Tải bản đầy đủ (.pdf) (16 trang)

Báo cáo nghiên cứu nông nghiệp phát triển chiến lược tăng cường khả năng cạnh tranh của các doanh nghiệp vừa và nhỏ nô

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (601.2 KB, 16 trang )

Ministry of Agriculture & Rural Development

Dự án CARD 030/06 VIE
Phát triển chiến lược tăng cường khả năng cạnh tranh của
các doanh nghiệp vừa và nhỏ nông thôn trong chuỗi ngành
hàng thực phẩm: trường hợp thức ăn chăn nuôi
Báo cáo thăm quan học tập tại Thái Lan
9-13 Tháng 6, 2008

1 tháng 12 năm 2008

1


1. Giới thiệu
Chuyến thăm quan học tập đã được tổ chức từ ngày 9-13/6/2008. (Xem kế hoạch làm
việc tại Thái Lan ở phụ lục I). Đoàn đại biểu bao gồm một đại diện của cơ quan lập
chính sách (Cục Chăn nuôi), một đại diện của Viện nghiên cứu (Viện Khoa học Nông
nghiệp miền Nam), đại diện của một doanh nghiệp vừa và nhỏ trong lĩnh vực chế biến
thức ăn gia súc và các thành viên của nhóm nghiên cứu làm việc tại Trung tâm Tư vấn
Chính sách Nông nghiệp (CAP)/Viện Chính sách Chiến lược phát triển nông nghiệp
nông thôn và các chuyên gia của trường đại học Tây Úc (UWA) (tham khảo danh
sách đoàn trong phụ lục II).
Chuyến thăm quan nghiên cứu có mục đích hiểu được:
• Tình hình sản xuất thức ăn chăn nuôi tại Thái Lan
• Sự tham gia của các doanh nghiệp SME trong ngành thức ăn chăn nuôi tại
Thái Lan
• Vai trò của chính sách công trong ngành thức ăn chăn nuôi tại Thái Lan
Chuyến thăm quan học tập do các thành viên nhóm nghiên cứu của CAP tổ chức, với
sự hỗ trợ của các cố vấn kỹ thuật của UWA. Ông Teerasant Sirichayaporn, chủ tịch
điều hành của Công ty Thức ăn chăn nuôi Thái Lan (Thai Feed Mills Public Company


Limited) và ông Pornsil Patchrintanakul, chủ tịch Hiệp hội các nhà máy thức ăn chăn
nuôi Thái Lan đã đón tiếp đoàn. Đoàn thăm quan đã gặp gỡ Cục phát triển chăn nuôi
Thái Lan (DLD), văn phòng chăn nuôi của FAO tại khu vực, Hiệp hội các nhà máy
thức ăn chăn nuôi Thái Lan, gồm cả các nhà máy nhỏ và lớn đồng thời thăm quan một
trang trại chăn nuôi bò sữa. Thông tin chi tiết về các cuộc thăm quan và liên hệ có
trong phụ lục 1.
Các kết quả chính của chuyến thăm quan về 3 lĩnh vực quan tâm chính (nói trên) được
ghi lại trong các phần 2, 3 và 4 sau đây. Một số vấn đề chính sách của Việt Nam mà
Văn phòng chăn nuôi khu vực của FAO tại Băng Cốc nêu ra được thảo luận trong
phần 5, và các bài học chính được ghi lại trong phần 6.

2 Sản xuất thức ăn chăn nuôi tại Thái Lan
2.1 Sản xuất thức ăn chăn nuôi và sử dụng đầu vào
Tại Thái Lan, các công ty lớn, đặc biệt là CP Group chi phối phần lớn ngành chế biến
thức ăn chăn nuôi. Hiệp hội các nhà máy thức ăn chăn nuôi Thái Lan cho biết 56
thành viên trong hiệp hội (một số thành viên có hơn một nhà máy) sản xuất 70% trong
tổng sản lượng thức ăn chăn nuôi của cả nước. Hầu hết thức ăn chăn nuôi được sản
xuất cho tiêu thụ nội địa. Cục phát triển chăn nuôi đã đưa ra danh sách tổng cộng 655
nhà máy chế biến thức ăn chăn nuôi – nhưng con số này bao gồm rất nhiều nhà máy
nhỏ theo quy mô kiểu “nông dân”. Ngoài ra, Công ty Thức ăn chăn nuôi Thái Lan cho
biết cũng có nhiều nhà máy nhỏ không đăng ký hoạt động dưới hình thức đơn thuần là
trộn các sản phẩm thức ăn với nhau (sử dụng thiết bị nghiền và đóng gói) và không
có sự kiểm soát của Cục chăn nuôi.
Số lượng các nhà máy thức ăn chăn nuôi tại Thái Lan tương đối ổn định trong nhiều
năm qua, cho thấy một ngành chế biến thức ăn chăn nuôi trưởng thành. Điều thú vị là,
giá thức ăn chăn nuôi trên thị trường nội địa từ năm 2003 đến nay do chính phủ Thái
2


Lan kiểm soát thông qua Bộ thương mại (cụ thể là Vụ nội thương). Kế hoạch hàng

năm về lượng đầu vào nguyên liệu thức ăn nhập khẩu do Hiệp hội thức ăn chăn nuôi
Thái Lan phê duyệt.
Thái Lan thường tự chủ động trong nguồn nguyên liệu ngô và sắn để sản xuất thức ăn
chăn nuôi, chỉ phải nhập khẩu các sản phẩm giàu protein như bột đậu tương, đậu
tương, một phần bột cá và bột xương. Các doanh nghiệp SME có thể lợi thế ở gần các
nguồn nguyên liệu thô – mua bột gạo, mật đường từ khu vực địa phương (và thậm chí
phần thừa từ sản xuất thức ăn cho vật nuôi trong nhà). Ví dụ, Hợp tác xã chăn nuôi bò
sữa Mualek tìm tất cả nguyên liệu thô ở trong nước (trừ một số bột đậu tương nhập từ
Achentina) – và tìm kiếm các nguồn nguyên liệu chất lượng cao nhưng với giá rẻ nhất
– để giữ cho chi phí sản xuất ở mức thấp có thể. Dưới đây là danh sách một số nguyên
liệu thô của hợp tác xã:
• Cám lúa mỳ – từ Thái Lan
• Nhân cọ – từ miền Nam Thái Lan
• Hạt bông – từ miền Bắc Thái Lan
• Bột đậu tương – trong nước và nhập khẩu
• Sắn – trong nước
• ngô – trong nước – họ ký hợp đồng sản xuất ngô với các trang trại
• bột dừa – từ miền Nam Thái Lan
Thương lái đến tận các cơ sở xay xát để thu mua sản phẩm phụ - tuy nhiên các nhà
máy sử dụng các nguyên liệu đầu vào này không thể cung cấp thức ăn cho các cơ sở
chăn nuôi lợn được cấp chứng chỉ GMP. Các doanh nghiệp SME sử dụng bất kỳ
nguyên liệu nào họ tìm được – họ không thể cạnh tranh để có được các nguyên liệu
thô thông thường. Các SME phải xem xét “sẽ làm gì với doanh nghiệp nhỏ của
mình?” Họ có thể là “nhà sản xuất thích hợp” sử dụng “nguyên liệu thô có thế mạnh”.
Họ cần nhìn vào thị trường và cung cấp một dịch vụ nào đó cho nông dân.
2.2 Chuỗi cung
Tình trạng sát nhập theo chiều dọc giữa các công ty lớn là rất cao – từ hợp đồng nông
sản các nguyên liệu thô như ngô cho tới sản xuất thức ăn chăn nuôi và chế biến thực
phẩm.
Số lượng các nhà máy thức ăn chăn nuôi tại Thái Lan tương đối ổn định – không có

