Tải bản đầy đủ (.doc) (18 trang)

Tài nguyên nước ở Việt Nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (352.23 KB, 18 trang )

Website: Email : Tel : 0918.775.368
I. KHÁI QUÁT
Nước là tài nguyên vật liệu quan trọng nhất của loài người và sinh vật trên
trái đất. Con người mỗi ngày cần 250 lít nước cho sinh hoạt, 1.500 lít nước cho
hoạt động công nghiệp và 2.000 lít cho hoạt động nông nghiệp. Nước chiếm 99%
trọng lượng sinh vật sống trong môi trường nước và 44% trọng lượng cơ thể con
người. Ðể sản xuất 1 tấn giấy cần 250 tấn nước, 1 tấn đạm cần 600 tấn nước và 1
tấn chất bột cần 1.000 tấn nước.
Ngoài chức năng tham gia vào chu trình sống trên, nước còn là chất mang
năng lượng (hải triều, thuỷ năng), chất mang vật liệu và tác nhân điều hoà khí hậu,
thực hiện các chu trình tuần hoàn vật chất trong tự nhiên. Có thể nói sự sống của
con người và mọi sinh vật trên trái đất phụ thuộc vào nước.
Tài nguyên nước ở trên thế giới theo tính toán hiện nay là 1,39 tỷ km
3
, tập
trung trong thuỷ quyển 97,2% (1,35 tỷ km
3
), còn lại trong khí quyển và thạch
quyển. 94% lượng nước là nước mặn, 2% là nước ngọt tập trung trong băng ở hai
cực, 0,6% là nước ngầm, còn lại là nước sông và hồ. Lượng nước trong khí quyển
khoảng 0,001%, trong sinh quyển 0,002%, trong sông suối 0,00007% tổng lượng
nước trên trái đất. Lượng nước ngọt con người sử dụng xuất phát từ nước mưa
(lượng mưa trên trái đất 105.000km
3
/năm. Lượng nước con người sử dụng trong
một năm khoảng 35.000 km
3
, trong đó 8% cho sinh hoạt, 23% cho công nghiệp và
63% cho hoạt động nông nghiệp).
Tài nguyên nước của Việt Nam nhìn chung khá phong phú. Việt Nam là
nước có lượng mưa trung bình vào loại cao, khoảng 2000 mm/năm, gấp 2,6 lượng


mưa trung bình của vùng lục địa trên Thế giới. Tổng lượng mưa trên toàn bộ lãnh
thổ là 650 km
3
/năm, tạo ra dòng chảy mặt trong vùng nội địa là 324km
3
/năm. Vùng
có lượng mưa cao là Bắc Quang 4.000-5.000mm/năm, tiếp đó là vùng núi cao
Hoàng Liên Sơn, Tiên Yên, Móng Cái, Hoành Sơn, Ðèo Cả, Bảo Lộc, Phú Quốc
3.000-4.000 mm/năm. Vùng mưa ít nhất là Ninh Thuận và Bình Thuận, vào
khoảng 600-700 mm/năm.
1
Website: Email : Tel : 0918.775.368
Ngoài dòng chảy phát sinh trong vùng nội địa, hàng năm lãnh thổ Việt Nam
nhận thêm lưu lượng từ Nam Trung Quốc và Lào, với số lượng khoảng 550 km
3
.
Do vậy, tài nguyên nước mặt và nước ngầm có thể khai thác và sử dụng ở Việt
Nam rất phong phú, khoảng 150 km
3
nước mặt một năm và 10 triệu m3 nước ngầm
một ngày. Tuy nhiên, do mật độ dân số vào loại cao, nên bình quân lượng nước
sinh trong lãnh thổ trên đầu người là 4200m
3
/người, vào loại trung bình thấp trên
Thế giới.
Tài nguyên nước ngọt, ở Việt Nam tương đối phong phú, đa dạng, nhưng lại
rất phức tạp về tính chất và đang có những diễn biến mà nếu không được quản lý
tích cực và kịp thời sẽ đem lại những khó khăn to lớn cho cuộc sống của người dân
và sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước.


