Tải bản đầy đủ (.pdf) (8 trang)

Báo cáo đánh giá sự phát triển hình thái, thể lực và kỹ thuật của đội tuyển bóng ném nam trẻ thành phố hồ chí minh (2010)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (705.24 KB, 8 trang )

ĐÁNH GIÁ SỰ PHÁT TRIỂN HÌNH THÁI, THỂ LỰC VÀ KỸ THUẬT
CỦA ĐỘI TUYỂN BÓNG NÉM NAM TRẺ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
(2010)
Nguyễn Hiệp
Nguyễn Đắc Thịnh
Tóm tắt:
Sử dụng phương pháp tổng hợp và phân tích tài liệu có liên quan, phương
pháp quan sát sư phạm, phương pháp phỏng vấn, phương pháo thực nghiệm sư
phạm, phương pháp toán học thống kê, tác giả lựa chọn được 11 test đánh giá
hình thái, thể lực và kỹ thuật của các vận động viên bóng ném nam trẻ lứa tuổi 1618 thành phố Hồ Chí Minh sau một năm tập luyện. Từ đây, đánh giá hiệu quả công
tác huấn luyện và sự phát triển của nam vận động viên đội tuyển bóng ném trẻ
thành phố Hồ Chí Minh.
TỪ KHÓA: Bóng ném, bóng ném trẻ, hình thái, thể lực, kỹ thuật chuyên
môn.
Abstract:
Using the method of synthesis and analysis of relevant documents,
pedagogic observation, interviewing, pedagogic experimetal methods, and
mathematical statistic methods, 11 tests were selected to evaluate the morphology,
fitness and techniques of Ho Chi Minh City youth male handball athletes aged 1618 after a year training. This is the basis for assessing the effectiveness of training
and development for Ho Chi Minh City youth male handball team.
KEYWORDS: Handball, youth handball, morphology, fitness, technical
axpertise
1. ĐẶT VẤN ĐỀ
Bóng ném như nhiều môn thể thao khác, ngoài đặc điểm hình thái cũng cần
một nền tảng chung về thể lực nhưng đặc thù của nó là một môn tập thể có tính đối
kháng cao, mang tính biến hóa, đa dạng cao, đòi hỏi mỗi cầu thủ một yêu cầu rất
cao về thể lực, sức nhanh, sức mạnh, sức bền, khả năng phối hợp động tác và
những kỹ thuật cơ bản như: bắt bóng, chuyền bóng, ném cầu môn, … Dựa vào sự
tăng tiến về hình thái, thể lực và kỹ thuật sau quá trình tập luyện ta có thể đánh giá
lại việc tuyển chọn ban đầu, tiếp tục sàng lọc vận đông viên để huấn luyện nâng



2

cao. Vì vậy, đánh giá một vận động viên sau quá trình huấn luyện là một công việc
thiết yếu.
Từ những vấn đề trên, chúng tôi tiến hành nghiên cứu: “Đánh giá sự phát
triển hình thái, trình độ thể lực và kỹ thuật của nam vận động viên đội tuyển bóng
ném trẻ thành phố Hồ Chí Minh”.
Đối tượng mà chúng tôi lựa chọn để nghiên cứu là sự phát triển hình thái,
thể lực và kỹ thuật của nam vận động viên bóng ném trẻ thành phố Hồ Chí Minh.
Khách thể nghiên cứu: 16 vận động viên nam đội tuyển bóng ném trẻ thành
phố Hồ Chí Minh lứa tuổi 16-18.
Thời gian nghiên cứu: 2009-2010.
2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Phương pháp phân tích và tổng hợp tài liệu, phương pháp phỏng vấn bằng
phiếu, phương pháp nhân trắc, phương pháp kiểm tra sư phạm, phương pháp toán
học thống kê.
3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
3.1. Nghiên cứu xác định các test đánh giá về hình thái, thể lực, kỹ thuật
của nam vận động viên đội tuyển bóng ném trẻ thành phố Hồ Chí Minh:
Sau khi phỏng vấn chúng tôi chọn các test có 75% ý kiến trở lên ở mức sử
dụng thường xuyên. Bằng việc kiểm tra độ tin cậy và tính thông báo của test, đề tài
đã lựa chọn được 11 chỉ số, test đánh giá hình thái, thể lực, kỹ thuật của nam vận
động viên đội tuyển bóng ném trẻ thành phố Hồ Chí Minh.
* Hình thái
01. Cân nặng (kg)
02. Chiều cao đứng (cm)
03. Chiều dài sải tay (cm)
04. Rộng gang bàn tay (cm)
* Test đánh giá thể lực

