Tải bản đầy đủ (.pdf) (4 trang)

Báo cáo các tội xâm phạm tính mạng, sức khoẻ, nhân phẩm, danh dự của con người so sánh giữa bộ luật hình sự năm 1999 và bộ luật hình sự năm 1985

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (95.56 KB, 4 trang )

nghiên cứu - trao đổi

PGS.TS. Nguyễn Ngọc Hoà *

C

ác tội xâm phạm tính mạng, sức khoẻ,
nhân phẩm, danh dự của con ngời đợc
quy định trong BLHS năm 1999 tại Chơng
XII, từ Điều 93 đến Điều 122. So sánh với
BLHS năm 1985, chúng ta thấy số điều luật
quy định về nhóm tội này tăng lên đáng kể.
Trong BLHS năm 1985 có 19 điều luật còn
trong BLHS năm 1999 có đến 30 điều luật
quy định về nhóm tội này. Đó là sự khác
nhau về mặt hình thức mà có thể nhận biết
đợc ngay. Xét về nội dung cụ thể, giữa hai
BLHS này có nhiều điểm khác nhau trong
việc quy định nhóm tội xâm phạm tính
mạng, sức khoẻ, nhân phẩm, danh dự của
con ngời.
1. Điểm khác nhau thứ nhất
Nguyên tắc phân hoá trách nhiệm hình
sự trong luật đ đợc thực hiện một bớc cao
hơn trong Chơng XII BLHS năm 1999 nói
riêng cũng nh trong toàn bộ Bộ luật này nói
chung.(1) Đây là sự khác nhau nổi bật, đợc
thể hiện xuyên suốt tất cả các điều luật của
chơng này. Sự phân hoá trách nhiệm hình
sự trong luật ở mức cao nh vậy là cơ sở
pháp lí thuận lợi, tạo điều kiện tốt cho việc


cá thể hoá hình phạt trong thực tiễn áp dụng
luật hình sự để đấu tranh phòng chống các
tội xâm phạm tính mạng, sức khoẻ, nhân
phẩm, danh dự của con ngời. Sự phân hoá
trách nhiệm hình sự này đợc thể hiện cụ thể
nh sau:

30 - Tạp chí luật học

1.1. Nguyên tắc phân hoá trách nhiệm
hình sự đợc thể hiện qua việc tách tội danh
(từ một tội danh trong BLHS năm 1985 nhà
làm luật đ tách thành nhiều tội danh khác
nhau để quy định trong BLHS năm 1999) và
tách một số trờng hợp phạm tội có tình tiết
định khung thành tội danh riêng. Đó là các
trờng hợp:
- Tội giết ngời đợc quy định tại Điều
101 BLHS năm 1985 đợc tách thành 3 tội
trong BLHS năm 1999 là tội giết ngời (Điều
93), tội giết con mới đẻ (Điều 94) và tội giết
ngời trong trạng thái tinh thần bị kích động
mạnh (Điều 95);
- Tội vô ý làm chết ngời đợc quy định
tại Điều 104 BLHS năm 1985 đợc tách
thành 2 tội trong BLHS năm 1999 là tội vô ý
làm chết ngời (Điều 98) và tội vô ý làm
chết ngời do vi phạm quy tắc nghề nghiệp
hoặc quy tắc hành chính (Điều 99);
- Tội cố ý gây thơng tích hoặc gây tổn

hại cho sức khoẻ của ngời khác đợc quy
định tại Điều 109 BLHS năm 1985 đợc tách
thành 3 tội trong BLHS năm 1999 là tội cố ý
gây thơng tích hoặc gây tổn hại cho sức
khoẻ của ngời khác (Điều 104), tội cố ý gây
thơng tích hoặc gây tổn hại cho sức khoẻ
của ngời khác trong trạng thái tinh thần bị
kích động mạnh (Điều 105) và tội cố ý gây
* Trờng đại học luật Hà Nội


