Tải bản đầy đủ (.doc) (14 trang)

cham soc tre nho

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (183.95 KB, 14 trang )

Chăm sóc trẻ mau lớn thông minh
Cũng như mọi sinh vật khác, cơ thể con người thật là kỳ diệu: Từ một ngoãn và tinh
trùng, trong bụng mẹ, có thể tạo ra một cơ thể toàn vẹn không dư không thiếu và ăn uống lớn
lên thành con người toàn vẹn. Tuy nhiên, sự kỳ diệu này chỉ có được khi ta cung cấp cho thai
phụ và trẻ con đầy đủ và cân bằng dưỡng chất để cơ thể tự phát triển. Tuy nhiên, trong quá trình
mẹ chăm con, ta luôn gặp phải các phiền toái do con lười ăn, rối loạn tiêu hóa, suy dinh
dưỡng… và con không phát triển như mình mong muốn. Vậy khi đó cha mẹ cần phải xử lý như
thế
nào
?
Bí quyết có những đứa con khỏe mạnh: Không phải khi con ra đời ta mới bắt đầu chăm sóc,
để có những đứa con như ý, trước khi quyết định có con, cả hai vợ chồng phải biết ăn uống cân
bằng dưỡng chất. Không uống rượu, bia, không dùng các chất kích thích thì mới có thể tạo ra
cái “mầm sống” lành lặn. Trong ngày cưới mà cô dâu, chú rể cứ “thoải mái cụng ly chúc mừng”
với thực khách… thì đêm động phòng nếu nhằm ngày rụng trứng thì khó tránh khỏi sinh con dị
dạng. Nếu ăn uống thiếu rau quả tươi, sẽ dẫn tới thiếu acid folic (sinh tố B9) trong vài tháng
đầu của thai kỳ thì đứa bé sinh ra có thể bị nứt ống thần kinh tủy sống, một dị tật nghiêm trọng!
… Mang thai mà ăn uống thiếu chất hoặc không cân bằng dinh dưỡng thì bào thai sẽ bị suy
dinh dưỡng, sau này trẻ sơ sinh bị nhẹ cân (dưới 2.500g) sẽ khó nuôi và yếu kém về thể chất cả
tâm hồn dù có nuôi bù cũng không bình thường được!
Từ sơ sinh đến 12 tháng: Não và hệ thần kinh phát triển rất nhanh, cho bú sữa mẹ ngay trong
vòng 3 giờ sau sinh và kéo dài ít nhất cho tới 6 tháng tuổi. Bú tiếp sữa mẹ đến 1 tuổi hay hơn
càng tốt. Trong 4 tháng đầu, nếu người mẹ ăn uống cân bằng dưỡng chất thì bé chỉ cần sữa mẹ
là đủ, không cần bổ túc gì thêm cả. Đầu tháng thứ năm trở đi, sữa mẹ không thể đáp ứng đủ cho
nhu cầu phát triển của bé nữa. Do đó từ tháng thứ 5 phải cho bé ăn dặm. Thức ăn dặm tốt nhất
cho bé giai đoạn này là sữa bò (sữa bột công thức, hoặc sữa tươi tiệt trùng…). Cần cho thêm
vào mỗi bình sữa 1 muỗng cà phê dầu ăn (dầu mè hoặc dầu phộng, dầu nành, hướng dương) để
có thêm đủ các acid béo thiết yếu linoleic, linoleic (còn gọi là acid béo omega 3, omega 6) cho
sự phát triển trẻ con. Để có đủ sinh tố, khoáng chất rất cần cho sự phát triển trẻ con: mỗi ngày
lấy 5 – 7 lá rau bằng bàn tay sè của bé và 1 miếng quả bằng nắm tay bé, một ít thịt, cá… xay,
giã nhuyễn, nấu chung với bột gạo lức, thành bột khuấy cho bé ăn. Tập cho bé ăn thêm chuối


chín tươi, nước cam…
Từ 1 -6 tuổi: Cũng cho ăn như trên nhưng số bình sữa bớt dần thì tăng thức ăn lên như thức ăn
người lớn. Tập cho bé ăn như người lớn, nghĩa là các món ăn lương thực, rau, cá, thịt, trứng,
tôm, cua, nghêu, sò, ốc… tăng dần lên, còn sữa thì giảm dần xuống (nhưng vẫn giữ mức tối
thiểu ngày 1 -2 ly cho tới tuổi thành niên). Cuối giai đoạn này não bộ và hệ thần kinh bé đã phát
triển đầy đủ như người lớn nhưng hệ thống dây thần kinh chưa có bao myelin (chưa myelin
hóa, nên tính tình còn bồng bột, chưa trưởng thành. Càn đàm bảo đủ 1g chất đạm cho mỗi kg cơ
thể/ ngày (1g chất đạm tương ứng với khoảng 7g thức ăn giàu đạm: thịt, cá, trứng, tôm, cua, sò,
ốc… chỉ tính phần ăn được và 100cc sữa chứa 3g chất đạm). Cần đảm bảo chất béo cho bé theo
tiêu chuẩn tối thiểu 1/2g dầu và 1/2g mỡ cho mỗi kg cơ thể. Đặc biệt, cần bổ túc sinh tố,
khoáng chất tối thiểu nằm trong 5 – 7 lá rau bằng bàn tay trẻ và 4 – 5 miếng quả bằng nắm tay


của trẻ. Tốt nhất là xay, giã nhuyễn nấu thành món xúp hay bột khuấy cho trẻ ăn hàng ngày.
Cần thay đổi món theo mùa. Hàng lâm viện khoa học Mỹ khuyên: Trẻ con cũng như người
lớn, mỗi ngày cần ăn ít nhất là 5 thứ rau quả khác nhau, mới đảm bảo sức khỏe.
Bí quyết khắc phục các biến cố của con: Tất cả các bậc làm cha làm mẹ đều luôn luôn mong
muốn con mình phát triển khỏe mạnh và đã chăm con một cách tốt nhất, nhưng trong quá trình
phát triển trẻ vẫn có thể gặp phải các vấn đề nghiêm trọng gây ảnh hưởng đến sức khỏe và một
trong các vấn đề nghiêm trọng đó là tình trạng loạn khuẩn đường ruột. Đặc biệt, khi trẻ chuyển
từ chế độ bú mẹ sang ăn dặm. Nguyên nhân là do hệ thống men tiêu hóa chưa hoàn chỉnh, nên
nhiều khi thức ăn không được hấp thụ hết gây tình trạng rối loạn tiêu hóa: Phân sống, tiêu
chảy… Hệ thống tiêu hóa là một cỗ máy hoàn chỉnh, các cơ quan, bộ phận phối hợp với nhau
một cáchc nhịp nhàng. Khi trẻ em bị bệnh tại đường tiêu hóa (tiêu chảy…) hoặc ngoài đường
tiêu hóa (viêm phổi, chấn thương…) thì hệ thống tiêu hóa bị ảnh hưởng, các men tiết ra ít hơn,
quá trình tiêu hóa thức ăn bị chậm lại, gây tình trạng chán ăn ở trẻ. Khi trẻ bị suy dinh dưỡng
lại càng dễ bị rối loạn tiêu hóa hơn, các men tiêu hóa tiết ra không đều, hậu quả là trẻ biếng ăn.
Vòng xoắn bệnh lý này cứ luẩn quẩn như vậy, nếu ta không có biện pháp cắt đứt nó. Ở lứa tuổi
2 -3, tỷ lệ biếng ăn lên đến 30 – 40%. Vậy nếu các bà mẹ không biết cách, con mình sẽ suy dinh
dưỡng và không phát triển toàn diện được. Bí quyết của các chuyên gia và các bà mẹ trẻ là –

