1
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH
______________
Trịnh Văn Thuận
RÈN LUYỆN KĨ NĂNG SỬ DỤNG TIẾNG VIỆT CHO
HỌC SINH LỚP 1 DÂN TỘC S’TIÊNGỞ HUYỆN BÙ ĐĂNG,
TỈNH BÌNH PHƯỚC
LUẬN VĂN THẠC SĨ GIÁO DỤC HỌC
Nghệ An, 2014
2
LỜI CẢM ƠN!
***
Với tình cảm chân thành, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến
quý Thầy cô trong BGH trường Đại học Vinh, quý Thầy cô giáo Khoa
sau Đại học và quý Thầy cô giáo đã trực tiếp giảng dạy và giúp đỡ tôi
trong suốt quá trình học tập và viết luận văn.
Đặc biệt, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới Cô giáo TS. Chu
Thị Hà Thanh - người đã hết sức tận tình, động viên khích lệ và trực
tiếp hướng dẫn khoa học, giúp đỡ tôi trong suốt quá trình nghiên cứu
để hoàn thiện luận văn này.
Đồng thời tôi xin chân thành cảm ơn tới lãnh đạo, chuyên viên
PGD&ĐT huyện, quý thầy cô giáo là Hiệu trưởng, Phó hiệu trưởng
cùng các giáo viên đang trực tiếp giảng dạy ở các trường tiểu học
trong địa bàn huyện Bù Đăng, tỉnh Bình Phước, đồng cảm ơn tới gia
đình, bạn bè và đồng nghiệp đã tạo điều kiện thuận lợi, giúp đỡ, động
viên tôi trong quá trình học tập và hoàn thiện luận văn.
Mặc dù bản thân đã hết sức cố gắng, nhưng luận văn không thể
tránh khỏi những khiếm khuyết. Tôi rất mong nhận được sự chỉ dẫn,
góp ý và giúp đỡ của các thầy giáo, cô giáo, bạn bè và đồng nghiệp.
Xin chân thành cảm ơn!
Thành phố Hồ Chí Minh, tháng 6 năm 2014
Tác giả
Trịnh Văn Thuận
3
MỤC LỤC
MỞ ĐẦU ……………………………………………….………………….1
1. Lí do chọn đề tài……………………………………… …… …… 1
2. Mục đích nghiên cứu …………………………………………… … 2
3. Khách thể đối tượng và phạm vi nghiên cứu ……………………….…….2
4. Giả thuyết khoa học ……………………… ……………………….……3
5. Nhiệm vụ nghiên cứu ………………………….… ……………….….….3
6. Phương pháp nghiên cứu……………………… ………….…….…… 3
7. Cấu trúc nội dung của luận văn……………… …………………… … 4
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA ĐỀ TÀI ………………….……… 5
1.1. Sơ lược về lịch sử nghiên cứu vấn đề……………….……… ………….5
1.2. Một số khái niệm cơ bản của đề tài……….……………… ……… …
8
1.3. Phongtục, tậpquánvàđờisốngcủađồngbàodântộcS’tiêng……….11
1.4. Chương trình Tiếng Việt ởlớp 1 và việc rèn luyện kĩ năng sử dụng
tiếngViệt cho học sinh ……… ………………
………………………… 14
*Tiểu kết chương 1 30
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC RÈN LUYỆN KĨ NĂNG SỬ
DỤNG TIẾNG VIỆT CHO HỌC SINH LỚP 1 DÂN TỘC S’TIÊNG Ở
CÁC TRƯỜNG TIỂU HỌC HUYỆN BÙ ĐĂNG - BÌNH PHƯỚC.…31
2.1. Khái quát về điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội và giáo dục tiểu học
huyện Bù Đăng, tỉnh Bình Phước………………………………………
……31
2.2. Khái quát quá trình nghiên cứu thực trạng………………… ……….35
2.3. Kết quả nghiên cứu thực trạng rèn luyện kĩ năng sử dụng tiếng Việt cho
học sinh lớp 1 dân tộc S’tiêng ở huyện Bù Đăng………….….………37
2.4. Nguyên nhân của thực trạng… ………………… ……… ….… 59
*Tiểu kết chương 2 63
4
CHƯƠNG 3: MỘT SỐ BIỆN PHÁP RÈN LUYỆN KĨ NĂNG SỬ DỤNG
TIẾNG VIỆT CHO HỌC SINH LỚP 1 DÂN TỘC S’TIÊNG
TRONGCÁC TRƯỜNG TIỂU HỌC HUYỆN BÙ ĐĂNG, TỈNH BÌNH
PHƯỚC……………………………………………………………… 66
3.1. Các nguyên tác đề xuất biện pháp…………… ……………….…… 66
3.2. Một số biện pháp phát rèn luyện kĩ năng sử dụng tiếng Việt cho học
sinh lớp 1 dân tộc S’tiêng, huyện Bù
Đăng…………………………………67
3.3.Thăm dò về tính cần thiết và khả thi của các biện pháp đề xuất ….…105
*Tiểu kết chương 3 108
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ……….…………………… ……………110
1. Kết luận 110
2. Kiến nghị………………………………………………………… ….111
BẢNG DANH MỤC KÍ HIỆU CÁC CHỮ VIẾT TẮT
5
BGH Ban giám hiệu
CBGV Cán bộ giáo viên
CBQL Cán bộ quản lí
CSVC Cơ sở vật chất
DTTS Dân tộc thiểu số
ĐDDH Đồ dùng dạy học
ĐDTQ Đồ dùng trực quan
GVTH Giáo viên tiểu học
HĐNGLL Hoạt động ngoài giờ lên lớp
HS Học sinh
KN Kĩ năng
KNSDTV Kĩ năng sử dụng tiếng Việt
PP, PPDH Phương pháp, phương pháp dạy học
PGD Phòng giáo dục
PHHS Phụ huynh học sinh
SGK Sách giáo khoa
MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
Nghị quyết 40/2002 - QH của Quốc hội khóa IX về đổi mới giáo dục phổ
thông đã khẳng định: tiếng Việt là ngôn ngữ phổ thông được đưa vào dạy học
thống nhất trong hệ thống giáo dục quốc dân. Tiếng Việt trong nhà trường tồn
tại với hai tư cách: vừa là một môn học, vừa là công cụ giao tiếp, học tập của
học sinh. Do đó, trình độ tiếng Việt (kiến thức - vốn từ về tiếng Việt và kĩ năng
sử dụng tiếng Việt trong học tập và giao tiếp) có vai trò và ảnh hưởng to lớn đối
với khả năng học tập các môn học của học sinh. Bên cạnh đó, sự nhút nhát, thiếu
hòa đồng, ngại giao tiếp tiếng Việt của học sinh tiểu học nói chung và học sinh
dân tộc S’tiêng nói riêng sẽ ảnh hưởng không nhỏ đến việc phát triển các kĩ
năng nghe, nói, đọc, viết của các em.