nghiên cứu - trao đổi

thơng tích hoặc gây tổn hại cho sức khoẻ
của ngời khác do vợt quá giới hạn phòng
vệ chính đáng (Điều 106);
- Tội vô ý gây thơng tích hoặc gây tổn
hại nặng cho sức khoẻ của ngời khác đợc
quy định tại Điều 110 BLHS năm 1985 đợc
tách thành 2 tội trong BLHS năm 1999 là tội
vô ý gây thơng tích hoặc gây tổn hại cho
sức khoẻ của ngời khác (Điều 108) và tội vô
ý gây thơng tích hoặc gây tổn hại cho sức
khoẻ của ngời khác do vi phạm quy tắc
nghề nghiệp hoặc quy tắc hành chính (Điều
109).
Việc tách các tội nh trên là biểu hiện
của sự phân hoá trách nhiệm hình sự trong
luật đồng thời cũng tạo điều kiện về mặt kĩ
thuật để có thể tiếp tục phân hoá trách nhiệm

hình sự qua việc quy định các khung hình
phạt khác nhau. Cụ thể: Khi chỉ là trờng
hợp tăng nặng hoặc giảm nhẹ định khung thì
nhà làm luật khó có thể xây dựng đợc các
khung hình phạt khác nhau cho trờng hợp
đó. Khi đ đợc tách thành tội riêng thì có
thể dễ dàng xây dựng đợc nhiều khung hình
phạt khác nhau, kể cả khung tăng nặng cũng
nh khung giảm nhẹ. Ví dụ: Khi chỉ là
trờng hợp giảm nhẹ định khung của tội giết
ngời, trờng hợp giết ngời trong trạng thái
tinh thần bị kích động mạnh chỉ có khung
hình phạt 6 tháng đến 5 năm tù (khoản 3
Điều 101 BLHS năm 1985). Trong BLHS
năm 1999, trờng hợp này đợc quy định
thành tội riêng với 2 khung hình phạt khác
nhau, khung 1 từ 6 tháng đến 3 năm tù và
khung 2 từ 3 năm đến 7 năm tù (Điều 95
BLHS năm 1999).
1.2. Nguyên tắc phân hoá trách nhiệm

hình sự đợc thể hiện qua việc quy định
nhiều khung hình phạt khác nhau cho mỗi tội
phạm. Trong BLHS năm 1985, hầu hết các
tội phạm đều có nhiều khung hình phạt khác
nhau. Bên cạnh đó, vẫn còn một số tội phạm
chỉ có một khung hình phạt duy nhất. Đây là
một trong những hạn chế của BLHS năm
1985 đ đợc bộc lộ trong thực tiễn áp dụng.
Trong chơng các tội xâm phạm tính mạng,

sức khoẻ, nhân phẩm, danh dự của con ngời
của BLHS năm 1985 có 5 tội chỉ có 1 khung
hình phạt. Đó là các tội: Giết ngời do vợt
quá giới hạn phòng vệ chính đáng; bức tử;
xúi giục hoặc giúp ngời khác tự sát; đe dọa
giết ngời và tội hành hạ ngời khác. Trong
BLHS năm 1999, tất cả các tội này đều đợc
xây dựng với 2 khung hình phạt khác nhau.(2)
1.3. Nguyên tắc phân hoá trách nhiệm
hình sự đợc thể hiện qua việc cụ thể hoá ở
mức tối đa các tình tiết định khung của từng
tội phạm. Cùng với việc tách tội danh, tách
khung hình phạt, nhiều loại tình tiết định
khung hình phạt mới đ đợc quy định bổ
sung vào chơng các tội xâm phạm tính
mạng, sức khoẻ, nhân phẩm, danh dự của
con ngời. Đó là những tình tiết định khung
hình phạt tăng nặng cha đợc quy định
trong BLHS năm 1985. Những tình tiết này
có thể đợc quy định ở một tội danh hoặc ở
nhiều tội danh khác nhau. Cụ thể, những tình
tiết này là:
- Giết trẻ em; giết ông, bà, cha, mẹ,
ngời nuôi dỡng, thầy giáo, cô giáo của
mình; giết ngời để lấy bộ phận cơ thể của
nạn nhân; thuê giết hoặc giết thuê (tội giết
ngời - Điều 93 BLHS);
- Phạm tội trong thời gian đang bị tạm
Tạp chí luật học - 31



