Tải bản đầy đủ (.doc) (31 trang)

Giao an Dao duc lop 4

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (264.08 KB, 31 trang )

Trường TH Võ Thị Sáu

GV: Tạ Ngọc Hậu

Đạo đức
Bài 1: TRUNG THỰC TRONG HỌC TẬP
Tiết: 01

I. MỤC TIÊU:
Kiến thức: Giúp HS biết: Cần phải trung thực trong học tập.Trung thực trong học tập giúp ta
học tập đạt kết quả tốt hơn, được mọi người tin tưởng, yêu quý. Không trung thực trong học tập
khiến cho kết quả học tập giả dối, không thực chất, gây mất niềm tin. Trung thực trong học tập
là thành thật, không dối trá, gian lận bài làm, bài thi, ktra.
Thái độ: Dũng cảm nhận lỗi khi mắc lỗi trong học tập & thành thật trong học tập. Đồng tình
với hành vi trung thực, phản đối hành vi không trung thực.
Hành vi: Nhận biết được các hành vi trung thực, đâu là hành vi giả dối trong học tập.
Biết được hành vi trung thực, phê phán hành vi giả dối.
I. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY-HỌC CHỦ YẾU:
1) Giới thiệu bài
2) Dạy - học bài mới(30’)

Hoạt động 1: Xử lý tình huống. H S xem tranh trong SGK, thảo luận nhóm đôi :
+ Nếu em là bạn Long, em sẽ làm gì? Vì sao em làm thế?
- GV: HS trao đổi cả lớp & y/c HS trình bày ý kiến .Hỏi:
+ Theo em hành động nào là hành động thể hiện sự trung thực?
+ Trong học tập, chúng ta có cần phải trung thực không?
- GV kết luận: Trong học tập, chúng ta cần phải luôn trung thực. Khi mắc lỗi gì trong học tập,
ta nên thẳng thắn nhận lỗi & sửa lỗi.

Hoạt động 2: Làm việc cả lớp.
+ Trong học tập vì sao phải trung thực? Khi đi học, bản thân chúng ta tiến bộ hay người khác


tiến bộ? Nếu chúng ta gian trá, chúng ta có tiến bộ được không?
- GV giảng & kết luận: Học tập giúp chúng ta tiến bộ. Nếu chúng ta gian trá, giả dối, kết quả
học tập là không thực chất, chúng ta sẽ không tiến bộ được.
Hoạt động 3: Làm việc theo nhóm
- GV tổ chức cho HS làm việc theo nhóm: Y/c các nhóm nhận bảng câu hỏi & giấy màu đỏ,
xanh cho thành viên mỗi nhóm.
Nội dung:Câu 1: Trong giờ học, Minh là bạn thân của em, vì bạn không thuộc bài nên em nhắc
bài cho bạn.
Câu 2: Em quên chưa làm bài tập, em nghĩ ra lí do để quên vở ở nhà.
Câu 3: Em nhắc bạn không được giở sách vở trong giờ kiểm tra.
Câu 4: Giảng bài cho Minh nếu Minh không hiểu.
Câu 5: Em mượn vở của Minh và chép một số bài tập khó Minh đã làm.
Câu 6: Em không chép bài của bạn khi kiểm tra dù mình không làm được.
Câu 7: Em đọc sai điểm kiểm tra cho thầy giáo viết vào sổ.
- GV Y/c các nhóm thảo luận. trình bày kết quả .HS nhận xét. GV kết luận.
Hoạt động 4: Liên hệ bản thân.
- Hỏi: + Hãy nêu những hành vi của bản thân em mà em cho là trung thực?
+ Nêu những hành vi không trung thực trong học tập mà em đã từng biết?
+ Tại sao cần phải trung thực trong học tập? Việc không trung thực trong học tập sẽ dẫn đến
chuyện gì?
- GV chốt lại bài học: Trung thực trong học tập giúp em mau tiến bộ & được mọi người yêu
quý, tôn trọng.


Trường TH Võ Thị Sáu

GV: Tạ Ngọc Hậu

“Không ngoan chẳng lọ thật thà
Dẫu rằng vụng dại vẫn là người ngay”

3) Củng cố, dặn dò(5’) Y/c HS về nhà tìm 3 hành vi thể hiện sự trung thực & 3 hành vi thể
hiện sự không trung thực trong học tập.

Đạo đức ( tiếp)

Trung thực trong học tập
I. MỤC TIÊU: : Giúp HS biết: Cần phải trung thực trong học tập : Dũng cảm nhận lỗi khi mắc
lỗi trong học tập & thành thật trong học tập. Đồng tình với hành vi trung thực, phản đối hành vi
không trung thực.
- Nhận biết được các hành vi trung thực, đâu là hành vi giả dối trong học tập.
Biết được hành vi trung thực, phê phán hành vi giả dối.
II. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY-HỌC CHỦ YẾU:
1. Giới thiệu bài
2 .Dạy - học bài mới(30’)
Hoạt động 1: Kể tên những việc làm đúng – sai
- GV: Tổ chức cho HS làm việc theo nhóm: Y/c các HS trong nhóm lần lượt nêu tên 3 hành
động trung thực, 3 hành động không trung thực & liệt kê:
Trung thực
Không trung thực
(Kể tên các hành động không trung thực)
(Kể tên các hành động không trung thực)
- GV: Y/c các nhóm dán kết quả th/luận lên bảng & y/c đại diện các nhóm trình bày.
- GV kết luận: Trong học tập, chúng ta cần phải trung thực, thật thà để tiến bộ & được mọi
người yêu quý.
- HS nhắc lại.
Hoạt động 2: Xử lí tình huống
- GV: Tổ chức cho HS làm việc nhóm:
+ Đưa 3 tình huống (BT3-SGK) .
+ Y/c các nhóm thảo luận, nêu cách xử lí mỗi tình huống & giải thích vì sao lại chọn cách giải
quyết đó.

- GV: Mời đ/diện 3 nhóm trả lời 3 tình huống & y/c HS nhận xét, bổ sung.
- Hỏi: Cách xử lí của nhóm thể hiện sự trung thực hay không?
- GV: Nhận xét, khen ngợi các nhóm.
Hoạt động 3: Đóng vai thể hiện tình huống
- GV: Tổ chức cho HS làm việc nhóm:
+ Y/c các nhóm lựa chọn 1 trong 3 tình huống ở BT3, rồi cùng nhau đóng vai thể hiện tình
huống & cách xử lí tình huống.
+ Chọn 5 HS làm giám khảo.
+ Mời từng nhóm lên thể hiện & y/c HS nhận xét.
- Hỏi: Để trung thực trong học tập ta cần phải làm gì?
- GV kết luận: Việc học tập sẽ thực sự tiến bộ nếu em trung thực.
Hoạt động 4: Tấm gương trung thực
- GV tổ chức cho HS làm việc theo nhóm: Hãy kể 1 tấm gương trung thực mà em biết (hoặc của
chính em).
3. Củng cố – dặn dò(5’)
- Hỏi: Thế nào là trung thực trong học tập? Vì sao phải trung thực trong học tập?
- Dặn HS về nhà học bài & chuẩn bị bài sau.


Trường TH Võ Thị Sáu

GV: Tạ Ngọc Hậu

+ Nhận xét tiết học.

Đạo đức
Bài 2: VƯỢT KHÓ TRONG HỌC TẬP
Tiết: 01
I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức: Giúp HS hiểu:

- Trong việc htập có rất nhiều khó khăn, ta cần biết kh/phục khó khăn, cố gắng học tốt.
- Khi gặp khó khăn & biết khác phục, việc học tập sẽ tốt hơn, mọi người sẽ yêu quý. Nếu chịu
bó tay trước khó khăn, việc học tập sẽ bị ảnh hưởng.
- Trước khó khăn phải biết sắp xếp công việc, tìm cách giải quyết, khắc phục & cùng đoàn kết
giúp đỡ nhau vượt qua khó khăn.
2. Thái độ:
- Luôn có ý thức khắc phục khó khăn trong việc học tập của bản thân mình & giúp đỡ người
khác khắc phục khó khăn.
3. Hành vi:
- Biết cách khắc phục một số khó khăn trong học tập.
II. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY-HỌC CHỦ YẾU:
1) KTBC(5’)
- GV: Y/c HS nêu ndung ghi nhớ SGK.
2) Dạy-học bài mới(28’)
* G/thiệu bài
* Hoạt động 1: Tìm hiểu câu chuyện
- GV (hoặc 1HS): Đọc câu chuyện kể: “Một học sinh nghèo vượt khó”.
- GV: Y/c HS th/luận nhóm đôi theo câu hỏi sau:
+ Thảo gặp những khó khăn gì?
+ Thảo đã khắc phục như thế nào?
+ Kết quả học tập của bạn ra sao?
- HS trình bày kết quả. Cả lớp nhận xét
- GV chốt lại: Thảo gặp nhiều khó khăn trong học tập như nhà nghèo, bố mẹ luôn đau yếu, nhà
xa trường nhưng Thảo vẫn cố gắng đến trường, vừa học vừa làm giúp đỡ bố mẹ. Thảo vẫn học
tốt, đạt kết quả cao, làm giúp bố mẹ, giúp cô giáo dạy học cho các bạn khó khăn hơn mình.
- Hỏi: + Trước những khó khăn trong học tập, Thảo có chịu bó tay, bỏ học hay không?
+ Nếu bạn Thảo không khắc phục được khó khăn, chuyện gì có thể xảy ra?
+ Vậy, trong cuộc sống, chúng ta đều có những khó khăn riêng, khi gặp khó khăn trong học
tập, chúng ta nên làm gì?
+ Khắc phục khó khăn trong học tập có t/dụng gì?

- GV: Trong cuộc sống, mỗi người đều có những khó khăn riêng. Để học tốt, chúng ta cần cố
gắng, kiên trì vượt qua những khó khăn. Tục ngữ có câu: “Có chí thì nên”
Hoạt động 2: Em sẽ làm gì?


