GIẢI PHÁP HỮU ÍCH
RÈN KỸ NĂNG SỬ DỤNG DẤU CÂU THÍCH HP
TRONG PHÂN MÔN TẬP LÀM VĂN CHO HỌC SINH LỚP 4
A/ĐẶT VẤN ĐỀ :
Như chúng ta đã biết, mục tiêu của môn Tiếng việt ở cấp Tiểu học nhằm : Hình
thành và phát triển ở học sinh các kỹ năng sử dụng Tiếng Việt ( đọc, viết, nghe, nói) để
học tập và giao tiếp trong các môi trường hoạt động của lứa tuổi.Thông qua việc dạy và
học Tiếng Việt, góp phần rèn luyện các thao tác của tư duy. Cung cấp cho học sinh
những kiến thức sơ giản về Tiếng việt và những hiểu biết sơ giản về xã hội, tự nhiên và
con người, về văn hoá, văn học Việt Nam và nước ngoài. Qua đó, bồi dưỡng cho học
sinh tình yêu Tiếng Việt và hình thành thói quen giữ gìn sự trong sáng, giàu đẹp của
Tiếng Việt, góp phần hình thành nhân cách con người Việt Nam xã hội chủ nghóa.
Một trong những nội dung quan trọng của việc rèn luyện kỹ năng sử dụng Tiếng
Việt ở bậc Tiểu học là giúp học sinh biết dùng dấu câu một cách phù hợp trong các bài
viết, đặc biệt trong bài Tập làm văn. Dùng dấu câu đúng, phù hợp với nội dung, một
mặt giúp các em thể hiện ý sáng sủa rõ ràng; mặt khác giúp người đọc theo dõi được nội
dung bài văn, câu văn một cách dễ dàng, chính xác. Nhận thức được tầm quan trọng của
dấu câu trong việc thể hiện nội dung của bài viết, nên tôi đặc biệt chú ý đến việc rèn
kỹ năng sử dụng dấu câu cho học sinh. Để thực hiện tốt việc rèn kỹ năng sử dụng dấu
câu cho học sinh có hiệu quả, đòi hỏi giáo viên phải có giải pháp hợp lí. Đó cũng là lí do
tôi chọn giải pháp này.
II/THỰC TRẠNG :
Năm học 2007-2008, tôi được Ban giám hiệu phân công trực tiếp giảng dạy lớp
4B, qua nghiên cứu chương trình, qua thực tế giảng dạy ở nhiều đối tượng học sinh, qua
dự giờ đồng nghiệp cũng như qua sự trao đổi trong sinh hoạt tổ chuyên môn, tôi nhận
thấy rằng việc sử dụng dấu câu trong bài Tập làm văn của học sinh trường tôi nói chung
và học sinh lớp 4B do tôi trực tiếp giảng dạy nói riêng còn có nhiều bất cập. Hiện nay,
trong nhiều bài viết, các em tỏ ra còn lúng túng trong việc sử dụng dấu câu. Bên cạnh
một số bài viết dày đặc những dòng chữ không dùng một dấu câu nào, lại có những bài
viết dùng dấu câu bất chấp đúng sai, mà các em không cần chú ý dấu câu đó có phù hợp
hay không phù hợp với nội dung diễn đạt. Bởi việc dùng tuỳ tiện, dùng sai dấu câu mà
nội dung bài viết của các em trở nên khó hiểu và hoàn toàn sai nghóa .
Hiện tượng học sinh dùng dấu câu tuỳ tiện và sai tràn lan là do nhiều nguyên nhân,
chủ yếu là do nguyên nhân học sinh có nhiều lỗ hổng kiến thức về ngữ pháp như chưa
nắm vững kiến thức về câu, dấu câu, một số em do đọc còn yếu nên dẫn đến dùng dấu
câu sai. Mặt khác, giáo viên chưa chú trọng rèn kỹ năng sử dụng dấu câu một cách kỹ
càng và có tính hệ thống. Trong quá trình dạy - học từ những lớp dưới, giáo viên chủ
yếu
1
quan tâm đến nội dung bài viết, chú ý đến bố cục bài văn hoặc cách dùng từ mà chưa
chú ý phát hiện lỗi sai về sử dụng dấu câu trong bài Tập làm văn của học sinh. Trong
quá trình chấm bài, nếu có phát hiện ra lỗi dùng dấu câu trong bài làm của các em chưa
hợp lý thì giáo viên nhận xét qua loa mà chưa dám mạnh dạn dừng bài dạy để giúp học
sinh ôn luyện, nắm chắc lại kiến thức liên quan còn hổng, vì lo ngại thời gian để dạy
kiến thức mới. Từ đó, học sinh cứ tiếp tục sai phạm bài này sang bài khác, năm này
qua năm khác. Trước thực trạng và nguyên nhân trên tôi mạnh dạn xây dựng và thực
hiện giải pháp: “Rèn kỹ năng sử dụng dấu câu thích hợp trong phân môn Tập làm
văn” để nghiên cứu và áp dụng vào việc giảng dạy cho học sinh lớp 4.
