Tải bản đầy đủ (.pdf) (133 trang)

Nâng cao năng lực cạnh tranh của công ty TNHH chế tạo máy dược phẩm tiến tuấn tại thị trường indonesia

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.18 MB, 133 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ TP. HCM

---------------------

NGÔ TRÍ TUỆ

ĐỀ TÀI: NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH
CỦA CÔNG TY TNHH CHẾ TẠO MÁY DƯỢC
PHẨM TIẾN TUẤN TẠI THỊ TRƯỜNG
INDONESIA

LUẬN VĂN THẠC SĨ
Chuyên ngành: Quản trị kinh doanh
Mã ngành: 60340102
TP. HỒ CHÍ MINH, tháng 01 năm 2015


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ TP. HCM

---------------------

NGÔ TRÍ TUỆ

ĐỀ TÀI: NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH
CỦA CÔNG TY TNHH CHẾ TẠO MÁY DƯỢC
PHẨM TIẾN TUẤN TẠI THỊ TRƯỜNG
INDONESIA

LUẬN VĂN THẠC SĨ



Chuyên ngành: Quản trị kinh doanh
Mã ngành: 60340102

TP. HỒ CHÍ MINH, tháng 01 năm 2015


CÔNG TRÌNH ĐƯỢC HOÀN THÀNH TẠI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ TP. HCM
Cán bộ hướng dẫn khoa học: PGS.TS. Dương Cao Thái Nguyên
Luận văn thạc sỹ được bảo vệ tại trường Đại học Công nghệ TP. HCM
ngày....... tháng ...........năm 2015
Thành phần Hội đồng đánh giá Luận văn Thạc sỹ gồm:
Họ và tên

STT

Chức danh Hội đồng

1

Chủ tịch

2

Phản biện 1

3

Phản biện 2


4

Ủy viên

5

Ủy viên, thư ký

Xác nhận của Chủ tịch Hội đồng đánh giá Luận văn sau khi Luận văn đã
được sửa chữa (nếu có)
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
Chủ tịch Hội đồng đánh giá Luận văn


TRƯỜNG ĐH CÔNG NGHỆ TP. HCM

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

PHÒNGQLKH–ĐTSĐH

Độclập-Tựdo-Hạnhphúc

TP.HCM, ngày..… tháng…..năm2015


NHIỆM VỤ LUẬN VĂN THẠC SĨ
Họ tên học viên: NGÔ TRÍ TUỆ

Giới tính:

Nam

Ngày, tháng, năm sinh: 26-03-1987

Nơi sinh:

TP.HCM

Chuyên ngành: Quản trị kinh doanh

MSHV:

1241820205

I- TÊN ĐỀ TÀI: Nâng cao năng lực cạnh tranh của công ty Tiến Tuấn tại thị trường
Indonesia.
II- NHIỆM VỤ VÀ NỘI DUNG:
Thứ nhất, hệ thống cơ sở lý luận về cạnh tranh thông qua nghiên cứu các yếu
tố bên trong cấu thành nên năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp, các yếu tố bên
ngoài ảnh hưởng đế n năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp và đánh giá năng lực
cạnh tranh qua ma trận hình ảnh cạnh tranh.
Thứ hai, phân tích thực trạng năng lực cạnh tranh máy móc dược phẩm của
công ty Tiến Tuấn tại thị trường Indonesia qua các yếu tố bên trong và qua ma tr ận
hình ảnh cạnh tranh.
Thứ ba, đưa ra giải pháp và kiến nghị nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh

của công ty Tiến Tuấn tại thị trường Indonesia.
III- NGÀY GIAO NHIỆM VỤ: 26/02/2014
IV- NGÀY HOÀN THÀNH NHIỆM VỤ: 23/09/2014
V- CÁN BỘ HƯỚNG DẪN: PGS.TS. Dương Cao Thái Nguyên
CÁN BỘ HƯỚNG DẪN

KHOA QUẢN LÝ CHUYÊN NGÀNH

(Họ tên và chữ ký)

(Họ tên và chữ ký)


i

LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, kết
quả nêu trong Luận văn là trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất kỳ
công trình nào khác.
Tôi xin cam đoan rằng mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện Luận văn này đã
được cảm ơn và các thông tin trích dẫn trong Luận văn đã được chỉ rõ nguồn gốc.
Học viên thực hiện Luận văn
(Ký và ghi rõ họ tên)


ii

LỜI CẢM ƠN
Luận văn này được thực hiện tại Trường Đại học Công nghệ Tp.Hồ Chí
Minh. Trong quá trình hoàn thành luận văn này, tôi đã nhận được rất nhiều sự động

viên, giúp đỡ của nhiều cá nhân và tập thể.
Trước hết, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn s âu sắc đến PGS.TS Dương Cao Thái
Nguyên, người đã hướng dẫn tôi thực hiện luận văn này ngay từ lúc định hình các
nghiên cứu ban đầu cho đến lúc hoàn chỉnh luận văn.
Xin gửi lời cám ơn chân thành tới Ban Giám hiệu, Phòng QLKH và Đào tạo
Sau đại học, Quý thầy cô giáo Trường Đại học Công nghệ Tp.Hồ Chí Minh đã tạo
điều kiện cho tôi trong quá trình học tập và nghiên cứu.
Xin cám ơn Ban Giám đốc và các phòng ban của Công ty TNHH chế tạo
máy dược phẩm Tiến Tuấn đã tạo điều kiện thuận lợi cho tôi trong suốt quá trình
nghiên cứu và hoàn thành luận văn Thạc sỹ này.
Cuối cùng tôi xin gửi lời cám ơn đến gia đình, bạn bè, đồng nghiệp, những
người đã luôn đồng hành cùng tôi trong quá trình học tập và thực hiện đề tài nghiên
cứu của mình.


