nghiên cứu - trao đổi
ThS. Bùi Thị Mừng *
1. Bo v quyn ca ngi ph n l
nguyờn tc c bn c ghi nhn trong
Lut hụn nhõn v gia ỡnh Vit Nam, trong
ú bo v quyn lm m ca ngi ph n
l mt ni dung vụ cựng quan trng. Trong
phm vi bi vit ny, chỳng tụi tp trung
bn v vic bo v quyn ca ngi ph n
n thõn.
Quyn lm m ca ngi ph n l
quyn gn lin vi nhng c im gii
tớnh ca ngi ph n, c mang thai v
lm m l ni khao khỏt l hnh phỳc ca
bt c ngi ph n no, i vi ngi
ph n n thõn iu ny cng cú ý ngha
c bit quan trng. õy l ni dung m
phỏp lut phong kin th hin rt rừ nhng
nh kin gii i vi ngi ph n. Ngi
ph n trong xó hi phong kin b k th
khi khụng cú chng m li sinh con, do ú
phỏp lut phong kin cng t rừ s phõn
bit i x i vi nhng ngi con
hoang. Ngi con hoang trong phỏp lut
phong kin khụng c quyn tha kin
trc to truy nhn cha m mỡnh. C s
ca nhng quy nh phỏp lut h khc y
i vi ngi ph n trong ch xó hi
phong kin bt ngun t chớnh t tng
trng nam khinh n ó n sõu vo ý thc
ca ngi dõn. Vỡ th, nguyờn tc bt bỡnh
ng gia nam v n cng tr thnh nguyờn
Đặc san về bình đẳng giới
tc chi phi ton b cỏc quy nh ca phỏp
lut phong kin. Ngay sau khi ginh c
c lp, Nh nc Vit Nam ó dnh cho
ngi ph n s quan tõm c bit. Hin
phỏp nm 1946, bn hin phỏp u tiờn ca
Nh nc ta ó ghi nhn quyn bỡnh ng
gia nam v n, theo ú, Sc lnh s
97/SL ngy 22/05/1950 ó ghi nhn vic
bo m quyn bỡnh ng gia nam v n
trong gia ỡnh ng thi cng ghi nhn cho
phộp ngi con hoang c quyn tha
kin trc to truy nhn cha, m mỡnh.
Nh vy, mc dự cha c th hoỏ song
nhng quy nh u tiờn ca phỏp lut hụn
nhõn v gia ỡnh ca Nh nc ta ó bc
u xoỏ i nhng nh kin v ngi ph
n khụng cú chng m sinh con. Lut hụn
nhõn v gia ỡnh nm 1959 cha ghi nhn
nguyờn tc bo v quyn ca ngi ph n
nh nguyờn tc c lp. Nguyờn tc ny
c ghi nhn ti iu 3 Lut hụn nhõn v
gia ỡnh nm 1986 v tip tc c phỏt
trin trong iu 2 Lut hụn nhõn v gia
ỡnh nm 2000. c bit, n Lut hụn
nhõn v gia ỡnh nm 2000, nguyờn tc bo
v quyn ph n c phỏt trin bc
cao hn, trong ú vn bo v quyn lm
m ca ngi ph n n thõn l mt ni
* Ging viờn Khoa lut dõn s
Trng i hc Lut H Ni
41
nghiªn cøu - trao ®æi
dung quan trọng, mang tính thời sự.
2. Người phụ nữ đơn thân là những
người phụ nữ do hoàn cảnh riêng tư mà họ
không kết hôn, sống độc thân hoặc sống
với những người thân như cha mẹ, anh chị
em của họ. Có thể nói rằng nhìn từ bất cứ
góc độ nào thì người phụ nữ đơn thân cũng
chịu rất nhiều thiệt thòi. Chính vì vậy,
được làm mẹ là hạnh phúc lớn nhất đối với
họ, có con, họ sẽ được an ủi, động viên và
có người nhờ cậy khi tuổi già sức yếu. Vì
thế, bảo vệ quyền của người phụ nữ đơn
thân không thể tách rời việc bảo vệ quyền
làm mẹ của họ.