Ngôn ngữ được hình thành ở trẻ em thông qua 2 môi trường: môi trường
học tập do nhà trường cung cấp và môi trường giao tiếp tự nhiên qua hoạt động
giao tiếp vui chơi giải trí, giao tiếp ở gia đình, cộng đồng. Trẻ em người dân tộc
S’tiêng thường bị hạn chế về môi trường giao tiếp tiếng Việt vì khi vui chơi theo
6
nhóm và ở gia đình, cộng đồng, vốn từ bằng tiếng Việt không được hiện thực
hóa vì các em thường sử dụng tiếng mẹ đẻ để giao tiếp. Chính vì vậy, việc sử
dụng tiếng Việt của học sinh tiểu học đã gặp không ít khó khăn, nhất là việc sử
dụng tiếng Việt vào việc giao tiếp và tiếp cận các tri thức khoa học.
Thực tế cho thấy, học sinh người dân tộc thiểu số - S’tiêng ở huyện Bù
Đăng, tỉnh Bình Phước càng học lên lớp trên thì khả năng đạt chuẩn chương
trình các môn học càng thấp vì nhiều nguyên nhân. Trong đó, sự thiếu hụt về
vốn sống, vốn ngôn ngữ tiếng Việt là những nguyên nhân chủ yếu và trực tiếp
của tình trạng này.
Trong những năm học vừa qua, huyện Bù Đăng, tỉnh Bình Phước cũng đã
có những giải pháp tăng cường thời lượng trong tiết tiếng Việt trong quá trình
dạy học cho trẻ, hay thực hiện chương trình 60 bài Tiếng Việt dành cho học sinh
dân tộc thiểu số chưa qua mẫu giáo, nhưng kết quả cũng không được cải thiện là
bao. Đó là chất lượng học tập của học sinh dân tộc S’tiêng ở Bù Đăng còn thấp
so với mặt bằng kiến thức chung của cấp học phổ thông về kiến thức môn Tiếng
Việt cũng như một số môn học khác. Bên cạnh đó, các công trình nghiên cứu về
việc rèn luyện kĩ năng sử dụng tiếng Việt cho học sinh dân tộc thiểu số chưa
nhiều, tài liệu tham khảo cho công tác giảng dạy còn thiếu, giáo viên còn lúng
túng trong công tác giảng dạy. Để nâng cao chất lượng việc dạy học cho học
sinh dân tộc S’tiêng cần phải có một số biện pháp đảm bảo tính khoa học, phù
hợp với tâm, sinh lí của trẻ em vùng dân tộc này. Vì vậy, tôi mạnh dạn nghiên
cứu đề tài “Rèn luyện kĩ năng sử dụng tiếng Việt cho học sinh lớp 1 dân tộc
S’tiêng ở huyện Bù Đăng, tỉnh Bình Phước”.
2. Mục đích nghiên cứu
Đề xuất một số biện pháp rèn luyện kĩ năng sử dụng tiếng Việt cho học
sinh lớp1 dân tộc S’tiêng góp phần nâng cao chất lượng dạy học Tiếng Việt ở
tiểu học.
3. Khách thể, đối tượng và phạm vi nghiên cứu
7
3.1. Khách thể nghiên cứu
- Quá trình rèn luyện kĩ năng tiếng Việt học sinh lớp 1 dân tộc S’tiêng
3.2. Đối tượng nghiên cứu
- Kĩ năng sử dụng tiếng Việt cho học sinh lớp 1 dân tộc S’tiêng.
3.3. Phạm vi nghiên cứu
- Đề tài chỉ khảo sát thực trạng và thử nghiệm kết quả nghiên cứu trên đối
tượng là học sinh lớp 1 dân tộc S’tiêng ở địa bàn huyện Bù Đăng, tỉnh Bình
Phước.
4. Giả thuyết khoa học
Nếu đề xuất và sử dụng được các biện pháp rèn luyện kĩ năng sử dụng
tiếng Việt cho học sinh lớp 1 dân tộc S’tiêng có tính khoa học, khả thi sẽ góp
phần nâng cao chất lượng giáo dục ở các trường tiểu học huyện Bù Đăng, tỉnh
Bình Phước.
5. Nhiệm vụ nghiên cứu
5.1. Tìm hiểu các vấn đề lí luận có liên quan đến việc rèn luyện kĩ năng
sử dụng tiếng Việt cho học sinh lớp 1 dân tộc S’tiêng
5.2. Tìm hiểu thực trạng việc rèn luyện kĩ năng sử dụng tiếng Việt cho
học sinh lớp 1 dân tộc S’tiêng ở một số trường Tiểu học trong huyện Bù
Đăng, tỉnh Bình Phước
5.3. Đề xuất một số biện pháp rèn luyện kĩ năng sử dụng tiếng Việt cho
học sinh lớp 1 dân tộc S’tiêng ở các trường Tiểu học trong huyện Bù Đăng,
tỉnh Bình Phước và thăm dò tính hiệu quả, tính khả thi của các biện pháp đó
6. Phương pháp nghiên cứu
6.1. Nhóm phương pháp nghiên cứu lý luận
Sử dụng các phương pháp phân tích, tổng hợp, hệ thống hoá, khái quát hoá
những tài liệu lý luận để xây dựng cơ sở lý luận của đề tài.
6.2. Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn
6.2.1. Phương pháp quan sát
8
Tìm hiểu thực trạng công tác phát triển ngôn ngữ cho học sinh lớp 1 dân
tộc S’tiêng. Đồng thời đó cũng là cơ sở để khẳng định, kiểm chứng các biện
pháp đề xuất.
6.2.2. Phương pháp điều tra
Nhằm làm sáng tỏ thực trạng phát triển ngôn ngữ cho học sinh lớp 1 dân
tộc S’tiêng ở các trường Tiểu học trong huyện Bù Đăng, tỉnh Bình Phước trong
thời gian qua.