iii

TÓM TẮT
1. GIỚI THIỆU :
Nghiên cứu về cạnh tranh nói chung không phải là vấn đề mới. Tuy nhiên kể
từ khi công ty TNHH chế tạo máy dược phẩm Tiến Tuấn thâm nhập vào thị trường
Indonesia cho đến nay chưa có nghiên cứu nào mang tính toàn diện, t ổng thể và đầy
đủ về năng lực cạnh tranh của công ty tại thị trường này. Vì vậy tác giả chọn đề tài
“Nâng cao năng lực cạnh tranh của công ty Tiến Tuấn tại thị trường
Indonesia” làm đề tài luận văn thạc sĩ.
Mục tiêu nghiên cứu của đề tài là đề ra hệ thống các giải pháp nhằm nâng
cao năng lực cạnh tranh của công ty Tiến Tuấn, đảm bảo phát triển nhanh và bền
vững.
2. NỘI DUNG:
Đề tài nghiên cứu “ Nâng cao năng lực cạnh tranh của công ty Tiến Tuấn

tại thị trường Indonesia ” được thực hiện trong bối cảnh nền kin h tế phát triển và
hội nhập mạnh mẽ, cạnh tranh ngày càng trở nên gay gắt. Luận văn bao gồm ba vấn
đề cốt lõi sau đây:
Thứ nhất, hệ thống cơ sở lý luận về cạnh tranh thông qua nghiên cứu các yếu
tố bên trong cấu thành nên năng lực cạnh tranh của doanh ngh iệp, các yếu tố bên
ngoài ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp và đánh giá năng lực
cạnh tranh qua ma trận hình ảnh cạnh tranh.
Thứ hai, phân tích thực trạng năng lực cạnh tranh của công ty Tiến Tuấn tại
thị trường Indonesia qua các yếu tố bê n trong và qua ma trận hình ảnh cạnh tranh.
Thứ ba, đưa ra giải pháp và kiến nghị nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh
của công ty Tiến Tuấn tại thị trường Indonesia.
3. KẾT LUẬN:
Bằng phương pháp nghiên cứu khoa học, luận văn đã hệ thống cơ sở lý luận,
phân tích thực trạng và đề ra các giải pháp, kiến nghị để nâng cao năng lực cạnh
tranh của công ty Tiến Tuấn tại thị trường Indonesia .


iv

ABSTRACT
1. INTRODUCTION:
Research on the competition is not the new matter. However, from the
market entry date of Tien Tuan pharmaceutical machinery Ltd. to Indonesia market,
there are no any wholly, generally and fully researches on competitive ability of
Tien Tuan in this market. Thus, author decides to choose the topic: “Enhance the
competative ability of Tien Tuan pharmaceutical machinery Ltd. to Indonesia
market” for master's thesis.
The arm of this research is find out a system solutions to enhance the
competative ability of Tien Tuan company, ensure development and stable.
2. CONTENT:

This research thesis: “Enhance the competative ability of Tien Tuan
pharmaceutical machinery Ltd. to Indonesia market” to be made while the
economic situation is developing and affiliation, competition becomes strictly. This
thesis includes 3 main matters as below:
Firstly, theory competition basic system through research all internal factors
creating the company's competitive ability, external factors affecting to company's
competitive ability and evaluate the ompetitive ability by competative image matrix.
Secondly, analysis the actual competative ability of

Tien Tuan

pharmaceutical machinery Ltd. in Indonesia market through internal factors and
competative image matrix.
Finally, suggest the solution and petition to enhance the competative ability
of Tien Tuan pharmaceutical machinery Ltd. to Indonesia market.
3. CONCLUSION:
By scientific research, this thesis already create a theory basic system,
analysis the present situation and suggest the solution, petition to enhance the
competative of Tien Tuan pharmaceutical machinery Ltd. to Indonesia market.


v

MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN ........................................................................................................i
LỜI CẢM ƠN .............................................................................................................ii
TÓM TẮT ................................................................................................................. iii
ABSTRACT ..............................................................................................................iv
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT ............................................................................x
DANH MỤC CÁC BẢNG.........................................................................................xi

DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ, ĐỒ THỊ, SƠ ĐỒ, HÌNH ẢNH ................................xii
MỞ ĐẦU .....................................................................................................................1
1. Sự cần thiết của đề tài: ........................................................................................1
2. Tổng quan về vấn đề nghiên cứu: .......................................................................1
3. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu .......................................................................2
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu .......................................................................3
5. Phương pháp nghiên cứu.....................................................................................3
6. Bố cục của luận văn ............................................................................................3
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA DOANH
NGHIỆP ......................................................................................................................4
1.1 Khái niệm về cạnh tranh, năng lực cạnh tranh và lợi thế cạnh tranh: ...............4
1.1.1 Các khái niệm về cạnh tranh: .....................................................................4
1.1.2 Khái niệm về năng lực cạnh tranh: ............................................................7
1.1.3 Khái niệm về lợi thế cạnh tranh: ..............................................................10
1.1.4 Các chiến lược để thiết lập và nâng cao năng lực cạnh tranh: .................13
1.1.4.1. Chiến lược khác biệt hoá (Differentiation): .....................................13
1.1.4.2.Chiến lược dẫn đầu chi phí thấp (lowest cost):.................................14
1.1.4.3. Chiến lược tập trung: ........................................................................14
1.1.5 Tầm quan trọng của việc nâng cao năng lực cạnh tranh:.........................15
1.2 Những yếu tố cấu thành năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp: ...................15
1.2.1 Các yếu tố bên trong cấu thành năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp: .15
1.2.1.1 Các nguồn lực và năng lực của doanh nghiệp : .................................16


vi

1.2.1.1.1 Nguồn nhân lực: .........................................................................16
1.2.1.1.2 Năng lực tài chính: .....................................................................17
1.2.1.1.3 Cơ sở hạ tầng, trình độ thiết bị, công nghệ: ...............................18
1.2.1.1.4 Năng lực quản lý: .......................................................................18