Trường TH Võ Thị Sáu

GV: Tạ Ngọc Hậu

- GV: Cho HS th/luận theo nhóm bài tập sau:
Bài tập: Khi gặp khó khăn, theo em, cách giải quyết nào là tốt, cách giải quyết nào là
chưa tốt? (Đánh dấu (+) vào cách giải quyết tốt, dấu (-) vào cách giải quyết chưa tốt). Với những
cách giải quyết chưa tốt hãy giải thích.
a) ( Nhờ bạn giảng bài hộ em
g) ( Nhờ bố mẹ, cô giáo, người lớn hướng
dẫn
b) ( Chép bài giải của bạn
h) ( Xem cách giải trong sách rồi tự giải bài
c) ( Tự tìm hiểu, đọc thêm sách tham khảo để làm i) ( Để lại, chờ cô giáo chữa
d) ( Xem sách giải & chép bài giải
k) ( Dành thêm thời gian đe ålàm
e) ( Nhờ người khác giải hộ
- GV: Cho HS thảo luận, sau đó y/c HS trả lời. Cả lớp nxét & bổ sung.
- GV: Y/c các nhóm g/thích các cách g/quyết không tốt.
- GV: Nxét & động viên kết quả làm việc của HS.
- Hỏi: Khi gặp khó khăn trong học tập, em sẽ làm gì?
Hoạt động 3: Liên hệ bản thân.
- GV: Cho HS làm việc nhóm đôi:
+ Mỗi HS kể ra 3 khó khăn của mình & cách g/quyết cho bạn nghe. (Nếu khó khăn đó chưa tự
khắc phục được thì cùng suy nghĩ tìm cách g/quyết).

- GV: Y/c 1 vài HS nêu khó khăn & cách g/quyết, sau đó y/c HS khác góp ý cho cách g/quyết
(nếu có).
- Hỏi: Vậy, bạn đã biết khắc phục khó khăn trong học tập chưa? Trước khó khăn của bạn bè,
chúng ta có thể làm gì?
- GV kết luận: Khi gặp khó khăn, nếu chúng ta biết cố gắng q/tâm thì sẽ vượt qua được. Và
chúng ta cần biết giúp đỡ các bạn bè x/quanh vượt khó khăn.
HS: Đọc ndung ghi nhớ SGK.
3) Củng cố dặn dò(2’)
Y/c HS về nhà tìm hiểu những câu chuyện, truyện kể về những tấm gương vượt khó của các bạn
HS & tìm hiểu x/quanh mình những gương bạn bè vượt khó trong học tập mà em biết.


Trường TH Võ Thị Sáu

GV: Tạ Ngọc Hậu

Đạo đức
Bài 2 : Vượt khó trong học tập (Tiêp)
I. MỤC TIÊU: Như tiết 1
II. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY-HỌC CHỦ YẾU:
1) Giới thiệu bài
2) Dạy - học bài mới(30’)
Hoạt động 1: Gương sáng vượt khó
- GV: Y/c HS kể một số tấm gương vượt khó trong học tập ở xung quanh hoặc những câu
chuyện về gương sáng trong học tập mà em biết.
- Hỏi: + Khi gặp khó khăn trong học tập các bạn đó đã làm gì?
+ Thế nào là vượt khó trong học tập?
+ Vượt khó trong học tập giúp ta điều gì?
Hoạt động 2: Xử lí tình huống
GV: Cho HS th/luận nhóm các tình huống sau:

1) Bố hứa với em nếu em được điểm 10 em sẽ được đi chơi công viên. Nhưng trong bài kiểm tra
có bài 5 khó quá em không thể làm được. Em sẽ làm gì?
2) Chẳng may hôm nay em đánh mất sách vở và đồ dùng học tập, em sẽ làm gì?
3) Nhà em ở xa trường, hôm nay trời mưa rất to, đường trơn, em sẽ làm gì?
4) Sáng nay em bị sốt, đau bụng, lại có giờ kiểm tra môn Toán học kì, em sẽ làm gì?
5) Sắp đến giờ hẹn đi chơi mà em vẫn chưa là xong bài tập. Em sẽ làm gì?
GV: Y/c các nhóm trình bày, nhận xét và giải thích cách xử lí.
- GV chốt lại: Với mỗi khó khăn, các em có những cách khắc phục khác nhau nhưng tất cả đều
cố gắng để học tập được duy trì & đạt kết quả tốt. Điều đó rất đáng hoan nghênh.
Hoạt động 3: Trò chơi “Đúng – sai” GV: Dán băng giấy có các tình huống lên bảng
CÁC TÌNH HUỐNG
1) Giờ học vẽ, Nam không có bút màu, Nam lấy bút của Mai để dùng.
2) Không có sách tham khảo, em tranh thủ ra hiệu sách để đọc nhờ.
3) Hôm nay em xin nghỉ học để làm cho xong một số bài tập.
4) Mẹ bị ốm, em bỏ học ở nhà chăm sóc mẹ.
5) Em xem kĩ những bài toán khó và ghi lại cách làm hay thay cho tài liệu tham khảo mà em
không mua được,
6) Em làm bài toán dễ trước, bài khó làm sau, bài khó quá thì bỏ lại không làm.
7) Em thấy trời rét, buồn ngủ quá nhưng em vẫn cố gắng dậy đi học.
- Y/c HS điền chữ Đ vào trước ý đúng, chữ S vào trước ý sai (theo hình thức trò chơi ai nhanh –
ai đúng)
- GV hướng dẫn HS nhận xét. GV kết luận, khen ngợi các nhóm trả lời tốt, động viên các nhóm
trả lời chưa tốt
- Hỏi: Các em đã bao giờ gặp phải những khó khăn giống như trong các tình huống không? Em
xử lí thế nào?
- GV kết luận: Vượt khó trong học tập là đức tính rất quý. Mong rằng các em sẽ khắc phục
được mọi khó khăn để học tập tốt hơn.
Hoạt động 4: Thực hành
- GV: Y/c HS đọc tình huống ở BT4-SGK rồi thảo luận cách giải quyết. Sau đó gọi HS báo cáo
kết quả thaỏ luận, các HS khác nhận xét, bổ sung.



Trường TH Võ Thị Sáu

GV: Tạ Ngọc Hậu

- GV kết luận: Trước khó khăn của bạn Nam có thể phải nghỉ học, chúng ta cần phải giúp đỡ
bạn bằng nhiều cách khác nhau. Như vậy, mỗi bản thân chúng ta cần phải cố gắng khắc phục
vượt qua khó khăn trong học tập, đồng thời giúp đỡ các bạn khác để cùng vượt qua khó khăn.
4) Củng cố – dặn dò(5’)
- GV: Gọi 1HS nêu ghi nhớ SGK.
- GV: Dặn HS về nhà học bài & CB bài sau. Nxét tiết học
Đạo đức
BIẾT BÀY TỎ Ý KIẾN
(Tiết 1)
I. MỤC TIÊU:
Học xong bài này HS có khả năng:
1. Nhận thức được các em có quyền có ý kiến, có quyền trình bày ý kiến của mình về những vẫn
đề có liên quan đến trẻ em.
2. Biết thực hiện quyền tham gia ý kiến của mình trong cuộc sóng của gia đình, nhà trường.
3. Biết tôn trọng ý kiến của người khác.
II. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC CHỦ YẾU
1) KTBC: GV Y/c HS nêu ndung ghi nhớ SGK.
2) Dạy-học bài mới:
Hoạt động 1: NHẬN XÉT TÌNH HUỐNG
GV tổ chức cho HS làm việc cả lớp.
+ GV nêu tình huống (SGK)
+ HS thảo luận theo cặp bài tập 1.
+ Hỏi : Điều gì sẽ xảy ra nếu như các em không được bày tỏ ý kiến về những việc có liên quan
đến em ?

GVø kết luận : Khi không được nêu ý kiến về những việc có liên quan đến mình có thể các em
sẽ phải làm những việc không đúng, không phù hợp.
+ Hỏi : Vậy, đối với những việc có liên quan đến mình, các em có quyền gì ?
HS trả lời. GV chốt lại:
-Trẻ em có quyền bày tỏ ý kiến về những việc có liên quan đến trẻ em.
- Mỗi người, mỗi trẻ em có quyền có ý kiến riêng và cần bày tỏ ý kiến của mình.
Hoạt động 2: BÀY TỎ THÁI ĐỘ
- Yêu cầu các nhóm thảo luận ND sau:
1. Trẻ em có quyền có ý kiến riêng về các vấn đề có liên quan đến trẻ em.
2. Trẻ em cần lắng nghe, tôn trọng ý kiến của người khác.
3. Người lớn cần lắng nghe ý kiến trẻ em.
4. Mọi trẻ em đều được đưa ý kiến và ý kiến đó đều phải được thực hiện.
- GV tổ chức cho HS làm việc cả lớp :
+ Yêu cầu 1 HS lên bảng lần lượt đọc từng câu để các nhóm nêu ý kiến.
+ Với những câu có nhóm trả lời sai hoặc phân vân thì GV yêu cầu nhóm đó giải thích + Lấy ví
dụ
+ Tổng kết, khen ngợi nhóm đã trả lời chính xác.
GV kết luận : Trẻ em có quyền bày tỏ ý kiến về việc có liên quan đến mình nhưng cũng phải biết
lắng nghe và tôn trọng ý kiến của người khác.
- GV yêu cầu HS đọc lại ghi nhớ SGK
3) CỦNG CỐ DẶN DÒ


Trường TH Võ Thị Sáu

GV: Tạ Ngọc Hậu

GV củng cố nội dung bài học và yêu cầu HS về nhà tìm hiểu những việc có liên quan đến trẻ
emvà bày tỏ ý kiến của mình về vấn đề đó.
ĐẠO ĐỨC