dùng men tiêu hóa – một trong những “vũ khí” lợi hại để phá vỡ vòng xoắn này.
Trên thị trường có nhiều loại men tiêu hóa, nhưng theo các chuyên gia, Bio-acimin được đánh
giá là một trong những sản phẩm cung cấp loại men tốt nhất. Không chỉ thế Men vi sinh tổng
hợp Bio-acimin giúp bé yêu giải quyết tận gốc chứng rối loạn tiêu hóa với 3 tác động vượt trội:
Bổ sung hàng triệu men vi sinh với 3 chủng vi khuẩn có ích giúp trẻ ngăn ngừa và khắc phục
các triệu chứng trướng bụng, đầy hơi, tiêu chảy, phân sống, táo bón… Cung cấp Kẽm và acid
folic có khả năng khôi phục vị giác, giúp bé ăn uống ngon miệng. Đồng thời còn hỗ trợ các
nhóm vitamin B (B1, B2, B5, B6, B9…), các acid amin giúp cơ thể bé hấp thụ được tối đa
dưỡng chất. Với Bio-acimin không còn lo trẻ bị rối loạn tiêu hóa, tiêu hóa khỏe – trẻ ăn ngon,
chóng lớn, cơ thể và trí não sẽ phát triển khỏe mạnh.
(Sưu tầm)


Bài viết cùng danh mục : Chăm sóc trẻ nhỏ
Khi còn là bào thai, trẻ được nuôi dưỡng và nhận các chất bổ, kể cả oxy, từ người mẹ qua
nhau thai, theo đường tĩnh mạch rốn vào đứa trẻ. Rốn gồm có hai động mạch rốn và tĩnh mạch.
Sau khi trẻ lọt lòng, người ta cắt đây rốn và buộc rốn cho trẻ. Từ đó đứa trẻ tách rời sự nuôi
dưỡng của mẹ, phổi bắt đầu hoạt động và oxy sẽ nhận qua phổi trẻ phải thích nghi với môi
trường bên ngoài tử cung. Máu trong tĩnh mạch chủ dưới được hút về tim và áp lực tinh mạch
rốn giảm xuống, tĩnh mạch sẽ tự xẹp dần do áp lực gần như âm tính, còn động mạch rốn cũng
vậy sẽ co hẹp lại cản trở dòng máu lưu thông. Tuy nhiên cũng cần rất thận trọng vì nếu trẻ thở
yếu sẽ dễ gây chảy máu, hơn nữa, phải buộc lại và cắt cẩn thận, sát trùng bằng cồn iốt, vì rốn là
nơi tập trung mạch máu rất dễ nhiễm trùng nguy hiểm cho trẻ. Sau khi cắt rốn, sát trùng bằng
cồn iốt, bóp thử xem chỗ buộc có rỉ máu không, rồi gói cuống rốn vào một miếng gạc sạch lót
thêm bông khô thấm nước, hoặc dùng một miếng gạc chập đôi cho thoáng, rốn chóng khô.
Băng rộn vừa phải không chặt quá, bảo đảm cho trẻ thở, vì chủ yếu trẻ thở bằng bụng.
Nếu khi ra viện rồi, 4-7 ngày mà rốn vẫn chưa rụng, người mẹ cần phải thay băng cho trẻ mỗi
ngày một lần, lau quanh rốn bằng cồn 70o hoặc 90o , có thể dùng cồn pha iốt càng tốt sau đó
đặt gạc và băng lại bằng băng vô trùng. Trường hợp ở nhà không có điều kiện thay luôn, mà
rốn khô có thể 2 ngày thay băng một lần cũng được, miễn là không để nước hoặc bé tiểu ướt

băng rốn. Nếu ướt băng rốn phải thay ngay.
- Trẻ đủ tháng, rốn khô tốt, thay băng thường xuyên, chỉ khoảng 6-8 ngày là rụng rốn, nhưng
cũng có thể chậm tới 10 ngày. Rốn khô có thể rụng tự nhiên, quanh rốn sạch, noi rụng khô, các
tổ chức hạt sẽ phát triển và chuẩn bị thành lập da bao phủ, giai đoạn này cần phải giữ thật sạch
sẽ, băng rốn thêm l – 2 tuần lễ để tránh nhiễm trùng vào chỗ rốn mới rụng. ở trẻ non tháng, giây
rốn chấm rụng hơn, thời gian rụng có thể kéo dài vài tuần. Nếu rốn vẫn khô, sạch thì không có
gì đáng ngại, vì rốn sẽ tự rụng.
- Có trường hợp sau khi trẻ ra khỏi bệnh viện hoặc nhà hộ sinh rồi, nhưng rốn chậm rụng mở ra
thấy có mùi hôi, rỉ một ít máu, hoặc quanh rốn có thể nổi mẩn đỏ, ướt. Trường hợp này có thể
lau cồn 70o hoặc 90o sau đó rắc bột sunfamit hoặc penixilin hay streptomyxin vài lần là khỏi.


- Nếu thấy có loét quanh rốn, không nên lau rửa bằng cồn mà nên dùng nước oxy già, hoặc
nước muối sinh lý rửa sạch lau khô bằng gạc và cũng cần phải rắc bột kháng sinh.
- Trường hợp rốn đã rụng, nhưng còn sót lại lõi rốn đó là cái mầm sần sùi ở giữa rốn và từ cạnh
mầm này nước vàng rỉ ra thường xuyên, làm trẻ bứt rứt khó chịu. Nếu không chăm sóc cẩn
thận, rất dễ gây loét quanh rốn. Tốt nhất là dùng nitrat bạc, dung dịch 5%, hoặc loại nitrat bạc
hình thỏi l0%, chấm rất gọn vào lõi rốn vài lần, sau khi đã lau sạch rốn bằng cồn. Nếu không có
điều kiện thì nên đưa tới y tế hoặc bệnh viện để điều trị vì trường hợp nặng có gây nhiễm trùng
huyết, ảnh hưởng tới sinh mạng trẻ. Thương tổn ở rốn thường xảy ra ở động mạch sau khi buộc
rốn, máu động mạch không chảy nữa một phần ứ đọng lại, nơi đó sẽ là một môi trường dinh
dưỡng tốt cho vi trùng xâm nhập.
- Trường hợp có lỗ dò rốn, do những cầu trúc không bình thường của mạch máu rốn, hoặc
những ô viêm nhiễm quanh rốn làm tổn thương phần cắt khi rụng rốn, vết thương không liền rỉ
nước vàng liên tục. Có trường hợp cần phải điều trị ngoại khoa. Vì những tai biến có thể xảy ra
như trên đây, do không có điều kiện, hoặc không biết cách chăm sóc rốn trẻ cẩn thận, chúng tôi
cần lưu ý các bà mẹ một số điều sau :
1.

Nếu


rốn

chưa

rụng

thì

phải

thay

hàng

ngày,

lau

cồn.