01. Bật xa tại chỗ (cm)
02. Bật cao tại chỗ (cm)
03. Bật xa ba bước (cm)
04. Chạy xuất phát cao 30m (giây)
05. Chạy cách quảng 100m (giây)


3

* Test đánh giá kỹ thuật
01. Ném bóng xa – bóng ném (m)
02. Ném chính xác (số quả trúng mục tiêu/10 quả)
3.2. Đánh giá sự phát triển về hình thái, thể lực và kỹ thuật của nam vận
động viên đội tuyển bóng ném trẻ thành phố Hồ Chí Minh sau một năm tập
luyện.
Sự phát triển về hình thái, thể lực và kỹ thuật được đánh giá thông qua độ
chênh lêch tuyệt đối (d) của 2 lần kiểm tra và nhịp độ phát triển (S. Brondy)
(bảng1).
Bảng 1: Sự phát triển hình thái, thể lực và kỹ thuật của nam vận động
viên đội tuyển bóng ném nam trẻ thành phố Hồ Chí Minh sau một năm tập
luyện
Tham số
Lần

𝑿

±𝝈

V%


1

66.31

7.94

11.97

2

67.56

7.32

10.84

Chiều cao
đứng (cm)

1

173.75

4.40

2.53

2

174.38


4.59

2.63

Dài sải tay
(cm)

1

178.25

5.46

3.06

2

178.69

5.41

3.03

Rộng gang bàn
tay (cm)

1

23.75


1.08

4.55

2

23.91

1.19

4.96

1

242.69 12.09

4.98

2

247.25 11.24

4.55

1

51.81

9.41


Test

HÌNH THÁI

Cân nặng (kg)

THỂ LỰC

Bật xa (cm)

Bật cao (cm)
Bật xa 3 bước

4.87

2

53.00

4.50

8.49

1

686.00 28.23

4.12


D

ttính

P

W%

1.25

4.24

< 0.01 1.98

0.63

3.50

< 0.01 0.36

0.44

2.41

< 0.05 0.25

0.16

2.56


< 0.05 0.64

4.56

5.74

< 0.01 1.88

1.19

3.71

< 0.01 2.34

20.19 10.31 < 0.01 2.89


4

(cm)

706.19 31.55

4.47

1

4.45

0.12


2.69

2

4.42

0.11

2.42

Chạy 100m
cách quãng (s)

1

22.44

2.25

10.02

2

22.24

2.22

9.96


Ném bóng xa
(m)

1

32.88

3.05

9.28

2

35.13

2.70

7.70

Ném chính xác
(Số quả
trúng/10 quả)

1

6.0

0.77

11.49


Chạy 30m (s)

