Tải bản đầy đủ (.pdf) (84 trang)

ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP QUẢN LÝ CHẤT THẢI RẮN CÔNG NGHIỆP CHẤT THẢI NGUY HẠI Ở THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (788.5 KB, 84 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP. HỒ CHÍ MINH


LÊ THỊ TRÚC UYÊN

ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP QUẢN
LÝ CHẤT THẢI RẮN CÔNG NGHIỆP- CHẤT THẢI NGUY
HẠI Ở THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
NGÀNH KINH TẾ TÀI NGUYÊN MÔI TRƯỜNG

Thành phố Hồ Chí Minh
Tháng 07/2011


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP. HỒ CHÍ MINH


LÊ THỊ TRÚC UYÊN

ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP QUẢN
LÝ CHẤT THẢI RẮN CÔNG NGHIỆP- CHẤT THẢI NGUY
HẠI Ở THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

Ngành: Kinh tế tài nguyên môi trường

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC


Người hướng dẫn: NGUYỄN THỊ Ý LY

Thành phố Hồ Chí Minh
Tháng 07/2011


Hội đồng chấm báo cáo luận văn tốt nghiệp đại học khoa Kinh Tế, trường Đại
Học Nông Lâm Thành Phố Hồ Chí Minh xác nhận luận văn “Đánh Giá Hiện Trạng
và Đề Xuất Giải Pháp Quản Lý Chất Thải Rắn Công Nghiệp Ở Thành Phố Hồ
Chí Minh ” do Lê Thị Trúc Uyên, sinh viên khóa 33, ngành Kinh Tế Tài Nguyên Môi
Trường, đã bảo vệ thành công trước hội đồng vào ngày _____________

Nguyễn Thị Ý Ly
Người hướng dẫn

Ngày

Chủ tịch hội đồng chấm báo cáo

Ngày

tháng

năm

tháng

năm

Thư ký hội đồng chấm báo cáo


Ngày

tháng

năm


LỜI CẢM TẠ

Để đạt được kết quả như ngày hôm nay, lời đầu tiên tôi xin chân thành khắc ghi
công ơn ba mẹ, người đã sinh ra tôi, nuôi nấng, dạy bảo tôi trưởng thành.
Tôi xin chân thành cảm ơn Ban Giám Hiệu Trường Đại Học Nông Lâm Thành
Phố Hồ Chí Minh, đặc biệt các thầy cô trong khoa kinh tế là những người đã tận tình
giảng dạy và truyền đạt kiến thức cho tôi trong suốt quá trình học ở trường.
Tôi xin chân thành biết ơn cô Nguyễn Thị Ý Ly, người đã tận tình hướng dẫn
tôi trong suốt quá trình tôi nghiên cứu đề tài.
Nhân đây, cho tôi gởi lời cảm tạ sâu sắc nhất đến Ban Giám Đốc và các anh chị
ở Sở Tài nguyên và Môi trường Thành Phố Hồ Chí Minh, đặc biệt các anh chị ở Phòng
Quản Lý Chất Thải Rắn đã nhiệt tình giúp đỡ tôi trong suốt thời gian thực tập luận văn
vừa qua.
Cuối cùng, cho tôi gởi những tình cảm chân thành đến tất cả bạn bè đã cùng tôi
trao đổi học tập và hỗ trợ tôi trong suốt những năm tháng ở giảng đường.
.

Thủ Đức, ngày 11 tháng 07 năm 2011
Sinh viên

Lê Thị Trúc Uyên



NỘI DUNG TÓM TẮT

LÊ THỊ TRÚC UYÊN. Tháng 07 năm 2011. “Đánh Giá Hiện Trạng và Đề
Xuất Giải Pháp Quản Lý Chất Thải Rắn Công Nghiệp – Chất Thải Nguy Hại Ở
Thành Phố Hồ Chí Minh”.
LE THI TRUC UYEN. July 2011. “Assessing Current Situation and
Suggesting Solution For Solid Waste Management – Hazardous Waste in Ho Chi
Minh City”.
Đề tài được thực hiện nhằm đánh giá hiện trạng trong công tác quản lý chất thải
rắn công nghiệp – chất thải nguy hại trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh, tại các
doanh nghiệp đang hoạt động trong các KCN,KCX, cũng như các đơn vị thu gom, vận
chuyển, xử lý, tiêu hủy chất thải rắn. Đề tài đã thu thập số liệu thứ cấp từ Sở TN-MT
TP, Ban quản lý các KCN & KCX TP và các thông tin trong các nghiên cứu hay các
bài báo trên internet để cho thấy thực trạng công tác quản lý chất thải rắn ở Tp.HCM
và các KCN & KCX hiện nay còn rất nhiều vấn đề bất cập như không chấp hành đúng
quy định của nhà nước về quản lý chất thải rắn công nghiệp còn ở mức khá cao. Đa số
các doanh nghiệp có phát sinh chất thải công nghiệp không có đăng ký sổ chủ nguồn
thải, có những doanh nghiệp còn đổ chung CTRCN-CTNH chung với rác sinh hoạt
gây ô nhiễm môi trường trầm trọng và ảnh hưởng đến sức khỏe người dân khu vực
xung quanh. Do đó đề tài thực hiện nhằm đề xuất các giải pháp thích hợp cho công tác
quản lý chất thải rắn ở TP. Phần lớn các doanh nghiệp, đơn vị, nhà máy chưa có cán bộ
chuyên trách về lĩnh vực môi trường mà hầu như là kiêm nhiệm. Do đó, các cán bộ
này chưa phân biệt được chất thải rắn nguy hại và chất thải rắn thông thường tại các
đơn vị, các chất thải công nghiệp phát sinh hầu như được chứa chung với nhau, chưa
có khu vực lưu chứa riêng, cũng như nhãn mác dành cho chất thải rắn nói chung.


MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT.......................................................................... viii

DANH MỤC CÁC BẢNG ........................................................................................... ix
DANH MỤC CÁC HÌNH ...............................................................................................x
DANH MỤC PHỤ LỤC ............................................................................................... xi
CHƯƠNG 1.MỞ ĐẦU ....................................................................................................1
1.1. Đặt vấn đề .............................................................................................................1
1.2.Mục tiêu nghiên cứu ..............................................................................................2
1.2.1. Mục tiêu chung...............................................................................................2
1.2.2. Mục tiêu cụ thể ...............................................................................................2
1.3. Phạm vi nghiên cứu ..............................................................................................2
1.3.1. Phạm vi nội dung nghiên cứu ........................................................................2
1.3.2. Phạm vi địa bàn nghiên cứu ...........................................................................2
1.3.3. Phạm vi đối tượng nghiên cứu .......................................................................2
CHƯƠNG 2.TỔNG QUAN ...........................................................................................4
2.1. Tổng quan tài liệu nghiên cứu ..............................................................................4
2.2. Tổng quan về điều kiện tự nhiên Thành phố Hồ Chí Minh ..................................5
2.2.1. Lịch sử hình thành ..........................................................................................5
2.2.2. Vị trí địa lí ......................................................................................................5
2.2.3. Địa hình ..........................................................................................................5
2.2.4.Khí hậu - Thời tiết ...........................................................................................6
2.2.5. Địa chất đất đai...............................................................................................7
2.2.6. Nguồn nước và thủy văn ................................................................................7
2.2.7. Thảm thực vật ................................................................................................8
2.2.8. Văn hóa – Du lịch ..........................................................................................9
2.2.9 Giao thông .....................................................................................................10
2.2.10 Cấp điện ......................................................................................................11
2.2.11 Cấp nước .....................................................................................................11
2.2.12 Thông tin liên lạc ........................................................................................12
2.3. Tổng quan tình hình kinh tế - xã hội TP. HCM ..................................................12
v



2.3.1. Kinh tế ..........................................................................................................12
2.3.2 Xã hội ............................................................................................................14
CHƯƠNG 3.NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ................................19
3.1. Nội dung nghiên cứu...........................................................................................19
3.1.1. Những khái niệm cơ bản về CTRCN-CTNH ...............................................19
3.1.2. Văn bản pháp lý liên quan đến việc quản lý CTRCN-CTNH.....................23
3.2. Phương pháp nghiên cứu ....................................................................................27
CHƯƠNG 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN ......................................29
4.1. Hiện trạng phát sinh CTRCN-CTNH trên địa bàn TP. HCM ............................29
4.2 Đánh giá hiện trạng quản lý CTRCN-CTNH tại Tp.HCM..................................31
4.2.1 Hệ thống thu gom ..........................................................................................32
4.2.2 Hệ thống vận chuyển.....................................................................................34
4.2.3 Hệ thống phân loại, thu mua, tái sử dụng, tái sinh và tái chế CTRCN .........34
4.2.4 Hệ thống xử lý chất thải ................................................................................39
4.2.5 Bãi chôn lấp an toàn ......................................................................................40
4.3 Đánh giá, nhận xét cơ cấu tổ chức, nhân sự về công tác quản lý nhà nước trong
lĩnh vực CTRCN-CRNH tại Tp.HCM .......................................................................41
4.3.1 Về cơ cấu tổ chức ..........................................................................................41
4.3.2 Về nhân sự.....................................................................................................43
4.3.3 Về trình độ chuyên môn và kinh nghiệm công tác .......................................45
4.3.4 Phân tích tình hình thực hiện quy chế quản lý CTRCN-CTNH tại Tp.HCM
................................................................................................................................45
4.4 Chủ nguồn thải CTRCN-CTNH tại các KCN-KCX trên địa bàn Tp.HCM ........46
4.5 Những mặt hạn chế trong công tác thu gom, vận chuyển ...................................47
4.6 Đề xuất các giải pháp quản lý CTRCN-CTNH tại Tp.HCM...............................49
4.6.1 Đế xuất công cụ kinh tế.................................................................................49
4.6.2 Đề xuất mô hình cơ cấu tổ chức....................................................................53
4.6.3. Đề xuất các gải pháp quản lý CTRCN-CTNH ở Tp.HCM: .........................56
CHƯƠNG 5. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ................................................................66

5.1. Kết luận ...............................................................................................................66
5.2 Kiến nghị..............................................................................................................67
vi


TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC

vii


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
BCL

Bãi chôn lấp

BTNMT

Bộ tài nguyên môi trường

CSSX

Cơ sở sản xuất

CTRCN-CTNH

Chất thải rắn công nghiệp – Chất thải nguy hại

CTCN


Chất thải công nghiệp

CQQLNN

Cơ quan quản lý nhà nước

CTRĐT

Chất thải rắn đô thị

CTR

Chất thải rắn

CNT

Chủ nguồn thải

HEPZA

Phòng xây dựng và Môi trường

KCN-KCX

Khu công nghiệp-khu chế xuất

MTĐT

Môi trường đô thị


QLCTR

Quản lý chất thải rắn

TCVN

Tiêu chuẩn Việt Nam

TTC

Trạm trung chuyển

TG

Thu gom

TH

Thu hồi

TS-TC

Tái sinh–tái chế

TN&MT

Tài nguyên & môi trường

UBNDTP


Ủy ban nhân dân thành phố

VC

Vận chuyển

XL

Xử lý

viii


DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 2.1 Diện tích, dân số, mật độ dân số của từng quận trong Thành Phố ................15
Bảng 3.1.Mối nguy hại của CTRCN-CTNH đối với cộng đồng ...................................22
Bảng 4.1. Khối lượng và thành phần CTRCN-CTNH tại các KCN trên địa bàn
Tp.HCM .........................................................................................................................30
Bảng 4.2. Hệ thống thu gom CTRCN tại các KCN, KCX. ...........................................33
Bảng 4.3: Hệ thống vận chuyển CTRCN-CTNH tại các KCN-KCX ...........................34
Bảng 4.4. Danh sách các đơn vị TG-VC-XL-TH CTRCH-CTNH được cấp phép.......36
Bảng 4.5. Khả năng và tình hình tái chế CTRCN – CTNH của một số loại hình sản
xuất công nghiệp trên địa bàn Tp.HCM: .......................................................................38
Bảng 4.6. Hiện trạng xử lý CTRCN tại một số đơn vị xử lý chất thải trên địa bàn
Tp.HCM .........................................................................................................................39
Bảng 4.7. Số cán bộ quản lý môi trường tại các phòng TN&MT Q/H trên địa bàn
Tp.HCM. ........................................................................................................................44
Bảng 4.8. Dự Báo Khối Lượng CTRCN-CTNH của thành phố HCM trong giai đoạn
2012-2015 ......................................................................................................................49
Bảng 4.9. Các Loại Vật Liệu Có Thể Thu Hồi Được Từ Chất Thải Rắn Công Nghiệp