Biết bày tỏ ý kiến (Tiết 2)
I. MỤC TIÊU
Học xong bài này HS có khả năng:
1. Nhận thức được các em có quyền có ý kiến, có quyền trình bày ý kiến của mình về những vẫn
đề có liên quan đến trẻ em.
2. Biết thực hiện quyền tham gia ý kiến của mình trong cuộc sóng của gia đình, nhà trường.
3. Biết tôn trọng ý kiến của người khác.
II. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC CHỦ YẾU
1) KTBC: GV Y/c HS nêu ndung ghi nhớ SGK.
2) Dạy-học bài mới:
Hoạt động 1: Bày tỏ ý kiến qua tiểu phẩm " Một buổi tối trong gia đình nhà bạn Hoa"
Bước 1: Một nhóm HS biểu diễn.
Bước 2: Thảo luận cả lớp:
- Em có nhận xét gì về ý kiến của bố, mẹ Hoa về việc học tập của Hoa?
- Hoa đã có ý kiến giúp đỡ gia đình như thế nào? Ý kiến đó có phù hợp không?
- Nếu là Hoa em sẽ giải quyết như thế nào?
Kết luận: Mỗi gia đình có khó khăn riêng, các em nên cùng bố mẹ tìm cách giải quyết, tháo gỡ,
nhất là vấn đề có liên quan đến các em. Ý kiến của các em được bố mẹ lắng nghe và tôn trọng,
đồng thời các em cũng phỉa biết bày tỏ rõ ràng, lễ độ.
Hoạt động 2: Trò chơi phóng viên
- GV tổ chức choHS làm việc thep nhóm.
+ Yêu cầu HS đóng vai phóng viên phỏng vấn bạn về các vấn đề :
• Tình hình vệ sinh lớp em, trường em.
• Những HĐ mà em muốn tham gia ở trường lớp.
• Những công việc mà em muốn làm ở trường.
• Dự định của em trong mùa hè này.
Kết luận: Mỗi người đều có quyền có những suy nghĩ riêng và có quyền bày tỏ ý kiến của mình.
Hoạt động 3: HS trình bày các bài viết, tranh vẽ (BT4)
GV khen ngợi những nhóm thực hiện tốt.

Kết luận: Như SGK.
3. Củng cố dặn dò
GV củng cố nội dung bài học.
ĐẠO ĐỨC

Tiết kiệm tiền của
(Tiết 1)
I. MỤC TIÊU
- Nêu được ví dụ về tiết kiệm tiền của
-Biết được ích lợi của việc tiết kiệm tiền của
-Sở dụng tiết kiệm tiền của ,quần áo , điện nưởctong cuộc sống hàng ngày
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
• Bìa xanh – đỏ – vàng cho các đội


Trường TH Võ Thị Sáu
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC CHỦ YẾU
1) KTBC: GV Y/c HS nêu nội dung ghi nhớ SGK.

GV: Tạ Ngọc Hậu

2) Dạy-học bài mới:
* G/thiệu bài
Hoạt động 1: TÌM HIỂU THÔNG TIN
- GV tổ chức cho HS thảo luận cặp đôi.
+ Yêu cầu HS đọc các thông tin sau :
• Ở nhiều cơ quan, công sở hiện nay ở nước ta, có rất nhiều bảng thông báo : Ra khỏi phòng,
nhớ tắt điện.
• Ở Đức, người ta bao giờ cũng ăn hết, không để thừa thức ăn.
• Ở Nhật, mọi người có thói quen chi tiêu rất tiết kiệm trong đời sống sinh hoạt hằng ngày.

• Xem bức tranh vẽ trong sách BT.
+ Yêu cầu HS thảo luận cặp đôi và cho biết : Em nghĩ gì khi đọc các thông tin đó.
- GV tổ chức cho HS làm việc cả lớp.
+ Yêu cầu HS trả lời.
+ Hỏi : Theo em, có phải do nghèo nên các dân tộc cường quốc như Nhật, Đức phải tiết kiệm
không ? Họ tiết kiệm để làm gì ? Tiền của do đâu mà có ?
+ HS suy nghĩ trả lời.
GV tiểu kết :
HĐ 2: THẾ NÀO LÀ TIẾT KIỆM TIỀN CỦA ?
- GV tổ chức HS làm việc cả lớp. GV nêu các ý kiến và yêu cầu HS giơ thẻ. Nếu tán thành thì
giơ thẻ màu xanh, không tán thành thì giơ thẻ màu đỏ.
Các ý kiến :
1. Keo kiệt, bủn xỉn là tiết kiệm.
6. Tiết kiệm tiền của vừa ích nước lợi nhà.
2. Tiết kiệm thì phải ăn tiêu dè xẻn.
7. Ăn uống thừa thãi là chưa tiết kiệm.
3. Giữ gìn đồ đạc cũng là tiết kiệm.
8. Tiết kiệm là quốc sách.
4. Tiết kiệm tiền của là sử dụng tiền của
9. Chỉ những nhà nghèo mới cần tiết kiệm.
đúng mục đích.
10. Cất giữ tiền của, không chi tiêu là tiết
5. Sử dụng tiền của vừa đủ, hợp lí, hiệu quả
kiệm.
cũng là tiết kiệm.
Kết quả đúng là:
Câu 3, 4, 5, 6, 7, 8, : tán thành
Câu 1, 2, 9, 10 : không tán thành.
Hoạt động 3: EM CÓ BIẾT TIẾT KIỆM ?
+ Yêu cầu HS trình bày ý kiến, GV lần lượt ghi lại lên bảng.

Việc làm tiết kiệm
Việc làm chưa tiết kiệm
- Tiêu tiền một cách lợp lý
- Mua quà ăn vặt.
- Không mua sắm lung tung…
- Thích dùng đồ mới, bỏ đồ cũ…
+ Chốt lại:
3) Củng cố dặn dò: GV củng cố bài học. Dặn HS chuẩn bị cho tiết sau.
ĐẠO ĐỨC

Tiết kiệm tiền của
(Tiết 2)
I. MỤC TIÊU
Như tiết 1(tuần 7)
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC


Trường TH Võ Thị Sáu

GV: Tạ Ngọc Hậu

1) KTBC: Yêu cầu HS nêu những việc làm thể hiện sự tiết kiệm.
2) Dạy-học bài mới:
Hoạt động 1: GIA ĐÌNH EM CÓ TIẾT KIỆM TIỀN CỦA KHÔNG?
+ Yêu cầu một số HS nêu lên một số việc gia đình mình đã tiết kiệm và một số việc gia đình
mình chưa tiết kiệm.
-GV kết luận: Việc tiết kiệm tiền của không phải của riêng ai, muốn trong gia đình tiết kiệm
em phải biết tiết kiệm và nhắc nhở mọi người. Các gia đình thực hiện tiết kiệm sẽ rất có ích cho
đất nước
Hoạt động 2: EM ĐÃ TIẾT KIỆM CHƯA?

- GV tổ chức cho HS làm bài tập số 4 trong SGK.
- GV tổ chức cho HS làm việc cả lớp:
+ Yêu cầu HS đánh dấu (x) vào trước những việc mình đã từng làm trong số các việc làm ở bài
tập 4.
+ HS phát biểu ý kiến. GV chốt ý kiến đúng: câu a, b, g, h, k.
+ Kết luận : Những bạn biết tiết kiệm là người thực hiện được cả 4 hành vi tiết kiệm. Còn lại
các em phải cố gắng tiết kiệm hơn.
Hoạt động 3: EM XỬ LÍ THẾ NÀO ?
- GV tổ chức HS làm việc theo nhóm.
+ Yêu cầu HS thảo luận nêu ra cách xử lí tình huống :
Tình huống 1 : Bằng rủ Tuấn xé sách vở lấy giấy gấp đồ chơi. Tuấn sẽ giải quyết thế nào ?
Tình huống 2: Em của Tâm đòi mẹ mua cho đồ chơi mới khi chưa chơi hết những đồ đã có. Tâm
sẽ nói gì với em ?
Tình huống 3 : Cường thấy Hà dùng vở mới trong khi vở đang dùng còn nhiều giấy trắng.
Cường sẽ nói gì với Hà ?
+ Yêu cầu các nhóm trả lời.
+ Yêu cầu các nhóm khác quan sát nhận xét xem cách xử lí nào thể hiện dược sự tiết kiệm.
+ GV chốt lại ý kiến:
Tình huống 1 : Tuấn không xé vở và khuyên Bằng chơi trò khác.
Tình huống 2 : Tâm dỗ em chơi các đồ chơi đã có. Như thế mới đúng là bé ngoan.
Tình huống 3 : Hỏi Hà xem có thể tận dụng không và Hà có thể viết tiếp vào đó sẽ tiết kiệm hơn.
3) Củng cố dặn dò: Cần phải tiết kiệm như thế nào ? Tiết kiệm tiền của có lợi gì ?
Dặn HS chuẩn bị bài sau.
ĐẠO ĐỨC

Tiết kiệm thời giờ (tiết 1)
I. MỤC TIÊU
- Nêu được ví dụ về tiết kiệm thì giờ
- Biết được ích lợi của tiết kiệm thì giờ
- Bước đầu biết vận dụng vào cuộc sống một cách hợp lí

II. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC CHỦ YẾU

1) KTBC: GV Y/c HS nêu nội dung ghi nhớ SGK.
2) Dạy-học bài mới:
* G/thiệu bài


Trường TH Võ Thị Sáu

GV: Tạ Ngọc Hậu

Hoạt động 1: TÌM HIỂU CHUYỆN KỂ
- Cho HS đọc phân vai minh hoạ câu chuyện.
- Thảo luận theo 3 câu hỏi trong SGK.
GV kết luận : Mỗi phút đều đáng quý. Chúng ta phải tiết kiệm thời giờ.
Hoạt động 2: TIẾT KIỆM THỜI GIỜ CÓ TÁC DỤNG GÌ ?
- GV tổ chức cho HS thảo luận nhóm bài tập 2,SGK.
- HS trình bày KQ. Các nhóm khác chất vấn, bổ sung.
GV kết luận:
HS đến phòng thi muộn có thể không được vào thi hoặc ảnh hưởng xấu đến kết quả bài thi.
Hành khách đến muộn có thể bị nhỡ tàu, nhỡ máy bay.
Người bệnh được đưa đến bệnh viện cấp cứu chậm có thể bị nguy hiểm đến tính mạng.
Hoạt động 3: TÌM HIỂU THẾ NÀO LÀ TIẾT KIỆM THỜI GIỜ
GV nêu lần lượt từng ý kiến của bài tập 3SGK, yêu cầu HS bày tỏ thái độ bằng cách giơ thẻ
(đồng ý thì giơ thẻ màu xanh, không đồng ý thì giơ thẻ màu đỏ).
GV kết luận: ý kiến (d) là đúng. các ý kiến còn lại là sai.
3) Củng cố, dặn dò
1 – 2 HS nhắc lại bài học. Dặn HS về chuẩn bị cho tiết sau.