III/GIẢI PHÁP CỤ THỂ:
1/Rèn kỹ năng sử dụng dấu câu thông qua dạy –học các phân môn khác trong môn
Tiếng Việt:
Bài tập làm văn của học sinh là sản phẩm của sự vận dụng tổng hợp các kiến
thức và kỹ năng tiếp nhận được trong quá trình học tập nói chung và trong môn Tiếng
Việt nói riêng. Lâu nay dù dạy tách các phân môn Tập đọc, Chính tả, Luyện từ và câu,
Kể chuyện, Tập làm văn nhưng trong quá trình dạy – học giáo viên cần chú trọng kết
hợp một cách có hệ thống thì mới có hiệu quả.
Việc dạy đọc và dạy viết có một vò trí đặc biệt quan trọng . Học sinh nhờ vào đọc
mà bước đầu làm chủ ngôn ngữ dạng viết. Vì vậy, trong quá trình dạy Tập đọc nếu
giáo viên rèn cho học sinh khi đọc một tác phẩm văn học không những đọc đúng câu, từ
chính xác mà còn phải đọc đúng giọng, đúng nhòp, ngắt giọng phù hợp khi gặp dấu câu.
Đồng thời chú ý rèn học sinh đọc diễn cảm một bài văn, bài thơ là giúp học sinh xúc
động với những gì đẹp đẽ được tác giả diễn tả qua bài văn bài thơ ấy, giúp học sinh
phát triển về cảm thụ văn học. Bởi lẽ, nếu các em đọc đúng và biết đọc diễn cảm tức là
các em đã biết dùng lời nói kết hợp với chữ viết. Trong quá trình luyện đọc ( đọc thầm ,
đọc thành tiếng, luyện đọc theo nhóm ,…) giáo viên cần chú ý rèn cho học sinh thói
quen phát hiện ra câu hội thoại, câu cảm, câu hỏi, câu cầu khiến, câu kể,… để giúp
cho học sinh có sử dụng đúng dấu câu khi thể hiện dưới dạng văn bản viết.
Chẳng hạn :Khi dạy bài Tập đọc “Một người chính trực ” (Sách Tiếng Việt 4
tập1 )
Trước khi đọc phân vai giáo viên có thể tổ chức cho học sinh thi đua tập phát
hiện ra đoạn văn hội thoại trong bài Tập đọc, phát hiện ra các câu hỏi có trong đoạn
văn hội thoại và cách đọc đoạn văn hội thoại đó. Bằng hệ thống câu hỏi đơn giản . Giáo
viên có thể khéo léo dẫn dắt học sinh tìm ra được đoạn văn hội thoại trong bài văn:
Một hôm, Đỗ Thái Hậu và vua tới thăm ông:
-Nếu chẳng may ông mất thì ai là người sẽ thay ông?
Tô Hiến Thành không do dự, đáp :
-Có gián nghò đại phu Trần Trung Tá.
Thái Hậu ngạc nhiên nói:
-Vũ Tán Đường hết lòng vì ông, sao ông không tiến cử?
Tô Hiến Thành tâu:
2
-Nếu Thái hậu hỏi người hầu hạ giỏi thì thần xin cử Vũ Tán Đường,
còn hỏi người tài ba giúp nước, thần xin cử Trần Trung Tá.
Sau khi học sinh phát hiện ra được đoạn văn hội thoại hoặc câu hỏi, giáo viên nên
có một câu hỏi phụ để kiểm tra lại kiến thức ngữ pháp của học sinh như :
-Vì sao em nhận biết đó là đoạn văn hội thoại?
Hoặc:
-Dựa vào dấu hiệu nào em nhận biết đó là câu hỏi?
Việc làm này nhằm hai mục đích :thứ nhất học sinh được rèn kỹ năng đọc đúng ,
đọc diễn cảm, thứ hai học sinh được rèn kỹ năng phân biệt câu nhờ vào dấu hiệu chữ
viết đó là dấu câu. Qua đó, giúp cho học sinh rất nhiều trong việc sử dụng dấu câu khi
làm bài Tập làm văn.
Với phân môn Luyện từ và câu tôi lại chú ý đêùn việc rèn kỹ năng sử dụng dấu
câu theo một các khác .Vì phân môn Luyện từ và câu có nhiệm vụ rèn cho học sinh
dùng từ đúng, nói viết thành câu. Bởi vậy cần khai thác thế mạnh của phương pháp
luyện tập theo mẫu, phương pháp phân tích ngôn ngữ, phương pháp thực hành giao tiếp,
…
Chẳng hạn: Khi dạy bài “Câu hỏi và dấu chấm hỏi ” (Sách Tiếng Việt 4 tập
1). Giáo viên có thể vận dụng phương pháp thực hành giao tiếp .
Ví dụ :
Khi tổ chức cho học sinh làm bài tập số 2 chọn khoảng 3 câu trong bài Văn hay
chữ tốt . Đặt câu hỏi để trao đổi với bạn về các nội dung liên quan đến từng câu.
Để làm được bài tập này giáo viên có thể tổ chức cho học sinh dưới hình thức
đóng vai. Các lời thoại hoặc lời dẫn chuyện phải làm sao thể hiện đúng mục đích nói
của câu. Sau khi được nghe giọng nói, ngữ điệu nói , các em sẽ xác đònh được loại dấu
câu mà các em đã sử dụng. Như vậy, khi vận dụng phương pháp thực hành giao tiếp vào
dạy học dấu câu , chúng ta tận dụng vốn hiểu biết về ngôn ngữ nói của học sinh vào dạy
học để trẻ cảm thấy nhẹ nhàng hơn trong việc tiếp nhận kiến thức và rèn luyện kỹ năng
học tập mới.