nhiều công ty mới tham gia vào thị trường, và nhiều công ty cạnh tranh kém đã phải
ra khỏi ngành. Chúng tôi đã tới thăm 2 doanh nghiệp SME là công ty chế biến thức ăn
chăn nuôi Thái Lan và hợp tác xã chăn nuôi bò sữa Mualek.
Đối với công ty chế biến thức ăn chăn nuôi Thái Lan, thị phần của công ty hiện rất
thấp, ước tính từ 2-3%, nhưng công ty có kế hoạch trở thành nhà sản xuất thức ăn cho
bò lớn nhất cả nước. Thức ăn cho bò là lĩnh vực mà theo FAO cho biết tập đoàn CP
chưa chiếm ưu thế, và do đó thường được các nhà máy nhỏ chú trọng tới. Công ty chế
biến thức ăn chăn nuôi Thái Lan bán ra thị trường cho các đại lý và trực tiếp tới các
trang trại quy mô lớn và trung bình với lượng tối thiểu là khoảng 20 tấn/tháng cho
một khách mua. Công ty cung cấp thức ăn dưới dạng bột không đóng gói cho một số
trang trại.

3


Hợp tác xã chăn nuôi bò sữa bán sản phẩm cho các xã viên, các hợp tác xã chăn nuôi
bò sữa khác trong ngành, nhiều trang trại lớn do quân đội sở hữu, một trang trại của
chính phủ và một trang trại tư nhân. Hợp tác xã đang tìm kiếm mở rộng thị trường tới
các đại lý ở Chiềng Mai. Mỗi tháng, hợp tác xã cung cấp khoảng 900 tấn thức ăn chăn
nuôi cho xã viên và 800 tấn còn lại cung cấp cho hệ thống các trang trại.
2.3 Kiểm soát chất lượng
Hầu hết 56 thành viên của Hiệp Hội doanh nghiệp sản xuất thức ăn chăn nuôi Thái
Lan (TFMA) đều có ít nhất tiêu chuẩn GMP (Tiêu chuẩn quản lý tốt sản xuất) được
công nhận. Doanh nghiệp nhỏ nhất của Hiệp hội có công xuất từ 5000– 6000
tấn/tháng (tương đương với doanh nghiệp có quy mô lớn và trung bình ở Việt Nam).
Việc kiểm soát chất lượng thức ăn chăn nuôi được đặt dưới sự kiểm soát của DLD –
TFMA không tham gia. Thường xuyên có những phản hồi từ thị trường về chất lượng
thức ăn cao hay thấp – các doanh nghiệp nhỏ cạnh tranh bằng giá.
2.3.1. Đăng ký các sản phẩm thức ăn chăn nuôi và kiểm soát chất lượng
DLD (Phòng tiêu chuẩn và chứng nhận chăn nuôi) chỉ đưa ra cụ thể 4 chỉ tiêu cho mỗi

loại thức ăn chăn nuôi: pro-tê-in, độ ẩm, chất béo và hàm lượng chất xơ. Đây là những
yêu cầu tối thiểu cho việc đăng ký công thức chế biến thức ăn chăn nuôi thương mại –
và tất cả các sản phẩm phải được đăng ký bởi DLD và các chỉ tiêu cụ thể (ghi ngoài
nhãn). Phí đăng ký là 1000 Baht/một sản phẩm.
DLD có trách nhiệm kiểm tra các sản phẩm này và có một quy trình cụ thể cho việc
kiểm tra. Các mẫu kiểm tra được lấy ngẫu nhiên từ các nhà máy ít nhất 3 lần/năm.
Mỗi mẫu này được chia ra thành ba phần: một phần cho phòng thí nghiệm của DLD,
một phần cho DLD (trong trường hợp có tranh cãi) và một phần do doanh nghiệp giữ.
Chi phí của cuộc kiểm tra được chi bởi DLD: hàng năm có khoảng 4000 mẫu với chi
phí 2000 Baht/mẫu – tổng ngân sách là 8 triệu Baht/năm. Cuộc kiểm tra được tiến
hành trong thư viện của DLD. Cuộc kiểm tra được tiến hành theo một quy trình cụ thể
(Nhóm A và nhóm B – có thể tham khảo tại ghi chép của DLD) và mỗi mẫu đảm bảo
các yêu cầu sẽ được cấp đăng ký. Có thể có 4 yếu tố dinh dưỡng được kiểm tra (khác
với Việt Nam có 15 yêu cầu của việc đăng ký – trong đó DLD Việt Nam không kiểm
tra về công suất). Các quy định khác liên quan đến an toàn thực phẩm do các công ty
chịu trách nhiệm.
DLD không chịu trách nhiệm thực hiện các hình thức xử phạt. Nếu như sản phẩm
không vượt qua cuộc kiểm tra, công ty và cảnh sát phải thông báo cho các cơ quan
chức năng và vấn đề này có thể phải đưa ra Tòa án. Một hình phạt tài chính hoặc ngồi
tù có thể được đưa ra – nhưng thường là phạt tài chính. Giá trị phạt cao nhất lên đến
50000 Baht.
Các doanh nghiệp được yêu cầu giữ bản ghi chép chính thức về quá trình kiểm tra và
các bản ghi chép này được thông qua bởi nhân viên DLD. Đây là một cách tiếp cận
trong việc kiểm soát chất lượng thức ăn có sự kết hợp với việc thực hiện GMP và
HACCP .
2.3.2 Khuyến khích hệ thống GMP và HACCP