ĐẠO ĐỨC


Tiết kiệm thời giờ (tiết 2)
I. MỤC TIÊU
Như tiết 1
II. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC
Hoạt động : TÌM HIỂU VIỆC LÀM NÀO LÀ TIẾT KIỆM THỜI GIỜ
- GV tổ chức HS làm việc theo nhóm đôi.
+ Yêu cầu các nhóm đọc và thảo luận các tình huống nêu ở bài tập 1 trong SGK.
+ HS trình bày, trao đổi trước lớp.
+ GV kết luận:
Các việc làm a,c,d là tiết kiệm thời giờ. Các việc làm b,đ,e không phải là tiết kiệm thời giờ.
Hoạt động 2: EM CÓ BIẾT TIẾT KIỆM THỜI GIỜ ?
GV tổ chức cho HS làm việc cá nhân.
+ Yêu cầu mỗi HS viết ra thời gian biểu của mình vào giấy.
+ HS trình bày kết quả.
Hoạt động 3: XEM XỬ LÍ THẾ NÀO ?
- GV cho HS làm việc theo nhóm :
+ Đưa ra 2 tình huống cho HS thảo luận :


Trường TH Võ Thị Sáu

GV: Tạ Ngọc Hậu

Tình huống 1: Một hôm, đang ngồi vẽ tranh để làm báo tường thì Mai rủ Hoa đi chơi. Thấy Hoa
từ chối, Mai bảo : “Cậu lo xa quá, cuối tuần mới phải nộp cơ mà”.
Tình huống 2: Đến giờ làm bài, Nam đến rủ Minh học nhóm. Minh bảo Minh còn phải xem
xong ti vi và đọc xong bài báo đã.
+ Yêu cầu các nhóm chọn 1 tình huống đánh giá xem trong tình huống đó, bạn nào sai, nếu em
là Hoa (trong TH1) và Nam (trong TH2), em xử lí thế nào ?

- Câu hỏi củng cố : Em học tập ai trong hai trường hợp trên ? Tại sao ?
Củng cố, dặn dò
- GV chốt lại nội dung bài học:
Thời giờ là thứ quý nhất, cần phải sử dụng tiết kiệm. Tiết kiệm thời giờ là sử dụng thời giờ vào
các việc có ích một cách hợp lí, có hiệu quả.
- Yêu cầu HS tiếp nối nhau nhắc lại nội dung bài học. Dặn HS về chuẩn bị cho tiết sau.
ĐẠO ĐỨC

Ôn tập và thực hành kĩ năng
I. MỤC TIÊU
Thông qua thực hành, HS có khả năng bày tỏ ý kiến một cách tự tin, mạnh dạn hơn.
II. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC CHỦ YẾU
Hoạt động1: Xử lí tình huống
- GV lần lượt đưa các tình huống sau, rồi yêu cầu HS suy nghĩ tìm cách giải quyết.
Tình huống 1:
Em sẽ làm gì trong tình huống sau:
Em nhìn thấy Nam chép bài của bạn Hằng trong giờ kiểm tra môn khoa học.
Tình huống 2:
Gặp bài toán khó, Nga loay hoay mãi mà chưa giải được. Thấy vậy, anh trai Nga liền nói:
“Đưa bài đây anh giải cho”.
Theo em, bạn Nga có thể có những cách ứng xử như thế nào trong tình huống đó?
Nếu là Nga, em sẽ ứng xử như thế nào? Vì sao?
Tình huống 3:
Em được lớp phân công làm một việc không phù hợp với khả năng. Em sẽ làm gì?
Tình huống 4:
Em dự định sẽ tiết kiệm sách vở, đồ dùng , đồ chơi như thế nào? Hãy trao đổi dự định
của em với các bạn trong nhóm.
- Yêu cầu HS trao đổi theo nhóm.
- HS trình bày. Cả lớp theo dõi nhận xét.
- GV kết luận sau mỗi tình huống.

Hoạt động2: Đóng vai
- GV yêu cầu các nhóm (bàn) thảo luận đóng vai một trong các tình huống trên.
- Từng nhóm trình bày. GV nhận xét tuyên dương.
Hoạt động cuối: Củng cố dặn dò
GV nhận xét tiết học. Dặn HS về chuẩn bị bài sau.
ĐẠO ĐỨC

Hiếu thảo với ông bà cha me
(TIẾT 1)
I. MỤC TIÊU


Trường TH Võ Thị Sáu

GV: Tạ Ngọc Hậu

1. Kiến thức : giúp HS hiểu :
• Ông bà, cha mẹ là người sinh ra chúng ta, nuôi nấng, chăm sóc và rất yêu thương chúng ta.
• Hiếu thảo với ông bà cha mẹ là biết quan tâm chăm soc ông bà, cha mẹ, làm giúp ông bà,
cha mẹ những việc phù hợp, chăm lo cho ông bà vui vẻ, khỏe mạnh, vâng lời ông bà, cha
mẹ, học tập tốt.
2. Thái độ :
• Yêu quí kính trọng ông bà cha mẹ. Biết quan tâm tới sức khỏe, niềm vui, công việc của ông
bà cha mẹ.
3. Hành vi :
• Giúp đỡ ông bà, cha mẹ những việc vừa sức, vâng lời ông bà, làm việc để ông bà, cha mẹ
vui.
• Phê phán những hành vi không hiếu thảo.
II. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC CHỦ YẾU
Hoạt động 1: TÌM HIỂU TRUYỆN KỂ

+ GV kể cho cả lớp nghe câu chuyện “Phần thưởng”.
Yêu cầu HS làm việc theo nhóm,thảo luận trả lời 3 câu hỏi :
1. Em có nhận xét gì về việc làm của bạn Hưng trong câu chuyện.
2. Theo em, bà bạn Hưng sẽ cảm thấy thế nào trước việc làm của Hưng ?
3. Chúng ta phải đối xử với ông bà, cha mẹ như thế nào ? Vì sao ?
+ Yêu cầu HS làm việc cả lớp, trả lời các câu hỏi – Rút ra bài học.
- Hỏi : Các em có biết câu thơ nào khuyên răn chúng ta phải biết yêu thương, hiếu thảo với ông
bà, cha mẹ không ?
GV kết kuận : chúng ta phải hiếu thảo với ông bà cha mẹ vì : Ông bà, cha mẹ là những người
có công sinh thành, nuôi dưỡng chúng ta nên người. Vì vậy, các en phải hiếu thảo với ông bà,
cha me.
“Công cha như núi Thái Sơn
Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra
Một lòng thờ mẹ kính cha
Cho tròn đạo hiếu mới là đạo con”
Hoạt động 2: THẾ NÀO LÀ HIẾU THẢO VỚI ÔNG BÀ, CHA MẸ ?
GV cho HS làm việc cặp đôi. Yêu cầu HS đọc cho nhau nghe lần lượt từng tình huống và bàn
bạc xem cách ứng xử của bạn nhỏ là Đúng hay Sai hay Không biết.
Tình huống 1 : Mẹ Sinh bị mệt, bố đi làm mãi chưa về, chẳng có ai đưa Sinh đến nhà bạn dự
sinh nhật. Sinh buồn bực bỏ ra ngoài sân chơi.
Tình huống 2 : Hôm nào đi làm về, mẹ cũng thấy Loan đã chuẩn bị sẵn khăn mặt để mẹ rửa cho
mát. Loan còn nhanh nhẹn cất túi cho mẹ.
Tình huống 3 : Bố Hoàng vừa đi làm về, rất mệt. Hoàng chạy ra tận cửa đón bốvà hỏi ngay : “Bố
có nhớ mua truyện tranh cho con không ?”
Tình huống 4 : Ông nội của Hoài rất thích chăm sóc cây cảnh. Hoài đến nhà bạn chơi thấy ngoài
vườn có loại cây lạ. Em xin về một nhánh mang về cho ông trồng.
Tình huống 5 : Sau giờ học nhóm, Nhâm và Minh được chơi đùa vui vẻ. Chợt Nhâm nghe tiếng
bà ho, em vội chạy vào chỗ bà lo lắng hỏi bà rồi lấy thuốc và nước cho bà uống.
- GV yêu cầu HS làm việc cả lớp.
+ Lần lượt đọc từng tình huống, yêu cầu HS đánh giá các tình huống bằng cách giơ giấy màu :

đỏ – đúng, xanh – sai, vàng – không biết.
-Yêu cầu HS giải thích các ý kiến Sai và Không biết.
+ Hỏi : Theo em, việc làm thế nào là hiếu thảo với ông bà cha mẹ.