2. Nếu rốn mới rụng vẫn phải lau cồn sau 2-3 ngày và tiếp tục băng rốn l-2 tuần lễ.
3. Nếu rốn hôi, lau cồn ngày 2 lần, rắc bột kháng sinh và băng gạc mỏng cho thoáng.
4.

Nếu

rốn




rỉ

ít

máu,

cũng

lau

bằng

cồn

cho

sạch

rồi

băng

lại:

5. Nếu rốn có mủ hôi, viêm tấy quanh rốn, đó là đã nhiễm trùng nặng. Cần đưa đi khám tại các
cơ sở chuyên khoa để điều trị tại chỗ và toàn thân, tránh biến chứng nhiễm trùng huyết.

Chú ý: Không để trẻ tiêu, tiểu ướt rốn. Không làm xây xát rốn, không làm rốn rụng do va
chạm mạnh nhất là ở trẻ non tháng. Không nên bôi thuốc đỏ vì khó phát hiện viêm nhiễm.

Tắm và bảo vệ da trẻ mới đẻ: Nên tắm cho trẻ vào lúc nào? Việc bảo vệ da đối với trẻ mới đẻ
rất quan trọng, vì da của trẻ mới đẻ chứa đựng nhiều nước mọng mềm mịn như nhung. Rất dễ
bị xây sát. Ngay khi lọt lòng mẹ, da dẻ được che phủ bởi một chất nhầy màu trắng xám ta gọi là
chất gây. Chất gây này thấy nhiều ở trẻ non tháng, ứ đọng nhiều ở các khe như nách, bẹn,


khuỷu, cổ. Thành phần của chất gây gồm 50%-75% chất mỡ nhầy là một phần của lớp thượng
bì bong ra. Trước đây người ta thường đem rửa sạch chất gây ở trẻ mới đẻ, nhưng ngày nay
người ta không lau sạch ngay mà chỉ lau bớt bằng gạc hoặc khăn ẩm và nếu có nhiều chất gây
thì có thể dùng vaselin để lau những chỗ ứ đọng nhiều như lưng, cổ, cánh tay ngực và bộ phận
sinh dục. Các nhà y học đã chứng minh được rằng chất gây bảo vệ da đứa trẻ, làm cho trẻ đỡ
mất nhiệt độ. Ngoài ra, chất gây còn có tác dụng như một chất dinh dưỡng nuôi da. Do đó, hiện
nay ở các nhà hộ sinh, sau khi sinh 24-36 giờ người ta mới lau kỹ các chất gây đó. Tuy nhiên
không nên để ứ đọng chất gây đó trong khe kẽ quá 36 giờ, vì chất gây ứ đọng trong các nếp
nhăn của da, sẽ kích thích da, làm hăm đỏ nứt nẻ nách, bẹn, hậu môn… Việc tắm cho trẻ khi
rốn chưa rụng có thể thực hiện dễ dàng tại bệnh viện hoặc nhà hộ sinh, vì có đủ phương tiện để
chăm sóc rốn trẻ tránh nhiễm trùng. Tốt hơn hết trong thời gian chưa rụng rốn, nên tắm từng
phần cơ thể, chủ yếu là các khe kẽ, cổ nách bẹn và bộ phận sinh dục, không nên tắm toàn thân
bằng cách nhúng thẳng đứa trẻ vào chậu nước. Chỉ có thể tắm trẻ thoải mái khi rốn trẻ đã rụng
và khô hoàn toàn, đã có da bao phủ vùng rốn rụng khoảng ngày thứ 10 sau sinh. Ðối với trẻ
thiếu tháng khi ra viện, thường đã rụng rốn vì thời gian nuôi dưỡng trong bệnh viện tương đối
lâu. Có khi hàng tháng. Một điều quan trọng cần chú ý là thoát vị rốn: rốn trẻ sau khi rụng một
vài lần lại thấy rốn lồi lên bằng quả quýt; khi trẻ nằm thì rốn xẹp xuống, khi trẻ khóc rốn lại
căng phồng lên, đó là thoát vị rốn do ruột bị đầy qua lỗ rốn ra phía ngoài, cần phát hiện sớm và
xử trí bằng cách băng lại bằng băng dính để đè ruột xuống dưới lỗ rốn. Sau vài tuần khi các lớp
cơ ở thành bụng phát triển sẽ ngăn cản ruột lại. Trường hợp này hay xảy ra ở trẻ non tháng.
Ngoài ra còn có thể thấy hiện tượng thoát vị ở bẹn, nghĩa là khúc ruột sa xuống bên bẹn đứa trẻ.
Nếu sa ruột bẹn bị nghẹn thì phải giải quyết bằng phẫu thuật.
Cần chuẩn bị những gì trước khi tắm cho bé ? Tuỳ theo hoàn cảnh từng gia đình, cần chuẩn
bị những thứ sau đây : 1. Bông để lau mắt – Băng rốn và gạc.

2. áo, vải lót, tã, khăn lau, tất cả đều phải thật khô, chăn mỏng mùa hè, chăn ấm mùa đông.
3. Xà phòng thơm và cồn 70o hoặc 90o (nếu rốn mới rụng).
4. Thuốc nhỏ mắt, nhiệt kế, phấn rôm.
5. Chậu nước ấm khoảng 36-37oC. Mọi thứ trên cần được chuẩn bi sẵn để cạnh nơi tắm.


Ngoài ra các bà mẹ nên chú ý thêm:
- Mùa đông nên tắm cho trẻ ở chỗ ấm, ít gió,mùa hè tránh tắm chỗ có gió lùa. Trước khi tắm
nếu có điều kiện nên cặp nhiệt độ cho trẻ ở hậu môn. Nhiệt độ của trẻ trên 36o mới tắm.
-Nên tắm cho trẻ như thế nào ? Da trẻ tuy mịn mỏng, dễ bị sây sát nhưng vẫn phải tắm bằng xà
phòng mới sạch được. Tốt nhất là dùng xà phòng thơm hoà tan với một ít nước để thoa vào da
cho trẻ hoặc bà mẹ thoa vào tay mình rồi mới xoa tay có xà phòng lên trẻ, chứ không nên cầm
thằng bánh xà phòng sát lên người trẻ. Trước khi tắm cần kiểm tra mắt trẻ, lau từng mắt một
bằng bông hoặc gạc thấm dung dịch muối loãng hoặc nước đun sôi để nguội. Tránh để chất bẩn
từ mắt này chảy sang mắt kia, nhất là khi trẻ đau mắt. Nếu không có điều kiện làm như vậy
ngay, thì có thể lau bằng khăn hai bên má, trán trẻ và chừa lại hai con mắt sẽ lau sau khi tắm
xong và đồng thời làm vệ sinh luôn cả lỗ mũi và, hai tay trẻ.
Sau khi lau mặt, bắt đầu gội đầu cho trẻ bằng cách dùng khăn mỏng nhúng vào nước xà phòng
thơm. Khi gội chú ý cuộn bọc trẻ vào một khăn vải, đưa cánh tay trái giữ toàn bộ thân trẻ, tránh
để nước vào lỗ tai bằng cách dùng bàn tay trái giữ gáy và đầu, đồng thời dùng hai ngón tay cái
và giữa bịt kín hai lỗ tai trẻ, còn bàn tay phải thì dùng để gội đầu trẻ… gội đầu xong ta dặt trẻ
vào chậu tắm và tắm từng phía một, thoa nước xà phòng vào ngực, cánh tay, nách, sườn từng
bên một, sau đó tới vùng lưng, mông và bộ phận sinh dục:
Tắm xong đặt trẻ lên một chiếc khăn khô lau ngực nhe nhẹ rồi lau tới cánh tay, lưng, bụng và
bộ phận sinh dục. Nên chú ý kiểm tra các vùng khớp và các khe kẽ như nách, bẹn cỏ. Nhớ lau
thật khô và rắc bột phấn rôm. Nếu rốn mới rụng không được để ướt rốn, lau rốn bằng cồn sạch
và băng lại.
Khi mặc áo cho trẻ, nên mặc 2 chiếc: chiếc mỏng ở trong, chiếc dày ở ngoài. áo nên may rộng,
cài cúc bên cạnh phía trước hoặc bắt chéo vạt sau lưng không cần cài cúc. Trường hợp chỉ mặc
một áo thì phía ngoài nên mặc một yếm dãi rộng che phủ thấp quá rốn bé. Khi quấn tã cần chú

