Tải bản đầy đủ (.pdf) (35 trang)

Đề tài đánh giá hiện trạng, dự báo biển đông về đề xuất giải pháp sử dụng hợp lý tài nguyên một số vùng vịnh chủ yếu

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (348.58 KB, 35 trang )

Viện Khoa học và công nghệ Việt Nam
Phân viện Hải dơng học tại Hải Phòng
_______________________________________________

Đề tài cấp Nhà nớc KC. 09 - 22

Đánh giá hiện trạng, dự báo biến động
và đề xuất giải pháp sử dụng hợp lý
tài nguyên một số vũng - vịnh chủ yếu
ven bờ biển Việt Nam
Chủ nhiệm:
Phó chủ nhiệm:
Th ký:

TS. Trần Đức Thạnh
TS. Mai Trọng Thông
TS. Đỗ Công Thung
TS. Nguyên Hữu Cử

Chuyên đề

Vai trò an ninh, quốc phòng liên quan tới
hệ thống vũng - vịnh ven bờ biển Việt Nam
Với trọng điểm Bái Tử Long và Chân Mây
Thực hiện: TS. Nguyễn Hữu Cử
CN. Thợng tá Nguyễn Đình Hồng

6125-1
25/9/2006

Hải Phòng, 2004




Viện Khoa học và công nghệ Việt Nam

Phân viện Hải dơng học tại Hải Phòng

Đề tài cấp Nhà nớc KC. 09 - 22
Đánh giá hiện trạng, dự báo biến động
và đề xuất giải pháp sử dụng hợp lý
tài nguyên một số vũng - vịnh chủ yếu
ven bờ biển Việt Nam

Chủ nhiệm:
Phó chủ nhiệm:
Th ký:

TS. Trần Đức Thạnh
TS. Mai Trọng Thông
TS. Đỗ Công Thung
TS. Nguyên Hữu Cử

Chuyên đề

Vai trò an ninh, quốc phòng liên quan tới
hệ thống vũng - vịnh ven bờ biển Việt Nam
Với trọng điểm Bái Tử Long và Chân Mây
Thực hiện: TS. Nguyễn Hữu Cử
CN. Thợng tá Nguyễn Đình Hồng

Hải Phòng, 2004


1


Mở đầu

Vùng bờ biển Việt Nam có đờng bờ dài trên 3 200 km định hớng á kinh
tuyến vợt qua trên 100 vĩ nội chí tuyến bắc, có cấu trúc phức tạp gồm nhiều địa
hệ khác nhau, trong đó có các loại hình thủy vực ven bờ, đặc biệt là vũng - vịnh.
Cũng nh các loại hình thủy vực khác nh vùng biển nông ven bờ, các vùng cửa
sông và đầm phá, vũng - vịnh đợc sử dụng từ xa xa theo dòng lịch sử chinh
phục biển và ở nơi đây có nhiều cơ sở sản xuất, thơng mại, cơ sở quân sự phòng
thủ cũng nh huấn luyện và diễn tập đã hình thành và duy trì qua các triều đại
phong kiến khác nhau. Theo các giá trị truyền thống, vũng - vịnh đợc coi là
vùng nớc đợc che chắn nhng dễ dàng hoà nhập vào hệ thống giao thông
đờng bộ và thủy nội địa để giải thoát sự phong tỏa mặt biển kế cận trong trờng
hợp xảy ra khủng hoảng, đồng thời là căn cứ hậu cần quân sự và là điểm xuất
phát của thủy binh và tầu chiến tham gia tác chiến trên biển.
Sự lớn mạnh của quốc gia biển tất yếu đòi hỏi phát triển kinh tế biển gắn
liền với an ninh, quốc phòng, trong đó có phòng thủ bờ biển, kiểm soát mọi hoạt
động trên biển trong quyền hạn pháp lý của mình để giữ vững chủ quyền và lợi
ích quốc gia trên biển. Phát triển kinh tế - xã hội gắn liền với an ninh, quốc
phòng và phòng thủ bờ biển thông qua quan hệ sử dụng không gian bờ, khai thác
tài nguyên bờ, tổ chức cộng đồng về hành chính và thể chế chính trị xã hội
theo chủ trơng xây dựng nền quốc phòng toàn dân hùng mạnh.
Trong khuôn khổ nhiệm vụ Đề tài cấp Nhà nớc KC. 09 - 22 Đánh giá
hiện trạng, dự báo biến động và đề xuất giải pháp sử dụng hợp lý tài nguyên một
số vũng - vịnh chủ yếu ven bờ biển Việt Nam do Phân viện Hải dơng học tại
Hải Phòng chủ trì thực hiện, chuyên đề đánh giá Vai trò an ninh, quốc phòng
liên quan tới hệ thống vũng - vịnh ven bờ biển Việt Nam với trọng điểm Bái

Tử Long và Chân Mây là nỗ lực ban đầu nhằm thực hiện mục đích:
(1) - đánh giá vai trò an ninh, quốc phòng và tầm quan trọng của hệ thống
vũng - vịnh với các trọng điểm Bái Tử Long và Chân Mây,
(2) - phân tích quan hệ giữa an ninh, quốc phòng và phát triển kinh tế - xã
hội liên quan tới vũng - vịnh ven bờ biển,
(3) - đề xuất hớng sử dụng hợp lý vũng - vịnh ven bờ dới góc độ an ninh,
quốc phòng
Các tác giả thực hiện chuyên đề này - TS. Nguyễn Hữu Cử (Phân viện Hải
dơng học tại Hải Phòng) và CN. Thợng tá Nguyễn Đình Hồng (Phòng Tác
chiến, Bộ Tham mu Quân chủng Hải quân) chân thành cảm ơn cơ quan chủ trì
và Ban chủ nhiệm đề tài KC. 09 22 đã tạo mọi điều kiện giúp đỡ hoàn thành
nhiệm vụ

2


1. tổng quan về vấn đề
an ninh, phòng thủ bờ biển

1.1. Nhu cầu quốc phòng và phòng thủ bờ biển
Chống thâm nhập của đối phơng từ biển, kể cả từ mặt nớc và trên không
là nhiệm vụ quốc phòng nặng nề của bất kỳ quốc gia biển nào, đặc biệt là quốc
gia đảo nh Nhật Bản, Philippines, Indonesia hay quốc gia có bờ biển dài nh
Trung Quốc, Việt Nam, Thái Lan, Malaysia, v.v. Biển là cửa ngõ giao lu quốc
tế vô cùng thuận tiện nhằm thúc đẩy phát triển kinh tế, thơng mại, văn hóa,
khoa học, kỹ thuật, nhng đồng thời là nơi xung yếu trong trờng hợp xảy ra
khủng hoảng. Khác với biên giới quốc gia trên bộ, việc phân định và tôn trọng
biên giới quốc gia trên biển hết sức phức tạp không chỉ đối với các quốc gia kề
cận mà còn đối với vùng biển quốc tế. ở vùng biển giàu tài nguyên nh dầu khí,
hay có vị trí chiến lợc quan trọng nhờ đó có thể khống chế và kiểm soát một

vùng rộng lớn hay các tuyến hàng hải quốc tế huyết mạch, vấn đề này càng trở
nên nhạy cảm hơn, đặc biệt khi có tranh chấp giữa các quốc gia khác nhau lớn về
tiềm lực kinh tế và quân sự.
Việt Nam có vùng biển rộng, gấp chừng 3 lần diện tích phần lục địa, có bờ
biển dài với mật độ khoảng 100 km2 lãnh thổ có 1 km chiều dài bờ biển nhng bị
chia cắt mạnh với mật độ chừng 30 km có 1 cửa sông đáng kể hay 50 km có 1
cửa sông lớn và chừng 70 km chiều dài bờ có 1 vũng vịnh. Trong lịch sử ngoại
xâm, kẻ thù xâm lợc nớc ta, phá hoại hay phong tỏa đã lợi dụng triệt để vùng
biển rộng lớn này bằng không lực và hải lực từ thô sơ tới hiện đại, kể cả phơng
tiện và vũ khí công nghệ cao nh pháo đài bay B52 có hệ thống gây nhiễu chủ
động, tên lửa dò tìm rada, bom điều khiển bằng laser, thủy lôi kích hoạt từ
trờng, v.v. Vùng biển nớc ta tiếp giáp vùng biển quốc tế rộng lớn, nơi có hoạt
động vận tải biển tấp nập với nhiều tuyến hàng hải quốc tế quan trọng. Tơng tự
các quốc gia có biển khác, vùng bờ biển Việt Nam là vùng dân c đông đúc với
mật độ dân số từ 100 tới trên 1 000 ngời/km2 tuỳ nơi, hiện diện nhiều đô thị có
kích thớc và thứ bậc cao (chỉ sau Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh), nhiều cơ
sở kinh tế thơng mại công nghiệp lớn và cơ sở hạ tầng giao thông bộ, thủy và
hàng không quan trọng, thu hút tỷ trọng đầu t lớn và chiếm tỷ trọng cao trong
cơ cấu GDP.
ý thức sớm và đầy đủ vấn đề này ngay sau khi Hiệp định Geneve phân chia
2 miền đất nớc, ngày 7 tháng 5 năm 1955 một năm sau ngày chiến thắng
Điện Biên Phủ, Bộ Quốc phòng đã ra Quyết định số 284/QĐ về việc thành lập
Cục Phòng thủ bờ biển theo tinh thần Nghị quyết của Tổng Quân ủy (nay là
Đảng ủy Quân sự Trung ơng), trực thuộc Bộ Tổng Tham mu. Lực lợng phòng
thủ nòng cốt lúc này là trờng huấn luyện thủy quân, xởng đóng mới và sửa
chữa canô, tầu thuyền và thủy quân của Thủy đội Sông Lô, Bạch Đằng. Ngày 7
tháng 5 năm 1955 đã trở thành ngày truyền thống của Hải quân nhân dân Việt
3