nghiên cứu - trao đổi

giữ, tạm giam hoặc đang bị áp dụng biện
pháp đa vào cơ sở giáo dục; thuê gây
thơng tích hoặc gây thơng tích thuê (tội cố
ý gây thơng tích hoặc gây tổn hại cho sức
khoẻ của ngời khác - Điều 104 BLHS);
- Phạm tội đối với ngời già, trẻ em, phụ
nữ có thai hoặc ngời tàn tật (tội hành hạ
ngời khác - Điều 110 BLHS);
- Biết mình bị nhiễm HIV mà vẫn phạm
tội (tội hiếp dâm - Điều 111 BLHS, tội hiếp
dâm trẻ em - Điều 112 BLHS, tội cỡng dâm
- Điều 113 BLHS, tội cỡng dâm trẻ em Điều 114 BLHS, tội giao cấu với trẻ em Điều 115 BLHS);
- Để sử dụng vào mục đích mại dâm (tội
mua bán phụ nữ - Điều 119 BLHS, tội mua
bán, đánh tráo hoặc chiếm đoạt trẻ em - Điều
120 BLHS) hoặc mục đích vô nhân đạo (tội
mua bán, đánh tráo hoặc chiếm đoạt trẻ em Điều 120 BLHS); có tính chất chuyên nghiệp
(tội mua bán phụ nữ - Điều 119 BLHS);
- Lợi dụng chức vụ, quyền hạn làm nhục
ngời khác (tội làm nhục ngời khác - Điều
121 BLHS).
Ngoài việc quy định những tình tiết định
khung hình phạt tăng nặng hoàn toàn mới đó,
BLHS năm 1999 còn mở rộng phạm vi quy
định ở nhiều tội khác nhau của một số tình
tiết định khung hình phạt tăng nặng đ đợc
quy định ở một số tội trong BLHS năm 1985.

Trong đó, tình tiết phạm tội đối với nhiều
ngời đợc quy định ở nhiều tội khác nhau.(3)
Ngoài ra, còn một số tình tiết khác nh tình
tiết phạm tội đối với ngời thi hành công vụ
hoặc vì lí do công vụ của nạn nhân, tình tiết
vì động cơ đê hèn... cũng đợc mở rộng hơn
phạm vi quy định.
32 - Tạp chí luật học

Trong BLHS năm 1985, có những khung
hình phạt tăng nặng chỉ có một tình tiết định
khung hình phạt tăng nặng cụ thể hoặc có
một tình tiết định khung hình phạt tăng nặng
khái quát... Đây là điểm hạn chế của BLHS
năm 1985 và hạn chế này đ đợc khắc phục
một phần trong BLHS năm 1999. Ví dụ:
Khoản 2 Điều 116 BLHS năm 1985 (tội làm
nhục ngời khác) chỉ có một tình tiết định
khung hình phạt tăng nặng là tình tiết phạm
tội đối với ngời thi hành công vụ; khoản 2
Điều 117 BLHS năm 1985 (tội vu khống) chỉ
quy định rất chung trờng hợp bị xử theo
khung hình phạt tăng nặng là trờng hợp
nghiêm trọng... Trong BLHS năm 1999, hạn
chế này đ đợc khắc phục. Cụ thể: Khoản 2
Điều 121 (tơng ứng với khoản 2 Điều 116
BLHS năm 1985) có tới bốn loại tình tiết
định khung tăng nặng khác nhau;(4) khoản 2
Điều 122 (tơng ứng với khoản 2 Điều 117
BLHS năm 1985) đ cụ thể hoá tình tiết

phạm tội trong trờng hợp nghiêm trọng
thành sáu loại tình tiết định khung hình phạt
tăng nặng khác nhau.(5)
2. Điểm khác nhau thứ hai
Trong BLHS năm 1999, có hai tội mới
đợc bổ sung vào chơng các tội xâm phạm
tính mạng, sức khoẻ, nhân phẩm, danh dự
của con ngời. Đó là tội lây truyền HIV cho
ngời khác (Điều 117 BLHS) và tội cố ý
truyền HIV cho ngời khác (Điều 118
BLHS). Sự bổ sung này là cần thiết, xuất
phát từ các cơ sở thực tế sau:
- Tình trạng nhiễm HIV ở Việt Nam
cũng nh trên thế giới hiện nay;
- Khả năng xảy ra hành vi cố ý lây truyền