Luật hôn nhân và gia đình năm 1959
với quy định cho phép người con ngoài giá
thú được xin nhận cha mẹ trước toà án,
người mẹ cũng có quyền xin nhận cha thay
cho đứa trẻ chưa thành niên. Quy định này
đã mở ra cơ hội mới cho người phụ nữ đơn
thân. Theo đó, mặc dù người phụ nữ không
có chồng vẫn có quyền được sinh con và
đứa con mà họ sinh ra sẽ không chịu sự
phân biệt đối xử bởi vì: “Con ngoài giá thú
được cha, mẹ nhận hoặc được toà án nhân
dân cho nhận cha, mẹ có quyền lợi và
nghĩa vụ như con chính thức” (Điều 23).
Mặc dù vậy, do ảnh hưởng của pháp luật
cũng như những phong tục lạc hậu của xã
hội phong kiến tác động vào đời sống hôn
nhân và gia đình nên ở thời điểm này,
người phụ nữ vẫn gặp nhiều khó khăn khi
thực hiện quyền làm mẹ mà pháp luật bảo
vệ cho mình, rất nhiều người phụ nữ đơn
thân không thể bước qua những rào cản dư
luận để sinh con ngoài giá thú. Mặt khác,
xã hội cũng chưa có cái nhìn thiện chí, cởi
42
mở đối với người phụ nữ sinh con ngoài
giá thú. Do vậy, người phụ nữ đơn thân
chưa thực sự được bảo vệ quyền làm mẹ
của mình thông qua quy định này. Một
điều cần nhấn mạnh rằng để thực hiện
quyền làm mẹ của mình, ngoài việc sinh
con ngoài giá thú, người phụ nữ đơn thân
có thể xin nuôi con nuôi, như vậy, quyền
được nhận nuôi con nuôi cũng phải được
pháp luật ghi nhận. Rất tiếc, trong Luật
hôn nhân và gia đình năm 1959 các quy
định về nuôi con nuôi chưa được quy định
cụ thể. Vì vậy, trong chừng mực nhất định
người phụ nữ đơn thân ít nhiều có những
khó khăn khi thực hiện quyền làm mẹ mà
pháp luật ghi nhận và bảo vệ.
Luật hôn nhân và gia đình năm 1986,
lần đầu tiên ghi nhận nguyên tắc bảo vệ bà
mẹ và trẻ em đã thể hiện rất rõ những khía
cạnh về bảo vệ quyền phụ nữ dưới góc độ
giới. Việc ghi nhận nguyên tắc này cũng
mở ra bước tiến đáng kể cho việc bảo vệ
quyền làm mẹ của người phụ nữ nói chung
và người phụ nữ đơn thân nói riêng, các
quy định nhằm đảm bảo để người phụ nữ
đơn thân sinh con ngoài giá thú tiếp tục
được cụ thể hoá. Người phụ nữ sinh con
ngoài giá thú được pháp luật bảo vệ, có
quyền thưa kiện trước toà án để xác nhận
cha cho con. Theo Thông tư số 15-TATC
ngày 27/09/1974 của Toà án nhân dân tối
cao hướng dẫn xử lý một vài loại tranh
chấp về dân sự và hôn nhân và gia đình thì
việc giải quyết các án kiện xác định cha
cho con ngoài giá thú được hướng dẫn:
Người phụ nữ khi yêu cầu toà án xác nhận
cha cho con ngoài giá thú có thể xuất trình
§Æc san vÒ b×nh ®¼ng giíi
nghiªn cøu - trao ®æi
trước toà án những chứng cứ sau:
- Trong thời gian người phụ nữ có thể
thụ thai đứa con, người đàn ông được khai
là cha của đứa trẻ và người mẹ nó đã công
nhiên chung sống với nhau như vợ chồng.
- Hai người đã yêu thương nhau, hứa hẹn
kết hôn với nhau và trong thời gian có thể
thụ thai đứa con, đã ăn nằm với nhau như vợ
chồng rồi sau đó không cưới hỏi gì nữa.