II. NỘI DUNG
1.Tài nguyên nước ở Việt Nam:
1.1.Tài nguyên nước mặt
Về nước mặt, trung bình hàng năm lãnh thổ Việt Nam nhận được 1.944mm
nước mưa, trong đó bốc hơi trở lại không trung 1.000mm, còn lại 941mm hình
thành một lượng nước mặt khoảng 310 tỷ m
3
. Tính bình quân, mỗi người dân Việt,
có thể hứng được một lượng nước bằng 3.870 m
3
mỗi năm; hoặc 10,6 m3 tức
10.600 lít nước mỗi ngày. Trong lúc tại các nước công nghiệp phát triển nhất, tổng
nhu cầu về nước trong một ngày bình quân theo đầu người, bao gồm cả nước sinh
hoạt, nước cung cấp cho nông nghiệp và công nghiệp cũng chỉ vào khoảng 7.400
lít/người.ngày; bao gồm 340 lít cho sinh hoạt, 2.540 lít cho nông nghiệp và 4.520
lít cho công nghiệp. Ở nước ta, tại các đô thị lớn, lượng nước sinh hoạt cấp cho
mỗi người/ngày hiện nay chỉ mới vào khoảng 100 - 150 lít. Mục tiêu của Chính
phủ Việt Nam là cung cấp cho nhân dân nông thôn khoảng 70 lít/người.ngày vào
năm 2010 và 140 lít/người.ngày vào năm 2020. Ở một số vùng đặc biệt khan hiếm
nước vào mùa khô, như vùng Lục Khu thuộc tỉnh Cao Bằng, mục tiêu phấn đấu
2
Website: Email : Tel : 0918.775.368
hiện nay là cung cấp cho mỗi người, mỗi ngày 15 lít nước. Chỉ riêng nguồn nước
ngọt từ mưa tiềm năng đã vượt khá xa yêu cầu về cấp nước.
Ngoài nguồn nước mặt từ mưa, Việt Nam
hiện còn có nguồn nước rất lớn do các con sông
xuyên biên giới đem từ lãnh thổ các nước ngoài
vào như sông Hồng, sông Mã, sông Cả, sông Mê
Công. Lượng nước này ước tính bằng 520 tỷ m
3

,
gấp 1,7 lần lượng nước ngọt hình thành trong
nước. Một số sông xuyên biên giới như sông Kỳ
Cùng ở Lạng Sơn, Bằng Giang ở Cao Bằng, chuyển một lượng nước từ Việt Nam
qua lãnh thổ Trung Quốc. Tuy nhiên lượng này không đáng kể so với tổng lượng
nước hình thành trên lãnh thổ Việt Nam . Các phụ lưu của sông Mê Công, như
Nậm Rốm, Sê Kông, Sê Băng Hiêng, Sê San, Srê Pok chuyển một lượng nước khá
lớn từ lãnh thổ Việt Nam vào các nước láng giềng như Cộng hoà dân chủ nhân dân
Triều Tiên, Lào, Campuchia, nhưng rồi từ các nước này lượng nước đó lại chảy trở
lại vào Đồng bằng sông Cửu Long.
Tổng hợp hai nguồn nước mặt: nguồn hình thành trên lãnh thổ quốc gia và
nguồn từ nước ngoài chảy vào, nói một cách khái quát, Việt Nam có tổng lượng
nước mặt trung bình năm bằng khoảng 830 tỷ m
3
. Trong đó phần hình thành trong
nước là 310 tỷ, chiếm 37%; phần từ nước ngoài vào là 520 tỷ, chiếm 63%.
Tài nguyên nước nói trên tồn tại dưới những dạng thức khác nhau như sông,
hồ, kênh, rạch, đầm phá, vừa lưu giữ, vận chuyển, chuyển hóa nước, vừa tạo nên
tài nguyên đa dạng sinh học và nguồn cảnh sắc thiên nhiên vô cùng phong phú và
đa dạng.
Về sông, nước ta có 2.360 con sông với
chiều dài từ 10km trở lên và 26 phân lưu của
các sông lớn. Trong đó, có 9 sông có lưu vực
lớn hơn 10.000km
2
là sông Hồng, sông Thái
3
Website: Email : Tel : 0918.775.368
Bình, sông Kỳ Cùng - Bằng Giang, sông Mã, sông Cả, sông Thu Bồn, sông Ba,
sông Srê Pok - Sê San, sông Đồng Nai và sông Cửu Long. Theo lưu vực và yêu