1.2.1.1.5 Khả năng liên kết và hợp tác với doanh nghiệp khác và hội nhập
kinh tế quốc tế: ..........................................................................................19
1.2.1.1.6 Hoạt động marketing:.................................................................20
1.2.1.2 Sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp: ...............................................20
1.2.1.2.1 Chất lượng sản phẩm của doanh nghiệp: ...................................20
1.2.1.2.2 Chất lượng dịch vụ của doanh nghiệp: ......................................21
1.2.1.3 Vị thế trên thị trường của doanh nghiệp: ..........................................21
1.2.1.3.1 Phạm vi hoạt động và thị phần: ..................................................21
1.2.1.3.2 Hình ảnh, uy tín và thương hiệu: ...............................................21
1.2.2 Các yếu tố bên ngoài cấu thành năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp: 22
1.2.2.1 Môi trường vĩ mô: .............................................................................22
1.2.2.1.1 Các yếu tố môi trường kinh tế: ..................................................22
1.2.2.1.2 Các yếu tố môi trường công nghệ: .............................................22
1.2.2.1.3 Các yếu tố môi trường văn hoá xã hội – nhân khẩu: .................23
1.2.2.1.4 Các yếu tố môi trường chính trị – luật pháp: .............................23
1.2.2.1.5 Các yếu tố môi trường địa lý tự – nhiên: ...................................23
1.2.2.2 Môi trường vi mô (Môi trường ngành): ............................................23
1.2.2.2.1 Nguy cơ xâm nhập từ các đối thủ tiềm năng: ............................24
1.2.2.2.2 Áp lực cạnh tranh của các đối thủ hiện tại trong ngành: ............25
1.2.2.2.3 Áp lực từ các sản ph ẩm thay thế: ...............................................25
1.2.2.2.4 Áp lực từ phía khách hàng: ........................................................25
1.2.2.2.5 Áp lực của nhà cung ứng: ..........................................................26
1.2.2.3 Mục tiêu và chiến lược của doanh nghiệp: .......................................27
1.3 Đánh giá năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp qua ma trận hình ảnh cạnh
tranh.......................................................................................................................28


vii

1.4 Tóm tắt nội dung Chương 1: ...........................................................................29

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA CÔNG TY
TNHH CHẾ TẠO MÁY DƯỢC PHẨM TIẾN TUẤN TẠI THỊ TRƯỜNG
INDONESIA .............................................................................................................31
2.1 Tổng quan về công ty TNHH chế tạo máy dược phẩm Tiến Tuấn: ................31
2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển: ..........................................................31
2.1.2 Chức năng, nhiệm vụ và lĩnh vực kinh doanh: ........................................33
2.1.3 Kết quả hoạt động kinh doanh của công ty trong những năm qua: .........34
2.1.4 Giới thiệu về đại diện bán hàng Jayapak của công ty Tiến Tuấn tại thị
trường Indonesia: ..............................................................................................36
2.2 Tổng quan các đối thủ cạnh tranh của công ty Tiến Tuấn tại thị trường
Indonesia: ..............................................................................................................36
2.2.1 Nhóm đối thủ cạnh tranh từ Đài Loan: ....................................................37
2.2.2 Nhóm đối thủ cạnh tranh từ Trung Quốc: ................................................37
2.2.3 Nhóm đối thủ cạnh tranh từ Ấn Độ: ........................................................38
2.2.4 Nhóm đối thủ cạnh tranh tại nước sở tại: .................................................39
2.2.5 Nhóm đối thủ cạnh tranh từ Châu Âu: .....................................................39
2.2.6 Nhóm các đối thủ cạnh khác: ...................................................................40
2.3 Những yếu tố cấu thành năng lực cạnh tranh của công ty Tiến Tuấn tại thị
trường Indonesia: ..................................................................................................41
2.3.1 Các yếu tố bên ngoài cấu thành năng lực cạnh tranh của công ty Tiến
Tuấn tại thị trường Indonesia: ...........................................................................41
2.3.1.1 Môi trường vĩ mô: .............................................................................41
2.3.1.1.1 Các yếu tố môi trường kinh tế: ..................................................41
2.3.1.1.2 Các yếu tố môi trường công nghệ: .............................................43
2.3.1.1.3 Các yếu tố môi trường văn hoá xã hội – nhân khẩu: .................43
2.3.1.1.4 Các yếu tố môi trường chính trị – luật pháp: .............................44
2.3.1.1.5 Các yếu tố môi trường địa lý - tự nhiên: ....................................44
2.3.1.2 Môi trường vi mô (M ôi trường ngành): ...........................................44



viii

2.3.1.2.1 Nguy cơ xâm nhập từ các đối thủ tiềm năng: ............................45
2.3.1.2.2 Áp lực cạnh tranh của các đối thủ hiện tại trong ngành:............45
2.2.2.2.3 Áp lực từ các sản phẩm thay thế: ...............................................47
2.2.2.2.4 Áp lực từ phía khách hàng: ........................................................47
2.2.2.2.5 Áp lực của nhà cung ứng: ..........................................................48
2.2.3 Các yếu tố bên trong cấu thành năng lực cạnh tranh của công ty Tiến
Tuấn tại thị trường Indonesia: ...........................................................................49
2.2.3.1 Các nguồn lực và năng lực của doanh nghiệp: .................................49
2.2.3.1.1 Nguồn nhân lực: .........................................................................49
2.2.3.1.2 Năng lực tài chính: .....................................................................52
2.2.3.1.3 Cơ sở hạ tầng, trình độ thiết bị, công nghệ: ...............................54
2.2.3.1.4 Năng lực quản lý: .......................................................................57
2.2.3.1.5 Khả năng liên kết và hợp tác với doanh nghiệp khác và hội nhập
kinh tế quốc tế: ..........................................................................................58
2.2.3.1.6 Hoạt động marketi ng:.................................................................59
2.2.3.2 Sản phẩm, dịch vụ của công ty Tiến Tuấn: .......................................61
2.2.3.2.1 Chất lượng sản phẩm máy móc dược phẩm của công ty Tiến
Tuấn: .........................................................................................................61
2.2.3.2.2 Chất lượng dịch vụ của công ty Tiến Tuấn: ...............................64
2.2.3.3 Vị thế trên thị trường của doanh nghiệp: ..........................................65
2.2.3.3.1 Thị trường cung cấp máy móc dược phẩm Indonesia và kết quả
hoạt động kinh doanh: ...............................................................................65
2.2.3.3.2 Hình ảnh, uy tín và thương hiệu: ...............................................71
2.2.1.4 Phân tích các hoạt động trong chuỗi giá trị: .....................................73
2.3 Đánh giá năng lực cạnh tranh của công ty Tiến Tuấn qua ma trận hình ảnh
cạnh tranh: .............................................................................................................83
2.5 Tóm tắt nội dung Chương 2: ...........................................................................89
CHƯƠNG 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẮM NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH

TRANH CỦA CÔNG TY TIẾN T UẤN TẠI THỊ TRƯỜNG INDONESIA ..........90


ix

3.1 Mục tiêu phát triển của công ty tại thị trường Indonesia: ...............................90
3.1.1 Dự báo nhu cầu và phát tr iển của ngành cung cấp máy móc dược phẩm
tại thị trường Indonesia trong tương lai: ...........................................................90
3.1.2 Cơ sở để xây dựng mục tiêu: ....................................................................90
3.1.2.1 Quan điểm phát triển: ........................................................................90
3.1.2.2 Định hướng mục tiêu phát triển của công ty tại thị trường Indonesia
đến năm 2017: ...............................................................................................91
3.1.3 Mục tiêu đến năm 2017: ...........................................................................91
3.2 Một số giải pháp Nâng cao năng lực cạnh tranh của công ty Tiến Tuấn tại thị
trường Indonesia: ..................................................................................................91
3.2.1 Đẩy mạnh phát triển thị trường: ...............................................................91
3.2.2 Nâng cao hiệu quả marketing, phát triển thương hiệu TTP trên thị trường
Indonesia: ..........................................................................................................92
3.2.3 Tăng cường động lực nghiên cứu phát triển sản phẩm mới trong đội ngũ
kỹ thuật thiết kế: ................................................................................................94
3.2.4 Không ngừng phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao và tạo môi
trường gắn bó cho ngườ i lao động: ...................................................................95
3.2.5 Nhanh chóng xây dựng một đội ngũ nhân viên kinh doanh, nhân viên kỹ
thuật chuyên phụ trách thị trường Indonesia: .................................................100
3.2.6 Tăng cường đầu tư máy móc thiết bị hiện đại để phát triển công nghệ: 101
3.2.7 Nâng cao năng lực và quản trị tài chính: ...............................................102
3.2.8 Nâng cao khả năng quản lý các dự án đã trúng thầu, đa dạng hóa sản
phẩm để đáp ứng nhu cầu của khách hàng:.....................................................103
3.3 Kiến nghị với nhà nước: ................................................................................104
3.4 Tóm tắt nội dung Chương 3: .........................................................................107

KẾT LUẬN .............................................................................................................108
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................109
PHỤ LỤC ................................................................................................................109
PHIẾU KHẢO SÁT Ý KIẾN CHUYÊN GIA ........................................................110


x

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
TNHH

Trách nhiệm hữu hạn

TTP

Công ty TNHH chế tạo máy dược phẩm Tiến Tuấn

NXB

Nhà xuất bản

SXTM

Sản xuất thương mại

CBCNV

Cán bộ công nhân viên

CP


Cổ phần

DP

Dược phẩm

XNK

Xuất nhập khẩu

TW

Trung ương

NCC

Nhà cung cấp

SXKD

Sản xuất kinh doanh

UBND

Ủy ban nhân dân

SX

Sản xuất



xi

DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 1.1: Khung đánh giá các năng lực cạnh tranh ..................................................29
Bảng 2.1: Kết quả kiểm toán hoạt động SX kinh doanh chung từ năm 2010 đến
2013...........................................................................................................................35
Bảng 2.2: Tình hình kiểm toán tài chính qua các năm ..............................................35
Bảng 2.3: Các đối thủ cạnh tranh hiện tại trong ngành ở thị trường Indonesia ........46
Bảng 2.4: Đánh giá sơ bộ các đối thủ cạnh tranh hiện tại trong ngành ở thị trường
Indonesia tính đến cuối năm 2013 ............................................................................47
Bảng 2.5: Một số nhà cung cấp vật tư (tại Việt Nam) thường xuyên phát sinh mua
hàng ...........................................................................................................................49
Bảng 2.6: Cơ cấu trình độ lao động tại công ty Tiến Tuấn từ năm 2012 đến thá ng
8/2014........................................................................................................................50
Bảng 2.7: Cơ cấu nhân lực của công ty Tiến Tuấn tính đến tháng 8/2014 ...............50
Bảng 2.8: Các chỉ số tài chính cơ bản .......................................................................53
Bảng 2.9: Đánh giá chất lượng máy móc của Tiến Tuấn với Bosch thực hiện khảo
sát với khách hàng PT. Guardian ..............................................................................62
Bảng 2.10:Các chỉ số kinh tế của Indonesia từ năm 2010 đến 2012 ........................66
Bảng 2.11: Danh mục máy móc dược phẩm của công ty Tiến Tuấn ........................76
Bảng 2.12: Ma t rận hình ảnh cạnh tranh của Công ty Tiến Tuấn tại thị trường
Indonesia ...................................................................................................................87


xii

DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ, ĐỒ THỊ, SƠ ĐỒ, HÌNH ẢNH
Hình 1.1: Các khối cơ bản tạo nê n lợi thế cạnh tranh của Miachel Porter ...............11

Hình 1.2: Sơ đồ chuỗi giá trị theo Porter ..................................................................12
Hình 1.3: Các chiến lược cạnh tranh tổng quát của M. Porter ..................................13
Hình 1.4: Quan hệ giữa các loại lợi thế cạnh tranh trong doanh nghiệp ..................16
Hình 1.5: Mô hình 5 tác lực cạnh tranh của Michael Porter .....................................24
Hình 2.1: Sơ đồ tổ chức công ty Tiến Tuấn ..............................................................32
Hình 2.2: Thị phần các nhà cung cấp máy móc dược phẩm tại thị trường Indonesia
tính đến cuối tháng 12 năm 2013 ..............................................................................40
Hình 2.3: Biểu đồ tỷ lệ lạm phát trung bình của Indonesia năm 2013 .....................42
Hình 2.4: Biểu đồ tốc độ tăng trưởng GDP Indonesia từ năm 2005 – 2012.............66
Hình 2.5: Doanh thu của công ty Tiến Tuấn tại thị trường Indonesia từ năm 2012
đến tháng 8/2014 .......................................................................................................69
Hình 2.6: Sơ đồ kênh phân phối của công ty tại thị trường Indonesia ......................76
Hình 2.7: Cơ cấu doanh thu công ty Tiến Tuấn năm 2013 .......................................78
Hình 2.8: Quy trình xây dựng tiêu chí cạnh tranh tại thị trường Indonesia ..............84