.......................................................................................................................................51
Bảng 4.10. Tóm tắt các phương pháp xử lý CTRCN-CTNH ........................................65

ix


DANH MỤC CÁC HÌNH
Hình 2.1: Mạng lưới giao thông thành phố Hồ Chí Minh ........................................................ 11
Hình 3.1. Sự biến đổi thuốc trừ sâu trong đất........................................................................... 21
Hình 4.1. Sơ Đồ Hiện Trạng Cấu Trúc Hệ Thống Quản Lý Nhà Nước Về CTRCN-CTNH
Trên Địa Bàn TP HCM............................................................................................................. 42
Hình 4.2. Biểu Đồ Khối Lượng CTRCN-CTNH Phát Sinh Dự Báo Đến Năm 2015 .............. 49
Hình 4.3. Mô hình cơ cấu tổ chức của hệ thống quản lý nhà nước về CTRCN-CTNH tại
Tp.HCM.................................................................................................................................... 54
Hình 4.4. Mô hình cơ cấu tổ chức Phòng Quản Lý Chất Thải Rắn trong công tác quản lý
CTRCN-CTNH......................................................................................................................... 55
Hình 4.5. Sơ đồ nguyên lý công nghệ thiêu đốt CTR và xử lý khí thải ................................... 63

x


DANH MỤC PHỤ LỤC
Phụ lục 1. Mẫu Sổ Chủ Nguồn Thải Chất Thải Nguy Hại
Phụ lục 2. Mẫu Chứng Từ Chất Thải Nguy Hại
Phụ lục 3. Mẫu Báo Cáo Quản Lý Chất Thải Nguy Hại

xi


CHƯƠNG 1

MỞ ĐẦU

1.1. Đặt vấn đề
Thành phố Hồ Chí Minh là một trung tâm kinh tế chủ lực trong chiến lược phát
triển kinh tế, xã hội của đất nước. Nhận thức được vai trò chiến lược trong công cuộc
xây dựng đất nước, hơn hai mươi lăm năm qua thành phố Hồ Chí Minh đã không
ngừng hoạt động và phát triển trên mọi lĩnh vực. Trong đó phải nói đến vai trò chủ đạo
của ngành công nghiệp, theo số liệu ở Sở Công Nghiệp thành phố Hồ Chí Minh thì
ngành công nghiệp chiếm tỷ trọng từ 42–45% GDP của thành phố. Ngành công nghiệp
có những đóng góp quan trọng trong lĩnh vực sản xuất hàng hóa phục vụ cho nhu cầu
tiêu dùng và xuất khẩu, tạo ra tư liệu sản xuất và công cụ sản xuất cho các ngành
Nông–Lâm–Ngư nghiệp và dịch vụ, giải quyết công ăn việc làm cho hơn 48 vạn lao
động và đóng góp lớn cho ngân sách nhà nước. Tuy nhiên, song song với sự phát triển
ngày càng lớn mạnh của ngành công nghiệp là hiện tượng ô nhiễm môi trường không
khí, nước và ô nhiễm chất thải rắn phát sinh từ hoạt động của các ngành công nghiệp,
đặc biệt là chất thải rắn công nghiệp và một phần chất thải nguy hại. Các nhà máy cơ
sở sản xuất cả trong và ngoài khu vục công nghiệp này đã và đang thải ra một khối
lượng lớn chất thải rắn mà cho đến thời điểm hiện nay vẫn chưa có biện pháp giảm
thiểu và quản lý tốt hơn.
Chính vì vậy, việc quản lý chất thải rắn phát sinh do các hoạt động công nghiệp
trên địa bàn thành phố có thể được xem xét là một vấn đề hết sức nan giải hiện nay.
Phần lớn chất thải rắn công nghiệp chưa được doanh nghiệp thu gom và xử lý đúng
mức. Bên cạnh một số ít các doanh nghiệp thực hiện nghiêm túc về thu gom, tồn trử và
có biện pháp xử lý thì đa số doanh nghiệp vẫn còn thải bỏ chất thải rắn không có khả
năng tái sinh, tái chế chung với chất thải rắn sinh hoạt.


Như vậy, đề tài “Đánh Giá Hiện Trạng và Đề Xuất Giải Pháp Quản Lý Chất
Thải Rắn Công Nghiệp-Chất Thải Nguy Hại Ở Thành Phố Hồ Chí Minh“ được thực
hiện nhằm giúp định hướng công tác quản lý, thu gom và xử lý chất thải một cách tốt

hơn, giúp giảm thiểu ô nhiễm môi trường và khai thác nguồn tài nguyên thiên nhiên.
1.2.Mục tiêu nghiên cứu
Trong đề tài trình bày hai mục tiêu đó là mục tiêu tổng quát và mục tiêu cụ thể.
Hai mục tiêu này được cụ thể như sau.
1.2.1. Mục tiêu chung
Phân tích hiện trạng và đề xuất giải pháp quản lý chất thải rắn công nghiệp-chất
thải nguy hại ở Thành phố Hồ Chí Minh .
1.2.2. Mục tiêu cụ thể
Tìm hiểu hiện trạng phát sinh chất thải rắn công nghiệp hiện nay ở Tp. HCM
Đánh giá tình trạng quản lý thu gom, vận chuyển và xử lý chất thải rắn của các đơn vị
thu gom và công tác quản lý chất thải nguy hại của các Doanh Nghiệp.
Dự báo lượng chất thải rắn công nghiệp trong tương lai.
Đề xuất các giải pháp đối với công tác quản lý chất thải rắn ở Tp.HCM.
1.3. Phạm vi nghiên cứu
1.3.1. Phạm vi nội dung nghiên cứu
Chất thải rắn phát sinh từ rất nhiều nguồn khác nhau như từ sản xuất công
nghiệp, từ sinh hoạt của hộ gia đình, từ sản xuất nông nghiêp, từ các cở sở y tế và bệnh
viên,... Do giới hạn đề tài chọn nghiên cứu hiện trạng phát sinh và công tác quản lý
chất thải rắn từ sản xuất công nghiệp trên địa bàn Tp.HCM. Bên cạnh đó các giải pháp
cho công tác quản lý chất thải rắn có thể có rất nhiều khía cạnh như giải pháp về công
nghệ, giải pháp về công cụ kinh tế.
1.3.2. Phạm vi địa bàn nghiên cứu
Việc chọn địa bàn phải phù hợp với mục tiêu và nội dung nghiên cứu. Đề tài
chọn thành phố Hồ Chí Minh làm địa bàn nghiên cứu chính vì hiện tại Tp.HCM có rất
nhiều vấn đề ô nhiễm do công nghiệp cụ thể là do chất thải công nghiệp gây ra.
1.3.3. Phạm vi đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu chính của đề tài là các cơ sở sản xuất, nhà máy xí nghiệp,
doanh nghiệp có phát sinh chất thải rắn, các đơn vị thu gom, vận chuyển, xử lý, tiêu
hủy chất thải rắn đang hoạt động trên địa bàn Tp.HCM và cơ quan quản lý nhà nước
về chất thải rắn.