- Người mẹ đứa trẻ đã bị người này
hiếp dâm, cưỡng dâm trong thời gian có
thể thụ thai đứa con.
- Sau khi sinh đứa con, người này đã
thăm nom, chăm sóc đứa con như là con
của mình.
- Có những thư từ do người này viết
xác nhận đứa con do người phụ nữ sinh ra
là con của họ.
Như vậy, với các chứng cứ mang tính
chất suy đoán này, xét trên phương diện xã
hội, người phụ nữ đơn thân không chỉ yêu
cầu toà án xác nhận cha cho đứa trẻ mà
trong nhiều trường hợp người phụ nữ bị
lừa dối, bị ruồng rẫy, họ cũng có vũ khí để
tự bảo vệ quyền lợi cho mình. Thực tế có
nhiều người phụ nữ do nhẹ dạ cả tin bị lừa
dối rồi sinh con, sau bị người đàn ông đó
bỏ mặc không quan tâm, nếu không có
những chứng cứ thuyết phục xuất trình
trước toà thì quyền lợi của người phụ nữ sẽ
không được bảo vệ, họ phải nuôi con một
mình trước cái nhìn nghi kỵ của mọi
người, đó là những vất vả mà không phải
người phụ nữ đơn thân nào cũng có thể
vượt qua. Thiết nghĩ, hệ thống chứng cứ
này thực sự cần thiết đối với các án kiện
xác nhận cha, mẹ, con ngoài giá thú, điều
§Æc san vÒ b×nh ®¼ng giíi
này cũng mở ra những thuận lợi nhất định
cho những người phụ nữ đơn thân khi ở
vào cảnh ngộ éo le. Tuy nhiên, điều dễ
dàng nhận thấy là cũng giống như Luật hôn
nhân và gia đình năm 1959, Luật hôn nhân
và gia đình năm 1986 cũng chưa quy định
cụ thể về quyền được nhận nuôi con nuôi
của người phụ nữ đơn thân. Theo quy định
tại Điều 36 Luật hôn nhân và gia đình năm
1986 thì: “Việc nhận nuôi con nuôi phải
được sự thoả thuận của hai vợ chồng
người nuôi, của cha mẹ đẻ hoặc người đỡ
đầu của người con nuôi chưa thành niên.
Nếu nhận nuôi con nuôi từ 9 tuổi trở lên
thì còn phải được sự đồng ý của người đó”.
Mặt khác, không phải tất cả mọi người phụ
nữ đơn thân đều có thể thực hiện quyền
làm mẹ bằng việc sinh con ngoài giá thú.
Nhiều người phụ nữ đơn thân không thể
bước qua những định kiến xưa cũ, không
vượt lên trên dư luận đã phải bỏ lại phía
sau những khát khao làm mẹ của mình để
sống suốt một cuộc đời cô đơn. Đôi khi
không chỉ là dư luận xã hội mà ngay cả
phía cơ quan nhà nước, các tổ chức xã hội
vẫn còn mang theo gánh nặng thành kiến
đối với người phụ nữ không có chồng mà
lại sinh con. Thực tế đã cho thấy ngay
trong chính cơ quan nhà nước vẫn còn
nặng nề, soi xét đối với những chị em ở
vào cảnh ngộ này, nhiều chị phải chịu hình
thức thuyên chuyển công tác, thậm chí bị
kỷ luật khi có con mà không có chồng.
