chép, sao
chụp trong hồ sơ vụ án vào mục đích xâm
phạm lợi ích của nhà nước, quyền, lợi ích hợp
pháp của cơ quan, tổ chức và cá nhân.
BLTTHS ghi nhận người bào chữa có
quyền có mặt khi lấy lời khai người bị tạm giữ,
hỏi cung bị can, có mặt trong các hoạt động
điều tra khác để thu thập các thông tin cần thiết
cho việc bào chữa của mình. Trong quá trình
tham dự các hoạt động điều tra, người bào chữa
có thể biết được những bí mật điều tra, theo quy
định tại khoản 3 Điều 58 BLTTHS năm 2003,
người bào chữa không được tiết lộ những bí
mật điều tra mà mình biết. Sau khi kết thúc điều
tra, người bào chữa có quyền đọc, ghi chép và
sao chụp những tài liệu trong hồ sơ vụ án liên
quan đến việc bào chữa, họ chỉ được phép sử
dụng những tài liệu, tình tiết đó cho mục đích
bào chữa cho bị can, bị cáo mà không được sử
dụng vào mục đích xâm phạm lợi ích của Nhà
nước, quyền, lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ
chức và cá nhân.

Ngoài việc quy định nghĩa vụ của người
bào chữa, tại khoản 4 Điều 58 BLTTHS năm
2003 còn quy định quyền, trách nhiệm của

40

người bào chữa khi “làm trái pháp luật”, cụ thể
là: “Người bào chữa làm trái pháp luật thì tuỳ
theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị thu hồi
giấy chứng nhận người bào chữa, xử lí kỉ luật,
xử phạt hành chính hoặc bị truy cứu trách
nhiệm hình sự, nếu gây thiệt hại thì phải bồi
thường theo quy định của pháp luật".
4. Việc lựa chọn, thay đổi người bào chữa
Giống như Điều 37 BLTTHS năm 1988,
Điều 57 BLTTHS năm 2003 quy định quyền
lựa chọn, thay đổi người bào chữa thuộc về
người có quyền bào chữa (đó là bị can, bị cáo
và bổ sung thêm người bị tạm giữ) hoặc người
đại diện hợp pháp của họ. Trong những trường
hợp bị can, bị cáo bị truy cứu về tội theo khung
hình phạt có mức cao nhất là tử hình được quy
định tại BLHS hoặc bị can, bị cáo là người chưa
thành niên, người có nhược điểm về tâm thần
hoặc thể chất, nếu bị can, bị cáo hoặc người đại
diện hợp pháp của họ không mời người bào
chữa thì theo quy định tại khoản 2 Điều 37
BLTTHS năm 1988, cơ quan điều tra, viện
kiểm sát hoặc toà án phải yêu cầu đoàn luật sư
cử người bào chữa cho họ. Quy định này tại

Điều 57 BLTTHS năm 2003 được sửa đổi lại là
trong những trường hợp kể trên, nếu bị can, bị
cáo hoặc người đại diện hợp pháp của họ không
mời người bào chữa thì cơ quan điều tra, viện
kiểm sát hoặc toà án phải yêu cầu đoàn luật sư
phân công văn phòng luật sư cử người bào chữa
cho họ hoặc đề nghị Uỷ ban Mặt trận tổ quốc
Việt Nam, tổ chức thành viên của Mặt trận cử
người bào chữa cho thành viên của tổ chức
mình. Quy định này cụ thể hơn so với quy định
tại Điều 37 BLTTHS năm 1988 và phù hợp với
quy định tại Pháp lệnh luật sư năm 2002.
Đối với việc lựa chọn người bào chữa cho