Trường TH Võ Thị Sáu

GV: Tạ Ngọc Hậu

+ Hỏi : Chúng ta không nên làm gì đối với cha mẹ, ông bà ?
+ Kết luận : Hiếu thảo với ông bà, cha mẹ là biết quan tâm tới sức khỏe, niềm vui, công việc của
ông bà, cha mẹ. Làm việc giúp đỡ ông bà cha mẹ.
Hoạt động 3: EM ĐÃ HIẾU THẢO VỚI ÔNG BÀ CHA MẸ HAY CHƯA ?
Yêu cầu HS làm việc cặp đôi : Kể những việc đã làm thể hiện sự hiếu thảo với ông bà, cha mẹ –
kể một số chưa tốt và giải thích vì sao chưa tốt.
- Yêu cầu HS làm việc cả lớp :
+ Hãy kể những việc tốt em đã làm .
+ Kể một số việc chưa tốt mà em đã mắc phải ? Vì sao chưa tốt ?
+ Vậy, khi ông bà, cha mẹ bị ốm, mệt chúng ta phải làm gì ?
• Khi ông bà, cha mẹ đi xa về ta phải làm gì ?
Có cần quan tâm đến sở thích của ông ba,ø cha mẹ không ?
ĐẠO ĐỨC

Hiếu thảo với ông bà cha me
(TIẾT 2)
I. MỤC TIÊU
Như tiết 1
II. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC CHỦ YẾU
Hoạt đôïng 1: ĐÁNH GIÁ VIỆC LÀM ĐÚNG HAY SAI
Yêu cầu HS làm việc theo nhóm đôi :

+ Yêu cầu HS quan sát tranh vẽ trong SGK, thảo luận để đặt tên cho trang đó và nhận xét
việc làm đó.
+ Yêu cầu các HS trả lời các câu hỏi và yêu cầu các nhóm khác theo dõi để nhận xét và
bổ sung.
Tranh 1 : Câu bé chưa ngoan.
Hành động của cậu bé chưa đúng vì cậu bé chưa tôn trọng và quan tâm đến bố mẹ, ông bà khi
ông và bố đang xem thời sự câu bé lại đòi hỏi xem kênh khác theo ý mình.
Tranh 2 : Một tấm gương tốt.
Cô bé rất ngoan, biết chăm sóc bà khi bà ốm, biết động viên bà. Việc làm của cô bé đáng là một
tấm gương tốt để ta học tập.
+ Hỏi HS :
Em hiểu thế nào là hiếu thảo với ông bà, cha mẹ ? Nếu con cháu không hiếu thảo với ông bà,
cha mẹ, chuyện gì sẽ xảy ra ? (Hiếu thảo với ông bà, cha mẹ là luôn quan tâm chăm sóc giúp đỡ
ông bà cha mẹ.
Nếu con cháu không hiếu thảo, ông bà, cha mẹ sẽ rất buồn phiền, gia đình không hạnh phúc.)
Hoạt động 2: KỂ CHUYỆN TẤM GƯƠNG HIẾU THẢO
Yêu cầu HS làm việc theo nhóm.
+ Yêu cầu trong nhóm kể cho nhau nghe tấm gương hiếu thảo nào mà em biết.
+ Yêu cầu nhóm viết ra những câu thành ngữ, tục ngữ, ca dao nói về công lao của ông bà, cha
mẹ và sự hiếu thảo của con cháu.
+ Giải thích cho HS một số câu khó hiểu.
+ Có thể kể cho HS câu truyện : “Quạt nồng – ấp lạnh” (phụ lục)
Hoạt động 3: EM SẼ LÀM GÌ ?
+ Yêu cầu HS lần lượt ghi lại các việc em dự định sẽ làm để quan tâm, chăm sóc ông bà.
+ HS trình bày kết quả và giải thích một số công việc.
+ Kết luận : Cô mong các em sẽ làm đúng những điều dự định và là một người con hiếu thảo.


Trường TH Võ Thị Sáu


GV: Tạ Ngọc Hậu

Củng cố dặn dò
GV củng cố nội dung bài. Dặn HS về nhà học bài và chuẩn bị bài sau.
ĐẠO ĐỨC

Biết ơn thầy giáo, cô giáo (tiết 1)
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức : Giúp HS hiểu :
- Phải biết ơn thầy cô giáo vì thầy cô là người dạy dỗ chúng ta nên người.
- Biết ơn thầy cô giáo thể hiện truyền thống “tôn sư trọng đạo” của dân tộc ta. Biết ơn thầy cô
giáo làm tình cảm thầy trò luôn gắn bó.
2. Thái độ :
- Kính trọng, lễ phép với thầy cô giáo. Có ý thức vâng lời, giúp đỡ thầy cô giáo những việc phù
hợp.
- Không đồng tình với biểu hiện không biết ơn thầy cô giáo.
3. Hành vi :
- Biết chào hỏi lễ phép, thực hiện nghiêm túc yêu cầu của thầy cô giáo.
- Biết làm giúp thầy cô một số công việc phù hợp.
- Phê phán, nhắc nhở các bạn để thực hiện tốt vai trò của người HS.
II. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC CHỦ YẾU
Hoạt động 1: XỬ LÍ TÌNH HUỐNG
-Yêu cầu HS làm việc theo nhóm.
- Yêu cầu các nhóm đọc tình huống trong SGK để trả lời các câu hỏi :
+ Hãy đoán xem các bạn nhỏ trong tình huống sẽ làm gì ?
+ Nếu em là các bạn, em sẽ làm gì ?
+ Hãy đóng vai thể hiện cách xử lí của nhóm em.
- Đại diện các nhóm trình bày
- Yêu cầu 2 nhóm đóng vai trước lớp, các nhóm khác theo dõi, nhận xét.
- Hỏi : + Tại sao nhóm em lại chọn cách giải quyết đó ? (Việc làm của nhóm em thể hiện điều

gì ?)
+ Đối với thầy cô giáo, chúng ta phải có thái độ như thế nào ?
+ Tại sao phải biết ơn, kính trọng thầy cô giáo ?
Kết luận : Ta phải biết ơn, kính trọng thầy cô giáo vì thầy cô là người vất vả dạy chúng ta nên
người.
“Thầy cô như thể mẹ cha
Kính yêu, chăm sóc mới là trò ngoan”
Hoạt động 2: THẾ NÀO LÀ BIẾT ƠN THẦY CÔ ?
+ GV yêu cầu HS quan sát các bức tranh thể hiện các tình huống như bài tập 1, SGK.
+ Lần lượt hỏi : bức tranh. . . . . . thể hiện lòng biết ơn thầy cô giáo hay không ?
Kết luận : Tranh 1, 2, 4 thể hiện sự kính trọng, biết ơn thầy cô của các bạn. Trong tranh 3, việc
làm của bạn HS chưa thể hiện sự kính trọng thầy cô.
GV: + Nêu những việc làm thể hiện sự biết ơn kính trọng thầy cô giáo.
+ Nếu em có mặt trong tình huống ở bức tranh 3, em sẽ nói gì với các bạn HS đó ?
Hoạt động 3: HÀNH ĐỘNG NÀO ĐÚNG ?
Yêu cầu HS thảo luận hành động nào sai ? Vì sao ?
CÁC HÀNH ĐỘNG
1. Lan và minh nhìn thấy cô giáo thì tránh đi chỗ khác vì ngại.


Trường TH Võ Thị Sáu
GV: Tạ Ngọc Hậu
2. Giờ của cô giáo chủ nhiệm thì học tốt, giờ phụ thì mặc kệ vì không phải cô giáo chủ
nhiệm.
3. Minh và Liên đến thăm cô giáo cũ nhân ngày nghỉ.
4. Nhận xét và chê cô giáo mặc quần áo xấu.
5. Gặp hai thầy giáo, Nam chỉ chào thầy giáo của mình.
6. Giúp đỡ con cô giáo học bài.
+ Các HS thảo luận để đưa ra kết quả
- Hành động : 3, 6 là đúng.

- Hành động : 1, 2, 4, 5 là sai và giơ giấy màu trình bày kết quả làm việc của cả nhóm.
- Hành động 2 sai vì phải học tốt tất cả các giờ, kính trọng tất cả các thầy cô giáo dù có
phải là giáo viên chủ nhiệm hay không.
- Vì HS phải tôn trọng, kính trọng giáo viên. Chê các thầy giáo, cô giáo là không ngoan.
- Em sẽ chào cả hai thầy. Không nên chỉ chào thầy dạy lớp của mình.
+ Hỏi : Nếu em là Nam ở hành động 5, em nên làm thế nào ? Em có làm như bạn Nam không ?
+ Kết luận : Việc chào hỏi lễ phép, học tập chăm chỉ, cũng là sự biết ơn các thầy cô giáo, giúp
đỡ thầy cô những việc nhỏ cũng thể hiện sự biết ơn. Không nên xa lánh thầy cô, không nên ngại
tiếp xúc với thầy cô giáo.
Hoạt động 4: EM CÓ BIẾT ƠN THẦY CÔ GIÁO KHÔNG ?
- Yêu cầu HS nêu những việc em đã làm thể hiện sự biết ơn các thầy cô giáo, viết vào tờ giấy
vàng những việc em đã làm mà em cảm thấy chưa ngoan, còn làm thầy cô buồn, chưa biết ơn
thầy cô.
3) Củng cố dặn dò
Yêu cầu HS : + Sưu tầm các câu chuyện kể về sự biết ơn thầy cô giáo.
+ Kể lại một kỉ niệm khó quên với thầy cô giáo của mình (nếu có)
+ Sưu tầm các câu thơ, ca dao tục ngữ nói về sự biết ơn các thầy cô giáo.
ĐẠO ĐỨC

Biết ơn thầy giáo, cô giáo (tiết 2)
I. MỤC TIÊU
Như tiết 1
II. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC CHỦ YẾU
Hoạt động 1: BÁO CÁO KẾT QUẢ SƯU TẦM
Yêu cầu HS làm việc theo nhóm.
+ Yêu cầu các nhóm viết lại các câu thơ, ca dao tục ngữ đã sưu tầm được vào một tờ giấy; tên
các chuyện kể sưu tầm được vào tờ giấy khác; và ghi tên kỉ niệm khó quên của mỗi thành viên
vào tờ giấy còn lại.
+ Yêu cầu các nhóm trình bày kết quả. GV nhận xét chốt kết quả đúng.
Ca dao tục ngữ nói lên sự biết ơn các thầy cô giáo

Không thầy đố mày làm nên
Muốn sang thì bắc cầu kiều
Muốn con hay chữ phải yêu lấy thầy.
Nhất tự vi sư, bán tự vi sư
Học thầy học bạn vô vạn phong lưu
Dốt kia thì phải cậy thầy
Vụng kia cậy thợ thì mày mới nên
+ Có thể giải thích một số câu khó hiểu.