Nam. Với sự lớn mạnh nhanh chóng và không ngừng của lực lợng Hải quân,
vào tháng 1 năm 1959, Bộ Quốc phòng đã ra Nghị định số 322/NA về thành lập
Cục Hải quân thay cho Cục Phòng thủ bờ biển (Đỗ Khắc Thớ, 2001).
1.2. Tổ chức lực lợng an ninh và phòng thủ bờ biển
Lúc còn non trẻ, lực lợng Hải quân nhân dân Việt Nam đảm nhận các
nhiệm vụ chính tập hợp thủy binh thành lực lợng thủy quân ban đầu, tổ chức
thủy đội, huấn luyện thủy binh, sửa chữa canô, tầu thuyền, tuần tiễu và kiểm soát
hải phận, sẵn sàng tác chiến ở quy mô thích hợp. Cùng với Công an vũ trang
(nay là Bộ đội biên phòng), dân quân tự vệ, nhân dân, đảng bộ và các cấp chính
quyền địa phơng ven biển đã tạo nên lực lợng đa thành phần giữ vững an ninh
trên biển, chống lại mọi âm mu thâm nhập và phá hoại của kẻ địch, tuần tiễu và
kiểm soát hải phận và phòng thủ bờ biển vững trắc. Trong những năm kháng
chiến chống Mỹ, đặc biệt từ năm 1964 (sự kiện Mỹ đánh phá miền Bắc Việt
Nam ngày 5 tháng 8 năm 1964 viện cớ sự kiện Vịnh Bắc Bộ mà thực chất là
chiến công xuất sắc của Hải quân nhân dân Việt Nam bấy giờ), tổ chức phòng
thủ bờ biển còn có thêm các binh chủng hợp thành, trong đó có bộ binh, pháo
binh, thiết giáp, phòng không không quân, thông tin, quân báo, v.v.
Sau khi miền Nam Việt Nam hoàn toàn đợc giải phóng và tái thống nhất
đất nớc, Hải quân nhân dân Việt Nam lớn mạnh không ngừng, lực lợng phòng
thủ bờ biển và an ninh trên biển tiếp tục đợc củng cố, từng bớc hoàn thiện cơ
cấu, tạo sức mạnh tổng hợp đủ đáp ứng nhu cầu quốc phòng trong tình hình mới
khi các quan hệ quốc tế và khu vực mở rộng và phức tạp hơn, gia tăng nguy cơ
tranh chấp hải phận, gia tăng chi phí quốc phòng và chạy đua vũ trang giữa các
quốc gia có tiềm lực kinh tế lớn, đặc biệt là các thế lực hiếu chiến. Chủ trơng
xây dựng nền quốc phòng toàn dân và chiến tranh nhân dân là chiến lợc đúng
đắn, rất phù hợp với các điều kiện của nớc ta, đã chứng tỏ sự thành công qua 2
cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ, và phù hợp với cả các điều kiện
trong tơng lai cùng với sự nghiệp công nghiệp hóa và hiện đại hóa đất nớc.
Theo đó, tổ chức lực lợng an ninh, phòng thủ bờ biển hiện nay đã từng bớc
hoàn thiện, bao gồm:

(1) Quân chủng Hải quân và các binh chủng hợp thành
(2) Bộ đội biên phòng
(3) Cảnh sát biển
(4) Dân quân tự vệ và các lực lợng vũ trang địa phơng
(5) Các học viện, viện Khoa học và Công nghệ quân sự, ngoại giao
(6) Các cơ sở chế tạo, sửa chữa phơng tiện và vũ khí khí tài
(7) Các cơ sở hậu cần quân sự, xí nghiệp quốc phòng khác.
Lực lợng an ninh và phòng thủ bờ biển hiện nay trọng trách các nhiệm vụ:

4


(1) Tuần tiễu và kiểm soát hải phận, ngăn chặn âm mu phá hoại, thâm
nhập hải phận, sẵn sàng tác chiến (công kích, phòng tránh - đánh trả)
trong trờng hợp xảy ra khủng hoảng
(2) Huấn luyện: nâng cao chất lợng huấn luyện và ý chí sẵn sàng chiến
đấu trên cơ sở đổi mới chơng trình, khoa mục, ứng dụng tiến bộ
khoa học và kỹ thuật quân sự, trong đó có công nghệ thông tin và tự
động hóa.
(3) Nâng cao khả năng chế tạo, sửa chữa phơng tiện, vũ khí khí tài và
cung ứng hậu cần quân sự
(4) Kết hợp chặt chẽ giữa kinh tế và quốc phòng quốc phòng vững
mạnh trên cơ sở nền kinh tế phát triển, đồng thời là điều kiện sống
còn cho phát triển kinh tế.
(5) Kết hợp các hoạt động quốc phòng với hoạt động thăm dò và khai
thác dầu khí, hoạt động bảo vệ tài nguyên và môi trờng biển, trong
đó có quan trắc môi trờng nớc, quan trắc khí hậu hải văn, sẵn
sàng tham gia ứng cứu sự cố tràn dầu trên biển
(6) Nâng cao khả năng tìm kiếm cứu hộ, cứu nạn trên biển, xử lý tai nạn
trên biển liên quan tới y học biển, thủy nghiệp

(7) Tăng cờng nghiên cứu khoa học, ứng dụng triển khai công nghệ và
kỹ thuật quân sự tiên tiến
(8) Mở rộng hợp tác quốc tế về khoa học và kỹ thuật quân sự
Cơ cấu thành phần và nhiệm vụ của lực lợng an ninh, phòng thủ bờ biển
nh vậy đòi hỏi tổ chức không gian phòng thủ đảm bảo đồng thời tính cơ động
cao và tác chiến tại chỗ (Nguyễn Xuân Thủy, 2002). Lực lợng tác chiến cơ
động giải quyết nhiệm vụ chiến lợc có tầm hoạt động rộng khắp hải phận. Lực
lợng tác chiến tại chỗ đồn trú theo vùng lãnh thổ tơng ứng với các quân khu,
cùng với các lực lợng hợp thành hệ thống phòng thủ bờ biển, bảo vệ các cơ sở
quan trọng, trong đó có căn cứ hải quân, phối hợp với lực lợng cơ động chiến
lợc để tác chiến trên bất kỳ vùng biển nào của hải phận. Các đơn vị thuộc các
vùng hải quân đợc trang bị đồng bộ các phơng tiện đa năng, chuyên dùng, các
chủng loại vũ khí khí tài thích hợp, cơ sở vật chất kỹ thuật, hậu cần quân sự.
Với lợi thế của địa hình che chắn, vũng vịnh là một dạng tài nguyên quân
sự có giá trị đặc biệt để xây dựng các căn cứ hải quân đối với mọi quốc gia có
biển, đặc biệt là các nớc có tiềm lực kinh tế, quốc phòng cha đủ lớn. Ngay cả
trong chiến tranh hiện đại sử dụng vũ khí công nghệ cao, giá trị che chắn của
vũng vịnh cũng không giảm đi.
1.3. Sơ lợc về các vùng nớc pháp lý hiện hành
Các vùng nớc pháp lý của biển Việt Nam đợc xác lập trên cơ sở Công
ớc quốc tế của Liên hợp quốc năm 1982 về Luật biển. Theo đó, Việt Nam có
lãnh hải rộng 12 hải lý tính từ đờng cơ sở ven bờ, có chủ quyền đầy đủ và toàn

5


vẹn trên biển, trên không, đáy biển và lòng đất dới đáy biển. Ngày 12 tháng 5
năm 1977, Chính phủ nớc Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ra Tuyên bố về
lãnh hải, vùng tiếp giáp, vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa (thềm lục địa
pháp lý hiện đại) của Việt Nam, và Việt Nam trở thành nớc đầu tiên trong khu

vực tuyên bố xác lập chủ quyền của mình trên biển và thềm lục địa. Nh vậy các
vùng nớc và thềm lục địa pháp lý của Việt Nam bao gồm:
(1) Nội thủy là vùng nớc phía trong đờng cơ sở ven bờ (đờng cơ sở
ven bờ sẽ đợc đề cập tới sau), nằm giữa đờng bờ biển và đờng cơ
sở ven bờ
(2) Lãnh hải là vùng biển phía ngoài đờng cơ sở ven bờ, rộng 12 hải lý
tính từ đờng cơ sở ven bờ, có chủ quyền đầy đủ và toàn vẹn trên
biển, trên không, đáy biển và lòng đất dới đáy biển.
(3) Vùng tiếp giáp là vùng biển phía ngoài lãnh hải, rộng 12 hải lý, tức
mở rộng tới 24 hải lý tính từ đờng cơ sở ven bờ, nơi Chính phủ Việt
Nam giữ quyền kiểm soát nhằm bảo đảm an ninh, bảo vệ các quyền
lợi quốc gia nh hải quan, thuế, đảm bảo sự tuân thủ các quy định về
y tế, di c và nhập c, quyền cứu hộ, cứu nạn hàng không, hàng hải,
kiểm soát hành vi gây ô nhiễm môi trờng và ứng cứu sự cố môi
trờng
(4) Vùng đặc quyền kinh tế là vùng biển phía ngoài vùng tiếp giáp, mở
rộng tới 200 hải lý tính từ đờng cơ sở ven bờ, nơi Chính phủ Việt
Nam có chủ quyền hoàn toàn về thăm dò, khai thác, bảo vệ và quản
lý tài nguyên thiên nhiên, cả tài nguyên sinh vật và phi sinh vật ở
vùng nớc, đáy biển và lòng đất dới đáy biển, có các thẩm quyền
riêng về các hoạt động phục vụ thăm dò và khai thác nhằm mục đích
kinh tế, về nghiên cứu khoa học biển, về thiết lập, lắp đặt và sử dụng
các công trình, các đảo nhân tạo, về bảo vệ và chống ô nhiễm môi
trờng biển
(5) Thềm lục địa là phần kéo dài tự nhiên của lục địa Việt Nam
(prolongement naturel du continent de Vietnam), gồm đáy biển và
lòng đất dới đáy biển, mở rộng tới 200 hải lý tình từ đờng cơ sở
ven bờ cho dù thềm lục địa địa chất cha tới 200 hải lý, nơi Chính
phủ Việt Nam có chủ quyền hoàn toàn về thăm dò, khai thác, bảo vệ
và quản lý tất cả tài nguyên thiên nhiên, gồm khoáng sản và các dạng