4



DLD đang khuyến khích các doanh nghiệp áp dụng hệ thống GMP và HACCP – đầu
tiên các doanh nghiệp lấy chứng nhận GMP và sau đó có thể tiếp tục với hệ thống
HACCP. DLD cung cấp các khóa tập huấn – miễn phí đối với các doanh nghiệp – tập
huấn 1 tuần được tổ chức 5 lần/năm.
Trong năm 2007, 86 doanh nghiệp được công nhận GMP và 44 doanh nghiệp được
công nhận HACCP ( trong tổng số 655 doanh nghiệp). Theo TFMA, hầu hết tất cả 56
thành viên ít nhất có chứng chỉ GMP.
2.3.3.Sản phẩm xuất khẩu chỉ từ các “nông trường tiêu chuẩn”
Chỉ 35 doanh nghiệp cung cấp thức ăn chăn nuôi cho các “nông trường tiêu chuẩn”
nơi có chứng nhận về quy trình sản xuất thịt để xuất khẩu. EU đã thông qua tiêu
chuẩn về an toàn thông qua việc kiểm tra hệ thống sản xuất bao gồm cả truy nguyên
nguồn gốc. Bằng cách này, Chính phủ Thái Lan (thông qua DLD) giữ được sự kiểm
soát chất lượng chặt chẽ đối với các sản phẩm xuất khẩu. An toàn thực phẩm là điều
kiện đầu tiên (có thể tham khảo trong ghi chép của DLD với nguyên tắc chung của an
toàn thực phẩm là mua nguyên liệu thông qua các nông trường và các lò giết mổ đã
được kiểm tra).
2.4 Kiểm soát giá
Giá thức ăn chăn nuôi trong nước được kiểm soát bởi Chính phủ Thái Lan từ năm
2003 thông qua Bộ Thương mại (Vụ nội vụ và thương mại trong nước). Cơ quan này
đưa ra mức giá tối đa mà các doanh nghiệp có thể áp dụng (tùy thuộc vào chi phí sản
xuất của từng doanh nghiệp …)
FAO coi việc kiểm soát giá thức ăn chăn nuôi của Chính phủ Thái Lan là một điều
“bất thường”, điều này có thể gây ra những tác động bất thường đối với nông dân –
những người thường xuyên phản đối lại việc tăng giá thức ăn chăn nuôi. Thức ăn chăn
nuôi được đưa vào danh sách các yếu tố “nhạy cảm”. Chính phủ Thái Lan cần phải
cân bằng giữa lợi ích của các doanh nghiệp và lợi ích của nông dân.
Theo Hiệp hội các doanh nghiệp sản xuất thức ăn Thái Lan, giá thức ăn không thay
đổi nhiều từ năm 2003, tuy nhiên hiện tại họ phải kết hợp với các yêu cầu của Chính
phủ về việc tăng giá (do giá nguyên liệu tăng), điều này hiện nay đang được cân nhắc.
Hiệp hội các doanh nghiệp sản xuất thức ăn Thái Lan cho biết việc tăng giá của mỗi

doanh nghiệp được coi là tương xứng với các doanh nghiệp – mặc dù họ đóng vai trò
quan trọng trong quy trình ứng dụng.
2.5 Vai trò của Hiệp hội thức ăn chăn nuôi Thái Lan
Hiệp hội thức ăn chăn nuôi Thái Lan (TFMA) có 56 thành viên. Các thành viên phải
trả phí thành viên 20,000 Baht/năm, không phụ thuộc vào công suất thiết kế của nhà
máy. Các thành viên của hiệp hội chiếm 70% tổng sản lượng thức ăn chăn nuôi của
Thái Lan. Hiệp hội thức ăn chăn nuôi tự coi mình là một “tổ chức dịch vụ” - hỗ trợ
các thành viên về mặt thông tin và đào tạo. Các thành viên của hiệp hội “trao đổi
thông tin và chia sẻ khó khăn”. Hiệp hội cũng cho rằng họ là đầu mối cung cấp thông

5


tin cho Chính phủ: “chúng tôi có tất cả thông tin cần thiết” – và hành động như một
nhóm vận động hành lang cho các công ty sản xuất thức ăn chăn nuôi lớn, theo cách
nói của Hiệp hội là “đề xuất chính sách”.
Hiệp hội bao gồm ba tổ công tác: tổ mua nguyên liệu đầu vào, tổ xúc tiến thương mại
và tổ quản lý chất lượng. Hiệp hội chịu ảnh hưởng lớn của các tập đoàn lớn, đặc biệt
là CP - cả Chủ tịch và Thư ký của Hiệp hội đều là nhân viên của CP. FAO Châu Á
Thái bình dương cũng ám chỉ tới điều này.
Hiệp hội thức ăn chăn nuôi Thái Lan đang điều phối một bản đề xuất xin tăng giá thức
ăn chăn nuôi lên Bộ Thương Mại Thái Lan, mặc dù theo Hiệp hội này, giá sẽ không
đồng nhất giữa các công ty (mỗi công ty phải có đề xuất về giá riêng cho công ty
mình).
Hiệp hội cũng đóng một vai trò quan trọng trong việc đề xuất với chính phủ về lượng
khô dầu đậu tương có thể nhập khẩu thông qua “quota” (với thuế suất nhập khẩu 4%).
Quota chính thức rất nhỏ, và thuế suất nhập khẩu ngoài quota là rất cao (119%). Vì
thế, các doanh nghiệp cần thông báo cho Hiệp hội thức ăn chăn nuôi (từ tháng Sáu
năm trước) về khối lượng khô dầu đậu tương cần nhập khẩu trong năm tới, và Hiệp
hội sẽ tính toán tổng số khô dầu đậu tưong cần đề xuất. Sau khi đề xuất được “xem

xét”, Hiệp hội sẽ thông báo cho các nhà máy thức ăn chăn nuôi về khối lượng được
nhập khẩu.