ý, không quấn lỏng dễ tuột nhưng quấn chặt quá sẽ ảnh hưởng đến việc ăn uống của trẻ. Một số
chị em do sơ ý, quấn rốn hoặc mặc áo quân tã cho con quá chặt làm cho trẻ dễ nôn trớ sau khi
ăn. Khi tắm xong, mặc áo quấn tã rồi cần xem lại nhiệt độ cơ thể trẻ. Nếu nhiệt độ giảm xuống
dưới 36oC thì nên ủ ấm cho trẻ bằng túi chườm, nước nóng ủ phía ngoài chăn, nếu nhiệt độ của


trẻ hơn 36oC thì thôi. Ðối với các cháu mới đẻ nhất là các cháu thiếu tháng trung tâm điều hoà
nhiệt độ cơ thể chưa hoàn chỉnh, do đó cơ thể trẻ nóng lạnh thay đổi thất thường, có khi người
ấm, nhưng chân tay rất lạnh, cần phải chú ý theo dõi để xử lý kịp thời.
Nhớ nhỏ mắt cho trẻ bằng acgyrol l%-2% hoặc nhỏ cloramphenicol 0,2%, nhất là khi trẻ bị đau
mắt. Cũng cần chú ý thông mũi cho trẻ bằng cách dùng bông sạch vê nhỏ lại và lựa chiều lỗ
mũi lấy dần các chất dịch tiết ra từ niêm mạc mũi đã khô, bám vào thành lỗ mũi làm cản trở hô
hấp của trẻ. Lấy bông lau ngoáy sạch hai lỗ tai và đừng quên cắt móng tay cho trẻ.
Sau khi tắm xong, nhiệt độ của trẻ được ổn định, cho trẻ ăn bữa sáng là thích hợp.
Tưa miệng và cách chống tưa: Do một loại nấm sống dưới hình thức ký sinh trong miệng và
có thể gặp ở những trẻ bình thường. Trẻ nhỏ dưới l-2 tháng. Nhất là trẻ sơ sinh yếu, non tháng
dễ bị tưa do khô miệng vì ít bài tiết nước bọt và độ PH niêm mạc miệng có tính chất toan do
cặn sữa mẹ ứ đọng lại lên men. Bình thường trẻ bú mẹ hoặc ăn sữa bò, sau khi ăn, nếu không
cho uống nước sẽ thấy có cặn sữa bám vào lưỡi. Nếu không thường xuyên lau sạch miệng trẻ,
cũng dễ thành tưa. Bệnh có thể lây truyền do tay người phục vụ sờ mó: vào các dụng cụ cho ăn
như cốc, thìa, bình sữa, đầu vú, hoặc có thể lây do người mẹ bị nấm ở âm đạo.
Hiện nay, nhiều nhà khoa học nhấn mạnh đến ảnh hưởng của điều trị kháng sinh kéo dài trong
việc phát triển bệnh tưa. Nếu cho trẻ uống kháng sinh chống vi trùng rộng rãi như aureomyxin,
cloramphenicol, terramyxin vv. liều lượng cao sẽ gây ra loạn khuẩn đường ruột, làm tăng phát
triển một số loại ký sinh trùng trong đó nấm rất dễ mọc lan tràn.
Lâm sàng: trên niêm mạc miệng trẻ ta thấy lưỡi đỏ có những chấm nổi gai cạnh đó có các nốt
chấm trắng xuất hiện dần dần thành đám trắng dính thẳng vào niêm mạc quanh miệng. Dùng
gạc lau sạch một lúc, lại thấy xuất hiện những nốt trắng dày hơn. Các đám trắng có thề lan tràn
đến ngã tư hầu họng và xuống đường tiêu hoá, gây tiêu chảy do nấm thì chữa trị rất khó khăn.
Nếu không điều trị và giữ vệ sinh miệng tốt cho trẻ, nấm bệnh có thể lan xuống khí quản, thực

quản gây tiêu chảy kéo dài. Nếu lại cô thêm biến chứng nhiễm trùng thì bệnh càng khó trị. Việc
điều trị dự phòng bước đầu không có gì khó khăn. Bôi miệng bằng dung dịch glyxerin borat
10%-15% hoặc dùng môi trường kiềm để trung hoà độ PH toan trong miệng, bằng cách bôi
natri bicacbonat 5% . Nếu dùng hai loại thuốc trên mà không thấy giảm trẻ vẫn đau miệng, rát


lưỡi, không chịu bú thì có thể dùng loại thuốc kháng sinh nấm lnycostatin 100.000 hoà thành
dung dịch(3-5 ml nước)thoa vào niêm mạc miệng hoặc cho uống mycostatin
100.000đvqt/kg/thể trọng trong 24 giờ. Ðiều trị trong vòng 4-7 ngày, nếu trường hợp nặng.
phòng bệnh: vì bệnh tưa gây tác hại quan trọng cho trẻ sơ sinh và cũng là một bệnh phổ biến
thường xảy ra ở trẻ nhỏ, nhẹ cân vì vậy phòng bệnh rất cần thiết. Chú ý giữ vệ sinh khi ăn uống
bảo đảm đồ dùng pha sữa cho trẻ thật sạch sẽ. Tránh sử dụng kháng sinh liều cao, nhất là cho
uống. Khi dùng kháng sinh kéo dài cho các bệnh đường ruột cần phải có chỉ dẫn của thầy
thuốc. Ðề phòng cơ bản nhất là sau khi trẻ bú xong, nên cho tráng miệng 2,3 thìa nước đun sôi
để nguội, hoặc dùng gạc sạch thấm nước lau sạch cặn sữa đọng quanh niêm mạc miệng trẻ.
Ngoài ra một số chị em thường dùng mật ong để rà tưa cho bé có tác dụng tốt làm bong các
màng đóng trong miệng nhanh. Trong mật ong có đường invectoza một số chất hữu cơ và men
và một số chất có tác dụng sát trùng nhẹ vì vậy có thể rà sạch tưa cho bé. Nhưng điều quan
trọng cần chú ý là sau khi dùng mật ong, phải lau lại 2 lần bằng gạc thấm nước đun sôi để nguội
hoặc dùng gạc sạch chất đường còn ứ đọng trong miệng nếu không chất đường đó sẽ phối hợp
với axít hữu cơ gây lên men rất mạnh làm tưa lại càng mọc nhanh hơn và có thể gây biến chứng
viêm miệng rất nguy hiểm cho trẻ. Các bà mẹ dùng nước lá rau ngót chúng tôi không phản đối
nhưng cần nhất là phải thật sạch sẽ vì có thể làm bẩn thêm miệng ./.

