Tải bản đầy đủ (.pdf) (110 trang)

Quản trị rủi ro cho vay dự án đầu tư tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn (agribank) chi nhánh bình dương

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (981.63 KB, 110 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ TP. HCM

----o0o----

NGUYỄN VÕ MINH DUYÊN
QUẢN TRỊ RỦI RO CHO VAY DỰ ÁN ĐẦU TƯ
TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT
TRIỂN NÔNG THÔN (AGRIBANK)-CHI
NHÁNH BÌNH DƯƠNG
LUẬN VĂN THẠC SỸ KINH TẾ
Chuyên ngành : Quản trị kinh doanh
Mã số : 60340102
GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. LÊ TẤN PHƯỚC

Tp.Hồ Chí Minh, tháng 12 Năm 2014


CÔNG TRÌNH ĐƯ ỢC HOÀN THÀNH TẠI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ TP.HCM

Cán bộ hướng dẫn khoa học : Tiến Sĩ Lê Tấn Phước

Luận văn Thạc sĩ đư ợc bảo vệ tại Trường Đại Học Công nghệ TP. HCM
ngày 08 tháng 02 năm 2015
Thành phần Hội đồng đánh giá Luận văn Thạc sĩ gồm:
TT

Họ và tên

Chức danh Hội đồng



1

TS.Lưu Thanh Tâm

Chủ tịch

2

TS.Nguyễn Ngọc Dương

Phản biện 1

3

TS.Phan Thị Minh Châu

Phản biện 2

4

GS.TS Hồ Đức Hùng

Ủy viên

5

TS.Phan Mỹ hạnh

Ủy viên, Thư ký


Xác nhận của Chủ tịch Hội đồng đánh giá Luận sau khi Luận văn đã đư ợc
sửa chữa (nếu có).

Chủ tịch hội đồng đánh giá LV


TRƯỜNG ĐH CÔNG NGHỆ TP. HCM

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

PHÒNG QLKH – ĐTSĐH

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
TP. HCM, ngày..… tháng….. năm 2015

NHIỆM VỤ LUẬN VĂN THẠC SĨ
Họ tên học viên:

Nguyễn Võ Minh Duyên

Giới tính: Nữ

Ngày, tháng, năm sinh: 08-08-1976

Nơi sinh: TP.Đà Nẵng

Chuyên ngành:

MSHV:


Quản Trị Kinh Doanh

1341820014

I- Tên đề tài:
QUẢN TRỊ RỦI RO CHO VAY DỰ ÁN ĐẦU TƯ TẠI NGÂN HÀNG NÔNG
NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN (AGRIBANK) - CHI NHÁNH BÌNH
DƯƠNG
II- Nhiệm vụ và nội dung:
1. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài là nghiên cứu thực tiễn hoạt động quản trị
rủi ro tín dụng trong cho vay dự án đầu tư tại Agribank-CNBD từ đó giải
quyết vấn đề đặt ra là làm thế nào để thẩm định hồ sơ tín dụng dự án hiệu

quả để mỗi quyết định cho vay dự án đầu tư sẽ là quyết định mang lại hiệu
quả về mặt kinh tế cho ngân hàng và cũng giảm thiểu được rủi ro tín dụng.
2. Nghiên cứu quy trình tín dụng Agribank-CNBD và các ngân hàng thương
mại từ đó rút ra những bài học kinh nghiệm giúp hạn chế phần nào RRTD.
3. Dựa trên những phân tích thực trạng quá trình quản trị RRTD tại
Agribank-CNBD dẫn đến xây dựng các định hướng và đưa ra những giải
pháp nhằm giảm thiểu RRTD nói chung và trong hoạt động cho vay dự án
đầu tư nói tiêng.
III- Ngày giao nhiệm vụ: 31/07/2014
IV- Ngày hoàn thành nhiệm vụ: 15/01/2015
V- Cán bộ hướng dẫn: Tiến Sĩ Lê Tấn Phước
CÁN BỘ HƯỚNG DẪN
(Họ tên và chữ ký)

KHOA QUẢN LÝ CHUYÊN NGÀNH
(Họ tên và chữ ký)



i

LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đề tài này là công trình nghiên cứu của riêng tôi ,các kết
quả nghiên cứu có tính độc lập riêng , không sao chép bất kỳ tài liệu nào và chưa
được công bố toàn bộ nội dung này bất kỳ ở đâu ; các số liệu, các nguồn trích dẫn
trong luận văn được chú thích nguồn gốc rõ ràng , minh bạch.
Tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm về lời cam đoan danh dự của tôi.

TP.HCM, ngày ….. tháng …… năm 2015
Học viên thực hiện luận văn

Nguyễn Võ Minh Duyên


ii

LỜI CẢM ƠN
Tôi muốn tỏ lòng biết ơn sâu sắc của tôi đến tất cả những người đã ủng hộ tôi
trong suốt thời gian theo học chương trình thạc sĩ cũng như thời gian hòan thành luận
văn với lời cảm ơn đặc biệt đến:
Tiến sĩ Lê Tấn Phước người thầy, người hướng dẫn tận tình giúp tôi hoàn thành
luận văn này.
Các thầy cô khoa sau đại học Trường Đại Học Công Nghệ TP.HCM đã giúp tôi
rất nhiều trong thời gian học tập cũng như vi ết luận văn.
Các bạn học lớp cao học 13SQT11 đã hổ trợ nhiệt tình trong học tập cũng như
trao đổi kinh nghiệm thực tiễn.
Các anh chị tại phòng tín dụng Ngân Hàng Nông Nghiệp Và Phát Triễn Nông

Thôn (Agribank)-Chi Nhánh Bình Dương .

Một lần nữa, xin gữi lời cảm ơn chân thành sâu sắc!