1

MỞ ĐẦU
1. Sự cần thiết của đề tài:
Nền kinh tế Việt Nam đã chính thức hội nhập đầy đủ vào nền kin h tế thế giới
sau khi Việt Nam trở thành thành viên của tổ chức kinh tế thế giới WTO. Sự cạnh
tranh đã và sẽ diễn ra ngày càng gay gắt hơn ngay tại chính thị trường Việt Nam.
Điều này đòi hỏi các doanh nghiệp phải có những bước đi đúng đắn nhằm từng
bước nâng cao năng lực cạnh tranh, giữ vững thị trường trong nước và tiến tới phát
triển ra nước ngoài. Muốn vậy, các doanh nghiệp phải nâng cao chất lượng dịch vụ
một cách đúng đắn và phù hợp năng lực cũng như bối cảnh kinh tế chung. Mặt
khác, bối cảnh nền kinh tế hiện nay ngày càng sôi động, cạnh tranh diễn ra gay gắt
và quyết liệt hơn, xuất hiện nhiều nhân tố bất ổn, không chắc chắn và khó lường
trước. Do vậy, cơ hội cũng như rủi ro kinh doanh có thể nhanh chóng đến và nhanh

chóng đi đối với bất kỳ doanh nghiệp nào. Thực tế kinh doanh trong cơ chế thị
trường cho thấy môi trường kinh doanh luôn luôn biến đổi. Sự phát triển ngày càng
phức tạp hơn của môi trường kinh doanh đòi hỏi doanh nghiệp phải luôn nâng cao
năng lực để ứng phó với những thay đổi của môi trườ ng kinh doanh.
Công ty TNHH chế tạo máy dược phẩm Tiến Tuấn là một trong những
doanh nghiệp có uy tín và kinh nghiệm trong lĩnh vực cung cấp máy móc phục vụ
cho ngành công nghiệp sản xuất dược phẩm trong nước và quốc tế. Ở đây, tác giả
tập trung nghiên cứu thị trường cung cấp máy móc dược phẩm của công ty Tiến
Tuấn ở Indonesia đ ể có thể mở rộng quy mô kinh doanh, mở rộng thị trường, nâng
cao lợi nhuận và tránh được các rủi ro gây tổn thất lớn, việc triển khai nâng cao
năng lực cạnh tranh cho sản phẩm của công ty là hết sức cần thiết. Chính vì vậy tác
giả chọn đề tà i “Nâng cao năng lực cạnh tranh của công ty Tiến Tuấn tại thị trường
Indonesia” làm đề tài luận văn thạc sỹ.
2. Tổng quan về vấn đề nghiên cứu:
Nghiên cứu về năng lực cạnh tranh nói chung và năng lực cạnh tranh của
doanh nghiệp không phải là một vấn đề mới. Cho đến nay có rất nhiều học giả nổi
tiếng trên thế giới và Việt nam nghiên cứu và viết tài liệu về năng lực cạnh tranh.


2

Trong đó phải kể đến Michel Michael Eugene - Giáo sư của Đại học Harvard, Hoa
Kỳ với những tác phẩm kinh điển như “Chiến lược cạnh tranh”(competitive
strategy), “Lợi thế cạnh tranh” (competitive advantage) và “Lợi thế cạnh tran h quốc
gia” (competitive advantage of nations).Vận dụng lý thuyết về năng lực cạnh tranh,
dưới góc độ quốc gia, ngành hay một số doanh nghiệp đều xây dựng chiến lược và
giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh cho mình trong từng giai đoạn cụ thể.
Đối với công ty Tiến Tuấn, để cạnh tranh và hoạt động bền vững tại thị
trường Indonesia, trong thời gian qua công ty cũng đã xây dựng mục tiêu, kế hoạch
và một số chương trình hoạt động, song những kế hoạch và chương trình hành động

đó vẫn chưa mang tính tổng thể và dài hạn như một hệ thống giải pháp mang tính
tổng thể. Để tiếp tục phát triển bền vững, nâng cao vị thế cạnh tranh và đứng vững
trên thị trường này, công ty Tiến Tuấn cần có hệ thống giải pháp mang tính tổng
thể, dài hạn. Điểm mới của luận văn là sử dụng các lý thuyết về năng lực cạnh tranh
để đi sâu phân tích đầy đủ thực trạng năng lực cạnh tranh. Từ đó đề ra giải pháp để
nâng cao năng lực cạnh tranh tại thị trường Indonesia .
3. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu
Mục tiêu nghiên cứu của đề tài là đề ra hệ th ống các giải pháp nhằm Nâng
cao năng lực cạnh tranh của công ty Tiến Tuấn tại thị trường Indonesia, đảm bảo
phát triển nhanh và bền vững.
Để thực hiện mục tiêu nghiên cứu trên, đề tài có nhiệm vụ thực hiện các nội
dung nghiên cứu sau:
- Thứ nhất, hệ thống cơ sở lý luận về năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp
làm cơ sở lý luận cho vấn đề nghiên cứu.
- Thứ hai, phân tích, đánh giá thực trạng năng lực cạnh tranh của công ty
Tiến Tuấn tại thị trường Indonesia để từ đó rút ra những điểm mạnh cần phát huy,
những điểm yếu cơ bản cần cải thiện trong việc nâng cao năng lực cạnh tranh.
- Thứ ba, hình thành và đề ra các giải pháp để Nâng cao năng lực cạnh tranh
của công ty Tiến Tuấn tại thị trường Indonesia, đồng thời đề xuất các kiến nghị với
Nhà nước để công ty có điều kiện thực hiện thành công các giải pháp của mình.