Ngoài ra, giáo viên cần rèn kỹ năng sử dụng dấu câu cho học sinh thông qua hệ
thống bài tập trong phần củng cố của mỗi tiết học khi dạy bài dấu câu như :điền dấu
câu, sắp xếp câu thành đoạn, sử dấu câu dùng sai,…
Chẳng hạn:Khi dạy bài Dấu hai chấm (Sách Tiếng Việt 4 tập 1 – Tuần 2)
Ở phần củng cố , tôi tổ chức trò chơi “ Ai nhanh hơn” qua bài tập:
Hãy chép lại câu sau và đặt dấu hai chấm vào vò trí thích hợp trong câu .
Vừa về tới nhà , Hương đã gọi rối rít
- Mẹ ơi, hôm nay con đạt điểm mười môn Toán mẹ ạ!
Với bài tập này học sinh sẽ đặt dấu hai chấm như sau:
Vừa về tới nhà , Hương đã gọi rối rít :
- Mẹ ơi, hôm nay con đạt điểm mười môn Toán mẹ ạ!
Sau khi học sinh điền xong dấu câu , giáo viên hỏi thêm học sinh :
- Vì sao em lại đặt dấu hai chấm vào vò trí đó?( học sinh phải nhận biết đựơc dấu
hai chấm ở trong trường hợp này để tách biệt lời đối thoại trực tiếp của nhân vật)
Với phân môn Chính tả, cũng đóng góp cho việc rèn kỹ năng sử dụng dấu câu
3
của học sinh một cách hiệu quả. Khi dạy chính tả giáo viên có thể kết hợp rèn kỹ năng
dùng dấu câu cho học sinh thông qua việc hưỡng dẫn cách trình bày bài viết, qua đọc
mẫu, qua đọc kiểm tra lại bài ,…Vì vậy, khi đọc bài giáo viên cần chú ý giọng đọc phù
hợp với câu hỏi, câu cảm,…cũng như cách ngắt nghỉ khi gặp dấu phẩy, dấu chấm.
Với phân môn Kể chuyện, ngoài việc hỗ trợ cho thể loại văn Kể chuyện trong
phân môn Tập làm văn. Để nhằm mục đích rèn kỹ năng sử dụng đúng dấu câu cho học
sinh giáo viên cần tổ chức cho các em được kể chuyện nhiều trong nhóm, trong tổ, kể
chuyện trước lớp. Khi kể thể hiện giọng nói, ngữ điệu, nét mặt cử chỉ phù hợp với ngôn
ngữ trong câu chuyện thông qua hệ thống dấu câu được sử dụng trong câu chuyện.
Chẳng hạn : Khi dạy tiết “Kể chuyện đã nghe, đã đọc”(Sách Tiếng Việt 4 tập 1- Tuần
5)
Đề bài :Kể một câu chuyện mà em đã được nghe, được đọc về tính trung thực .
Khi tổ chức cho học sinh kể chuyện “Ba lưỡi rìu ” theo hình thức phân vai,
ngoài việc cho các em tìm hiểu nội dung câu chuyện, tôi đã khéo léo dẫn dắt học sinh
nhận xét giọng kể của bạn đã phù hợp với từng loại câu như câu kể, câu hỏi trong đoạn
văn hội thoại. Sau khi học sinh kể xong, tôi yêu cầu bạn trong nhóm tìm ra loại câu ( câu
kể, câu hỏi, câu cảm,…)có trong câu chuyện mà bạn mình vừa kể. Nếu học sinh nắm
chắc kiến thức về câu, về dấu câu thì các em mới có thể kể đúng, phù hợp giọng điệu và
biết nhận xét được bạn mình kể, biết tìm ra những loại câu theo yêu cầu của giáo viên
thông qua giọng kể của bạn.
Khi tổ chức kể chuyện dưới hình thức như vậy, ngoài việc học thuộc câu
chuyện, bước đầu các em đã chú ý đến dấu câu được thể hiện trong câu chuyện và các
em đã được rèn kỹ năng sử dụng dấu câu một cách rất tự nhiên, nhẹ nhàng.
Ví dụ:
Sau khi học sinh A kể xong đoạn một của câu chuyện:
Có một chàng tiều phu đốn củi bên bờ sông, thình lình cái lưỡi rìu long ra khỏi
cánvà rơi tòm xuống nước.Anh buồn quá ngồi khóc.Một cụ già râu tóc bạc phơ hiện lên
hỏi:
-Làm sao mà anh than khóc khổ sở thế ?
Anh tiều phu kể cho cụ già nghe về việc mình đánh mất lưỡi rìu không đốn đựơc
cây để nuôi sống gia đình. Cụ già hứa sẽ giúp người tiều phu.
Giáo viên khéo léo gợi cho học sinh :
Bạn đã nhấn giọng ở câu nào? Vì sao? Để từ đó học sinh phải suy nghó để tìm ra câu
-Làm sao mà anh than khóc khổ sở thế ? là câu hỏi . Giáo viên hỏi thêm :
-Vì sao em nhận biết câu này là câu hỏi ?(Học sinh có thể trả lời nhờ vào giọng
kể của bạn, em nhận ra đây là câu hỏi ). Giáo viên hỏi tiếp :
- Thế khi gặp câu hỏi ta kể hoặc đọc với giọng như thế nào? Còn khi viết gặp
câu hỏi ta viết như thế nào?