3. Sự tham gia của SMEs trong ngành thức ăn chăn nuôi Thái Lan
SMEs ở Thái Lan tập trung trong ngành thức ăn chăn nuôi cho đại gia súc vì họ không
thể cạnh tranh được với CP và Betragro trong các lĩnh vực thức ăn chăn nuôi khác.
Một số SMEs trong lĩnh vực chăn nuôi (ví dụ trang trại lợn với 2000 đầu nái) sẽ có cơ
sở trộn thức ăn của riêng họ. SMEs cần hướng tới phục vụ thị trường địa phương - sản
xuất một lượng sản phẩm vừa đủ cho tiêu dùng nội địa. Một số thông tin và nhận định
sau đây thu được từ chuyến thăm hai SMEs tại Thái Lan.
Công ty Thức ăn chăn nuôi Thái Lan (Thai Feed Mill Company) có công suất là
200,000 tấn/năm (18,000 tấn/tháng), sản xuất rất nhiều loại thức ăn chăn nuôi và có
110 lao động. Nhà máy có chứng nhận GMP. Công ty còn có 2 nhà máy khác và một
cơ sở chế biến thịt gà. Theo tiêu chuẩn Việt Nam thì nhà máy này có thể được coi là
diện lớn (hơn là trung bình theo tiêu chuẩn Thái Lan).
Hợp tác xã bò sữa Mualek (Mualek Dairy Cooperative) được thành lập từ năm 1972
và có khoảng 800 thành viên (khoảng 20,000 đầu con gia súc bao gồm 8-9,000 bò
sữa). HTX cung cấp nhiều dịch vụ khác nhau bao gồm: marketing sản phẩm sữa, sản
xuất thức ăn chăn nuôi, nhiên liệu, thú y và dịch vụ thụ tinh nhân tạo, xét nghiệm thai
sản, tín dụng (theo sản lượng sữa bán ra), cung cấp rơm trong mùa khô. HTX được sự
hỗ trợ của Cục chăn nuôi - Bộ Nông nghiệp (DLD) cũng như các giáo sư tại trường
Đại học (ví dụ như các giáo sư chăn nuôi của trường Đại học xây dựng công thức pha
trộn cho HTX). Nhà máy thức ăn chăn nuôi của HTX được thành lập từ năm 2002 –
dưới sự tài trợ của Ngân Hàng Phát triển Châu Á thông qua Bộ Nông nghiệp Thái Lan
- với chi phí kiến thiết ban đầu là 40 triệu Baht. Nhà máy này sản xuất cả thức ăn
dạng viên và dạng bột, tỷ lệ khoảng 50-50. Sản phẩm được “bảo đảm” bởi Bộ Nông
nghiệp (chất lượng sản phẩm). Công suất của nhà máy là 10 tấn/giờ và tổng sản lượng
6



khoảng 1700 tấn/tháng. Công suất này theo tiêu chuẩn Việt Nam có thể coi là cỡ trung
bình-nhỏ. Sản phẩm được “làm theo đơn đặt hàng” và thường không lưu kho quá 1
tuần.
3.1 Các thách thức đối với SMEs
Khi được hỏi về các thách thức đối với nhà máy thức ăn chăn nuôi, giám đốc điều
hành của Nhà máy thức ăn chăn nuôi Thái Lan (Thai Feed Mill Company) trả lời:
“duy trì lượng hàng bán ra – chúng tôi buộc phải bán được trên mức hoà vốn”. Cách
tiếp cận thị trường tích cực này hoàn toàn khác so với cách tiếp cận truyền thống của
các doanh nghiệp Việt Nam khi đuợc hỏi về thách thức đối với doanh nghiệp.
3.2 Lợi thế của việc có các SMEs hoạt động trong ngành:
Theo công ty Thức ăn chăn nuôi Thái Lan, họ có lợi thế nhờ việc quy mô nhỏ, do vậy
họ có thể mua được nguyên liệu đầu vào với khối lượng nhỏ từ nguồn rẻ tiền hơn ở
trong nước. Chi phí cho nguyên liệu thô chiếm khoảng 80% tổng chi phí sản xuất của
doanh nghiệp. Thông thường nhà máy giữ tồn kho nguyên liệu trong khoảng 1 tháng,
nhưng hiện tại, theo họ việc này rất khó (do giá nguyên liệu đang lên rất cao). Chiến
lược của họ là mua nguyên liệu từ các trung gian trong nước. Họ đã đào tạo cho các
trung gian – “họ phải cung cấp nguyên liệu theo đúng yêu cầu chất lượng của chúng
tôi”.
3.3 Vấn đề chất lượng thức ăn chăn nuôi sản xuất bởi SMEs
Công ty thức ăn chăn nuôi Thái Lan cũng rất “nghiêm túc” với vấn đề chất lượng và
có một phòng thí nghiệm tương đối tốt với thiết bị phân tích NIR. Nhân viên Cục phát
triển chăn nuôi Thái Lan nhận xét rằng “một số thiết bị đã hơi cũ”. Công ty tỏ ra có
làm việc khá chặt chẽ với Cục phát triển chăn nuôi Thái Lan.
3.4 Chiến lược được sử dụng bởi SMEs để cạnh tranh với các doanh nghiệp lớn
trong ngành
Như đã đề cập, Công ty thức ăn chăn nuôi Thái Lan đã coi “bán hàng và dịch vụ bán
hàng” là thế mạnh của công ty. Họ dự tính “cải thiện hoạt động chăn nuôi ở trang trại
thông qua việc giảm giá thành sản xuất”, cho dù giá sản phẩm thức ăn chăn nuôi của
công ty không hề thấp. Công ty này cho rằng tỷ lệ quy đổi thức ăn chăn nuôi thành
thịt (FCR) của công ty họ cao hơn của các đối thủ cạnh tranh. Chiến lược bán hàng

của công ty là định hướng vào Miền Bắc và miền Đông Bắc, trong khi các công ty
khác chủ yếu tập trung vào miền Nam. Công ty quảng cáo sản phẩm trên các báo về
chăn nuôi. Định hướng vào bán hàng trực tiếp cho các trang trại cũng là một chiến
lược được hướng tới.
Hợp tác xã chăn nuôi bò sữa Mualek thì hướng tới việc điều hành tốt HTX và cung
cấp nhiều dịch vụ khác nhau cho các thành viên. HTX thể hiện sự tự tin về sản phẩm
của họ (vì đã được thử nghiệm trên trang trại của các lãnh đạo hợp tác xã). Và họ
đang xây dựng chiến lược cho việc mua nguyên liệu đầu vào. Tiêu chuẩn vệ sinh của
kho chứa hàng trong HTX không cao, và phòng thí nghiệm chỉ có các dụng cụ cơ bản.
HTX không dự trữ nhiều nguyên liệu đầu vào mà mua vào liên tục.