2


1.3.4. Phạm vi thời gian nghiên cứu
Theo quy định của khoa kinh tế thời gian nghiên cứu của khóa luận là ba tháng,
bắt đầu từ ngày 26/03/2011 và kết thúc vào ngày 23/06/2011. Đây là khoảng thời gian
để sinh viên thu thập, xử lý số liệu và viết bản thảo nghiên cứu.
1.4. Cấu trúc của khóa luận
Khóa luận bao gồm năm nội dung chính được phân thành năm chương, với nội
dung của từng chương như sau:
Chương một là chương mở đầu, chương này có bốn phần chính đó là đặt vấn
đề, mục tiêu nghiên cứu, phạm vi nghiên cứu và cấu trúc của khóa luận.
Chương hai trình bày về tổng quan bao gồm ba nội dung là tổng quan về tài liệu
nghiên cứu, tổng quan về địa bàn nghiên cứu, tổng quan về đối tượng nghiên cứu.
Phần tổng quan về địa bàn nghiên cứu nêu lên những đặc điểm về điều kiện tự nhiên,
tình hình kinh tế xã hội của địa bàn nghiên cứu.
Chương ba là nội dung và phương pháp nghiên cứu. Về nội dung nghiên cứu có
các định nghĩa, khái niệm, công thức và các vấn đề có liên quan đến vấn đề nghiên
cứu. Về phương pháp nghiên cứu đề tài chỉ đề cập đến cách thức tiếp cận vấn đề
nghiên cứu.
Chương bốn là chương kết quả và thảo luận. Đây là phần chính của khóa luận,
Trong chương này sẽ trình bày hiện trạng phát sinh thị trường cho việc thu gom, vận
chuyển, xử lý CTR, công tác quản lý chất thải rắn công nghiệp–chất thải nguy hại tại
Tp.HCM, và hiện trạng quản lý CTRCN-CTNH tại các DN trong các KCN&KCX. Từ
đó, đề xuất các giải pháp thích hợp cho việc quản lý CTR một cách tốt hơn.
Chương năm là kết luận và kiến nghị, Ở chương này khóa luận sẽ trình bày hai
phần chính đó là phần kết luận và phần kiến nghị. Phần kết luận sẽ nói ngắn gọn
những kết quả đạt được trong quá trình thực hiện khóa luận cũng như những hạn chế
của khóa luận. Phần kiến nghị sẽ trình bày những phương hướng để quản lý chất thải
rắn một cách tốt hơn. Trên đây là tất cả những nội dung mà khóa luận sẽ trình bày một

cách cụ thể ở từng chương một.

3


CHƯƠNG 2
TỔNG QUAN

2.1. Tổng quan tài liệu nghiên cứu
Về tài liệu nghiên cứu, đề tài tổng hợp từ nhiều nguồn khác nhau nhưng tất cả
đều liên quan mật thiết với những mục tiêu mà đề tài đã đề ra, để nghiên cứu về hiện
trạng thu gom và quản lý chất thải rắn thì phải thu thập những tài liệu từ nhiều nguồn
như: điều tra thực tế trên địa bàn nghiên cứu, tạp chí khoa học, internet, xin số liệu tại
Sở Tài nguyên và Môi trường Tp.HCM và các đề tài trước đây được thực hiện bởi các
sinh viên khoa Kinh Tế - Đại Học Nông Lâm TP. Hồ Chí Minh có liên quan đến chất
thải rắn công nghiệp là những nguồn thông tin tham khảo quan trọng của đề tài. Tác
giả: Trần Thị Thanh Trúc (2008), Nguyễn Thị Ánh Tuyết (2008), Lê Thanh Hải
(2006), TS. Phùng Chí Sỹ.
Có thể nói các nghiên cứu về chất thải rắn thực hiện trên địa bàn thành phố mới
được quan tâm trong vài năm trở lại đây do sự phát triển các ngành nghề sản xuất tại
các cụm công nghiệp, khu công nghiệp đã làm gia tăng lượng chất thải công nghiệp
lớn. Tuy nhiên những nghiên cứu chỉ tập trung đánh giá hiện trạng và dự báo lượng
chất thải rắn phát sinh mà chưa có nghiên cứu nào đánh giá đầy đủ về mức độ tác hại
của chất thải rắn đến sức khỏe của người dân và môi trường của thành phố. Đây cũng
là một hạn chế trong công tác quản lý và xây dựng các chính sách kiểm soát lượng
chất thải rắn. Tuy nhiên nhiều nước trên thế giới là những nước phát triển như Anh,
Mỹ, Đức,… Vấn đề về chất thải rất được chú trọng, những nước này áp dụng công cụ
kinh tế như hệ thống ký thác-hoàn trả cho những loại chất thải, bao bì có thể tái chế. Cụ
thể là vỏ chai, sản phẩm được làm từ nhôm. Bằng cách thông qua giá cả thu hồi trên thực tế,
từ đó xác định lượng tiền ký quỹ khi sử dụng các sản phẩm có vỏ làm bẳng nguyên liệu có

thể tái sử dụng hoặc tái chế. Điều này không chỉ quan tâm đến lợi ích kinh tế mà còn là
vấn đề về môi trường.