6.2.3. Phương pháp tổng kết kinh nghiệm giáo dục
6.3. Phương pháp thống kê toán học để xử lí số liệu thu được
7. Cấu trúc nội dung của luận văn
Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Tài liệu tham khảo và Phụ lục, luận văn
gồm 3 chương:
Chương 1: Cơ sở lí luận của đề tài
Chương 2: Thực trạng rèn luyện kĩ năng sử tiếng Việt cho học sinh lớp 1
dân tộc S’tiêng ở các trường Tiểu học trong huyện Bù Đăng, tỉnh Bình Phước
Chương 3: Một số biện pháp rèn luyện kĩ năng sử dụng tiếng Việt cho học
sinh lớp 1 dân tộc S’tiêng ở các trường Tiểu học trong huyện Bù Đăng, tỉnh
Bình Phước
9
10
Chương 1
CƠ SỞ LÍ LUẬN CỦA ĐỀ TÀI
1.1. Sơ lược về lịch sử nghiên cứu vấn đề
1.1.1. Các nghiên cứu về PPDH TV cho HSTH
Tiếng Việt có vị trí đặc biệt quan trọng, nó là tiền đề cho tất cả các môn
học khác. Các kĩ năng nghe, nói, đọc, viết trong chương trình Tiếng Việt lớp 1 là
những cầu nối cho các em hiểu biết và nắm bắt tri thức khoa học trong chương
trình cũng như các lĩnh vực cuộc sống. Lớp 1 là lớp đầu tiên của bậc Tiểu học,
nó là nền móng cho sự phát triển của trẻ, nền móng ấy được xây dựng trên cơ sở
việc thực hiện đáp ứng nhu cầu của chương trình. Có thể nói Chương trình
Tiếng Việt bậc Tiểu học nói chung, ở lớp 1 nói riêng là chiếc chìa khóa đầu tiên
giúp các em đi vào thế giới tri thức. Vì vậy, nội dung, phương pháp và hình thức
tổ chức dạy học là một vấn đề được quan tâm hàng đầu.
Về PPDH Tiếng Việt, đã có nhiều tác giả nghiên cứu như: Đặng Thị Lanh,
Hoàng Cao Cường, Trần Thị Minh Phương, Lê Thị Tuyết Mai, Nguyễn Thị
Hạnh, Hoàng Hòa Bình…Tuy nhiên, những nghiên cứu này phần lớn chỉ mang
tính lí luận chung về phương pháp dạy học Tiếng Việt 1. Bên cạnh đó, cũng có
nhiều nghiên cứu đề cập tới nhiều khía cạnh khác nhau về phương pháp dạy học
Tiếng Việt lớp 1.
- Tài liệu “Phương pháp dạy học Tiếng Việt ở tiểu học” (tập 1, 2 của tác
giả Lê Phương Nga – Nguyễn Trí, Nxb Trường ĐHSP Hà Nội 1995) đã đề cập
đến những vấn đề:
+ Những vấn đề chung của PPDH Tiếng Việt ở tiểu học, vấn đề bài tập
được nói đến trên phương diện phương hướng chung cho tất cả các phân môn
Tiếng Việt.
+ Phương pháp dạy học cụ thể cho các phân môn như: Học vần, Tập đọc,
Tập viết, Chính tả, Kể chuyện, Luyện từ và câu, Tập làm văn.
11
- Tài liệu “Phương pháp dạy học Tiếng Việt ở tiểu học” (tập 1, 2 của tác
giả Lê Phương Nga - Nguyễn Trí, Nxb 1999) được biên soạn công phu trên cơ
sở cuốn “Phương pháp dạy học Tiếng Việt ở tiểu học” Nxb ĐHSP Hà Nội 1995
về nội dung chung của dạy học tiếng Việt.
- Một số tài liệu hướng dẫn dạy học chương trình Tiếng Việt 1 năm 2000
như: Sách giáo viên, dạy học Tiếng Việt lớp 1 của tác giả Hoàng Xuân Tâm -
Bùi Tất Tươm với nội dung là hướng dẫn cách biên soạn giáo án và quy trình
lên lớp.
- Tài liệu “Dạy học môn Tiếng Việt ở tiểu học theo chương trình mới”,
tác giả Nguyễn Trí đã giới thiệu một số nội dung:
+ Nghiên cứu môn Tiếng Việt ở tiểu học trên quan điểm giao tiếp.
+ Đưa ra một số ý về phương pháp dạy và học môn Tiếng Việt theo
chương trình mới.
+ Kiểm tra đánh giá môn Tiếng Việt ở tiểu học theo chương trình mới.
+ Giới thiệu chương trình dạy tiếng mẹ đẻ của một số nước trên thế giới.
Đây là tài liệu đưa ra những định hướng chung cho việc dạy học Tiếng
Việt 1 cho tất cả đối tượng học sinh và chỉ đề cập về hoạt động dạy học mà chưa
chú ý tới các yếu tố ảnh hưởng đến việc hình thành các kĩ năng tiếng Việt lớp 1.
Đặc biệt chưa có nhiều công trình nghiên cứu về vấn đề dạy học tiếng Việt cho
học sinh ở các vùng miền khác nhau, nhất là những vùng có nhiều học sinh dân
tộc thiểu số để đáp ứng và góp phần nâng cao chất lượng dạy học theo yêu cầu
của chương trình.
Vấn đề rèn luyện kĩ năng sử dụng tiếng Việt cho học sinh tiểu học đã được
nhiều nhà nghiên cứu sư phạm quan tâm. Mỗi tác giả, mỗi bài viết đề cập tới
những khía cạnh khác nhau của quá trình dạy học tiếng Việt ở tiểu học. Các kết
quả nghiên cứu được thể hiện qua các bài báo trên các Tạp chí và tập trung lại
cuốn “Phương pháp dạy học Tiếng Việt ở tiểu học” qua từng thời kì. Các tác giả
đã đề cập những vấn đề chung về dạy học Tiếng Việt ở tiểu học, đã đưa ra
12
những PPDH ở từng phân môn Tiếng Việt và cũng đã xây dựng được hệ thống
bài tập nhằm phát huy khả năng sử dụng ngôn ngữ và phát triển tư duy cho học
sinh.
1.1.2. Các công trình nghiên cứu về rèn kĩ năng sử dụng tiếng Việt cho
học sinh tiểu học dân tộc thiểu số
- Việt Nam là một quốc gia đa dân tộc. Mỗi dân tộc lại có một tài sản văn
hoá vật chất và tinh thần phong phú riêng đã tạo nên những nền văn hoá vừa đa
dạng, vừa đậm đà bản sắc. Tuy nhiên, do nhiều nguyên nhân khác nhau mà sự
phát triển về kinh tế, văn hoá, giáo dục…đã tạo ra những khoảng cách rất khác
nhau, trong đó có sự khác biệt lớn về trình độ dân trí, đặc biệt là dân tộc bản địa
- S’tiêng ở tỉnh Bình Phước so với các dân tộc anh em khác. Chính vì vậy, việc
nâng cao chất lượng giáo dục ở miền núi, ở vùng có nhiều dân tộc thiểu số là
điều mà Đảng, Nhà nước ta đã quan tâm từ rất sớm.
- Sự quan tâm đó được thể hiện cụ thể ở chỉ thị 84/CT ngày 03/9/1962 của
BCH Trung ương, chỉ thị 20 TTg-Vg của thủ tướng chính phủ ngày 10/3/1969
và năm tổ chức các hội nghị chuyên bàn về phất triển giáo dục vùng cao vào các
năm 1958; 1960; 1964; 1973; 1983…đã đưa ra các biện pháp nhằm nâng cao
chất lượng giáo dục nói chung, miền núi nói riêng, trong đó đặc biệt quan tâm
đến chất lượng dạy học Tiếng Việt cho học sinh lớp 1 vùng có nhiều con em dân
tộc thiểu số.