Chăm sóc trẻ nhỏ
Hiện nay, các trường hợp nhiễm khuẩn rốn nặng ngày càng ít, uốn ván rốn thì thật sự hiếm
gặp. Tuy nhiên, việc chăm sóc rốn cho trẻ sơ sinh tại gia đình nhất là các kỹ năng, biện
pháp xử lý với các trường hợp rốn không khô, có mùi hôi, rốn rỉ máu... vẫn chưa được quan
tâm tư vấn đầy đủ.
Sau khi thai nhi được đưa ra khỏi bụng mẹ, các thầy thuốc sẽ cắt, buộc và băng rốn trẻ lại. Nếu

người mẹ vẫn ở các cơ sở y tế thì việc chăm sóc rốn chủ yếu do các thầy thuốc, điều dưỡng
viên. Nếu là đẻ thường, không có các nguy cơ, sản phụ được thầy thuốc cho về nhà tự theo dõi
tiếp, hoặc sản phụ được đẻ tại nhà do các bà đỡ thôn, bản đỡ đẻ thì việc chăm sóc rốn, theo dõi
phát hiện các bất thường của rốn lại do chính các sản phụ (hoặc người nhà) thực hiện.
Nguyên tắc của chăm sóc rốn : Chăm sóc rốn là một quá trình liên tục, phải làm từ ngay sau
đẻ tới khi rụng lên sẹo khô. Phải bảo đảm vô khuẩn khi cắt rốn và làm rốn.
Việc chăm sóc rốn phải có sự hướng dẫn của thầy thuốc chỉ thực hiện những gì đã được thầy
thuốc hướng dẫn, không rắc bột kháng sinh, không bôi thuốc đỏ vào rốn; chỉ dùng các thuốc đã
được các bác sĩ chỉ định; rốn phải bảo đảm được khô (không để nước tiểu, nước tắm... làm ướt


rốn); rốn phải được cố định, băng lại bằng gạc sạch để không bị cọ sát khi trẻ cử động, nhưng
phải bảo đảm thoáng; rốn phải được tự rụng.
Các trường hợp bình thường có thể tự chăm sóc : Nếu rốn khô, dùng glutaraldehyd lau cuốn
rốn hằng ngày (thuốc này được bác sĩ kê đơn và mua tại các nhà thuốc), sau đó đặt gạc sạch và
băng lại. Cuống rốn sẽ rụng tự nhiên sau 6 - 8 ngày. Khi rốn mới rụng vẫn phải giữ khô, sạch,
lau bằng glutaraldehyd (sau khoảng 2 - 3 ngày) và băng gạc sạch cho tới khi lên sẹo (khoảng 1 2 tuần).
Các trường hợp cần thận trọng : Trường hợp rốn có mùi hôi, quanh rốn nổi mẩn hay ẩm ướt,
chậm rụng: Dùng i-ốt để chấm ngày hai lần, băng rốn bằng gạc mỏng, thoáng, tuyệt đối không
rắc bột kháng sinh vào rốn (những năm trước đây đã thực hiện như vậy, nhưng qua thực tế theo
dõi thấy không tốt cho rốn).
Nếu rốn khô trở lại thì tiếp tục dùng glutaraldehyd lau cuống rốn hằng ngày cho tới khi rốn
rụng tự nhiên; tiếp tục giữ khô, sạch cho tới khi lên sẹo (như các trường hợp tự chăm sóc đã
nêu ở trên). Nếu qua 1 ngày, rốn vẫn không khô trở lại cần đưa đến cơ sở y tế.
Nếu thấy loét quanh rốn, rửa nhẹ bằng nước muối sinh lý, ngày 2 lần, băng bằng gạc thật mỏng,
để thoáng. Nếu sau 1 ngày thấy vết loét giảm, tiến triển tốt lên, tiếp tục rửa nhẹ bằng nước muối
sinh lý đến khi hết loét, rốn khô. Sau đó tiến hành chăm sóc rốn như các trường hợp tự chăm
sóc đã nêu ở trên. Nếu thấy vết loét không giảm hoặc lan rộng và sâu hơn, cần đưa trẻ tới cơ sở
y tế.
Các trường hợp cần đưa đến cơ sở y tế : Là các trường hợp đẻ rơi hoặc đẻ tại nhà nhưng do

những bà đỡ chưa được huấn luyện. Các trường hợp này điều kiện vô khuẩn không được bảo
đảm nên cần đưa ngay tới cơ sở y tế, không tự chăm sóc rốn ở nhà. Tại cơ sở y tế, nếu có điều
kiện trẻ còn được tiêm một liều huyết thanh chống uốn ván (SAT 1500 đơn vị).
Nếu trong quá trình chăm sóc, thấy rốn rỉ máu, chảy máu (cả khi rốn chưa rụng hoặc khi rốn đã
rụng); rốn hôi, chảy nước mầu vàng; rốn sưng đỏ, có mủ; rốn có u hạt to, ướt rốn; không khô và
trẻ sốt cần đưa ngay trẻ tới cơ sở y tế.
Tại các cơ sở y tế, thầy thuốc sẽ có sự chăm sóc và theo dõi sát sao, tùy từng trường hợp mà trẻ
sơ sinh sẽ được khâu buộc lại rốn, dùng vitamin K chống chảy máu, kháng sinh chống nhiễm
khuẩn... Có như vậy mới tránh được các biến chứng không đáng có cho trẻ sơ sinh.

Chăm sóc trẻ nhỏ
Chúng ta đã biết rằng chỉ số BMI (chỉ số khối lượng chung của cơ thể) mà cao quá mức
bình thường có thể sẽ là một dấu hiệu của bệnh tim mạch và tiểu đường. Gần đây một dấu
hiệu khác cũng được quan tâm, đó chính là số đo vòng eo.
Trước tiên bạn hãy đứng ở tư thế thẳng rồi dùng một chiếc thước dây đo số đo phần bụng (phía
dưới xương sườn cuối cùng) và phần hông (phần xương hông trên cùng) . Sau đó hãy xem
thông tin dưới đây để biết số đo đó nói lên điều gì: Nếu bạn có số đo vòng eo cao hơn hoặc
bằng 91cm thì rất có thể bạn bị thừa cân và đang có nguy cơ bị bệnh tim hoặc bệnh tiểu đường.
Tỉ lệ giữa số đo của vòng eo và hông càng nhỏ thì càng tốt. Ví dụ, nếu bạn có số của vòng eo là
70cm và của hông là 80cm thì tỉ lệ giữa số đo của vòng eo và hông là 0,8. Nếu số đo của vòng
eo là 81cm và của hông là 79cm thì tỉ lệ này sẽ là 1,02. Với tỉ lệ là 1,02 thì nguy cơ bị bệnh của
bạn là rất lớn.