tài nguyên phi sinh vật khác, tài nguyên sinh vật thuộc các loài định
c, giữ quyền tài phán về bảo vệ môi trờng biển nh vùng đặc quyền
kinh tế. Trong tuyên bố của mình, Chính phủ Việt Nam cũng nhấn
mạnh các đảo và quần đảo xa bờ thuộc chủ quyền của Việt Nam nh
quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trờng Sa đều có riêng các vùng
lãnh hải, vùng tiếp giáp, vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa
(Nguyễn Hồng Thao, 2003).

6


Trên thực địa, để xác định các vùng nớc pháp lý của biển Việt Nam nh đã
công bố, Chính phủ Việt Nam đã ra Tuyên bố ngày 12 tháng 11 năm 1982 về
đờng cơ sở ven bờ. Đây là đờng cơ sở đoạn thẳng, gồm 10 đoạn thẳng nối liền
11 điểm. Các điểm này từ O (thuộc vùng nớc lịch sử chung giữa Việt Nam và
Campuchia và cha công bố) tới A11 (đảo Cồn Cỏ), gồm các mũi nhô xa nhất của
bờ biển tính từ ngấn thủy triều thấp nhất và các đảo ven bờ biển Việt Nam, có
tọa độ và khoảng cách nh trong bảng 1.
Bảng 1. Toạ độ điểm, khoảng cách giữa các điểm liên tiếp và khoảng cách
từ điểm tới bờ theo Tuyên bố của chính phủ Việt Nam
ngày 12 tháng 11 năm 1982 để xác lập đờng cơ sở ven bờ
Tọa độ

Điểm cơ sở

Khoảng cách (km)

Vĩ bắc

Kinh đông


0

Cha công bố

Cha công bố

A1

9o1500

103o2700

Giữa hai điểm

Điểm tới bờ

56
99,280

A2

8o2208

104o5204

12
105,100

A3


8o3708

106o3705

52
2,976

A4

8o3809

106o4003

53
1,952

A5

8o3907

106o4201

53
161,400

A6

9o5800


109o0500

74
162,700

A7

12o3900

109o0500

0,5
14,830

A8

12o5308

109o2702

0,0
60,540

A9

13o2301

109o2100

14

89,010

A10

15o2301

109o0900

15
149,300

A11

17o1000

107o2006

7


Điểm O là điểm giao của đoạn thẳng nối liền đảo Thổ Chu của Việt Nam và
đảo Poulo Wai của Campuchia với biên giới trên biển giữa hai nớc Việt Nam
Campuchia trong vùng nớc lịch sử chung (theo Hiệp ớc ngày 7 tháng 7 năm
1982). Liên quan tới các nớc trong khu vực, Chính phủ Việt Nam đã ký Hiệp
định phân định biển với Thái Lan ngày 9 tháng 7 năm 1997 và Hiệp định phân
định lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa trong Vịnh Bắc bộ với
Trung Quốc ngày 25 tháng 12 năm 2000.
1.4. Sơ lợc về khung pháp lý liên quan tới các hoạt động đảm bảo an ninh
và phòng thủ bờ biển
Trong những năm gần đây, điểm đáng lu ý nhất trong khuôn khổ nhiệm vụ

bảo đảm an ninh và phòng thủ bờ biển là an ninh môi trờng. Hải quân nhân dân
Việt Nam trực tiếp tham gia các hoạt động quan trắc môi trờng biển, tuần tiễu,
kiểm soát hải phận, ngăn chặn các hành vi gây ô nhiễm môi trờng biển, ứng cứu
sự cố môi trờng biển, giám sát việc tuân thủ các công ớc quốc tế về an toàn
môi trờng biển đối với mọi hoạt động trên biển, v.v. Theo đó, khung pháp lý
liên quan tới các hoạt động đảm bảo an ninh, phòng thủ bờ biển đã đợc mở
rộng đáng kể, bao gồm hệ thống luật pháp của Việt Nam và các công ớc quốc
tế có liên quan mà Chính phủ Việt Nam đã ký tham gia.
1.4.1. Hệ thống luật pháp của Việt Nam
Đảm bảo an ninh trên biển, trong đó có an ninh môi trờng biển, không
tách rời các hoạt động trong quan hệ kinh tế quốc phòng, sử dụng các công cụ
pháp lý trong hệ thống thống nhất cho phép phối hợp quản lý giữa các ngành,
các lĩnh vực, các lực lợng có liên quan. Dới đây là một số văn bản pháp luật
chủ yếu của Việt Nam:
(1) Hiến pháp nớc Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, 1992
(2) Luật Bảo vệ môi trờng ngày 27/12/1993 và Nghị định số 175/CP
ngày 18/10/1994 về hớng dẫn thi hành Luật Bảo vệ môi trờng
(3) Bộ Luật hình sự, 1999
(4) Luật Tài nguyên khoáng sản, 1996
(5) Luật Đầu t nớc ngoài, 1996, 2000
(6) Luật Tài nguyên nớc, 1998
(7) Luật Phòng cháy, chữa cháy, 2001
(8) Luật Hải quan, 2001
(9) Luật Dầu khí, 1993, 2000
(10) Bộ luật Hàng hải Việt Nam, 1990
(11) Pháp lệnh về an toàn và kiểm soát chất phóng xạ, 1996

8



(12) Pháp lệnh số 5/1998/PL UBTVQH ngày 16/4/1998 về thuế tài
nguyên
(13) Pháp lệnh Bảo vệ và phát triển nguồn lợi thủy sản, 1989
(14) Pháp lệnh Bộ đội biên phòng, 1997
(15) Pháp lệnh về lực lợng cảnh sát biển, 1998
(16) Nghị định số 121/2004/NĐ - CP ngày 12/5/2004 của Chính phủ về
Quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi
trờng
(17) Nghị định số 30/CP ngày 29/1/1980 của Chính phủ về Quy chế cho
tầu thuyền nớc ngoài hoạt động trên các vùng biển của nớc Cộng
hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam
(18) Nghị định số 242/HĐBT ngày 5/8/1991 của Hội đồng Bộ trởng về
Quy định các bên nớc ngoài và phơng tiện nớc ngoài vào nghiên
cú khoa học ở các vùng biển của nớc Cộng hòa xã hội chủ nghĩa
Việt Nam
(19) Nghị định số 13/CP ngày 25/2/1994 của Chính phủ về Quy chế quản
lý hoạt động hàng hải tại cảng biển và các khu vực hàng hải ở Việt
Nam
(20) Nghị định số 55/CP ngày 1/10/1996 của Chính phủ về hoạt động của
tầu quân sự nớc ngoài vào thăm nớc Cộng hòa xã hội chủ nghĩa
Việt Nam
(21) Nghị định số 39/NĐ - CP ngày 10/6/1998 của Chính phủ về xử lý tài
sản chìm đắm ở biển
(22) Nghị định số 92/NĐ - CP ngày 4/9/1999 của Chính phủ về xử phạt vi
phạm hành chính trong lĩnh vực hàng hải
(23) Nghị định số 195/HĐBT ngày 2/6/1990 của Hội đồng Bộ trởng về
việc thi hành Pháp lệnh Bảo vệ và phát triển nguồn lợi thủy sản
(24) Nghị định số 48/CP ngày 2/8/1996 của Chính phủ về Quy định xử
phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ nguồn lợi thủy sản
(25) Nghị định số 49/NĐ - CP ngày 13/7/1998 của Chính phủ về Quy chế

hoạt động nghề cá của ngời và phơng tiện nớc ngoài trong vùng
biển của nớc Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam
(26) Nghị định số48/2000/NĐ - CP ngày 12/9/2000 của Chính phủ về
Quy định chi tiết thi hành Luật Dầu khí
(27) Nghị định số 27/CP ngày 20/4/1995 của chính phủ về Quản lý, sản
xuất và sử dụng vật liệu nổ công nghiệp
(28) Nghị định số 02/1998/NĐ - CP ngày 6/1/1998 của Chính phủ về Quy
định chi tiết thi hành một số điều của Pháp lệnh Bộ đội biên phòng