Tác giả luận văn
(Ký và ghi rõ họ tên)

Nguyễn Võ Minh Duyên


iii

TÓM TẮT
Đứng trước những cơ hội và thách thức trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc
tế, đòi hỏi các ngân hàng thương mại phải không ngừng nâng cao chất lượng dịch
vụ tín dụng cung ứng cho khách hàng nhưng đồng thời phải làm giảm thiểu rủi ro
đến mức tối đa.
Thời gian qua rủi ro tín dụng, nợ xấu tại các ngân hàng thương mại chưa
được kiểm soát một cách có hiệu quả và đang có xu hướng gia tăng mạnh, lợi nhuận
tăng trưởng qua các năm xuất phát chủ yếu từ hoạt động tín dụng và chiếm một
phần không nhỏ là cho vay dự án đầu tư. Do đó yêu cầu cấp bách đặt ra là rủi ro tín
dụng phải được quản lý, kiểm soát một cách hiệu quả, đảm bảo tín dụng hoạt động
trong phạm vi rủi ro chấp nhận được, tăng thêm lợi nhuận trong kinh doanh ngân
hàng.
Góp phần nâng cao uy tín và tạo ra lợi thế cạnh tranh so với các ngân hàng
khác trong tỉnh. Vấn đề đặt ra là làm thế nào để thẩm định hồ sơ tín dụng dự án hiệu
quả để mỗi quyết định cho vay dự án đầu tư sẽ là quyết định mang lại hiệu quả về
mặt kinh tế cho ngân hàng và cũng giảm thiểu được rủi ro tín dụng. Đây là một
thách thức không nhỏ của Ngân hàng Agribank-CNBD.
Với mục tiêu như trên tác giả đã đi sâu nghiên cứu thực tiễn dựa trên những

cơ sở lý luận từ đó đưa ra những tồn đọng còn vướng mắc trong quy trình tín dụng
tại Agribank-CNBD cũng như ki ến nghị những giải pháp phù hợp.


iv

ABSTRACT
Facing the opportunities and challenges in the process of international
economic integration, which requires commercial banks to constantly improve the
credit quality of service provided to customers but also to reduce the risk.
The last time credit risks, bad debts in the commercial banks are not
controlled effectively and tends to rise sharply, profitable growths through the year
comes mainly from credit operations and occupies a small part is lending projects.
Therefore urgently request that the credit risk must be managed and controlled
effectively, credit guarantee activities within acceptable risk and increase profits in
the the commercial banks.
Contributing to enhance the reputation and create a competitive advantage
compared to other banks in the province. The question is how to appraise credit
profile for each project efficiently lending decisions of investment projects will be
decided to bring economic efficiency for the bank and also minimize the risk credit
risk. This is a big challenge of Agribank-CNBD
With the aim of such authors research based on a theoretical basis from
which to make outstanding problems remain in the credit process at AgribankCNBD and propose appropriate solutions. .


v

MỤC LỤC
Lời cam đoan:......................................................................................................................i
Lời cảm ơn: ........................................................................................................................ii

Tóm tắt: .............................................................................................................................iii
Abstract: .............................................................................................................................iv
Mục lục: ..............................................................................................................................v
Danh mục các từ viết tắt: .................................................................................................viii
Danh mục các bảng: ..........................................................................................................ix
Danh mục các hình: ............................................................................................................x
LỜI MỞ ĐẦU .............................................................................................................1
CHƯƠNG 1 : .............................................................................................................4
TỔNG QUAN VỀ DỰ ÁN ĐẦU TƯ VÀ QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG
TRONG CHO VAY DỰ ÁN ĐẦU TƯ CỦA CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG
MẠI.............................................................................................................................4
1.1 Tổng quan về dự án đầu tư :..................................................................................4
1.1.1 Khái niệm dự án đầu tư :...................................................................................4
1.1.2 Đặc điểm dự án đầu tư : .....................................................................................4
1.1.3 Các giai đoạn của dự án đầu tư : ........................................................................5
1.1.4 Phân loại dự án đầu tư :......................................................................................6
1.2 Các loại rủi ro cho vay dự án đầu tư : ...................................................................7
1.2.2 Rủi ro tín dụng : .................................................................................................8
1.2.3 Rủi ro lãi suất : ...................................................................................................9
1.2.4 Rủi ro tỷ giá : .....................................................................................................9
1.3 Rủi ro tín dụng : ....................................................................................................9
1.3.1 Khái niệm rủi ro tín dụng :.................................................................................9
1.3.2 Các loại rủi ro tín dụng : ..................................................................................10
1.3.3 Nguyên nhân rủi ro tín dụng trong cho vay dự án đầu tư : ..............................11
1.4 Quản trị rủi ro tín dụng trong cho vay dự án đầu tư : .........................................13
1.4.1 Khái niệm quản trị rủi ro tín dụng : .................................................................13
1.4.2 Quy trình quản trị rủi ro tín dụng trong cho vay dự án đầu tư :.......................14


vi

1.5 Kinh nghiệm quản trị rủi ro tín dụng trong cho vay dự án đầu tư của một số
ngân hàng thương mại tại Việt nam và bài học kinh nghiệm cho Agribank-CNBD :
...................................................................................................................................20
1.5.1 Kinh nghiệm quản trị rủi ro tín dụng trong cho vay dự án đầu tư của một số
ngân hàng thương mại :.............................................................................................20
1.5.2 Bài học kinh nghiệm cho AGRIBANK : ........................................................22
KẾT LUẬN CHƯƠNG 1........................................................................................23
CHƯƠNG 2 ..............................................................................................................24
THỰC TRẠNG QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG TRONG CHO VAY DỰ ÁN
ĐẦU TƯ TẠI AGRIBANK-CNBD .........................................................................24
2.1 Tổng quan quá trình phát triển AGRIBANK-CNBD : .......................................24
2.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển......................................................................24
2.1.2 Tình hình hoạt động của Agribank-CNBD :...................................................30
2.2 Hành lang pháp lý về quản trị rủi ro tín dụng tại Việt Nam : ............................31
2.2.1 Giai đoạn trước năm 2013 :............................................................................31
2.2.2 Giai đoạn từ đầu năm 2013 đến nay : ............................................................34
2.3 Thực trạng công tác quản trị rủi ro tín dụng trong cho vay dự án đầu tư
tại Agribank-CNBD: ...............................................................................................37
2.3.1 Quy trình quản trị RRTD trong cho vay DAĐT tại Agribank-CNBD : .........37
2.3.2 Phân tích thực trạng rủi ro tín dụng trong cho vay dự án đầu tư tại
Agribank-CNBD : ...................................................................................................48
2.3.3 Đánh giá hoạt động quản trị rủi ro tín dụng trong cho vay dự án đầu tư tại
Agribank-CNBD :......................................................................................................55
KẾT LUẬN CHƯƠNG 2........................................................................................65
CHƯƠNG 3 : ............................................................................................................66
GIẢI PHÁP GÓP PHẦN HOÀN THIỆN CÔNG TÁC QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN
DỤNG TRONG CHO VAY DỰ ÁN ĐẦU TƯ TẠI AGRIBANK-CNBD.............66
3.1 Định hướng phát triển của Agribank-CNBD trong thời gian tới : ......................66
3.1.1 Định hướng chung : ........................................................................................66