- Công tác biên soạn sách giáo khoa, chương trình, các phần mềm hỗ trợ
cho việc dạy học vùng cao nói chung và dạy học cho học sinh dân tộc nói riêng
cũng đã mang lại hiệu quả đáng ghi nhận.
+ Tài liệu Dạy lớp ghép của Vụ giáo viên, trong phần“Mấy vấn đề về dạy
lớp ghép” tác giả Đàm Ngọc Chương nghiên cứu vấn đề “Hoạt động độc lập
của học sinh trong quá trình dạy - học ở lớp ghép” đã chỉ ra khái niệm hoạt
động độc lập của học sinh, các dạng hoạt động độc lập và tổ chức chỉ đạo các
hoạt động độc lập của học sinh trong quá trình dạy - học ở lớp ghép. Còn phần
13
“Kiểm tra đánh giá kết quả học tập của học sinh lớp ghép” của tác giả Nguyễn
Đình Chỉnh là những cơ sở, kinh nghiệm quý cho đội ngũ giáo viên dạy học ở
vùng có nhiều học sinh dân tộc thiểu số.
- Tài liệu tập nói (Chương trình 120 tuần) cũng đã cung cấp hệ thống
nguyên tắc, phương pháp dạy Tiếng Việt cho học sinh dân tộc…
Tóm lại, các công trình nghiên cứu tiêu biểu kể trên đã mang lại hiệu quả
cao trong quá trình dạy học, đóng góp những thành tựu mang ý nghĩa thực tiễn
to lớn cho sự nghiệp phát triển giáo dục của đất nước. Tuy nhiên, những nghiên
cứu đó khi vận dụng vào trong quá trình dạy học cho học sinh dân tộc thiểu số -
ngôn ngữ tiếng Kinh chưa thạo khi bước vào lớp 1, giáo viên cò gặp nhiều khó
khăn, lúng túng vì chưa có một nghiên cứu khoa học dành riêng cho những đối
tượng này. Vì vậy, việc rèn luyện kĩ năng sử dụng Tiếng Việt cho học sinh lớp 1
dân tộc S’tiêng hay cho tất cả các học sinh dân tộc thiểu số và tìm ra các biện
pháp để rèn luyện kĩ năng sử dụng tiếng Việt cho học sinh lớp 1 là vấn đề cấp
thiết. Đó là vấn đề luôn trăn trở của mỗi người Thầy đang từng bước dìu dắt thế
hệ trẻ đến với “thế giới ngày mai”.
1.2. Một số khái niệm cơ bản của đề tài
1.2.1. Kĩ năng
Có nhiều cách định nghĩa khác nhau về kĩ năng, các định nghĩa thường bắt
nguồn từ góc độ chuyên môn và quan niệm cá nhân của người viết. Tuy nhiên,
hầu hết chúng ta đều thừa nhận rằng kĩ năng được hình thành khi chúng ta áp
dụng kiến thức vào thực tiễn. Kĩ năng học được do quá trình lặp đi, lặp lại một
hoặc một nhóm hành động nhất định nào đó. Kĩ năng luôn có chủ đích và định
hướng rõ ràng.
Theo quan niệm của các nhà tâm lí học hiện đại, trong quá trình dạy học,
giáo viên thường truyền đạt tri thức cho học sinh. Nắm được tri thức là hiểu biết
và ghi nhớ những khái niệm khoa học. Tiến thêm một bước nữa là vận dụng tri
thức, định nghĩa, khái niệm, công thức…vào thực tiễn thì sẽ có kĩ năng. Nhưng
14
kĩ năng vẫn còn là hành động ý chí đòi hỏi phải động não, suy xét, tính toán,
phải có ý chí thì mới hình thành được.
Như vậy, kĩ năng chính là năng lực hay khả năng của chủ thể thực hiện
thuần thục một hay một chuỗi hành động trên cơ sở hiểu biết (kiến thức hay kinh
nghiệm) nhằm tạo ra kết quả mong đợi. Đó là sự vận dụng kiến thức đã thu nhận
được ở một lĩnh vực nào đó vào việc thực hiện có hiệu quả một thao tác, một
hoạt động tương ứng, phù hợp với mục tiêu và điều kiện thực tế đã cho.
Kĩ năng không đơn thuần là các thao tác chân tay mà là những thao tác trí
tuệ. Nội dung kĩ năng là một hệ thống phức tạp các thao tác nhằm làm biến đổi
và làm sáng tỏ những thông tin chứa trong tình huống và nhiệm vụ để đối chiếu
và xác lập các mối quan hệ với các hành động cụ thể.
Bản chất của việc hình thành kĩ năng là sự lĩnh hội các cách thức hành
động, các thủ thuật, thao tác mà loài người đã xây dựng nên. Cơ chế hình thành
kĩ năng là quá trình chuyển cách thức hành động, thủ thuật thao tác từ hình thức
vật chất sang hình thức tinh thần dựa trên cơ sở các hành động học tập mà học
sinh tiến hành. Một kĩ năng được hình thành nhanh hay chậm, bền vững hay
lỏng lẻo đều phụ thuộc vào khát khao, quyết tâm, năng lực tiếp nhận của chủ
thể, cách luyện tập, tính phức tạp của chính kĩ năng đó.
Để hình thành kĩ năng ở học sinh, giáo viên phải giúp học sinh biết cách
tìm tòi, khám phá và nhận ra những yếu tố đã cho, yếu tố phải tìm và mối quan
hệ của chúng trong các tình huống và trong các bài tập. Giáo viên đồng thời phải
giúp học sinh hình thành một mô hình để khái quát để giải quyết các bài tập, đối
tượng cùng loại. Giáo viên còn là người giúp học sinh xác lập được mối quan hệ
giữa các kiến thức và bài tập có tính mô hình tương ứng.
Trong trường tiểu học, các kĩ năng cần được hình thành và sẽ hình thành
cho trẻ là: kĩ năng học tập, kĩ năng lao động, vệ sinh… Mỗi bộ môn cũng đòi hỏi
có những kĩ năng riêng của môn đó. Với môn Tiếng Việt cần đi sâu việc rèn kĩ
năng sử dụng ngôn ngữ cho học sinh.
15
1.2.2. Kĩ năng sử dụng tiếng Việt
Kĩ năng sử dụng tiếng Việt là khả năng vận dụng những hiểu biết về tri
thức lí thuyết tiếng Việt vào việc thực hành nghe, đọc, nói, viết hay giao tiếp
tiếng Việt. Các kĩ năng sử dụng tiếng Việt của học sinh trong trường tiểu học thể
hiện ở khả năng thực hiện có hiệu quả các hoạt động ngôn ngữ trong học tập và
giao tiếp.