9


(29) Nghị định số 51/NĐ - CP ngày 21/7/1998 của Chính phủ về Quy
định chi tiết thi hành một số điều của Pháp lệnh Cảnh sát biển
(30) Nghị định số 36/1999/NĐ - CP ngày 9/6/1999 của Chính phủ về Quy
định sử phạt vi phạm hành chính trong vùng lãnh hải, vùng tiếp giáp,
vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của nớc Cộng hòa xã hội
chủ nghĩa Việt Nam
(31) Nghị định số 41/2001/NĐ - CP ngày 24/7/2001 của Chính phủ về
Quy chế phối hợp quản lý Nhà nớc về hoạt động của lực lợng Cảnh
sát biển và việc phối hợp hoạt động giữa các lực lợng trên các vùng
biển và thềm lục địa của nớc Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam
Dới văn bản luật và nghị định nói trên, có rất nhiều quyết định, thông t,
chỉ thị có liên quan.
1.4.2. Công ớc quốc tế
Từ năm 1958 tới nay đã có nhiều hiệp định, công ớc quốc tế hay hiệp định
chung giữa 2 quốc gia, trong đó có một số hiệp định, công ớc quốc tế mà chính
phủ Việt Nam đã ký tham gia từ những năm 1989 1995 và các hiệp định chung
giữa 2 quốc gia (giữa Việt Nam và nớc láng giềng) ngay từ năm 1982 (bảng 2)
Bảng 2. Hiệp định và công ớc quốc tế và việc ký kết tham gia

của Chính phủ Việt Nam (Nguyễn Hồng Thao, 2003)
Thứ
tự

Hiệp định, công ớc quốc tế

1

Công ớc quốc tế về an toàn tính mạng trên biển,
SOLAS, 1974

18/3/1991

2

Công ớc của Liên hợp quốc năm 1982 về Luật biển

16/11/1994

3

Công ớc về các quy tắc quốc tế phòng tránh đâm va trên
biển, COLREG, 1972

18/12/1990

Công ớc về tiêu chuẩn cấp chứng chỉ cho thuyền viên,
1978/1995 (STCW)

18/3/1991


4

Chính phủ Việt
Nam ký tham gia

5

Công ớc về ngăn ngừa ô nhiễm do tầu thuyền,
MARPOL năm 1973 và nghị định th năm 1978

29/8/1991

6

Công ớc về Kiểm soát vận chuyển xuyên biên giới các
chất độc hại và việc loại bỏ chúng, BASEL, 1989

11/6/1995

7

Công ớc về đa dạng sinh học, 1992

14/2/1995

8

Công ớc về các vùng đất ngập nớc có tầm quan trọng
quốc tế đặc biệt xem là nơi c trú của các loài chim nớc,

RAMSAR, 1971/1982

20/1/1989

9

Hiệp ớc phân định biển giữa Việt Nam và Campuchia

7/7/1982

10

Hiệp định phân định biển giữa Việt Nam và Thái Lan

9/7/1997

10


11

Hiệp định phân định lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế và
thềm lục địa trong Vịnh Bắc bộ giữa Việt Nam và Trung
Quốc

25/12/2000

2. Giá trị sử dụng hệ thống vũng vịnh
trong phòng thủ bờ biển việt nam


2.1. Vũng vịnh ven bờ biển là một dạng tài nguyên quân sự
2.1.1. Khái niệm vũng vịnh
Theo định nghĩa hiện nay trong tiếng Việt hay tiếng nớc ngoài, cả bách
khoa toàn th về hải dơng học (oceanography), về ao hồ học (lymnology) hay
từ điển 4 thứ tiếng của Liên Xô (1980), vịnh là phần lõm vào lục địa của biển
hoặc hồ.
Định nghĩa này hết sức khái quát theo trực quan, mới chỉ phản ánh hình
dáng dị thờng lõm của đờng bờ trên bình đồ, ngợc lại với hình dáng lồi
của mũi nhô hay bán đảo, mà cha phản ánh hình thái trắc lợng, cấu trúc, thành
phần vật chất, cơ chế hình thành, phát triển và tiến hóa.
Dù sao, cũng có thể phân tích định nghĩa khái quát này và thấy rằng:
(1) là một phần của biển lõm vào lục địa,
(2) là một loại hình thủy vực ven bờ tơng ứng với các loại hình thủy vực
khác nh vùng cửa sông hay đầm phá nhng động lực biển thống trị
(sóng, dòng chảy, thủy triều),
(3) là một thể địa chất bồn tích tụ hiện đại ven bờ
(4) là một kiểu hệ sinh thái ven bờ tiêu biểu
2.1.2. Định danh và phân loại
Ngợc lại với định nghĩa đơn giản, định danh vũng vịnh hết sức phức tạp
không riêng gì ở nớc ta. Các từ định danh hiện nay không theo tiêu chuẩn địa lý
- địa chất mà mang ý niệm trực quan tuỳ thuộc vào:
(1) Bản ngữ
(2) Tập quán, thói quen của ngời dân ven biển
(3) Tôn trọng lịch sử th tịch ngay cả khi có khái niệm khoa học rõ ràng
về nó
ở Việt Nam, các tên gọi vũng, vụng, vịnh, đầm, phá và cửa sông đợc sử
dụng lộn xộn, tất yếu dẫn đến hiện tợng đồng âm nhng dị nghĩa và ngợc lại.
Ngay từ năm 1928, hải đồ của Pháp có ghi baie de Courbet lâu nay gọi là
11



vịnh Cửa Lục (Quảng Ninh) mà thực chất đây là một vùng cửa sông hình phễu
(estuary) quy mô nhỏ nhng điển hình có nguồn gốc ngập chìm thung lũng kiến
tạo (estuay produced by tectonic processes). Vũng Đông, Vũng Tây và Vụng
Cầu Hai là các bộ phận khác nhau tạo nên một lagun ven bờ gần kín nớc lợ điển
hình và nổi tiếng với tên gọi địa phơng hiện nay hệ đầm phá Tam Giang
Cầu Hai và thậm chí gọi chung là phá Tam Giang. Cũng ở tỉnh Thừa Thiên
Huế, các tên gọi khác nhau nh Vũng Lập An, Đầm An C hay đầm Lăng Cô
đợc dùng chỉ một thủy vực ven bờ có bản chất một lagun rất kinh điển, chuẩn
về cấu trúc hình thái, thành phần vật chất, lịch sử hình thành và phát triển
(Nguyễn Hữu Cử, 1996). Tên gọi đầm Nha Phu ở Khánh Hòa lại dành cho một
vịnh ven bờ thực thụ có nguồn gốc gặm mòn (embayment) bờ đá gốc, trong khi
một vực nớc tự nhiên hay nhân tạo dùng để nuôi thủy sản cũng đợc gọi là
đầm. Vịnh Ghềnh Rái là một bộ phận cấu trúc của vùng cửa sông Đồng Nai, một
vùng cửa sông hình phễu kinh điển mà nhiều tác giả trên thế giới đã từng đề cập
tới (Samoilov, 1952, v.v), chỉ là vùng nớc cửa sông (firth). Vịnh Đồng Tranh
trớc Cửa Soài Rạp, Vịnh Rạch Giá và Vịnh Cây Dơng ở Kiên Giang, tơng tự,
cũng là vùng nớc cửa sông, bộ phận cấu trúc của vùng cửa sông châu thổ (delta)
Mekon.
Trong tiếng Việt, từ vịnh không phản ánh đợc quy mô. Gọi là Vịnh Bắc
Bộ, Vịnh Thái Lan, Vịnh Ba T, Vịnh Bengal, Vịnh Mexico, v.v, có quy mô rất
lớn trong khi đó, những vịnh ven bờ quy mô nhỏ cũng dùng từ này để chỉ vịnh
Hạ Long, vịnh Bái Tử Long, vịnh Lan Hạ, vịnh Diễn Châu, vịnh Đà Nẵng, vịnh
Cam Ranh, v.v. Tuy nhiên, theo các đặc điểm địa chất - địa mạo thông qua hình
thái cấu trúc, đặc điểm hình thành và phát triển cũng nh thành phần vật chất, có
thể phân biệt chúng thành các kiểu sau:
(1) - Vịnh biển, tơng ứng với thuật ngữ gulf của tiếng Anh để chỉ vịnh
Bắc Bộ (the Tonkin Gulf), vịnh Thái Lan (the Gulf of Siam), vịnh Ba
T (the Persian Gulf), vịnh Mexico (the Gulf of Mexico), xem nh
một phần của đại dơng, có quy mô lớn (rộng và sâu), đáy là một bộ

phận lớn của thềm lục địa, chỉ bị phơi lộ do hạ thấp mực nớc đại
dơng thế giới trong băng hà lần cuối, nơi còn lu giữ nhiều di tích
địa hình cổ, trầm tích cổ. ở đới bờ của vịnh biển (gulf), có thể có các
loại hình thủy vực ven bờ khác nhau nh các vùng cửa sông (delta,
estuary, liman), đầm phá (lagoon) và vũng vịnh ven bờ (bay,
embayment, bight, v.v.).
(2) Vịnh ven bờ, tơng ứng với thuật ngữ bay của tiếng Anh để chỉ vịnh
Hạ Long (Ha Long bay), vịnh Bái Tử Long (Bai Tu Long bay), vịnh
Đà Nẵng (Da Nang bay), v.v., có quy mô nhỏ, thờng dới 500 km2
và sâu tối đa tới 30m, bị phơi lộ hoàn toàn trong băng hà lần cuối ở
thời điểm chừng 6 000 năm trớc, phổ biến ở 3 000 năm trớc
(Emery, 1967, Gorsline, 1967, v.v.), ở đây thờng ít hoặc không còn
di tích trầm tích và địa hình cổ do tơng tác biển lục địa mạnh, các
quá trình bờ san bằng địa hình mạnh. Trong vịnh ven bờ, cũng