Như vậy, từ pháp luật đến cuộc sống vẫn là
một khoảng cách rất lớn mà ở đó quyền lợi
của người phụ nữ đơn thân không được
bảo vệ triệt để. Kế thừa và phát triển Luật
43
nghiªn cøu - trao ®æi
hôn nhân và gia đình năm 1986, Luật hôn
nhân và gia đình năm 2000 đã cụ thể hoá
nguyên tắc bảo vệ quyền của người phụ
nữ, nguyên tắc này được ghi nhận một
cách chặt chẽ, cụ thể hơn, thể hiện trách
nhiệm của gia đình và xã hội tới việc bảo
vệ quyền của người phụ nữ “Nhà nước, gia
đình và xã hội có trách nhiệm bảo vệ phụ
nữ, trẻ em, giúp đỡ các bà mẹ thực hiện tốt
chức năng cao quý của người mẹ”. Từ nội
dung có tính chất định hướng trong việc
bảo vệ quyền của người phụ nữ, quyền của
người phụ nữ đơn thân đặc biệt được chú
trọng. Theo đó, quyền làm mẹ không chỉ là
quyền của những người phụ nữ có chồng
mà còn là quyền cho tất cả mọi người phụ
nữ. Chính vì lẽ đó, Luật hôn nhân và gia
đình năm 2000 cũng đã cụ thể hoá việc bảo
vệ quyền của người phụ nữ đơn thân thông
qua các quy định cho phép người phụ nữ
có thể thực hiện thiên chức làm mẹ qua các
quy định về quyền sinh con và quyền nhận
nuôi con nuôi. Về điểm này, Luật hôn nhân
và gia đình năm 2000 có những điểm thể
hiện tính hơn hẳn, vượt trội so với Luật
hôn nhân và gia đình trước đó trong việc
bảo vệ quyền của người phụ nữ đơn thân,
thể hiện qua những nội dung sau:
Thứ nhất, đảm bảo quyền được sinh
con cho người phụ nữ đơn thân, Luật hôn
nhân và gia đình Việt Nam tiếp tục ghi
nhận việc cho phép người con ngoài giá
thú có quyền thưa kiện trước toà án để xác
nhận cha mẹ của mình. Về thực chất, quy
định này gián tiếp bảo vệ quyền được sinh
con ngoài giá thú của người phụ nữ. Tuy
nhiên, trong Luật hôn nhân và gia đình
44
Việt Nam năm 2000, thuật ngữ con “ngoài
giá thú” lại không được nhắc đến, các
chứng cứ mang tính chất suy đoán để xác
nhận cha cho con ngoài giá thú cũng không
được ghi nhận. Vì thế, nhiều người cho
rằng phải chăng đó cũng chính là quy định
hạn chế việc người phụ nữ sinh con ngoài
giá thú. Song, bảo vệ quyền sinh con của
người phụ nữ, lần đầu tiên Luật hôn nhân
và gia đình Việt Nam năm 2000 đã quy
định về việc sinh con theo phương pháp
khoa học “Sinh con theo phương pháp
khoa học là việc sinh con được thực hiện
bằng các kỹ thuật hỗ trợ sinh sản như thụ
tinh nhân tạo, thụ tinh trong ống nghiệm”.
Có thể nói, bảo đảm thiên chức làm mẹ của
người phụ nữ đơn thân bằng các quy định
về sinh con theo phương pháp khoa học
không chỉ đáp ứng nhu cầu “được làm
mẹ” của những người phụ nữ đơn thân mà
nó cũng là vấn đề hết sức nhạy cảm trong
đời sống xã hội hiện nay khi mà khoa học
kỹ thuật phát triển với trình độ cao đòi hỏi
nhà làm luật cần phải dự liệu. Bằng các
quy định về sinh con theo phương pháp
khoa học, Luật hôn nhân và gia đình Việt
Nam năm 2000 đã thể hiện một cách sâu
sắc những giá trị nhân văn về bảo vệ thiên
chức làm mẹ của người phụ nữ, đặc biệt là
người phụ nữ đơn thân “… người phụ nữ
độc thân có quyền sinh con bằng kỹ thuật
hỗ trợ sinh sản theo chỉ định của bác sỹ
chuyên khoa”. Như vậy, vì hoàn cảnh
người phụ nữ không có chồng mà muốn
sinh con nếu không thể bước qua dư luận
để “xin” một đứa con thì vẫn được làm mẹ
với sự trợ giúp của khoa học kỹ thuật. Tuy
§Æc san vÒ b×nh ®¼ng giíi
nghiªn cøu - trao ®æi
nhiên, để bảo vệ mối quan hệ tự nhiên huyết
thống giữa người mẹ và đứa trẻ, đảm bảo
cho đứa trẻ sinh ra khoẻ mạnh và phát triển
toàn diện, người phụ nữ đơn thân muốn sinh
con theo phương pháp này đòi hỏi phải đáp
ứng những điều kiện nhất định:
“Phải là người từ đủ 20 tuổi đến 45 tuổi.