nghiên cứu - trao đổi

cũng nh hành vi cố ý truyền HIV ở Việt
Nam hiện nay và
- Tính nguy hiểm của những hành vi này
trong điều kiện khả năng y tế của thế giới và
Việt Nam cha thể chống đợc căn bệnh
này...
3. Điểm khác nhau thứ ba
Trong BLHS năm 1999, có hai tội trớc
đây đợc quy định ở chơng khác đợc
chuyển về chơng các tội xâm phạm tính
mạng, sức khoẻ, nhân phẩm, danh dự của

con ngời. Đó là tội dâm ô đối với trẻ em
(Điều 116 BLHS) và tội mua bán, đánh tráo
hoặc chiếm đoạt trẻ em (Điều 120 BLHS).(6)
Trong BLHS năm 1985, tội mua bán, đánh
tráo hoặc chiếm đoạt trẻ em đợc quy định
tại chơng các tội xâm phạm chế độ hôn
nhân, gia đình và các tội phạm đối với ngời
cha thành niên (Điều 149 BLHS). Việc xếp
này dựa trên cơ sở cho rằng, hành vi mua
bán, đánh tráo hoặc chiếm đoạt trẻ em động
chạm đến quan hệ tình cảm ruột thịt, xâm
phạm đến hạnh phúc gia đình... Tội dâm ô
đối với trẻ em đợc bổ sung vào BLHS năm
1985 trong lần sửa đổi, bổ sung thứ t và
đợc xếp vào chơng các tội xâm phạm an
toàn công cộng, trật tự công cộng và trật tự
quản lí hành chính. Việc xếp này dựa trên cơ
sở cho rằng, hành vi dâm ô nói chung cũng
nh hành vi dâm ô đối với trẻ em xâm phạm
đến trật tự công cộng, giống nh hành vi
mua bán dâm hay hành vi chứa chấp, môi
giới mua bán dâm. Chính do vậy mà hành vi
dâm ô đối với trẻ em (Điều 202b) đợc quy
định tiếp sau tội chứa m i dâm, tội môi giới
m i dâm (Điều 202 BLHS) và tội mua dâm

ngời cha thành niên (Điều 202a BLHS).
Trong BLHS năm 1999, tội dâm ô đối với trẻ
em và tội mua bán, đánh tráo hoặc chiếm
đoạt trẻ em cùng đợc chuyển vào chơng

các tội xâm phạm tính mạng, sức khoẻ, nhân
phẩm, danh dự của con ngời. Đối tợng của
hai tội này đều là con ngời. Hành vi mua
bán, đánh tráo hoặc chiếm đoạt trẻ em tuy
xâm phạm đến hạnh phúc gia đình nhng
trớc hết đ xâm phạm đến con ngời, chủ
thể của hành vi này đ coi con ngời nh đồ
vật để mua bán, đánh tráo, chiếm đoạt.
Tơng tự nh vậy, hành vi dâm ô đối với trẻ
em đ xâm phạm đến con ngời, chủ thể của
hành vi này đ coi con ngời nh phơng
tiện để thoả m n một cách bất hợp pháp
nhu cầu tình dục của mình. Với lí do nh
vậy việc xếp tội dâm ô đối với trẻ em và tội
mua bán, đánh tráo hoặc chiếm đoạt trẻ em
vào chơng các tội xâm phạm tính mạng,
sức khoẻ, nhân phẩm, danh dự của con
ngời (các tội chống con ngời) là hoàn
toàn hợp lí./.
(1).Xem : Đào Trí úc, Bộ luật hình sự Việt Nam năm
1999. Những đặc điểm và nội dung cơ bản; Tạp chí
Nhà nớc và pháp luật số 2 năm 2000, tr.10 và 11.
(2).Xem các điều 102, 105, 106, 108 và 111 BLHS
năm 1985 và các điều 96, 100, 101, 103 và 110 BLHS
năm 1999.
(3).Xem các điều 95, 96, 100, 101, 103, 111, 112, 113,
114, 115, 116, 117, 118, 119, 120, 121, 122 BLHS.
(4).Xem khoản 2 Điều 121 BLHS.
(5).Xem khoản 2 Điều 122 BLHS.
(6). Trong BLHS năm 1999 tội này đ đợc sửa khác

so với BLHS năm 1985 ở chỗ thay cụm từ bắt trộm
bằng cụm từ chiếm đoạt để đảm bảo tính bao quát và
chính xác.

Tạp chí luật học - 33



×