2.2. Tổng quan về điều kiện tự nhiên Thành phố Hồ Chí Minh
2.2.1. Lịch sử hình thành
Sài Gòn cổ xưa được thành lập từ năm 1623, nhưng tới năm 1698, Chúa
Nguyễn mới cử Thống Soái Nguyễn Hữu Cảnh vào kinh lược đất Phương Nam, khai
sinh ra thành phố Sài Gòn. Năm 1911, Sài Gòn là nơi Chủ tịch Hồ Chí Minh vĩ đại ra
đi tìm đường cứu nước, khi đất nước thống nhất, Quốc Hội khoá VI họp ngày
02/07/1976 đã chính thức đổi tên Sài Gòn là thành phố Hồ Chí Minh .
2.2.2. Vị trí địa lí
Thành phố Hồ Chí Minh nằm trong toạ độ địa lý khoảng 10 0 10’–10 0 38’ vĩ độ
bắc và 106 0 22’–106 054’ kinh độ đông . Phía Bắc giáp tỉnh Bình Dương, Tây Bắc
giáp tỉnh Tây Ninh , Đông và Đông Bắc giáp tỉnh Đồng Nai, Đông Nam giáp tỉnh Bà
Rịa -Vũng Tàu, Tây và Tây Nam giáp hai tỉnh Long An và Tiền Giang.
Thành phố Hồ Chí Minh cách thủ đô Hà Nội gần 1,730km đường bộ. Đây là
đầu mối giao thông nối liền các tỉnh trong vùng và là cửa ngõ quốc tế. Với hệ thống
cảng và sân bay lớn nhất cả nước, cảng Sài Gòn với năng lực hoạt động 10 triệu
tấn/năm. Sân bay quốc tế Tân Sơn Nhất với hàng chục đường bay chỉ cách trung tâm
thành phố 7km.
2.2.3. Địa hình
Thành phố Hồ Chí Minh nằm trong vùng chuyển tiếp giữa miền Ðông Nam Bộ
và đồng bằng sông Cửu Long. Ðịa hình tổng quát có dạng thấp dần từ Bắc xuống Nam
và từ Ðông sang Tây. Có thể chia thành 3 tiểu vùng địa hình.
Vùng cao nằm ở phía Bắc - Ðông Bắc và một phần Tây Bắc (thuộc bắc huyện Củ
Chi, đông bắc quận Thủ Ðức và quận 9), với dạng địa hình lượn sóng, độ cao trung bình 1025 m và xen kẽ có những đồi gò độ cao cao nhất tới 32m, như đồi Long Bình (quận 9).
Vùng thấp trũng ở phía Nam-Tây Nam và Ðông Nam thành phố (thuộc các
quận 9,8,7 và các huyện Bình Chánh, Nhà Bè, Cần Giờ). Vùng này có độ cao trung
bình trên dưới 1m và cao nhất 2m, thấp nhất 0,5m.

Vùng trung bình, phân bố ở khu vực Trung tâm Thành phố, gồm phần lớn nội
thành cũ, một phần các quận 2, Thủ Ðức, toàn bộ quận 12 và huyện Hóc Môn. Vùng
này có độ cao trung bình 5-10m.

5


Nhìn chung, địa hình Thành phố Hồ Chí Minh không phức tạp, song cũng khá
đa dạng, có điều kiện để phát triển nhiều mặt.
2.2.4.Khí hậu - Thời tiết
Thành phố Hồ Chí Minh nằm trong vùng nhiệt đới gió mùa cận xích đạo, nhiệt
độ cao đều trong năm và có hai mùa mưa - khô rõ ràng. Mùa mưa từ tháng 5 đến tháng
11, mùa khô từ tháng 12 đến tháng 4 năm sau. Theo tài liệu quan trắc nhiều năm của
trạm Tân Sơn Nhất, qua các yếu tố khí tượng chủ yếu, cho thấy những đặc trưng khí
hậu Thành Phố Hồ Chí Minh như sau:
Lượng bức xạ dồi dào, trung bình khoảng 140 Kcal/cm2/năm. Số giờ nắng trung
bình/tháng 160-270 giờ. Nhiệt độ không khí trung bình 270C. Nhiệt độ cao tuyệt đối
400C, nhiệt độ thấp tuyệt đối 13.80C. Tháng có nhiệt độ trung bình cao nhất là tháng 4
(28.80C), tháng có nhiệt độ trung bình thấp nhất là khoảng giữa tháng 12 và tháng 1
(25.70C). Hàng năm có tới trên 330 ngày có nhiệt độ trung bình 25-280C. Ðiều kiện
nhiệt độ và ánh sáng thuận lợi cho sự phát triển các chủng loại cây trồng và vật nuôi
đạt năng suất sinh học cao, đồng thời đẩy nhanh quá trình phân hủy chất hữu cơ chứa
trong các chất thải, góp phần làm giảm ô nhiễm môi trường đô thị.
Lượng mưa cao, bình quân/năm 1,949 mm. Năm cao nhất 2,718 mm (1908) và
năm nhỏ nhất 1,392 mm (1958). Số ngày mưa trung bình/năm là 159 ngày. Khoảng
90% lượng mưa hàng năm tập trung vào các tháng mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 11,
trong đó hai tháng 6 và 9 thường có lượng mưa cao nhất. Các tháng 1,2,3 mưa rất ít,
lượng mưa không đáng kể. Trên phạm vi không gian thành phố, lượng mưa phân bố
không đều, có khuynh hướng tăng dần theo trục Tây Nam - Ðông Bắc. Ðại bộ phận
các quận nội thành và các huyện phía Bắc thường có lượng mưa cao hơn các quận

huyện phía Nam và Tây Nam.
Ðộ ẩm tương đối của không khí bình quân/năm 79.5%, bình quân mùa mưa
80% và trị số cao tuyệt đối tới 100%, bình quân mùa khô 74.5% và mức thấp tuyệt đối
xuống tới 20%.
Về gió, Thành phố Hồ Chí Minh chịu ảnh hưởng bởi hai hướng gió chính và
chủ yếu là gió mùa Tây - Tây Nam và Bắc - Ðông Bắc. Gió Tây - Tây Nam từ Ấn Ðộ
Dương thổi vào trong mùa mưa, khoảng từ tháng 6 đến tháng 10. Gió Bắc-Ðông Bắc
từ biển Đông thổi vào trong mùa khô, khoảng từ tháng 11 đến tháng 2. Ngoài ra có gió
6