Có đủ sức khoẻ để thụ thai, mang thai và
sinh đẻ, không mắc các bệnh lây truyền qua
đường tình dục, HIV/AIDS, bệnh tâm thần,
bệnh truyền nhiễm hay các bệnh khác.
Không tìm hiểu về tên, tuổi, địa chỉ và
hình ảnh người cho.
Phải là người được cơ sở y tế xác định
có noãn bảo đảm chất lượng để thụ thai”.(1)
Như vậy, hạnh phúc được làm mẹ của
người phụ nữ đơn thân được sự đón nhận
của xã hội, họ không phải chịu những áp
lực của hủ tục xưa cũ với tiếng không
chồng mà có con. Mặc dầu vậy, để có thể
làm mẹ bằng việc sinh con theo phương
pháp khoa học, điều này cũng không dễ
dàng với tất cả mọi người phụ nữ đơn thân
bởi chi phí cho một lần sinh hiện nay còn
quá cao so với mức thu nhập bình quân của
đại đa số phụ nữ, nhất là người phụ nữ đơn
thân thì điều này càng khó khăn hơn.
Chính vì vậy, điều bất cập trong việc thực
hiện sinh con theo phương pháp khoa học
đối với các bà mẹ đơn thân đó chính là chi
phí cho việc thực hiện kỹ thuật hỗ trợ sinh
sản. Do vậy, vẫn còn rất nhiều các bà mẹ
không thể áp dụng biện pháp này. Điều này
cũng chỉ ra vấn đề đáng bàn là nếu họ vẫn
muốn có một đứa con do chính họ sinh ra
thì thiên chức làm mẹ của họ được bảo vệ
như thế nào? Xét ở khía cạnh này, Luật
§Æc san vÒ b×nh ®¼ng giíi
hôn nhân và gia đình hiện hành lại bộc lộ
những điểm bất cập nhất định, mặc dù tiếp
tục ghi nhận việc cho phép người con có
quyền thưa kiện trước toà án để xác nhận
cha, mẹ mình nhưng trong Luật cũng như
các văn bản hướng dẫn thi hành đều không
đề cập các chứng cứ xác nhận quan hệ cha,
mẹ, con giống như tinh thần của Thông tư
số 15-TATC trước đây. Theo quy định của
pháp luật hiện hành thì trong trường hợp
kiện xác nhận cha cho con ngoài giá thú,
người có nghĩa vụ chứng minh là người có
yêu cầu. Điều này thực sự khó khăn cho
người phụ nữ đơn thân nhất là trường hợp
người phụ nữ bị lừa dối do nhẹ dạ cả tin
rồi sinh con ngoài giá thú. Ở vào tình thế
đó, người phụ nữ muốn bảo vệ được quyền
lợi cho mình và con thì phải chứng minh
thông qua hình thức giám định gen, trong
khi đó chi phí cho giám định gen lại quá
cao không phải mọi người đều có thể thực
hiện được. Vì thế, nhiều người phụ nữ đơn
thân ở vào tình trạng phải nuôi con một
mình trong sự vất vả và kỳ thị của những
người xung quanh khi cha của đứa trẻ từ
chối nhận đứa trẻ là con mình. Tuy nhiên,
cần nhấn mạnh rằng để bảo vệ thiên chức
làm mẹ của người phụ nữ đơn thân, pháp
luật hôn nhân và gia đình hiện hành cũng
nghiêm cấm việc sinh con dưới hình thức
"chửa hộ, đẻ thuê". Trong những năm gần
đây, hiện tượng xã hội này đang nổi lên và
thu hút sự quan tâm của nhiều nhà khoa
học. Nhiều quan điểm trái ngược nhau đã
được đưa ra trao đổi. Chấp nhận hay không
chấp nhận hiện tượng này? Rõ ràng đó là
những vấn đề hết sức tế nhị liên quan trực
45
nghiªn cøu - trao ®æi
tiếp đến quyền lợi của người phụ nữ mà
còn tác động đến những giá trị văn hoá
truyền thống trong các gia đình Việt Nam.