cầu quản lý nguồn nước, có thể phân chia các sông Việt Nam thành ba nhóm:
nhóm thượng nguồn ở nước ngoài, hạ nguồn ở Việt Nam như sông Hồng, sông Mã,
sông Cả, sông Đồng Nai; nhóm thượng nguồn ở Việt Nam, hạ nguồn ở ngoài nước
như sông Kỳ Cùng, sông Bằng Giang; nhóm có một số sông nhánh thượng nguồn ở
Việt Nam, trung nguồn ở nước ngoài và hạ nguồn sông chính ở Việt Nam như sông
Mê Công.
Nước ta có nhiều hồ tự nhiên như hồ Ba Bể ở Bắc Kạn, với diện tích khoảng
5km
2
; Hồ Tây ở Hà Nội, 4,5km
2
; Biển Hồ ở Gia Lai, 8km
2
; hồ Lắk ở Đắk Lắk,
10km
2
. Về hồ nhân tạo, có 750 hồ lớn và trung bình và hàng nghìn hồ nhỏ. Trong
đó có 7 hồ với dung tích trên 500 triệu m
3
: Hòa Bình, 5.680 triệu m
3
; Trị An, 2.547
triệu m
3
; Thác Bà, 2160 triệu m
3
; Thác Mơ, 1311 triệu m
3
; Dầu Tiếng, 1.111 triệu
m

3
; Yaly, 779 triệu m
3
; Hàm Thuận - Đa Mi, 535 triệu m
3
. Một số đập và hồ lớn
hiện đang được xây dựng và chuẩn bị xây dựng trên sông Đà, sông Gâm, sông Sê
San, sông Đồng Nai.
Nước ta đã xây dựng khoảng 75 hệ thống thủy lợi vừa và lớn với diện tích
tưới tiêu của mỗi hệ thống từ 10.000ha đến 200.000ha, như các hệ thống: Bắc
Hưng Hải, sông Nhuệ, Thác Huống, Bắc Thái Bình, Đồng Cam, Ayun Hạ, Dầu
Tiếng.
Ven biển có nhiều đầm, phá, bàu, trằm. Nổi tiếng là đầm phá Tam Giang -
Cầu Hai (Thừa Thiên - Huế), có diện tích bằng 216km
2
mặt nước; Thị Nại (Bình
Định), 45km
2
; Trường Giang (Quảng Ngãi), 36,9km
2
; Cù Mông (Phú Yên),
30,2km
2
; Nước Ngọt (Bình Định), 26,5km
2
; Thủy Triều (Khánh Hòa), 25,5km
2
; Ô
Loan (Phú Yên), 18,0km
2