Những vấn đề này, tưởng chừng như đơn giản, nhưng lại giúp ích rất nhiều trong
việc rèn kỹ năng sử dụng dấu câu cho học sinh trong khi nói và viết.
Như vậy, việc rèn kỹ năng sử dụng dấu câu không chỉ riêng ở phân môn Tập
làm văn mà chúng ta cần rèn cho học sinh ở trong tất cả các phân mônTập đọc, Kể
chuyện, Chính tả và Luyện từ và câu. Không chỉ rèn khi viết mà cả khi đọc, khi nói, khi
4
kể chuyện. Tuy nhiên, sự kết hợp cần diễn ra một cách tự nhiên, đúng lúc, đúng chỗ
chứ không nên máy móc sẽ đem lại hiệu quả cao hơn.
2/ Hệ thống lại toàn bộ dấu câu mà các em đã học:
Bắt đầu từ lớp Hai, lớp Ba các em đã được làm quen với dấu chấm, dấu phẩy,
Lên lớp bốn các em đã học hết các dấu câu trong Tiếng Việt ở bậc Tiểu học. Điều
đó, đồng nghóa với việc học sinh lớp Bốn phải biết sử dụng dấu câu chính xác trong
khi nói và viết.
Một việc làm không thể thiếu để rèn cách dùng dấu câu cho học sinh đó là bước
hệ thống hoá dấu câu trong Tiếng việt. Đây là một bước hết sức quan trọng và rất cần
thiết. Bởi, nếu các em nắm chắc kiến thức về dấu câu thì chắc chắn rằng các em sẽ
dùng dấu câu đúng trong khi nói cũng như khi viết.
DẤU CÂU TIẾNG VIỆT
Dấu thường dùng
ở cuối câu
Dấu
chấm
.
Dấu
chấm
hỏi
?
Dấu
chấm
cảm
!
Dấu thường dùng ở
giữa câu
Dấu
phẩy
,
Dấu
chấm
phẩy
;
Dấu
hai
chấm
:
Dấu thường dùng ở
nhiều vò trí khác nhau
Dấu
ngoặc
đơn
()
Dấu
ngoặc
Kép
“”
Dấu
gạch
ngang
-
Dấu
chấm
lửng
…
Để rèn luyện có hiệu quả, giáo viên chú ý hệ thống dấu câu được sử dụng trong
Tiếng việt theo ba nhóm cơ bản :
Nhóm thứ nhất :Dấu thường dùng ở cuối câu
+Dấu chấm: Dấu chấm thường được đặt ở cuối câu kể
-Giới thiệu sự vật, sự việc, hiện tượng hoặc con người;
VD:Lan là một người bạn hàng xóm tốt bụng.
-Miêu tả sự vật, sự việc,hiện tượng hoặc con người ;
VD:Sầu riêng thơm mùi thơm của mít chín quyện với hương bưởi, béo cái béo của
trứng gà, ngọt cái vò ngọt của mật ong già hạn.
-Nhận xét sự vật, sự việc, hiện tượng hoặc con người.
VD: Trong lớp, Hồng là một cây toán xuất sắc.
5
+ Dấu chấm hỏi :
-Đặt cuối câu hỏi bày tỏ những điều chưa biết, chưa rõ muốn được trả lời .
VD:Hải ơi, bạn làm bài xong chưa?
-Đặt cuối câu hỏi dùng với mục đích nhấn mạnh hoặc khẳng đònh.
VD:Bài toán này khó lắm phải không Hương?
-Đặt cuối câu kể ( không có từ dùng để hỏi, chẳng hạn như ai, gì, nào, không,
phải không,….)nhưng dùng với mục đích hỏi.
VD:Lúc bấy giờ bạn Thu nói gì mình cũng chẳng rõ nữa.
+ Dấu chấm cảm : Đặt cuối câu cầu khiến hoặc câu cảm:
- Bộc lộ thái độ cảm xúc
VD:Ôâi chao ! Chú chuồn chuồn nước mới đẹp làm sao!
- Biểu thò lời hô, lời gọi
VD:Thuỷ ơi! Cậu làm bài xong chưa , Thuỷ?
-Nêu ý đề nghò, yêu cầu, khuyên bảo
VD:Dế choắt , hãy giương mắt ra xem tao trêu con mụ Cốc đây này!
*Nhóm thứ hai: Dấu thường dùng ở giữa câu
+Dấu phẩy :Đặt ở giữa câu kể để:
- Ngăn cách các thành phần cấu tạo ngữ pháp đẳng lập
VD: Đà Lạt , Sa Pa là những đòa điểm du lòch hấp dẫn.
-Tách phần trạng ngữ với nòng cốt câu
VD: Ngày mai, học sinh trường em đi cắm trại.
-Tách biệt phần chú thích
VD:Đan –tê, một nhà thơ lớn của nước I- ta-li-a, là người rất ham đọc sách
-Tách biệt phần chuyển tiếp
VD:Cứ thế, ngày tháng trôi qua Thanh lớn lên trong tình yêu thương của bà ngoại.
-Tách biệt phần hô ngữ
VD:Thưa cô, để cháu xách hộ cô giỏ đồ.
+Dấu chấm phẩy :Được đặt giữa câu kể để:
-Phân cách các bộ phân ngữ pháp đẳng lập khi trong câu đã có một bộ phận nào
đó dùng dấu phẩy.