Kĩ năng sử dụng tiếng Việt là trọng tâm và được luyện tập suốt bậc Tiểu
học, đồng thời các kĩ năng này cũng gắn liền với cuộc sống thường ngày của con
người. Vì vậy, nó cần được rèn luyện một cách có hệ thống, liên tục và có quy
trình.
Việc rèn luyện kĩ năng sử dụng tiếng Việt cho học sinh tiểu học không chỉ
dừng lại về mặt kĩ thuật mà phải tiến tới sự thông hiểu nội dung của việc sử
dụng tiếng Việt. Nó phải gắn với các hoạt động của tri giác và các giác quan và
gắn với các hoạt động của tư duy. Kĩ năng sử dụng tiếng Việt có hai phương
diện: phương diện kĩ thuật và phương diện thông hiểu và diễn đạt nội dung. Một
người muốn nói hoặc viết được thì trước tiên phải xây dựng nội dung cần thể
hiện, sau đó sẽ thể hiện ra nội dung đó bằng âm thanh hoặc chữ viết. Một người
muốn nghe hoặc đọc được trước hết phải biết nhận các thông tin qua việc nghe
hoặc đọc các thông tin, sau đó mà hiểu được nội dung chứa đựng trong thông
báo đó. Quá trình này, hàng loạt các thao tác tư duy được được hoạt động như
lựa chọn, phân tích, tổng hợp, hệ thống hoá, khái quát hoá, trừu tượng hoá…
Rèn luyện kĩ năng sử dụng tiếng Việt phải trên cơ sở tri thức tiếng Việt.
Các kĩ năng sử dụng tiếng Việt và tri thức tiếng Việt có mối quan hệ nội tại chặt
chẽ với nhau. Các kĩ năng sử dụng tiếng Việt nhằm giúp cho học sinh nhận diện,
phát hiện, hoàn thiện các tri thức tiếng Việt.
Kĩ năng sử dụng tiếng Việt cần được hình thành và luyện tập trong các
dạng hoạt động lời nói, trong các tình huống giao tiếp đa dạng. Nội dung của nó
cần phải có sự tác dộng qua lại, bổ trợ lẫn nhau. Khi dạy Tập đọc, ngoài việc
16
hình thành kĩ năng đọc cần kết hợp dạy nghe, nói…Hay khi dạy Viết cần kết
hợp dạy kĩ năng nghe, đọc…Đó là cách dạy tổng hợp các kĩ năng trong các hoàn
cảnh giao tiếp, trong hoạt động lời nói. Bên cạnh đó, rèn luyện các kĩ năng sử
dụng tiếng Việt ở nhà trường cần gắn với việc ứng xử văn hoá bằng ngôn ngữ
của người Việt, gắn liền dạy tiếng Việt với dạy văn hoá, dạy người.
1.3. Phong tục, tập quán và đời sống của đồng bào dân tộc S’tiêng (ảnh
hưởng đến việc rèn luyện KN sử dụng tiếng Việt cho học sinh)
Người S’tiêng hay còn gọi là Xtiêng hay Giẻ Xtiêng là 1 trong 54 dân tộc
Việt Nam. Người S’tiêng sinh tụ lâu đời ở vùng Trường Sơn - Tây Nguyên và
miền Đông Nam Bộ.
Tiếng nói của dân tộc S’tiêng có nhiều nét gần gũi với tiếng Cơ Ho, Mạ,
M'nông và cùng thuộc nhóm ngôn ngữ Môn - Khơ Me, dòng Nam Á. Trong số
ngôn ngữ của các dân tộc kể trên, tiếng S’tiêng tương đối gần gũi với tiếng Khơ
Me hơn cả. Chữ viết hình thành từ trước năm 1975 theo chữ cái Latinh. Tuy
nhiên, về chữ viết thì gần như hầu hết người S’tiêng ở Bù Đăng - Bình Phước
không biết đến.
Trước đây, địa bàn cư trú của người S’tiêng được phân bố trải dài từ vùng
núi Bà Đen (Tây Ninh) đến Bà Rá (Sông Bé cũ). Ngày nay địa bàn sinh tụ của
người S’tiêng bị thu hẹp dần và tập trung chủ yếu ở tỉnh Bình Phước. Theo tổng
điều tra dân số năm 2009, người S’tiêng ở việt Nam có số dân 85.436 người,
trên toàn địa bàn Bình Phước có 81.708 người chiếm 95,6%. Tập trung đông
nhất vẫn là huyện Phước Long, Bù Đăng. Đặc biệt sóc Bom Bo (Bù Đăng), số
lượng người S’tiêng chiếm phần lớn, tạo cho Bom Bo có một nét văn hóa rất
khác biệt.
Trong mối quan hệ với cộng đồng, người S’tiêng rất quý tình cảm bạn bè,
dòng họ, một số lễ cúng liên quan đến cộng đồng này vẫn được người S’tiêng
duy trì. Trong xã hội S’tiêng đã từng tồn tại các lễ lớn như: lễ đâm trâu, lễ quay
đầu trâu
17
Tín ngưỡng người S'tiêng
Người S’tiêng trước đây theo tín ngưỡng cổ truyền đã tiến hành cả 3 lễ
cúng trong năm, gồm lễ chuẩn bị chọn đất làm rẫy (Pôl- nong); lễ cầu mùa
(Broh ba); lễ cúng cơm mới (Pư ba khiêu). Lễ cúng lúa được người S’tiêng vùng
cao (Bù lơ) gọi là Lớp Prăk pa, vùng thấp (Budek) gọi là Nktao R he. Nếu như
trước đây, lễ cúng được tiến hành 3 lần trong năm và cứ 3 năm đảo lệ, người
S’tiêng lại tổ chức lễ lớn hơn các năm khác. Tuy nhiên kể từ năm 1990 trở lại
đây, hầu hết người S’tiêng ở các huyện Bù Đăng, Bình Long, Phước Long chỉ
còn cúng một lần trong năm, lễ cúng vào ngày thu hoạch được gùi lúa đầu tiên.
Người S’tiêng tin tưởng vào thần linh (Prak) có chức năng bảo hộ, giúp đỡ
và tạo cho hạt lúa thật to, cây lúa nặng hạt. Đó là thần rừng (Bri); thần đất (The),
thần trời (Nar); thần lúa (Pa) trước khi chọn nơi gieo hạt, người S’tiêng cúng
vái ông bà rừng để được phá rừng làm rẫy. Trong chu kỳ sinh hoạt của một đời
người, từ khi sinh ra cho đến lúc qua đời, người S’tiêng vẫn lưu giữ được các
hình thức tín ngưỡng dành cho một thành viên của cộng đồng như các lễ: cúng
ngày sinh, cúng đầy tháng, đầy năm, cúng đặt tên, cúng cà răng, cúng khi có
bệnh, cúng sau khi cưới, cúng bỏ ma
Lễ đâm trâu là một lễ lớn, hầu hết các nhà của người S’tiêng đều có cột
đâm trâu, có nhà phía trước có 5, 6 cột, hoặc có nhà 2, 3 cột đâm trâu. Mâm treo
lễ vật, cây thương dùng đâm trâu, cột đâm trâu, vẫn còn giữ trong các nhà dài
của người S’tiêng thuộc xã Dak Ơ (huyện Phước Long).