vii
3.1.2 Định hướng về công tác quản trị rủi ro tín dụng trong cho vay dự án đầu tư
tại Agribank-CNBD :................................................................................................67
3.2 Các giải pháp nhằm góp phần hoàn thiện công các quản trị rủi ro tín dụng trong
cho vay dự án đầu tư tại Agribank-CNBD : .............................................................68
3.2.1 Nhóm giải pháp hoàn thiện quy trình tín dụng về cho vay dự án đầu tư : .....68
3.2.2 Nhóm giải pháp về dấu hiệu cảnh báo trong hoạt động quản trị rủi ro tín dụng
cho vay dự án đầu tư :...............................................................................................74
3.2.3 Nhóm giải pháp quản lý nợ có vấn đề : ...........................................................75
3.2.4 Phát triển công nghệ thông tin ứng dụng trong quản trị rủi ro tín dụng ngân
hàng :.........................................................................................................................78
3.2.5 Triển khai hình thức đồng tài trợ :..................................................................80
3.3 Một số kiến nghị : .............................................................................................80
3.3.1 Kiến nghị đối với Ngân hàng Nhà nước : .......................................................80
3.3.2 Kiến nghị đối với Chính phủ, các Bộ ngành có liên quan : ............................81
3.3.3 Kiến nghị đối với doanh nghiệp có dự án đầu tư :..........................................82
KẾT LUẬN CHƯƠNG 3..........................................................................................83
KẾT LUẬN ...............................................................................................................84


viii

DANH MỤC KÝ HIỆU VIẾT TẮT
BCTC

Báo cáo tài chính

CBKD


Cán bộ kinh doanh

CIC

Trung tâm thông tin ứng dụng

DAĐT

Dự án đầu tư

DNL&ĐTCT

Doanh nghiệp lớn và định chế tài chính

AGRIBANK-CNBD

Ngân Hàng Nông Nghiệp Và Phát Triễn Nông Thôn
(Agribank) - Chi Nhánh Bình Dương

NHTM

Ngân hàng thương mại

QLRR

Quản lý rủi ro

RRTD

Rủi ro tín dụng


SME

Doanh nghiệp vừa và nhỏ

TCTD

Tổ chức tín dụng

TSĐB

Tài sản đảm bảo

UBTD

Uỷ ban tín dụng


ix

DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU
Bảng 2.1 – Một số chỉ tiêu hoạt động của Agribank-CNBD: …………..…….….30
Bảng 2.2 – Phân loại xếp hạng và nợ theo điểm tín dụng: ………….…………….43
Bảng 2.3 – Cơ cấu dư nợ tín dụng theo thời hạn vay: …..………………………...50
Bảng 2.4 – Nợ xấu và tỷ lệ nợ xấu tại Agribank-CNBD: …………………………52
Bảng 2.5 – Tỷ lệ nợ xấu cho vay DAĐT phân theo ngành kinh tế tại
Agribank-CNBD: …….……………………………………………....53
Bảng 2.6 – Quỹ dự phòng rủi ro tín dụng tại Agribank-CNBD: ……..…………..54



x

DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 1.1 – Cấu trúc rủi ro tín dụng: ….………………………………………….10
Biểu đồ 1.2 – Quy trình quản trị rủi ro tín dụng: ….……………………….……….14
Biểu đồ 1.3 – Biểu đồ xử lý nợ có vấn đề đối với rủi ro giao dịch: ……….………19
Biểu đồ 2.1 – Mô hình tổ chức,bộ máy quản trị điều hành Agribank-NBD ……...28
Bỉểu đồ 2.2 – Sơ đồ cơ cấu tổ chức bộ máy tín dụng tại trung tâm điều hành: …...29
Biểu đồ 2.3 – Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý tín dụng tại các chi nhánh AgribankCNBD:……………..………………………..………....… ......................................29
Biểu đồ 2.4 – Quy trình cấp tín dụng chung tại Agribank-CNBD:

..…………….38

Biểu đồ 2.5 – Tăng trưởng tín dụng từ năm 2010 đến năm 2013: ……………..….49
Biểu đồ 2.6 – Cơ cấu tín dụng theo thời hạn cho vay Agribank-CNBD: …..……..51
Biểu đồ 2.7 – Dư nợ và tỷ lệ nợ xấu cho vay DAĐT: ……..…………….………..53


1

LỜI MỞ ĐẦU
1.Tính cấp thiết của đề tài:
Theo Luật các Tổ chức tín dụng 2010,”Ngân hàng thương mại là loại hình
ngân hàng được thực hiện tất các hoạt động ngân hàng và các hoạt động kinh doanh
khác theo quy định của Luật này nhằm mục tiêu lợi nhuận”.Các hoạt động ngân
hàng bao gồm nhận tiền gửi, cấp tín dụng và cung ứng dịch vụ thanh toán qua tài
khoản.Trong đó hoạt động cấp tín dụng là nghiệp vụ chủ yếu của hệ thống ngân
hàng Việt Nam mang lại phần lớn thu nhập cho ngân hàng, tuy nhiên lại chứa rất
nhiều rủi ro. Rủi ro trong hoạt động tín dụng không chỉ tác động tới bản thân ngân
hàng thương mại mà còn tác động tiêu cực đến nền kinh tế.