Bởi vậy, số đông các nhà khoa học chấp
nhận quan điểm cần phải nghiêm cấm hiện
tượng đẻ thuê, mang thai thuê. Nghị định
số 12/CP của Chính phủ về sinh con theo
phương pháp khoa học đã quy định về việc
nghiêm cấm hiện tượng này nhưng theo
chúng tôi có lẽ để thực sự hiệu quả cần
phải có những chế tài thật nghiêm khắc đối
với những người thực hiện hành vi cũng
như những người có hành vi môi giới cho
những trường hợp “chứa hộ, đẻ thuê”.
Thứ hai, về việc bảo vệ thiên chức làm
mẹ cho người phụ nữ đơn thân thông qua
quy định về việc nuôi con nuôi. Luật hôn
nhân và gia đình hiện hành cho phép người
phụ nữ đơn thân có thể thực hiện thiên
chức làm mẹ thông qua hình thức nuôi con
nuôi. Do vậy, nếu người phụ nữ nào đó vì
lý do tế nhị không thể thực hiện quyền sinh
con thì có thể làm mẹ thông qua việc nuôi
con nuôi. Có thể nói, pháp luật hiện hành
quy định khá đầy đủ và chặt chẽ về việc
nuôi con nuôi. Theo đó, người phụ nữ đơn
thân có quyền xin nuôi con nuôi khi họ
tuân thủ đầy đủ điều kiện nuôi con nuôi
theo quy định của pháp luật. Các quy định
về điều kiện nuôi con nuôi, quyền và nghĩa
vụ giữa cha mẹ nuôi và con nuôi, vấn đề
chấm dứt việc nuôi con nuôi đều được Luật
hôn nhân và gia đình Việt Nam năm 2000
quy định cụ thể. Chính vì thế, nhiều người
phụ nữ đơn thân vẫn có hạnh phúc được
làm mẹ nếu như không có may mắn sinh
46
cho chính mình một đứa con. Tuy nhiên,
để thực hiện quyền làm mẹ, người phụ nữ
đơn thân phải tuân thủ chặt chẽ các quy
định của pháp luật về điều kiện áp dụng
việc sinh con theo phương pháp khoa học,
điều kiện để được xin nuôi con nuôi và
điều quan trọng là phải tuân thủ các chính
sách về kế hoạch hóa gia đình để thực hiện
tốt thiên chức làm mẹ của mình là nuôi dạy
con cái trở thành những công dân có ích
cho xã hội.
3. Như vậy, nhìn một cách tổng thể các
quy định về bảo vệ quyền làm mẹ của
người phụ nữ đơn thân, pháp luật hôn nhân
và gia đình hiện hành đã có những điểm ưu
việt nhất định. Tuy nhiên, theo chúng tôi
để bảo vệ tốt hơn nữa quyền làm mẹ của
người phụ nữ đơn thân nên hoàn thiện các
quy định của Luật này theo hướng sau:
Thứ nhất, bên cạnh các quy định nhằm
bảo vệ quyền làm mẹ của người phụ nữ
đơn thân bằng các quy định về bảo vệ
quyền sinh con của người phụ nữ đơn thân
theo phương pháp khoa học và quyền nhận
nuôi con nuôi, Luật hôn nhân và gia đình
cần dự liệu các chứng cứ mang tính chất
suy đoán để trong trường hợp cần thiết bảo
vệ quyền làm mẹ cho người phụ nữ đơn
thân khi họ sinh con ngoài giá thú. Điều
này đặc biệt quan trọng nhất là đối với
trường hợp người phụ nữ bị lừa dối rồi
sinh con ngoài giá thú, sau đó bị người đàn
ông được khai là cha của đứa trẻ bỏ mặc và
rũ bỏ mọi trách nhiệm. Bởi vì, theo quy
định của pháp luật hiện hành thì việc trưng
§Æc san vÒ b×nh ®¼ng giíi
nghiªn cøu - trao ®æi
cầu giám định gen hiện nay vẫn chưa được
coi là bắt buộc.