Luật tục S'tiêng
Người S’tiêng cũng như nhiều dân tộc ít người khác ở Tây Nguyên và
Đông Nam Bộ, có cả một hệ thống những quy tắc quy định về các quan hệ ứng
xử giữa cá nhân và cộng đồng. Những quy tắc đó, được lưu truyền qua nhiều thế
hệ và những câu nói vẫn có điệu, đầy hình tượng bóng bẩy. Luật tục của người
S’tiêng là cơ sở để vận hành xã hội, luật tục người S’tiêng coi 4 tội sau đây là
nặng nhất: Ma lai (chă), đó là những người ban đêm biến thành ma quỷ đi hút
18
máu làm người khác ốm đau, chết chóc. Người S’tiêng có nhiều cách thử như đổ
chì vào lòng bàn tay, hoặc lặn nước Người bị nghi là Ma lai sẽ bị dân làng đưa
vào rừng thủ tiêu bằng cách chặt đầu hoặc chôn sống, vợ và con sẽ bán đi nơi xa
làm tôi tớ.
Xâm phạm sự cấm kỵ (Lăh cang rai), người S’tiêng có nhiều điều cấm kỵ,
họ sợ đụng chạm đến thần linh, ma quỷ, như trong làng có người đàn bà đang
sinh đẻ, làng có nhiều người đau ốm thì cấm người lạ vào nhà, vào làng. Dấu
hiệu cấm là một nhành gai, nhành lá xương rồng treo ở cổng làng, ở cầu thang
nhà. Nếu người lạ bất chấp dấu hiệu đó cứ vào làng, vào nhà sẽ bị phạt bằng các
lễ cúng gà heo, có khi cả trâu nộp cho chủ làng, chủ nhà.
Lừa đảo, trộm cắp, người S’tiêng rất ghét những kẻ trộm cắp, lừa đảo, vì
vậy nếu bắt được kẻ trộm cắp, lừa đảo, kẻ đó sẽ bị cả làng bắt phạt. Hình phạt
thường là phải tổ chức lễ cúng thần linh và đền bù gấp nhiều lần cho người bị
hại.
Đời sống của người S'tiêng
Trong nội bộ cộng đồng người S’tiêng thường phân biệt nhau theo nhóm
dân cư địa phương, trước đây được chia thành 4 nhóm chính: Bulơ, Budek,
Bulap và Bu biet, sau này họ chỉ phân thành 2 nhóm: Bulơ và Budek. Đến với
một địa danh khá nổi tiếng, gắn liền với lịch sử đấu tranh cách mạng của dân tộc
Việt Nam, đó chính là sóc Bom Bo (huyện Bù Đăng) nơi cư trú chủ yếu của bà
con người S’tiêng thuộc tỉnh Bình Phước. Chúng ta vẫn tìm lại được khung
cảnh: "Đuốc lồ ô bập bùng trong ánh lửa, sóc Bom Bo rộn rã tiếng chày khuya"
như thuở trước. Toàn xã Bom Bo có 7 ấp với diện tích 12.680 ha, có 1.678 hộ
với 7.479 nhân khẩu. Đa số đồng bào S’tiêng ở Bom Bo nói riêng và Bù Đăng
nói chung đều có cuộc sống khó khăn, lương thực cũng chỉ đủ dùng trong 6 đến
8 tháng, thực phẩm thì lại rất thiếu, bữa ăn trong gia đình rất sơ sài, có khi cũng
chỉ có mỗi một món canh mướp rừng. Thậm chí trong món canh rau rừng không
có thịt cũng không có cá mà chỉ dùng bột ngọt làm gia vị, đây là món ăn chủ yếu
19
của hầu hết các gia đình người S’tiêng ở sóc Bom Bo này. Nguyên nhân của sự
thiếu đói lương thực là do cây trồng ít được chăm sóc một cách kỹ lưỡng bằng
phân bón cũng như các loại thuốc phòng trừ sâu bệnh. Vì thế sản lượng luôn ở
rất thấp, lúa thì lép hạt, điều thì thường bán “điều non”, đã làm cho các thôn ấp
của người S’tiêng khó đạt được tiêu chuẩn ấp văn hóa. Đời sống kinh tế và văn
hoá còn nhiều thiếu thốn và lạc hậu.
1.4. Chương trình Tiếng Việt 1 và việc rèn luyện kĩ năng sử dụng tiếng
Việt cho học sinh
1.4.1. Mục tiêu dạy học Tiếng Việt ở lớp 1
1.4.1.1. Hình thành và phát triển kĩ năng tiếng Việt (nghe, nói, đọc, viết)
để học tập và giao tiếp trong các môi trường hoạt động của lứa tuổi.
Thông qua việc dạy và học Tiếng Việt, góp phần rèn luyện các thao tác tư
duy.
1.4.1.2. Cung cấp cho học sinh những kiến thức sơ giản về tiếng Việt và
những hiểu biết sơ giản về xã hội, tự nhiên và con người, về văn hoá, văn học
Việt Nam và nước ngoài.
1.4.1.3. Bồi dưỡng tình yêu tiếng Việt và hình thành thói quen giữ gìn sự
trong sáng của tiếng Việt, góp phần hình thành nhân cách con người Việt Nam
xã hội chủ nghĩa.
1.4.2. Nội dung dạy học Tiếng Việt 1 ở trường tiểu học
Nội dung dạy học Tiếng Việt là những tri thức về hệ thống tiếng Việt mà
GV truyền tải đến học sinh. Thông qua đó mà hình thành ở học sinh những kĩ
năng về sử dụng tiếng Việt.
Theo Chương trình Tiểu học 2006 (CTTH - 2006), nội dung dạy học Tiếng
Việt ở tiểu học coi trọng việc dạy tri thức tiếng Việt gắn với việc rèn luyện kĩ
năng sử dụng tiếng Việt. Các kĩ năng sử dụng tiếng Việt giúp HS nhận diện,
phát hiện, hoàn thiện các tri thức tiếng Việt; tri thức tiếng Việt góp phần ý thức
hóa kĩ năng sử dụng tiếng Việt.