KỸ THUẬT

2

2

7.0

0.68

-0.03

6.12

< 0.01 0.68

-0.2

2.52

< 0.05 0.92

2.25

5.88

< 0.01 6.74


0.56

3.15

< 0.05 8.21

9.38

Qua kết quả thu được ở bảng 1, chúng tôi nhận thấy thành tích của các test
đánh giá hình thái, thể lực và kỹ thuật của đội tuyển bóng ném nam trẻ thành phố
Hồ Chí Minh sau một năm tập luyện đều có sự khác biệt và có ý nghĩa thống kê ở
ngưỡng xác suất < 0.01 hoặc < 0.05.
3.3. Bàn luận kết quả nghiên cứu:
* Về hình thái: ở các test về hình thái gồm chiều cao đứng (cm), chiều dài
sải tay (cm), rộng gang bàn tay (cm) cho thấy có sự đồng đều giữa các cá với hệ số
biến thiên Cv < 10%. Kết quả qua hai lần kiểm tra, các chỉ số hình thái tăng nhiều ở
chỉ số cân nặng (tăng 1.25 kg tương ứng 1.98%), chiều cao tăng 1.03cm tương ứng
với 0.36% và có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê với P < 0.05.
* Đánh giá thể lực:
+ Về sức mạnh:
- Test bật xa tại chõ, bật xa 3 bước và bật cao tại chỗ: Mọi hoạt động trong
thi đấu của môn bóng ném từ những động tác đơn giản (di chuyển không bóng,
phòng thủ đeo bám đối phương…) cho đến những động tác phức tạp khác (nhảy
ném, tranh cướp bóng, phòng thủ…) đều cần tới sức mạnh của nhóm cơ chân.
Trong một tình huống tranh cướp bóng tay đôi, cầu thủ nào có sức mạnh nói
chung và sức mạnh tốc độ của nhóm cơ chân nói riêng tốt hơn thường dễ giành
phần thắng hơn, ngoài ra cong phải kể đến việc chiếm vị trí trên sân nhanh hơn đối
phương, bật cao ném cầu môn,…có khả năng duy trì thể lực tốt hơn. Cho nên công
tác huấn luyện sức mạnh tốc độ trong thể thao, phục vụ trước hết cho việc nâng

cao thành tích trong môn chuyên sâu, vì vậy trong công tác huấn luyện cũng nên


5

quan tâm đến các bài tập phát triển sức mạnh này để đáp ứng yêu cầu ngày càng
cao trong bóng ném hiện đại.
Đối với vận động viên bóng ném thì sức bền tốc độ chiếm vị trí quan trọng
không thể thiếu được. Sức bền tốc độ tạo nên nhiều tình huống chiến thuật, bứt phá
mà đối phương không thể lường trước được. Trong tấn công phòng thủ vì vận động
viên nào có tốc độ tốt hơn (nhanh hơn) thì người đó sẽ chiếm được ưu thế nhiều
hơn. Khả năng giành chiến thắng của một trận đấu phụ thuộc nhiều vào yếu tố này.
Vì vậy, đối với một vận động viên bóng ném thì vai trò của sức bền tốc độ là
rất cần thiết và không thể thiếu được. Ngoài ra sức bền tốc độ có mối quan hệ chặt
chẽ với sức bền, sức bền càng tốt thì đảm bảo cho trình độ phát triển sức bền tốc
độ càng tốt hơn. Sự phát triển của sức bền tốc độ phụ thuộc chủ yếu vào quá trình
luyện tập lâu dài và thường xuyên
- Test chạy 100m cách quãng (giây): chúng tôi nhận thấy thành tích chạy
100m cách quãng của các vận động viên có tăng trưởng sau một năm tập luyện với
nhịp tăng trưởng trung bình là W% = 0.92%. Cụ thể, thành tích trung bình ở lần
kiểm tra thứ 2 sau một năm tập luyện là 22.24% (s); trong khi đó thành tích trung
bình ở lần kiểm tra ban đầu là 22.44(s) với ttính = 2.52 > t05 = 1.746 nên sự khác
nhau giữa hai giá trị trung bình mẫu có ý nghĩa thống kê.
 Đánh giá về kỹ thuật
- Test ném bóng xa (m): Để chiến thắng và ghi được nhiều bàn thằng vào
cầu môn đối phương thì kỹ thuật ném bóng rất quan trọng, vừa là chiến thuật vừa
là phương pháp tốt nhất thực hiện điều đó. Bên cạnh đó, việc thực hiện ném cầu
môn đòi hỏi phải chính xác mà còn thực hiện quả bóng bay với tốc độ cao nhất.
Chính vì thế test ném bóng xa dùng đánh giá năng lực và kỹ thuật của vận động
viên.

Qua kết quả nghiên cứu, chúng tôi nhận thấy thành tích ném bóng xa của các
vận động viên nam trẻ đội tuyển bóng ném đội tuyển bóng ném thành phố Hồ Chí
Minh có tiến bộ hơn hẳn sau một năm tập luyện. Thành tích trung bình ở lần kiểm
tra sau là 35.13 (m) cách biệt lớn hơn so với thành tích trung bình khi kiểm tra ban
đầu với 32.88 (m). Với ttính = 5.88 > t05 = 1.746 nen sự khác nhau giữa hai giá trị
trung bình mẫu có ý nghĩa thống kê.
Test ném chính xác (số quả trúng đích/10 quả): Mục đích cuối cùng trong
thể thao là dành chiến thắng nên việc ghi ban vào cầu môn đối phương trong môn
bóng ném vô cùng quan trọng. Qua các số liệu thu thập được chúng tôi nhận thấy
thành tích ném cầu môn chính xác của các vận động viên có sự tăng trưởng sau
một năm tập luyện với thành tích trung bình sau một năm là 7 quả, tốt hơn giai
đoạn đầu tập trung là 6 quả. Bên cạnh đó, nhịp tăng trưởng cũng cho chúng tôi