12


thờng có các thủy vực ven bờ khác nhau đợc coi là phụ hệ nh
vùng cửa sông hình phễu Tiên Yên, Hà Cối thuộc vịnh Tiên Yên
Hà Cối, vịnh Cửa Lục thuộc vịnh Hạ Long, vùng cửa sông Cu Đê
(kiểu liman) và vùng cửa sông Hàn (kiểu delta) là các phụ hệ thuộc
vịnh Đà Nẵng, v.v.
(3) Vịnh bờ đá, tơng ứng với thuật ngữ embayment của tiếng Anh, có
quy mô thờng nhỏ hơn vịnh ven bờ, hình dáng kéo dài và hẹp, ít khi
đẳng thớc, do gặm mòn bờ đá gốc tạo thành, nơi phổ biến các dạng
địa hình xâm thực hện dại nh bãi tảng, vách (cliff), rãnh ngầm, nh
Vịnh Xuân Đài, Đầm Nha Phu, v.v.
(4) Vũng, tơng ứng với thuật ngữ tiếng Anh bight, có kích thớc nhỏ,
thờng có hình dáng đẳng thớc, nh vụng Quán Lạn (một bộ phận

của Vịnh Bái Tử Long), Vũng Chân Mây, Vũng An Hòa, Vụng Làng
Mai, Vũng Rô, v.v.
(5) Vụng, tơng ứng với thuật ngữ shelter của tiếng Anh, có kích thớc
nhỏ, bờ đá gốc, có hình dáng đẳng thớc hoặc thon dài, rất phổ biến
ở các vùng đảo đá vôi nh ở Cát Bà, Hạ Long, ở đó dân địa phơng
quen gọi là tùng, áng.
Đặc điểm hình thái và cấu trúc đặc trng cho tất cả các kiểu vũng vịnh vừa
kể là đáy nghiêng, dốc dần về phía biển, vực nớc đợc giới hạn bởi các mũi nhô
hay bán đảo. Loại trừ vịnh biển (gulf) không đợc đề cập tới trong đề tài này,
các dạng còn lại có thể đợc phân biệt theo mức độ đóng kín thành:
(1) Kiểu gần kín nh vịnh Tiên Yên Hà Cối, Bái Tử Long, Hạ Long,
Cam Ranh
(2) - Kiểu nửa kín nh vịnh Đà Nẵng, vụng Xuân Đài, vịnh Văn Phong,
v.v.
(3) Kiểu hở (mở): vịnh Lan Hạ, vịnh Diễn Châu, vũng Chân Mây, v.v.
2.1.3. Tổng quan về tài nguyên và tài nguyên quân sự
Theo nguồn gốc, tài nguyên nói chung đợc phân biệt thành 2 kiểu:
(1) Tài nguyên thiên nhiên (natural resources) do các quá trình tự nhiên
tạo ra
(2) Tài nguyên nhân văn (human resources) do con ngời tạo ra
Trong khuôn khổ nhiệm vụ của chuyên đề này, tài nguyên nhân văn không
đợc đề cập tới. Quan niệm về tài nguyên nhiên cũng dần hoàn thiện hơn khi
nhu cầu sử dụng cao cùng với tiến bộ khoa học, kỹ thuật. Tài nguyên thiên nhiên
đợc hiểu là toàn bộ các dạng vật chất và năng lợng cũng nh các yếu tố tự
nhiên mà con ngời có thể khai thác, sử dụng (trực tiếp hoặc gián tiếp) cho hoạt
động sống của mình. Trớc đây tài nguyên thiên nhiên chỉ đợc hiểu là các dạng
vật chất cụ thể và đợc sử dụng trực tiếp. Tài nguyên thiên nhiên cũng đợc phân
biệt thành các dạng khác nhau tùy theo cách phân loại.
13



- Theo các hợp phần môi trờng tự nhiên (physical environment), ngời ta
phân biệt chúng thành tài nguyên đất (đất canh tác, đất cát, đất bồi, đất
rừng, v.v.), nớc (nớc mặt, nớc ngầm, nớc biển, v.v.), tài nguyên khí
hậu.
- Theo lãnh thổ, ngời ta phân biệt chúng thành tài nguyên rừng, tài
nguyên biển, tài nguyên đất (đất canh tác, đất bồi, đất ngập nớc, v.v.).
- Theo bản chất tồn tại, tài nguyên đợc phân biệt thành tài nguyên tái tạo
(renewable resources) và không tái tạo (non renewable resources)
- Theo tính chất sử dụng, tơng tự, tài nguyên khai thác và tài nguyên để
dành
- Theo tính chất khai thác, tài nguyên khai thác tiêu hao (extractive) và
không tiêu hao (non extractive)
- Theo nguồn gốc vật chất sinh thành tài nguyên sinh vật (biotic/living
resources) và phi sinh vật (abiotic/non - living resources)
Phân loại tài nguyên theo nguồn gốc vật chất sinh thành đợc sử dụng rộng
rãi nhất hiện nay để kiểm kê và đánh giá tiềm năng tài nguyên của một vùng
lãnh thổ. Theo đó, có thể phân tích cụ thể nh sau:
(1) Tài nguyên sinh vật, gồm:


Đa dạng sinh học (đa dạng hệ sinh thái, nguồn gien và nguồn gốc khu
hệ)



Tiềm năng nguồn lợi sinh vật (tổng nguồn lợi sinh vật cho phép con
ngời khai thác phù hợp với khả năng tái tạo và duy trì tính bền vững
của hệ thống tài nguyên)


(2 Tài nguyên phi sinh vật, gồm:


Khoáng sản (khoáng sản nhiên liệu, kim loại, phi kim loại, vật liệu xây
dựng, đá quý và nửa quý, nớc khoáng)



Tiềm năng phát triển: phát triển kinh tế xã hội và quốc phòng. Tiềm
năng phát triển kinh tế xã hội nh cảng giao thông thủy, nuôi trồng
và đánh bắt thuỷ sản, du lịch, công nghiệp, v.v. Tiềm năng quốc phòng
nh xây dựng các công trình quân sự phòng thủ, huấn luyện, diễn tập,
căn cứ chỉ huy, hậu cần kỹ thuật, v.v., kể cả các yếu tố khác nhau đợc
sử dụng để xây dựng thế trận có khả năng tiến công dành thắng lợi.

Nh vậy, tiềm năng quốc phòng là một dạng tài nguyên quân sự, đợc khai
thác và sử dụng triệt để trong lịch sử quân sự thế giới, điển hình là Chiến tranh
thế giới thứ II. Sâu hơn về mặt địa lý học quân sự, tài nguyên quân sự bao gồm
cả các yếu tố tự nhiên (địa chất, địa hình, thổ nhỡng, khí tợng, thủy văn, thực
vật, v.v) và các yếu tố nhân văn (con ngời, sức khỏe và tổ chức cộng đồng, sự
ổn định chế độ chính trị pháp luật, trình độ kinh tế, v.v), mà Đảng và Nhà nớc
ta đã và đang sử dụng khôn khéo để chủ trơng xây dựng nền quốc phòng toàn

14


dân và phát động chiến tranh nhân dân dành thắng lợi qua các cuộc kháng chiến
chống Pháp và chống Mỹ. Khác với khái niệm tiềm lực quân sự chỉ toàn bộ cơ sở
vật chất kỹ thuật (phơng tiện, vũ khí khí tài, v.v) do con ngời tạo ra, binh lực
và trình độ tác chiến của họ dùng để tiến công hoặc chống lại sự tiến công của kẻ

địch, tiềm năng quốc phòng là tài nguyên đợc sử dụng đặc biệt vào mục đích
quân sự, hay gọi là tài nguyên quân sự.
Theo đó, hệ thống vũng vịnh ven bờ biển là một dạng tài nguyên quân sự
có giá trị đợc sử dụng cho các hoạt động quân sự, đặc biệt là hoạt động của hải
quân, trong hệ thống phòng thủ bờ biển. Ngay cả trong cuộc chiến xâm lợc
miền Nam Việt Nam, quân đội Mỹ đã sử dụng triệt để lợi thế của các vịnh, trong
đó có vịnh Đà Nẵng, vịnh Cam Ranh, để tập kích, tập kết lực lợng để kiểm soát
chiến trờng và kết cục sự tháo chạy cũng bắt đầu từ vịnh. Hiểu rõ lợi thế
phòng thủ của vũng vịnh cũng nh các loại hình thủy vực ven bờ khác, quân
đội Mỹ không thể thực hiện ý đồ xâm nhập Bắc Việt Nam bằng hải quân trên
suốt chiều dài 800 km bờ biển tới vĩ tuyến 17o bắc bấy giờ.
2.2. Vị trí chiến lợc phòng thủ của vũng vịnh ven bờ biển
ở bất kỳ một quốc gia nào có biển, phòng thủ quốc gia để chống lại tập
kích hay đổ bộ chiếm đóng đều thờng trực ở 3 phơng diện:
(1) từ các nớc láng giềng theo đờng bộ,
(2) từ trên không đa hớng,
(3) từ biển xuất hiện nhu cầu phòng thủ bờ biển
Phòng thủ bờ biển hợp thành từ nhiều lực lợng, trong đó Hải quân, Phòng
không Không quân, Biên phòng, lực lợng quân khu, quân sự địa phơng
trong đó Hải quân là lực lợng nòng cốt. Việc bố trí các công trình phòng thủ
cũng nh lập các phơng án tác chiến trớc hết phải dựa vào đặc điểm các điều
kiện tự nhiên, đặc biệt là yếu tố địa hình, trong đó có hệ thống vũng vịnh và
khí tợng hải văn vùng bờ biển. Cấu trúc hợp phần tổng quát của một vũng
vịnh ven bờ biển bao gồm:
(1) Vực nớc thờng có hình dáng tơng đối đẳng thớc, độ sâu phổ
biến 10 15m, bề mặt đáy nghiêng dần về phía biển và có thể đạt tới
độ sâu 30m ở cửa. ở một số vịnh (nh vịnh Tiên Yên Hà Cối, vịnh
Hạ Long và Bái Tử Long), có nhiều đảo lớn nhỏ chia cắt vực nớc
thành các luồng định hớng tuỳ thuộc vào cấu trúc địa chất khu vực.
Các đảo này có thể là đá gốc tạo thành (island) hoặc là một dạng tích

tụ (islet), ngoài ra còn có đá ngầm và các dạng tích tụ ngầm kiểu đê
cát (bar) hay bãi nông (shoal). ở các vịnh kể trên, rạn san hô viền bờ
(fringing reef) khá phát triển nhng ở quy mô nhỏ và không liên tục.
ở vùng cửa sông đổ vào vịnh, thờng có thực vật ngập mặn do độ
muối của nớc giảm và xuất hiện trầm tích hạt mịn. Trầm tích đáy
vịnh không đồng nhất, thờng là cát ở ven bờ và bùn ở phía ngoài độ