Chăm sóc trẻ nhỏ
Tập cho trẻ làm quen với thức ăn của người lớn không phải lúc nào cũng dễ. Có bé háo hức
đòi ăn, có bé nhất quyết không chấp nhận thức ăn mới. Vì vậy, trong giai đoạn tập cho trẻ
ăn dặm có rất nhiều bà mẹ lúng túng không biết phải bắt đầu như thế nào. Những lời
khuyên sau đây sẽ giúp các bà mẹ thực hành cho trẻ ăn dặm tốt hơn.
Thời điểm cho trẻ ăn dặm bột : Theo khuyến nghị của Tổ chức Y tế Thế giới và Viện

Dinh dưỡng Quốc gia Việt Nam, thời điểm ăn dặm tốt nhất là khi trẻ được 6 tháng tuổi. Ở
tháng tuổi này, hệ men tiêu hóa của bé đã hoàn chỉnh, và nguồn sữa mẹ lúc này tuy vẫn còn
khá nhiều nhưng không còn đáp ứng đủ cho sự tăng trưởng của trẻ.
Các nguyên tắc cần lưu ý khi cho trẻ ăn dặm bột: Nên rửa tay thật sạch và lau khô bằng khăn
sạch trước khi pha bột cho trẻ. Chỉ nên cho trẻ ăn 1 bữa trong ngày, nếu mẹ phải đi làm hoặc trẻ
quá thích ăn bột thì cho trẻ ăn tối đa là 2 bữa, nhưng 2 bữa này phải cách thật xa nhau để bé có
thể tiêu hóa một cách dễ dàng.
Lúc này trẻ chỉ tiêu hóa tốt bột loãng 5%; có nghĩa là trong 100ml nước chỉ pha 5g bột (5g bột
tương đương với 2 muỗng canh nhỏ bột gạt ngang), sau đó độ đậm đặc của bột sẽ được tăng
dần mỗi tuần. Cho trẻ ăn từ ít đến nhiều, không cố ép trẻ ăn hết phần bột đã pha ra, nếu trẻ ăn
được ít, thì cho trẻ bú mẹ liền ngay sau ăn cho trọn bữa.
Thời điểm cho trẻ ăn dặm trong ngày phụ thuộc vào trẻ, không nhất thiết phải là buổi sáng, lúc
vui vẻ trẻ sẽ dễ chấp nhận bữa ăn hơn. Khi cho trẻ ăn, mẹ cũng cần sắp xếp công việc để có một
khoảng thời gian dài thoải mái dành cho trẻ. Có như vậy, bữa ăn sẽ diễn ra như một trò chơi, trẻ
sẽ thích thú đón nhận. Chọn bột ăn dặm có vị ngọt để mùi vị bột sẽ gần giống vị sữa mẹ, trẻ sẽ
dễ chấp nhận hơn. Nếu trẻ không chịu ăn dặm, mẹ hãy ngưng cho ăn trong 3-5 ngày, sau đó cho
trẻ tập ăn lại. Một số trẻ không thích ăn bột có vị ngọt, mẹ hãy chọn một loại bột có vị mặn bán
sẵn trên thị trường cho trẻ ăn, hoặc nếu có thời gian hãy thử chế biến 1 chén bột (200ml) cho trẻ
ăn tại gia đình như sau: - Bột (sử dụng bột gạo xay khô hoặc bột ngũ cốc có bán sẵn trên thị
trường): từ 10g tăng dần đến 20g, tương đương 3-6 muỗng canh nhỏ bột gạt ngang.
- Thịt, cá, tép… (bằm thật nhuyễn): 20g tương đương với 2 muỗng canh nhỏ đong vun vừa.
- Rau, củ, trái bằm nhuyễn hoặc tán nhuyễn sau khi luộc chín: 15-20g tương đương với 1,5-2
muỗng canh nhỏ đong vun vừa.
- Dầu tinh luyện (dầu nành, dầu mè, dầu gấc…): 5g tương đương với 1 muỗng canh nhỏ.
- Nêm nếm : có thể sử dụng muối iod hoặc nước mắm ngon, nhưng bao giờ cũng nêm lạc hơn
khẩu vị của người lớn. Khi tiếp xúc với món ăn mới, trẻ cần thời gian từ 3-5 ngày để làm quen,
sau khi trẻ đã làm quen với nhiều món, mẹ bắt đầu thay đổi món mỗi ngày để tạo sự ngon
miệng cho trẻ.



Một số sai lầm thường gặp khi cho trẻ ăn dặm
Cho trẻ ăn nhiều bữa bột trong ngày: điều này làm trẻ khó tiêu, trở nên biếng bú mẹ, và
chậm tăng cân. Chỉ dùng nước hầm xương pha với bột gạo cho trẻ ăn: điều này chỉ phù hợp
với bé trong vài ngày đầu, sau đó cần cho trẻ ăn luôn xác thịt, cá, rau… thì mới bảo đảm
chất dinh dưỡng cho trẻ tăng trưởng. Pha bột quá đặc: trẻ khó tiêu hóa dẫn đến biếng bú,
biếng ăn ( khoảng cách giữa các bữa ăn và bú cứ dài ra dần).
Pha sữa với nước cháo: nếu tất cả các bình sữa đều pha với nước cháo thì giống như cho
trẻ ăn bột nhiều lần trong ngày, sẽ làm cho trẻ khó tiêu và mau chóng bỏ bú.
Mua nhiều loại bột và mở nắp hàng loạt để đổi vị cho trẻ: bột ăn dặm cũng giống như sữa
bột, thời gian từ lúc mở nắp hộp cho đến khi dùng hết hộp bột (hoặc sữa) không nên quá 15
ngày. Nếu mở cùng một lúc nhiều hộp bột, thời gian sử dụng của một hộp sẽ kéo dài, dễ dẫn
đến tình trạng nhiễm vi khuẩn vào bột gây bệnh tiêu chảy cho trẻ.
Cho trẻ ăn dặm sớm trước 6 tháng tuổi: điều này không phù hợp với hệ men tiêu hóa chưa
hoàn chỉnh của trẻ và làm cho nguồn sữa mẹ bị ít đi, do trẻ khó tiêu dẫn đến ít bú mẹ.
Cho trẻ ăn dặm trễ (trên 6 tháng): ở thời điểm này về mặt tâm lý trẻ chỉ thích những gì đã
quen thuộc với mình, nên việc tập ăn dặm sẽ trở nên khó khăn.
Tạo ra một khuôn khổ khi cho trẻ ăn dặm như bắt trẻ phải choàng khăn khi ăn, không cho
trẻ dùng tay tiếp xúc với món ăn, bắt trẻ phải ăn hết phần ăn… những điều này tạo sự căng
thẳng và gây ra phản ứng chống đối ở trẻ khi đến bữa ăn.
Đè đổ khi trẻ không chịu ăn: tạo ra mối bất hòa giữa mẹ và trẻ, dẫn đến chứng chán ăn kéo
dài. Ăn dặm đúng cách giúp trẻ mau lớn và tạo sự an tâm cho các bà mẹ phải đi làm lại sau
thời gian nghỉ hậu sản./.