7


4. Vai trò của khu vực công trong ngành thức ăn chăn nuôi Thái Lan
4.1 Chính sách hỗ trợ của chính phủ Thái Lan đối với doanh nghiệp sản xuất
thức ăn chăn nuôi
Có một số chính sách hỗ trợ trực tiếp cho các doanh nghiệp sản xuất thức ăn chăn
nuôi, nhưng không hoàn toàn là dành riêng cho các doanh nghiệp nhỏ. Cục phát triển
chăn nuôi Thái Lan hỗ trợ về mặt đào tạo và tư vấn để hướng tới áp dụng tiêu chuẩn
GMP và HACCP. Các khoá đào tạo này được cung cấp miễn phí. Cục phát triển chăn
nuôi Thái Lan làm nhiệm vụ thanh tra các nhà máy thức ăn chăn nuôi để cung cấp
chứng nhận GMP. Tất cả các thí nghiệm kiểm tra chất lượng thức ăn chăn nuôi đều
được thực hiện tại các phòng thí nghiệm của Cục phát triển chăn nuôi – hoàn toàn
miễn phí đối với các nhà máy.
Tín dụng được hỗ trợ thông qua một số kênh. Ngân hàng nông nghiệp và công nghiệp
(The Bank for Agriculture and Industry) có thể cung cấp tín dụng cho SMEs (với mức
lãi suất ưu đãi thấp hơn 2% so với tỷ lệ thông thường) và “ngày hội lãi suất”. Ngân
hàng cho doanh nghiệp vừa và nhỏ sẽ cung cấp tín dụng cho các SME có “kế hoạch
kinh doanh” phù hợp với tiêu chuẩn “một địa phương một sản phẩm” (HTX chăn nuôi

bò sữa Mualek có khẩu hiệu này tại nhà máy thức ăn chăn nuôi). Chính phủ không
cung cấp kho dự trữ nguyên liệu nào. Nhân viên của Cục phát triển chăn nuôi Thái
Lan nghĩ rằng “khu vực tư nhân chắc hẳn phải làm tốt hơn”.
Chính phủ Thái Lan quản lý giá cả thức ăn chăn nuôi. Chính phủ không áp dụng thuế
“vượt quota” (119%) cho khô dầu đậu tương trong nhiều năm qua, cho dù việc vượt
quota vẫn diễn ra thường xuyên. Việc xin miễn thuế nhập khẩu được Hiệp hội thức ăn
chăn nuôi thực hiện hàng năm. Thuế VAT cho nguyên liệu đầu vào không được áp
dụng ở mức 0% - vì đây được coi là một “ngành kinh doanh đặc biệt” (kinh doanh
nông nghiệp).
Hiệp hội thức ăn chăn nuôi của Thái Lan cũng nhận được sự hỗ trợ từ phía Bộ
Thương Mại Thái Lan – ví dụ: có thể thuê một tư vấn để hỗ trợ các SMEs nâng cấp
nhà máy (hỗ trợ kỹ thuật), và kiểm tra “kích cỡ” của sản phẩm thức ăn.
Thêm vào đó, chính phủ Thái Lan đền bù 75% tổng giá trị thị trường cho sản phẩm
chăn nuôi phải tiêu huỷ do dịch bệnh.

5. Các vấn đề về chính sách cho Việt Nam được văn phòng FAO
Châu Á Thái Bình Dương đưa ra
Văn phòng FAO cho rằng các SMEs hiện tại ở Việt Nam đang rơi vào tình trạng hết
sức khó khăn, với việc mất giá của tiền đồng, lãi suất tín dụng cao và tỷ lệ lạm phát
cao. Thuế và lãi suất ưu đãi cần được cung cấp để cứu các doanh nghiệp này. Đầu tư
nội địa sẽ trở nên khó khăn hơn vì tín dụng sẽ bị thắt chặt để kiểm soát lạm phát.
Tập đoàn CP dự kiến tiếp tục mở rộng sản xuất tại Việt Nam. Đầu tư nước ngoài sẽ
thuận lợi hơn do sự giảm giá của tiền đồng. CP hiện có 4 nhà máy ở Việt nam và hiện
có kế hoạch đầu tư thêm 30 triệu đô la Mỹ cho việc nâng cấp tổng công suất lên
600,000 tấn/năm - kể từ năm 2009.

8


Văn phòng FAO Châu Á Thái Bình Dương cho rằng có cơ hội cho ngành chăn nuôi

Việt Nam. Đàn vịt của Việt Nam rất lớn, nhưng dịch cúm gia cầm đang là một mối đe
doạ. Tuy nhiên, đầu tư cho nuôi vịt rất thuận lợi vì yêu cầu vốn đầu tư thấp. Việt Nam
hiện đang phải mua trâu bò từ Lào và Campuchia, lý do là gì? Các SMEs Việt Nam
cần tìm cách thay thế nhập khẩu.
Với việc tăng giá năng lượng hoá thạch, có khả năng việc dùng sức kéo động vật sẽ
được sử dụng lại. Do vậy, có cơ hội mới cho chăn nuôi trâu bò và thức ăn chăn nuôi
cho trâu bò.
Cần có chính sách cụ thể cho vấn đề năng lượng sinh học. Chính phủ Thái Lan đang
lập quy hoạch cụ thể cho khu vực trồng cây lương thực và cây nguyên liệu cho chế
biến năng lượng sinh học. Chính phủ Việt Nam cũng cần có được quy hoạch này.

6. Bài học kinh nghiệm và khả năng áp dụng cho Việt Nam
6.1 Bài học kinh nghiệm cho các nhà hoạch định chính sách
Cục phát triển chăn nuôi Thái Lan có chính sách riêng cho việc kiểm soát chất lượng
thức ăn chăn nuôi cung cấp cho các trang trại chăn nuôi phục vụ xuất khẩu. Các công
ty sản xuất thức ăn chăn nuôi để cung cấp cho các trang trại chăn nuôi thịt xuất khẩu
sẽ bị kiểm soát chất lượng rất chặt chẽ. Tuy nhiên, cho cả các công ty phục vụ chăn
nuôi xuất khẩu hay phục vụ chăn nuôi để cung ứng cho thị trường trong nước thì Cục
phát triển chăn nuôi Thái Lan đều chịu trách nhiệm thực hiện các thí nghiệm kiểm tra
chất lượng của thức ăn chăn nuôi trong hệ thống phòng thí nghiệm của Cục phát triển
chăn nuôi, và tất cả các thí nghiệm này đều miễn phí. Yêu cầu các doanh nghiệp phải
giữ các ghi chép về kết quả kiểm tra chất lượng là một phương pháp quan trọng để
quản lý chất lượng cũng như để giúp doanh nghiệp làm quen với các yêu cầu của
GMP và HACCP. Các khoá đào tạo miễn phí về GMP và HACCP có thể hữu ích
trong việc khuyến khích các nhà máy thức ăn chăn nuôi áp dụng chứng chỉ GMP và
HACCP. Hiện tại, chính sách tương tự không được áp dụng ở Việt Nam do thiếu
nguồn lực về tài chính và con người. Hiện tại, cục chăn nuôi Việt Nam không tự thực
hiện các cuộc kiểm tra chất lượng mà chỉ khuyến khích các đơn vị khác cung ứng dịch
vụ này.
Chính phủ Thái Lan coi các nhà máy thức ăn chăn nuôi thuộc lĩnh vực kinh doanh