15


sâu 15m đối với vịnh hở, bùn, cát và vật liệu thô phân bố phức tạp
hơn ở các vịnh có đảo chắn.
(2) Cửa thờng có độ sâu lớn nhất và dòng chảy mạnh nhất. Vịnh có thể
có một hoặc nhiều cửa. Vịnh nửa kín và hở có một cửa rộng và sâu,
dòng chảy qua cửa không lớn hơn nhiều so với giữa vịnh. Vịnh có
đảo chắn ngoài thờng có nhiều cửa, cửa hẹp và sâu, dòng chảy qua
cửa lớn hơn nhiều so với giữa vịnh, trầm tích ở đây thờng thô và rất
thô, nhiều nơi bóc lộ đá gốc do xâm thực của dòng chảy mà chủ yếu
là dòng chảy khi triều rút.
(3) Mũi nhô - một vịnh ít nhất có 2 mũi nhô. ở các vịnh hở và nửa kín, 2
mũi nhô đá gốc thờng xuyên bị phá hủy do sóng, mài mòn do dòng
chảy. ở vịnh có đảo chắn, cả mũi nhô và bờ ngoài đảo chắn thờng
xuyên bị phá hủy mạnh do sóng và dòng chảy. Nói chung ở các mũi
nhô và bờ ngoài đảo chắn, có mặt phổ biến các dạng địa hình xâm
thực nh vách biển, đá sót, bãi tảng, thềm đá. Đây là dạng địa hình
hiểm trở, thờng xuyên chịu tác động mạnh của sóng và dòng chảy,
là nơi mà cả ngời và phơng tiện trên biển rất khó hoặc không thể
tiếp cận/đổ bộ vào bờ đảo và mũi nhô.
(4) Bờ bờ vịnh đợc phân biệt thành bờ trớc và bờ sau. Bờ trớc (front
shore) là bờ đá gốc liên quan tới các mũi nhô và đảo chắn, bờ sau

(sheltered shore) có thể là bờ đá gốc phía trong đảo chắn, quanh các
đảo trong vịnh, có thể là bờ cấu tạo từ trầm tích bở rời do sóng ở các
cung lõm hoặc ở các vùng cửa sông đổ vào vịnh
Theo cấu trúc hợp phần, có thể bố trí các công trình phòng thủ thích hợp với
các chức năng khác nhau để lợi dụng triệt để tiềm năng tài nguyên quân sự mà
hệ thống vũng vịnh đem lại (bảng 3). Đánh giá giá trị sử dụng vũng vịnh vào
mục đích phòng thủ bờ biển trên bảng 3 cho thấy kiểu vũng vịnh gần kín (có
đảo chắn) có giá trị sử dụng cao nhất, biểu hiện ở hầu hết trong tổng số 18 giá trị
đặc trng, tiếp theo là kiểu nửa kín và hở.
Đặc trng cho kiểu vũng vịnh ven bờ biển gần kín là vịnh Bái Tử Long
với giá trị sử dụng cao và còn cao hơn nữa khi sử dụng kết hợp với vịnh Hạ Long
và khu vực Cát Bà để trở thành một căn cứ chiến lợc thuận lợi cho việc triển
khai kế hoạch tác chiến của lực lợng Hải quân cũng nh xây dựng căn cứ Hải
quân, đợc che chắn bởi trên 2 000 hòn đảo đá gốc (đá vụn lục nguyên và
carbonate) lớn nhỏ, trong đó có các đảo chắn lớn định hớng đông bắc tây nam
song song với bờ biển nh Sậu Nam, Quán Lạn, Trà Bản, Phợng Hoàng, Ngọc
Vừng, cụm đảo Đầu Bê và Cát Bà. Đặc biệt có giá trị là ở đây có vùng nớc sâu
phổ biến 8 15m, luồng lạch sâu tới 20 30m, nhiều hang karst có quy mô từ
nhỏ đến lớn vốn bắt nguồn từ vùng karst lục địa bị ngập chìm do biển tiến sau
băng hà lần cuối, thuận lợi cho việc đặt sở chỉ huy tác chiến, căn cứ hậu cần, bảo
toàn lực lợng trớc đòn tiến công phủ đầu, dễ dàng phòng tránh và đánh trả,
v.v. Những giá trị này đã từng đợc sử dụng có hiệu quả cao trong cuộc kháng

16


chiến chống Mỹ. Căn cứ này gắn liền với quốc lộ 18 và đờng sắt Kép Bãi
Cháy, dễ dàng nối với quốc lộ 5, quốc lộ 10, đờng thủy cận duyên và nội địa
qua vùng cửa sông Bạch Đằng.
So với vịnh Bái Tử Long, vịnh Chân Mây có giá trị sử dụng thấp hơn nhiều

và liên kết với vịnh Đà Nẵng để có thể trở thành điểm tập kết tạm thời, trung
chuyển và tiếp viện gắn liền với quốc lộ 1A.
Bảng 3. Giá trị sử dụng của vũng vịnh ven bờ biển vào mục đích phòng thủ bờ biển
(Mức độ đánh giá: A giá trị sử dụng cao, B trung bình, C thấp)
Hợp phần
cấu trúc

Đánh giá theo kiểu

Giá trị sử dụng

(1) Xây dựng căn cứ hậu cần kỹ thuật: dự
trữ, duy tu và sửa chữa phơng tiện, vũ
khí khí tài
(2) Neo trú an toàn cho tầu các loại, phòng
tránh - đánh trả, bảo toàn lực lợng
trớc đòn tiến công phủ đầu bằng vũ
khí công nghệ cao (tên lửa hành trình,
máy bay tàng hình nén bom tầm xa,
Vực nớc
máy bay đa năng tác chiến tầm cao,
v.v.)
(3) - Điểm xuất phát an toàn để tham gia tác
chiến trên biển
(4) Tổ chức, bố trí thao trờng huấn luyện
phối hợp nhiều khoa mục
(5) - Đặt sở chỉ huy tiền phơng, sở chỉ huy
vùng, sở chỉ huy dã chiến và dễ dàng
kết nối với sở chỉ huy trung tâm, Bộ
Tổng Tham mu

(6) - Đặt cơ sở nghiên cứu và thử nghiệm các
phơng tiện, vũ khí khí tài, diễn tập
quy mô nhỏ
(7) Dễ dàng cho tầu ra vào do luồng sâu và
đủ rộng
(8) Thuận lợi cho việc đặt thiết bị cảnh giới
Cửa
(phao, ngầm) bằng kỹ thuật điện tử,
quang học, thủy âm
(9) Dễ dàng ngăn chặn sự thâm nhập của
đối phơng từ biển bằng tầu nổi, tầu
ngầm, ngời nhái, thủy lôi, robot, v.v.
vào căn cứ
(10) - Đặt hệ thống radar cảnh giới, thám sát
trên không, mặt biển để cảnh báo sớm
cho sở chỉ huy và các lực lợng có liên
Mũi nhô,
quan

Gần kín

Nửa kín

Hở

A

B

C


A

B

C

A

A

C

A

A

C

A

A

C

B

A

B


B

A

A

A

B

C

A

B

C

A

A

A

17


đảo chắn


Bờ

(11) - Đặt hệ thống vũ khí (pháo tầm xa, tên
lửa) đối hải và đối không
(12) Bố trí lực lợng pháo binh tầm gần và
bộ binh chống đổ bộ
(13) - Đặt hệ thống radar quan trắc khí tợng
hải văn để thờng xuyên cung cấp dữ
liệu cho trung tâm xử lý và dự báo
(14) Xây dựng sân bay quân sự cho máy
bay (kể cả trực thăng) chuyên dùng
chống tầu ngầm, chống hạm, máy bay
tiêm kích đánh chặn, máy bay tuần
tiễu, trinh sát điện tử có rada quét chủ
động, các loại máy bay vận tải quân sự,
v.v.