Bài viết cùng danh mục : Chăm sóc trẻ nhỏ
Tôi có cháu nội 8 tuổi, thỉnh thoảng đang ngủ cháu bỗng choàng dậy hốt hoảng, ngồi nhìn
ngơ ngác. cháu tôi bị bệnh gì, thưa bác sĩ? Nguyễn Thị Phương (Hà Nam)
BS. Vũ Hồng Ngọc trả lời: Hiện tượng khi ngủ bỗng nhiên choàng dậy hốt hoảng thuộc loại rối
loạn giấc ngủ. Rối loạn giấc ngủ thường có các biểu hiện như: trằn trọc khó vào giấc ngủ, nửa
đêm hay thức giấc ngồi nhìn vẻ bàng hoàng ngơ ngác, có khi đi lại hoặc có cơn ác mộng sợ hãi,
trẻ nhỏ có thể khóc thét. Các giấc mơ gây hoảng hốt, sợ hãi thường có nội dung đe dọa tính

mạng hoặc người thân trong gia đình. Các giấc mơ này thường liên quan tới ban ngày nhìn hoặc
phải chứng kiến như ai đó đe dọa cháu hoặc cảnh bạo lực, ma quỷ trong phim, truyện… Do vậy
phải tìm hiểu để loại bỏ nguyên nhân kết hợp với chế độ ăn uống nghỉ ngơi, học tập hợp lý,
không quá căng thẳng. Rối loạn giấc ngủ còn gặp ở những người bệnh tim, cơ thể suy nhược…


Nên nhớ những trẻ có biểu hiện thiếu máu, da xanh bụng ỏng kèm buồn nôn thì cảnh giác với
nhiễm giun. Chính thiếu máu kéo dài có thể ảnh hưởng đến tim nếu kéo dài có thể gây suy tim.
Người bị suy tim cũng hay bị mơ hoảng và giật mình nên trong nhân dân hay gọi yếu tim.
Phòng bệnh tốt nhất bằng cách tẩy giun 6 tháng/lần. Nếu không tiến triển chị nên đưa cháu đi
khám ở chuyên khoa thần kinh nhi.

Bài viết cùng danh mục : Chăm sóc trẻ nhỏ
Tôi có bé trai được 9 tháng tuổi. Gần nửa tháng nay, cháu mọc hai răng cửa hàm trên.
Không biết có phải vì vậy mà cháu bú kém đi không? Thậm chí có ngày chưa đến 300ml dù
tôi dụ đút muỗng cho cháu. Tôi rất lo lắng không biết làm sao để cháu chịu bú sữa lại. Cháu
ăn ba cữ cháo/ngày, mỗi lần 200ml cháo. Hai ngày nay cháu đi phân lỏng, nhiều lần. Đây là
triệu chứng gì, thưa bác sĩ.(Bạn đọc)
Trả lời: Khi trẻ mọc răng thường có dấu hiệu sốt nhẹ, chảy nước miếng nhiều, đi cầu tướt (đi
nhiều lần trong ngày, phân hoa cải có ít nước, lượng ít), biếng ăn giảm bú… Tình trạng này kéo
dài khoảng vài ngày rồi tự hết. Nếu mọc nhiều răng liên tiếp cũng có thể làm kéo dài thời gian
biếng ăn sinh lý này.
Trẻ 9 tháng tuổi mỗi ngày ăn ba chén cháo đầy vậy là khá nhiều. Nếu bé thích ăn hơn bú thì chị
cứ tiếp tục cho ăn như vậy, chú ý chén cháo phải có 2 muỗng canh chất đạm băm nhuyễn + 2
muỗng canh rau, thêm 1-2 muỗng canh dầu ăn.
Nếu bé ăn khó hơn bú thì có thể giảm bớt lượng ăn, khoảng 2/3 chén và tăng lượng sữa lên, vừa
bú mẹ (nếu còn), vừa đút muỗng sữa bò cho trẻ. Ngoài ra có thể cho ăn thêm sữa chua, bánh
flan, đậu hũ nước đường, trái cây… Chế độ ăn phù hợp sẽ giúp bé lên cân khoảng 200-400g
mỗi tháng là đạt tiêu chuẩn.
Bé đi cầu phân nhiều nước trên ba lần mỗi ngày gọi là tiêu chảy. Chị cần cho bé uống bù nước

(sữa, nước lọc, nước Oresol), theo dõi tình trạng đi tiêu và nên đi khám bác sĩ nếu bé đi cầu liên
tục trên hai ngày, phân có đàm máu hay đi trên 5-7 lần/ngày, bỏ ăn, thóp lõm, môi khô, mắt
trũng hay có bất kỳ dấu hiệu bất thường nào khác.
Theo Phụ nữ TPHCM

Bài viết cùng danh mục : Chăm sóc trẻ nhỏ
Có nên cho bé yêu uống dầu cá? Dầu cá có lợi ích gì đối với trẻ? Và nó an toàn với bé?
Hay nó còn có những tác dụng phụ? Đó là những băn khoăn thắc mắc của các bậc cha mẹ
khi cho trẻ uống dầu cá?
Những điều chưa biết khi cho trẻ bổ sung dầu cá : Trong dầu cá có chứa những chất béo rất
quan trọng (đặc biệt là chất béo omega – 3 axit), có lợi cho quá trình trao đổi chất. Chất béo
omega – 3 có tác dụng giúp giảm nguy cơ mắc chứng cao huyết áp, giảm hàm lượng cholesterol


xấu trong máu, giảm nguy cơ mắc các bệnh tim mạch và đột quỵ, giảm viêm nhiễm trong cơ
thể. Tuy nhiên, có 2 loại omega 3 axit được tìm thấy trong dầu cá có vai trò quan trọng trong
quá trình phát triển về trí tuệ và thể chất cho bé yêu là Eicosapentaenoic acid (EPA) và
Docosahexaenoic acid (DHA).
EPA và DHA rất có lợi cho quá trình phá triển của cơ thể. DHA là một trong những axit béo
chủ yếu quan trọng được tìm thấy trong các tế bào não người. Nhiều nghiên cứu cũng đã chỉ ra
rằng, việc bổ sung dầu cá có chứa hàm lượng lớn DHA trong chế độ ăn uống vào giai đoạn trẻ
bú mẹ thì chỉ số IQ của những trẻ này sẽ cao hơn so với những trẻ khác.
Hơn thế nữa, cũng đã có những nghiên cứu chỉ ra rằng những trẻ được uống dầu cá thì cũng có
khả năng đọc, đánh vần và viết nhanh hơn các trẻ cùng trang lứa khác. Các chuyên gia thì cho
rằng dầu cá an toàn với đa số các trẻ em, trừ những trẻ bị dị ứng với cá. Bên cạnh đó, dầu cá
cũng đã được chứng minh là có tác dụng làm giảm nguy cơ tắc nghẽn mạch máu. Việc cho trẻ
uống dầu cá đem lại nhiều ích lợi cho sức khỏe của bé. Chúng giúp cung cấp cho bé nguồn
omega 3 axit cần thiết, đây là một loại axit béo mà cơ thể không có khả năng tự tổng hợp mà
phải thu lượm qua chế độ ăn uống thường ngày. Việc cho bé uống dầu cá 2 – 3 lần mỗi tuần sẽ
giúp cung cấo hàm lượng omega – 3 axit mà cơ thể cần.