nông nghiệp, do vậy được hưởng mức thuế VAT là 0%. Chính phủ Trung Quốc cũng
có chính sách tương tự. Đây hẳn là một chính sách đúng đắn khuyến khích sản xuất và
hạ giá thành của sản phẩm thức ăn chăn nuôi.
Thêm vào đó, chính phủ Thái Lan kiểm soát giá thức ăn chăn nuôi, đây cũng là một
chính sách hay mà Việt Nam có thể tham khảo.
6.2 Bài học cho các DNVVN
Thái độ đối với các thách thức và các cú sốc từ môi trường kinh doanh: Phương pháp
tiếp cận marketing của các SMEs Thái Lan dường như tích cực hơn Việt Nam. Thay
vì chờ đợi sự hỗ trợ của chính phủ hay nơi nào khác, các doanh nghiệp Thái Lan tập
trung vào việc làm thế nào để có thể bán trên mức hoà vốn.

9


Nguyên liệu pha trộn thức ăn: Cố gắng để mua nguyên liệu địa phương càng nhiều
càng tốt, tìm kiếm nguồn nguyên liệu với giá rẻ nhất và chất lượng tốt nhất có thể.
Đây cũng là một vấn đề đáng lưu tâm cho các doanh nghiệp Việt nam vì Việt Nam có
khả năng tự sản xuất các nguyên liệu sản xuất thức ăn chăn nuôi.
Tìm kiếm thị trường ngách: SMEs luôn có khả năng tìm kiếm “thị trường ngách”, làm
một nhà sản xuất “hàng độc”, sử dụng các “nguyên liệu đầu vào đặc biệt”: nói theo
cách khác, luôn có thị trường cho thức ăn chăn nuôi chất lượng cao và chất lượng
thấp. SMEs có thể cạnh tranh bằng giá và dịch vụ sau bán hàng cho người chăn nuôi.
Mô hình hợp tác xã: Mô hình Hợp tác xã Mualek là một ví dụ tốt cho ngành thức ăn
chăn nuôi Việt Nam học tập. Hợp tác xã đa dịch vụ có thể là một mô hình tốt có khả
năng hoạt động tại Việt Nam.
6.3 Vai trò tiềm năng của Hiệp hội thức ăn chăn nuôi Việt Nam
Các kinh nghiệm từ Hiệp hội thức ăn chăn nuôi Thái Lan có thể là bài học để Hiệp hội
thức ăn chăn nuôi Việt nam học tập để có thể có một vai trò chính trị mạnh mẽ hơn.
Tuy nhiên, cần có sự thay đổi trong cấu trúc của Hiệp hội thức ăn chăn nuôi Việt Nam
để hiệp hội này có thể được hỗ trợ cả về mặt tài chính và tổ chức. Chính phủ Việt

Nam có chính sách khuyến khích sự tham gia tích cực của khu vực tư nhân, một vai
trò tích cực hơn của Hiệp hội thức ăn chăn nuôi Việt Nam do vậy có thể được mong
đợi trong tương lai.

10


Phụ lục I: Lịch làm việc tại Thái Lan
Ngày
Thứ hai (09 Tháng 6)
Thứ ba (10 Tháng 6)

Thời gian
Bay đi Bangkok
9:00 – 11:00

Địa điểm làm việc

Người liên lạc/ tiếp đón

Địa chỉ

Phòng Tiêu chuẩn và
Chứng nhận chăn nuôi Cục phát triển chăn nuôi
Thái Lan

Mrs. Kanungknit 089-132-1818, 02 -653
-4444 ext 3127

(cả ngày)


Nhà máy thức ăn chăn
nuôi Thái Lan

Thứ năm (12 Tháng 6)

(cả ngày)

Hợp tác xã Bò sữa
Muaklek

Thứ sáu (13 Tháng 6)

9:00 -11:00

Văn phòng FAO Châu Á
Thái Bình Dương

Mr.Teerasant Sirichayaporn
Chủ tịch thường trực
Thai Feed Mills Public Company
Limited
e-mail -
Mobile : 081-567-8101
Giáo sư Somkiat
Prasanpanich, Khoa nghiên cứu chăn
nuôi
Vishnu
06681-6442329


Bureau of Livestock Standards and
Certification
Department of Livestock
Development
Phaya Thai Rd., Bangkok 10400,
Thailand
Thai Feed Mills (Saraburi) Co.,Ltd.
35,Moo 8, Phatthanapong Road,
Tambon Tontal, Amphoe Saohai,
Saraburi Province 18160, Thailand.
Tel : 036-222-260-4 Fax : 036-222104

Thứ tư (11 Tháng 6)

14:00 – 16:00

Hiệp hội Thức ăn chăn
nuôi Thái Lan

Thứ bảy (14 Tháng 6)

Ông Pornsil Patchrintanakul, Chủ tịch
Hiệp hội thức ăn chăn nuôi Thái Lan:
Ms. Sukanya Chaichuen
313 Silom Road, Bangrak,
Bangkok 10500 Thailand
Tel 66 (0) 2 6382213, 6258203
Fax 66 (0) 2 6310850

Tỉnh Saraburi

Đường 39 Phra Atit
Bangkok 10200
Thailand
889 Room No. 170 17Th Floor Thai
Cc Tower Building South Sathorn
Yannawa Sathorn Bangkok 10120
10120 Sathorn

Bay về Hà Nội

11


Phụ lục II: Danh sách chuyên gia
1. Bà Sally Marsh_Trường Đại học Tây Úc
2. Bà Nguyễn Lệ Hoa và bà Phạm Tuyết Mai_Trung tâm Tư vấn chính sách Nông nghiệp
3. Bà Bùi Thị Oanh _Trưởng phòng Thức ăn chăn nuôi, Cục chăn nuôi - Bộ Nông nghiệp và
Phát triển Nông thôn Việt Nam
4. Ông Lã Văn Kính, Phó giám đốc, Viện Khoa học Nông nghiệp Miền Nam
5. Ông Phạm Thanh Hà, Phó Giám đốc, Công ty Thức ăn chăn nuôi Phú Gia

12


Phụ lục III: Thông tin nền cho chuyến đi
Có một số hạn chế tồn tại trong ngành công nghiệp thức ăn chăn nuôi của Thái Lan. Theo báo
cáo của FAO (2004), hàng năm trên thế giới có khoảng 1000 triệu tấn thức ăn chăn nuôi được
sản xuất ra, trong đó 600 triệu tấn là thức ăn hỗn hợp (nguồn: FAO 2004). Trong năm 2004,
trên 80% lượng thức ăn chăn nuôi được sản xuất từ 3800 nhà máy, và 60% trong tổng số thức
ăn chăn nuôi trên thế giới được sản xuất từ 10 quốc gia.