Trường TH Võ Thị Sáu

GV: Tạ Ngọc Hậu

+ GV hỏi : Các câu ca dao tục ngữ khuyên ta điều gì ?
Hoạt động 2: THI KỂ CHUYỆN
- Yêu cầu HS làm việc theo nhóm :
+ Lần lượt mỗi HS kể cho bạn của nhóm nghe câu chuyện mà mình sưu tầm được hoặc kỉ niệm
của mình.
+ Yêu cầu các nhóm chọn 1 câu chuyện hay để thi kể chuyện.
- Tổ chức làm việc cả lớp :
+ Yêu cầu lần lượt từng nhóm lên kể chuyện. Cử 5 HS làm ban giám khảo, phát cho mỗi thành
viên ban giám khảo 3 miếng giấy màu : đỏ, cam, vàng để đánh giá.
+ Hỏi HS : Em thích nhất câu chuyện nào ? Vì sao ?
+ GV hỏi : Các câu chuyện mà các em được nghe đều thể hiện bài học gì ?
GV chốt lại: Dù chúng ta đã học lớp khác có nhiều bạn vẫn nhớ thầy cô giáo cũ. Đối với thầy cô
giáo cũ hay thầy cô giáo mới, các em phải ghi nhớ : chúng ta luôn phải biết yêu quí, kính trọng,
biết ơn thầy cô.
Hoạt động 3: SẮM VAI XỬ LÍ TÌNH HUỐNG
- Yêu cầu HS làm việc theo nhóm.

+ Đưa ra 3 tình huống :
+ Yêu cầu 1/2 số nhóm thảo luận giải quyết tình huống 1, 2 ; 1/2 số nhóm còn lại thảo luận giải
quyết tình huống 3 và sắm vai thể hiện cách giải quyết.
Tình huống 1 : Cô giáo lơpù em đang giảng bài thì bị mệt không thể tiếp tục. Em sẽ làm gì ?
Tình huống 2 : Cô giáo chủ nhiệm lớp em còn trẻ, con cô còn nhỏ, chồng cô đi công tác xa. Các
em sẽ làm gì để giúp cô ?
Tình huống 3 : Em và một nhóm bạn trên đường đi học về thì gặp con một cô giáo đang đi học
về một mình. Nam liền nói : A, nó là con cô giáo Lan đấy. Hôm qua cô ấy mắng oan tớ. Hôm
nay tớ phải trêu con bé này cho bõ tức. Trước tình huống đó, em sẽ xử lí thế nào ?
- Yêu cầu các nhóm thể hiện cách giải quyết (nếu trùng cách giải quyết thì không lặp lại).
+ Hỏi : Em có tán thành cách giải quyết của nhóm bạn không ?
+ Hỏi : Tại sao em lại chọn cách giải quyết đó ? Cách làm đó có tác dụng gì ?
+ Kết luận :
Tình huống 1, 2 : Các em đã nghĩ ra những việc làm thiết thực để biết ơn thầy cô giáo, điều đó
thể hiện sự biết ơn thầy cô.
Tình huống 3 : Mặc dù em bị hiểu lầm, em vẫn cần phải kính trọng thầy cô vì thầy cô là người
lớn hơn ta, lại là người dạy học cho chúng ta. Thầy cô giáo cũng có lúc mắc lỗi.
Chúng ta sẽ tìm cách khác để thầy cô hiểu rõ hơn chúng ta nhưng không được xúc phạm thầy cô.
Củng cố dặn dò: GV nhận xét giờ học. Dặn HS chuẩn bị bài sau.
ĐẠO ĐỨC

Yêu lao động (Tiết 1)
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức : Giúp HS :
- Hiểu được ý nghĩa của lao động : giúp con người phát triển lành mạnh, đem lại cuộc sống ấm
no cho bản thân và mọi người xung quanh.
2. Thái độ :
- Yêu lao động.
- Yêu mến, đồng tình với những bạn có tinh thần lao động đúng đắn. Không đồng tình với những
bạn lười lao động.

3. Hành vi :


Trường TH Võ Thị Sáu

GV: Tạ Ngọc Hậu

- Tích cực tham gia lao động ở gia đình, nhà trường, cộng đồng nơi ở phù hợp với khả năng
mình.
- Tự giác làm tốt các việc tự phục vụ bản thân.
II. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC CHỦ YẾU
1) Kiểm tra bài cũ : Gọi 1HS nêu lại ghi nhớ của bài học trước? GV nhận xét.
2) Bài mới
Giới thiệu bài: GV nêu mục tiêu, yêu cầu bài học.
Tìm hiểu bài
Hoạt động 1: Đọc truyện một ngày của Pê-chi-a
- GV đọc lần 1. Gọi 1 HS đọc lại lần 2.
- GV cho lớp thảo luận nhóm theo 3 câu hỏi trong SGK.
- Đại diện các nhóm trình bày, HS cả lớp trao đổi tranh luận.
GV kết luận: Cơm ăn, áo mặc, sách vở,...đều là sản phẩm của lao động. Lao động đem lại niềm
vui cho con người niềm vui và giúp cho con người sống tốt hơn.
HS đọc và tìm hiểu ý nghĩa của phần ghi nhớ của bài.
Hoạt động2: Thảo luận nhóm (bài tập2)
- Yêu cầu các nhóm thảo luận bài tập 2.
- Các nhóm thảo luận. đại diện các nhóm trình bày.
- GV kết luận về các biểu hiện của yêu lao động, của lười lao động.
Hoạt động3: Đóng vai (bài tập 2, SGK)
- GV chia nhóm, giao nhiệm vụ cho các nhóm thảo luận và đóng vai một tình huống.
- Các nhóm thảo luận, chuẩn bị đóng vai.
- Lớp thảo luận:

+ Cách ứng xử trong mỗi tình huống như vậy đã phù hợp chưa? Vì sao?
+ Ai có cách ứng xử khác?
- GV nhận xét và kết luận về cách ứng xử của mỗi tình huống.
3) Củng cố dặn dò: HV nhận xét giờ học và dặn HS chuẩn bị trước BT 3,4,5,6 trong SGK.
ĐẠO ĐỨC

Yêu lao động (Tiết 2)
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức : Giúp HS :
- Hiểu được ý nghĩa của lao động : giúp con người phát triển lành mạnh, đem lại cuộc sống ấm
no cho bản thân và mọi người xung quanh.
2. Thái độ :
- Yêu lao động.
- Yêu mến, đồng tình với những bạn có tinh thần lao động đúng đắn. Không đồng tình với những
bạn lười lao động.
3. Hành vi :
- Tích cực tham gia lao động ở gia đình, nhà trường, cộng đồng nơi ở phù hợp với khả năng
mình.
- Tự giác làm tốt các việc tự phục vụ bản thân.
II. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC CHỦ YẾU
1) Kiểm tra bài cũ : Gọi 1HS nêu lại ghi nhớ của bài học? GV nhận xét.
2) Bài mới
Giới thiệu bài: GV nêu mục tiêu, yêu cầu bài học.


Trường TH Võ Thị Sáu

GV: Tạ Ngọc Hậu

Tìm hiểu bài

Hoạt động 1: Làm việc theo nhóm đôi (bài tập5, SGK)
- HS trao đổi với nhau về nội dung theo nhóm đôi.
- HS trình bày trước lớp. Lớp thảo luận, nhận xét.
- GV nhận xét và nhắc nhở HS cần phải cố gắng, học tập, rèn luyện để có thể thực hiện được
ước mơ nghề nghiệp tương lai của mình.
Hoạt động2: HS trình bày, giới thiệu các bài viết, tranh vẽ.
- HS trình bày, giứoi thiệu các bài viết, tranh các em đã vẽ về một công việc mà các em yêu
thích và các tư liệu sưu tầm được (bài tập 3, 4, 6, SGK).
- Cả lớp thảo luận, nhận xét.
- GV nhận xét, khen những bài viết, tranh vẽ tốt.
Kết luận chung:
+ Lao động là vinh quang. Mọi người đều cần phải lao động vì bản thân, gia đình và xã hội.
+ Trẻ em cũng cần tham gia các công việc ở nhà, ở trường và ngoài xã hội phù hợp với khả năng
của bản thân.
Củng cố dặn dò: GV nhận xét tiết học. Dặn HS thực hiện nội dung mục "Thực hành" trong
SGK.
ĐẠO ĐỨC

Ôn tập cuối kì I
I. MỤC TIÊU
Thông qua thực hành, HS có khả năng bày tỏ ý kiến một cách tự tin, mạnh dạn hơn.
II. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC CHỦ YẾU
Hoạt động1: Xử lí tình huống
- GV lần lượt đưa các tình huống sau, rồi yêu cầu HS suy nghĩ tìm cách giải quyết.
Tình huống 1:
Điều gì có thể xảy ra đối với mỗi trường hợp dưới đây? Vì sao?
a/ Ra khỏi phòng quên tắt điện.
b/ Bữa ăn nào cũng đẻ thừa nhiều thức ăn, phải đổ đi.
c/ Quên không khóa vòi nước.
d/ Hay làm hỏng, làm mất sách vở, đồ dùng.