; Lăng Cô (Thừa Thiên - Huế), 16,0km
2
; Trà Ổ (Bình
Định), 14,4km
2
; Đầm Nại (Ninh Thuận), 12,0km
2
.
1.2. Tài nguyên nước ngầm:
4
Website: Email : Tel : 0918.775.368
Về nước ngầm, tiềm năng của nước ta cũng tương đối lớn. Tổng trữ lượng
có tiềm năng khai thác được trên cả nước của các tầng trữ nước trên toàn lãnh thổ,
chưa kể phần hải đảo, ước tính gần 2000m
3
/s, tương ứng khoảng 60 tỷ m
3
/năm. Trữ
lượng này thay đổi nhiều theo các vùng: dồi dào nhất ở Đồng bằng sông Hồng,
Đồng bằng sông Cửu Long, Đông Nam Bộ; khá nhiều ở Tây Nguyên và ít hơn tại
các vùng núi Tây Bắc, Đông Bắc và duyên hải Bắc và Nam Trung Bộ.
Trữ lượng ở giai đoạn tìm kiếm và thăm dò sơ bộ mới đạt khoảng 8 tỷ
m
3
/năm, tức khoảng 13% tổng trữ lượng. Theo kết quả điều tra, khảo sát và nghiên
cứu đã có đến năm 1999 thì trữ lượng nước ngầm thuộc loại có thể khai thác ngay
với độ tin cậy cao (cấp A) vào khoảng 736.205m
3
/ngày; thuộc loại có thể khai thác
với độ tin cậy khá (cấp B) vào khoảng 939.625m

3
/ngày; thuộc loại đã được dự báo
là có khả năng khai thác (cấp C1), 2.007.165 và (C2), 10.848.451m
3
/ngày. Tổng
lượng đã khai thác chỉ mới vào khoảng 5% tổng trữ lượng. Trong các năm tới
lượng khai thác có thể lên tới khoảng 12 tỷ m
3
/năm. So sánh với thế giới trữ lượng
nước ngầm của Việt Nam ở vào mức trung bình.
Trữ lượng nước ngầm nhạt đã được đánh giá ở các vùng khác nhau trên
nước ta đến năm 1995
Nguồn: Nguyễn Kim Ngọc, Nguyễn Thượng Hùng, 2003
Việt Nam cũng có tài nguyên nước nóng và nước khoáng phong phú, đa
dạng về loại hình. Tài nguyên này được đánh giá có chất lượng tốt, có khả năng và
một phần đã được sử dụng cho nhiều mục đích khác nhau như: sản xuất nước
khoáng đóng chai; thủy lý trị liệu trong y học, khai thác khí CO
2
; khai thác năng
5
Website: Email : Tel : 0918.775.368
lượng địa nhiệt. Theo số liệu điều tra tới năm 1999, cả nước có khoảng 400 nguồn
nước khoáng và nước nóng đã được khảo sát, trong đó 287 nguồn đã được công
nhận.
Xét theo những số liệu như đã nêu trên có thể nói rằng Việt Nam là một
quốc gia tương đối giàu tài nguyên nước. Theo tài liệu của Viện Tài nguyên thế
giới công bố năm 2002 - 2003, thì hiện nay hàng năm lượng tài nguyên nước ngọt
tái tạo được trên mặt trái đất là 40.594km
3
, trung bình cho mỗi đầu người là

6.538m
3
. Trị số trung bình tương ứng của nước ta là 11.189m
3
, gấp 1,7 lần trung
bình của thế giới. Tuy nhiên với lượng nước này nước ta cũng chỉ thuộc vào loại
tương đối phong phú về tài nguyên nước ngọt trên đầu người. Các nước nhiều
nước như Lào có tới 68.318m
3
/người; Campuchia, 30.561m
3
/người; Mianma
21.358m
3
/người. Các quốc gia ít nước như Trung Quốc chỉ có 2.185m
3
/người, Hàn
Quốc, 1.471m
3
/người. Nhiều nước nghèo tài nguyên nước chỉ có khoảng 500m
3
,
thậm chí 50m
3
/người.năm.
Cũng như tại nhiều nơi khác trên thế giới, ở nước ta tài nguyên nước không
chỉ có giá trị về cấp nước cho nhu cầu sinh hoạt, sản xuất, mà còn là nguồn năng
lượng sạch, nguồn vật liệu của rất nhiều ngành công nghiệp, thủ công nghiệp, cơ
sở thiên nhiên của các ngành thủy sản, giao thông, du lịch, giải trí, điều dưỡng, là
nhân tố quan trọng của sự tồn tại và phát triển của các hệ sinh thái, quyết định chất