VD:Mươi mười lăm năm nữa thôi,các em sẽ thấy cũng dưới ánh trăng này, dòng
thác nước đô ûxuống làm chạy máy phát điện; ở giữa biển rộng, cờ đỏ sao vàng phấp phới
bay trên những con tàu lớn.( Thép Mới)
- Phân cách từng vế câu trong sự liệt kê nối tiếp nhau, hoặc khi vế sau có tác
dụng bổ sung cho vế trước, tạo sự cân xứng về cấu tạo và ý nghóa.
VD:Con đường dốc dần lên; ánh sáng đã hửng mờ mờ;rồi ánh sáng loé lên .(Xuân
Khánh)
+ Dấu hai chấm : Dấu hai chấm đựơc đặt ở giữa câu để báo hiệu bộ phận đứng sau
-Là lời đối thoại trực tiếp của nhân vật ( thường đựơc dùng phối hợp với dấu
gạch ngang)
VD:Chò Cốc liền quát lớn:
-Mày nói gì?
6
-Lời trích dẫn từ bài nói, bài viết của người khác ( thường đựơc dùng phối hợp với dấu
ngoặc kép)
VD: Chủ Tòch Hồ Chí Minh nói : “Tôi chỉ có một ham muốn , ham muốn tột bậc, là
làm sao cho nước ta hoàn toàn độc lập, dân ta được hoàn toàn tự do, đồng bào ai cũng có
cơm ăn , áo mặc, ai cũng được học hành.” Nguyện vọng đó chi phối mọi ý nghó và hành
động trong suốt cuộc đời của Người.
( Theo Trường Chinh)
- Là lời giải thích cho bộ phận đứng trước
VD:Vườn ông em trồng nhiều loại cây:xoài, mít, ổi, cam, chanh.
*Nhóm thứ ba: Dấu có thể dùng ở nhiều vò trí khác nhau
+ Dấu ngoặc đơn:Là loại dấu kép (vì có mở và đóng ngoặc đơn) dùng để tách biệt bộ
phận chú thích( đặt trong ngoặc đơn) với bộ phận được chú thích.Vò trí dấu ngoặc đơn
đặt ở trong câu là phụ thuộc vào vò trí bộ phận chú thích.
VD: Đà Lạt ( tỉnh Lâm đồng) là một thành phố nổi tiếng về các loài hoa.
Tây Bắc là một vùng rộng lớn (chiếm ¼ diện tích miền Bắc ) rất giàu vàđẹp
của nước ta, một hòn ngọc ngày mai của Tổ Quốc.(Phạm Văn Đồng)
+ Dấu ngoặc kép:là loại dấu kép (vì có mở và đóng ngoặckép) .Dấu ngoặc kép có thể
đặt ở nhiều vò trí khác nhau trong câu và dùng để tách biệt:
-Lời nói trực tiếp của nhân vật ( thường có dấu hai chấm đứng trước)
VD:Trước khi đi làm mẹ dặn:”Con ở nhà nhớ học bài chăm chỉ nhé!”
- Một số từ ngữ mượn lại của người khác được đưa vào trong bài viết ( lúc này
không cần đặt dấu hai chấm đứng trước)
VD: “Tiếng suối trong như tiếng hát xa”,câu thơ vang dài bất tận.
- Những từ dùng với ý nghóa đặc biệt.
VD:Cả bầy ong cùng nhau xây tổ. Con nào cũng hết sức tiết kiệm “ vôi
vữa”.
+ Dấu gạch ngang có thể đặt ở vò trí khác nhau trong câu để :
-Tách biệt lời đối thoại trực tiếp của nhân vật. Lúc này, dấu gạch ngang đứng đầu
câu và thường có dấu hai chấm đứng trước.
VD:
Cô giáo hỏi cả lớp:
- Các em đã làm bài tập chưa?
Cả lớp đồng thanh đáp :
- Thưa cô, rồi ạ!
-Tách biệt phần chú thích. Lúc này, dấu gạch ngang thường đứng xen vào giữa câu
VD:Đà Lạt-một nơi nghỉ mát nổi tiếng của nước ta-là một vườn hoa muôn màu, muôn
sắc.
-Tách biệt từng nội dung liệt kê trong mỗi quan hệ với nhau. Lúc này, dấu gạch
ngang đứng đầu dòng , trước nội dung cần liệt kê.
VD:Hãy viết đúng các tên riêng dưới đây:
-Lâm Đồng
-Hà Nội
7
-Cần Thơ
+ Dấu chấm lửng có thể dặt ở nhiều vò trí khác nhau trong câu để :
-Thay cho những lời không tiện nói ra, hoặc không tiện trích dẫn.
VD: -Ngọc là ai thế cô?
-Ngọc làø…
- Thôi tôi biết rồi . Ngọc là chồng cô phải không?
( Nguyễn Huy Tưởng)
-Biểu thò sự im lặng, sự kéo dài hay nghẹn ngào, xúc động không nói thành lời.
VD:Mẹ ơi, con đau…đau…đau quá!
Má xung phong rồi nghen…Tiến lên má…á…á…á.
Việc hệ thống hoá dấu câu giúp học sinh nắm chắc một cách có hệ thống kiến
thức dấu câu, từ đó các em vận dùng đúng, tiến tới dùng haydấu câu trong bài viết của
mình.