Đứng trước những cơ hội và thách thức trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc
tế, đòi hỏi các ngân hàng thương mại phải không ngừng nâng cao chất lượng dịch
vụ tín dụng cung ứng cho khách hàng nhưng đồng thời phải làm giảm thiểu rủi ro
đến mức tối đa. Thời gian qua cũng cho thấy rủi ro tín dụng của các ngân hàng
thương mại chưa được kiểm soát một cách có hiệu quả và đang có xu hướng gia
tăng, ngân hàng Agribank-CNBD cũng không ngo ại lệ khi lợi nhuận tăng trưởng qua
các năm xuất phát chủ yếu từ hoạt động tín dụng và chiếm một phần không nhỏ là
cho vay dự án đầu tư.
Chính vì vậy, yêu cầu cấp bách đặt ra là rủi ro tín dụng phải được quản lý,
kiểm soát một cách hiệu quả, đảm bảo tín dụng hoạt động trong phạm vi rủi ro chấp
nhận được, tăng thêm lợi nhuận trong kinh doanh ngân hàng. Góp phần nâng cao uy
tín và tạo ra lợi thế cạnh tranh so với các ngân hàng khác trong tỉnh. Vấn đề đặt ra là
làm thế nào để thẩm định hồ sơ tín dụng dự án hiệu quả để mỗi quyết định cho vay
dự án đầu tư sẽ là quyết định mang lại hiệu quả về mặt kinh tế cho ngân hàng và
cũng giảm thiểu được rủi ro tín dụng. Đây là một thách thức không nhỏ của Ngân
hàng Agribank-CNBD. Chính vì vậy tôi chọn đề tài “Quản trị rủi ro tín dụng tại
Ngân Hàng Nông Nghiệp Và Phát Triển Nông Thôn (Agribank)-Chi Nhánh Bình
Dương ” làm đề tài nghiên cứu nhằm đưa ra một số giải pháp để giải quyết một
phần thách thức đó.


2

2.Mục tiêu nghiên cứu :
Nghiên cứu các loại rủi ro cho vay dự án đầu tư trong đó chủ yếu tập trung
phân tích rủi ro tín dụng, quản trị rủi ro tín dụng cho vay dự án đầu tư tại các
NHTM.
Đi sâu phân tích thực trạng quản trị rủi ro trong cho vay dự án đầu tư tại
Ngân hàng Agribank_CNB , đưa ra những nhận định về hạn chế trong cho vay dự
án đầu tư.

Trên cơ sở lý luận và thực trạng công tác quản trị RRTD trong cho vay dự án
đầu tư tại Ngân hàng Agribank_CNB, từ đó đề xuất giải pháp góp phần nâng cao
quản trị rủi ro tín dụng trong cho vay dự án đầu tư tại Agribank_CNB.

3. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu :
Đối tượng nghiên cứu : hoạt động quản trị rủi ro tín dụng trong cho vay dự án
đầu tư tại Ngân hàng Agribank-CNBD.
Phạm vi nghiên cứu : Nghiên cứu hoạt động thực tiễn quản trị rủi ro tín dụng
trong cho vay dự án đầu tư tại Agribank-CNBD , Số liệu thực hiện trong phạm vi 4
năm từ 2010 đến 2013 . Từ đó đưa ra các giải pháp góp phần thực hiện quản trị rủi
ro tín dụng trong cho vay dự án đầu tư tại Agribank-CNBD.
4. Phương pháp nghiên cứu :
Đề tài sử dụng phương pháp nghiên cứu mô tả,thống kê, tổng hợp, phân tích
gồm phương pháp nghiên cứu định tính và phương pháp nghiên cứu định lượng.
Nghiên cứu định tính là mô tả thống kê thực trạng quản trị rủi ro tín dụng trong cho
vay dự án đầu tư tại Agribank-CNBD. Nghiên cứu định lượng thể hiện qua tính toán
các chỉ tiêu đo lường, đánh giá kết quả thực tiễn hoạt động quản trị rủi ro tín dụng
trong cho vay dự án đầu tư tại Agribank-CNBD.


3

Đề tài sử dụng nguồn số liệu thứ cấp qua tập hợp các báo cáo tài chính,báo cáo
nội bộ từ năm 2010 – 2013 của Agribank-CNBD để đưa ra nhận xét ,kết luận khoa
học về nội dung cần nghiên cứu.
5.Ý nghĩa khoa h ọc,thực tiễn của đề tài:
Ý nghĩa khoa h ọc : Đề tài đưa ra những lý luận cơ bản về dự án đầu tư, các
loại rủi ro trong cho vay dự án dầu tư, quản trị rủi ro tín dụng, quản trị rủi ro tín
dụng trong cho vay dự án đầu tư tại Ngân hàng thương mại.
Ý nghĩa thực tiễn : Kết quả phân tích thực trạng quản trị rủi ro tín dụng trong

cho vay dự án đầu tư tại Agribank-CNBD , sẽ góp phần hoàn thiện và nâng cao hiệu
quả quản trị rủi ro trong cho vay dự án đầu tư tại Agribank-CNBD.

6.Kết cấu luận văn :
Ngoài phần mục lục , mở đầu ,kết luận và tài liệu tham khảo, luận văn được
chia làm 3 chương cụ thể :
Chương 1 : Tổng quan về dự án đầu tư và quản trị rủi ro tín dụng trong cho
vay dự án đầu tư của các ngân hàng thương mại.
Chương 2 : Thực trạng quản trị rủi ro tín dụng trong cho vay dự án đầu tư tại
Agribank-CNBD.