A

A

A

A

A

A

A


A

A

A

A

A

(15) - Đặt doanh trại, trung tâm huấn luyện

A

A

C

(16) - Đặt sở chỉ huy tác chiến

A

A

C

A

A


B

A

A

C

(17) - Đặt căn cứ hậu cần quy mô lớn: quân y
viện, nhu yếu phẩm, cơ giới, quân khí,
hệ thống bến tầu, kho bãi trung chuyển
và tiếp viện, kho nhiên liệu, phụ tùng,
v.v
(18) Trung tâm văn hóa và thể thao quân
đội

Ngoài chỉ tiêu hình thái theo mức độ đóng kín, giá trị sử dụng của vũng
vịnh ven bờ biển còn tuỳ thuộc vào quy mô (các kích thớc cơ bản), địa hình đáy
(chú ý tới chớng ngại vật nh đá ngầm, rạn san hô, xác tầu đắm, v.v.), trầm tích
đáy (vật liệu thô ngay mịn), địa hình khu vực, điều kiện khí hậu thủy văn, v.v.
Vị trí chiến lợc của vũng vịnh đợc đánh giá trên cơ sở:
(1) Giá trị sử dụng của vũng vịnh nh vừa đề cập
(2) Tầm chi phối, kiểm soát chiến trờng khi đặt căn cứ ở đó
(3) Các điều kiện hỗ trợ đảm bảo hợp đồng tác chiến, động binh và liên
kết chỉ huy
Theo đó, vị trí chiến lợc của vũng vịnh đợc phân thành 3 cấp (bảng 4):


Cấp I có vị trí chiến lợc căn cứ hải quân nh vịnh Bái Tử Long Hạ

Long đối với vùng biển Bắc bộ và Bắc Trung bộ từ Quảng Ninh
tới Hà Tĩnh, vịnh Đà Nẵng đói với vùng biển phía nam Bắc
Trung bộ và Trung Trung bộ từ Quảng Bình tới Quy Nhơn, vịnh
Cam Ranh đối với vùng biển Nam Trung bộ và Nam bộ từ Tuy
Hòa trở vào.



Cấp II có vị trí chiến lợc liên kết giữa các vùng tác chiến



Cấp III có vị trí liên kết nội vùng tác chiến

18


Bảng 4. Đánh giá vị trí chiến lợc phòng thủ bờ biển của một số vũng vịnh tiêu biểu ở ven bờ biển Việt Nam
Vị trí địa lý

Thứ
tự

Vũng - vịnh

1

Diện tích mặt
nớc (km2)


Vĩ độ bắc

Kinh độ đông

Địa điểm

Tiên Yên Hà Cối

2101521o30

107o27
108o00

Tiên Yên, Đầm Hà,
Hải Hà (Quảng Ninh)

2

Bái Tử Long

2005621o17

107o11
107o42

3

Hạ Long

2004420o56


4

Lan Hạ

5

Độ sâu (m)

Vị trí chiến lợc

T. Bình

Lớn nhất

Cấp I

400

2

15

x

Cẩm Phả, Vân Đồn
(Quảng Ninh)

560


4

23

x

106o58
107o21

Thành phố Hạ Long
(Quảng Ninh)

420

5

25

x

2004420o47

107o03
107o07

Cát Hải
(Hải Phòng)

33


15

30

Diễn Châu

18o51
19o06

105o37
105o44

Diễn Châu
(Nghệ An)

237

7

11

6

Vũng áng

18o06
18o07

106o22
106o25


Kỳ Anh
(Hà Tĩnh)

3.5

7.5

15

x

7

Chân Mây

16o19
16o20

107o57
108o01

Phú Lộc
(Thừa Thiên Huế)

20

7.5

14


x

8

Đà Nẵng

16o04
16o12

108o07
108o15

Thành phố Đà Nẵng

116

15

23

9

Dung Quất

15o23
15o29

108o41
108o49


Bình Sơn
(Quảng Ngãi)

60.7

10

25

10

Quy Nhơn
Làng Mai

13o34
13o46

109o13
109o17

Thành phố Quy Nhơn
(Bình Định)

108

15

28


19

Cấp II

Cấp III

x
x

x
x
x


11

Xuân Đài

13o21
13o29

109o127
109o18

Sông Cầu
(Phú Yên)

60.8

11


18

12

Vũng Rô

12o51
12o53

109o23
109o26

Tuy Hòa
(Phú Yên)

9

15

19

13

Văn Phong

12o23
12o48

109o11

109o26

Vạn Ninh
(Khánh Hòa)

452.7

18

42

14

Cam Ranh

11o49
11o59

109o06
109o12

Cam Ranh
(Khánh Hòa)

71.1

7

15


15

Phan Rang

11o22
11o35

109o01
109o08

Ninh Hải, Phan Rang,
Ninh Phớc (N. Thuận)

133.9

28

49

x

16

Cà Ná

11o10
11o20

108o43
108o55


Tuy Phong
(Bình Thuận)

157.5

10

24

x

17

Phan Rí

11o02
11o12

108o28
108o43

Tuy Phong, Bắc Bình
(Bình Thuận)

135

8

16


x

18

Phan Thiết

10o42
10o57

107o59
108o17

Thị xã Phan Thiết
(Bình Thuận)

287.1

10

17

20

x
x
x
x

x



3. quan hệ giữa an ninh, quốc phòng với
phát triển kinh tế x hội liên quan tới
hệ thống vũng vịnh ven bờ biển việt nam
và trọng điểm bái tử long và chân mây

3.1. Mối quan hệ với hệ thống vũng vịnh
3.1.1. Khái quát về các hoạt động kinh tế x hội liên quan tới hệ thống
vũng vịnh ven bờ biển Việt Nam
Theo quy luật chung, vùng bờ biển là vùng giàu tài nguyên và điều kiện tự
nhiên thuận lợi, cho tiềm năng to lớn phát triển kinh tế xã hội với tỷ trọng cao
trong cơ cấu kinh tế. Tài nguyên thiên nhiên tập trung chủ yếu ở các loại hình
thủy vực ven bờ, điển hình trong đó là vũng vịnh và các vùng cửa sông châu
thổ lớn, nơi tập trung các hệ sinh thái có năng suất sinh học và đa dạng sinh học
cao, tiềm năng nguồn lợi to lớn, hệ thống tài nguyên đa dạng, đa mục đích sử
dụng, cho phép phát triển đa ngành có lựa chọn u tiên. Cũng nh các laọi hình
thủy vực ven bờ khác, vũng vịnh có chức năng môi trờng điển hình của vùng
bờ biển, đặc biệt là khả năng điều hòa vi khí hậu, phân tán, chôn vùi chất gây
bẩn nguồn lục địa và khả năng tự làm sạch môi trờng, tạo điều kiện sinh c
thuận lợi cho các cộng đồng dân c ven biển, có chức năng sinh thái quan trọng,
đặc biệt trong đó là lu giữ nguồn giống thủy sinh vật (aquatic biota) đa nguồn
gốc khu hệ (nguồn gốc nớc ngọt, nguồn gốc nớc mặn và nhóm thích nghi rộng
muối), tự phục hồi nguồn gien, đa dạng sinh học và các hệ sinh thái.
Giàu tài nguyên thiên nhiên, điều kiện tự nhiên thuận lợi và sức tải môi
trờng lớn là những tiền đề cơ bản cho phép phát triển kinh tế xã hội đa ngành
và thực tế đang phát triển sôi động. Dới đây là một số hoạt động phát triển chủ
yếu:
(1) - Đô thị hóa
Vùng bờ biển Việt Nam có 132 huyện/thị (thuộc 28 tỉnh và thành phố) với

tổng diện tích đất tự nhiên 60 764 km2, chiếm 18,5% diện tích cả nớc, dân số
năm 2003 (Đề tài KC. 09 11) khoảng 21,4 triệu ngời, chiếm 28,7% dân số cả
nớc. Trong số các huyện/thị, có 8 huyện đảo ven bờ (không kể các huyện đảo
xa bờ), có nhiều thị xã và thành phố có kích thớc và bậc đô thị khác nhau, tính
chất đô thị khác nhau (đô thị công nghiệp, đô thị du lịch, đô thị trung tâm, v.v.).
Liên quan tới hệ thống vũng vịnh, có nhiều đô thị lớn nh:
- Thị xã Cẩm Phả (Quảng Ninh) kiểu đô thị công nghiệp bên bờ vịnh Hạ
Long Bái Tử Long, dân số 152 037 ngời (2003) và diện tích tự nhiên
336 km2
- Thành phố Hạ Long thuộc tỉnh Quảng Ninh kiểu đô thị trung tâm (văn
hóa chính trị, thơng mại, du lịch, công nghiệp) bên bờ vịnh Hạ Long,
dân số 164 104 ngời và diện tích tự nhiên 130 km2
21


- Thành phố Đà Nẵng trực thuộc trung ơng, đô thị cấp I, bên bờ vịnh Đà
Nẵng, là thành phố trọng điểm của miền Trung Việt Nam, trung tâm văn
hóa, khoa học kỹ thuật, thơng mại, du lịch dịch vụ, cảng, công
nghiệp, thủy sản với dân số 684 846 ngời và diện tích tự nhiên 1 256
km2.
- Thành phố Quy Nhơn thuộc tỉnh Bình Định kiểu đô thị trung tâm cảng,
du lịch dịch vụ, thơng mại quy mô nhỏ, bên bờ vịnh Làng Mai với dân
số 238 290 ngời và diện tích tự nhiên 216 km2.
- Thành phố Nha Trang thuộc tỉnh Khánh Hòa kiểu đô thị du lịch bên bờ
vịnh Nha Trang, dân số 327 419 ngời và diện tích tự nhiên 251 km2.
- Thị xã Cam Ranh thuộc tỉnh Khánh Hòa kiểu đô thị du lịch, cảng, bên
bờ vịnh Cam Ranh, dân số 196 450 ngời và diện tích tự nhiên 690 km2.
- Thị xã Phan Rang Tháp Chàm thuộc tỉnh Ninh Thuận kiểu đô thị du
lịch và nghề cá bên bờ vụng Phan Rang với dân số 147 506 ngời và diện
tích tự nhiên 79 km2.