tín phong, hướng Nam-Ðông Nam, khoảng từ tháng 3 đến tháng 5. Về cơ bản
Tp.HCM thuộc vùng không có gió bão.
2.2.5. Địa chất đất đai
Ðất đai Thành phố Hồ Chí Minh được hình thành trên hai tướng trầm tích-trầm
tích Pleieixtoxen và trầm tích Holoxen.
Trầm tích Pleixtoxen (trầm tích phù sa cổ): chiếm hầu hết phần phía Bắc, Tây
Bắc và Ðông Bắc thành phố, gồm phần lớn các huyện Củ Chi, Hóc môn, Bắc Bình
Chánh, quận Thủ Ðức, Bắc - Ðông Bắc quận 9 và đại bộ phận khu vực nội thành cũ.
Trầm tích Holoxen (trầm tích phù sa trẻ): tại thành phố Hồ Chí Minh, trầm tích
này có nhiều nguồn gốc như ven biển, vũng vịnh, sông biển, aluvi lòng sông và bãi bồi
nên đã hình thành nhiều loại đất khác nhau: nhóm đất phù sa có diện tích 15,100 ha
(7.8%), nhóm đất phèn 40,800 ha (21.2%) và đất phèn mặn (45,500 ha (23.6). Ngoài ra
có một diện tích nhỏ khoảng hơn 400 ha (0.2%) là "giồng" cát gần biển và đất feralite
vàng nâu bị xói mòn trơ sỏi đá ở vùng đồi gò.
Nhóm đất phù sa không hoặc bị nhiễm phèn, phân bố ở những nơi địa hình hơi
cao khoảng 1.5 - 2.0m. Nó tập trung tại vùng giữa của phía Nam huyện Bình Chánh,
Ðông Quận 7, Bắc huyện Nhà Bè và một ít nơi ở Củ Chi, Hóc Môn.
Nhóm đất phèn, có hai loại: đất phèn nhiều và đất phèn trung bình. Chúng phân
bố tập trung chủ yếu ở hai vùng. Vùng đất phèn Tây Nam Thành phố, kéo dài từ Tam

Tân - Thái Mỹ huyện Củ Chi xuống khu vực Tây Nam huyện Bình Chánh - các xã Tân
Tạo, Phạm Văn Hai, Lê Minh Xuân,... Vùng này hầu hết thuộc loại đất phèn nhiều
(phèn nặng), đất rất chua, độ pH khoảng 2.3-3.0. Vùng đất phèn ven sông Sài GònRạch Tra và bưng Sáu xã quận 9. Ở đây hầu hết diện tích thuộc loại đất phèn trung
bình và ít, phản ứng của đất chua nhẹ ở tầng đất mặt, độ pH khoảng 4.5-5, song giảm
mạnh ở tầng đất dưới, đất rất chua, độ pH xuống tới 3 – 3.5.
2.2.6. Nguồn nước và thủy văn
Về nguồn nước, Tp. HCM nằm ở vùng hạ lưu hệ thống sông Ðồng Nai-Sài
Gòn, và có mạng lưới sông ngòi kênh rạch rất phát triển. Sông Ðồng Nai bắt nguồn từ
cao nguyên Langbiang (Ðà Lạt) và hợp lưu bởi nhiều sông khác, như sông La Ngà,
Sông Bé, nên có lưu vực lớn, khoảng 45,000 km2. Nó có lưu lượng bình quân 20-500
m3/s và lưu lượng cao nhất trong mùa lũ lên tới 10,000 m3/s, hàng năm cung cấp 15 tỷ
7


m3 nước và là nguồn nước ngọt chính của thành phố Hồ Chí Minh. Sông Sài Gòn bắt
nguồn từ vùng Hớn Quản, chảy qua Thủ Dầu Một đến thành phố với chiều dài 200 km
và chảy dọc trên địa phận thành phố dài 80 km. Hệ thống các chi lưu của sông Sài Gòn
rất nhiều và có lưu lượng trung bình vào khoảng 54 m3/s.
Nước ngầm ở Thành phố Hồ Chí Minh, nhìn chung khá phong phú tập trung ở
vùng nửa phần phía Bắc-trên trầm tích Pleixtoxen, càng xuống phía Nam (Nam Bình
Chánh, quận 7, Nhà Bè, Cần Giờ)-trên trầm tích Holoxen, nước ngầm thường bị nhiễm
phèn, nhiễm mặn.
Ðại bộ phận khu vực nội thành cũ có nguồn nước ngầm rất đáng kể, nhưng chất
lượng nước không tốt lắm. Tuy nhiên, trong khu vực này, nước ngầm vẫn thường được
khai thác ở ba tầng chủ yếu: 0-20m, 60-90m và 170-200m. Khu vực các quận huyện
12, Hóc môn và Củ Chi có trữ lượng nước ngầm rất dồi dào, chất lượng nước rất tốt,
thường được khai thác ở tầng 60-90m. Ðây là nguồn nước bổ sung quan trọng của
thành phố.
Về thủy văn, hầu hết các sông rạch Thành phố Hồ Chí Minh đều chịu ảnh
hưởng dao động triều bán nhật của biển Ðông. Mỗi ngày, nước lên xuống hai lần, theo

đó thủy triều thâm nhập sâu vào các kênh rạch trong thành phố, gây nên tác động
không nhỏ đối với sản xuất nông nghiệp và hạn chế việc tiêu thoát nước ở khu vực nội
thành. Mực nước triều bình quân cao nhất là 1.10m. Tháng có mực nước cao nhất là
tháng 10-11, thấp nhất là các tháng 6 - 7.
2.2.7. Thảm thực vật
Ba hệ sinh thái thảm thực vật rừng tiêu biểu ở Tp.HCM: rừng nhiệt đới ẩm mưa
mùa, rừng úng phèn và rừng ngập mặn. Các thảm thực vật rừng nguyên sinh, hiện tại
hầu như không còn, song sự tìm hiểu nó sẽ giúp ích cho việc đánh giá tiềm năng điều
khiển lập địa, xác định phương hướng phục hồi và xây dựng các thảm thực vật đạt hiệu
quả mong muốn, nhất là về cảnh quan, môi trường sinh thái.
Hệ sinh thái rừng nhiệt đới ẩm mưa mùa Đông Nam Bộ
Hệ sinh thái rừng này vốn có ở Củ Chi và Thủ Đức. Rừng nguyên sinh Củ Chi là rừng
kín thường xanh ưu thế cây họ Dầu và trong cấu trúc tổ thành hỗn giao có khoảng 2030% các loài cây rụng lá thuộc họ Đậu, họ Tử. Ở Thủ Đức, tổ thành rừng ưu thế lại là
các loài cây Dầu rừng ẩm, như Dầu rái lá lớn, Dầu Song nàng.
8