Chương 3 : Giải pháp góp phần hoàn thiện công tác quản trị rủi ro tín dụng
trong cho vay dự án đầu tư tại Agribank-CNBD.


4

CHƯƠNG 1 :
TỔNG QUAN VỀ DỰ ÁN ĐẦU TƯ VÀ QUẢN TRỊ RỦI
RO TÍN DỤNG TRONG CHO VAY DỰ ÁN ĐẦU TƯ CỦA
CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI
1.1 Tổng quan về dự án đầu tư :
1.1.1 Khái niệm dự án đầu tư :
“DAĐT là một tập hợp những đề xuất có liên quan đến việc bỏ vốn để tạo
mới, mở rộng hoặc cải tạo những đối tượng nhất định nhằm đạt được sự tăng trưởng
về số lượng, cải tiến hoặc nâng cao chất lượng của một số sản phẩm hoặc dịch vụ
nào đó trong một thời gian xác định” (2,tr 10).
Như vậy, DAĐT không phải là một ý định hay phác thảo sơ bộ mà là một đề
xuất có tính cụ thể và mục tiêu rõ ràng nhằm biến các cơ hội đầu tư thành những
quyết định cụ thể.

1.1.2 Đặc điểm dự á n đầu tư :
Từ khái niệm nêu trên đã phần nào thể hiện đựơc các đặc điểm chính yếu của một
DAĐT. Theo đó ,một dự án cần có năm đặc điểm sau :
-Dự án là sản phẩm duy nhất : Khác với quá trình sản xuất liên tục và gián
đoạn, kết quả của dự án không phải là sản phẩm sản xuất hàng loạt mà có tính khác
biệt cao.
-Thời gian hoàn thành dự án có giới hạn : bất kỳ dự án nào cũng ph ải được
hoàn thành trong một thời hạn nhất định, gọi là thời hạn đầu tư. Thời hạn này do
chủ đầu tư kiến nghị và được xét duyệt về mọi tính toán trong dự án phải phù hợp
với thời hạn đầu tư.
-Dự án nhằm để thực hiện các công việc đã được hoạch định: Tất cả các dự án
đều phải có kết quả được xác định rõ. Mỗi dự án bao gồm tập hợp nhiều nhiệm vụ
cần được thực hiện, kết quả của các nhiệm vụ này sẽ tạo nên kết quả chung của dự
án.
-Quá trình thực hiện dự án đòi hỏi phải có sự hợp tác đa ngành,đa lĩnh vực :
dự án nào cũng có sự tham gia hữu quan của nhiều bên như chủ đầu tư, các nhà tư
vấn ,nhà thầu, người hưởng thụ dự án, cơ quan quản lý nhà nước… tuỳ theo tính


5

chất dự án và yêu cầu của chủ đầu tư mà sự tham gia của các thành phần trên cũng
khác nhau. Để thực hiện thành công mục tiêu dự án ,đòi hỏi các bộ phận này phải
duy trì mối quan hệ thường xuyên với nhau để phối hợp giải quyết công việc.
-Dự án thường diễn ra trong môi trường động,phức tạp và luôn có thể xảy ra
sự xung đột và độ rủi ro cao : quan hệ giữa các dự án là quan hệ chia nhau cùng một
nguồn lực khan hiếm của tổ chức. Dự án luôn chịu sự giới hạn về các nguồn lực :
vốn, vật tư,lao động để thực hiện trong một thời gian nhất định. Bên cạnh đó,thời
gian đầu tư và vận hành kéo dài nên các DAĐT phát triển thường có độ rủi ro cao.
1.1.3 Các giai đoạn của dự án đầu tư :

Các giai đoạn của dự án đầu tư là những bước công việc mà một dự án phải trải qua,
gồm ba giai đoạn như sau :
1.1.3.1 Giai đoạn chuẩn bị đầu tư:
-Giai đoạn chuẩn bị đầu tư là giai đoạn đầu tiên của công tác quản lý DAĐT.
Đây là công việc hết sức phức tạp , mang tính tổng hợp cao, đòi hỏi nhiều kiến thức
sâu rộng trên lĩnh vực tổ chức – kinh tế - kỹ thuật. Vì vậy , khi lập DAĐT đòi h ỏi
phải có nhiều chuyên gia am hiểu từng lĩnh vực cụ thể, có thể có sự giúp đỡ và tư
vấn của các cơ quan chuyên môn về dịch vụ đầu tư. Quá trình so ạn thảo DAĐT bao
gồm ba hoạt động sau :
-Nghiên cứu cơ hội đầu tư : Đây là hoạt động đầu tiên trong việc hình thành ý
tưởng về một DAĐT. Mục đích của giai đoạn này là để trả lời câu hỏi có hay không
có cơ hội đầu tư. Các căn cứ để phát hiện cơ hội đầu tư gồm :
*Chiến lược phát triển kinh tế văn hoá xã hội của cả nước, của từng vùng lãnh
thổ,hoặc chiến lược phát triển sản xuất kinh doanh,dịch vụ của ngành,của cơ sở.
*Nhu cầu thị trường trong và ngoài nước đối với sản phẩm, dịch vụ.
*Hiện trạng sản xuất và cung ứng sản phẩm , dịch vụ đó trên thị trường trong
và ngoài nước.
*Tiềm năng sẵn có cần và có thể khai thác để thực hiện dự án.
*Những kết quả và hiệu quả sẽ đạt được nếu thực hiện đầu tư.
-Nghiên cứu tiền khả thi : Đây là nỗ lực đầu tiên nhằm đánh giá triển vọng
chung của dự án.Một số vấn đề cần phải được làm rõ gồm:


6

*Liệu dự án có khả thi về mặt tài chính và kinh tế trong suốt tuổi thọ của dự án
hay không.
*Xác định biến chủ yếu ảnh hưởng đến dự án như giá thành sản phẩm, chi phí
nguyên vật liệu, tỷ giá…
*Làm thế nào để giảm bớt rủi ro cho dự án.