3/ Rèn kỹ năng sử dụng dấu câu trong bài Tập làm văn
Công đoạn cuối cùng của việc rèn kỹ năng sử dụng dấu câu trong bài viết của
các em đó là rèn thói quen viết câu đúng, biết kiểm tra lại bài viết của mình dù chỉ là
một câu hay viết một đoạn hoặc cả bài. Tổ chức cho học sinh tham gia vào các hoạt
đôïng rèn kỹ năng bằng nhiều hình thức :Tự kiểm tra, trao đổi nhóm, tập nói trong
nhóm , tập viết câu - đoạn - bài qua sử dụng vở nháp; tổ chức các trò chơi về Tập làm
văn như :sắp xếp câu và điền dấu câu ; xếp đoạn thành bài, nhận diện câu qua dấu
câu, đặt câu kể, câu hỏi…Viết đoạn văn ngắn có sử dụng câu hỏi, câu kể, câu cảm, câu
cầu khiến…
Khi dạy Tập làm văn giáo viên cần phối hợp nhiều phương pháp như :phương
pháp chương trình hoá ( sắp xếp nội dung học tập theo một hệ thống kèm những chỉ
dẫn cần thiết để vạch ra cho học sinh con đường và khả năng tự lực nắm nội dung,
kiến thức ) phương pháp thực hành giao tiếp, phương pháp học theo nhóm và cá nhân
tự học,…
Nếu như trong sản xuất, bao giờ cũng có bước ( khâu, công đoạn) kiểm tra sản
phẩm. Thì có thể coi bài viết của các em là một loại sản phẩm cần được kiểm tra sau
khi hoàn thành. Khi cho học sinh kiểm tra, giáo viên cần đưa ra các tiêu chí cụ thể để
học sinh dựa vào đó để dễ dàng kiểm tra. Nếu giáo viên chỉ hô lý thuyết suông : “Các
em hãy kiểm tra lại bài trước khi nộp”thì có thể có em sẽ đọc lại nhưng có những em
sẽ không đọc lại . Đặc biệt là những học sinh yếu . Nhưng nếu giáo viên đưa ra tiêu
chí cụ thể thì chắc chắn số em tự kiểm tra bài làm của mình nhiều hơn. Sau mỗi tiết
Tập làm văn giáo viên cần giành khoảng 5 phút để các em kiểm tra bài làm của mình.
Giáo viên thường xuyên rèn cho học sinh thói quen biết sửa văn mình và nhận xét văn
của bạn theo các bước sau:
-Bước 1:Học sinh tự đọc lại bài
-Bước 2:Đổi chéo cho bạn mình kiểm tra
-Bước 3:Kiểm tra và nhận xét trong nhóm
Các yêu cầu đưa ra để học sinh kiểm tra cụ thể như sau:
-Đúng chính tả ;
8
-Đúng ngữ pháp;
-Dùng từ chính xác;
- Sát bố cục;
-Có tính liên kết;
- Mạch lạc.
Trong khi học sinh kiểm tra chéo, giáo viên yêu cầu học sinh thống kê các lỗi
sai của bạn như:lỗi chính tả, lỗi dùng từ, lỗi về dấu câu.
Lúc đầu các em có thể chưa quen, nhưng nếu cứ lặp đi lặp lại nhiều lần sẽ trở
thành thói quen tốt và giúp các em khắc phục được những nhược điểm trong bài làm
của mình.
Việc chấm chữa bài cho học sinh ngoài yêu cầu về chuyên môn, còn đòi hỏi cả
lương tâm và trách nhiệm của mỗi người giáo viên. Giáo viên thường xuyên chấm bài
để nắm được thông tin về kết quả bài viết, từ đó nhận xét hay uốn nắn kòp thời, giúp
học sinh mau tiến bộ. Vì học sinh nào cũng chờ đợi sự đánh giá của thầy cô giáo về
kết quả học tập của mình. Nếu không chấm hết được cả lớp thì giáo viên giành một
thời gian nhất đònh để tranh thủ đọc lướt qua bài làm của các em và ghi lại các lỗi sai.
Ngoài nội dung bài viết, lỗi về diễn đạt, về dùng từ . Giáo viên cần ghi tỷ mỉ lỗi về
dấu câu. Nếu trường hợp nhiều em cùng sai một loại dấu câu thì giáo viên cần tạm
ngưng bài dạy để giảng lại kiến thức liên quan mà các em còn hổng. Trong trường hợp
chỉ một vài em sai một loại dấu câu nào đó thì giáo viên lại chữa riêng cho em đó.
Nếu việc làm này cứ lặp đi lặp lại thường xuyên thì học sinh sẽ hạn chế được lỗi sai về
sử dụng dấu câu đồng thời các em luôn có thói quen “ tự điều chỉnh, tự học tập để luôn
luôn tiến bộ ”.