Hệ sinh thái rừng úng phèn
Thảm thực vật tự nhiên trên vùng đất phèn Tp.HCM rất nghèo nàn. Các cánh
rừng Tràm tự nhiên ở Tây nam Củ Chi, Bình Chánh, Hóc Môn, Nhà Bè do khai thác
và canh tác của con người nên hầu như không còn nữa, chỉ sót lại số ít rặng cây ở dạng
chồi bụi, hoặc một vài rừng tràm trồng còn được bảo tồn ở Trạm thí nghiệm Tân Tạo
(Bình Chánh).
Hệ sinh thái rừng ngập mặn
Rừng ngập mặn tập trung ở huyện Cần Giờ vốn có là rừng nguyên sinh, ưu thế
loài cây Đước có kích thước lớn, với hệ thực vật khá phong phú - 104 loài thuộc 48 họ.
Từ năm 1978- 1986, Tp.HCM đã đầu tư trồng phục hồi hàng chục ngàn ha rừng Đước.
Ngoài ra, ở phía Bắc huyện thuộc vùng nước lợ, rải rác trồng Dừa nước, trồng tràm và
sau đó phát triển thêm cây Bạch Đàn, cây Điều.
2.2.8. Văn hóa – Du lịch

Thành phố Hồ Chí Minh - thành phố trẻ trung và hiện đại mới 300 năm tuổi,
song trong lòng thành phố đã chứa đựng biết bao giá trị văn hoá nhân văn - văn hoá
lịch sử được kết tinh từ sự giao lưu của nhiều nền văn hoá khác nhau trên nền tảng văn
hoá mang đậm bản sắc Việt Nam. Có thể nói, Tp.HCM là nơi hội tụ nhiều dòng chảy
văn hoá trong quá trình lịch sử hình thành và phát triển, có nền văn hoá mang dấu ấn
của người Việt Nam, Hoa, Chăm, Khơ me, Ấn,... Và cả những ảnh hưởng từ phương
tây trong giai đoạn chiến tranh chống Pháp – Mỹ. Tiêu biểu cho những nền văn hóa đó
là các công trình kiến trúc như: Bến Nhà Rồng, Bưu điện, Nhà Hát Lớn, Đền Quốc Tổ,
trụ Sở UBNDTP, Dinh Thống Nhất, Chợ Bến Thành, hệ thống các ngôi chùa cổ như:
chùa Giác Lâm, chùa bà Thiên hậu, Tổ Đình Giác Viên, các nhà thờ cổ như: Nhà Thờ
Đức Bà, Huyện Sỹ, Thông Tây Hội, Thủ Đức,... Thành phố có nhiều danh lam thắng
cảnh rất đẹp, địa danh - di tích lịch sử - văn hoá nổi tiếng như Thảo Cầm Viên, Đầm
Sen, Suối Tiên, Hồ Kỳ Hoà, Bảo Tàng Lịch Sử, Bảo Tàng Cách Mạng, địa đạo Củ
Chi, đền tưởng niệm Bến Dược Củ Chi, chiến khu An Phú Đông, 18 thôn Vườn Trầu,
Hóc Môn Bà Điểm, Láng Le Bàu Cò, vườn thơm Bưng Sáu, “Căn cứ nổi” rừng Sác,
khu du lịch sinh thái Cần Giờ với nhiều hệ sinh thái có nhiều chủng loại động thực vật


9


Nhờ những thuận lợi về vị trí địa lý và điều kiện tự nhiên đã giúp Tp.HCM trở
thành một trung tâm kinh tế văn hóa xã hội lớn nhất của cả nước. Luôn đứng đầu cả
nước về tốc độ tăng trưởng kinh tế và thu hút đầu tư nước ngoài.
2.2.9. Giao thông
Là trung tâm thương mại của cả nước nên Tp.HCM luôn là đầu mối giao thông
lớn và quan trọng. Mạng lưới đường bộ tỏa đi khắp nơi, mối quan với các vùng lân cận
được nối bằng hệ thống quốc lộ, liên tỉnh lộ đến các nơi từ miền Tây ra miền Trung,
miền Bắc.
Nhiều năm trước đây, mật độ mạng lưới đường còn thấp khoảng 0.829 km/km2

. Cho đến nay, thành phố đang đầu tư rất lớn để cải thiện tình trạng giao thông.
Các phương tiện giao thông công cộng ít phát triển, không đáp ứng được nhu
cầu vận chuyển cùng với sự gia tăng quá nhiều phương tiện giao thông cá nhân và các
phương tiện thô sơ. Nhiều loại xe có tốc độ khác nhau di chuyển trên cùng một làn
đường đã làm giảm năng lực giao thông.

10


Hình 2.1 Mạng lưới giao thông thành phố Hồ Chí Minh

Nguồn: www.hochiminhcity.gov.vn
2.2.10. Cấp điện
Về năng lực, Tp.HCM được cấp điện từ mạng lưới điện quốc gia. Ngoài ra,
trong thành phố còn có các nhà máy điện lớn như Hiệp Phước và Thủ Đức (165 MW).
Hiện nay ngành điện đang được đầu tư và xây dựng phát triển thêm để đáp ứng nhu
cầu trong tương lai.
2.2.11. Cấp nước
Nguồn nước chính của thành phố là nhà máy nước Thủ Đức theo tuyến ống
chính dọc tuyến đường xa lộ Hà Nội – Điện Biên Phủ, công suất 750,000 m3/ngđ.
11


Tp.HCM còn có nhà máy nước ngầm Hóc Môn với công suất 50,000 m3/ngđ và
hai cơ sở cấp nước ngầm được xây dựng từ thời Pháp. Tp.HCM đang khẩn trương xây
dựng nhà máy nước sông Sài Gòn công suất 300,000 m3/ngđ và chuẩn bị tiếp nhận nhà
máy nước công suất 300,000 m3/ngđ do Pháp đầu tư.
2.2.12. Thông tin liên lạc
Hệ thống điện thoại kỹ thuật số, các phương tiện hiện đại và nối mạng khắp nơi
trong nước và quốc tế - là một trong những nơi có hệ thống thông tin tốt nhất nước ta.