Tình huống 2:
Để tỏ lòng hiếu thảo với ông bà, cha mẹ, em cần làm gì trong mỗi tình huống sau:
a/ Cha mẹ vừa đi làm về.
b/ Cha mẹ đang bận việc.
c/ Ông bà hoặc cha mẹ đang bị ốm mệt.
d/ Ông bà đã già yếu.
Tình huống 3:
Em sẽ làm gì trong mỗi tình huống sau đây? Vì sao?
a/ Em thấy thầy giáo, cô giáo em hôm nay bị mệt nhưng vẫn cố đến lớp dạy.
b/ Các bạn rủ em gửi thiếp chúc Tết thầy giáo, cô giáo cũ, nay đã chuyển sang dạy ở trường
khác.
Tình huống 4:
Em cùng các bạn trong nhóm thảo luận xử lí các tình huống sau:


Trường TH Võ Thị Sáu

GV: Tạ Ngọc Hậu

a/ Sáng nay, trong khi cả lớp đang lao động trồng cây xung quanh trường Hùng rủ Nhân lẻn đi
chơi bi.
Theo em Nhân nên làm gì trong tình huống đó? Vì sao?
b/ Hôm nay, đến phiên tổ Lan làm trực nhật lớp. Lan ngại quét lớp nên nhờ Toàn làm hộ và hứa
sẽ cho Toàn mượn cuốn truyện mà Toàn thích. Theo em, Toàn nên ứng xử như thế nào? Vì sao?
- Yêu cầu HS trao đổi theo nhóm.
- HS trình bày. Cả lớp theo dõi nhận xét.
- GV kết luận sau mỗi tình huống.
Hoạt động2: Đóng vai
- GV yêu cầu các nhóm (bàn) thảo luận đóng vai một trong các tình huống trên.
- Từng nhóm trình bày. GV nhận xét tuyên dương.

Hoạt động cuối: Củng cố dặn dò
GV nhận xét tiết học. Dặn HS về chuẩn bị bài sau.

ĐẠO ĐỨC

Kính trọng và biết ơn người lao động (Tiết 1)
I. MỤC TIÊU
- Biết vì sao phải kính trọng và biết ơn người lao động.
- Bước đầu biết cư xử lễ phép với người lao động và biết giữ gìn thành quả lao động của họ .
II. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC CHỦ YẾU
Hoạt động 1: Tìm hiểu truyện: Buổi học đầu tiên, SGK
- 1HS đọc truyện: Buổi học đầu tiên.
- Yêu cầu HS thảo luận theo câu hỏi trong SGK. HS phát biểu ý kiến.
- GV kết luận: Cần phải kính trọng mọi người lao động, dù là những người lao động bình thường
nhất.
Hoạt động 2: Thảo luận nhóm
Bài tập 1: HS nêu yêu cầu bài tập. Các nhóm thảo luận. Đại diện từng nhóm trình bày kết quả.
GV kết luận:
Nông dân, bác sĩ, người giúp việc, lái xe ôm, giám đốc công ti, nhà khoa học, người đạp
xích lô, giáo viên, kĩ sư tin học, nhà văn, nhà thơ đều là những người lao động (trí óc hoặc chân
tay)
Những người ăn xin, những kẻ buôn bán ma túy phụ nữ không phải là người lao động vì
những việc làm của họ không mang lợi ích, thậm chí còn có hại cho xã hội.
Bài tập 2: GV chia nhóm và giao nhiệm vụ cho mỗi nhóm thảo luận về một tranh.
- Các nhóm làm việc. Đại diện từng nhóm trình bày. GV ghi lại trên bảng theo ba cột. - Cả lớp
trao đổi nhận xét.
STT

Người lao động


Lợi ích mang lại cho xã hội


Trường TH Võ Thị Sáu

GV: Tạ Ngọc Hậu

........ ............................................
............................................
- GV kết luận: Mọi nguời lao động đều mang lại lợi ích cho bản thân, gia đình và xã hội.
Bài tập3: HS nêu yêu cầu bài tập. Yêu cầu HS làm bài, rồi trình bày ý kiến, cả lớp trao đổi bổ
sung.
- GV kết luận: Các việc làm a, c, d, e, g là thể hiện sự kính trọng, biết ơn người lao động.
Các việc làm b, h là thiếu kính trọng người lao động.
- GV mời HS đọc ghi nhớ trong SGK.
3. Củng cố dặn dò: Dặn HS chuẩn bị bài tập 5,6 trong SGK.

ĐẠO ĐỨC

Kính trọng và biết ơn người lao động (Tiết 2)
I. MỤC TIÊU ( Như tiết 1)
II. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC CHỦ YẾU
Hoạt động 1: Đóng vai (Bài tập 4, SGK)
- GV chia lớp thành các nhóm, mỗi nhóm thảo luận và chuẩn bị đóng vai một tình huống.
- Các nhóm thảo luận và chuẩn bị đóng vai.
- Các nhóm lên thể hiện. GV phỏng vấn các HS đóng vai.
- Thảo luận cả lớp:
+ Cách cư xử với người lao động trong mỗi tình huống như vậy đã phù hợp chưa? vì sao?
+ Em cảm thấy như thế nào khi ứng xử như vậy?
- GV kết luận về cách ứng xử phù hợp trong mỗi tình huống.

Hoạt động 2: Trình bày sản phẩm (bài tập 5,6 – SGK)
- HS trình bày sản phẩm.
- Cả lớp nhận xét. GV nhận xét chung.
Kết luận chung.


Trường TH Võ Thị Sáu

GV: Tạ Ngọc Hậu

HS đọc mục ghi nhớ trong SGK.
Củng cố dặn dò:
GV nhận xét tiết học. Dặn HS phải thực hiện kính trọng và biết ơn những người lao động.
ĐẠO ĐỨC

Lịch sự với mọi người (Tiết 1)
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức : Giúp HS :
- Hiểu được sự cần thiết phải lịch sự với mọi người.
- Hiểu được ý nghĩa của việc lịch sự với mọi người : làm cho các cuộc tiếp xúc, các mối quan hệ
trở nên gần gũi, tốt hơn và người lịch sự sẽ được yêu quý, kính trọng.
2. Thái độ :
- Bày tỏ thái độ lịch sự với mọi người xung quanh.
- Đồng tình, khen ngợi các bạn có thái độ đúng đắn, lịch sự với mọi người. Không đồng tình với
các bạn chưa có thái độ lịch sự.
3. Hành vi :
- Cư xử lịch sự với bạn bè, thầy cô ở trường, ở nhà và mọi người xung quanh.
- Có những hành vi văn hóa, đúng mực trong giao tiếp với mọi người.
II. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC CHỦ YẾU
Hoạt động1: Thảo luận lớp Chuyện ở tiệm may (trang 31, SGK).

- GV yêu cầu các nhóm đọc truyện rồi thảo luận theo câu hỏi 1,2.
- Các nhóm HS làm việc. Đại diện các nhóm trình bày kết quả thảo luận trước lớp.
- Các nhóm khác nhận xét, bổ sung. GV kết luận:
+ Trang là người lịch sự vì đã biết chào hỏi mọi người, ăn nói nhẹ nhàng, biết thông cảm với cô
thợ may...
+ Hà nên biết tôn trọng người khác và cư xử cho lịch sự.
+ Biết cư xử lịch sự sẽ được mọi người tôn trọng, quý mến.
Hoạt động 2: Thảo luận nhóm đôi
- GV chia nhóm và giao nhiệm vụ cho các nhóm.
- Các nhóm thảo luận. Đại diện nhóm trình bày kết quả, các nhóm khác nhận xét bổ sung. GV
kết luận:
Bài tập1:
+ Các hành vi, việc làm (b), (d) là đúng.
+ Các hành vi, việc làm (a), (c), (đ) là sai.
Bài tập 3: Phép lịch sự khi giao tiếp thể hiện ở:
+Nói năng nhẹ nhàng, nhã nhặn, không nói tục chửi bậy;
+ Biết lắng nghe khi người khác đang nói
+ Chào hỏi khi gặp gỡ
+ Cảm ơn khi được giúp đỡ
+ Xin lỗi khi làm phiền người khác
+ Biết dùng những lời yêu cầu, đề nghị khi muốn nhờ người khác giúp đỡ
+ Gõ cửa, bấm chuông khi muón vào nhà người khác.
+ Ăn uống từ tốn, không rơi vãi, không vừa nhai, vừa nói.


Trường TH Võ Thị Sáu

GV: Tạ Ngọc Hậu

Củng cố dặn dò: 1-2 HS đọc ghi nhớ SGK. Dặn HS về nhà sư tầm ca dao, tục ngữ, truyện, tấm

gương về cư xử lịch sự với bạn bè và mọi người.
ĐẠO ĐỨC

Lịch sự với mọi người (Tiết 2)
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức : Giúp HS :
- Hiểu được sự cần thiết phải lịch sự với mọi người.
- Hiểu được ý nghĩa của việc lịch sự với mọi người : làm cho các cuộc tiếp xúc, các mối quan hệ
trở nên gần gũi, tốt hơn và người lịch sự sẽ được yêu quý, kính trọng.
2. Thái độ :
- Bày tỏ thái độ lịch sự với mọi người xung quanh.
- Đồng tình, khen ngợi các bạn có thái độ đúng đắn, lịch sự với mọi người. Không đồng tình với
các bạn chưa có thái độ lịch sự.
3. Hành vi :
- Cư xử lịch sự với bạn bè, thầy cô ở trường, ở nhà và mọi người xung quanh.
- Có những hành vi văn hóa, đúng mực trong giao tiếp với mọi người.
II. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC CHỦ YẾU
Hoạt động 1: Bày tỏ ý kiến (bài tập 2, SGK)
- GV phổ biến cho HS cách bày tỏ thái độ thông qua các tấm bìa màu:
+ Màu đỏ: Biểu lộ thái độ tán thành
+ Màu xanh: Biểu lộ thái độ phản đối
+ Màu vàng: Biểu lộ thái độ phân vân, lưỡng lự.
- GV lần lượt nêu từng ý kiến trong bài tập 2. HS biểu lộ thái độ bằng cách giơ thẻ theo cách đã
quy ước.
- GV yêu cầu HS giải thích lí do.
- Thảo luận chung cả lớp.
- GV kết luận:
+ Các ý kiến (c), (d) là đúng
+ Các ý kiến (a), (b),(đ) là sai.
Hoạt động 2: Đóng vai (bài tập 4, SGK)