- Thị xã Phan Thiết thuộc tỉnh Bình Thuận kiểu đô thị du lịch, nghề cá
bên bờ vịnh Phan Thiết với dân số 189 455 ngời và diện tích tự nhiên
206 km2.
Mức độ đô thị hóa ngày càng cao ở vùng biển, đạt tới 38,8% dân số thành
thị và 61,2% dân số nông thôn (Đề tài KC. 09 11 (2003)). Tính chất chuyên
hóa đô thị ngày càng rõ, đặc biệt là các tiểu đô thị nghề cá phát triển rất nhanh
mà không lệ thuộc vào kích thớc (quy mô dân số và diện tích) và bậc hành
chính. Tính chất chuyên hóa đô thị cũng biểu hiện ngay trong một bậc đô thị
chẳng hạn ở thị trấn Cái Rồng (huyện Vân Đồn), khu 2 (khu cảng) là một tiểu đô
thị nghề cá, hay ở thành phố Hạ Long, Bãi Cháy là một tiểu đô thị du lịch, Cái
Lân - đô thị cảng và công nghiệp, hay Hà Tu Hà Lầm - kiểu đô thị công
nghiệp mỏ, hay thị xã Cẩm Phả - kiểu đô thị công nghiệp mỏ.
(2) Hoạt động cảng giao thông
Những cảng lớn của thế giới cũng nh của Việt Nam đều đợc xây dựng ở
vùng cửa sông hình phễu (estuary) và vịnh ven bờ. Các cảng vịnh nh Cửa Lục,
Cái Lân, Vũng áng, Hòn La, Chân Mây, Đà Nẵng, Quy Nhơn, Văn Phong, Nha
Trang, Cam Ranh, Phan Rang, Phan Thiết và các cảng cửa sông hình phễu điển
hình nh Hải Phòng, Thị Vải, Sao Mai Bến Đình, Sài Gòn. Vùng bờ biển Việt
Nam hiện có 7 nhóm cảng nhóm cảng phía Bắc (nhóm I), nhóm cảng Bắc
Trung bộ (II), nhóm cảng Trung Trung bộ (III), nhóm cảng Nam Trung bộ (IV),
nhóm cảng thành phố Hồ Chí Minh - Đồng Nai (V), nhóm cảng Bà Rịa Vũng
Tầu (VI) và nhóm cảng Đồng bằng sông Cửu Long (VII). Theo quy hoạch tới
năm 2010, lợng hàng thông qua cảng lên tới 192.66 triệu tấn, và tới năm 2020,
lợng hàng thông qua 336.57 390.6 triệu tấn tơng ứng với tốc độ tăng trởng
6 - 7% mỗi năm, đòi hỏi đội tầu có tổng tải trọng 4,45 triệu DWT vào năm 2010
và 7,8 triệu DWT tới năm 2020, trong khi tính tới tháng 12/2002, tổng tải trọng

22



mới đạt 1,54 triệu DWT, tuổi tầu bình quân 18,5 trong khi của thế giới đạt 14
hay của các nớc đang phát triển đạt 15.
Để có thể thực hiện chỉ tiêu quy hoạch, cần cải tạo nâng cấp và khai thác tối
đa tiềm năng sử dụng cảng vịnh nh sau:
- Cảng Cái Lân:

tiềm năng 30 x 106 tấn/năm

- Cảng Nghi Sơn:

tiềm năng 18 - 35 x 106 tấn/năm

- Cảng Vũng áng:

tiềm năng 25 x 106 tấn/năm

- Cảng Hòn La:

tiềm năng 25 x 106 tấn/năm

- Cảng Chân Mây:

tiềm năng 42 x 106 tấn/năm

- Cảng Đà Nẵng (Tiên Sa, Liên Chiểu): tiềm năng 20 x 106 tấn/năm
- Cảng Dung Quất:

tiềm năng 45 x 106 tấn/năm

- Cảng Quy Nhơn:


tiềm năng 20 x 106 tấn/năm

- Cảng Vũng Rô:

tiềm năng 10 x 106 tấn/năm

- Cảng Văn Phong:

tiềm năng 15 x 106 TEU
và 10 x 106 tấn/năm

- Cảng Nha Trang:

tiềm năng 2 x 106 tấn/năm

- Cảng Ba Ngòi:

tiềm năng 10 x 106 tấn/năm

(3) Hoạt động du lịch
Tính đến năm 2000, trong số 28 tỉnh ven biển có tổng số 915 di tích đã
đợc xếp hạng, trong đó có 24 thắng cảnh, 221 công trình nghệ thuật kiến trúc,
106 kiến trúc lịch sử, 14 di tích khảo cổ và 550 di tích lịch sử. Bên cạnh đó là
nhiều lễ hội (lễ hội Yên Tử Quảng Ninh; lễ hội chọi trâu Đồ Sơn Hải Phòng;
lễ hội Phủ Giày Nam Định; lễ hội Katê - Ninh Thuận, v.v), nhiều điểm văn hóa
làng nghề, di sản văn hóa ẩm thực, âm nhạc, v.v. Hiện có 6 chủ thể quản lý tài
nguyên du lịch, gồm có ngành Du lịch, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn,
Văn hóa, Công nghiệp, địa phơng và quân đội, trong đó quân đội quản lý di tích
chiến trờng, lịch sử chiến tranh, đảo, quần đảo, cảnh quan đặc biệt, v.v.

Các hoạt động du lịch chủ yếu ở vùng bờ gồm các loại hình:
- Du lịch tham quan, nghỉ dỡng
- Du lịch thể thao dới nớc, trong đó có lặn
- Du lịch neo núi, tham quan, thám hiểm hang động
- Du lịch giải trí
- Du lịch nghiên cứu khoa học, du lịch giáo dục hớng nghiệp
- Du lịch sinh thái
- Du lịch hội nghị, hội thảo, công vụ
23


Các hoạt động du lịch này tập trung vào một số trung tâm chính trong tổ
chức lãnh thổ du lịch có các kiểu liên kết mạng nội trung tâm mở rộng phạm vi
hoạt động và liên kết tuyến giữa các trung tâm tạo nên các vùng du lịch biển:
- Vùng du lịch Móng Cái Bái Tử Long Hạ Long Cát Bà - Đồ Sơn,
gắn liền với vịnh Tiên Yên Hà Cối, vịnh Bái Tử Long, vịnh Hạ Long,
vịnh Lan Hạ, quần đảo Cát Bà và bán đảo Đồ Sơn. Đây là vùng có hoạt
động du lịch đa dạng nhất, đối tợng du lịch độc đáo, giá trị bảo tồn có
tầm quan trọng quốc tế
- Vùng du lịch Huế - Đà nẵng Hội An, nơi gắn liền với di sản văn hóa
Triều Nguyễn (đã đợc công nhận là Di sản thế giới), vịnh Đà Nẵng và
thành phố Tourane ngày nào và đô thị cổ Hội An (kiểu đô thị thơng mại
quốc tế sớm nhất của Việt Nam) vừa đợc công nhận là Di sản thế giới)
- Vùng du lịch Văn Phong Nha Trang Ninh Chữ - Phan Thiết, nơi gắn
liền với các vũng vịnh Nam trung bộ nổi tiếng nh vịnh Văn Phong,
vịnh Nha Trang, vịnh Cam Ranh, vụng Phan Rang và vũng Phan Thiết,
có nhiều di tích văn hóa Chàm nổi tiếng của nớc ta
- Vùng du lịch Long Hải Vũng Tầu Cần Giờ Côn Đảo
- Vùng du lịch Rạch Giá - Hà Tiên Phú Quốc
Lợng khách du lịch vùng bờ biển gia tăng hàng năm, luôn giữ tỷ lệ trên 50%

tổng lợt khách nội địa và trên 70% tổng lợt khách quốc tế:
- Trong năm 1995, khách nội địa du lịch bờ biển chiếm 53,02% của tổng
số 5 741 000 lợt khách nội địa của cả nớc, khách quốc tế du lịch bờ
biển chiếm 72,79% của tổng số 1 865 000 lợt khách quốc tế của cả
nớc
- Trong năm 2003, khách nội địa du lịch bờ biển chiếm 57,41% của tổng
số 14 642 000 lợt khách nội địa của cả nớc, khách quốc tế du lịch bờ
biển chiếm 72,25% của tổng số 4 720 000 lợt khách quốc tế của cả
nớc
Thu nhập từ du lịch biển trong thời gian 1995 2003 luôn chiếm tỷ trọng
trên 70% tổng thu nhập của du lịch cả nớc, có năm tới 73,21% (2002).
(4) Thủy sản
Các loại hình thủy vực ven bờ, trong đó có vũng vịnh, không phải là ng
trờng đánh bắt quan trọng, mà là nơi ơng nuôi tự nhiên và lu giữ nguồn giống
thuỷ sinh vật, có mặt các kiểu habitat khác nhau thuận lợi cho nuôi thủy sản
nớc lợ, nớc mặn và sản xuất giống nhân tạo. Diện tích mặt nớc và số lồng bè
nuôi liên tục gia tăng trong 10 năm gần đây. Vào năm 1995, chỉ số tổng diện tích
nuôi thủy sản vùng bờ biển 158 283 ha và 3 439 lồng bè, trong khi tới năm 2000
tơng ứng là 424 503 ha và 19 155 lồng bè và tới năm 2003 tơng ứng 569 453
ha và 50 124 lồng bè, cho sản lợng 49 480 tấn vào năm 1995, 260 699 tấn vào
năm 2000 và 429 678 tấn vào năm 2003. Các đối tợng nuôi chính gồm có:

24


×