Trong suốt thập kỷ 60 và 70, phần lớn dân số Thái Lan tham gia vào các hoạt động nông
nghiệp, và giá trị ngành nông nghiệp chiếm trên 36% trong tổng GDP. Vào cuối thập kỷ 90,
tỷ trọng ngành nông nghiệp ở Thái Lan đã giảm, chỉ còn trên 10% trong tổng GDP, nhưng
50% lực lượng lao động vẫn tham gia vào ngành nông nghiệp. Tuy phải đối mặt với sự thiếu
hụt đất nông nghiệp nhưng Thái Lan đã chuyển từ mở rộng sang hệ thống thâm canh cùng với
tăng cường đầu tư, hỗ trợ về cơ sở hạ tầng và các dịch vụ trong nông nghiệp. Cùng với sự đầu
tư của khu vực tư nhân tập trung vào phát triển các nông trường và sử dụng các đầu vào có
hiệu quả cao.
Để gia tăng giá trị ngành nông nghiệp, sản xuất có lãi, giảm rủi ro và không chắc chắn trong
sản xuất nông nghiệp thì công nghiệp trong nông nghiệp phải được phát triển. Đầu tiên là
cung cấp cho thị trường nội địa, sau đó bắt đầu hướng ra thị trường thế giới. Do nhấn mạnh
tăng trưởng quá mức mà không quan tâm đến cân bằng đã lấn chiếm đất nông nghiệp và ảnh
hưởng trực tiếp đến lợi ích quốc gia và cũng chuyển hướng các kế hoạch vĩ mô từ sản xuất
quy mô lớn sang quy mô nhỏ hơn.
Trong năm 2000, Chương trình Nâng cao chất lượng ngành nông nghiệp và năng lực quản lý
được tài trợ bởi Chương trình cho vay Nông nghiệp của Ngân Hàng Phát triển Châu Á nhằm
phát triển ngành công nghiệp trong nông nghiệp được tiến hành. Ví dụ như: xây dựng nhà
máy gạo, các nhà máy sấy cao su và xây dựng các nhà máy chế biến thức ăn chăn nuôi. 8
vùng thị trường trung tâm của các hợp tác xã, hai trong số 4 vùng được thiết kế để hoạt động
như vùng đại lý cho tất cả 770 hợp tác xã thuộc các huyện nằm rải rác trong cả nước. Sự tăng
trưởng của sản xuất công nghiệp trong nông nghiệp và xuất khẩu với các doanh nghiệp tư
nhân vừa và nhỏ cũng cung cấp cho các hộ gia đình nông thôn có cơ hội tham gia với vai trò
là các nhà sản xuất theo hợp đồng.
Thái Lan có một số điểm tương đồng với Việt Nam trong sản xuất thức ăn chăn nuôi và sản
lượng vật nuôi, nhưng một số yếu tố liên quan đến ngành chăn nuôi của Thái Lan chưa được
hiểu rõ. Để tìm hiểu làm thế nào mà các doanh nghiệp nhỏ tồn tại song song và thu lợi nhuận
cùng với sự có mặt của các công ty lớn như CP.
Ngành chăn nuôi của Thái Lan



Nằm giữa các nước Đông Á khác (như Việt Nam, Malaysia và Philippines) Thái Lan có
ngành chăn nuôi phát triển nhanh, đặc biệt là lợn và gia cầm.



Thái Lan trở thành một trong những quốc gia đứng đầu về xuất khẩu trên thế giới. Vào
năm 2003, trước khi dịch Cúm gia cầm xẩy ra, Thái Lan đứng thứ 5 trên thế giới năm sau
Mỹ, Brazil, Pháp và Hà Lan.

13




Cũng như ở Việt Nam, dịch cúm gia cầm đã hạn chế lượng xuất khẩu và chuyển hướng
sang thị trường nội địa – gây áp lực làm giảm giá nội địa.



Mặc dù Việt Nam có chi phí lao động thấp hơn Thái Lan, nhưng giá sản xuất thịt lợn ở
Thái Lan chỉ bằng 75% giá sản xuất của Việt Nam. Lý do giải thích là do Việt Nam phải
nhập khẩu phần lớn thức ăn chăn nuôi, và gây ra sự khác biệt lớn này.

Ngành sản xuất thức ăn chăn nuôi của Thái Lan


Tập đoàn Charoen Phokphand (gọi tắt là CP) bắt đầu ở Thái Lan trên 70 năm qua, với
khởi đầu là một của hàng nhỏ bán hạt giống. CP bắt đầu kinh doanh ở Việt Nam bằng
cách nhấn mạnh chất lượng thức ăn chăn nuôi và sự cần thiết phải hướng dẫn người chăn
nuôi về lợi ích của thức ăn chăn nuôi chất lượng cao.




CP là một nhà sản xuất quy mô lớn về thịt gia cầm và thức ăn chăn nuôi, chi phối toàn bộ
thị trường Thái Lan. Hơn thế, công ty còn mở rộng hoạt động ra rất nhiều các sản phẩm
nông nghiệp khác trên phạm vi hơn 20 quốc gia bao gồm cả Myanma, Campuchia và Việt
Nam. Công ty tham gia vào các ngành chăn nuôi như: cá, gà và lợn giống, trang thiết bị
và thuốc cho chăn nuôi, gà công nghiệp, các chương trình khuyến khích nuôi gà và xuất
nhập khẩu thức ăn chăn nuôi. Sản xuất thức ăn chăn nuôi là một hoạt động chủ yếu của
CP với hơn 100 nhà máy ở Trung Quốc, khoảng 20 nhà máy ở Thái Lan và một số lượng
lớn các nhà máy ở các nước thuộc tiểu vùng Sông Mê Kông.



Ngoài CP, có rất nhiều các công ty chế biến thức ăn vừa và nhỏ nổi lên trong đó có cả các
công ty sản xuất thức ăn chăn nuôi. Các công ty có quy mô lớn và trung bình đóng góp
lớn vào phát triển khu vực nông thôn như: tạo công ăn việc làm cho lao động nông thôn
và cam kết với nông dân bằng những hợp đồng nông sản.