T¹p chÝ luËt häc


®Æc san vÒ bLtThS n¨m 2003

người bị tạm giữ, bị can, bị cáo là người chưa
thành niên được quy định tại Điều 305
BLTTHS năm 2003 như sau:
Người đại diện hợp pháp của người bị
tạm giữ, bị can, bị cáo là người chưa thành
niên có thể lựa chọn người bào chữa hoặc tự
mình bào chữa cho người bị tạm giữ, bị can,
bị cáo. Trong trường hợp bị can, bị cáo là
người chưa thành niên hoặc người đại diện
hợp pháp của họ không lựa chọn được người
bào chữa thì cơ quan điều tra, viện kiểm sát

hoặc toà án phải yêu cầu đoàn luật sư phân
công văn phòng luật sư cử người bào chữa
cho họ hoặc đề nghị Uỷ ban Mặt trận tổ quốc
Việt Nam, tổ chức thành viên của Mặt trận
cử người bào chữa cho thành viên của tổ
chức mình.
So với quy định tại Điều 275 BLTTHS
năm 1988, quy định tại Điều 305 BLTTHS
năm 2003 quy định cụ thể hơn về thủ tục cử
người bào chữa cho người bị tạm giữ, bị can,
bị cáo là người chưa thành niên theo tinh
thần Pháp lệnh luật sư năm 2002.
5. Về việc cấp, thu hồi giấy chứng
nhận người bào chữa
Trong BLTTHS năm 1988 việc cấp giấy
chứng nhận cho người bào chữa được quy
định tại khoản 4 Điều 35. Theo đó, thủ
trưởng cơ quan điều tra, viện trưởng viện
kiểm sát, chánh án toà án hoặc hội đồng xét
xử cấp giấy chứng nhận người bào chữa
trong vụ án để họ thực hiện nhiệm vụ của
mình. Điều 35 chỉ quy định về thẩm quyền
cấp giấy chứng nhận người bào chữa mà
không quy định trách nhiệm của những
người có thẩm quyền cấp giấy chứng nhận
người bào chữa, thời hạn cấp giấy chứng
T¹p chÝ luËt häc

nhận người bào chữa. Bởi vậy, trong thực tế,
nhiều trường hợp người bào chữa gặp rất

nhiều khó khăn trong việc xin cấp giấy
chứng nhận người bào chữa. Khắc phục hạn
chế đó, khoản 4 Điều 56 BLTTHS năm 2003
quy định về việc cấp giấy chứng nhận người
bào chữa như sau:
“Trong thời hạn 3 ngày, kể từ ngày nhận
được đề nghị của người bào chữa kèm theo
giấy tờ liên quan đến việc bào chữa, cơ quan
điều tra, viện kiểm sát, toà án phải xem xét,
cấp giấy chứng nhận người bào chữa để họ
thực hiện việc bào chữa. Nếu từ chối cấp
giấy chứng nhận thì phải nêu rõ lí do.
Đối với trường hợp tạm giữ người thì
trong thời hạn 24 giờ, kể từ khi nhận được
đề nghị của người bào chữa kèm theo giấy tờ
liên quan đến việc bào chữa, cơ quan điều
tra phải xem xét, cấp giấy chứng nhận người
bào chữa để họ thực hiện việc bào chữa.
Nếu từ chối cấp giấy chứng nhận thì phải
nêu rõ lí do”.
So với quy định tại Điều 35 BLTTHS
năm 1988, quy định tại Điều 56 BLTTHS
năm 2003 có một số điểm sửa đổi, bổ
sung là:
- Chỉ quy định chung thẩm quyền cấp,
thu hồi giấy chứng nhận người bào chữa
thuộc về cơ quan điều tra, viện kiểm sát, toà
án mà không quy định cụ thể thuộc về thủ
trưởng cơ quan điều tra, viện trưởng viện
kiểm sát, chánh án toà án và hội đồng xét xử

như khoản 4 Điều 35 BLTTHS năm 1988. Ở
cơ quan điều tra, viện kiểm sát, toà án, thẩm
quyền cấp giấy chứng nhận người bào chữa
cụ thể được quy định tại các điều luật khác
của Bộ luật như Điều 36, Điều 37 và Điều 38
41