6

thấy được điều này với W% = 8.21% và ttính = 3.15 > t05 – 1.746 nên sự khác nhau
giữa hai giá trị trung bình mẫu có ý nghĩa thống kê.
Tóm lại, qua một năm luyện tập, các vận động viên bóng ném nam trẻ thành
phố Hồ Chí Minh có độ tăng tiến về hình thái, trình độ thể lực và kỹ thuật như sau:
+ Ném bóng chính xác (số quả trúng mục tiêu/10 quả): 8.21%.
+ Ném bóng xa (m): 6.74%
+ Bật xa ba bước (cm): 2.89%


7

+ Bật cao tại chỗ (cm): 2.34%
+ Cân nặng (kg): 1.98%
+ Bật xa tại chỗ (cm): 1.88%.

+ Chiều dài sải tay (cm): 0.25%
+ Chiều cao đứng (cm): 0.36%
+ Chiều rộng gang bàn tay (cm): 0.64%.
+ Chạy 30m xuất phát cao (s): 0.68%
+ Chạy 100m cách quãng (s): 0.92%.
Nhìn chung, độ tăng tiến giữa các chỉ số, các test và giữa các vận động viên
không đồng đều.
4. KẾT LUẬN
- Đề tài đã lựa chọn được 04 chỉ số đánh giá về hình thái, 05 test đánh giá
thể lực và 02 test đánh giá kỹ thuật cho nam vận động viên đội tuyển bóng ném trẻ
thành phố Hồ Chí Minh.
- Sau một năm tập luyện, hình thái, thể lực và kỹ thuật của nam vận động
viên đội tuyển bóng ném trẻ thành phố Hồ Chí Minh đều có sự phát triển. Hình
thái phát triển trội nhất là cân nặng với nhịp tăng trưởng là 1.98% và kém nhất là
chiều dài sải tay với nhịp tăng trưởng là 0.25%; thể lực phát triển trội nhất là test
bật xa 3 bước với nhịp tăng trưởng là 2.98% và kém nhất là test chạy 30m với nhịp
tăng trưởng là 0.68%; kỹ thuật phát triển nổi trội nhất là test ném bóng chính xác
với nhịp tăng trưởng là 8.21% và kém nhất là test ném bóng xa với nhịp tăng
trưởng là 6.74%.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Lê Bửu, Nguyễn Thế Truyền, Lý luận và phương pháp thể thao trẻ, NXB
TP.HCM, 1991.
2. Dương Nghiệp Chí, Đo lường thể thao, Nxb TDTT, Hà Nội, 2004.
3. Nguyễn Ngọc Cừ, Kế hoạch tuyển chọn tài năng thể hao, Nxb TDTT, Hà
Nội, 1997.
4. Trịnh Trung Hiếu, Nguyễn Sĩ Hà, Huấn luyện thể thao, Nxb TDTT, Hà
Nội, 1994.
5. Nguyễn Hùng Quân, Huấn luyện bóng ném, NXB TDTT, Hà Nội, 2000.
6. Nguyễn Toán, Cơ sở lý luận và phương pháp đào tạo vận động viên, Nxb
TDTT, Hà Nội, 1998.



8

7. Nguyễn Đắc Thịnh, “Nghiên cứu dánh giá sự phát triển về hình thái, thể
lực , kỹ thuật của nam vận động viên bóng ném trẻ Tp.HCM sau một năm tập
luyện”, Luận văn Cao học 2010.
8. Nguyễn Thế Truyền, Nguyễn Kim Minh, Trần Quốc Tuấn, Tiêu chuẩn
đánh giá trình độ tập luyện trong tuyển chọn và huấn luyện thể thao, NXB TDTT
Hà Nội, 2002.



×