lượng của cuộc sống vật chất và tinh thần của con người.
2. Những khó khăn và thách thức trong việc bảo vệ nguồn nước:
2.1. 2/3 tổng lượng nước mặt của Việt Nam phụ thuộc vào nước ngoài
63% tổng lượng dòng chảy nước mặt trên lãnh thổ Việt Nam là từ các nước
láng giềng: Trung Quốc, Thái Lan, Mianma, Lào và Campuchia chảy vào. Các
nước này đều đang ở trong tiến trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa, đô thị hóa,
phát triển nông nghiệp, dịch vụ một cách nhanh chóng. Quá trình phát triển này, dù
bằng cách nào cũng sẽ đặt ra cho các nước nói trên yêu cầu tận dụng hợp lý tài
nguyên nước sản sinh trên lãnh thổ của họ. Chế độ thủy văn của các dòng sông
6
Website: Email : Tel : 0918.775.368
xuyên biên giới chảy vào nước ta sẽ thay đổi. Dòng chảy nước sẽ được điều tiết
theo những chiều hướng có khi không phù hợp với yêu cầu kinh tế và sinh thái của
ta. Khối lượng nước cần cho sinh hoạt, canh tác, đẩy mặn, giao thông thủy vào
mùa khô có thể sẽ không còn như trước. Chất lượng nước của một số dòng sông
sau khi đã tiếp nhận xả thải từ nhiều đô thị, khu dân cư, khu nông nghiệp trên các
vùng thượng lưu sẽ không thể còn độ trong sạch như hiện nay.
Lấy sông Mê Công làm thí dụ. Mê Công là một con sông xuyên biên giới
quan trọng ở châu Á có tiềm năng rất lớn về các dạng tài nguyên nước. Từ những
năm cuối thập kỷ 50 của thế kỷ XX đã được các nước trong lưu vực và các tổ chức
quốc tế hết sức quan tâm việc quản lý hợp lý tài nguyên nước cùng các tài nguyên
thiên nhiên liên quan khác và các hoạt động phát triển trên lưu vực. Việc hợp tác
quản lý dòng sông quan trọng này được thực hiện trong khuôn khổ tổ chức hợp tác
quốc tế về phần hạ lưu sông Mê Công, cụ thể là của Ủy ban quốc tế về hạ lưu sông
Mê Công trước từ năm 1957 đến năm 1975, Ủy ban lâm thời hạ lưu sông Mê Công
từ năm 1975 đến năm 1995 và Ủy ban sông Mê Công (Mekong River Commission,
MRC) hiện nay. Qua nhiều đổi thay của lịch sử, thành viên của các Ủy ban này là
Thái Lan, Lào, Campuchia và Việt Nam . Địa phận quản lý của các Ủy ban chỉ là
phần "hạ lưu" sông Mê Công. Trung Quốc và Mianma không phải là thành viên
chính thức của Ủy ban và chỉ tham gia một cách không chính thức vào một số cuộc

họp của Ủy ban. Với đặc điểm như trên, sông Mê Công là một dòng sông liên quốc
gia. Theo thỏa thuận đã có giữa bốn quốc gia thuộc phần hạ lưu lưu vực sông Mê
Công là Thái Lan, Lào, Campuchia và Việt Nam, không nước nào được xây dựng
công trình trên dòng sông chính, việc xây dựng các công trình quan trọng trên các
sông nhánh lớn cũng cần thông báo và tham khảo ý kiến của nhau.
Cho tới nay, ở phần hạ lưu trên dòng sông chính không có công trình nào,
nhưng ở phần thượng lưu thuộc địa phận lãnh thổ Trung Quốc, một loạt công trình
thủy điện, với đập cao, hồ chứa lớn đã được hoàn thành, vận hành phát điện, điều
tiết nước, hoặc đang được xây dựng và chuẩn bị xây dựng. Thủy điện Manwan,
7

×