Thứ hai, trong những trường hợp kiện
xác nhận cha cho con ngoài giá thú, mặc
dù theo quy định của pháp luật hiện hành,
người có yêu cầu phải có nghĩa vụ chứng
minh, nếu các chứng cứ mà người phụ nữ
xuất trình không đủ căn cứ để toà án xác
nhận cha cho đứa trẻ, người phụ nữ muốn
trưng cầu giám định gen nhưng quá khó
khăn về kinh tế không thể có chi phí cho
việc trưng cầu giám định gen, cũng nên
buộc người kia phải có nghĩa vụ chứng
minh khi họ từ chối nhận đứa trẻ là con
mình bởi vì trên thực tế rất nhiều người
phụ nữ đơn thân ở vào cảnh ngộ bị lừa dối
rồi sinh con nhưng không có chứng cứ
thuyết phục để chứng minh trước toà, nếu
không có điều kiện để chi phí cho việc
trưng cầu giám định gien thì theo pháp luật
hiện hành toà án sẽ đình chỉ việc giải quyết
vụ án. Đây là thiệt thòi rất lớn đối với
người phụ nữ đơn thân.
Thứ ba, cần phải có các chế tài nghiêm
khắc đối với những người thực hiện các
hành vi “chửa hộ, đẻ thuê”nhất là các
trường hợp môi giới cho việc “chứa hộ, đẻ
thuê”. Việc xuất hiện các hành vi môi giới
này đã tạo điều kiện để nhiều người phụ nữ
nói chung và phụ nữ đơn thân nói riêng tự
bán rẻ thiên chức của mình bằng những
hành vi không phù hợp với đạo đức xã hội,
trong nhiều trường hợp do không ý thức
được hành vi sai trái của mình, người phụ
nữ coi đó như một nghề để kiếm sống làm
§Æc san vÒ b×nh ®¼ng giíi
băng hại đến những giá trị truyền thống
trong gia đình Việt Nam, ảnh hưởng đến
quyền lợi của con trẻ và quyền lợi của
người phụ nữ ở vào hoàn cảnh này sẽ khó
được bảo vệ vì pháp luật nghiêm cấm việc
đẻ thuê, mang thai thuê. Về điểm này
chúng tôi cho rằng việc giáo dục tuyên
truyền những kiến thức pháp luật liên quan
đến quyền làm mẹ cho chị em là hết sức
cần thiết bởi vì qua đó họ sẽ ý thức được
những gì họ được phép và không được
phép làm, tránh được những trường hợp do
thiếu hiểu biết pháp luật mà rơi vào cảnh
ngộ éo le. Chẳng hạn, có chị vì những
nguyên nhân chủ quan nên không thể sinh
con hoặc “ngại phải mang thai” nên đã tìm
một người phụ nữ khác “làm thay” mình
việc ấy hay có những chị lại tự đặt mình
vào hoàn cảnh “thay” người khác mang
thai và sinh con để có một khoản thu
nhập… Bất luận ở vị trí nào thì những
người phụ nữ này cũng thật đáng trách
nhưng họ lại không thể biết rằng tự họ đã
tước đi quyền làm mẹ thật thiêng liêng của
chính họ - quyền mà pháp luật ghi nhận và
bảo vệ cho người phụ nữ, nhất là với người
phụ nữ đơn thân.
Trên đây là một số ý kiến của chúng tôi
liên quan đến các quy định về bảo vệ quyền
làm mẹ của người phụ nữ đơn thân, hy vọng
rằng những quy định này sớm được khắc
phục để quyền lợi của người phụ nữ đơn
thân được bảo vệ một cách triệt để./.
(1).Xem: Điều 8, 9 Nghị định số 12/CP ngày 12/02/2003
của Chính phủ về sinh con theo phương pháp khoa học.
47