Cũng xin nói thêm rằng việc bổ sung dầu cá không gây nên những tác động quá tiêu cực với
trẻ. Hầu hết nếu gặp phải tác dụng phụ của nó thì trẻ chỉ có thể mắc chứng đầy bụng. Nhưng
khi mua dầu cá cho trẻ uống bạn nên đọc kỹ nhãn mác để biết cách sử dụng, liều lượng, thời
điểm uống dầu cá (thường là nên cho trẻ uống trước bữa ăn) và bạn cũng cần chắc chắn rằng đó
không phải là loại dầu cá được chế biến từ những loại cá có chứa hàm lượng thủy ngân cao./.
Cháu nhà em vừa tròn 1 tuổi Hàng đêm bé dậy khoảng 3,4 lần và khóc hấm hic. Bé chỉ hết
khóc khi mẹ cho bú, khoảng 5-10 phút là bé lại ngủ thiếp . Lúc đầu em cứ nghĩ là bé đói
nhưng trước khi đi ngủ em đã cho bé uống khoảng 120 ml sữa . Em muốn hỏi xem nguyên
nhân bé hay khóc về đêm và cách chữa trị (Ban ngày bé chỉ ngủ 2 giấc mỗi giác khoảng 2h)
Trả lời: Trẻ cứ đến đêm hay khóc to và liên tục nhiều đêm, thậm chí khóc thâu đêm và đến
sáng lại thôi, bệnh này hay thấy ở trẻ sơ sinh, dân gian còn gọi là khóc dạ đề. Đông y cho rằng
nguyên nhân bệnh này gồm 4 loại: tỳ hàn, tâm nhiệt, kinh hãi và tích trệ. Nói chung sức khỏe
của trẻ vẫn tốt và không liên quan gì đến thời tiết.
Bài thuốc dân gian: Nguyên nhân trẻ khóc dạ đề thường do hàn hoặc nhiệt.
- Do hàn: Trẻ khóc đêm nhiều, mặt xanh, chân tay lạnh, bỏ bú, bụng đầy, đặc biệt tỳ vị lạnh.
Ban đêm thuộc âm, âm thịnh thì tỳ tạng bị lạnh. Vì tỳ ưa ấm, ghét lạnh, nên tỳ lạnh thì dẫn đến
bụng đau, làm cho trẻ khóc về đêm nhiều và khi khóc thì cong lưng lên vì bụng đau.
Bài thuốc: Bố chính sâm (tẩm gừng sao) 4g, bạch truật (tẩm đất vàng sao) 4g, cam thảo nướng
2g, gừng tươi 1 lát, sắc uống.
- Do nhiệt: Nguyên nhân do tâm thụ nhiệt. Tâm giữ chức quân hỏa, chủ huyết. Can tàng huyết.
Đêm ngủ thì huyết trở về can. Vì tâm hư nên hỏa xung đốt, buồn bực không yên sinh ra khóc
nhiều.
Bài 1: Xác con ve sầu (thuyền thoái) từ 7-9 con, ngắt bỏ đầu, chân, thêm hai ngọn kinh giới,
cho vào chén con nấu cách thủy hoặc hấp cơm lấy chút nước cho trẻ uống.


Bài 2: Hoàng đằng 4g, lá tre gai 4g, gừng tươi 1 lát, bố chính sâm 4g, cam thảo 1g, sắc uống.
Bài 3: Thạch xương bồ tươi 10g giã vắt lấy nước cho uống.
Bài 4: Hạt bìm bìm đen 4g, tán nhỏ hòa với nước cho uống.
Bài 5: Thanh đại 1-2g tán nhỏ hòa với nước cho uống.

Bài 6: Xác ve sầu 1-2 con (ngắt đuôi và chân), lá bạc hà 1-2g, hai thứ nghiền nát cho vào chén
con, hấp cơm lấy nước nhỏ vào miệng cho trẻ.
Ngoài ra có thể sử dụng một số bài thuốc sau:
Bài 7: Xác ve 3g, bạc hà 1,5g, bấc đèn 1,2g, sắc uống ngày 2 lần.
Bài 8: Bột trân châu 1g, sữa 15g trộn đều, chưng cách thủy, chia 2 lần uống hết, uống liền trong
3-5 ngày.
Bài 9: Chu sa 0,3g, sữa 15ml, trước tiên nghiền chu sa thành bột rồi trộn với sữa uống hết, ngày
1 lần, uống liền trong 3-5 ngày.
Bài 10: Mộc hương 4g, thuyền thoái 5g, xuyên sơn giáp (nướng) 3 cái, đương quy 4g, cỏ mọc
bờ giếng 4g. Đổ 1 bát nước sắc còn 1/3 bát, trộn với chu sa cho uống từng thìa (riêng mộc
hương chỉ mài với nước thuốc uống chứ không sắc).
- Nếu trẻ khóc cả ngày lẫn đêm, dùng bài thuốc sau:
Bài 11: Nhũ hương 6g, mộc dược 6g. Sắc đặc lấy nước mài với mộc hương cho uống.
Bài 12: Hạt cải bẹ (la bạc tử) 10g (sao), sắc uống.
Một số cách chữa bên ngoài:
- Chu sa 3g, lấy một tờ giấy mỏng, trên mặt quét lớp hồ, rắc bột chu sa lên mặt hồ, rồi buộc
dưới hai bàn chân.
- Lá chè nhai nát rồi buộc vào rốn, dùng cho loại tỳ hư.
- Hạt dành dành núi 1 hạt, nghiền thành bột, bột mỳ 9g, rượu trắng 5ml, tất cả trộn, nặn thành
viên, buộc vào động mạch đập ở cổ hai tay (mạch quay) sau 24 giờ tháo ra, dùng cho loại tâm
nhiệt.
- Ngô thù du 10g, ngũ bội tử 15g, chu sa 5g, bột gạo 15g, tất cả nghiền bột trộn thành hồ, buộc
vào hai lòng bàn chân, ngày 1 lần dùng chữa cho loại sợ hãi.
Một số điều cần biết: Khi trẻ khóc trước hết cần quan sát tỉ mỉ, tìm ra nguyên nhân làm trẻ
khóc (như đói khát, nóng bức, bế con quá chặt, muỗi cắn, sưng rốn, giun ngứa hậu môn, tắc
mũi...) để nhanh chóng xử lý.
Buồng ngủ phải sạch sẽ, yên tĩnh.
Bình thường không được dọa nạt trẻ, tránh gây căng thẳng cho trẻ.
Chú ý cho trẻ ăn uống hợp vệ sinh, dễ tiêu hóa.
Một số điều cần tránh: Trẻ khóc đêm không nên lạm dụng thuốc an thần.

Trẻ không biết nói, nếu trẻ có bệnh gây khóc thì phải đưa trẻ đến bệnh viện kiểm tra, tránh hiểu
sai về bệnh tình mà xử trí sai.
Trẻ khóc đêm không nên cho ăn kẹo sôcôla, bột cacao, vì kẹo và thức uống trên có tác dụng
kích thích không có lợi cho bệnh của trẻ.
Bệnh còi xương từ xưa đã được coi là bệnh phiền toái bất an (trẻ khóc đêm kèm theo ra mồ hôi,
nhất là trên đầu, dưới gối là mảng tóc rụng...) nên các bậc cha mẹ cần lưu ý đến chế độ nuôi
dưỡng trẻ.
(Lưu ý: Chữa bệnh theo chỉ định của Bác sĩ)



Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×