-Nghiên cứu tính khả thi : nhằm để xem xét liệu dự án có triển vọng đáp ứng
được các tiêu chuẩn về tài chính, kinh tế và xã hội mà chủ đầu tư và chính quyền đã
đưa ra cho các khoản đầu tư hay không.
1.1.3.2 Giai đoạn thực hiện đầu tư:


Giai đoạn này gồm hai hoạt động chính :
-Xây dựng cơ bản :
*Thiết kế chi tiết : hoạt động này nhằm để tăng độ chính xác của mọi dữ kiện

đã đư ợc sử dụng trong các phần phân tích trước đó để sao cho kế hoạch thực hiện
dự án chính thức có thể được xây dựng.
*Thực hiện dự án: hoạt động này bao gồm các công việc như điều phối và
phân bố nguồn lực để thực hiện dự án ,thành lập nhóm thực hiện dự án bao gồm các
nhà chuyên môn và kỹ thuật gia để tiến hành điều phối các chuyên gia tư vấn, các
nhà thầu , nhà cung cấp vật tư thiết bị…,lập thời gian biểu thực hiện dự án,xây dựng
cơ chế kiểm tra giám sát và báo cáo, thương lượng ký kết hợp đồng kinh tế, xây
dựng-lắp đặt và tuyển chọn lao động và nghiệm thu, bàn giao công trình.


Đưa dự án vào hoạt động :
*Đây là khoảng thời gian mà dự án được đưa vào khai thác có tính đến lãi lỗ,

là giai đoạn mà chủ đầu tư hy vọng nhất vì đây là giai đoạn phát huy hiệu quả tài
sản mà họ đã đ ầu tư trước đó.
1.1.3.3 Giai đoạn kết thúc đầu tư :
-Giai đoạn này gồm hoạt động đánh giá dự án sau hoạt động và thanh lý dự án.
Đây là giai đoạn ghi nhận những giá tị thanh lý tài sản ở năm cuối cùng trong vòng
đời dự án và là điểm khởi đầu cho một chu trình dự án mới.
1.1.4 Phân loại dự án đầu tư :

Có nhiều tiêu thức để phân loại dự án , cụ thể như sau :


7

1.1.4.1 Căn cứ vào quy mô dự án :
Doanh nghiệp có thể phân loại các DAĐT căn cứ vào quy mô dự án , dựa trên
các tiêu thức sau :
- Những dự án kéo theo nhiều dự án nhỏ.
- Vốn đầu tư ban đầu đưa vào dự án không vượt quá một mức ấn định nào đó.
- Tầm quan trọng của dự án.
1.1.4.2 Căn cứ vào mối quan hệ giữa các hoạt động đầu tư :
-Dự án độc lập với nhau : Là những dự án có thể tiến hành đồng thời hay nói
cách khác, đây là những dự án không cùng mục tiêu, việc ra quyết định lựa chọn dự
án này không ảnh hưởng đến việc lựa chọn những dự án còn lại.
-Dự án thay thế nhau ( loại trừ): là những dự án không thể tiến hành đồng thời
hay nói cách khác, đó là những dự án có cùng mục tiêu nhưng cách thức thực hiện
khác nhau.Nếu hai dự án là loại trừ nhau thì khi quyết định thực hiện dự án này sẽ
loại bỏ việc thực hiện dự án kia
-Dự án bổ sung( phụ thuộc) : các dự án phụ thuộc nhau chỉ có thể thực hiện
cùng lúc với nhau.
1.1.4.3 Căn cứ theo nguồn vốn đầu tư :
- Dự án sử dụng vốn ngân sách nhà nước
- Dự án sử dụng vốn tín dụng do nhà nước bảo lãnh,vốn đầu tư phát trỉển của
nhà nước.
- Dự án sử dụng vốn đầu tư phát triển của doanh nghiệp.
- Dự án sử dụng vốn khác,bao gồm cả vốn tư nhân hoặc sử dụng hỗn hợp
nhiều nguồn vốn từ nhiều thành phần khác nhau.
1.2 Các loại rủi ro cho vay dự án đầu tư :
Đối với hoạt động cho vay DAĐT ngân hàng có nguy cơ đối mặt với những

loại rủi rosau đây:
1.2.1 Rủi ro thanh khoản :
Rủi ro thanh khoản là loại rủi ro rất đặc trưng của NHTM. Đây là lọai rủi ro
xảy ra khi ngân hàng không đảm bảo được khoản tiền thanh toán hay đáp ứng nhu


8

cầu chi trả ngay của khách hàng gửi tiền. Lý do chính xuất phát từ nguyên nhân sau
:
-Tài sản của ngân hàng là các khoản cho vay, cụ thể trong trường hợp này là
cho vay DAĐT với thời hạn trả nợ được quy định trong hợp đồng tín dụng và khách
hàng sẽ trả nợ theo lịch đã đ ịnh sẵn, khả năng khoản nợ được trả trước hạn chỉ
chiếm tỷ trọng rất nhỏ. Điều này có nghĩa rằng tiền cho vay của ngân hàng sẽ được
đọng lại ở khách hàng làm giảm khoản tiền dự trữ trong ngân hàng. Trong khi đó
khi khách hàng được xét duyệt cho vay và đáp ứng đầy đủ yêu cầu để đươc giải
ngân thì ngân hàng phải đáp ứng nhu cầu chi trả tiền ngay lập tức.
- Hoạt động ngân hàng dựa trên uy tín : khách hàng gửi tiền tại ngân hàng là
do tin tưởng vào khả năng thanh toán của ngân hàng, khách hàng vay vốn tại ngân
hàng vì có sự đảm bảo về vốn sẵn có , khách hàng sử dụng các dịch vụ tiện ích như
dịch vụ thanh toán của ngân hàng là do uy tín của ngân hàng với đối tác của khách
hàng… Xét về bản chất , tất cả các ngân hàng đều có thể cung cấp các dịch vụ
tương tự nhau. Do vậy, sự lựa chọn ngân hàng nào là do uy tín của ngân hàng đó
đối với khách hàng, với thị trường. Vì vậy, khi xuất hiện những thông tin làm tổn
hại đến uy tín ngân hàng, rủi ro thanh khoản sẽ rất dễ xảy ra.
1.2.2 Rủi ro tín dụng :
RRTD khi cho vay DAĐT có thể xuất hiện trong các mối quan hệ mà trong
đó ngân hàng là chủ nợ, còn khách hàng vay nợ lại không thực hiện hoặc không đủ
khả năng thực hiện nghĩa vụ trả nợ khi đến hạn. Rủi ro tín dụng của một ngân hàng
xảy ra ở các mức độ khác nhau. Khi rủi ro tín dụng xảy ra, ngân hàng không thu