- GV chia nhóm và giao nhiệm vụ cho các nhóm thảo luận và chuẩn bị đóng vai tình huống (a)
bài tập 4.
Một nhóm lên đóng vai, các nhóm khác nhận xét bổ sung. GV nhận xét chung.
Kết luận chung
GV đọc câu ca dao và giải thích ý nghĩa:
Lời nói chẳng mất tiền mua
Lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau.
Củng cố dặn dò:
GV nhận xét giờ học. Dặn HS: Thực hiện cư xử lịch sự với mọi người xung quanh trong cuộc
sống hàng ngày.
ĐẠO ĐỨC

Giữ gìn các công trình công cộng (Tiết 1)
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức :


Trường TH Võ Thị Sáu

GV: Tạ Ngọc Hậu

- Hiểu được ý nghĩa của việc giữ gìn các công trình công cộng là giữ gìn tài sản chung cho xã
hội.
2.Thái độ :
- Có ý thức giữ gìn, bảo vệ các công trình công cộng.
- Đồøng tình, khen ngợi những người tham gia giữ gìn các công trình công cộng.
3. Hành vi :
- Tích cực tham gia vào việc giữ gìn các công trình công cộng.
- Tuyên truyền để mọi người tham gia tích cực vào việc giữ gìn các công trình công cộng.
II. ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC

Phiếu điều tra (theo mẫu bài tập 4). Các tấm bìa xanh, đỏ, vàng.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC CHỦ YẾU
Hoạt động 1: Thảo luận nhóm (Tình huống trang 34, SGK)
- GV chia nhóm và giao nhiệm vụ thảo luận cho các nhóm. Các nhóm thảo luận.
- Đại diện các nhóm trình bày. Các nhóm khác trao đổi bổ sung.
- GV kết luận: Nhà văn hóa xã là một công trình công cộng, là nơi sinh hoạt văn hóa chung của
nhân dân, được xây dựng bởi nhiều công sức, tiền của. Vì vậy, Thắng cần phải khuyên Hùng nên
giữ gìn, không được vẽ bậy lên đó.
Hoạt động 2: Làm việc theo nhóm đôi (bài tập 1, SGK)
- GV giao nhiệm vụ cho từng nhóm HS thảo luận bài tập 1. Các nhóm thảo luận.
- Đại diện các nhóm trình bày. Các nhóm khác trao đổi bổ sung.
- GV kết luận ngắn gọn về từng tranh:
Tranh 1: Sai
Tranh 2: Đúng
Tranh 3: Sai
Tranh 4: Đúng
Hoạt động 3: Xử lí tình huống (bài tập 2, SGK)
- GV yêu cầu các nhóm thảo luận, xử lí tình huống theo từng nội dung.
- Đại diện các nhóm trình bày, bổ sung, tranh luận ý kiến trước lớp.
- GV kết luận từng tình huống:
a/ Cần báo cáo cho người lớn hoặc những người có trách nhiệm về việc này (Công an, nhân viên
đường sắt,...)
b/ Cần phân tích lợi ích của biển báo giao thông, giúp các bạn nhỏ thấy rõ tác hại của hành động
ném đất đá vào biển báo giao thông và khuyên ngăn họ.
HS đọc ghi nhớ trong SGK.
Củng cố, dặn dò: GV nhận xét giờ hocï. Dặn HS về nhà điều tra các công trình công cộng ở địa
phương (theo mẫu ở bài tập 4) và có bổ sung về lợi ích của công trình công cộng.
ĐẠO ĐỨC

Giữ gìn các công trình công cộng (Tiết 2)

I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức :
- Hiểu được ý nghĩa của việc giữ gìn các công trình công cộng là giữ gìn tài sản chung cho xã
hội.
2.Thái độ :
- Có ý thức giữ gìn, bảo vệ các công trình công cộng.
- Đồøng tình, khen ngợi những người tham gia giữ gìn các công trình công cộng.


Trường TH Võ Thị Sáu

GV: Tạ Ngọc Hậu

3. Hành vi :
- Tích cực tham gia vào việc giữ gìn các công trình công cộng.
- Tuyên truyền để mọi người tham gia tích cực vào việc giữ gìn các công trình công cộng.
II. ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC
Phiếu điều tra (theo mẫu bài tập 4). Các tấm bìa xanh, đỏ, vàng.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC CHỦ YẾU
Hoạt động 1: Báo cáo về kết quả điều tra (bài tập 4, SGK)
- Đại diện các nhóm HS báo cáo kết quả điều tra về những công trình công cộng ở địa phương.
- Cả lớp thảo luận về các bản báo cáo, như:
+ Làm rõ, bổ sung ý kiến về thực trạng các công trình và nguyên nhân.
+ Bàn cách bảo vệ, giữ gìn chúng sao cho thích hợp.
GV kết luận về việc thực hiện giữ gìn những công trình công cộng ở địa phương.
Hoạt động 2:Bày tỏ ý kiến (bài tập 3, SGK)
- Gv phổ biến cho HS bày tỏ thái độ thông qua các tấm bìa.
- Gv lần lượt nêu từng ý kiến trong bài tập. HS biểu lộ thái độ theo cách đã quy ước.
- GV yêu cầu HS giải thích lí do. Thảo luận chung cả lớp.
GV kết luận: Các ý kiến a,b,c,d là đúng. Ý kiến d là sai vì chỉ có những mong muốn thực sự có

lợi cho sự phát triển của chính các em và phù hợp với hoàn cảnh thực tế của gia đình, của đất
nước mới cần được thực hiện.
- Yêu cầu HS đọc ghi nhớ trong SGK.
Hoạt động nối tiếp:
Thực hiện yêu cầu bài tập 4, SGK.
ĐẠO ĐỨC

Thực hành các kĩ năng giữa kì II
ĐẠO ĐỨC

Tích cực tham gia các hoạt động nhân đạo
(Tiết 1)
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức :
- Hiểu được ý nghĩa của các hoạt động nhân đạo : Giúp đỡ các gia đình, những người gặp khó
khăn, hoạn nạn vượt qua được khó khăn.
2. Thái độ :
- Ủng hộ các hoạt động nhân đạo ở trường, ở cộng đồng nơi mình ở.
- Không đồng tình với những người có thái độ thờ ơ với các hoạt động nhân đạo.
3. Hành vi :
- Tuyên truyền, tích cực tham gia các hoạt động nhân đạo phù hợp với điều kiện của bản thân
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
Các tấm thẻ xanh, đỏ vàng
II. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
Hoạt động 1: Thảo luận nhóm (thông tin trang 37, SGK)
GV yêu cầu các nhóm đọc thông tin và thảo luận các câu hỏi 1,2.
Các nhóm thảo luận rồi trình bày kết quả trước lớp.


Trường TH Võ Thị Sáu


GV: Tạ Ngọc Hậu

GV kết luận: Trẻ em và nhân dân ở các vùng bị thiên tai hoặc có chiến tranh đã phải chịu nhiều
khó khăn, thiệt thòi. Chúng ta cần cảm thông, chia sẻ với họ, quyên góp tiền để giúp đỡ họ. Đó
là một hoạt động nhân đạo.
Hoạt động 2: Làm việc theo nhóm3 (bài tập 1, SGK)
GV yêu cầu các nhóm thảo luận bài tập.
Đại diện các nhóm trình bày. Cả lớp nhận xét, bổ sung.
GV kết luận:
- Việc làm trong các tình huống a,c là đúng.
- Việc làm trong tình huống b là sai vì không phải xuất phát từ tấm lòng cảm thông, mong muốn
chia sẻ với người tàn tật mà chỉ để lấy thành tích cho bản thân.
Hoạt động 3: Bày tỏ ý kiến (bài tập3)
- Gv phổ biến cho HS bày tỏ thái độ thông qua các tấm bìa.
- Gv lần lượt nêu từng ý kiến trong bài tập. HS biểu lộ thái độ theo cách đã quy ước.
- GV yêu cầu HS giải thích lí do. Thảo luận chung cả lớp.
GV kết luận:
Ý kiến a, d: đúng. Ý kiến b,c: sai
HS đọc ghi nhớ trong SGK.
Củng cố dặn dò: GV củng cố nội dung bài học và dặn HS về nhà sưu tầm các thông tin, truyện,
tấm gương, ca dao, tục ngữ,...về các hoạt động nhân đạo.
ĐẠO ĐỨC

Tích cực tham gia các hoạt động nhân đạo (Tiết 2)
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức :
- Hiểu được ý nghĩa của các hoạt động nhân đạo : Giúp đỡ các gia đình, những người gặp khó
khăn, hoạn nạn vượt qua được khó khăn.
2. Thái độ :

- Ủng hộ các hoạt động nhân đạo ở trường, ở cộng đồng nơi mình ở.
- Không đồng tình với những người có thái độ thờ ơ với các hoạt động nhân đạo.
3. Hành vi :
- Tuyên truyền, tích cực tham gia các hoạt động nhân đạo phù hợp với điều kiện của bản thân
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
Các tấm thẻ xanh, đỏ vàng
II. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
Hoạt động 1: Thảo luận nhóm đôi (bài tập 4, SGK)
- GV nêu yêu cầu bài tập.HS thảo luận.
- Đại diện nhóm trình bày ý kiến trước lớp. Cả lớp nhận xét, bổ sung.
GV kết luận: b,c,e là việc làm nhân đạo.
a,d không phải là hoạt động nhân đạo.
Hoạt động 2: Xử lí tình huống (bài tập 2, SGK)
- GV chia nhóm và giao cho mỗi nhóm thảo luận một tình huống.
- Các nhóm thảo luận rồi trình bày kết quả.
GV kết luận:
Tình huống a: Có thể đẩy xe lăn giúp bạn (nếu bạn có xe lăn), quyên góp tiền giúp bạn mua xe
(nếu bạn chưa có xe và có nhu cầu),...


Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×