20
Để thực hiện yêu cầu này, chương trình quy định hai mức độ học tri thức
tiếng Việt. Ở lớp 1, 2, 3, tri thức tiếng Việt không có tiết học riêng. Các đơn vị
tri thức quy định cho 3 lớp học này giúp giáo viên có cơ sở lí luận để dạy các kĩ
năng cho học sinh, chưa yêu cầu học sinh phải học thành bài các khái niệm, quy
tắc. Ngược lại, ở các lớp 4, 5, tri thức tiếng Việt được dạy thành tiết học riêng
sắp xếp thành hệ thống (mặc dù chỉ là tri thức sơ giản) và vẫn gắn với việc luyện
tập các kĩ năng sử dụng tiếng Việt.
Cấu trúc của chương trình SGK Tiếng Việt 1 (tập 1 và 2) gồm 2 phần:
phần Học vần và phần Luyện tập tổng hợp được xây dụng với một cấu trúc chặt
chẽ đảm bảo tính đồng tâm và tính phát triển.
Phần Học vần gồm 103 bài (83 bài thuộc tập 1 và 20 bài thuộc tập 2). Các
bài của phần Học vần có 3 dạng cơ bản là: Làm quen với âm và chữ; dạy học âm
vần mới; ôn tập âm vần. Mỗi bài của phần này được trình bày trên 2 trang sách
và được dạy trong 2 tiết. Mỗi tuần dạy 5 bài - 10 tiết và 1 tiết Tập viết. Nội dung
bài Tập viết ở mỗi tuần không trình bày trong SGK mà được trình bày ở Vở tập
viết.
Phần Luyện tập tổng hợp được trình bày theo tuần (tính từ tuần 23 trở về
sau). Nội dung của phần Luyện tập tổng hợp bắt đầu được thể hiện theo các
phân môn đó là: Tập đọc, Tập viết, Kể chuyện, Chính tả.
Chương trình môn Tiếng Việt lớp 1 yêu cầu dạy cả 4 kĩ năng sử dụng ngôn
ngữ (nghe, đọc, nói, viết), dạy cả 2 dạng ngôn ngữ (ngôn ngữ nói và ngôn ngữ
viết). Tuy nhiên chương trình vẫn ưu tiên cho dạy ngôn ngữ viết nhằm giúp học
sinh lớp 1 có thể đọc, viết tiếng Việt.
Chương trình tập trung dạy cả 2 dạng kĩ năng nghe và nói trong cả hai hình
thức: độc thoại và hội thoại, dạy nói đủ to, rõ ràng, nói thành câu, biết đặt và trả
lời câu hỏi lựa chọn về đối tượng, biết nói chào hỏi, chia tay trong sinh hoạt gia
đình, trường học, biết kể được câu chuyện đơn giản, hiểu được nội dung câu
chuyện đã nghe…
21
Chương trình yêu cầu khi dạy các kĩ năng đọc và viết tập trung vào yêu cầu
đọc đúng và trơn tiếng, viết đúng mẫu chữ và tập chép bài chính tả, tập ghi đúng
dấu chấm, dấu hỏi. Tuy 2 kĩ năng đọc và viết dạy song song với kĩ năng nghe và
nói nhưng đây vẫn là trọng tâm của chương trình.
- Chương trình gồm 11 tiết x 33 tuần = 385 tiết, các kĩ năng gồm:
+ Kĩ năng nghe:
Nghe trong hội thoại với các yêu cầu:
* Nghe hiểu câu kể, câu hỏi đơn giản.
* Nghe hiểu lời hướng dẫn hoặc yêu cầu.
* Nghe hiểu văn bản: Chỉ yêu cầu học sinh nghe, hiểu một câu chuyện
ngắn có nội dung phù hợp với lứa tuổi học sinh lớp 1.
+ Kĩ năng nói:
Nói trong hội thoại với các yêu cầu:
* Nói đủ to, rõ ràng, nói thành câu.
* Biết đạt và trả lời câu hỏi lựa chọn về đối tượng.
* Biết nói lời chào hỏi, chia tay trong gia đình và trường học.
* Nói thành bài.
* Kể lại một câu chuyện đơn giản đã được nghe.
+ Kĩ năng đọc:
Đọc thành tiếng gồm các yêu cầu:
* Biết cầm sách đọc đúng tư thế.
* Đọc đúng và đọc trơn tiếng, đọc liền từ, cụm từ, đọc liền thành câu, tập
ngắt, nghỉ hơi đúng chỗ.
Đọc hiểu gồm các yêu cầu:
* Đọc hiểu nghĩa các từ thông thường, hiểu ý nghĩa được diễn đạt trong
câu (độ dài khoảng 10 tiếng).
* Học thuộc lòng một số bài văn vần trong sách giáo khoa (thơ và ca dao).
+ Kĩ năng viết gồm:
22
Viết chữ: Tập ngồi viết đúng tư thế, viết được cỡ chữ vừa và nhỏ, tập ghi
dấu thanh đúng vị trí, làm quen các chữ hoa cỡ lớn và cỡ vừa theo mẫu quy
định; tập viết các số đã học.
Viết chính tả gồm các nội dung:
*Tập chép.
* Bước đầu nghe đọc để viết chính tả.
* Luyện viết các vần khó, các chữ mở đầu bằng g/gh; ng/ngh; c/q/k…
* Ghi các dấu câu (dấu chấm, dấu hỏi).
* Tập trình bày một bài chính tả ngắn.
- Về kiến thức chương trình: Tri thức tiếng Việt ở lớp 1 không có tiết học
riêng. Các đơn vị tri thức quy định cho lớp học này giúp giáo viên có cơ sở lí
luận để dạy các kĩ năng cho học sinh, chưa yêu cầu học sinh phải học thành bài
các khái niệm, quy tắc nhưng vẫn gắn với việc luyện tập các kĩ năng sử dụng
tiếng Việt.
+ Ngữ âm và chữ viết:
* Bước đầu nhận biết sự tương ứng giữa âm và chữ cái, thanh điệu và dấu
ghi thanh.
* Chính tả: Bước đầu nhận biết một số quy tắc chính tả.
+ Từ vựng: Học thêm khoảng 200-300 từ ngữ (kể cả thành ngữ, tục ngữ)
+ Ngữ pháp:
* Nhận biết cách dùng dấu chấm, dấu chấm hỏi.
* Ghi nhớ các nghi thức lời nói.
- Ngữ liệu:
* Ngữ liệu giai đoạn học chữ là các từ, ngữ, câu ngắn, đoạn ngắn, các
thành ngữ, tục ngữ, ca dao phù hợp với yêu cầu học chữ và rèn luyện kĩ năng
phù hợp với lứa tuổi học sinh, có tác dụng giáo dục và mở rộng sự hiểu biết.