III/ NHỮNG KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯC:
Sau một thời gian áp dụng giải pháp trên đây, tôi nhận thấy rằng bài viết của
học sinh lớp tôi đã có sự tiến bộ rõ rệt. Việc dùng sai dấu câu tràn lan như trước đây
đã có phần nào hạn chế. Bước đầu các em đã nói và viết chuẩn xác hơn. Kết quả cụ
thể sau khi thống kê như sau:
STT
1
2
3
4
5
6
7
8
Bài
Thế nào là kể chuyện
Nhân vật trong truyện
Tả ngoại hình nhân vật trong bài văn kể chuyện
Viết thư
Luyện tập xây dựng cốt truyện
Luyện tập phát triển câu chuyện
Luyện tập miêu tả đồ vật
Luyện tập miêu tả đồ vật
Tuần
1
1
2
3
4
5
15
16
Số học sinh sai về dấu câu
SL
28/41
26/41
24/41
20/41
20/41
18/41
15/41
12/41
%
68,3
63,4
58,5
48,8
48,8
43,9
36,6
29,3
9
Nếu giáo viên có những giải pháp phù hợp, cộng với sự nhiệt tình, năng động
chắc chắn rằng sẽ giúp học sinh khắc phục đựơc những lỗi sai về dấu câu trong quá trình
nói và viết .Đặc biệt là trong bài tập làm văn của các em .
Trên đây là một số giải pháp “Rèn kỹ năng sử dụng dấu câu thích hợp trong phân
môn Tập làm văn” mà tôi đã nghiên cứu và áp dụng vào việc giảng dạy cho học sinh
lớp 4 bước đầu có một kết quả nhất đònh.Với mong ước góp phần nhỏ nâng cao việc dạy
học Tiếng Việt, tôi mạnh dạn đưa ra để trao đổi với bạn bè, đồng nghiệp. Qua đây, tôi
mong đựơc sự góp ý của Ban giám hiệu nhà trường và đồng nghiệp để đề tài được hoàn
thiện hơn, đạt hiệu quả cao hơn, góp phần nhỏ bé của mình vào sự nghiệp giáo dục của
nhà trường và của cả xã hội.
DUYỆT CỦA BGH NHÀ TRƯỜNG
Liên Nghóa, ngày 15/12/2010
Người viết
Bùi Thò Phượng
10
KUYỆN NHẬN XÉT VĂN NGƯỜI SUỦ¨ LẠI VĂN MÌNH.
Chẳng hạn , với bài tập:
Em đặt dấu phẩy vào những chỗ nào trong mỗi câu dưới đây?
a)
b)
c)
d)
Dấu câu là một vấn đề không đơn giản . GV cần lưu ý cho học sinh về việc sử
dụng nó trong văn bản trong trường hợp dùng dấu câu sai dẫn đến việc hiểu sai nghóa
phát ngôn hay cả chuỗi phát ngôn . Trong văn bản viết lời nói được phân biệt với lời tác
giả bằng hai phương thức :
Đặt lời nói trong dấu ngoặc kép ( khi trích dẫn lời nói của chủ thể phát ngôn).
Đặt từng lời thoại sau dấu gạch ngang đầu dòng ( khi đưa từng đoạn đối thoại vào văn
bản)
Còn khi chuyển lời nói nhân vật sang lời tác giả thì phải xuống dòng, coi đó là
dấu hiệu phân cách .
…………………………………………….
Ở đoạn đối thoại trên , với hình thức trình bày như vậy , người đọc khá vất vả khi xác
đònh xem đâu là lời nói của nhân vật, đâu là lời nói của tác giả.
Khi đưa lời nói vào văn bản ,dấu câu được sử dụng như một yếu tố giúp người đọc hiểu
rõ hànm ý của lời nói đó .Việc sử dụng dấu câu không chính xác dẫn đến hiểu sai nội
dung cần thông báo.
Trong văn bản một trong những phương tiện thường dùng dể nhấn mạnh những thông
tin được coi là quan trọng là cấu tạo ngữ trực thuộc tức là dùng dấu chấm để ngắt
những bộ phận mang trọng tâm thông tin theo những quy tắc nhất đònh
……tổ chức cho học sinh tham gia các trò chơi ghép câu, điền dấu câu theo nhóm cũng
là một giải pháp kích thích sự hứng thú học tập cho các em làm cho các em không bò
nhàm chán.
……………..Khi dạy phân môn Tập đọc giáo viên cần chú trọng rèn kỹ năng đọc thông
thường đã biết như :ngắt nghỉ hơi ở câu văn có dấu câu , nhấn giọng – kéo dài lên
xuống giọng theo ngữ điệu câu . Bởi những việc làm này giúp học sinh rất nhiều trong
khi các em làm bài tập làm văn .đúng , đọc
Chẳng hạn nếu có điều kiện giáp viên đưa thêm dạng bài tập:
*Em đặt dấu phẩy vào những chỗ nào trong mỗi câu dưới đây?
a)Hàng năm cứ vào những ngày giáp tết lúc tiết trời ấm áp cây hoa mai nhà em
lại trổ bông vàng tươi.( Dấu phẩy tách phần trạng ngữ với nòng cốt câu)
b)Đan – tê một nhà thơ lớn của nước I-ta-li-a là một người ham đọc sách.( Dấu
phẩy tách phần chú thích với thành phần khác)
c) Đà Lạt, Sa Pa là những nơi nghỉ mát nổi tiếng. (dấu phẩy ngăn cách thành
phần cấu tạo ngữ pháp đẳng lập)
d) Thưa cô, em đã làm bài xong.( dấu phẩy tách biệt phần hô ngữ)
Để giúp học sinh làm những bài tập này , giáo viên có thể làm mẫu hoặc hưỡng
dẫn học sinh làm mẫu một phần .Ví dụ khi làm mẫu câu a ở bài tập trên, giáo viên có
thể đọc câu đó lên thể hiện rõ chỗ nghỉ hơi sau trạng ngữ và các thành phần cùng loại
sau đó yêu cầu học sinh đọc lại rồi nói :Trong câu “Hàng năm cứ vào những ngày giáp
tết lúc tiết trời ấm áp cây hoa mai nhà em lại trổ bông vàng tươi.”chúng ta cần dùng dấu
phẩy để tách phần trạng ngữ (Hàng năm cứ vào những ngày giáp tết lúc tiết trời ấm
áp, ) với thành phần chính của câu (cây hoa mai nhà em lại trổ bông vàng tươi).Vì trong
câu này có nhiều trạng ngữ nên ta dùng dấu phẩy tách các trạng ngữ đó với nhau (Hàng
năm, cứ vào những ngày giáp tết, lúc tiết trời ấm áp ). Khi đọc , ta nghỉ hơi nhẹ sau dấu
phẩy.