3

4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là năng lực cạnh tranh của công ty TNHH
chế tạo máy dược phẩm Tiến Tuấn.
Phạm vi nghiên cứu của đề tài được giới hạn về không gian là tạ i thị trường
Indonesia.
5. Phương pháp nghiên cứu

Để thực hiện đề tài nghiên cứu này, tác giả đã sử dụng một số phương pháp
như thống kê, so sánh, phân tích trên cơ sở dữ liệu là:
- Phần lý thuyết: Tham khảo các tài liệu liên quan đến đề tài.
- Dữ liệu thứ cấp: Được thu thập từ các báo cáo nghiên cứu thị trường của
công ty, báo cáo tài chính của công ty, qua sách báo, internet, website,...
- Dữ liệu sơ cấp: Được thu thập qua quan sát, thảo luận và khảo khảo ý kiến
các chuyên gia trong ngành cung cấp máy móc dược phẩm qua đề cương thảo luận
nhóm và bảng câu hỏi khảo sát chi tiết làm dữ liệu để xây dựng các ma trận hình
ảnh cạnh tranh Dữ liệu sau khi thu thập được phân tích qua các phương pháp như
thống kê, mô tả, so sánh, tổng hợp, hệ thống… để thực hiện các nhiệm vụ và mục
tiêu nghiên cứu.
6. Bố cục của luận văn
Ngoài phần mở đầu, phụ lục và tài liệu tham khảo, luận văn gồm ... bảng
biểu, hình vẽ đồ thị và được tổ chức thành 3 chương sau đây:
- Chương 1: Cơ sở lý luận về năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp.
- Chương 2: Thực trạng năng lực cạnh tranh của công ty TNHH chế tạo máy
dược phẩm Tiến Tuấn tại thị trường Indonesia.
- Chương 3: Một số giải pháp nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của công
ty Tiến Tuấn tại thị trường Indonesia.


4

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ NĂNG LỰC CẠNH TRANH
CỦA DOANH NGHIỆP
1.1 Khái niệm về cạnh tranh, năng lực cạnh tranh và lợi thế cạnh tranh:
1.1.1 Các khái niệm về cạnh tranh:
Cạnh tranh nói chung, cạnh tranh trong kinh tế nói riêng là một khái niệm có
nhiều cách hiểu khác nhau. Khái niệm này được sử dụng cho cả phạm vi doanh
nghiệp, phạm vi ngành, phạm vi quốc gia hoặc phạm vi khu vực liên quốc gia

vv..điều này chỉ khác nhau ở chỗ mục tiêu được đặt ra ở chỗ quy mô doanh nghiệp
hay ở quốc gia mà thôi. Trong khi đối với một doanh nghiệp mụ c tiêu chủ yếu là
tồn tại và tìm kiếm lợi nhuận trên cơ sở cạnh tranh quốc gia hay quốc tế, thì đối với
một quốc gia mục tiêu là nâng cao mức sống và phúc lợi cho nhân dân ...
Theo K. Marx: "Cạnh tranh là sự ganh đua, đấu tranh gay gắt giữa các nhà tư
bản nhằm dành giật những điều kiện thuận lợi trong sản xuất và tiêu dùng hàng hóa
để thu được lợi nhuận siêu ngạch ". Nghiên cứu sâu về sản xuất hàng hóa tư bản chủ
nghĩa và cạnh tranh tư bản chủ nghĩa Marx đã phát hiện ra quy luật cơ bản của cạnh
tranh tư bản chủ nghĩa là quy luật điều chỉnh tỷ suất lợi nhuận bình quân, và qua đó
hình thành nên hệ thống giá cả thị trường. Quy luật này dựa trên những chênh lệch
giữa giá cả chi phí sản xuất và khả năng có thể bán thành hàng hoá dưới giá trị của
nó nhưng vẫn thu đựơc lợi nhuận.
Theo từ điển kinh doanh (xuất bản năm 1992 ở Anh) thì cạnh tranh trong cơ
chế thị trường được định nghĩa là " Sự ganh đua, sự kình địch giữa các nhà kinh
doanh nhằm giành tài nguyên sản xuất cùng một loại hàng hoá về phía mình.
Theo Từ điển Bách khoa Việt nam (tập 1) Cạnh tranh (trong kinh doanh) là
hoạt động tranh đua giữa những người sản xuất hàng hoá, giữa các thương nhân, các
nhà kinh doanh trong nền kinh tế thị trường, chi phối quan hệ cung cầu, nhằm dành
các điều kiện sản xuất , tiêu thụ thị trường có lợi nhất.
Hai nhà kinh tế học Mỹ P.A Samuelson và W.D.Nordhaus trong cuốn kinh tế
học (xuất bản lần thứ 12) cho cạnh tranh (Competition) là sự kình địch giữa các
doanh nghiệp cạnh tranh với nhau để dành khách hàng hoặc thị trường. Hai tác giả


5

này cho cạnh tranh đồng nghĩa với cạnh tranh hoàn hảo (Perfect Competition).
Ba tác giả Mỹ khác là D.Begg, S. Fischer và R. Dornbusch cũng cho cạnh
tranh là cạnh tranh hoàn hảo, các tác giả này viết: Một cạnh tranh hoàn hảo, là
ngành trong đó mọi người đều tin rằng hành động của họ không gây ảnh hưởng tới

giá cả thị trường, phải có nhiều người bán và nhiều người mua.
Cùng quan điểm như trên, R.S. Pindyck và D.L Rubinfeld trong cuốn kinh tế
học vĩ mô cho rằng: Một thị trường cạnh tranh hoàn hảo, hoàn thi ện có rất nhiều
người mua và người bán, để cho không có người mua hoặc người bán duy nhất nào
có ảnh hưởng có ý nghĩa đối với giá cả.
Theo tác giả Tôn Thất Nguyễn Thiêm trong tác phẩm Thị trường, chiến lược,
cơ cấu thì cạnh tranh trong thương trường không phải là diệt trừ đối thủ của mình
mà chính là phải mang lại cho khách hàng những giá trị gia tăng cao và mới lạ hơn
để khách hàng lựa chọn mình chứ không lựa chọn đối thủ cạnh tranh.
Tại diễn đàn Liên hợp quốc trong báo cáo về cạnh tranh toàn cầu năm 2003
thì định nghĩa cạnh tranh đối với một quốc gia là" Khả năng của nước đó đạt được
những thành quả nhanh và bền vững về mức sống, nghĩa là đạt đựơc các tỷ lệ tăng
trưởng kinh tế cao được xác định bằng các thay đổi của tổn sản phẩm quốc nội
(GDP) tính trên đầu người theo thời gian.
Cạnh tranh được hiểu bằng nhiều cách khác nhau. Theo từ điển Tiếng Việt
(1998) của Viện Ngôn ngữ học, nhà xuất bản (NXB) Đã Nẵng, “cạnh tranh” được
giải thích là sự cố gắng giành phần hơn, phần thắng về mình giữa những người,
những tổ chức hoạt động nhằm những lợi ích như nhau. Trong tác phẩm “Quốc phú
luận” của Adam Smith, tác giả cho rằng cạnh tranh có thể phối hợp kinh tế một cách
nhịp nhàng, có lợi cho xã hội. Vì sự cạnh tranh trong quá trình của cải quốc dân
tăng lên chủ yếu diễn ra thông qua thị trường và giá cả, do đó, cạnh tranh có quan
hệ chặt chẽ với cơ chế thị trường. Theo Smith, “Nếu tự do cạnh tranh, các cá nhân
chèn ép nhau, thì cạnh tranh buộc mỗi cá nhân phải cố gắng làm công việc của mình
một cách chính xác”, “Cạnh tranh và thi đua thường tạo ra sự cố gắng lớn nhất.
Ngược lại, chỉ có mục đích lớn lao nhưng lại không có động cơ thúc đẩy thực hiện


6

mục đích ấy thì rất ít có khả năng tạo ra được bất kỳ sự cố gắng lớn nào”.