+ Giai đoạn sau học chữ: Ngữ liệu là những câu, đoạn văn ngắn nói về
thiên nhiên, gia đình, trường học, thiếu nhi. Ngữ liệu có cách diễn đạt trong
23
sáng, dễ hiểu, có tác dụng giáo dục giá trị nhân văn và cung cấp cho học sinh
những hiểu biết về giá trị cuộc sống, chú ý thích đáng đến các văn bản phản ánh
đặc điểm thiên nhiên, đời sống, văn hoá, xã hội.
1.4.3. Phương pháp và quy trình dạy học môn Tiếng Việt 1
1.4.3.1. Phương pháp dạy học môn Tiếng Việt 1 ở trường tiểu học
Phương pháp dạy học Tiếng Việt là cách thức làm việc của thầy giáo và
học sinh trong môi trường giáo dục nhằm làm cho học sinh nắm vững kiến thức,
kĩ năng và kĩ xảo tiếng Việt. Có thể kể đến một số PPDH như: PP phân tích
ngôn ngữ, PP rèn luyện theo mẫu, PP thực hành giao tiếp, PP thảo luận nhóm,
PP trò chơi, PP đóng vai …
Theo quan niệm trên thì hoạt động học tập của trò là bình diện chủ yếu
được thể hiện trong giờ học. Môi trường giáo dục gồm: cuộc sống của cộng
đồng, môi trường sư phạm của nhà trường, những phương tiện phục vụ cho việc
dạy và việc học… Để cho học sinh học tập tích cực, chủ động và được môi
trường hỗ trợ cho việc học một cách tối ưu thì hoạt động của Thầy phải là hoạt
động có vai trò hướng dẫn. Chính hoạt động của Thầy sẽ tổ chức ra các hoạt
động học tập cho học sinh, sẽ vận hành môi trường tham gia một cách có hiệu
quả vào việc tìm kiếm, phát hiện, vận dụng kiến thức, kỹ năng của học sinh,
phương pháp dạy học hiểu theo cách này sẽ tạo ra những giờ học không chỉ có
giao tiếp một chiều: thầy phát - trò nhận, thầy yêu cầu - trò làm theo, mà còn có
giao tiếp nhiều chiều: thầy - trò, trò - thầy, trò - trò. Nó tạo ra những giờ học có
sự hợp tác tốt giữa thầy và trò và giữa những người học với nhau, khiến cho việc
học tập trong trường gần với việc lao động ở cộng đồng, tạo cho học trò có
nhiều cơ hội để vận dụng những điều đã học vào cuộc sống.
Tư duy học sinh đầu lớp 1 đang ở giai đoạn chuyển từ tư duy trực quan
hình ảnh sang tư duy cụ thể. Vì vậy, trong giảng dạy tiếng Việt cho các em sử
dụng đồ dùng dạy học giữ vai trò hết sức quan trọng. Phần Học vần, đồ dùng
dạy học quan trọng nhất là bộ chữ cái ghép vần cho cả giáo viên và học sinh.
24
Khi sử dụng, giáo viên cần tìm kiếm những biện pháp để có thể phát huy tối đa
tác dụng của nó hoặc có thể sưu tầm them các đồ dùng khác để nhằm hấp dẫn
học sinh trong việc lĩnh hội kiến thức, rèn luyện các kĩ năng sử dụng tiếng Việt.
*Quy trình và phương dạy học trong Học vần lớp 1
Dạng 1: Làm quen với âm và chữ (gồm 6 bài đầu)
Mỗi bài gồm 2 tiết, tiến hành theo quy trình sau:
Tiết 1 (35 phút)
1. Kiểm tra bài cũ
2. Bài mới
HĐ 1: Giới thiệu bài (thường sử dụng phương pháp nêu vấn đề, quan sát,
hỏi đáp…)
HĐ 2: Dạy chữ ghi âm (trọng tâm của bài), thường sử dụng phương pháp
miêu tả, giảng giải, hỏi đáp, sử dụng đồ dung trực quan. Được tiến hành như
sau:
- Hướng dẫn học sinh nhận dạng chữ ghi âm, dấu ghi thanh mới.
- Hướng dẫn học sinh tự ghép chữ, phát âm âm, thanh mới.
- Giáo viên viết mẫu và hướng dẫn quy trình viết, học sinh viết chữ ghi
âm hoặc ghi thanh vào bảng con.
Đối với dạng bài này, đơn vị kiến thứ trong bài không nhiều nên ngoài việc
dạy kiến thức mới, giáo viên cần dành thời gian để ổn định tổ chức lớp, hình
thành nề nếp học tập như cách cầm sách, khoản cách mắt nhìn, cách và tư thế
ngồi viết…
Tiết 2 (35 phút)
HĐ 3: Luyện tập (thường sử dụng phương pháp luyện tập theo mẫu, thực
hành giao tiếp, trò chơi). Được tiến hành theo trình tự:
- Luyện đọc: Ôn lại tiết 1
- Luyện nói:
+ Nói theo chủ đề.
25
+ Tổ chức trò chơi.
Ở giai đoạn này, phần luyện nói theo tranh tương đối tự do theo chủ đề của
tranh, không gò bó theo các âm, thanh vừa học, giáo viên có thể hỏi những câu
hỏi đơn giản, nội dung gần gũi với trẻ để giúp học sinh làm quen với không khí
học tập mới, tránh rụt rè, nhút nhát để các em mạnh dạn, tự tin, dám nói cho bạn
nghe và nghe bạn nói theo hướng dẫn của giáo viên trong môi trường giao tiếp
mới, giao tiếp nhà trường.
3. Củng cố, dặn dò
Dạng 2: Dạy học âm, vần mới
Mỗi bài 2 tiết được tiến hành theo quy trình sau:
Tiết 1 (35 phút)
1. Kiểm tra bài cũ
- Kiểm tra đọc, viết câu ứng dụng của bài trước.
2. Bài mới
HĐ 1: Giới thiệu bài:
- Giới thiệu âm, vần mới, ghi bảng.
HĐ 2: Dạy âm, vần mới (tiến hành như sau)
- Hướng dẫn học sinh nhận diện âm, vần mới (phân tích).
- Hướng dẫn học sinh phát âm, vần mới, đánh vần, ghép âm, vần thành
tiếng mới, từ mới, trơn tiếng mới (tiếng khoá - từ khoá).
- Viết: âm, vần, tiếng khoá, từ khoá.
- Luyện đọc từ, câu ứng dụng.
*Lưu ý: Khi dạy bài dạng này, giáo viên cần hình thành và củng cố kiến
thức giúp học sinh nắm chắc và nhanh chóng đạt được yêu cầu cơ bản là đọc,
viết âm, vần mới, đọc trơn tiếng, từ, câu có trong bài học. Còn phần tranh minh
hoạ, giáo viên có thể sử dụng một cách linh hoạt như nhìn tranh tập phát âm từ
mới, tìm âm, vần mới hoặc cho học sinh liên hệ quan sát tranh sau khi học từ
mới.