được vốn tín dụng đã cấp và lãi vay , nhưng ngân hàng phải trả vốn và lãi cho
những khoản huy động đến hạn, dẫn đến ngân hàng bị mất cân đối trong việc thu
chi. Ngân hàng phải sử dụng các nguồn vốn của mình để trả cho người gửi tiền, một
khi ngân hàng không có đủ nguồn vốn để trả cho người gửi tiền thì ngân hàng sẽ rơi
vào trạng thái mất thanh khoản, những hậu quả khôn lường có thể xảy ra sau đó như
ngân hàng phải thu hẹp uy mô, năng lực tài chính suy giảm, uy tín bị ảnh hưởng
nghiêm trọng dẫn đến kết quả kinh doanh bị thua lỗ hoặc dẫn đến phá sản nếu
không có biện pháp khắc phục , xử lý kịp thời.


9

1.2.3 Rủi ro lãi suất :
Rủi ro lãi suất là rủi ro xuất hiện khi có sự thay đổi của lãi suất trên thị
trường tài chính, hoặc có biến động bởi những yếu tố liên quan đến lãi suất , dẫn
đến tổn thất về tài sản hoặc làm giảm thu nhập của ngân hàng. Chấp nhận rủi ro này
là một phần trong hoạt động của ngân hàng, tuy nhiên rủi ro lãi suất quá mức có thể
gây đe doạ đáng kể đến thu nhập và vốn của một ngân hàng. Hình thức cơ bản và
được nghiên cứu nhiều nhất của rủi ro lãi suất phát sinh từ những chênh lệch về kỳ
hạn. Cụ thể một ngân hàng tài trợ cho vay DAĐT với lãi suất cố định bằng tiền gửi
ngắn hạn có thể sẽ bị thụt giảm thu nhập trong tương lai phát sinh từ trạng thái này
và sụt giảm giá trị nếu lãi suất tăng. Những sụt giảm này phát sinh vì các luồng tiền
của khoản vay là cố định trong toàn bộ kỳ hạn ,trong khi đó lãi phải trả cho nguồn
vốn tài trợ là thả nổi và tăng sau khi khoản tiền gửi ngắn hạn này đáo hạn.
1.2.4 Rủi ro tỷ giá :
Rủi ro tỷ giá của NHTM là những tổn thất có thể xảy ra ngoài dự kiến do sự
biến động của tỷ giá, gây ra tổn thất về tài chính và hoạt động cho NHTM.Như vậy
hoạt động cho vay nói chung và cho vay DAĐT tiềm ẩn nhiều loại rủi ro. Tuy nhiên
RRTD được coi là rủi ro chính trong hoạt động cho vay của các NHTM bởi các
hoạt động tín dụng là hoạt động chủ yếu của các ngân hàng. Khi RRTD xảy ra

không những thu nhập của ngân hàng giảm mà còn ảnh hưởng đến khả năng thu
hồi vốn của ngân hàng, đây là điều mà các ngân hàng muốn phòng tránh và tìm
cách ngăn ngừa khi cho vay. Do vậy tôi chọn đi sâu phân tích về RRTD trong hoạt
động cho vay DAĐT tại ngân hàng Agribank-CNBD.
1.3 Rủi ro tín dụng :
1.3.1 Khái niệm rủi ro tín dụng :
“RRTD(credit risk) là loại rủi ro phát sinh do khách hàng nợ không còn khả
năng chi trả. Khi một ngân hàng thực hiện cho vay thì đó mới chỉ là một giao dịch
chưa hoàn thành, giao dịch tín dụng chỉ được xem là hoàn thành khi nào ngân hàng
thu hồi được khoản cho vay cả gốc và lãi. Tuy nhiên, khi thực hiện giao dịch tín
dụng , ngân hàng không biết chắc được giao dịch đó có hoàn thành hay không, nó


10

có khả năng hoàn thành và cũng có khả năng không hoàn thành. Do dó RRTD thể
hiện ở khả năng hay xác suất hoàn thành giao dịch tín dụng đó” (1, tr 356)
1.3.2 Các loại rủi ro tín dụng :
Về mặt định tính thì RRTD đư ợc phản ánh bởi chính số lượng nợ quá hạn , nợ
đọng của mỗi TCTD. Về mặt định lượng thì RRTD có quan hệ ngược chiều với
chất lượng tín dụng. Theo đó, chất lượng tín dụng càng cao thì mức độ RRTD càng
thấp và ngược lại. Cấu trúc của RRTD gồm rủi ro giao dịch và rủi ro danh mục.