Từ những định nghĩa và các cách hiểu không giống n hau trên có thể rút ra
các điểm hội tụ chung sau đây:
- Vậy cạnh tranh là sự tranh đua giữa những cá nhân, tập thể, đơn vị kinh tế
có chức năng như nhau thông qua các hành động, nỗ lực và các biện pháp để giành
phần thắng trong cuộc đua, để thỏa mãn các mụ c tiêu của mình. Các mục tiêu này
có thể là thị phần, lợi nhuận, hiệu quả, an toàn, danh tiếng….
- Tuy nhiên, không phải tất cả các hành vi cạnh tranh là lành mạnh, hoàn hảo
và nó giúp cho các chủ thể tham gia đạt được tất cả những gì mình mong muốn.
Trong thực tế, để có lợi thế trong kinh doanh các chủ thể tham gia đã sử dụng
những hành vi cạnh tranh không lành mạnh để làm tổn hại đến đối thủ tham gia
cạnh tranh với mình. Cạnh tranh không mang ý nghĩa triệt tiêu lẫn nhau, nhưng kết
quả của cạnh tranh mang lại là hoàn toàn trái ngược.
- Giống như bất kỳ sự vật hiện tượng nào khác, cạnh tranh cũng luôn tồn tại
hai mặt của một vấn đề : mặt tích cực và mặt tiêu cực. Ở khía cạnh tích cực, cạnh
tranh là nhân tố quan trọng góp phần phân bổ các nguồn lực có hạn của xã hội một
cách hợp lý, trên cơ sở đó giúp nền kinh tế tạo lập một cơ cấu kinh tế hợp lý và hoạt
động có hiệu quả. Bên cạnh đó, cạnh tranh góp phần thúc đẩy sự tiến bộ của khoa
học công nghệ, dẫn đến gia tăng năng suất sản xuất xã hội, sử dụng hiệu quả cá c
yếu tố sản xuất đầu vào nhằm thỏa mãn tối đa nhu cầu xã hội thông qua các sản
phẩm, dịch vụ chất lượng cao, giá thành hạ, mẫu mã đa dạng…
- Ở góc độ tiêu cực, nếu cạnh tranh chỉ nhằm mục đích chạy theo lợi nhuận
mà bất chấp tất cả thì song song với lợi n huận được tạo ra, có thể xảy ra nhiều hậu
quả nghiêm trọng cho xã hội như môi trường sinh thái bị hủy hoại, nguy hại cho sức
khỏe con người, đạo đức xã hội bị xuống cấp, nhân cách con người bị tha hóa. Nếu
xảy ra tình trạng này, nền kinh tế quốc gia sẽ phá t triển một cách lệch lạc và không
vì lợi ích của số đông.
Như vậy, cạnh tranh là một công cụ mạnh mẽ và là một yêu cầu tất yếu cho
sự phát triển kinh tế của mỗi doanh nghiệp và mỗi quốc gia. Cạnh tranh là để mang



7

lại cho thị trường và khách hàng giá trị g ia tăng cao hơn doanh nghiệp khác.
Do sự phát triển của thương mại và chủ nghĩa tư bản công nghiệp cùng với
ảnh hưởng của tư tưởng kinh tế, cạnh tranh ngày càng được xem như là cuộc đấu
tranh giữa các đối thủ. Trong thực tế đời sống kinh tế, cạnh tranh ngày càng được
xem là một cuộc đấu tranh giữa các đối thủ với mục đích đánh bại đối thủ. Đặc biệt,
trước xu thế hội nhập như hiện nay, cạnh tranh ngày càng trở nên khốc liệt và phức
tạp hơn, trở thành một vấn đề sống còn của doanh nghiệp, doanh nghiệp nào khô ng
thể cạnh tranh được với đối thủ sẽ nhanh chóng bị đào thải ra thương trường.
1.1.2 Khái niệm về năng lực cạnh tranh:
Khái niệm năng lực cạnh tranh được đề cập đầu tiên ở Mỹ vào đầu những
năm 1990. Theo Aldington Report (1985): “Doanh nghiệp có khả năng cạnh tranh
là doanh nghiệp có thể sản xuất sản phẩm và dịch vụ với chất lượng vượt trội và giá
cả thấp hơn các đối thủ khác trong nước và quốc tế. Khả năng cạnh tranh đồng
nghĩa với việc đạt được lợi ích lâu dài của doanh nghiệp và khả năng bảo đảm thu
nhập cho người lao động và chủ doanh nghiệp”. Định nghĩa này cũng được nhắc lại
trong “Sách trắng về năng lực cạnh tranh của Vương quốc Anh” (1994). Năm 1998,
Bộ thương mại và Công nghiệp Anh đưa ra định nghĩa “Đối với doanh nghiệp, năng
lực cạnh tranh là khả năng sản xuất đúng sản phẩm, xác định đúng giá cả và vào
đúng thời điểm. Điều đó có nghĩa là đáp ứng nhu cầu khách hàng với hiệu suất và
hiệu quả hơn các doanh nghiệp khác”.
Tuy nhiên, khái niệm năng lực cạnh tranh đến nay vẫn chưa được hiểu một
cách thống nhất. Theo Buckley (1988), năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp cần
được gắn kết với việc thực hiện mục tiêu của doanh nghiệp với 3 yếu tố: các giá trị
chủ yếu của doanh nghiệp, mục đích chính của doanh nghiệp và các mục tiêu giúp
các doanh nghiệp thực hiện chức năng của mình.
Điểm lại các tài liệu trong và ngoài nước, có nhiều cách quan niệm về năng
lực cạnh tranh doanh nghiệp. Dưới đây là một số cách quan niệm về năng lực cạnh
tranh của doanh nghiệp đáng chú ý:

- Một là, năng lực cạnh tranh của doanh ng hiệp là khả năng duy trì và mở


8

rộng thị phần, thu lợi nhuận của doanh nghiệp. Đây là cách quan niệm khá phổ biến
hiện nay, theo đó năng lực cạnh tranh là khả năng tiêu thụ hàng hóa, dịch vụ so với
đối thủ và khả năng “thu lợi” của các doanh nghiệp. Cách qu an niệm này có thể gặp
trong các công trình nghiên cứu của Mehra (1998), Ramasamy (1995), Buckley
(1991), Schealbach (1989) hay ở trong nước như của CIEM (Ủy ban Quốc gia về
Hợp tác Kinh tế Quốc tế). Cách quan niệm như vậy tương đồng với cách tiếp cận
thương mại truyền thống đã nêu trên. Hạn chế trong cách quan niệm này là chưa
bao hàm các phương thức, chưa phản ánh một cách bao quát năng lực kinh doanh
của doanh nghiệp.
- Hai là, năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp là khả năng chống chịu trước
sự tấn công của doanh nghiệp khác. Chẳng hạn, Hội đồng Chính sách năng lực cạnh
tranh của Mỹ đưa ra định nghĩa: năng lực cạnh tranh là năng lực kinh tế về hàng hóa
và dịch vụ trên thị trường thế giới… Ủy ban Quốc gia về hợp tác kinh tế có trích
dẫn khái niệm năng lực cạnh tranh theo Từ điển Thuật Ngữ chính sách thương mại
(1997), theo đó, năng lực cạnh tranh là năng lực của một doanh nghiệp “không bị
doanh nghiệp khác đánh bại về năng lực kinh tế”. Quan niệm về năng lực cạnh
tranh như vậy mang tính chất định tính, khó có thể định lượng.
- Ba là, năng lực cạnh tranh đồng nghĩa với năng suất lao động. Theo Tổ
chức Hợp tác và Phát triển kinh tế (OECD), năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp
là sức sản xuất ra thu nhập tương đối cao trên cơ sở sử dụng các yếu tố sản xuất có
hiệu quả làm cho các doanh nghiệp phát triển bền vững trong điều kiện cạnh tranh
quốc tế. Theo M. Porter (1990), năng suất lao động là thước đo duy nhất về năng
lực cạnh tranh. Tuy nhiên, các quan niệm này chưa gắn với việc thực hiện các mục
tiêu và nhiệm vụ của doanh nghiệp.
- Bốn là, năng lực cạnh tranh đồng nghĩa với duy trì và nâng cao lợi thế cạnh

tranh. Chẳng hạn, tác giả Vũ Trọng Lâm (2006) cho rằng, năng lực cạnh tranh của
doanh nghiệp là khả năng tạo dựng, duy trì, sử dụng và sáng tạo mới các lợi thế
cạnh tranh của doanh nghiệp, tác giả Trần Sửu (2005) cũng có ý kiến tương tự:
“Năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp là khả năng tạo ra lợi thế cạnh tranh, có khả


9

năng tạo ra năng suất và chất lượng cao hơn đối thủ cạnh tranh, chiếm lĩnh thị phần
lớn, tạo ra thu nhập cao và phát triển bền vững”.
Ngoài ra, không ít ý kiến đồng nhất năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp
với năng lực kinh doanh. Như vậy, cho đến nay quan niệm về năng lực cạnh tranh
vẫn chưa được hiểu thống nhất. Để có thể đưa ra quan niệm nă ng lực cạnh tranh của
doanh nghiệp phù hợp, cần lưu ý những đặc thù khái niệm này như Henricsson và
các cộng sự (2004) chỉ ra: đó là tính đa nghĩa (có nhiều định nghĩa), đa trị (có nhiều
cách đo lường), đa cấp (với các cấp độ khác nhau), phụ thuộc, có tính quan hệ qua
lại, tính chất động và là một quá trình. Ngoài ra, khi đưa ra khái niệm năng lực cạnh
tranh của doanh nghiệp, cần lưu ý thêm một số vấn đề sau đây:
- Một là, quan niệm năng lực cạnh tranh cần phù hợp với điều kiện, bối cảnh
và trình độ phát tr iển trong từng thời kỳ. Chẳng hạn, trong nền kinh tế thị trường tự
do trước đây, cạnh tranh chủ yếu trong lĩnh vực bán hàng và năng lực cạnh tranh
đồng nghĩa với việc bán được nhiều hàng hóa hơn đối thủ cạnh tranh. Trong điều
kiện thị trường cạnh tranh hoà n hảo, cạnh tranh trên cơ sở tối đa hóa số lượng hàng
hóa nên năng lực cạnh tranh thể hiện ở thị phần. Còn trong điều kiện kinh tế tri thức
hiện nay, cạnh tranh đồng nghĩa với mở rộng “không gian sinh tồn”, doanh nghiệp
phải cạnh tranh không gian, cạnh tranh thị trường, cạnh tranh tư bản và do vậy quan
niệm về năng lực cạnh tranh cũng phải phù hợp với điều kiện mới.
- Hai là, năng lực cạnh tranh cần thể hiện khả năng đua tranh, tranh giành
giữa các doanh nghiệp không chỉ về năng lực thu hút và sử dụng các y ếu tố sản
xuất, khả năng tiêu thụ hàng hóa, mà cả khả năng mở rộng không gian sinh tồn của

sản phẩm, khả năng sáng tạo sản phẩm mới.
- Ba là, năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp cần thể hiện được phương
thức cạnh tranh phù hợp, bao gồm cả những phương thứ c truyền thống và các
phương thức hiện đại – không chỉ dựa trên lợi thế so sánh mà dựa vào lợi thế cạnh
tranh, dựa vào quy chế.
Để thực hiện nghiên cứu này, tác giả sử dụng khái niệm của Nguyễn Minh
Tuấn (2010) trong tác phẩm Nâng cao năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp


×