BLTTHS năm 2003. Cụ thể là ở cơ quan
điều tra, thẩm quyền cấp giấy chứng nhận
thuộc về thủ trưởng và phó thủ trưởng cơ
quan điều tra khi được phân công điều tra vụ
án hình sự (các khoản 2, 3 Điều 36); ở viện
kiểm sát, thẩm quyền thuộc về viện trưởng và
phó viện trưởng viện kiểm sát khi được phân
công thực hành quyền công tố và kiểm sát việc
tuân theo pháp luật trong hoạt động tố tụng đối
với vụ án hình sự (các khoản 2, 3 Điều 37); ở
toà án, thẩm quyền thuộc về chánh án và phó
chánh án toà án khi được phân công giải
quyết, xét xử vụ án hình sự (các khoản 2, 3
Điều 38) và thẩm phán giữ chức vụ chánh toà,
phó chánh toà toà phúc thẩm Toà án nhân dân
tối cao (khoản 3 Điều 39);
- Khoản 4 Điều 56 BLTTHS năm 2003
quy định rõ trách nhiệm của cơ quan điều
tra, viện kiểm sát và toà án là trong thời
hạn 03 ngày, kể từ ngày nhận được đề nghị
của người bào chữa kèm theo giấy tờ liên
quan đến việc bào chữa phải xem xét, cấp

giấy chứng nhận cho họ. Trong trường hợp
từ chối cấp giấy chứng nhận thì phải nêu rõ
lí do;
- Khoản 4 Điều 56 bổ sung trường hợp
cấp giấy chứng nhận người bào chữa trong
trường hợp tạm giữ người. Theo đó, đối với
trường hợp tạm giữ người, nếu người bị tạm
giữ mời người bào chữa thì trong thời hạn 24
giờ, kể từ khi nhận được đề nghị của người
bào chữa kèm theo giấy tờ liên quan đến
việc bào chữa, cơ quan điều tra phải xem
xét, cấp giấy chứng nhận người bào chữa để
họ thực hiện việc bào chữa. Nếu từ chối cấp
giấy chứng nhận thì phải nêu rõ lí do. Đối
với trường hợp tạm giữ người, BLTTHS quy

42

định thời hạn cấp giấy chứng nhận người
bào chữa ngắn hơn những trường hợp bình
thường để tạo điều kiện cho người bào chữa
sớm được tham gia tố tụng, kịp thời bảo vệ
các quyền và lợi ích hợp pháp của người bị
tạm giữ;
Qua phân tích trên, có thể đưa ra một số
kết luận sau:
+ Các quy định về người bào chữa trong
BLTTHS năm 2003 là sự kế thừa có chọn
lọc các quy định của BLTTHS năm 1988 về
vấn đề này;

+ Các quy định về người bào chữa được
sửa đổi, bổ sung theo hướng ghi nhận thời
điểm tham gia tố tụng của người bào chữa
sớm hơn, mở rộng thêm quyền cho người
bào chữa (như quyền có mặt khi lấy lời khai
người bị tạm giữ, quyền được thu thập tài
liệu, đồ vật, tình tiết liên quan đến việc bào
chữa từ người bị tạm giữ...) và quy định cụ
thể hơn trách nhiệm của người bào chữa khi
tham gia tố tụng hình sự. BLTTHS năm
2003 cũng quy định rõ hơn trách nhiệm của
các cơ quan tiến hành tố tụng trong việc tạo
điều kiện cho người bào chữa tham gia tố
tụng, góp phần bảo đảm thực hiện nguyên
tắc bảo đảm quyền bào chữa của người bị
tạm giữ, bị can, bị cáo;
+ Các quy định của BLTTHS về người
bào chữa được sửa đổi, bổ sung phù hợp với
các quy định khác có liên quan của
BLTTHS, của Pháp lệnh luật sư năm 2002
và phù hợp với tinh thần Nghị quyết số 08NQ/TƯ ngày 02/1/2002 của Bộ chính trị
“Về một số nhiệm vụ trọng tâm công tác tư
pháp trong thời gian tới”./.

T¹p chÝ luËt häc



×