Mạng lưới điện thoại cố định của Bưu điện TP đang hoạt động với 25 tổng đài với dung
lượng 1,907 ngàn số, tăng 11.8% so với năm 2009, hiện nay đã có 1,276.7 ngàn số thuê
bao cố định, tăng 16.5% so với năm 2009. Doanh thu cả năm ước tính đạt 5,623.8 tỷ
đồng, tăng 12.5% so với năm 2009.
2.3. Tổng quan tình hình kinh tế - xã hội TP. HCM
2.3.1. Kinh tế
Tổng sản phẩm nội địa (GDP) trên địa bàn thành phố năm 2010 ước đạt
414,068 tỷ đồng, tăng 11.8% so năm 2009.
Tăng trưởng công nghiệp năm 2010 đạt 10.6 % so với năm 2009, Giá trị sản xuất
công nghiệp trung ương đạt 71,361 tỷ đồng, tăng 5.9%. Giá trị sản xuất công nghiệp nhà
nước địa phương đạt 20,623 tỷ đồng, tăng 5.5%. Giá trị sản xuất công nghiệp ngoài nhà
nước đạt 281,382 tỷ đồng tăng 17.3%. Giá trị sản xuất công nghiệp khu vực có vốn đầu tư
nước ngoài đạt 235,902 tỷ đồng, tăng 15.5%.
Giá trị sản xuất xây dựng cả năm ước thực hiện 109,883 tỷ đồng tăng 23.2% so
cùng kỳ năm trước.
Giá trị sản xuất nông – lâm - thủy sản năm 2010 đạt 8,911.5 tỷ đồng, tăng 5.7% so
năm trước, trong đó giá trị sản xuất nông nghiệp chiếm 77%, tăng 3.9%, lâm nghiệp tăng
5.8%, thủy sản tăng 9.7%.
Giá trị sản xuất nông nghiệp đạt 6,927.3 tỷ đồng trong năm 2010, tăng 3.9% so
năm trước. Ngành trồng trọt chiếm 33.7% trong tổng số, tăng 2.8%, Ngành chăn nuôi
chiếm 57.5%, tăng 5.2%.
Giá trị sản xuất lâm nghiệp cả năm 2010 dự ước 84.1 tỷ, tăng 5.8% so cùng kỳ,
chủ yếu do hoạt động khai thác chiếm 84.1%, tăng 6.2%. Diện tích rừng hiện có 33,499.7
ha, trong đó có 31,177.2 ha rừng phòng hộ, 26.4 ha rừng đặc dụng, 2,296.2 ha rừng sản
12


xuất. Tỷ lệ che phủ rừng và cây xanh đạt 39.1% diện tích toàn thành phố. Diện tích rừng
trồng tập trung bổ sung năm nay đạt 79.6 ha, thấp hơn năm trước 9.5%.
Giá trị sản xuất thủy sản ước đạt 1,900.1 tỷ đồng, tăng 9.7% so năm 2009, Sản

lượng thủy sản ước tính 43,947 tấn, tăng 4.1%. Sản lượng nuôi trồng 22,758 tấn, sản
lượng khai thác 21,189 tấn.
Năm 2010, Tổng vốn đầu tư trên địa bàn ước thực hiện 173,492 tỷ đồng, so với
cùng kỳ tăng 20.8%, vượt 0.9% so kế hoạch năm và bằng 41.5% GDP. Tổng vốn đầu tư
xây dựng cơ bản trên địa bàn ước thực hiện 142,100 tỷ đồng, so với kế hoạch năm đạt
100.4%, so với năm trước tăng 20.9%. Vốn đầu tư xây dựng và sửa chữa lớn thuộc ngân
sách thành phố ước thực hiện 18,750 tỷ đồng, đạt 86.3% kế hoạch năm và tăng 23.8% so
với cùng kỳ.
Từ đầu năm đến ngày 15/12, đã có 356 dự án có vốn đầu tư nước ngoài được cấp
phép, với tổng số vốn đăng ký 1,831.5 triệu USD, vốn pháp định 677 triệu USD. So với
năm 2009, số dự án ít hơn 12 dự án, nhưng số vốn đầu tư tăng gấp 2.2 lần, vốn bình quân
1 dự án đạt 5.1 triệu USD.
Ước tính 12 tháng năm 2010, tổng mức bán lẻ hàng hoá dịch vụ đạt 372,152 tỷ
đồng, tăng 27.9% so với 12 tháng năm 2009. Loại trừ yếu tố biến động giá tổng mức bán
lẻ và doanh thu dịch vụ năm 2010 tăng 17.2%, cao hơn mức tăng 10.8% của năm 2009.
Chỉ số giá tháng 12/2010 so với tháng 12/2009 tăng 9.58%, giá vàng tăng 28.35%,
giá USD tăng 8.97%.
Doanh thu du lịch ước cả năm đạt 15,032 tỷ đồng, tăng 32.3% so với cùng kỳ
2009.
Tổng kim ngạnh xuất nhập khẩu hàng hoá năm 2010 đạt 37,060,9 triệu USD,
tăng 3,699.3 triệu USD so với năm trước (tăng 11.1%). Tổng kim ngạch xuất khẩu
hàng hóa ước thực hiện 20,967.4 triệu USD, tăng 4.4% so với cùng kỳ năm trước. Kim
ngạch hàng hoá nhập khẩu đạt 21,063.5 triệu USD, giảm tăng 8.1% so với năm
trước.Doanh thu vận tải thuần túy cả năm ước đạt 29,891.4 tỷ đồng, tăng 30.2% so với
năm 2009. Trong đó doanh thu vận tải hàng hóa chiếm 72.6%, tăng 30.9%, doanh thu
vận tải hành khách chiếm 27.4%, tăng 28.3%. Ước cả năm vận chuyển hàng hoá được
94,483 nghìn tấn hàng hóa với 88,996 triệu T.km. Vận chuyển hành khách được 502.9

13



×