Hàng năm, cứ vào những ngày giáp tết, lúc tiết trời ấm áp, cây hoa mai nhà em
lại trổ bông vàng tươi.
Những câu còn lại các em đễ dàng vận dụng cách phân tích của cô
Tôi lấy một ví dụ cụ thể về lỗi sai dấu câu của một học sinh lớp tôi khi các em học
tiết Tập làm văn ở bài đầu tiên, như sau:
Đề bài: Trên đường đi học về , em gặp một phụ nữ vừa bế con vừa mang nhiều đồ đạc.
Em đã giúp cô ấy xách đồ đi một quãng đường. Hãy kể lại câu chuyện đó.
Bài làm của học sinh như sau:
Hôm nay em đi học về , muộn mẹ hỏi vì sao con về muộn em kể cho mẹ nghe một câu
chuyện xảy ra trên đường đi học về .Em gặp một phụ nư,õ tay xách đồ bế con nhỏ em
chạy lại và em bảo cô để cháu xách cho cô chiếc làn cho đỡ mệt mỏi.Em vừa đi vừa
trò chuyện với cô và biết được cô ở sài gòn về thăm bố mẹ
Phương pháp luyện tập theo mẫu là phương pháp dạy học mà giáo viên đưa ra các
mẫu cụ thể về lời nói hoặc mô hình lời nói đê û thông qua đó, hưỡng dẫn học sinh tìm
hiểu đặc điểm của mẫu, cơ chế tạo mẫu ; từ mẫu đó, học sinh biết cách tạo ra các đơn vò
lời nói theo đònh hưỡng của mẫu . Mẫu ở đây được coi là một phương tiện để “ thò phạm
hoá ”, giúp học sinh tiếp nhận những lý thuyết ngôn ngữ không phải chỉ bằng cách nghe
qua lời giảng của giáo viên mà còn được tận mắt chứng kiến, tận mắt được nhìn một
cách tường minh mẫu mà mình cần làm theo. Khi học về dấu câu giáo viên có thể vận
dụng phương pháp luyện theo mẫu . Đây là phương pháp mà giáo viên đưa ra các mẫu
lời nói hoặc cùng học sinh xây dựng mẫu lời nói, để từ mẫu đó các em tạo ra các đơn vò
lời nói tương tự bằng cách làm theo mẫu .
Chẳng hạn khi dạy bài Dấu hai chấm , với bài tập ở phần nhận xét:
Trong câu văn, câu thơ sau dấu hai chấm có tác dụng gì ?
a)Chủ Tòch Hồ Chí Minh nói : “Tôi chỉ có một ham muốn , ham muốn tột bậc, là làm
sao cho nước ta hoàn toàn độc lập, dân ta được hoàn toàn tự do, đồng bào ai cũng có
cơm ăn , áo mặc, ai cũng được học hành.” Nguyện vọng đó chi phối mọi ý nghó và hành
động trong suốt cuộc đời của Người.
( Theo Trường Chinh)
b)Tôi xoè cả hai càng ra, bảo chò Nhà Trò:
- Em đừng sợ .Hãy trở về cùng với tôi đây.
( Tô Hoài)
c)Bà thươnng không muốn bán
Bèn thả vào trong chum
Rồi bà lại đi làm
Đến khi về thấy lạ:
Sân nhà sao sạch quá
Đàn lợn đã được ăn
Cơm nước nấu tinh tươm
Vườn rau tươi sạch cỏ.
( Phan Thò Thanh Nhàn)
Để giúp học sinh làm bài tập này , giáo viên có thể làm mẫu hoặc hưỡng dẫn học
sinh làm mẫu một phần . Ví dụ,khi làm mẫu câu a bài tập trên, giáo viên có thể đọc câu
đó lên (thể hiện rõ chỗ nghỉ hơi sau dấu hai chấm ) rồi nói:
Trong câu văn Chủ Tòch Hồ Chí Minh nói : “Tôi chỉ có một ham muốn, ham
muốn tột bậc, là làm sao cho nước ta hoàn toàn độc lập, dân ta được hoàn toàn tự do,
đồng bào ai cũng có cơm ăn , áo mặc, ai cũng được học hành.” Nguyện vọng đó chi phối
mọi ý nghó và hành động trong suốt cuộc đời của Người. Dấu hai chấm đã báo hiệu cho
chúng ta biết phần sau là lời nói của nhân vật.Trong trường hợp này, lời nói được đặt
trong dấu ngoặc kép ( khi trích dẫn lời nói của chủ thể phát ngôn).
Các bài tập còn lại học sinh có thể dựa vào các phân tích mẫu của cô để các em
làm bài .