Những quốc gia như Việt Nam và Thái Lan, nơi có rất nhiều nông dân bị tách biệt, khó
tiếp cận với các phương tiện giao thông, không gian phù hợp cho các ngành công nghiệp
trong nông nghiệp sẽ khác biệt với các quốc gia nơi mà sản xuất chăn nuôi gần với các
thành phố lớn hoặc cảng biển – cơ sở hạ tầng rất quan trọng.



Các nhà máy thức ăn chăn nuôi lớn hon có thể có hiệu quả hơn và sản phẩm có chất
lượng tốt hơn nhưng có thể không cạnh tranh được tại một số vùng tách biệt của Việt

Nam và Thái Lan.

Các vấn đề cần quan về ngành thức ăn chăn nuôi Thái Lan


Sự phụ thuộc vào khô dầu đậu tương và khô dầu cá đang tăng lên, cùng với nó là mối
quan tâm về việc giảm giá các đầu vào nhập khẩu.



Tham nhũng là một vấn đề chung của vùng Đông Á. Năm 2005, chỉ số về tham nhũng và
minh bạch ở Việt Nam được xếp hạng là 2.6 với chỉ số từ 1 đến 10 với 10 tương ứng là
tiêu chuẩn liêm chính nhất. Hầu hết các quốc gia khác trong vùng đều nhận được những
chỉ số cao như: Malaysia (5.1), Hàn Quốc (5.0), Thái Lan (3.8), Lào (3.3), và Trugn Quốc
(3.2). Chỉ có Philippines (2.5) và Indonesia (2.2) là tham nhũng hơn. Tuy nhiên, theo kết

14


quả điều tra về môi trường đầu tư (ICS), tham nhũng ở Việt Nam ít khốc liệt hơn so với
các quốc gia khác trong khu vực, như Malaysia.


Giá các đầu vào cho sản xuất thức ăn chăn nuôi tăng

Các doanh nghiệp vừa và nhỏ (SMEs) ở Thái Lan


Định nghĩa: SMEs là các doanh nghiệp có vốn đăng ký từ 100 triệu Baht và lao động ít
hơn 200 người.




Nhìn chung: Các doanh nghiệp nhỏ ở Thái Lan có ít hơn 50 lao động và các doanh nghiệp
có quy mô vừa có từ 50 – 200 lao động.



Các ngành công nghiệp vừa và nhỏ (SMIs) được khuyến khích phát triển và được hình
thành từ các tập đoàn chính trong ngành công nghiệp với những hợp đồng được sắp đặt
giữa các hãng lắp ráp và các SMIs trở nên phổ biến trên thị trường. Các quỹ hợp tác kinh
tế thế giới (OECF) hoặc các ngân hàng hợp tác thế giới của Nhật Bản (JBIC) cũng mở
rộng các khoản tín dụng cho các công ty vừa và nhỏ.



Thái Lan, Malaysia và Indonesia áp dụng theo mô hình SME của Nhật Bản với sự thay
đổi sao cho phù hợp với văn hóa và môi trường xã hội của mỗi quốc gia. Trong trường
hợp của Thái Lan, các công ty quy mô lớn cho phép phát triển các cơ sở phụ thuộc, nơi có
thể mở các nhà máy giống nhau bên ngoài công ty và cho phép độc lập về tuyển dụng
nhân sự, cơ cấu lương và các điều kiện dịch vụ.



Mô hình Nhật Bản: Thay vì tập trung vào các hạn chế của SMEs có nguyên nhân bởi quy
mô, các chính sách hiện đại bây giờ được xây dựng thành các thế mạnh của SMEs như: sự
năng động, linh hoạt trong sản xuất quy mô nhỏ, sự đa dạng trong sản phẩm đáp ứng nhu
cầu của thị trường trong điều kiện môi trường kinh tế hiện tại. Trong trường hợp không
mong muốn vượt ra ngoài sự kiểm soát SMEs, chính phủ tiến hành các biện pháp cứu trợ
khẩn cấp như hình thành mạng lưới an toàn nhằm ổn định các điều kiện kinh doanh.




Vai trò của SMEs trong việc tạo việc làm khác nhau giữa các quốc gia nhưng rất quan
trọng ở các quốc gia Đông Á như: Trung Quốc, Thái Lan và Việt Nam.

Mối liên hệ trực tiếp giữa Thái Lan và Việt Nam


Năm 2006, Việt Nam dẫn đầu về nhập khẩu ngô của Thái Lan với số lượng 125,000 tấn
trong tổng số 306,000 tấn.

Giá ngũ cốc tăng – thực trạng và triển vọng


Giá lúa mì, ngô, gạo và dầu cọ đang đạt tới đỉnh điểm tại thời điểm này. Trong khi, giá
ngô đã chững lại, giá lúa mì và dầu cọ (cả hai mặt hàng đều quan trọng làm lương thực
cho các quốc gia có thu nhập thấp) vẫn đang tiếp tục tăng.



Trong khi hầu hết các quốc gia đang phát triển, bao gồm cả Thái Lan, đang cố gắng thực
hiện những chính sách làm giảm giá (như: cấm xuất khẩu, đánh thuế xuất khẩu, giảm thuế
nhập khẩu) và bảo vệ các nhóm khách hàng dễ bị tác động do tăng giá (như: các phương
tiện thanh toán, trợ cấp cho khu đô thị nghèo). Hiện tại, Thái Lan đã thông báo dành dự

15


trữ (thông qua phân phối hạn ngạch) và bán các túi 5kg gạo với giá thấp cho các khách

hàng dễ bị tổn thương. Tất cả những sự can thiệp này, không may đã tác động làm giá gạo
tăng cao hơn.


Giá thịt (trừ gia cầm) dường như không thể hiện tác động của giá thức ăn cao hơn. Tuy
nhiên, giá gia cầm gần như tăng gấp đôi do tác động của dịch cúm gia cầm (tiêu dùng
thay đổi hẳn phản ứng lại sự bùng phát dịch vào giữa năm 2006). Nếu chúng ta xem xét
giá gia cầm, tác động của dịch cúm gia cầm trên thế giới làm cho giá gia cầm trượt xuống
dốc không phanh. Mỹ cắt giảm giá trị xuất khẩu gà gần 1000 $/tấn trong khi giá tại Brazil
là 1700 $ (được hỗ trợ do cắt giảm giá trị từ EU trong bối cảnh WTO bao gồm cả cắt
giảm thuế). Điều này mang lại hy vọng giá thịt sẽ bắt đầu tăng vào năm 2008 (trừ thịt lợn
tại các nước xuất khẩu, nơi mà trong năm 2007 đã thặng dư và đang xây dựng dự trữ).

16



×