Biểu đồ 1.1 – Cấu trúc rủi ro tín dụng

Trong đó:
- Rủi ro giao dịch là một hình thức của RRTD mà nguyên nhân phát sinh là do
những hạn chế trong quá trình giao dịch xét duyệt cho vay, đánh giá khách hàng.
Rủi ro giao dịch bao gồm rủi ro lựa chọn, rủi ro đảm bảo và rủi ro nghiệp vụ :
* Rủi ro lựa chọn : là rủi ro có liên quan đến đánh giá và phân tích tín dụng

khi ngân hàng lựa chọn những phương án vay vốn có hiệu quả để ra quyết định cho
vay.
* Rủi ro đảm bảo : phát sinh từ các tiêu chuẩn liên quan đến các yếu tố tạo sự
an toàn cho khoản vay như các điều khoản trong hợp đồng, các hình thức, loại
TSĐB…
* Rủi ro nghiệp vụ : là rủi ro liên quan đến những tác nghiệp khi thực hiện
giao dịch tín dụng như thực hiện quy trình tín dụng, quy trình giải ngân, quy trình
kiểm soát nợ có vấn đề…


11

- Rủi ro danh mục là rủi ro mà nguyên nhân phát sinh là do những hạn chế
trong quản lý danh mục cho vay của ngân hàng, được phân thành rủi ro nội tại và
rủi ro tập trung.
*Rủi ro nội tại : nguyên nhân xuất phát từ các yếu tố riêng biệt của từng chủ
thể, từng đối tượng vay vốn. Vì vậy không thể triệt tiêu được rủi ro nội tại.
* Rủi ro tập trung : liên quan đến việc ngân hàng dồn quá nhiều vốn cho một
khách hàng, cho vay quá nhiều khách hàng trong một nền kinh tế, một khu vực kinh
tế, một vùng địa lý nhất định. Đây là rủi ro gây hậu quả lớn đến sự tồn tại của ngân
hàng.
1.3.3 Nguyên nhân rủi ro tín dụng trong cho vay dự án đầu tư :
RRTD là điều khó tránh khỏi , nó tồn tại khách quan cùng với sự tồn tại của
hoạt động tín dụng và được biết đến do nguyên nhân cơ bản sau:
1.3.3.1 Nguyên nhân từ chủ đầu tư:
Đây là một trong những nguyên nhân trọng yếu dẫn đến RRTD của ngân hàng.
- Chủ đầu tư sử dụng vốn sai mục đích, không có thiện chí trong việc trả nợ
vay. Thông thường để có thể vay được vốn đầu tư dự án, doanh nghiệp phải có
phương án đầu tư dự án cụ thể, khả thi. Tuy nhiên , có những chủ đầu tư cố ý lừa
đảo ngân hàng để chiếm đoạt vốn, hậu quả của những sự việc này rất nặng nề.

- Doanh nghiệp có phương án đầu tư khả thi nhưng năng lực quản lý của chủ
đầu tư yếu kém: Năng lực và tư cách của người lãnh đ ạo đóng vai trò r ất quan trọng
trong một DAĐT. Khi các doanh nghiệp vay tiền để đầu tư dự án nhưng năng lực
quản lý bị hạn chế, không đầu tư đúng mức để nâng cấp bộ máy giám sát kinh
doanh, tài chính, kế toán, kiểm toán nội bộ xứng tầm sẽ dẫn đến khả năng phương
án đầy khả thi trở nên phá sản trên thực tế.
- Tình hình tài chính doanh nghiệp yếu kém, thiếu minh bạch : Việc ghi chép
các sổ sách kế toán chưa được các doanh nghiệp tuân thủ nghiêm ngặt. Khi cán bộ
ngân hàng thẩm định năng lực tài chính của công ty dựa trên những BCTC doanh
nghiệp cung cấp và chưa được kiểm toán thường sẽ đưa ra cái nhìn l ạc quan về tình
hình của doanh nghiệp, dù thực tế khác xa . Đây cũng là một nguyên nhân khiến các


12

ngân hàng phải chú trọng tài sản thế chấp của doanh nghiệp khi đi vay đầu tư dự án
nhằm có hướng xử lý nếu RRTD xảy ra.
- Chủ đầu tư có hành vi ngụy tạo số liệu và tình hình hoạt động để tạo nên bối
cảnh lạc quan về tình hình của doanh nghiệp để tăng niềm tin của ngân hàng.
1.3.3.2 Nguyên nhân từ phía ngân hàng :
-Quản trị rủi ro tập trung kém :
Do ngân hàng thiếu đa dạng trong danh mục tín dụng như dồn quá nhiều vốn
cho một khách hàng , một ngành kinh tế, một khu vực kinh tế hay một loại hình cho
vay ( cụ thể là cho vay DAĐT ). Chưa xây dựng được mô hình tổ chức phù hợp với
quản trị rủi ro dẫn đến sự thiếu cơ chế giám sát hiệu quả. Đây là nguyên nhân gây
hậu quả lớn đến dự tồn tại của ngân hàng. Nó còn được gọi là rủi ro tập trung trên
danh mục tín dụng.
- Năng lực của nhân viên thẩm định DAĐT còn hạn chế :
Những hạn chế trong thẩm định DAĐT do trình độ của nhân viên ngân hàng
yếu kém, không cập nhật những thay đổi về quy định, chính sách của nhà nước có

liên quan đến ngành ngề doanh nghiệp đề nghị vay để đầu tư sẽ gây rủi ro rất lớn
cho ngân hàng. RRTD có thể xảy ra nếu nhân viên không tuân thủ chính sách tín
dụng của ngân hàng, không chấp hành đúng quy trình cho vay. Trình độ chuyên
môn nghiệp vụ của cán bộ thẩm định DAĐT hạn chế nhưng không được ngân hàng
chú trọng bồi dưỡng kịp thời. Bên cạnh đó đạo đức của các CBKD luôn là một
trong những yếu tố quan trọng khi đánh giá RRTD.
Ngoài ra, quá trình đánh giá c ủa CBKD về năng lực tổng thể của khách hàng
chưa đầy đủ và thiếu tính chính xác. CBKD quá tin tưởng vào uy tín trong quá khứ
của khách hàng mà bỏ qua những nguyên tắc tín dụng thông thường. Dựa quá nhiều
vào TSĐB của doanh nghiệp và định giá TSĐB không chính xác,thiếu sự theo
dõi,cập nhật và kiểm soát các TSĐB của khách hàng.
-Quy trình tín dụng chưa chặt chẽ và chưa tuân thủ đúng quy trình:
Các điều khoản trong hợp đồng tín dụng hoặc trong các cam kết, thoả thuận có
nhiều điểm thiếu chặt chẽ.


×